1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác cảng Đường khai thác cảng Đường thủy

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Được xem là một trong những cảng biển lớn và hiện đại nhất của cả nước,Cảng Cát Lái không chỉ là một điểm giao thoa quan trọng trong hệ thống vận tải biểncủa Việt Nam mà còn có ảnh hưởng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO CUỐI KÌ KHAI THÁC CẢNG ĐƯỜNG THỦY

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

CONTAINER TẠI CẢNG CÁT LÁI

Bình Dương, tháng 10 năm 2022

Trang 2

(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)

tối đa

Cán bộ Cán bộ Điểm thống chấm 1 chấm 2 nhất

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đây là báo cáo thực tập của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin và tài liệu trình bày trong báo cáothực tập có ghi rõ nguồn gốc trích dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ

lòng biết ơn đến TS đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và

nghiên cứu đề tài này Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay,

em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy

Bài báo cáo cuối kì này em thực hiện trong khoảng thời gian 1 tháng Bướcđầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy

để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện

bổ sung, nâng cao kiến thức của mình

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 2

5 Ý nghĩa của đề tài 3

6 Kết cấu 3

Trang 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1.1 Khái quát chung về cảng biển 4

1.1.1 Khái niệm cảng biển 4

1.1.2 Chức năng của cảng biển 5

1.1.3 Vai trò của cảng biển trong hệ thống logistics 5

1.1.4 Phân loại cảng biển 6

1.2 Khái quát về bãi container 7

1.2.1 Khái niệm bãi container 7

1.2.2 Chức năng của bãi container 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN DOANH NGHỆP VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CONTAINER TẠI CẢNG CÁT LÁI 10

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp 10

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp 10

Trang 7

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 13

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức doanh nghiệp 14

2.1.4 Tình hình hoạt động 16

2.2 Thực trạng khai thác container tại cảng Cát Lái 18

2.2.1 Sản lượng hàng hóa thông qua tại cảng Cát Lái 18

2.2.2 Luân chuyển container tại cảng 20

v

Trang 8

2.3 Khó khăn bất cập tại cảng Cát Lái 23

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 26

3.1 Thực hiện các chính sách khuyến khích giải phóng hàng 26

3.2 Thực hiện cam kết khi nhận hàng 27

3.3 Dự báo và bố trí phù hợp việc tiếp nhận các container hàng 27

KẾT LUẬN 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 9

Bảng 2.3: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển TP Hồ Chí

18Minh giai đoạn năm 2020 - 2022

Trang 10

Hình 2.3: Bản đồ cảng biển thuộc sự quản lý của Tổng

19Công ty Tân Cảng Sài Gòn

5 Hình 2.4: Các tuyến nội Á hàng tuần của cảng Cá Lái 20

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã tiến sâu vào quá trình hộinhập với nền kinh tế toàn cầu Điều này rõ ràng qua việc Việt Nam trở thành thành viêncủa nhiều tổ chức kinh tế quan trọng như ASEAN, WTO và ký kết các thỏa thuậnthương mại quốc tế như AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA, CPTPP và EVFTA Nhờvào những điều kiện này, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đang trở nên ngày càngthuận lợi, thu hút sự quan tâm và đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài Hệ thốngcảng biển của Việt Nam đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, với 80% lượng hàng hóaxuất nhập khẩu của quốc gia được vận chuyển qua đường biển

Nhìn lại bức tranh kinh tế biển Việt Nam trong thời gian qua có những thànhtựu đáng kể bằng chứng cho thấy từ Bắc vào Nam, Việt Nam có các cảng biển vớitrang thiết bị xếp dỡ hiện đại, đủ điều kiện đón các tàu lớn quốc tế cập cảng xếp dỡhàng hóa, tuy nhiên, vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và thách thức Việc phát triển kinh

tế biển ở một số nơi, một số khu vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến môitrường, kinh tế - xã hội các địa phương, vùng miền

Nhờ có bờ biển dài 3260 km chạy dài từ Bắc vào Nam, do đó các cảng

Trang 12

có cảng Hải Phòng, miền Trung có cảng Quốc tế Dung Quốc và ở Miền Nam

có cảng Cát Lái và cảng nước sâu Cái Mép.

