1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

viet cham SKKN

5 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trêng THCS Hoa Th¸m Tai lieu tham khao NTD HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT VÀ ĐÁNH GIÁ XẾP LỌAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS TỪ NĂM HỌC 2008 -2009 TRỞ VỀ SAU. Để giúp cho các cán bộ -giáo viên trường THCS thuận lợi trong việc viết các đề tài SKKN, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Đồng ĐÁNH GIÁ - XẾP LỌAI SKKN của trường được dễ dàng trong việc đánh giá, xếp lọai SKKN vào cuối năm học.( Trong khi chờ hướng dẫn của ngành GD tỉnh HD ban hành qui định về cách viết và đánh giá, xếp loại SKKN ). Sáng kiến kinh nghiệm và cải tiến phương pháp giảng dạy, là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để Hội Đồng xét Nhà Giáo Ưu Tú của tỉnh nhà đề nghị về trên để phong tặng danh hiệu NHÀ GIÁO ƯU TÚ cho ngành giáo dục theo chu kỳ 2 năm một lần. Sáng kiến kinh nghiệm và cải tiến phương pháp giảng dạy, có tác động tích cực làm nâng cao và chuyển biến đến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy của tập thể CBGV trường THCS trong các phong trào thi đua để thực hiện kế họach năm học và phấn đấu xây dựng thành công trường chuẩn quốc gia trong năm học 2009-2010. Trong khi tìm đề tài để viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm thì CBGV cần chú ý những điều kiện sau đây để phát hiện ra đề tài viết SKKN và cải tiến phương pháp giảng dạy : -Thông qua các phong trào thi đua, các họat động sinh họat chuyên môn, các hoạt động ngọai khóa, các buổi hội thảo, tọa đàm …mà rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn, bài học đó được áp dụng, cải tiến nhiều lần và đạt được những kết quả tốt trong thực tế thì nó sẽ trở thành SKKN - Thông qua qúa trình đầu tư trong việc sọan giáo án, giảng dạy trên lớp, dự giờ của đồng nghiệp, công tác quản lý và chủ nhiệm lớp…. mà ta có thể rút ra những kinh nghiệm trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, những SKKN có giá trị để phổ biến và nhân rộng. ( Đặc điểm cần chú ý là CBGV ở trường cần tạo ra ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong mỗi CBGV là lấy những buổi sinh họat tổ chuyên môn, những buổi hội thảo, những lần sinh họat chuyên đề để tổ chức trao đổi,đánh giá và phổ biến SKKN và Cải tiến phương pháp giảng dạy). I MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CẤU TRÚC VÀ TRÌNH BÀY MỘT SKKN : A Hình thức : - Góc trái, trên : Tên đơn vị quản lý và đơn vị công tác ( 2 dòng ). - Góc phải và giữa trên : Tên nước và tiêu đề. - Giữa phía dưới : Tên đề tài SKKN - Dưới đề tài SKKN là sơ yếu lý lịch : ( Họ tên, chức vụ, đơn vị… ) B. Nội dung và cấu trúc: 1.ĐẶT VẤN ĐỀ: - Lý do về mặt lý luận. - Lý do về mặt thực tiễn. - Lý do về tính cấp thiết (Cần thiết ). - Mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm ( Để làm gì ? ). - Bản chất cần được làm rõ . ( Là gì ? ) - Đối tượng, phạm vi và kế họach nghiên cứu ( Ở đâu ? , Thời gian ? ) Trong nội dung nầy người viết cần phải chú ý : - Đây là những kết luận được rút ra từ thực tiễn hoạt động công tác, SKKN là một đề tài quan trọng, cấp thiết trong thời điểm hiện tại, ( Người viết phải chứng tỏ rằng nếu không đổi mới thì sẽ có tác hại như thế nào ?? và có thể nêu những dự báo nguy cơ nếu không đổi mới thực trạng.) - Đây là một kinh nghiệm thực tiễn, hữu ích, có tác dụng thiết thực, có tính khả thi, được nhiều giáo viên mong