1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế Độc lập tự chủ với chủ Động hội nhập kinh tế quốc tế

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Và Vận Dụng Phân Tích Mối Liên Hệ Giữa Xây Dựng Nền Kinh Tế Độc Lập Tự Chủ Với Chủ Động Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả Vũ Huyền Trang
Người hướng dẫn TS. Trần Huy Quang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Khoa Khoa Học Chính Trị Và Nhân Văn
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 160,43 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN=============== TIỂU LUẬN TRIẾT HO PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

===============

TIỂU LUẬN TRIẾT HO

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện : Vũ Huyền Trang

Trang 2

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

===============

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

VÀ VẬN DỤNG PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện : Vũ Huyền Trang

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Phép biện chứng duy vật

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

2.2 Tính chất của các mối liên hệ

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

II VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Nền kinh tế độc lập tự chủ

2 Hội nhập kinh tế quốc tế

2.1 Khái niệm

2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế - Một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

Các nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân chủ quan

3 Mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế

III SỰ VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN MỘT CÁCH SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG VIỆC KẾT HỢP QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Thực trạng tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

2 Những khó khăn, thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập

3 Một số kiến nghị, giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và

phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin Một trong hai nguyên lý cơ bảncủa phép biện chứng duy vật chính là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Hiểu đượcnguyên lý này, chúng ta mới có thể vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tế một cáchđúng đắn và hợp lý

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã khiến thế giới dần trở nên “phẳng”.Trong “Thế giới phẳng” của Thomas L Friedman, ông nói về thế giới trong thế kỉ 21 vớimột mô hình xã hội, chính trị, kinh doanh hoàn toàn mới, nơi thế giới trở thành một vật thểnhỏ bé, mọi vật kết nối chặt chẽ với nhau Trong bối cảnh đó, xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế trở thành một tất yếu Thực tế đã chứng minh rằng, các quốc gia hội nhập để pháttriển và muốn phát triển thì phải hội nhập

Đối mặt với thực trạng t đó, cần ất yếu cấp thiết đặt ra vấn đề xây dựng nền kinh tế tựchủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở từng quốc gia Hai vấn đề này bổ sung chonhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hộichủ nghĩa Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến cũng như các kiến thức đã

tích lũy, em chọn đề tài là: “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.

Dựa vào những kiến thức đã học và tài liệu tham khảo, vận dụng và phân tích về mốiliên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tử chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế;nhằm làm rõ tính thống nhất và mâu thuẫn giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hộinhập kinh tế quốc tế, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về những thách thứccũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập Em mong rằng tiểu luậnnày sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc khám phá và làm sáng tỏ về mối quan hệ phức tạpgiữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từ đógóp phần vào sự tiến bộ của tri thức và thực tiễn kinh tế

Trang 5

NỘI DUNG

I PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Phép biện chứng duy vật

Biện chứng là khả năng dùng để chỉ sự liên hệ, vận động, chuyển hóa và phát triển

theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy theo quyluật của các sự vật, hiện tượng Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranhluận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận (Socrates dùng).Với nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đốilập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạngthái cô lập và bất biến

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệthống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc, phươngpháp luận của nhận thức và thực tiễn Lịch sử triết học đã cho ta thấy những quan niệmbiện chứng, những yếu tố của phép biện chứng xuất hiện rất sớm, ngay từ thời cổ đại Trảiqua một chặng đường lịch sử dài hơn 2000 năm, phép biện chứng đã bổ sung những hìnhthức mới và nội dung mới Từ khi ra đời cho đến nay phép biện chứng có 3 hình thái cơ

bản: Phép biện chứng chất phác (thơ ngây), phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức, và

phép biện chứng duy vật của chủ nghĩ Mác-Lênin.

