1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình trạng, Đặc Điểm sinh thái và bảo tồn loài trĩ sao (rheinardia ocellata (elliot, 1871)) tại khu bảo tồn thiên nhiên kon chư răng, tỉnh gia lai

165 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Trạng, Đặc Điểm Sinh Thái Và Bảo Tồn Loài Trĩ Sao (Rheinardia Ocellata (Elliot, 1871)) Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Kon Chư Răng, Tỉnh Gia Lai
Tác giả Nguyễn Chí Thành
Người hướng dẫn GS.TS. Vũ Tiến Thịnh
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 4,89 MB

Nội dung

ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện Luận án “Nghiên cứu tình trạng, đặc điểm sinh thái và bảo tồn loài Trĩ sao Rheinardia ocellata Elliot, 1871 tại Khu BTTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai”, ngoài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN CHÍ THÀNH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ

BẢO TỒN LOÀI TRĨ SAO (Rheinardia ocellata (Elliot, 1871))

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG,

TỈNH GIA LAI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN CHÍ THÀNH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ

BẢO TỒN LOÀI TRĨ SAO (Rheinardia ocellata (Elliot, 1871))

TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG,

TỈNH GIA LAI

Ngành: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số: 9.62.02.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Tiến Thịnh

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các

số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng để nhận bất kỳ học vị nào trước đây Các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được chỉ

rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Chí Thành

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thiện Luận án “Nghiên cứu tình trạng, đặc điểm sinh thái và bảo

tồn loài Trĩ sao (Rheinardia ocellata (Elliot, 1871)) tại Khu BTTN Kon Chư

Răng, tỉnh Gia Lai”, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều

sự giúp đỡ, ủng hộ, tạo điều kiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, các thầy giáo,

cô giáo, gia đình và bạn bè đồng nghiệp

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS Vũ Tiến Thịnh

- người đã luôn tận tình hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình từ khi hình thành ý tưởng, xây dựng đề cương, tổ chức và triển khai các hoạt động nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện Luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên, chuyên viên Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Bộ môn Động vật rừng, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp; cán bộ Viện Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học nhiệt đới đã luôn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, triển khai và hoàn thiện Luận án

Tôi xin cảm ơn Ban quản lý Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã tài trợ và hỗ trợ cho tôi để triển khai nghiên cứu này

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý, cán bộ, nhân viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, UBND các xã vùng đệm và người dân địa phương đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu tại cơ sở

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng trường; cán bộ, giảng viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, đặc biệt là cán bộ, giảng viên, chuyên viên Khoa Lâm nghiệp và gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn khích

lệ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành Luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

3.1 Ý nghĩa khoa học 4

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

4 Những đóng góp mới của Luận án 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5.1 Đối tượng nghiên cứu 5

5.2 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Kết cấu của Luận án 5

Chương 1 7

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tổng quan về họ Trĩ và nghiên cứu Trĩ sao 7

1.1.1 Giới thiệu chung về họ Trĩ (Phasianidae) 7

1.1.2 Nghiên cứu về Trĩ sao 11

1.2 Tổng quan về một số phương pháp thường được sử dụng trong điều tra Trĩ sao 23

1.2.1 Phương pháp điều tra theo điểm nghe 23

1.2.2 Phương pháp dùng bẫy ảnh 25

1.2.3 Phương pháp âm sinh học 27

1.3 Nghiên cứu chim tại Khu BTTN Kon Chư Răng 30

1.4 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Khu BTTN Kon Chư Răng 32

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 32

Trang 6

iv

1.4.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 38

1.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khu BTTN Kon Chư Răng đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học 40

Chương 2 43

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 Nội dung nghiên cứu 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu 43

2.2.1 Phỏng vấn 43

2.2.2 Điều tra, thu thập số liệu thực địa 44

2.2.3 Xử lý số liệu 52

Chương 3 63

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63

3.1 Tình trạng quần thể và đặc điểm phân bố của Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 63

3.1.1 Xác suất xuất hiện và ảnh hưởng của một số yếu tố tác động tới xác suất xuất hiện của Trĩ sao 63

3.1.2 Biến động tình trạng quần thể Trĩ sao trong các năm 2021 - 2023 71

3.1.3 Đặc điểm phân bố của Trĩ sao 77

3.1.4 So sánh hiệu quả của phương pháp điều tra bằng phương pháp âm sinh học và phương pháp đặt bẫy ảnh 83

3.2 Đặc điểm tiếng kêu của Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 86

3.2.1 Loại tiếng kêu và đặc điểm phổ âm thanh của Trĩ sao 86

3.2.2 Tập tính kêu của Trĩ sao 102

3.3 Các mối đe dọa đến quần thể Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng và đề xuất các giải pháp bảo tồn 110

3.3.1 Các mối đe dọa đến quần thể Trĩ sao 110

3.3.2 Một số hạn chế trong công tác bảo tồn Trĩ sao 116

3.3.3 Đề xuất giải pháp bảo tồn loài Trĩ sao 117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 124

1 Kết luận 124

2 Kiến nghị 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC

Trang 7

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 BTTN Bảo tồn thiên nhiên

2 CITES Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật

hoang dã nguy cấp

4 FFI Tổ chức Bảo tồn Động thực vật quốc tế

5 IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

6 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

13 UBND Ủy ban Nhân dân

15 WWF Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên

Trang 8

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Đặc điểm một số bộ phận trên cơ thể giữa hai phân loài 14

Hình 1.2 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của phân loài nigrescens ngoài tự nhiên tại Malaysia năm 2018 (a) và 2019 (b) (Davison et al., 2020) 15

Hình 1.3 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của phân loài ocellata tại Thảo Cầm Viên (a) và ngoài tự nhiên tại VQG Bạch Mã (b) (Davison et al., 2020) 16

Hình 1.4 Phổ âm thanh tiếng kêu dài của phân loài ocellata trong môi trường nuôi nhốt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Davison et al., 2020) 16

Hình 1.5 Vị trí Khu BTTN Kon Chư Răng 33

Hình 2.1 Sơ đồ 40 điểm đặt máy ghi âm năm 2021 45

Hình 2.2 Sơ đồ 30 điểm đặt máy ghi âm năm 2023 46

Hình 2.3 Máy ghi âm được cài đặt tại Khu BTTN Kon Chư Răng 47

Hình 2.4 Sơ đồ các điểm đặt bẫy ảnh và cài đặt bẫy ảnh tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2021 (ảnh trên) và 2023 (ảnh dưới) 49

Hình 2.5 Sơ đồ tuyến điều tra tại Khu BTTN Kon Chư Răng 51

Hình 2.6 Mô phỏng biến động quần thể Trĩ sao theo thời gian (ψ: Xác suất xuất hiện, ε: Xác suất tuyệt chủng, γ: Xác suất chiếm cứ một khu vực mới) 55

Hình 2.7 Đo đếm các thông số tiếng kêu của Trĩ sao từ phổ âm thanh (Tiếng kêu dài) 58

Hình 2.8 Đo đếm các thông số tiếng kêu của Trĩ sao từ phổ âm thanh (Tiếng kêu ngắn) 58

Hình 3.1 Mối quan hệ giữa xác suất xuất hiện Trĩ sao và khoảng cách từ điểm ghi âm đến ngôi làng gần nhất trong Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2021 dựa trên mô hình p(.), Psi(D_Lang) 68

Hình 3.2 Xác suất xuất hiện Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2021 và năm 2023 75

Hình 3.3 Sơ đồ điểm phân bố của Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 78

Hình 3.4 Trĩ sao (cá thể đực) được ghi nhận tại Khu BTTN Kon Chư Răng bằng bẫy ảnh năm 2022 79

Hình 3.5 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn (bên trái) và tiếng kêu dài (bên phải) của Trĩ sao được ghi nhận tại Khu BTTN Kon Chư Răng 79

Trang 9

vii

Hình 3.6 Phân bố của Trĩ sao theo trạng thái rừng tại Khu BTTN Kon Chư Răng

81

Hình 3.7 Phân bố của Trĩ sao theo đai cao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 83

Hình 3.8 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 87

Hình 3.9 Phổ âm thanh tiếng kêu dài của Trĩ sao 87

Hình 3.10 Phân bố tần suất tần số thấp nhất trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 89

