1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN: QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Đại Hội XIII Của Đảng Về Tiếp Tục Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Kiến Tạo Phát Triển Và Sự Vận Dụng Vào Thực Tiễn Đối Với Công Tác Xây Dựng Nhà Nước Ta Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 224,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN: QUAN ĐIỂM ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG VỀ TIẾP TỤC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 1

MỞ ĐẦU

Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, pháttriển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của một Nhà nước kiểu mới của giaicấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động Đó là nhà nước của nhân dân,

do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân,của dân tộc Đó là Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã từng bước thực hiện việc quản lý toàndiện, chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội bằng Hiến pháp vàpháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.Bảo đảm giữ vững quốc phòng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và an toàn Từ đó, thúc đẩy nền kinh tếnhanh chóng, thuận lợi để phát triển Không ngừng củng cố đời sống vật chất vàtinh thần xã hội cho nhân dân, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc và ngàycàng tiến bộ, văn minh, phát triển hơn cho nhân dân theo thời gian

Từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rất rõ vị trí, vai trò củapháp luật trong điều hành và quản lý xã hội Trong bản yêu sách của nhân dân

An Nam, Người đã nêu 4 điều liên quan đến pháp quyền Tư tưởng pháp quyềnnày đã xuyên suốt tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam độc lập, tự do,dân chủ Thực tiễn đổi mới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng như một xu thế tất yếu, khách quan, mang tính quy luật của quá trình đilên chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thếgiới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, khôngcan thiệp vào công việc nội bộ của nhau

Xuất phát từ những vấn đề trên tôi lựa chọn: “Quan điểm Đại hội XIII của đảng về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển và sự vận dụng vào thực tiễn đối với công tác xây dựng Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay” làm nội dung tiểu luận của mình.

Trang 2

* Quan điểm của Mác, Ph.Ăngghen

Nghiên cứu làm rõ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, đặc biệt làm rõ bảnchất của nhà nước tư sản là cơ sở khoa học cho việc hình thành, phát triển tư tưởng

về một nhà nước kiểu mới, tư tưởng chuyên chính vô sản Tư tưởng chuyên chính

vô sản là một tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác Nói về vị trí của tư tưởng đótrong lý luận của chủ nghĩa Mác, V.I Lênin đã chỉ ra rằng: cái chủ yếu trong họcthuyết của C.Mác không phải là đấu tranh giai cấp mà là chuyên chính vô sản, do đó,

thừa nhận hay không thừa nhận chuyên chính vô sản là “hòn đá thử vàng” để phân biệt ai là người “hiểu biết thực sự và thừa nhận thực sự chủ nghĩa Mác”.

Ý tưởng manh nha về nhà nước kiểu mới đã được C.Mác đề cập tới trong

Hệ tư tưởng Đức.Đó là tư tưởng giai cấp vô sản phải nắm chính quyền Những ýtưởng đó đã được phát triển thành một luận điểm trong Tuyên ngôn của Đảng

Cộng sản: “bước thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là giành lấy dân chủ” Đó là kết quả của sự

nghiên cứu, phân tích, mổ xẻ nền kinh tế hiện đại, sự trưởng thành và vai trò lịch

sử của giai cấp vô sản trong nền công nghiệp hiện đại Và dựa trên quy luật lịchsử: giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong một thời đại, phải là giai cấp đạidiện cho toàn thể xã hội trong thời đại của nó

Mác đã tổng kết cuộc cách mạng tư sản năm 1848 - 1851, phát triển tư tưởngchuyên chính vô sản lên một bước mới: tất cả những cuộc cách mạng trước kia đãlàm cho bộ máy nhà nước thêm hoàn bị, nhưng điều cần làm là phải phá hủy, phảiđập tan nó đi Như vậy, tư tưởng chuyên chính vô sản đã được phát triển một bước

cụ thể hơn: “Trong cách mạng vô sản giai cấp công nhân không thể chỉ đơn giản chiếm lấy bộ máy nhà nước có sẵn mà phải đập tan nó đi” Cùng vào những năm

Trang 3

này, trong thư gửi cho Vaiđêmaiơ ngày 5/3/1852 lần đầu tiên C.Mác sử dụng thuật

ngữ “chuyên chính vô sản”.