đợi và giải quyết được những khó khăn trước mắt trong ngành giáo dục. ( Người viết có thể dẫn chứng xuất xứ của các văn bản chỉ đạo ??.Do cấp quản lý nào chỉ đạo.) - Trong nội dung đặt vấn đề. Người viết có thể nêu các giải pháp đã sử dụng Có thể người viết nêu lên : • Những hạn chế của các giải pháp đã vận dụng khi chưa áp dụng SKKK . • Những nguyên nhân gây nên sự hạn chế khi thực hiện các giải pháp đó. Trêng THCS Hoa Th¸m Tai lieu tham khao NTD • Phân tích những nguyên nhân để xác định, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu, cần phải cải tiến. 2.THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN : Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà mỗi CBGV có những thuận lợi và khó khăn khác nhau . Người viết phải ghi và phân tích các thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện SKKN. - a/ Thuận lợi : ( Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mỗi người mà ta có thể phân tích các thuận lợi sau đây : • Trong trường : - BGH mang tới thuận lợi gì ? - Các đòan thể ở trường ( Công đòan, chi đòan. BCH Liên đội, các CLB…) mang tới những thuận lợi gì ? - Các tổ chức ở trường ( Hội CMHS, hội Khuyến học, hội Cựu GV và Hs, hội Cựu giáo chức….) mang tới những thuận lợi gì ? - Các tổ chuyên môn ở trường mang tới những thuận lợi gì ? - Những viên chức và cán bộ văn phòng ( Chủ nhiệm khối, GVCT PC, Thư viện, Thiết bị…) mang tới những thuận lợi gì ? - Những đồng nghiệp trong và ngòai Tổ CM đã có hỗ trợ, giúp đỡ như thế nào ? - GVCN các lớp có tác động thuận lợi gì ? - Những lớp học và cán bộ lớp mà người viết giảng dạy mang tới những thuận lợi gì ? • Ngòai nhà trường : - Phòng Giáo dục có những chỉ đạo hỗ trợ gì ? - Đảng và Chính quyền địa phương có những chỉ đạo hỗ trợ gì ? - Các đòan thể ở địa phương có những chỉ đạo hỗ trợ gì ? - Quần chúng nhân dân ở địa phương có hỗ trợ gì ? - Những phương tiện thông tin, khoa học khác đã có những tác dụng hỗ trợ gì ? - Những lực lượng giáo dục ngòai xã hội đã có những tác dụng hỗ trợ gì ? -b/ Khó khăn : Cũng như trình bày trong phần thuận lợi, người thực hiện SKKN cần ghi hết những khó khăn, trong khi thực hiện SKKN. Nên chú ý những khó khăn từ lực lượng học sinh, vì đó là người chịu ảnh hưởng chính đến SKKN. Trong nội dung nầy người viết cần phải chú ý : - Khó khăn trở ngại là yếu tố trước tiên phải được nêu ra từ thực tiễn họat động công tác, các khó khăn trở ngại là cơ sở làm nảy sinh những SKKN và cải tiến PP giảng dạy. Nếu người viết không nêu những khó khăn trở ngại, hiệu quả và hạn chế thì người đọc sẽ không hiểu tại sao lại có những SKKN và cải tiến PP giảng dạy trong phần giải pháp thực hiện. - Trong khi viết về khó khăn trở ngại, ta cũng có thể viết thành 2 nguyên nhân chính : § Nguyên nhân chủ quan : Thuộc về nhận thức,trình độ năng lực, quan niệm của cán bộ quản lý, của giáo viên và của người viết SKKN. § Nguyên nhân khách quan : Có rất nhiều nguyên nhân khách quan nhưng ta có thể kể đến những yếu tố có liên quan trực tiếp đến họat động giáo dục giảng dạy như : Môi trường giáo dục,quan niệm xã hội, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học…). - Trong khi viết về khó khăn trở ngại, cũng phải cần nêu được những số liệu cũ thể, chính xác lúc chưa áp dụng SKKN, để sau nầt ta sẽ so sánh với kết quả đạt được, sau khi áp dụng SKKN ( VD : Chất lượng học tập của hs lúc ban đầu, chưa áp dụng SKKN có tỷ lệ trên trung bình là 47%. Nhưng sau khi áp dụng SKKN đã nâng kết