Hình 3.11 Phân bố tần suất tần số cao nhất trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 90 Hình 3.12 Phân bố tần suất độ dài âm trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 91

Hình 3.13 Phân bố tần suất số âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 93

Hình 3.14 Số âm ít nhất (bên trái) và số âm nhiều nhất (bên phải) trong tiếng kêu dài của Trĩ sao được ghi nhận tại Khu BTTN Kon Chư Răng 94

Hình 3.15 Phân bố tần suất tần số thấp nhất trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 95

Hình 3.16 Phân bố tần suất tần số cao nhất trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 96

Hình 3.17 Phân bố tần suất độ dài âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 97

Hình 3.18 Độ dài quãng nghỉ không lớn giữa các âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 98

Hình 3.19 Độ dài quãng nghỉ lớn giữa các âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 98

Hình 3.20 Phân bố tần số âm thanh cao nhất (A), thấp nhất (B), số âm (C), độ dài âm (D) tiếng kêu dài của Trĩ sao ghi nhận tại 9 điểm khác nhau 100

Hình 3.21 Phân bố tần số âm thanh cao nhất (A), thấp nhất(B), độ dài âm (C) tiếng kêu ngắn của Trĩ sao ghi nhận tại 5 điểm khác nhau 101

Hình 3.22 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong ngày 103

Hình 3.23 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong ngày của từng loại tiếng kêu 106

Hình 3.24 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong năm 107

Hình 3.25 Trĩ sao (cá thể cái) và con non ghi nhận được tại Khu BTTN Kon Chư Răng ngày 13/6/2022 109

Hình 3.26 Bẫy động vật (bên trái) và lông Trĩ sao được người dân giữ lại sau khi bẫy bắt năm 2021 (bên phải) 110

Hình 3.27 Thợ săn mang theo súng săn vào ban đêm tại Khu bảo tồn 111

Trang 10

viii

Hình 3.28 Một số điểm khai thác gỗ trái phép trước đây tại Khu bảo tồn 112Hình 3.29 Tuyến đường đi vào thác K50 114Hình 3.30 Khu vực các hộ dân sống tập trung với hoạt động chăn thả gia súc (Khu vực Trại Bò) 115Hình 3.31 Khu vực ưu tiên bảo tồn Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 118

Trang 11

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần loài chim thuộc họ Trĩ tại Việt Nam 7

Bảng 1.2 So sánh đặc điểm hình thái giữa 2 phân loài Trĩ sao 12

Bảng 1.3 Diện tích các loại hình sử dụng đất Khu BTTN Kon Chư Răng 36

Bảng 1.4 Hiện trạng rừng Khu BTTN Kon Chư Răng 37

Bảng 2.1 Biểu theo dõi tiếng kêu Trĩ sao theo phút trong ngày 60

Bảng 3.1 Lịch sử phát hiện Trĩ sao trong đợt điều tra tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2021 63

Bảng 3.2 Giá trị các biến tại điểm ghi âm Trĩ sao trong đợt điều tra tại Khu BTTN Kon Chư Răng năm 2021 65

Bảng 3.3 Kết quả lựa chọn mô hình xác suất xuất hiện sử dụng dữ liệu ghi âm tiếng kêu của Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng bằng điện thoại di động năm 2021 67

Bảng 3.4 Lựa chọn mô hình phản ánh tốt nhất xác suất xuất hiện và xác suất phát hiện Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng từ 2021 - 2023 70

Bảng 3.5 Ma trận kết quả ghi nhận Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng từ năm 2021 đến 2023 71

Bảng 3.6 Tham số mô phỏng biến động tình trạng quần thể Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng từ năm 2021 đến năm 2023 74

Bảng 3.7 So sánh số tiếng kêu trung bình/ngày tại một số điểm có Trĩ sao giữa năm 2021 và năm 2023 tại Khu BTTN Kon Chư Răng 76

Bảng 3.8 Số điểm phân bố của Trĩ sao theo trạng thái rừng tại Khu BTTN Kon Chư Răng 80

Bảng 3.9 Phân bố của Trĩ sao theo đai cao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 82

Bảng 3.10 Kết quả ghi nhận Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Rằng bằng phương pháp ghi âm và phương pháp đặt bẫy ảnh năm 2023 84

Bảng 3.11 Một số đặc trưng phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 88

Bảng 3.12 Phân bố tần suất tần số thấp nhất trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 88

Bảng 3.13 Phân bố tần suất tần số cao nhất trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 90

Bảng 3.14 Phân bố tần suất độ dài âm trong tiếng kêu ngắn của Trĩ sao 91

Bảng 3.15 Một số đặc trưng phổ âm thanh tiếng kêu dài của Trĩ sao 92

Bảng 3.16 Phân bố tần suất số âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 93

Bảng 3.17 Phân bố tần suất tần số thấp nhất trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 94

Bảng 3.18 Phân bố tần suất tần số cao nhất trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 95

Bảng 3.19 Phân bố tần suất độ dài âm trong tiếng kêu dài của Trĩ sao 96

Trang 12

x

Bảng 3.20 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong ngày 102Bảng 3.21 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong ngày của từng loại tiếng kêu 105Bảng 3.22 Tần suất kêu của Trĩ sao theo thời gian trong năm 107Bảng 3.23 Xếp hạng các mối đe dọa đến loài Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng 115

Trang 13

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trước đây, Trĩ sao được coi là có 2 phân loài tại khu vực Đông Nam Á,

gồm có phân loài Rheinardia ocellata ocellata phân bố ở Việt Nam, Lào (Gray et al., 2014; Thewlis et al., 1998) [40], [72] và phân loài Rheinardia ocellata

nigrescens phân bố ở Malaysia (Mamat & Yasak, 1998; McGowan & Madge,

2010) [55], [59] Hiện nay, chúng được nâng cấp thành hai loài khác nhau, trong

đó loài Trĩ sao ở Việt Nam và Lào có tên khoa học Rheinardia ocellata, loài Trĩ sao ở Malaysia có tên khoa học Rheinardia nigrescens (Birdlife International,

2021) [25]

Trĩ sao (Rheinardia ocellata) là loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), bộ

Gà (Galliformes); đã được đánh giá ở mức Sẽ nguy cấp (VU) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 [1] và mức Cực kỳ nguy cấp (CR) trong Danh lục Đỏ IUCN năm 2023 [46], thuộc nhóm IB (Nghiêm cấm săn bắt, buôn bán vì mục đích thương mại) theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP [5] và có tên trong danh sách các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ ở Việt Nam theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP [4], và thuộc Phụ lục I CITES [6] Đây là loài chim

có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao nên là đối tượng săn bắt quá mức, vùng phân bố bị thu hẹp nên số lượng cá thể suy giảm nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại đây Nhiều nơi trước đây đã từng ghi nhận có Trĩ sao phân bố nhưng hiện nay không bắt gặp lại Chính vì vậy, bảo tồn Trĩ sao là yêu cầu thực tiễn cần được thực hiện, đặc biệt ở các khu vực mà Trĩ sao còn đang phân bố nhằm ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng loài chim quý hiếm này ở Việt Nam

Để có thể thực hiện các giải pháp bảo tồn Trĩ sao một cách hiệu quả, phù hợp với nguồn lực của các khu bảo tồn, yêu cầu cần thiết là phải có thông tin

cụ thể của loài Trĩ sao như tình trạng quần thể, phân bố, tập tính, các mối đe dọa chính ở các khu vực mà Trĩ sao còn đang cư trú Thực tế, các đặc điểm này

Trang 14

2

của Trĩ sao cũng đã được nghiên cứu ở một số khu vực, song phần lớn kết quả của các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả các đặc điểm qua quan sát, còn thiếu các dữ liệu mang tính định lượng Ngoài ra, nhiều nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra truyền thống trực tiếp qua người điều tra, ít sử dụng các phương pháp hiện đại phù hợp với điều tra Trĩ sao hiện nay như phương pháp âm sinh học Chính vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm của Trĩ sao bằng những dữ liệu có tính định lượng cao dựa trên các phương pháp điều tra hiện đại, phù hợp là rất cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong việc cung cấp, bổ sung cơ sở dữ liệu về loài cũng như phục vụ cho các hoạt động bảo tồn Trĩ sao

