1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo Án Ôn tập cuối kì 1 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống

120 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,78 MB

Nội dung

Truyện là một loại tác phẩm văn học: + kể lại một câu chuyện + có cốt truyện + nhân vật + không gian, thời gian + hoàn cảnh diễn ra các sự việc.. Cốt truyện: gồm các sự kiện chính được s

Trang 1

Ôn tập học kì 1.

Trang 2

I, KHÁI QUÁT TRI THỨC THỂ LOẠI VH.

a Truyện.

Truyện là một loại tác phẩm văn học:

+ kể lại một câu chuyện

+ có cốt truyện

+ nhân vật

+ không gian, thời gian

+ hoàn cảnh diễn ra các sự việc.

+ Là truyện viết cho trẻ em:

+ có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa

+ Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

b Truyện đồng thoại

A Phần Văn:

1/ Văn bản truyện - Truyện đồng thoại.

Trang 3

Cốt truyện: gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trình tự nhất định: có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện Người kể chuyện có thể ở ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba.

Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là

thần tiên, ma quỷ, đồ vật, con vật

Lời người kể chuyện và lời nhân vật:

- Người kể chuyện thuật lại các sự việc trong câu chuyện.

- Lời nói trực tiếp của nhân vật (độc thoại hoặc đối thoại).

Trang 4

b NHÂN VẬT TRUYỆN: MIÊU TẢ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KỂ

1 Ngoại hình : dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình,

gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục )

2 Hành động : những cử chỉ, việc làm thẻ hiện cách ứng xử của nhân vật với bản thân và thể giới xung quanh.

3 Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại.

4 Thế giới nội tâm : những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Trang 5

2/ Văn bản Thơ.

a.Thơ:

Là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống: + Những cảm xúc chất chứa, cô đọng.

+ Những tâm trạng dạt dào.

+ Những tưởng tượng mạnh mẽ.

+ Ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu.

Trang 6

b ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ ( Biểu cảm)

Mỗi bài thơ thường được

ẩn dụ, điệp ngữ )

Nội dung chủ yếu của thơ

là thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống Thơ có yếu tố miêu tả, tự sự nhưng những yếu tố đó chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Trang 7

+ Câu lục: B T B + Câu bát: B T B B

- Các tiếng lẻ: 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luận

- Trong câu bát nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang thì tiếng thứ 8 phải

là thanh huyền và ngược lại.

- Vần: Tiếng cuối của dòng sau vần với tiếng thứ sau của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo.

Nhịp

+ Ngắt nhịp chẵn + Câu lục 2/2/2, 2/4, 4/2

+ Câu bát 4/4, 2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2

Trang 8

4.Tìm hiểu chung về kí

1 Kí

Kí là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thực.

Trong kí có + kể sự việc, tả người, tả cảnh, cung cấp thông tin

và thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết

+ Có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc, có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc;

Ngôi kể thư nhất: với một số thể loại kí, tác giả thường là người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến

sự việc.

Trang 9

1 Kí

Trình tự kể: theo trình tự thời gian.

Kí có nhiều loại: kí sự, phóng sự, du kí, hồi kí

1 Du

Du kí là thể loại ghi chép vể những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó Người viết kể lại hoặc miêu tả những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.

Trang 11

Bài Kiến thức tiếng Việt Ví dụ

Từ đơn là từ chỉ có một tiếng Bàn, ghế, bút, thước,…

- Từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành Từ phức được phân làm hai loại (từ ghép và từ láy).

+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.

+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm.

 

- Từ ghép: bàn ghế, nhà cửa, quần áo, xe đạp, bút bi,…

 

- Từ láy: đăm đăm, long lanh, lung linh, lom khom, lác đác,… Nghĩa của từ:

Là nội dung mà từ biểu thị (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ…)

- “Tự đắc”: tự cho mình là hay

là giỏi.

- “Cốt lõi”: cái chính và quan trọng nhất.