quả học tập lên một cách rõ rệt, tỉ lệ đạt là 82%. Như vậy SKKN của ta khi áp dụng bước đầu đã có kết quả tốt. Và người đọc cũng cảm nhận được điều đó. 3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Có hai cách để trình bày các giải pháp đã thực hiện như sau : a/ . Cách thứ nhất : - Tường thuật lần lượt những họat động giải quyết vấn đề đã diễn ra trong quá trình xây dựng và hình thành SKKN. Trêng THCS Hoa Th¸m Tai lieu tham khao NTD - Cần nêu tất cả những giải pháp đã ứng dụng. Trong đó có thể nêu những biện pháp đã áp dụng mà không thành công, để những người muốn áp dụng SKKN nầy rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và áp dung . - Trong cách trình bày giải pháp nầy, phải nêu thật cụ thể quá trình và cách giải quyết từng khó khăn, trở ngại. Mỗi biện pháp cần nêu rõ: * Cơ sở xuất phát để đề ra những biện pháp ấy . * Nêu diễn biến của quá trình tác động các biện pháp mà người viết đã thực hiện. * Tác động của các biện pháp ( thành công hay thất bại và kết quả ở mức độ nào ) - Yêu cầu chính của cách viết thứ nhất nầy là làm sao cho người đọc hình dung được các làm theo một trình tự , hợp lý, khả thi. Tóm lại tính thuyết phục của SKKN chủ yếu do nội dung nầy quyết định . b/. Cách thứ hai : Trong cách trình bày theo cách thứ hai nầy, cũng có một số đặc điểm giống như cách trình bày thứ nhất như :Tường thuật lần lượt những họat động giải quyết vấn đề đã diễn ra trong quá trình xây dựng và hình thành SKKN Sau đó người viết có thể hệ thống các giải pháp lại như sau : - Những biện pháp kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngòai nhà trường ( Chú ý các lực lượng đã nệu trong phần thuận lợi ) Từng thành phần của lực lượng giáo dục đóa đã mang tới những hiệu quả gì trong khi thực hiện các biện pháp đã nêu trong SKKN. - Những kinh nghiệm học tập ở sách, báo, tài liệu, ở các phương tiện thông tin, ở đồng nghiệp, ở bạn bè… - Những kinh nghiệm của bản thân, đã tích lũy được trong quá trình giáo dục, giảng dạy và công tác. - Những cải tiến đổi mới, những sáng kiến, suy nghĩ của bản thân để giải quyết được những vấn đề bức xúc, những khó khăn cho bản thân, và cho ngành… - Những đóng góp ý kiến xây dựng từ lực lượng hs, cán bộ lớp, gia đình hs ( nếu có ). - Những biện pháp đặc thù, sáng tạo của tác giả nảy sinh trong quá trình thực hiện SKKN. 4.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : - cần có kết quả cụ thể, chính xác và được xác nhận của cơ quan đơn vị hữu quan. - Số liệu cần trình bày khoa học, sạch sẽ, không có dấu bôi xóa, chính xác, minh họa và thể hiện được những nội dung mà tác giả muốn trình bày. - Số liệu trình bày phải thể hiện sự tiến bộ rõ rệt của học sinh hoặc đơn vị khi được áp dụng SKKN. Số liệu phải thuyết phục người đọc ( VD:Kết quả ban đầu là A1….Còn Kết quả sau khi được áp dụng SKKN là A5 ) Có nghĩa là khi được áp dụng SKKN thì hs hoặc lớp đó có kết quả tiến bộ vượt bậc. Trong nội dung nầy người viết cần phải chú ý : - Phần nầy có thể nêu thật ngắn gọn, nhưng phải cụ thể rõ ràng. Tuy không phải là phần trọng tâm của SKKN hay Cải tiến PP giảng dạy, nhưng lại là nội dung cần thiết, không thể thiếu được. Đó là căn cứ để chứng minh những biện pháp đã áp dụng trên là đúng, là yếu tố cuối cùng xác nhận giá trị của SKKN. - Kết quả có thể nêu nhiều dạng khác nhau : o Số liệu cụ thể ( nên thống kê hoặc số liệu có so sánh trước và sau khi áp dụng các giải pháp trong SKKN. o Những biểu hiện cụ thể. o Tác dụng đối