Kon Chư Răng có tên trong danh sách 87 khu rừng đặc dụng ở Việt Nam theo quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) [9], với diện tích 16.000 ha Năm 2004, UBND tỉnh Gia Lai đã ký quyết định thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Kon Chư Răng với diện tích là 15.446 ha [17] Theo kết quả đo đạc và kiểm kê mới nhất, Khu BTTN Kon Chư Răng có diện tích 15.526,05 ha với 15.425,43 ha đất rừng đặc dụng, trong đó hơn 98% là diện tích rừng tự nhiên, chủ yếu là trạng thái rừng kín lá rộng thường xanh giàu và trung bình, do đó đây là khu vực chứa đựng tính đa dạng sinh học rất cao (Khu BTTN Kon Chư Răng, 2020) [16] Hệ động vật tại đây cũng rất phong phú và đa dạng với 80 loài thú, 288 loài chim, 38 loài bò sát, 34 loài lưỡng cư đã được ghi nhận; trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn mang tầm quốc gia và quốc tế như Vượn đen

má vàng (Nomascus gabriellae), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), (Khu BTTN Kon Chư Răng, 2018; 2020) [15],

[16] Trĩ sao được ghi nhận tại Khu BTTN Kon Chư Răng, tuy nhiên các thông tin chi tiết, cụ thể về Trĩ sao chưa được nghiên cứu Điều này dẫn đến tình trạng thiếu thông tin, cơ sở khoa học để có thể đề xuất và triển khai các biện pháp

Trang 15

đề tài Luận án "Nghiên cứu tình trạng, đặc điểm sinh thái và bảo tồn loài Trĩ

sao (Rheinardia ocellata) tại Khu BTTN Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai"

Đặc biệt, Luận án chủ yếu áp dụng phương pháp âm sinh học và bẫy ảnh

để thực hiện các hoạt động điều tra hiện trường nhằm cung cấp những dữ liệu quan trọng về tình trạng, đặc điểm sinh thái, phân bố bên cạnh phương pháp điều tra trực tiếp để xác định các mối đe dọa đến Trĩ sao hiện nay tại Khu bảo tồn Do đó, bên cạnh ý nghĩa về mặt bổ sung cơ sở dữ liệu về loài Trĩ sao, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng nói riêng và các khu vực có Trĩ sao trên cả nước nói chung một cách hiệu quả nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được tình trạng quần thể; bổ sung dữ liệu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính của Trĩ sao nhằm cung cấp cơ sở khoa học để bảo tồn loài chim quý hiếm này tại Khu BTTN Kon Chư Răng nói riêng cũng như

ở Việt Nam nói chung

Trang 16

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc cung cấp các thông tin cụ thể về loài Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng, từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch giám sát, bảo tồn loài Trĩ sao tại Việt Nam nói chung và tại KBTTN Kon Chư Răng nói riêng

4 Những đóng góp mới của Luận án

- Đã cung cấp các dữ liệu khoa học cập nhật về tình trạng quần thể, đặc điểm phân bố của loài Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng Trĩ sao được ghi nhận phân bố ở 22 điểm thuộc 10/14 tiểu khu của Khu BTTN Kon Chư Răng, trong đó tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng giàu và rừng trung bình, ở độ cao trên 700m, tập trung ở độ cao từ 800 - 1.000 m

- Đã cung cấp những dẫn liệu mới về đặc điểm tiếng kêu, tập tính kêu của Trĩ sao Tại Khu BTTN Kon Chư Răng, Trĩ sao có 2 loại tiếng kêu là tiếng kêu ngắn và tiếng kêu dài, trong đó tiếng kêu ngắn có 01 âm với tần số âm thanh từ 691,93 hz đến 1.613,93 hz, kéo dài trung bình 1,51 giây; tiếng kêu dài

có trung bình 6,21 âm với tần số từ 774,35 hz đến 1.213,33 hz; độ dài tiếng kêu trung bình là 9,84 giây, độ dài trung bình mỗi âm là 1,26 giây, mỗi âm cách nhau 0,39 giây Trong ngày, Trĩ sao kêu từ 4 giờ sáng đến 13 giờ chiều (tập

Trang 17

- Đã xác định được 5 mối đe dọa, trong đó có 2 mối đe dọa chính là săn bắt động vật hoang dã trái phép và hoạt động du lịch; khoanh vùng được 5 khu vực ưu tiên bảo tồn Trĩ sao làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn loài Trĩ sao tại Khu BTTN Kon Chư Răng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài Trĩ sao (Rheinardia ocellata) có phân bố

trong phạm vi Khu BTTN Kon Chư Răng

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian, địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2021 đến 2023 trong phạm vi ranh giới của Khu BTTN Kon Chư Răng

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng

và biến động của quần thể Trĩ sao tại Khu bảo tồn từ năm 2021 đến năm 2023; một số đặc điểm sinh thái cơ bản liên quan đến loài như đặc điểm phân bố, đặc điểm tiếng kêu, tập tính kêu, các yếu tố ảnh hưởng xác suất xuất hiện của Trĩ sao; các mối đe dọa đến Trĩ sao tại Khu bảo tồn hiện nay

6 Kết cấu của Luận án

Luận án có tổng số 125 trang, bao gồm 5 phần chính:

- Mở đầu;

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

Trang 18

6

- Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu;

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận;

- Kết luận và kiến nghị

Ngoài ra, Luận án còn bao gồm phần Tài liệu tham khảo để chỉ ra các thông tin được trích dẫn, tham khảo trong Luận án (gồm 86 tài liệu, trong đó

có 19 tài liệu tiếng Việt, 67 tài liệu tiếng Anh) và phần Phụ lục để trình bày các

số liệu về điểm ghi âm, điểm đặt bẫy ảnh, các tuyến điều tra, danh sách người được phỏng vấn, các kết quả tính toán trung gian và một số hình ảnh có liên quan trong quá trình nghiên cứu

Trang 19

7

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về họ Trĩ và nghiên cứu Trĩ sao

1.1.1 Giới thiệu chung về họ Trĩ (Phasianidae)

Trên thế giới, bộ Gà (Galliformes) có 5 họ, 308 loài, trong đó 25% số loài thuộc nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao Họ Trĩ (Phasianidae) có tổng

số 54 giống, 188 loài, chiếm 61% số loài trong bộ Gà; chúng phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới Khu vực Đông Nam Á là nơi sinh sống của 54 loài chim thuộc họ Trĩ, chiếm số lượng nhiều nhất so với các khu vực khác, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có thành phần loài chim thuộc

họ Trĩ đa dạng với tổng số 20 loài (Lê Mạnh Hùng và cộng sự, 2020) [10]

Bảng 1.1 Thành phần loài chim thuộc họ Trĩ tại Việt Nam

TT Tên phổ thông Tên khoa học Tình trạng bảo tồn

Trang 20

 SĐVN (Sách Đỏ Việt Nam 2007): CR - Cực kỳ nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU

– Sẽ nguy cấp; LR – Ít bị đe dọa

 IUCN (Danh lục đỏ IUCN 2023): CR – Cực kỳ nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU

– Sẽ nguy cấp; NT – Gần bị đe dọa; LC - Ít quan ngại

 NĐ84 (Nghị định 84/2021/NĐ-CP): IB - Thuộc Nhóm IB (Nghiêm cấm săn

bắt, buôn bán vì mục đích thương mại; IIB - Thuộc Nhóm IIB (Hạn chế săn bắt, buôn bán vì mục đích thương mại)

 NĐ64 (Nghị định 64/2019/NĐ-CP): X - Thuộc danh mục loài nguy cấp, quý

hiếm, được ưu tiên bảo vệ

Không chỉ đa dạng về thành phần loài, các loài chim thuộc họ Trĩ tại Việt Nam còn có mức độ nguy cấp, quý, hiếm cao với 5 loài có tên trong Danh lục

Trang 21

(Pavo muticus), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Gà lôi lam mào trắng (Lophura

edwardsi)