Trong đó cảng Cát Lái đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế củaViệt Nam Được xem là một trong những cảng biển lớn và hiện đại nhất của cả nước,Cảng Cát Lái không chỉ là một điểm giao thoa quan trọng trong hệ thống vận tải biểncủa Việt Nam mà còn có ảnh hưởng đến thương mại quốc tế và khu vực Châu

Á - Thái Bình Dương Với vị trí chiến lược và khả năng tiếp nhận các tàu biển lớn,Cảng Cát Lái đóng vai trò quan trọng trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóacủa cả miền Nam và toàn quốc Mỗi năm cảng Cát Lái chiếm đến 86% sản lượngcontainer xuất nhập khẩu của TP HCM [5] Nâng cao hoạt động tại cảng này sẽ có

1

Trang 13

tác động trực tiếp đến hiệu suất và khả năng phục vụ thương mại quốc tế và kinh tếtrong khu vực Tuy nhiên, Cảng Cát Lái đối diện với một số vấn đề tắc nghẽn do sốlượng container thông qua quá khả năng tiếp nhận của cảng Hay việc hạn chế về cơ

sở hạ tầng đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động khai thác container tại cảng Do đó

tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động khai thác container tại cảng

Cát Lái” nhằm đưa ra một số các giả pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả

hoạt động khai thác container tại cảng Cát Lái.

2 Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động khaithác container tại cảng Cát Lái Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài này như sau:

- Phân tích thực trạng hoạt động khai thác container tại cảng Cát Lái

- Đánh giá các yếu tố tác động đến hoạt động khai thác container tại cảng Cát

Lái

-Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động khai thác contianer tại

Trang 14

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hoạt động khai thác contianer tại cảng Cát Lái.

Thời gian tài liệu: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 10 năm 2023.

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Để hoàn thành bài báo cáo, em đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu đó là:

Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập những thông tin về tình hình phát triển của cảng trên các bài báo, tổng cục thống kê TP Hồ Chí Minh, tổng cục hải quan

2

Trang 15

hoặc thu thập từ những bài nghiên cứu về việc phát triển kinh tế cảng biển của cácchuyên gia.

Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu điều ra thu được, tiến hànhphân tích đánh giá để có thể đánh giá được các yếu tố tác động đến hoạt động khaithác container tại cảng Cát Lát

5 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa đối với chính bản thân em, giúp em nắm rõ hiểubiết về quá trình khai thác container hàng hóa của một cảng biển, hiểu và xác định

ưu điểm, nhược điểm, đề từ đó đề xuất một số giải pháp cho cảng Cát Lái nhằmnâng cao hoạt động khai thác container

6 Kết cấu

Báo cáo được chia làm 3 phần bao gồm các nội dung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Tổng quan doanh nghiệp và thực trạng hoạt động khai tháccontainer tại cảng Cát Lái

Trang 16

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái quát chung về cảng biển

1.1.1 Khái niệm cảng biển

Khái niệm cảng biển được định nghĩa và giải thích cụ thể theo nghị định

104/2012/NĐ-CP: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng,

được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động

để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác”.[1]

Khu vực cảng nước, thường được hiểu là khu vực được giới hạn để thiết lậpcác phân khu quan trọng trước khi tàu vào cảng Nó bao gồm vùng quay tàu, khuneo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, khu đón trả hàng hóa, và khu kiểm dịch.Ngoài ra, nó cũng bao gồm khu vực cần thiết để xây dựng các cơ sở liên quan đếnhoạt động cảng biển Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạtđộng an toàn và hiệu quả của tàu ra vào cảng, bao gồm cả khu vực vũng chờ và khunước trước cảng

Khu vực đất cảng là khu vực được chỉ định để phát triển các công trình nhưcầu cảng, kho hàng, bãi lưu trú, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ logistics, hệ thốnggiao thông, hệ thống thông tin và liên lạc, cung cấp năng lượng và nước, cũng nhưlắp đặt các thiết bị cần thiết Cầu cảng, trong số đó, là một phần quan trọng thuộc

Trang 17

bến cảng, được sử dụng để neo đậu tàu biển, thực hiện việc bốc dỡ hàng hóa, phục

vụ hành khách và thực hiện các dịch vụ khác Bến cảng có thể bao gồm một hoặcnhiều cầu cảng

Cảng biển có thể chứa một hoặc nhiều bến cảng, và mỗi bến cảng có thể cómột hoặc nhiều cầu cảng Bến cảng bao gồm các yếu tố như kho lưu trữ, bãi đậu,nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống liên lạc, cung cấp điện và nước, luồngvào bến cảng, cùng với các cơ sở phụ trợ khác Cầu cảng, một phần quan trọngthuộc bến cảng, thường được sử dụng để neo đậu tàu biển, thực hiện công việc bốc

dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách, và cung cấp các dịch vụ khác