Tư tưởng chuyên chính vô sản của C.Mác tiếp tục được phát triển cùng vớiviệc tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari năm 1871 trong tác phẩm Nội chiến ởPháp Trong đó, khi phân tích một cách rất chăm chú về Công xã Pari, C.Mác viết:

“Công xã dẫn đến rất nhiều cách giải thích Bí quyết thật sự của Công xã là ở chỗ: về thực chất nó là chính phủ của giai cấp công nhân , là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động

về mặt kinh tế”.

Năm 1875, trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh GôTa, C.Mác đã phê phánquan điểm của phái Látxan, một phái trong Đảng Dân chủ - xã hội Đức thời bấy

giờ Phái này đề xuất mô hình nhà nước trong thời kỳ quá độ là “nhà nước tự do”,

một kiểu nhà nước dân chủ, phi chuyên chính

Đề xuất lý luận về nhà nước kiểu mới, nhà nước chưa xuất hiện trong lịch sử

là vấn đề phức tạp, nhạy cảm nên C.Mác hết sức thận trọng Đó là quá trình pháttriển tư tưởng không phải trên cơ sở duy tâm, tư biện, chủ quan, mà là thông quatổng kết thực tiễn, khái quát từ những biến đổi và phát triển của thực tiễn trong

vòng 40 năm Mỗi kết luận mà C.Mác rút ra, như V.I.Lênin đã viết: “Không phải

là những suy luận lô gic, mà là sự phát triển thực tế của những sự biến, kinh nghiệm sống ” Còn đối với những gì mà chưa có cơ sở thực tiễn vững chắc thì

“không muốn rơi vào không tưởng, C.Mác chờ kinh nghiệm của phong trào quần chúng để giải đáp vấn đề” Tính khoa học và giá trị những luận điểm của chủ

nghĩa Mác chính là ở chỗ đó, ở chỗ luôn đứng vững trên nguyên tắc thống nhấtgiữa lý luận và thực tiễn

* Quan điểm của V.I.Lênin

Bằng những công trình lý luận đồ sộ dựa trên sự tổng kết kinh nghiêm lịch

sử toàn thế giới, tổng kết kinh nghiệm cách mạng Nga và xuất phát từ những

nguyên lý lý luận của C.Mác và Ph Ăngghen đến tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” của Lênin, Tân đầu tiên trong lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý - của nhân

Trang 4

loại, những câu trả lời khoa học và đũng đắn nhất cho những câu hỏi: thế nào làNhà nước, nó xuất hiện khi nào và trên cơ sở nào, tại sao trong các thời kỳ lịch sửkhác nhau, Nhà nước mang các hình thức khác nhau và đóng vai trò khác nhau.

Lênin cho rằng Nhà nước là một hiện tượng lịch sử với tỉnh cách là công cụthống trị nằm trong tây các giai cấp bóc lột Nhà nước xuất hiện khi xả hội phân

hóa thành những giai cấp đối kháng “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiên của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể Điều hòa được thì Nhà nước xuất hiện” Là một tổ chức chính trị mang tính giai cấp, Nhà

nước bóc lột có các công cụ quyền lực nhờ đo giai cấp thống trị bắt quần chúng laođộng, là bộ phận chiếm đa số trong dân cư, phải phục tùng mình Hiểu theo ý nghĩathực sự của danh từ thì Nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp nàyđàn áp giai cấp khác, nó tôn tại trong các hình thái kinh tế - xã hội nô lệ, phongkiến và tư bản chủ nghĩa Trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH chuyên chính

vô sản là tất yếu lịch sử, giai cấp vô sản dùng chính quỳền Nhà nước để đàn ápthiểu số dân cư là bọn bóc lột Chuyên chính vô sản là Nhà nước quá độ và nókhác về cơ bản với Nhà nước bóc lột Trong xã hội XHCN Nhà nước từ chở làcông cụ thống trị giai cấp chuyển thành cơ quan thể hiện ý chí của toàn tậpV.I.Lênin đã chỉ ra: với việc hoàn thành xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, Nhà

nước sẽ hoàn toàn không càn thiết nữa Vị trí trung tâm trong cuốn “Nhà nước và cách mạng” là những vấn đề cơ bản về cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản,

về hai giai đoạn của xã hội cộng sản chủ nghĩa Những luận điểm của ông đã trởthành nên tảng cho các ngành khoa học nghiên cứu về Nhà nước như: vấn đề cơbản của bất kỳ cuộc cách mạng nào là vấn đề chính quyền Nhà nước; giại cấp vôsản và nhân dân lao động sẽ không thể kết liễu chế độ bóc lột tư bản chú nghĩa nếukhông giành được chính quyền; giai cấp vô sản chỉ có thể giành được chính quyền

và thiết lập chuyên chính vở sản bằng con đường cách mạng XHCN đập tan Nhànước tư sản và xây dựng bộ máy Nhà nước mới