Các loài chim thuộc họ Trĩ thường có đặc điểm chung là thân hình mập, kích thước khá lớn, đôi chân chắc khỏe và toàn bộ cơ thể có lớp lông dày bao phủ Cánh ngắn, to rộng và tròn; mỏ ngắn, khỏe thích nghi với lối sống tìm kiếm thức ăn trên mặt đất Chúng chủ yếu di chuyển bằng cách đi, chạy và thích chui lủi, chỉ bay khi cần thiết nên thường khó quan sát; tuy nhiên, chúng thường không bay được dài Chim trống thường có kích thước cơ thể lớn hơn và màu lông sặc sỡ hơn chim mái Các loài chim họ Trĩ thường có tiếng kêu vang xa

và đặc trưng cho từng loài để gọi bầy và ghép đôi vào mùa sinh sản Hầu hết các loài chim họ Trĩ là loài chim đa thê, quá trình ấp trứng và nuôi con chủ yếu

do chim mái đảm nhiệm Một số loài chim đơn thê như Gà so ngực gụ, Gà so

cổ hung ghép đôi vào mùa sinh sản nhưng việc ấp trứng do cả con đực và con cái thực hiện luân phiên nhau Hầu hết các loài đều làm tổ trên mặt đất, cấu trúc

và vị trí làm tổ khá đơn giản như làm tổ trong hốc cây, hõm đất hoặc các đám

cỏ khô có sẵn trong các bụi rậm Ngoài tự nhiên, các loài chim thuộc họ Trĩ thường đẻ 1 lứa/năm, số lượng trứng phụ thuộc vào từng loài Chim non khi đẻ

ra thường khỏe, phủ kín lông bông Vùng sống của các loài thường cố định tại một hoặc một số địa điểm nhất định, đồng thời sử dụng nơi này làm nơi kiếm

ăn, sinh sản, nghỉ ngơi trừ khi chúng bị tác động bởi những mối đe dọa lớn

Trang 22

10

Mặc dù thành phần thức ăn của một số loài chim thuộc họ Trĩ ngoài tự nhiên chưa được nghiên cứu kỹ song các nghiên cứu đã công bố chỉ ra rằng hầu hết các loài chim thuộc họ Trĩ là loài ăn tạp, thành phần thức ăn đa dạng từ động vật nhỏ, côn trùng, thực vật , trong đó các loài côn trùng nhỏ là thức ăn đặc biệt quan trọng với những cá thể mới sinh ra trong giai đoạn đầu (Johnsgard, 1999; McGowan, 1994) [48], [57]

Tương tự như các loài động vật hoang dã khác, các loài chim thuộc họ Trĩ đã và đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa cho sự tồn tại, trong đó nghiêm trọng nhất là mất sinh cảnh sống và nạn săn bắt trái phép diễn ra ở nhiều nơi mặc dù đôi khi chúng không phải là đối tượng chính để săn bắt (Brickle et al., 2008; Gray et al., 2021; McGowan et al., 2002) [30], [42], [58] Trong các khu vực trên thế giới, Đông Nam Á là một trong những khu vực có lịch sử săn bắt động vật rất lâu đời, săn bắt trái phép trở thành mối đe dọa nguy hiểm nhất với sự tồn tại của động vật hoang dã trong 5 thập kỷ trở lại đây (Corlett, 2007) [33] Đây có thể là hậu quả của quá trình gia tăng dân số, sự phát triển của các

kỹ thuật và hình thức săn bắt, hệ thống giao thông phát triển và sự phát triển của kinh tế thị trường (Ling et al., 2002) [53] Bẫy giật (bẫy giò) là một trong những hình thức săn bắt phổ biến và nguy hiểm nhất với các loài sống, kiếm ăn trên mặt đất, trong đó có các loài chim thuộc họ Trĩ (Corlett, 2007; Keane et al., 2005; McGowan et al., 2012; Sodhi et al., 2007) [33], [49], [60], [67] Đây

là đối tượng săn bắt mạnh của thợ săn bởi chúng là những loài có giá trị cao,

có tập tính sống trên mặt đất và thường sống thành từng đàn (McGowan et al., 2012) [60] Khi môi trường sống bị tác động, hầu hết các loài thường khó thích nghi với môi trường sống mới như tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất

để canh tác nông nghiệp hoặc xây dựng các khu dân cư (Brickle et al., 2008) [30] Chính vì vậy các loài sống và kiếm ăn trên mặt đất, trong đó bao gồm các loài chim thuộc họ Trĩ sẽ có nguy cơ tuyệt chủng rất cao kể cả ở bên trong hay

Trang 23

11

bên ngoài phạm vi các khu bảo tồn do mất nơi sống và tình trạng săn bắt diễn

ra (Harrison et al., 2016) [43]

1.1.2 Nghiên cứu về Trĩ sao

1.1.2.1 Nghiên cứu về phân loại

Trước đây, Trĩ sao được coi là loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á,

bao gồm 2 phân loài là Rheinardia ocellata ocellata phân bố ở Việt Nam, Lào

và phân loài Rheinardia ocellata nigrescens phân bố ở Malaysia Thông tin

phân loại này được nhiều nhà khoa học trích dẫn trong các công bố khoa học

có liên quan đến loài Trĩ sao (Davison et al., 2020; Kirwan and McGowan., 2021; Liang et al., 2018; Thinh et al., 2020) [34], [51] [52], [78] Tuy nhiên, hai phân loài đã được nâng cấp thành hai loài, trong đó loài Trĩ sao ở Việt Nam

và Lào có tên khoa học Rheinardia ocellata, loài Trĩ sao ở Malaysia có tên khoa học Rheinardia nigrescens (BirdLife International, 2021) [25]

Trong mô tả ban đầu về Trĩ sao, Rothschild (1902) đã đưa ra 9 điểm khác biệt về con đực của phân loài ở Malaysia so với phân loài ở Việt Nam, cụ thể: (1) bộ lông trên cơ thể sẫm màu hơn, màu nâu đen, có vân sần sùi màu hạt dẻ; (2) các đốm ở bề mặt trên lông hầu hết khá tròn và trắng tinh; (3) các vết rạn trên lông ít hơn nhưng lớn hơn và có nhiều màu trắng hơn; (4) các đốm trắng trên lông bao cánh hầu hết khá tròn, thay vì có dạng các đường xiên không đều; (5) mào lông trên màu đen, thay vì nâu sẫm, lông trắng của mào dường như nhiều hơn; (6) các vân bên ngoài của lông bao đuôi dài có màu đậm hơn, có màu nâu đen hơn, đồng thời đồng đều hơn; (7) dải lông mày rộng không có màu trắng xám, nhưng có màu đỏ đậm; (8) mỏ có phần lớn hơn và (9) đuôi có thể ngắn hơn [66]

Năm 2020, Davison et al đã công bố kết quả nghiên cứu về phân loài

Rheinardia ocellata nigrescens (gọi tắt là phân loài nigrescens) trên cơ sở so

Trang 24

12

sánh với phân loài Rheinardia ocellata ocellata (gọi tắt là phân loài ocellata)

về đặc điểm hình thái và âm thanh, đồng thời đề xuất nâng cấp là loài đối với 2 phân loài này [34] Về hình thái, nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu vật của cả hai đơn vị phân loài tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng lịch sử

tự nhiên của Vương quốc Anh; hình ảnh từ internet, hình ảnh thu thập được của các thành viên nhóm nghiên cứu cũng như hình ảnh do các nhà khoa học khác cung cấp để xác định những điểm khác nhau cơ bản liên quan đến màu sắc, chiều dài các bộ phận trên cơ thể, cụ thể trình bày ở Bảng 1.2