Hình thức thể hiện thứ nhất là phép biện chứng chất phác thời Cổ đại Nó là một nộidung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại Tiêubiểu cho những tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” và “ngũhành luận” của Âm dương gia Trong triết Ấn Độ, biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biệnchứng là triết học Phật giáo, với các phạm trù “vô ngã”, “vô thưởng”, “nhân duyên”,… Đặcbiệt, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện một cách sâu sắc tinh thần của phép biện chứng tựphát

Hình thức thể hiện thứ hai là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức Phép biện chứngduy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Kant và hoàn thiện ở Hégel Các nhà triết học cổ

Trang 6

điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm một cách

có hệ thống Các nhà triết học duy tâm Đức, mà đỉnh cao là Hégel, đã xây dựng phép biệnchứng duy tâm với hệ thống phạm trù, quy luật chung, có logic chặt chẽ của ý thức, tinhthần Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức, cũng như trong triết học Hégel

là hạn chế cần phải vượt qua Mác và Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để sáng tạo nênphép biện chứng duy vật Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng tronglịch sử triết học, là sự kế thừa trên tinh thần phê phán đối với phép biện chứng cổ điển Đức.Hình thức thể hiện thứ ba là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin Phépbiện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nềntảng thế giới quan duy vật khoa học Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương phápluận biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công

cụ để nhận thức và cải tạo thế giới

Trang 7

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

2.1 Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau

giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượngtrong thế giới

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của

các sự vật, hiện tượng thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ởnhiều sự vật, hiện tượng của thế giới Trong đó, những mối liên hệ phổ biến nhất lànhững mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượngnghiên cứu của phép biện chứng

2.2 Tính chất của các mối liên hệ

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có ba tính

chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú.

- Tính khách quan của các mối liên hệ: Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn

nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồntại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người

- Tính phổ biến của các mối liên hệ: Tồn tại trong 3 lĩnh vực: Tự nhiên , Xã hội và Tư

- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: Có nhiều mối liên hệ: bên trong và bên

ngoài, bản chất và hiện tượng, chủ yếu và thứ yếu, trực tiếp và gián tiếp

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện khi xem

Trang 8

xét sự vật, hiện tượng

Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần

phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lạigiữa sự vật hiện đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhậnthức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn

Từ tính chất đa dạng, phong phú của mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhậnthức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợpvới quan điểm lịch sử - cụ thể

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống

trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhậnthức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn Phải xác định rõ vị trí, vaitrò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó cóđược những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quanđiểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụybiện

Ở mục II, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn, cặn kẽ hơn về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phép biện chứng

về mối liên hệ phổ biến

Trang 9

II VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ĐỂ

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Nền kinh tế độc lập tự chủ

Một nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa có thể được hiểu là nền

kinh tế có khả năng thích ứng cao với những biến động của tình hình quốc tế và trongbất cứ tình huống nào nó cũng có thể cho phép duy trì các hành động bình thường của xãhội và phục vụ đắc lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đó là nềnkinh tế phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết, có tốc độphát triển bền vững và năng lực cạnh tranh cao, cơ cấu xuất nhập khẩu cơ bản cân đối,

cơ cấu mặt hàng đa dạng, phong phú với tỷ lệ các mặt hàng công nghệ và có giá trị giatăng lớn chiếm ưu thế, cơ cấu thị trường quốc tế, đối tác cũng đa dạng và tránh chỉ tậptrung quá nhiều vào một vài mục tiêu, đảm bảo nền tài chính lành mạnh, đặc biệt giữ cânbằng cần thiết trong cán cân thanh toán và có nguồn dự trữ quốc gia mạnh

Như vậy nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào

các nước khác, người khác hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sáchphát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, việntrợ để áp đặt khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc

Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị trường,

trước sự khủng hoảng của nền kinh tế tài chính bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bảnduy trì sự ổn định và phát triển trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thùđịch, nên vẫn có khả năng đứng vững không bị sụp đổ, không bị rối loạn