Trang 5

V.I.Lênin viết: “Những hình thức của các Nhà nước tư sản thì hết sức khác nhau, nhưng thực chất chỉ là một; chung quy lại, thì tất cả các Nhà nước ấy vô luận thế nào, cũng tất nhiên phải là nền chuyên chính tư sản” V.I.Lênin đã chỉ rõ,

chuyên chính vô sản là vần đề nội dung mấu chốt của cách mạng XHCN

Chuyện chính vô sản hoàn toàn không phải là nền độc tài, chuyên chế, là đốilập với dân chủ như các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền Năm 1919,

trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” Lênin lại tiếp tục chỉ rõ: “Chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực Cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cáỉ bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó, chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức

xã hội về lao động cao hơn, so với CNTB Chuyên chính vô sản có nghĩa là chỉ

có một giai cấp nhất định - tức công nhân thành thị và nói chung, công nhân nhà máy, công nhân công nghiệp - mới có khả năng lãnh đạo được toàn thể quần chúng lao động và những người bị bóc lột trong cuộc đấu tranh để lật đổ ách tư bản, trong chính ngay quá trình lật đổ ách đó, trong cuộc đấu tranh để duy trì và củng cố thắng lợi trong sự nghiệp sáng tạo ra một trật tự xã hội mới, trật tự XHCN, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để hoàn toàn xóa bỏ giai cấp”.

C Mác, Ph Ăngghen và V.I.Lênin trong các tác phẩm kinh điển của mình,

mặc dù chưa sử dụng thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” nhưng đã xác lập về tư

tưởng những giá trị cốt lõi, đặc trưng, đó là nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nướckiểu mới hợp hiến, hợp pháp, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Theo đó, nhà

nước không còn là cơ quan “đứng trên xã hội” mà là nhà nước phục tùng xã hội,

“nhà nước không còn nguyên nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”; nhân dân không còn là “nhân dân của nhà nước” mà tự quyết định, sáng tạo nên nhà nước, là chủ

thể của quyền lực nhà nước Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, mangbản chất giai cấp công nhân, vì con người, giải phóng con người, bảo vệ con người;đồng thời, tổ chức, hoạt động theo pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật

* Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 6

Ngay từ những ngày đầu thiết lập chính quyền cách mạng, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã khẳng định mô hình nhà nước của Việt Nam là Nhà nước dân chủ Người

viết: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” Người còn

nhấn mạnh, bản chất Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân và dặn dò cán bộ:

“Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải

để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Người còn chỉ rõ cơ chế nhân dân giao quyền cho cơ quan nhà nước thông qua bầu cử theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.

2 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa kiến tạo phát triển đối với cách mạng Việt Nam hiện nay

* Quan niệm về nhà nước kiến tạo phát triển

“Nhà nước kiến tạo phát triển” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở rất

nhiều lĩnh vực Về mặt ngữ pháp, nhà nước kiến tạo phát triển không có từ gốc hoàntoàn khớp với tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ quốc tế khác mà nó được sử dụng để

chuyển dịch ý nghĩa của từ “developmental State” hoặc “develop-mental government”, là cụm từ được giới học thuật quốc tế sử dụng phổ biến trong mấy

thập kỷ gần đây để chỉ mô hình nhà nước mang đặc thù của một số quốc gia Đông

Á như Nhật Bản, Hàn Quốc Bởi vậy, khi đặt trong bối cảnh mô hình phát triển củacác quốc gia Đông Á trong những thập kỷ sau của thế kỷ XX - mà đặc trưng cơ bản

là nhà nước đóng vai trò lãnh đạo, định hướng sự phát triển kinh tế của đất nước

-thì việc chuyển ngữ “developmental State” thành “nhà nước kiến tạo phát triển” như ở Việt Nam là hợp lý và cần thiết nhằm tránh sự hiểu nhầm với “developed countries” nếu dịch nguyên nghĩa Thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” lần

đầu tiên được sử dụng bởi Chalmers Ashby Johnson (1982), khi nghiên cứu về mô

hình phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản ông nhận thấy rằng trong sự phát triển