với thực tế và giá trị về các mặt ( Giáo dục, Chính trị, Kinh tế , Xã hội….) - Trong nội dung nầy, người viết SKKN nếu muốn viết đạt, thì cần trả lời chính xác các câu hỏi sau đây : o Đã tạo lợi ích thiết thực gì ? o So với khi chưa có áp dụng SKKN, thì khi áp dung các giải pháp trong việc thực hiện SKKN hiệu quả đã tăng lên như thế nào ?? o So với yêu cầu chuẩn của trên thì kết quả sau khi đổi mới ra sao ? o Những ai đã khảo sát hiệu quả của SKKN ? Ý kiến của họ như thế nào? 5.BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Trêng THCS Hoa Th¸m Tai lieu tham khao NTD - Bài học kinh nghiệm là phần ghi tóm tắt các tiêu đề của các giải pháp thực hiện. ( Nếu như trong SKKN của tác giả có nêu lên 10 giải pháp để xây dựng và thực hiện SKKN, thì trong bài học kinh nghiệm tác giả cũng phải nêu lên được 10 bài học kinh nghiệm tương ứng ). - Bài học kinh nghiệm không ghi dài dòng. Mà tác giả chỉ nêu hững nội dung chủ yếu của phần thực hiện biện pháp. - Tác giả có thể mở rộng thêm những kinh nghiệm được nảy sinh trong quá trình thực hiện các giải pháp, những sáng tạo của bản thân khi giải quyết các khó khăn và trở ngại , cũng như những kinh nghiệm mà tác giả tâm đắc nhất.trong việc thực hiện các giải pháp SKKN. - Phải phân biệt SKKN mà tác giả trình bày thuộc dạng nào ? ( Cho cán bộ quản lý, Ứng dụng trong các hoạt động đoàn thể, ngoài giờ lên lớp , Hỗ trợ cho GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp, hay cho GV bộ môn thực hiện trong những giờ giảng dạy trên lớp ) 6.ĐỀ NGHỊ VÀ KẾT LUẬN : a/ Đề nghị : - Ghi những kiến nghị, đề xuất của mình đối với các cấp lãnh đạo ( cần tham mưu tốt ), để nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ và quan tâm đến việc đầu tư SKKN của tác giả. - Những đề nghị về tài chính cần nêu số liệu cụ thể và lý do chi xuất cho các hoạt động khi thực hiện SKKN.( Ở mức kinh phí của đơn vị có thể chấp nhận được. ) - Những đề nghị, góp ý đều mang tính xây dựng, đoàn kết, phối hợp. Tránh những đề nghị mang tính chất phê phán và cá nhân… b/ Kết luận : - Nên khiêm tốn khi nói về SKKN của mình. - Tránh nói miên man, lập đi lập lại, lòng vòng, khó hiểu. - Hứa hẹn ( VD : Đây mới chỉ là thành quả bước đầu tron quá trình thực hiện SKKN, cải tiến PP giảng dạy, tôi phải còn học hỏi nhiều hơn nữa ở các đồng nghiệp, các thầy cô, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy vả giáo dục. Mong rằng trong khi thực hiện cải tiến và áp dụng trong năm học sau, tôi sẽ còn nhận được nhiều cải tiến, bổ sung ở các thầy cô và đồng nghiệp để SKKN được đầy đủ và hoàn hảo hơn . Trong nội dung nầy người viết cần phải chú ý : • Để nâng cao hiệu quả hơn, tác giả còn có thể làm gì khác ? • Cần tiếp tục nghiên cứu đối tượng nào ở những giải pháp nào ? • Các cấp quản lý cần tiếp tục bổ sung những tác động gì để nâng cao hiệu quả của SKKN ? • Đề xuất các ý tưởng mới, SKKN mới. Đề nghị với đồng nghiệp, tổ CM, BGH hỗ trợ nghiên cứu ý tưởng mới nầy. —————————————————————————————————— PHẦN PHỤ LỤC : 1./Những điều kiện cần thiết để tiến hành viết SKKN: Việc ghi chép, tập hợp tư liệu, đây là việc làm quan trọng và cầ thiết. Công tác quản lý giáo dục và giảng dạy đối với cán bộ quản lý và giáo viên là quá trình lâu dài và phải tiến hành thường xuyên. Suốt thời gian ấy sẽ có biết bao diễn biến, có việc kết quả thấp, ít, không đạt yêu cầu, có việc kết quả tốt hiệu quả cao, mỗi việc có một biểu hiện cụ thể, nếu không ghi chép thì không thể nhớ một