Trong thời đại ngày nay, độc lập tự chủ về kinh tế không còn được hiểu là một nềnkinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà được đặt trong mối quan hệ biện chứng với mở cửa,hội nhập, chủ động tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở pháthuy tối đa nội lực và lợi thế của quốc gia Điều này có nghĩa là độc lập tự chủ về nềnkinh tế cũng đồng thời hội nhập được vào nền kinh tế quốc tế

Trang 10

2 Hội nhập kinh tế quốc tế

2.1 Khái niệm

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình “ mở cửa” nền kinh tế, đưa các doanh nghiệp

trong nước tham gia tích cực vào cạnh tranh quốc tế, sự tham gia vào phân công laođộng quốc tế sẽ tạo điều kiện mở rộng không gian và môi trường để chiếm lĩnh những vịtrí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế Đó cũng là quá trình chúng tatham gia vào các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực và thế giới, qua đó mà thiết lập mốiquan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ với các nước trên thế giới.Hội nhập kinh tế có thể là song phương – tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực,hoặc có thể là đa phương – tức là có quy mô toàn thế giới Ngày nay hội nhập kinh tếquốc tế được các quốc gia/ vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và

có thể phân biệt như: thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, hiệp địnhđối tác kinh tế, thị trường chung, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế và tiền tệ, diễnđàn hợp tác kinh tế

Mục tiêu của hội nhập là tạo thêm nguồn lực, tạo thêm sức mạnh tổng hợp để đẩynhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thựchiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế - Một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa hiện

nay

Dựa vào bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, có những nguyên nhân mang tính chủquan và khách quan buộc các chủ thể phải đi đến hội nhập kinh tế quốc tế

 Các nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đời sống kinh tế

thế giới, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa về mặt kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải cóquan hệ hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với nhau Sự tác động đó khiến cho khôngmột quốc gia nào có thể phát triển kinh tế một cách riêng rẽ được

Thứ hai, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự phát triển đó đã

Trang 11

vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, mang tính quốc tế, từ đó thúc đẩy quá trình phâncông lao động quốc tế diễn ra mạnh mẽ Phân công lao động quốc tế là sự chuyên mônhóa sản xuất của những người sản xuất ở những nước khác nhau để sản xuất ra nhữngsản phẩm hoặc nhóm sản phẩm nhất định tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹthuật … của từng nước Phân công lao động quốc tế là tiền đề cơ bản của nền kinh tế thếgiới và sự phát triển của thị trường thế giới Do đó khi phân công lao động quốc tế càngđược mở rộng thì chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế ngày càng sâu sắc, thương mạiquốc tế càng nhanh chóng, đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia từng bước phải hội nhậpkinh tế với khu vực và thế giới.

Thứ ba, do sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo

điều kiện và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi nước cần phải khai thác có hiệu quả nhữngthành tựu khoa học công nghệ của thế giới vào sự phát triển nền kinh tế quốc gia Muốnvậy, các quốc gia cần phải tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế

Những nguyên nhân mang tính khách quan trên làm cho nền sản xuất vật chất vượtqua khuôn khổ quốc gia, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình phân công lao độngquốc tế, khiến cho việc không đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, mở rộng sự phân công hợptác quốc tế trên các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội là một nhu cầu không thể thiếucủa đời sống kinh tế và là một tất yếu đối với tất cả các nước Việc tăng nhanh khốilượng và chất lượng của sản xuất do tác động của việc áp dụng những thành tựu khoahọc công nghệ đã tạo cơ sở vật chất để mở rộng thị trường thế giới và tăng nhanh cácquan hệ kinh tế quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế các quốc gia vào nền kinh tếthế giới được diễn ra nhanh chóng

 Các nguyên nhân chủ quan

Một là, trong quá trình phát triển nền kinh tế, trên thế giới không có một quốc gia

nào có đủ lợi thế tất cả các nguồn lực để phát triển nền kinh tế, ngay cả hai cường quốckinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là nhằm giải quyếtkhó khăn của mỗi nước trong việc phát triển kinh tế Đó chính là biện pháp để phân phối

Ngày đăng: 23/12/2024, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w