4

Trang 18

1.1.2 Chức năng của cảng biển

Chức năng vận tải: Từ khi xuất hiện, cảng biển đã đóng vai trò quan trọngtrong hệ thống vận tải quốc gia bằng việc kết nối các tuyến vận tải đa dạng nhưđường bộ, đường sông, đường sắt và hàng không Nó tập trung vào việc thực hiệnnhiệm vụ vận chuyển hàng hoá qua nhiều phương thức vận tải khác nhau

Chức năng thương mại: Với vai trò là trung tâm giao thông quan trọng kết nốicác tuyến đường vận tải như đường sông, đường sắt và đường bộ, cảng biển từ lúcmới thành lập đã trở thành điểm tập trung cho hoạt động buôn bán và trao đổi hànghóa từ khắp nơi Đặc biệt, các khu vực cảng ưu việt vị trí địa lý, nằm trên các tuyếnhàng hải quốc tế, liên kết các châu lục và khu vực kinh tế sôi động, là nơi hoạt độngthương mại diễn ra sôi động hơn bao giờ hết Những khu vực này nhanh chóng trởthành trung tâm thương mại không chỉ trong vùng mà còn trên toàn thế giới

1.1.3 Vai trò của cảng biển trong hệ thống logistics

Với hơn 80% hàng hoá xuất nhập khẩu trên toàn cầu được vận chuyển quabiển, cảng biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình luân phiên hàng hóa và đónggóp tích cực cho sự phát triển kinh tế quốc gia cũng như quá trình hội nhập kinh tế

Sự phát triển của dịch vụ cảng biển thu hút nhiều tàu và hàng hoá xuất nhập khẩu,thúc đẩy mối quan hệ gắn kết giữa các quốc gia Đồng thời, hoạt động này mang lạinguồn ngoại tệ đáng kể cho các quốc gia có bờ biển Vì vậy, việc phát triển hệthống cảng biển, giảm chi phí vận chuyển và dịch vụ logistics góp phần nâng caokhả năng cạnh tranh và tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho mỗi quốc gia

Trang 19

Với Việt Nam, cảng biển không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tếquốc gia và quốc tế Nó đóng vai trò là trung tâm giao thông quan trọng, kết nốinước này với các châu lục trên toàn thế giới, là nơi giao nhận và phân phối hàng hoácho mọi hoạt động quốc gia và cửa ngõ để tạo môi trường kinh doanh và giao lưukinh tế với bạn bè quốc tế Cảng biển đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tếbiển của Việt Nam.

Sự phát triển của cảng biển đóng góp vào việc giảm chi phí, nâng cao khả năngcạnh tranh và tăng cường chất lượng dịch vụ trong ngành logistics Để đảm bảo quá

5

Trang 20

trình vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng diễn ra một cách hiệu quả vàtrơn tru, không chỉ cần sự hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ mà còn cần có hệthống cảng biển phù hợp để hỗ trợ các hoạt động này.

Hệ thống cảng biển hiệu quả có thể giảm thiểu nhiều loại chi phí trong quátrình cung cấp dịch vụ logistics Ví dụ, vị trí địa lý đắc địa của cảng biển, nơi có kếtnối giữa biển cả và các phương tiện giao thông khác như hàng không, đường bộ,đường sắt, có thể giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển bằng cách sử dụng hiệu quả cácphương tiện đa phương thức Sự hiện đại hóa của các thiết bị xếp dỡ trong cảng cóthể giảm thiểu thời gian để làm việc với hàng hóa, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu trữ

và bãi đậu hàng Chủ tàu cũng sẽ không phải trả nhiều chi phí cho việc neo đậu vàchờ đợi trong quá trình xử lý hàng hóa Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trực tuyến

có thể giúp giảm thiểu chi phí thủ tục và cho phép các nhà cung cấp dịch vụlogistics theo dõi và quản lý thông tin về hàng hóa một cách hiệu quả, bất kể nơiđâu Tất cả những yếu tố nêu trên đều đóng góp vào việc giảm chi phí, nâng cao khảnăng cạnh tranh và chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực logistics

1.1.4 Phân loại cảng biển

Phân theo mục đích sử dụng:[2]

+ Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): Đó là những cảng thương mại

có khả năng đón nhận và gửi đi nhiều loại hàng hoá khác nhau Các cảng hàng hoá

Trang 21

được phân thành 3 loại: cảng loại A hay còn gọi là cảng nước sâu, cảng loại B và cảng loại C.