cách có hệ thống những việc đã làm theo một quá trình của nó. 2/ Cách khai thác đề tài SKKN : - Những kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo, triển khai các mặt hoạt động trong nhà trường. - Những kinh nghiệm về hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên trong đơn vị. - Những cải tiến về nội dung, phương pháp tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục. - Những cải tiến nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy bộ môn. - Những cải tiến về cách kiểm tra, đánh giá, thi cử, chấm điểm học sinh. -Những kinh nghiệm trong việc triển khai, bồi dưỡng giáo viên thực hiện giảng dạy tốt theo chương trình và tài liệu mới. - Những sáng tạo của GV về làm ĐDDH, cách sử dụng hiệu quả các ĐDDH và các thiết bị dạy học hiện đại, cũng như cách giữ gìn, bảo quản. Trêng THCS Hoa Th¸m Tai lieu tham khao NTD - Những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể. -Những kinh nghiệm trong việc ứng dụng thành tựu khoa học tiên tiến, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng các hoạt động trong nhà trường. THANG ĐIỂM CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2008-2009 I.Tiêu chuẩn 1: TẦM QUAN TRỌNG- MỨC ĐỘ GIẢI QUYẾT ( 4 điểm ) • SKKN là một đề tài quan trọng, cấp thiết trong thời điểm hiện tại (1 điểm ). • SKKN là một đề tài được mọi GV mong đợi. (1 điểm ). • Giải quyết được những khó khăn,trong đề tài đặt ra theo các mức độ : - Giải quyết được 100% : ( 2 điểm ). - Giải quyết được 50% : ( 1 điểm ). - Giải quyết được dưới 50% : (0.5 điểm ). II. Tiêu chuẩn 2 : TÍNH CHẤT CỦA GIẢI PHÁP ( 8 điểm ) • Vận dụng được nhiều biện pháp hiệu quả. : ( 2 điểm ). • Các giải pháp có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục. : ( 2 điểm ). • Các giải pháp mang tính sáng tạo, có tác dụng thiết thực : ( 1 điểm ). • Các giải pháp được tham khảo ý kiến của nhiều người. : ( 1 điểm ). • Các giải pháp huy động được nhiều GV tham gia : ( 1 điểm ). • Các giải pháp có tác dụng đến nhiều đối tượng hs : ( 1 điểm ). III. Tiêu chuẩn 3: MỨC ĐỘ SƯ PHẠM - KHOA HỌC - CHÍNH XÁC ( 4 điểm ) • Sư phạm ( 2 điểm ) • Chính xác ( 1 điểm ) • Khoa học ( 1 điểm ) IV. Tiêu chuẩn 4 : PHẠM VI PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG ( 4 điểm ) • Tính hiệu quả ( 1 điểm ) • Thực tế -dễ vận dụng ( 1điểm ) • Phạm vi phổ biến : ( 2 điểm ) -Ở tổ chuyên môn (1/2 điểm ) -Ở trường ( 1điểm ). -Ở trong huyện (1,5 điểm ). -Cả tỉnh có thể vận dụng được ( 2 điểm ) V.ĐÁNH GIÁ - XẾP LỌAI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tổng điểm đạt được của một SKKN được xếp lọai như sau : ĐỀ TÀI SKKN TỐT KHÁ ĐẠT CẦN BỔ SUNG KHÔNG ĐẠT Tổng điểm Từ 16 điểm trở lên Từ 14 đến dưới 16 điểm Từ 12 đến dưới 14 điểm Từ 10 đến dưới 12 điểm Dưới 10 điểm Nguyen Tuan Duy . lợi trong việc viết các đề tài SKKN, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Đồng ĐÁNH GIÁ - XẾP LỌAI SKKN của trường được dễ dàng trong việc đánh giá, xếp lọai SKKN vào cuối năm học.( Trong. thuận lợi, người thực hiện SKKN cần ghi hết những khó khăn, trong khi thực hiện SKKN. Nên chú ý những khó khăn từ lực lượng học sinh, vì đó là người chịu ảnh hưởng chính đến SKKN. Trong nội dung nầy. thể, chính xác lúc chưa áp dụng SKKN, để sau nầt ta sẽ so sánh với kết quả đạt được, sau khi áp dụng SKKN ( VD : Chất lượng học tập của hs lúc ban đầu, chưa áp dụng SKKN có tỷ lệ trên trung bình

Ngày đăng: 30/06/2014, 12:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w