So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên

cả đất ( Tô Hoài)

Nhân hóa:

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con

người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- “Những làn gió thơ ngây Truyền âm thanh đi khắp”.

Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn

mạnh.

Chẳng ai cảm hóa các bạn mà các bạn cũng chẳng cảm hóa ai.

( E- xu – pe- ri)

Trang 12

Gõ cửa

trái tim

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác

có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

- Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai.

( Hoàng Trung Thông) Dấu ngoặc kép: - Dùng để đánh dấu tên tài liệu, sách, báo dẫn trong câu.

- Trích dẫn lời nói được thuật lại theo lối trực tiếp.

- Đóng khung tên riêng tác phẩm, đóng khung một từ hoặc cụm từ cần chú ý, hay hiểu theo một nghĩa đặc biệt.

Con bảo:

- “ làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

( Ta- go)

Đại từ nhân xưng

- Đại từ thường dùng để xưng hô (tôi, chúng tôi, chúng ta ); để hỏi (ai,

gì, bao nhiêu, mấy, thế nào );

- Đại từ chỉ ngôi là những đại từ để chỉ ngôi:

( Ta- go)

Trang 13

BÀI 3( Yêu thương và chia sẻ)

Mở rộng thành phần chính bằng cụm từ: Cụm

danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

 

I NHẮC LẠI LÍ THUYẾT

1 Vai trò của việc mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

- Thành phần chính của câu có thể là một từ, hoặc một cụm từ.

- Dùng cụm từ làm thành phần chính của câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe

Trang 14

2 Các loại cụm từ:

 a Cụm danh từ

– Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo

thành

– Cấu tạo của cụm danh từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các từ đứng trước danh từ trung tâm thường thể hiện số lượng sự vật mà danh từ

trung tâm thể hiện: Ví dụ: các, những, một, tất cả

+ Phần trung tâm: danh từ chính

+ Các phụ ngữ ở phần sau nêu đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian

Ví dụ: tất cả những/ bài hát/ về mẹ ấy

+ tất cả những: PT

+ bài hát: PTT

+ về mẹ ấy: PS

Trang 15

b Cụm động từ

– Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp vói một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

– Cấu tạo của cụm động từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thòi gian, sự tiếp diễn tương tự, khẳng định, phủ định,…

Trang 16

c Cụm tính từ

– Cụm tính từ là loại tổ họp từ do tính từ kết họp với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo

thành

– Cấu tạo của cụm tính từ có đầy đủ 3 bộ phận:

+ Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị sự tiếp diễn tương tự; sự khẳng định hoặc phủ định hành động; mức độ của đặc điểm, tính chất;…

Trang 17

d Lưu ý:

– Không phải lúc nào các cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ cũng có cấu tạo đầy đủ như trên Có thể các cụm từ này chỉ bao gồm: Phụ ngữ trước và phần trung tâm hoặc phần trung tâm và phụ ngữ sau

Ví dụ: + rộng/ mênh mông cụm tính từ có cấu tạo gồm hai bộ phận: PTT (rộng) và PS

Trang 18

BÀI 4( Quê hương yêu dấu)

1 Từ đa nghĩa: 

Từ đa nghĩa là từ có hai hay nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

Ví dụ: Từ "ăn" có hơn 10 nghĩa, trong đó có các nghĩa như: a) đưa thức ăn vào cơ

thể qua miệng (ăn cơm); b) ăn uống nhân dịp gì đó (ăn Tết); c) máy móc phương tiện giao thông tiếp nhận nhiên liệu (tàu ăn than);

2. Từ đồng âm:

Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

 Ví dụ: đường với nghĩa chất kết tinh có vị ngọt (ngọt như đường) đồng âm

với đường có nghĩa lối đi được tạo ra để nối các nơi (đường đến trường).

Trang 19

Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa Để hiểu đúng nghĩa của từ

trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ

Ví dụ: Trong bài ca dao sau, tác giả đã cố ý dùng từ lợi theo hai nghĩa: "Bà già đi chợ

Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/ Thầy bói gieo quẻ nói rằng/ Lợi thì

có lợi nhưng răng chẳng còn".

Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa:

*Giống nhau: Đều có hình thức âm thanh giống nhau ( đọc và viết).

Trang 20

- Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển.

Từ đa nghĩa: bản chất là một từ, có nhiều nghĩa, các nghĩa có mối liên quan, nghĩa

chuyển bao giờ cũng sinh ra trên cơ sở nghĩa gốc

Trang 21

So sánh : - Giống nhau: Có hình thức âm thanh giống nhau

Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

- Phải nghĩ cho chín rồi hãy nói

- Phải nghĩ cho kĩ rồi hãy nói

Trang 22

3 Biện pháp tu từ hoán dụ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

- Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Trang 23

4 Thành ngữ

a Ví dụ:

Thành ngữ: ăn xổi ở thì

Giải nghĩa: cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến chuyện

ổn định lâu dài (xổi: tạm bợ, chóng vánh; ăn xổi: ăn ngay, có ngày nào, ăn ngày ấy; ở thì: sống tạm bợ).

nghĩa của thành ngữ cần căn cứ vào ngữ cảnh sử dụng

Thành ngữ

là cụm từ cố định, biểu thị một ý tương đối hoàn chỉnh

Trang 24

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT( bài 5)

Câu 1 Ở tiết học trước, trong phần thực hành tiếng Việt, em đã được học

các biện pháp tu từ nào? Hãy kể tên

Câu 2 Hãy nối các từ ở cột A với các khái niệm ở cột B ở cho phù hợp

 Ẩn dụ

Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng đề làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diện đạt

 Hoán dụ

Gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng, khái niệm khác dựa trên nét tương cận nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

 So sánh

Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

 Nhân hóa

là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những

sự vật không phải là người để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

Trang 25

I Nhắc lại lí thuyết. Các biện pháp tu từ

Phân biệt giữ ẩn

dụ và hoán dụ:

Điểm giống:

Điểm giống: gọi tên sự vật hiện tượng này (A) bằng tên sự vật hiện tượng khác (B)

Điểm khác: Mối quan hệ giữa A Ẩn dụ. Hoán dụ

và B là quan hệ tương đồng (điểm giống nhau)

Mối quan hệ giữa A

và B là quan hệ tương cận (điểm gần gũi, đi liền với nhau)

Trang 26

II Dấu câu

1 Dấu ngoặc kép.

Ví dụ: a Cộng đồng loài én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng,

không mảy may nghĩ đến sự hiện diện của nhóm du khách.

b Văn bản “Hang Én” trích dẫn văn bản viết giới thiệu về

hang Én trên trang thông tin điện tử Sở Du lịch Quảng Bình,

14/10/2020.

c Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.

Đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt

Đánh dấu tên tác phẩm,

văn bản, quyển sách,

chương trình Đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.

Trang 27

2 Dấu phẩy

Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 

Ngăn cách các vế của một câu ghép.

Trang 28

3 Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang dùng trước trích dẫn lời nói của nhân vật.

Dấu gạch ngang dùng để liệt kê

Dấu gạch ngang để nối các từ.

Trang 29

C TẬP LÀM VĂN

ÔN TẬP KĨ NĂNG VIẾT:

BÀI 1: Kể lại một trải nghiệm của bản

thân NHẮC LẠI LÍ THUYẾT

Ôn tập cách viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.

1 Yêu cầu đối với bài văn kể một trải nghiệm

- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra

- Sắp xếp sự việc theo một trình tự hợp lí

- Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể

Trang 30

2 Hướng dẫn quy trình viết

a Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết .

* Chọn lựa đề tài

Chọn đề tài mà câu chuyện hướng đến: tình bạn, tình mẹ con, tình yêu quê hương, tình thầy trò,

Để xác định được đề tài, em có thể hồi tưởng lại những kỉ niệm đáng nhớ Ví dụ:

- Một kỉ niệm sâu sắc với gia đình, bạn bè

- Một lỗi lầm của bản thân

- Khám phá một vùng đất hoặc quyển sách mới

- Khi chuyển đến một ngôi trường mới, làm quen với bạn mới

Trang 31

* Thu thập tư liệu

Em hãy tìm tư liệu cho bài viết bằng một số cách sau:

- Nhớ lại những sự việc, trải nghiệm đã để lại cho em kỉ niệm sâu sắc

- Đọc lại câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên, Nếu cậu muốn có một người bạn và

bài văn ở mục Phân  tích bài tham khảo: Người bạn nhỏ

để học cách các tác giả kể trải nghiệm của họ

- Tìm lại những hình ảnh đã lưu giữ có liên quan đến câu chuyện

Trang 32

b Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

- Sự việc chính:

+ Đó là chuyện gì? (tên sự việc được kể)

+ Xảy ra ở đâu ? (nghĩ đến không gian, địa điểm diễn ra câu chuyện định kể)

+ khi nào? ( nghĩ đến thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều )

+ Họ đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (nhân vật và em nói chuyện gì, lời nói cụ thể,

cử chỉ, hành động của người ấy ra sao )

Trang 33

- Cốt truyện:

+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào?

(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc)

- Ý nghĩa: Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? (Trải nghiệm cho em nhận thức được kiến thức

gì, bài học nào sâu sắc)

- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại? (biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp)

* Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba phần lớn của bài văn, gồm:

+ Mở bài: Dùng ngôi thứ nhất để kể, giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

 

+ Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các

sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về câu chuyện vừa kể.

Trang 34

c Bước 3: Viết

Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn kể về trải nghiệm của mình

d Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Đọc kĩ bài viết của mình và khoanh tròn những lỗi chính tả, lỗi sử dụng từ ngữ (nếu có) Sau đó sửa lại các lỗi đó

- Gạch chân những câu sai ngữ pháp bằng cách phân tích cấu trúc ngữ pháp và sửa lại cho đúng (nếu có)

Trang 35

BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Đề 1: Kể về một lần em được về thăm người thân ở quê nhà.

Kì nghỉ hè vừa rồi của bạn thế nào? Còn tôi, tôi đã có một kì nghỉ vô cùng thú vị Thú

vị vì tôi được trải nghiệm những ngày nghỉ hè ý nghĩa, bên ông nội tôi, người tôi luôn yêu kính

Kì nghỉ hè bắt đầu rồi mà bố mẹ tôi vẫn đi làm, chị tôi vẫn đi học Tôi mạnh dạn xin với bố mẹ, cho tôi được về thăm quê, ở với ông, cho ông đỡ buồn mà tôi cũng bớt nhớ ông tôi Bố tôi mỉm cười trước lời đề nghị ấy, còn mẹ tôi cũng rất hài lòng vì cậu con trai đã có ý kiến riêng

Sáng hôm ấy, bố tôi gửi tôi lên chiếc xe khách quen thuộc mà mỗi lần về quê chúng tôi thường đi Tạm biệt thành phố ồn ào, tôi trở về quê với niềm vui sướng vì sắp được gặp ông tôi, được sống những ngày yên bình ở làng quê yêu dấu Khi vừa xuống xe

khách, tôi xách ba lô rảo bước trên con đường làng quen thuộc, hai bên đường là cánh đồng lúa chín vàng trải rộng mênh mang

Trang 36

Trước mắt tôi, ngôi làng xinh xắn nấp sau bụi tre xanh mát A! Đây rồi, làng tôi, ngôi làng mà bố tôi lớn lên, và tôi cũng có biết bao kỉ niệm gắn bó với ông bà tôi và các anh chị em họ nữa Tôi vô cùng háo hức!

Từ xa, tôi đã nhận ra bóng hình thân thuộc của ông tôi Vẫn vóc dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn, ông tôi đang đứng đó đợi tôi Cây đa đầu làng vẫn thế, tỏa bóng mát dịu hiền, vươn những cánh tay chắc nịch tỏa bóng râm đón đợi Từ xa, ông đã nhận ra tôi:

- Bin à, Bin ơi, có đúng Bin không?