+ Cảng chuyên dụng: Đó là những cảng chủ yếu phục vụ cho một loại hànghoá cụ thể (như xi măng, than, xăng dầu ) và phục vụ cho một đối tượng riêng biệt

(như cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm từ nhà máy hoặc khu công nghiệp,hoặc dịch vụ sửa chữa tàu thuyền) Các loại cảng chuyên dụng bao gồm cảng chuyêndụng hàng rời, cảng chuyên dụng dầu và cảng chuyên dụng công nghiệp

+ Cảng trung chuyển quốc tế: Đó là những cảng chuyên nhiệm vụ chuyển tàu

và xử lý hàng hóa quốc tế, đồng thời cũng xử lý một phần nhỏ hàng hóa nội địa

6

Trang 22

Phân theo quy mô và mức độ quan trọng:[3]

+ Cảng biển loại I: là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liên vùng

+ Cảng biển loại II: là cảng biển quan trọng, có qui mô vừa, phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương

+ Cảng biển loại III: là cảng biển có qui mô nhỏ, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp

1.2 Khái quát về bãi container

1.2.1 Khái niệm bãi container

Theo Luật sư Lê Minh Trường: “Bãi Container (Container yard) là một khuvực được dành riêng cho việc quản lý và lưu trữ container trong quá trình vậnchuyển hàng hóa Đây là nơi tập trung các container trước hoặc sau khi được vậnchuyển bằng tàu biển, xe tải hoặc đường sắt Container yard thường nằm gần cáccảng biển, cảng nội địa hoặc trung tâm logistics, và có diện tích rộng để đáp ứngnhu cầu lưu trữ và xử lý lượng lớn container” [6]

Trang 23

Hình 1.1: Bãi container

(Nguồn: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn,2023)

Một bãi container thường được phân thành các khu vực cụ thể bao gồm: khuvực xếp container lên tàu, khu vực nhận container để dỡ từ tàu vào bờ và khu vực

7

Trang 24

container rỗng Diện tích của bãi sẽ được điều chỉnh phù hợp dựa trên số lượngcontainer đến và được lưu trữ Trong khi CY (Container Yard) là nơi lưu trữ vàquản lý container, thì CFS (Container Freight Station) lại là nơi thu gom hàng lẻ,một khu vực kho, nơi thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại và gom hàng từnhiều chủ hàng vận chuyển vào cùng một container Do hàng lẻ thường là lượnghàng nhỏ từ mỗi chủ hàng, không đủ để đóng vào một container, nên hàng này đượcchuyển đến kho CFS để thực hiện quá trình gom hàng và đóng các mặt hàng khácnhau từ các chủ hàng riêng biệt vào container Sau đó, container sẽ được đưa ra khocontainer (CY).

1.2.2 Chức năng của bãi container

Bãi container có nhiều mục đích khác nhau để đảm bảo sự liên thông trongluồng hàng hóa giữa các quốc gia và cảng khác nhau, từ đó tránh tình trạng tắcnghẽn trong vận tải biển Các bãi chứa container đóng vai trò quan trọng trong việcgiải quyết các tình huống tắc nghẽn thường xảy ra trong ngành vận tải biển Chứcnăng cốt lõi của bãi container là để lưu trữ và bảo quản các container phục vụ chohoạt động xuất nhập khẩu Các container ở đây đa dạng về loại hình, bao gồm cảcontainer chứa hàng và đặc biệt là container rỗng

Ngoài chức năng chính của việc lưu trữ và bảo quản container, bãi containercòn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cáccontainer Các bãi container cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng,bao gồm vệ sinh, diệt khuẩn, kiểm tra và sửa chữa các container Hầu hết các bãicontainer thường cung cấp dịch vụ vệ sinh và diệt khuẩn cho container Dịch vụ này

Trang 25

là quan trọng và cần thiết do sự đa dạng về tính chất của hàng hoá, do đó sau khicontainer được trả về bãi, việc vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng Ngoài ra, khả năngnấm mốc hoặc các sinh vật gây hại xâm nhập và phát triển trong container là khácao, đặc biệt là trong các hành trình vận tải dài Vì vậy, việc duy trì tình trạng vệsinh của container là một yếu tố quan trọng.