Bảng 1.2 So sánh đặc điểm hình thái giữa 2 phân loài Trĩ sao

R ocellata nigrescens R ocellata ocellata

Lông mày Màu vàng da bò, có sự

tương phản mạnh với màu sắc da mặt trong

Màu trắng đá, ít tưởng phản với màu sắc da mặt

Mỏ Màu hồng và vàng nhạt Màu hồng, nhạt hơn ở

chóp mỏ và đậm hơn ở trên và sau lỗ mũi

Màu lông ở cổ họng Màu trắng của cổ họng

tương phản, nổi bật và mở rộng hơn

Màu trắng xám ít nổi bật

Mào lông Mào lông hướng ra phía

sau, lông dài hơn và thô hơn với hai màu là đen và trắng,

Mào lông có xu hướng lan ra bên cạnh, lông mềm màu nâu đen đến trắng kem

Trang 25

13

R ocellata nigrescens R ocellata ocellata

Kích thước đốm

trắng trên thân và

cánh

Nhỏ hơn, ít hơn và rõ hơn

so với phân loài ocellata

Lớn hơn, nhiều hơn và

mờ hơn so với phân loài

nigrescens

Hoa văn trên lông

bao đuôi

Có nền màu cam đục mờ với các đốm trắng nằm trên các vòng tròn rộng màu xám

Có nền xám, các mảng da cam xỉn màu hơn và co lại tạo thành các đảo giữa các đốm trắng

(Nguồn: Davison et al., 2020) Hình ảnh trực quan so sánh đặc điểm cụ thể của các bộ phận của 2 phân loài được thể hiện tại Hình 1.1

Lông mày và mỏ: a) phân loài nigrescens và b) phân loài ocellata

Cổ họng: a) phân loài nigrescens và b) phân loài ocellata

Trang 26

14

Mào lông: a) phân loài nigrescens và b) phân loài ocellata

Kích thước đốm trắng trên thân và cánh: a) phân loài nigrescens và b) phân

loài ocellata

Hoa văn trên lông bao đuôi: a) phân loài nigrescens và b) phân loài ocellata

Hình 1.1 Đặc điểm một số bộ phận trên cơ thể giữa hai phân loài

Khi so sánh về kích thước của 5 bộ phận khác nhau trên cơ thể là mào,

mỏ, cổ chân, cánh, đuôi, nhóm tác giả chỉ ra rằng phân loài nigrescens có kích thước tổng thể lớn hơn so với phân loài ocellata Tuy nhiên, do các mẫu vật

không đồng nhất về kích thước và tuổi, trong khi chiều dài các bộ phận tỷ lệ

Trang 27

15

thuận với kích thước cơ thể nên nhận định này chưa hoàn toàn được khẳng định,

ngoại trừ chiều dài lông đuôi của phân loài nigrescens ngắn hơn so với phân loài ocellata

Về âm thanh, cả hai đơn vị phân loài đều có 3 loại tiếng kêu là tiếng kêu ngắn, tiếng kêu dài và tiếng kêu gấp (đột ngột - sharp call) Đây là kết quả

nghiên cứu từ tiếng kêu của phân loài nigrescens ngoài tự nhiên tại Malaysia

và tiếng kêu của phân loài ocellata được nuôi ở Vườn thú Sài Gòn (Thảo Cầm

Viên Sài Gòn) và tiếng kêu ngoài tự nhiên được ghi lại tại VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ mô tả được phổ âm thanh tiếng kêu

ngắn của phân loài nigrescens thông qua sử dụng thiết bị ghi âm tự động, trong khi các loại tiếng kêu của phân loài ocellata đều được ghi âm đầy đủ Từ phân tích phổ âm thanh, tiếng kêu ngắn của phân loài nigrescens và phân loài

ocellata có sự khác biệt đáng kể Phân loài nigrescens có biên độ âm thanh ít

chênh lệch, trong khi phân loài ocellata có tiếng kêu to, bao gồm hai nốt rõ

ràng: nốt thứ nhất cao lên, nốt thứ 2 bị lu mờ

Hình 1.2 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của phân loài nigrescens ngoài tự

nhiên tại Malaysia năm 2018 (a) và 2019 (b) (Davison et al., 2020)

Trang 28

16

Hình 1.3 Phổ âm thanh tiếng kêu ngắn của phân loài ocellata tại Thảo Cầm

Viên (a) và ngoài tự nhiên tại VQG Bạch Mã (b) (Davison et al., 2020)

Do chỉ ghi âm được tiếng kêu ngắn của phân loài nigrescens, nhóm

nghiên cứu không so sánh được hình ảnh phổ âm thanh của tiếng kêu dài và tiếng kêu gấp của hai phân loài mà chỉ mô tả được tiếng kêu dài và tiếng kêu

gấp của phân loài ocellata trong môi trường nuôi nhốt Theo đó, tiếng kêu dài của phân loài ocellata gồm nhiều tiếng kêu lẻ, mỗi tiếng cách nhau khoảng 1

giây và kéo dài khoảng 0,4 giây

Hình 1.4 Phổ âm thanh tiếng kêu dài của phân loài ocellata trong môi

trường nuôi nhốt tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Davison et al., 2020)

Tiếng kêu gấp của phân loài ocellata tương tự như tiếng kêu dài nhưng

êm và cao hơn Các nốt ngắn hơn nhiều so với tiếng kêu dài, có phổ âm thanh dạng chữ U ngược, mỗi nốt kéo dài dưới 0,5 giây và cách nhau từ 1,5 - 2,0 giây

Trang 29

17

Norsyamimi et al (2020) khi phân tích trình tự gen của 2 phân loài dựa trên mẫu vật thu thập được và trình tự gen khác được lấy từ ngân hàng gen đã chỉ ra rằng không có nhiều sự khai khác về mặt thông tin di truyền của hai phân loài này Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng cần phải tiến hành nghiên cứu thêm dựa trên nhiều mẫu vật hơn và phân tích ở nhiều đoạn gen khác nhau

để có thể so sánh chính xác thông tin di truyền, đề xuất bậc phân loại và có các giải pháp bảo tồn phù hợp cho 2 phân loài này [62] Đến năm 2021, hai phân

loài chính thức được nâng cấp thành hai loài mới là Rheinardia ocellata phân

bố ở Việt Nam, Lào (tên tiếng anh là Vietnamese Crested Argus) và Rheinardia

nigrescens phân bố ở bản đảo Malaysia (tên tiếng anh là Malaysian Crested

Argus) Kết quả này đã được thể hiện và trích dẫn trong Danh lục đỏ IUCN (BirdLife International, 2021) [25] và được coi là lời giải cho những phân tích, quan điểm, tranh luận trước đây liên quan đến bậc phân loại của hai loài này

1.1.2.2 Nghiên cứu về tình trạng quần thể

Các nhà khoa học cho rằng số lượng cá thể Trĩ sao nằm trong khoảng 10.000 - 20.000 cá thể, tuy nhiên hiện nay quần thể đã suy giảm đáng kể (BirdLife International 2021) [25] Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về hiện trạng loài Trĩ sao đã được thực hiện, trong đó có đề cập đến hiện trạng của loài Trong nghiên cứu về tình trạng bảo tồn các loài thuộc Bộ Gà ở Campuchia, Lào

và Việt Nam, Brickle et al (2008) [30] đã chỉ ra rằng mặc dù khả năng mở rộng vùng sống vẫn còn rất lớn nhưng quần thể Trĩ sao vẫn đang bị suy giảm đáng

kể, trong đó có các quần thể Trĩ sao tại Việt Nam

Nguyễn Đắc Mạnh và cộng sự (2018) đã tiến hành nghiên cứu về hiện trạng và phân bố của loài Trĩ sao tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình [12] Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều tra theo điểm nghe được thực hiện bởi người điều tra qua tiếng kêu của loài với tổng số 136 điểm được thiết lập Kết quả của nghiên cứu này đã ghi nhận 24

Trang 30

18

điểm có tiếng kêu của Trĩ sao, đồng thời sử dụng phần mềm Distance để ước lượng được số đàn của Trĩ sao với khoảng 48 đàn, mật độ 0,9 đàn/km2 Kết quả nghiên cứu này đánh dấu lần đầu tiên một quần thể Trĩ sao tại Việt Nam được điều tra và ước lượng về số đàn, trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ thống

kê về khu vực/vị trí ghi nhận ngoài thực địa

Trước khi được xác định là 2 loài riêng biệt, Trĩ sao được xếp mức đe dọa là gần bị đe dọa (NT) trong Danh lục Đỏ của IUCN từ năm 2008 đến năm