“thần kỳ” đó, nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là về chiến lược phát

Trang 7

triển công nghiệp “rút ngắn” Theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển là thuật ngữ

dùng để chỉ một mô hình phát triển nằm giữa hệ thống kinh tế tư bản thị trường tự

do và hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung Điều này cho thấy, nhà nước kiến tạo pháttriển là mô hình nhà nước kết hợp được Ưu điểm, đồng thời khắc phục được nhượcđiểm của cả hai mô hình nhà nước điều chỉnh và nhà nước kế hoạch hóa tập trung,nhấn mạnh vai trò kiến tạo phát triển thông qua lựa chọn chính sách công một cáchduy lý và có kế hoạch, việc lựa chọn và thực hiện những chính sách phát triển này domột bộ máy chức nghiệp độc lập, chuyên nghiệp thực hiện

Ở Việt Nam, thuật ngữ “Chính phủ kiến tạo phát triển” lần đầu tiên được

đưa ra trong một bài viết của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào năm

2014 Thế nhưng, thuật ngữ này chỉ thật sự trở thành một định hướng của cảicách, từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra cam kết xây dựng một

“Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân” trong phát biểu nhậm chức của mình và nỗ lực đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua Tiến tới Đại hội XIII của đảng, đảng ta đã xác định: “Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành chính”.

* Những đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam

Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của nhà nước kiến tạo phát triển ởViệt Nam như sau:

Một là, nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam đặt mục tiêu phát triển lên

hàng đầu, xây dựng đồng bộ thể chế để tạo động lực cho đất nước phát triển nhanh

và bền vững, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, rút ngắn được khoảng cách

phát triển đối với các nước tiên tiến

Hai là, một nhà nước mạnh với trọng tâm là Chính phủ mạnh, sáng suốt, có

quyết tâm chính trị cao, có tầm nhìn vượt trước, chủ động và tích cực đổi mới đểđáp ứng với yêu cầu cao của sự phát triển đất nước: định hướng chiến lược pháttriển và xây dựng, thực hiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển theo phương

Trang 8

thức rút ngắn (tăng gia tốc phát triển) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp4.0.

Ba là, nhà nước vận hành trên nền tảng pháp quyền, kết hợp có hiệu quả tính

thượng tôn pháp luật, tuân thủ kỷ cương phép nước với phát huy mạnh mẽ dân chủ

Nhà nước phải thể hiện phẩm chất “liêm chính”, “công bộc” đối với nhân dân và

toàn xã hội, thúc đẩy đổi mđi và sự phát triển sáng tạo của mọi chủ thể trong mọimặt của đời sống xã hội

Bốn là, đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế trong định hướng “phát triển bao trùm”, bền vững cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, “không để một

ai bị bỏ lại phía sau”.

Năm là, xử lý có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường và xã

hội theo hướng: Nhà nước mạnh - thị trường hiệu quả - xã hội (người dân và doanhnghiệp) chủ động, sáng tạo

Sáu là, chuyển từ nhà nước “cai trị”, chỉ huy - quản lý hành chính quan liêu,

sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt trọng tâm vào quản lý phát triển quản trị phát triển - nhà nước phục vụ Pháp luật là tối thượng, nhà nước vừa làthiết chế quản lý xã hội, vừa là đối tác phát triển, đồng hành bình đẳng và có tráchnhiệm đối với mọi chủ thể trong xã hội; kết hợp có hiệu quả khu vực công và khuvực tư Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ phải hành động quyết liệt trong quản lý

-điều hành, “nói đi đôi với làm”.

* Những thuận lợi và thách thức đối với việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

Những thách thức: Về phương diện chính trị - xã hội, các quốc gia đang

phát triển phải đối mặt với quá trình dân chủ hoá mạnh mẽ, vị thế của xã hội ngày

càng được củng cố và bắt đẩu “tạo ra những tiền đề cho một số lớn dân chúng sử dụng những quy trình, thể chế chính trị để đòi hỏi quyền lợi của mình” Các nhà

nước phải đáp ứng những yêu cầu đa chiều đó thông qua việc tăng cường sự thamgia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếkết hợp với công bằng, phát triển bền vững

Trang 9

Về phương diện quản trị, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển với các nhàcầm quyền kỹ trị đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản trị nhà nước từ sử dụngmệnh lệnh - cai trị sang một nền quản trị dân chủ tham gia, nhà nước đổi mới theohướng công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm cao Việc thiếu một hệ thốngquản trị kết nối có hiệu quả giữa bộ máy nhà nước với người dân, thiếu niềm tincủa người dân vào bộ máy và hoạt động của nó, thiếu tính trách nhiệm của bộmáy và công chức, bệnh quan liêu, tập trung thái quá, áp dụng các quy tắc cứngnhắc sẽ là nguy cơ khiến cho quản trị quốc gia kém hiệu quả.