- Cháu đây, cháu chào ông! Cháu rất nhớ ông!

Lúc này, tôi ôm chầm lấy ông, cảm nhận từng hơi ấm từ đôi tay gầy gầy xương xương của ông Ngước nhìn ông tôi, tôi nhận ra ông gầy hơn, tóc ông bạc trắng như cước, đôi mắt ông mờ đục hơn xưa, nhưng ánh mắt vẫn hiền từ đưa nhìn tôi vô cùng âu yếm Ông đưa nhìn tôi Ông khen tôi giỏi vì dám đi xe một mình về quê Ông còn liên tục kể về những lo lắng hồi hộp khi biết tôi về ở quê với ông

Trang 37

Những ngày ở trên quê vô cùng thú vị Ông cháu tôi có bao nhiêu việc để làm Từ ngày bà mất, ông không đi đâu xa, ông chỉ ở quê chăm sóc cho khu vườn, ngôi nhà của ông bà Vì thế, mỗi lần trở về, tôi đều nhận thấy dù vắng bà nhưng ngôi nhà vẫn sạch đẹp, đầy hoa trái, cảm giác như vẫn có đôi bàn tay của bà tôi.

Hàng ngày, tôi cùng ông trò chuyện Tôi nghe ông kể chuyện chiến tranh, ông đi đánh giặc như thế nào, bị thương ra sao Tôi nghe như nuốt lấy từng câu chuyện, và lòng dâng lên niềm tự hào, yêu kính ông vô cùng, vì ông đã chiến đấu cho tôi được sống trong hòa bình Rồi tôi được cùng ông đi câu cá ngoài sông Tôi biết thế nào là kiên nhẫn, là hạnh phúc của lao động trên sông Lại còn những buổi trời mưa bất chợt, tôi cùng ông sang nhà bác Nhung chạy lúa cho bác Tôi biết cầm chổi quét lúa

để cứu cả sân lúa trước cơn mưa rào mùa hạ Từ đó, tôi hiểu thế nào là tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau Những bữa cơm đạm bạc của hai ông cháu cứ vui như tết, những giấc ngủ ngon lành dưới cánh tay ông khi người ta cắt điện giữa trưa hè Chao ôi! Còn nhiều, còn nhiều thú vị nữa !

Trang 38

Kì nghỉ hè khép lại, tôi trở lại thành phố Cuộc sống nhộn nhịp, đông đúc nơi phố xá không làm tôi vơi đi nỗi nhớ ông, nhớ quê, thèm cái cảm giác yên tĩnh khi ở bên ông Tạm biệt ông, tôi mang theo biết bao kí ức đẹp đẽ, hình ảnh ông hiền từ, nhân hậu, chắt chiu cứ hiện lên trong tâm trí Tôi càng hiểu, càng yêu mến, tự hào về ông tôi, về hai tiếng quê hương.

Trải nghiệm của tôi đơn giản vậy đó Tuy không phải là những chuyến du lịch đắt tiền đến những miền đất xa lạ Nhưng về quê, sống bên ông nội tôi, chắc chắn đó

là trải nghiệm của hạnh phúc và bình yên nhất của tôi

 

Trang 39

ÔN TẬP NÓI VÀ NGHE:

Bài nói tham khảo:

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân.

Xin chào Cô và các bạn Tôi tên là , học lớp , trường

Sau đây tôi xin kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong đời của mình Trước khi bắt đầu bài nói của mình, tôi có một câu hỏi "Các bạn học sinh đã bao giờ dầm mưa rồi cảm lạnh chưa ạ?" Khi đó bạn có những cảm xúc như thế nào? Bản thân tôi cũng đã từ trải nghiệm cảm giác không mấy dễ chịu ấy Sau đây tôi xin kể lại trải nghiệm đáng nhớ đó của mình

Quả đúng như lời hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho

ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy

Trang 40

      Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.

      Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi, tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”

Ngày đăng: 24/12/2024, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w