2018 (Nguyễn Đắc Mạnh và cộng sự, 2018; Nadler & Nguyễn Xuân Đặng, 2008) [12], [13], sau đó được nâng cấp lên mức sẽ nguy cấp (VU) và mức nguy cấp (EN) từ năm 2018 đến năm 2021 Đến cuối năm 2021, khi được chính thức xác định là hai loài riêng biệt thì tình trạng đe dọa toàn cầu của 2 loài này có sự

khác biệt Loài Trĩ sao có phân bố tại Việt Nam và Lào (Rheinardia ocellata)

được xếp mức cực kỳ nguy cấp (CR) do mất và suy thoái sinh cảnh sống và tình trạng săn bắt động vật rừng tại các khu vực có Trĩ sao cư trú khiến số lượng

cá thể bị suy giảm nhanh chóng Trong khi đó loài Trĩ sao phân bố tại bán đảo

Malaysia (Rheinardia nigrescens) chỉ được xếp ở mức gần bị đe dọa (NT) do

khu vực phân bố của loài được bảo vệ tốt, phần lớn diện tích cư trú rất khó tiếp cận mặc dù số lượng cá thể ngoài tự nhiên ước tính chỉ khoảng 900 - 3000 cá thể trưởng thành (BirdLife International, 2021) [25]

Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về hiện trạng Trĩ sao rất hạn chế, đặc biệt chưa đánh giá được biến động tình trạng quần thể của loài theo thời gian, gây khó khăn cho việc đề xuất và các triển khai các biện pháp bảo tồn phù hợp Nguyên nhân chủ yếu là do đây là loài rất quý hiếm, việc đánh giá tình trạng quần thể đòi hỏi các nghiên cứu phải rất quy mô, tỉ mỉ Ngoài ra, các nghiên cứu chủ yếu diễn ra trong một lần hoặc một năm, không có các đợt khảo sát diễn ra theo chu kỳ để đánh giá được tính biến động tình trạng quần thể trên cơ

sở so sánh xu hướng quần thể giữa các lần điều tra Do đó, việc nghiên cứu hiện trạng, tính biến động quần thể Trĩ sao ở một khu vực cụ thể là rất cần thiết và

Trang 31

19

là hướng nghiên cứu mới cần được thực hiện

1.1.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh thái, tập tính, các mối đe dọa và bảo tồn loài

Không giống như nghiên cứu về hiện trạng quần thể, các nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tập tính và các mối đe dọa đến Trĩ sao được thực hiện nhiều hơn bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu hầu như mang tính chất quan sát, mô tả, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu

và tỉ mỉ để xác định những đặc điểm này một cách chi tiết với đầy đủ bằng chứng khoa học có định lượng Năm 1995, Eames đã công bố kết quả điều tra vùng chim đặc hữu tại Cao nguyên Đà Lạt [36] Đây là kết quả của hoạt động điều tra được thực hiện từ tháng 11/1993 đến tháng 2/1994 Trong số 212 loài chim được ghi nhận, có 11 loài bị đe dọa toàn cầu, trong đó có Trĩ sao Thông qua tiếng kêu, 2 cá thể đã được xác định tại khu vực núi Bi Doup thuộc Cao nguyên Đà Lạt Tác giả cũng cho rằng, Trĩ sao có thể phân bố ở một số khu vực phù hợp khác nhưng không được ghi nhận có thể là do chúng không kêu Ngoài

ra, những mối đe dọa chính đến các loài chim cũng được chỉ ra trong nghiên cứu này gồm chuyển dịch canh tác đất, di dân, đô thị hóa, chính sách lâm nghiệp, khai thác củi và than, khai thác lâm sản ngoài gỗ Trong đó, tác giả nhấn mạnh về ảnh hưởng của chính sách lâm nghiệp thời điểm đó đến bảo tồn

đa dạng sinh học và các loài chim nói riêng, đặc biệt là chính sách cho phép khai thác gỗ với rừng đặc dụng và rừng sản xuất

Phạm Nhật và Đỗ Quang Huy (1998) đã mô tả sơ bộ về đặc điểm môi trường sống của Trĩ sao [14] Theo đó, Trĩ sao chủ yếu sống ở rừng kín thường xanh trên núi đất, hoạt động kiếm ăn ban ngày Mùa sinh sản có thể từ tháng 3 đến tháng 6 vì giai đoạn này nghe thấy tiếng kêu tập trung của con đực với âm thanh đặc trưng, to, vang xa và theo từng nhịp thời gian (lặp lại) Trĩ sao ăn tạp, thức ăn gồm quả cây, côn trùng và ếch nhái

Một số nghiên cứu hướng đến việc xác định các mối đe dọa đến Trĩ sao

Trang 32

20

nhằm hỗ trợ cho việc đề xuất và triển khai các biện pháp bảo tồn WWF (2005) cho rằng các mối đe dọa lớn nhất với Trĩ sao là sinh cảnh sống bị mất hoặc bị chia cắt, cùng với tình trạng săn bắt trái phép tại nhiều địa phương Ngoài ra, bẫy động vật có thể là một trong những mối đe dọa lớn cho sự sinh tồn của loài [84] McGowan et al (2020) cho rằng mối đe dọa nghiêm trọng nhất với Trĩ sao là tình trạng săn bắt, chủ yếu là sử dụng bẫy để lấy thịt hoặc làm cảnh [61] Tình trạng săn bắt gia tăng mạnh ở Việt Nam từ những năm 2000, đặc biệt là ở các khu rừng đất thấp trên khắp lãnh thổ Việt Nam (Gray et al., 2018; Harrison

et al., 2016) [41], [43] Một số nhà khoa học cũng nhận định rằng hiện nay không có biện pháp hiệu quả nào để giảm mức độ đặt bẫy trong phạm vi phân

bố của loài nên sự suy giảm quần thể rất có thể sẽ tiếp tục diễn ra (Gray et al., 2018) [41]

Ở Việt Nam, có nhiều thông tin khác nhau về đặc điểm phân bố của loài Trĩ sao Trĩ sao có phân bố từ Hà Tĩnh đến Bình Định (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy 1998) [14]; từ Đèo Cả đến Lâm Đồng (Nguyễn Cử và cộng sự, 2000) [7]; phân bố ở khu vực Trung Bộ (Nadler, T., và Nguyễn Xuân Đặng, 2008) [13] Trĩ sao phân bố ở 24 khu vực đa dạng sinh học và chim quan trọng của Việt Nam, nổi bật là VQG Pù Mát (Nghệ An), VQG Vũ Quang (Hà Tĩnh), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), KBTTN Ngọc Linh (Quảng Nam), KBTTN Kon Chư Răng (Gia Lai), VQG Bi Doup - Núi Bà (Lâm Đồng) (Birdlife international, 2021) [25]

Đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của Trĩ sao cũng đã được một số nghiên cứu đề cập đến Trĩ sao được xác định phân bố nhiều ở các trạng thái rừng nguyên sinh có độ ẩm cao, ở các vùng đất thấp đến độ cao 900m (Birdlife internatonal 2021) [25], được ghi nhận cả ở các trạng thái rừng đã bị suy thoái hoặc các trạng thái có tình trạng khai thác gỗ đang diễn ra (Brickle et al., 2008) [30] Nguyễn Cử và cộng sự (2000) [7] thì cho rằng Trĩ sao phân bố ở các trạng thái rừng thường xanh trên núi thấp, kể cả rừng thứ sinh Tuy nhiên, nghiên cứu

Trang 33

21

gần đây cho thấy Trĩ sao xuất hiện chủ yếu ở các trạng thái rừng nguyên sinh,

có tán kín (Gray et al., 2014) [40] Nguyễn Đắc Mạnh và cộng sự (2018) trong nghiên cứu về Trĩ sao tại Khu BTTN Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã chỉ ra rằng khu vực tập trung phân bố của loài với hai sinh cảnh ưa thích của Trĩ sao

là rừng thường xanh giàu và rừng thường xanh trung bình gần các khe suối [12]

Về đặc điểm tiếng kêu và tập tính kêu của Trĩ sao, Thinh et al (2017) trong nghiên cứu một số loài chim tại Khu BTTN Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam)

đã chỉ ra khoảng thời gian trong ngày mà Trĩ sao thường kêu là từ 5 giờ đến 9 giờ sáng [76] Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chỉ ghi nhận sự có mặt và phân

bố của Trĩ sao mà chưa xác định được một số thông tin quan trọng khác có thể

hỗ trợ cho công tác điều tra, nghiên cứu như tập tính kêu của Trĩ sao theo thời gian trong ngày, tập tính kêu theo thời gian trong năm