Về phương diện văn hoá, nhà nước kiến tạo phát triển phải đối mặt vớinhững vấn đề không mong muốn mà toàn cầu hoá đem lại như sự suy thoái cácgiá trị đạo đức, sự xói mòn các giá trị văn hoá, dẫn đến việc các nhà nước phảiđồng thời lo phát triển kinh tế với xây dựng, phát triển các giá trị văn hoá phù hợpvới nhu cầu phát triển

Liên quan đến khía cạnh tăng trưởng kinh tế phục vụ cho việc xây dựngnhà nước kiến tạo phát triên, các rào cản được thể hiện dưới rất nhiều hình thức

khác nhau như “các ràng buộc về quy định và luật pháp, đút lót, hối lộ, tham nhũng; bạo lực hay đe dọa bạo lực; những hành động phá hoại; các cuộc đình công của người lao động ”.

Ngoài ra, mỗi quốc gia khác nhau lại có những rào cản khác nhau mà chính

sự khác nhau này tạo ra sự khác biệt lớn trong thu nhập giữa các quốc gia Bởivậy, nhà nước kiến tạo phát triển phải nhận diện rõ các rào cản và thực hiện kiêntrì, bền bỉ các chính sách nhằm giảm các rào cản đối với tăng trưởng của một nềnkinh tế

Chất lượng thể chế yếu kém là một rào cản khá phổ biến và cộng hưởng vớicác yếu tố khác làm ảnh hưởng tiêu cực đến xây dựng nhà nước kiến tạo pháttriển Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng "thể chế là nguyên nhân quan trọngnhất (có thể là duy nhất) cho một quốc gia thịnh vượng hay lụn bại"(10) Nhànước lại là chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thiết kế thể chế nhằmthúc đẩy hoặc cản trở các quá trình phát triển của quốc gia đó

Trang 10

* Những điều kiện để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

Một là, các điều kiện về nhận thức và quyết tâm chính trị Đầu tiên, cần có

một đội ngũ lãnh đạo chính trị có tầm nhìn phát triển xuyên suốt, nhất quán và tậptrung vào các mục tiêu phát triển của toàn bộ quốc gia để “chủ động dẫndắt”(11)và chia sẻ, thu hút sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân Đây cũng là điều kiện

để tạo ra một ý chí chính trị chung, mạnh mẽ của tất cả các bên liên quan trong xãhội, làm tiền đề, cơ sở cho việc xây dựng một nhà nước kiến tạo phát triển

Hai là, các điều kiện về thể chế Thể chế tốt sẽ giúp cho việc xây dựng nhà

nước kiến tạo phát triển theo những nguyên tắc nhất quán và tạo nền tảng pháp lýtốt cho mọl hoạt động của nhà nước và các bên liên quan

Ba là, điều kiện về con người Điều kiện này làm nên một bộ máy hành

chính có thể hoạch định, thực thi chính sách linh hoạt, chủ động, sáng tạo và hiệuquả, nhất là khi có sự gắn kết trong nội bộ bộ máy với nhau và gắn kết giữa độingũ này với các bên liên quan khác như giới đau tư, giới kỹ thuật và người dân ^

* Cơ hội, thách thức và định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, cần dựa trên ba trụ cột cơ bản là một nhà nước pháp quyển

xã hội chủ nghĩa hiện đại, một nền kinh tế thị trường phát trien hiệu quả và một xãhội phát triển ở trình độ cao, trong đó thượng tôn pháp luật là nguyên tắc chủ đạochi phối các tương tác trong xã hội

Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là một đòi hỏi khác quan để vượtqua những khó khăn, thách thức hiện nay, tạo động lực phát triển mạnh mẽ đưađất nước phát triển nhanh – bền vững, từng bước rút ngắn khoảng cách đối với cácnước tiên tiến Việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam có những

cơ hội, thuận lợi, nhưng cũng đứng trước nhiều trở ngại

Về những cơ hội, thuận lợi:

Bối cảnh phát triển đất nước đang cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, mô hình

và thể chế phát triển, do đó phải tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh

Trang 11

đạo của Đảng, đổi mới vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và phươngthức - cơ chế hoạt động của Nhà nước

Hiến pháp năm 2013 được ban hành với mục tiêu bao trùm là xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là khung khổ pháp lý cho xây dựng nhànước kiến tạo phát triển

Tinh thần quyết tâm xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển được sự đónnhận và ủng hộ rộng rãi trong các tầng lớp xã hội, đều có mong muốn và khátvọng đất nước phát triển nhanh, bền vững

Những nước đang phát triển như Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều bài học

từ kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các nước đi trước trong việc xâydựng nhà nước kiến tạo phát triển

Về những trở ngại:

Tư duy phát triển sáng tạo trong sự lãnh đạo và quản lý đất nước chưa theokịp với những yêu cầu phát triển của đất nước và những bước phát triển, thay đổinhanh và mạnh của thế giới Chưa có sự chuyển biến mạnh và đồng bộ về nhậnthức trong cả hệ thống chính trị về xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

Ảnh hưởng nặng nề của mô hình phát triển - tăng trưởng theo chiều rộng,tạo nên sức ỳ không dễ đổi mới

“Sức ỳ” đối với đổi mới hệ thống chính trị nói chung và đổi mới Nhà nước

nói riêng la một trở lực lớn đối với xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển

Đội ngũ cán bộ, công chức chứa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu nhà nướckiến tạo phát triển

Khó khăn trong việc chế định hợp lý, hiệu quả vai trò và mức độ can thiệpcủa Nhà nước trong quan hệ với thị trường va xã hội trong những điều kiện cụ thể,trong việc xử lý mối quan hệ giữa tăng cường kỷ cương phép nước, thượng tônpháp luật với phát huy dân chủ trong toàn xã hội, thu hút rộng rãi các lực lượng xãhội vào phát triển và quản lý phát triển

Trang 12

II SỰ VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời gian qua

Lý luận và lịch sử về nhà nước và pháp luật cho thấy, nhà nước phápquyền là một trong những giá trị chung của nhân loại tiến bộ, đề cao pháp luật,thể hiện ước muốn, khát vọng của con người về một xã hội dân chủ và bìnhđẳng Sự ra đời của mô hình nhà nước này từ nhận thức lý luận đến thực tiễn đã

có những tác động tích cực, to lớn không thể phủ nhận với đời sống con người.Nhiều quốc gia tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã kế thừa, vận dụng để xâydựng mô hình nhà nước pháp quyền ở những mức độ khác nhau

Tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thựctiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi trọng, đềcao việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và

vì nhân dân, được thể hiện rõ nét trong các văn kiện Hội nghị thành lập Đảng,Đại hội Đảng lần thứ I, đặc biệt, được cụ thể hóa trong bản Tuyên ngôn Độc lập,khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945)

Đó là một Nhà nước với tinh thần xuyên suốt là: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ Tức là nhân dân làm chủ” Tư tưởng này cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp năm

1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta với việc hiến định quyền lực nhànước là của nhân dân, do nhân dân, để phụng sự lợi ích của nhân dân Theo đó,

bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng của

nhân dân; đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là “các ông quan cách mạng” mà là “công bộc của nhân dân”, chăm lo cho sự ấm no, hạnh phúc của

nhân dân; pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là công cụ để bảo

vệ, thực hiện lợi ích vì con người

Trang 13

Quan điểm về xây dựng và hoàn thiện nhà nước tổ chức và hoạt động theopháp luật trong các văn kiện Đại hội II, III, IV, V, nhất là Đại hội VI, VII củaĐảng được đề cập, phát triển và thể chế hóa trong các bản Hiến pháp các năm:

1959, 1980, 1992, cho dù thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” chưa được sử dụng.

Đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế, nhận thức và tưduy lý luận của Đảng ta đã có bước phát triển mới trong xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN, theo đó, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (tháng 11-

1991), lần đầu tiên thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” chính

thức được Đảng ta đề cập và được khẳng định rõ hơn tại Hội nghị toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994), đồng thời, tiếp tục được bổ sung, phát triểnqua các kỳ đại hội Đảng tiếp theo

Đây là cơ sở chính trị để Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), thể chế hóa tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Tiếp đó, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) với quan điểm kế thừa, pháttriển, Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức; Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp

Ngày đăng: 26/12/2024, 08:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w