Một chức năng khác của bãi container là kiểm tra và sửa chữa các container bịhỏng Trong quá trình xếp dỡ hàng hoá vào bên trong container và trong quá trình vậnchuyển, container có thể bị trầy xước, móp méo, thậm chí là hỏng hoàn toàn Do

8

Trang 26

đó, một số bãi container cung cấp dịch vụ kiểm tra tình trạng và sửa chữa cho kháchhàng, thay vì họ phải đưa container đến cơ sở sửa chữa của hãng tàu Điều này giúptiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, và container có thể được sửa chữa tạichính bãi container với một chi phí nhỏ hơn.

Trang 27

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN DOANH NGHỆP VÀ THỰC TRẠNG

HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CONTAINER TẠI CẢNG CÁT LÁI

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

2.1.1 Giới thiệu doanh nghiệp [12]

Hình 2.1: Logo Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái

(Nguồn: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn,2023)

Cảng Tân Cảng - Cát Lái là cảng container quốc tế lớn và hiện đại nhất ViệtNam Cảng Cát Lái được nối với Quốc lộ 1, Xa lộ Vành đai trong, Xa lộ Vành đai

Trang 28

điểm của các Tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu và các tỉnhđồng bằng sông Cửu Long một cách dễ dàng và nhanh chóng

Tên Công Ty: Công ty cổ phần Cảng Cát Lái

Địa chỉ liên lạc:

• Trụ sở chính: 1295B Đường Nguyễn Thị Định, P.Cát Lái, Q2, TPHCM

• Số điện thoại: (08) 83.742.2243 Fax: (08) 83.742.1190

• Email: operation.snp@saigonnewport.com.vn

• Website: www.saigonnewport.com.vn

• Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Lĩnh vực hoạt động:

• Dịch vụ đại lý tàu biển, dịch vụ đại lý vận tải đường biển

• Dịch vụ môi giới hàng hải, dịch vụ cung ứng tàu biển

10

Trang 29

• Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa.

• Dịch vụ lai dắt tàu biển Dịch vụ sửa chữa tàu biển tại cảng

• Dịch vụ vệ sinh tàu biển

• Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển

• Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức quốc tế

• Sửa chữa, đóng mới container, moóc kéo chuyên dùng

• Mua bán, cho thuê tàu, container và các thiết bị vận chuyển hàng siêu trường,siêu trọng

Cơ sở hạ tầng

• Tổng diện tích Cảng: 160 ha

• Năng lực cảng: 6.000.000 TEUs/năm

• Chiều dài bến: 2.040 m

Trang 30

• Năng suất xếp dỡ: 60 moves/h/tàu

• Đô sâu trước bến: 12m

Trang 32

Xe nâng

90

5 Ổ điện lạnh 2645

Trang 33

(Nguồn: Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, 2023)

12

Trang 34

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển [13]

Cảng Cát Lái đã được xây dựng qua nhiều giai đoạn, bắt đầu từ tháng 6 năm

1996 và kéo dài đến năm 2002 Tháng 3/1998 Chuyến tàu đầu tiên đến Cát Lái, đó

là tàu Nan Ping San của Trung Quốc, vận chuyển hơn 5,000 tấn gạo Sau khichuyển sang hoạt động vận tải container, chuyến tàu đầu tiên thuộc Hãng tàu RCL

đã cập Cát Lái vào tháng 10 năm 2002

Năm 2005, khi cầu Thủ Thiêm hoàn thành xây dựng, Tân Cảng Sài Gòn đãchuyển toàn bộ các hoạt động đón tàu container từ cảng Tân Cảng sang Cát Lái,biến Cát Lái thành trung tâm quan trọng trong khu vực miền Nam

Ngày 27/08/2007, công ty Cổ phần Cảng Cát Lái chính thức được thành lập,theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103007643, do Sở Kế hoạch và Đầu

tư cấp, với một vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng Các cổ đông sáng lập chính làCông ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), hiện nay là Công tyTNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, và Công ty Tân Cảng SàiGòn

Ngày 30/05/2008 Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng Vào ngày07/01/2009, Cục Hàng hải Việt Nam chính thức cấp giấy phép để cầu cảng bắt đầuhoạt động Sau hơn hai năm từ khi cầu tàu số 7 (B7) với chiều dài 216 mét dànhriêng cho container bắt đầu hoạt động, Công ty đã đạt 100% công suất thiết kế, vậnchuyển tổng cộng 400.000 TEUs/năm qua cảng này

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w