Davison et al (2020) đã đề cập đến tiếng kêu của Trĩ sao trong khi so sánh tiếng kêu của phân loài Trĩ sao tại Việt Nam và Malaysia Theo đó, tác giả

đã ghi nhận được tiếng kêu ngắn của loài Trĩ sao tại Việt Nam cả ngoài tự nhiên

và trong môi trường nuôi nhốt, đồng thời một số đặc trưng âm thanh được mô

tả [34] Tuy nhiên, tập tính kêu và các đặc trưng quan trọng khác trong từng loại tiếng kêu của Trĩ sao vẫn chưa được đề cập Với quần thể Trĩ sao có phân

bố tại Lào, hiện chưa có nghiên cứu và công bố khoa học chính thức nào được công bố

Thinh et al (2020) đã công bố kết quả nghiên cứu về sử dụng ghi âm tự động và âm sinh học để giám sát các loài động vật hoang dã nguy cấp toàn cầu tại khu vực Trung bộ, trong đó có trường hợp nghiên cứu áp dụng cho loài Trĩ sao tại Khu BTTN Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam) [78] Nghiên cứu đã chỉ ra rằng xác suất xuất hiện của Trĩ sao tại Khu bảo tồn là tương đối cao và cao hơn một số khu bảo vệ khác ở Việt Nam như VQG Bạch Mã, Khu BTTN Sao La Quảng Nam, Khu BTTN Sao La Huế; đồng thời cũng chỉ ra mối tương quan

Trang 34

Có thể nói đây là một kế hoạch rất đáng để nhân rộng ở các địa phương khác với đối tượng là các loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng Trong

kế hoạch này, các nội dung được thể hiện rất chi tiết, dựa trên những thông tin đảm bảo cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn như thông tin về hiện trạng phân

bố loài Trĩ sao, đặc biệt là hiện trạng phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế; thêm vào

đó là các mối đe dọa và những khó khăn gặp phải trong công tác bảo tồn loài Phần cuối cùng của kế hoạch là các giải pháp cụ thể để bảo tồn loài liên quan đến các khía cạnh như nâng cao nhận thức cộng đồng trong bảo tồn, tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao năng lực của cán bộ bảo tồn, lồng ghép bảo tồn loài trong thực hiện kế hoạch của các Khu bảo tồn, VQG có Trĩ sao phân bố, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, bảo tồn Trĩ sao

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, tập tính và các mối đe dọa đến loài Trĩ sao đã được thực hiện Kết quả các nghiên cứu này đã bước đầu cho thấy những dữ liệu đặc trưng của loài

về đặc điểm sinh thái, tập tính, các mối đe dọa nhưng vẫn còn nhiều thông tin chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chi tiết Với đặc điểm sinh thái và tập tính, các nghiên cứu chưa chỉ ra được các đặc điểm sinh thái cơ bản của loài

Trang 35

23

như phạm vi, kích thước vùng sống, đặc điểm sinh sản, thức ăn của Trĩ sao Ngoài ra, các tập tính của Trĩ sao cũng chưa được nghiên cứu sâu như tập tính kêu theo thời gian trong ngày, trong năm Đây là các khoảng trống về nghiên cứu Trĩ sao cần được thực hiện để bổ sung cơ sở dữ liệu về loài Trĩ sao cũng như cung cấp các thông tin khoa học có ý nghĩa phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài Trĩ sao tại Việt Nam và CHDCND Lào

1.2 Tổng quan về một số phương pháp thường được sử dụng trong điều tra Trĩ sao

1.2.1 Phương pháp điều tra theo điểm nghe

Trước đây, các hoạt động điều tra, nghiên cứu động vật hoang dã chủ yếu được thực hiện bằng các phương pháp truyền thống, trực tiếp bởi người điều tra Từ kết quả điều tra, thông tin về tình trạng và phân bố của các loài động vật hoang dã sẽ được xác định nhằm phục vụ quá trình giám sát đa dạng sinh học, bảo tồn và các mục đích khác Một số phương pháp đã được phát triển

để đáp ứng nhu cầu đó, chẳng hạn như phương pháp điều tra theo tuyến và theo điểm được thực hiện bởi con người (Buckland et al., 2001; Southwood & Henderson, 2000) [26], [69] Các phương pháp này nói chung là tốn kém, hạn chế về không gian và thời gian (Aide et al., 2013) [21] Vì vậy, chương trình điều tra, giám sát đối với các loài quý hiếm thường không được thực hiện thường xuyên ở các nước đang phát triển Hơn nữa, các cuộc điều tra thực địa

do con người thực hiện có thể mang tính chủ quan và phụ thuộc vào kinh nghiệm (Fitzpatrick et al., 2009) [37]

Từ trước đến nay, phương pháp điều tra theo điểm nghe là phương pháp điều tra phổ biến, thường được sử dụng cho những loài phát ra tiếng kêu và tiếng hót đặc trưng như các loài vượn hoặc một số loài chim thuộc họ Trĩ Với phương pháp này, người điều tra thường ngồi tại một số điểm trong khu vực khảo sát và đo đếm, thống kê số lượng cá thể/đàn của loài quan tâm qua tiếng

Trang 36

24

kêu hoặc tiếng hót, đo góc phương vị và khoảng cách từ điểm nghe đến nơi phát ra tiếng kêu Mặc dù phương pháp này có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều hạn chế, điển hình là tốn kém về tài chính và nhân lực Sự hạn chế này

có thể thấy rõ hơn trong quá trình điều tra những loài nguy cấp, quý hiếm chỉ còn được tìm thấy ở những khu vực sâu xa, khó tiếp cận (Thinh & Hai, 2015; Thinh et al., 2016) [74], [75] hoặc các loài được điều tra có thể không phát ra tiếng hót/tiếng kêu mỗi ngày, do đó, mỗi điểm nghe phải được điều tra trong nhiều ngày liên tục (Thinh & Rawson, 2011) [73]

Với Trĩ sao, đây là loài chim rất nhạy cảm với sự xuất hiện của con người nên phương pháp điều tra đến nay vẫn chủ yếu được thực hiện bằng việc nghe

tiếng kêu của loài Với loài Trĩ sao phân bố tại Malaysia (Rheinardia nigrescens),

Mamat và Yasak (1998) đã trực tiếp điều tra sự có mặt của loài thông qua tiếng kêu tại các điểm nghe được thiết kế trước [55] Với loài Trĩ sao tại Việt Nam

(Rheinardia ocellata), một số nghiên cứu cũng được thực hiện trực tiếp với người

điều tra như nghiên cứu loài Trĩ sao tại Cao Nguyên Đà Lạt (Eames, 1995) [36] Thông qua nghiên cứu này, 2 cá thể đã được xác định tại khu vực núi Bi Doup thuộc Cao nguyên Đà Lạt

Gần đây nhất, phương pháp điều tra trực tiếp được thực hiện bởi người điều tra thông qua tiếng kêu của Trĩ sao được thực hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Đắc Mạnh và cộng sự tại Khu đề xuất BTTN Khe Nước Trong, tỉnh Quảng Bình [12] Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp điều tra theo điểm nghe qua tiếng kêu của loài với tổng số 136 điểm được thiết lập Kết quả của nghiên cứu này đã ghi nhận 24 điểm có tiếng kêu của Trĩ sao, đồng thời sử dụng phần mềm Distance để ước lượng được số đàn của Trĩ sao với khoảng 48 đàn, mật độ 0,9 đàn/km2

Có thể thấy rằng, phương pháp điều tra theo điểm nghe tiếng kêu của Trĩ sao có ưu điểm chính là có thể ước lượng được số lượng đàn hoặc số lượng cá

Trang 37

25

thể Trĩ sao tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là với các chương trình điều tra được thiết kế một cách tỉ mỉ, chi tiết, người điều tra có kinh nghiệm về lĩnh vực này và quá trình điều tra được thực hiện trong nhiều ngày liên tục tại nhiều thời điểm/mùa khác nhau trong năm Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy những hạn chế của phương pháp này, đó là đòi hỏi nguồn kinh phí và nhân lực lớn phục

vụ quá trình điều tra, do đó khó thực hiện ở các chương trình điều tra quy mô nhỏ hoặc các chương trình phục vụ công tác giám sát loài một cách thường xuyên Chính vì vậy, phương pháp điều tra theo điểm nghe không được đề xuất

sử dụng trong nghiên cứu của luận án bởi sự hạn chế rất lớn về nhân lực thực hiện

và đặc biệt phù hợp với việc nghiên cứu các loài hiếm và nhút nhát (Ancrenaz et al., 2012; Burton et al., 2015; O’Connell et al., 2011; Sunarto et al., 2013) [23], [28], [63], [70] Phương pháp bẫy ảnh có khả năng thu thập số liệu trong một khu vực rộng lớn ở những nơi khó tiếp cận trong thời gian dài (Ancrenaz et al.,

Trang 38

26

2012) [23], và có thể cung cấp thông tin về phân bố, tập tính, và các phản ứng của động vật trước các yếu tố môi trường và con người (Gray et al., 2014; O’Connell et al., 2011; Sollmann et al., 2013) [40], [63], [68]

Sử dụng bẫy ảnh trong nghiên cứu và giám sát động vật hoang dã là một trong những phương pháp nghiên cứu hiện đại được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong thời gian qua Bên cạnh dữ liệu đa dạng sinh học, đặc biệt là sự hiện diện của các loài quý hiếm, nhút nhát thì bẫy ảnh còn cung cấp những dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tác động của con người (O’Connell et al., 2011) [63]

Ở Việt Nam, ứng dụng bẫy ảnh trong điều tra, nghiên cứu động vật hoang

dã cũng là một trong những phương pháp phổ biến Nhờ phương pháp này mà một số loài động vật hoang dã rất quý, hiếm đã được ghi nhận lại ngoài tự nhiên

ở Việt Nam sau một thời gian dài (An et al., 2019; Dung et al., 2021; Tiker et al., 2020) [22], [35], [81] Theo thời gian, việc sử dụng bẫy ảnh được áp dụng một cách thường xuyên hơn trong nhiều công trình nghiên cứu, đặc biệt với các loài sống trên cạn Phần lớn mục đích của sử dụng bẫy ảnh là để ghi nhận sự hiện diện của loài nhưng nhiều nghiên cứu gần đây có sử dụng bẫy ảnh đã chỉ ra được những kết quả định lượng quan trọng rất có ý nghĩa trong bảo tồn như đánh giá

độ phong phú, mật độ loài và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của loài (Vỹ

và cộng sự, 2020; Hunter M et al., 2015; Jenks et al., 2012; Wang et al., 2006) [19], [45], [47], [82]

Về phương pháp đặt bẫy ảnh, "Quy trình thao tác chuẩn" đã được áp dụng lần đầu bởi Viện nghiên cứu Leibniz-IZW và tổ chức WWF-Việt Nam tại khu vực Trung Trường Sơn vào năm 2014, được công bố bởi Viện nghiên cứu Leibniz-IZW (Abram et al., 2018) [20] Năm 2021, quy trình này đã được hoàn thiện bởi sự tham gia của Viện nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz, WWF - Việt Nam và FFI - Việt Nam [11] Quy trình này đã trình bày chi tiết các nội

Trang 39

27

dung liên quan đến khảo sát bằng bẫy ảnh như thiết bị yêu cầu cho quá trình đặt bẫy ảnh, thông số thiết lập bẫy ảnh, cách đặt bẫy ảnh, thu hồi bẫy ảnh, nhập dữ liệu và quản lý hình ảnh Quy trình này là tài liệu hữu ích cho các nhà khoa học, các cán bộ điều tra động vật hoang dã ở Việt Nam trong việc triển khai biện pháp thu thập thông tin động vật hoang dã bằng bẫy ảnh để phục vụ cho các mục đích giám sát, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học

Phương pháp dùng bẫy ảnh về lý thuyết cũng có thể coi là phương pháp phù hợp trong điều tra Trĩ sao bởi đây là loài chim quý hiếm, rất khó quan sát trực tiếp chúng ngoài tự nhiên Thực tế, phương pháp này cũng đã được áp dụng nhằm ghi nhận sự có mặt của Trĩ sao tại một số khu vực để phục vụ công tác giám sát đa dạng sinh học và bảo tồn (UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2020; WWF, 2005) [18], [84] Tuy nhiên, nhìn chung phương pháp này còn ít được sử dụng trong điều tra Trĩ sao Điều này có thể bởi đây là phương pháp khá tốn kém đầu

tư ban đầu về thiết bị, hoặc có thể mật độ Trĩ sao thấp dẫn đến ở một số khu vực điều tra, kết quả thu được không thực sự khả quan Tuy nhiên, để có thể đánh giá lại hiệu quả của phương pháp này trong điều tra Trĩ sao thì cần thiết phải tiến hành song song với phương pháp điều tra phù hợp khác để có thể so sánh hiệu quả của từng phương pháp được áp dụng

1.2.3 Phương pháp âm sinh học

Với phương pháp âm sinh học, người điều tra sử dụng các thiết bị ghi âm

tự động được sản xuất chuyên dụng trong điều tra động vật hoang dã để ghi lại tiếng kêu/tiếng hót của các loài động vật có âm thanh đặc trưng, điển hình như các loài vượn hoặc các loài chim Gần đây, phương pháp giám sát động vật hoang dã sử dụng thiết bị thu âm tự động và phân tích âm thanh đã được phát triển Kỹ thuật này được áp dụng thành công đối với một số loài động vật hoang

dã, gồm các loài: thú (Thompson et al., 1998) [80]; chim (Swiston and Mennill, 2009; Zwart et al., 2014) [71], [85]; ếch nhái (Hilje & Aide., 2012) [44] Đối

Trang 40

28

với các loài phát ra tiếng kêu to và đặc trưng, một số tác giả đã chứng minh phương pháp sử dụng các thiết bị ghi âm và phân tích âm thanh tự động có hiệu quả hơn so với phương pháp điều tra và giám sát do con người thực hiện (Boucher et al., 2012; Celis-Murillo et al., 2012; Zwart et al., 2014) [29], [31], [85] Nhiều loài sử dụng âm thanh để truyền tải thông tin như để tìm bạn tình hoặc để cảnh báo Đối với đa số các loài động vật, những âm thanh phát ra có tính đặc trưng cho loài Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ đưa ra kết quả là số liệu "có mặt - vắng mặt" của loài tại một điểm hoặc chỉ số tương đối thể hiện mức độ đông đúc của loài thay vì ước lượng mật độ tuyệt đối và kích thước quần thể vì việc ước lượng kích thước quần thể đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp (Zwart et al., 2014) [85]

Đối với các loài phát ra âm thanh đặc trưng, phương pháp sử dụng âm sinh học sẽ giải quyết được cơ bản những hạn chế của phương pháp giám sát truyền thống Ví dụ, các đàn vượn có thể được phát hiện từ một khoảng cách lên tới 2-3km qua những tiếng hót to và dài (Geissmann, 1993; Geissmann & Orgelginger, 2000) [38], [39]

Ở Việt Nam, kỹ thuật âm sinh học đã được sử dụng cho một số nghiên cứu về động vật hoang dã Thinh et al (2017) đã công bố kết quả nghiên cứu

sự hiện diện và phân bố của một số loài chim tại Khu BTTN Ngọc Linh (tỉnh Quảng Nam) bằng phương pháp ghi âm tự động và phân tích âm thanh ghi nhận được của các loài [76] Đây có thể coi là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam xác định sự có mặt và phân bố của các đối tượng nghiên cứu thông qua việc ứng dụng các thiết bị ghi âm tự động (chủ yếu là máy ghi âm SM3) Nghiên cứu này tập trung vào 21 loài chim có tiếng kêu đặc trưng, trong đó có 9 loài đã được xác định có mặt tại khu vực nghiên cứu

Thinh & Long (2019) đã công bố kết quả nghiên cứu về ứng dụng máy ghi âm tự động trong giám sát các loài vượn Nghiên cứu được thực hiện đối

Ngày đăng: 27/12/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN