tham khảo văn thuyết minh2

8 265 0
tham khảo văn thuyết minh2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN LÀM VĂN THUYẾT MINH I, Yêu cầu chung khi làm văn thuyết minh. -Đọc kĩ đề bài để xác định đối tượng thuyết minh là gì? Một tác phẩm văn học, một nhà văn, một nhà thơ, -Xây dựng dàn ý đại cương (không nên bỏ qua), nếu cần xây dựng cả dàn ý chi tiết. -Khi viết bài cần chú ý: +Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, lựa chọn hình thức kết cấu phù hợp. +Mỗi một ý lớn (một khía cạnh của đối tượng thuyết minh) cần viết riêng thành một ý (một đoạn văn); Cần có câu chuyển ở đầu đoạn khi bắt đầu một đoạn văn mới. +Các tri thức về đối tượng thuyết minh cần đảm bảo tính chuẩn xác. II, Cách làm một bài văn thuyết minh. 1, Bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Cần lần lược giới thiệu được: -Vị trí địa lí, khái quát đặc điểm nổi bật của thắng cảnh. -Lịch sử ra đời của thắng cảnh gắn liền với những truyền thuyết, huyền thoại (nếu có) -Đặc điểm của danh lam thắng cảnh: +Bố cục chung của danh lam thắng cảnh. +Các vẻ đẹp cụ thể được cảm nhận từ các vị trí, góc độ khác nhau. -Nêu lời nhận xét khái quát khẳng định lại vẻ đẹp của thắng cảnh, mời gọi khách tham quan. 2, Bài thuyết minh về một di tích lịch sử. Cần lần lượt giới thiệu được: -Vị trí địa lí, khái quát đặc điểm nổi bật của di tích đó. -Lịch sử ra đời của di tích lịch sử đó (ra đời từ bao giờ? gắn liền với sự kiện hay nhân vật lịch sử nào? ) -Đặc điểm của di tích lịch sử đó: nêu bố cục chung (nếu cần) và cụ thể từng nét riêng. -Ý nghĩa lịch sử của di tích lịch sử đó. 3, Thuyết minh về một lễ hội. Cần lần lượt giới thiệu được: -Nơi diễn ra lễ hội và khái quát về lễ hội đó. -Diễn biến của lễ hội: lễ hội có những nội dung gì? thuyết minh lần lượt từng nội dung đó. -Vai trò và ý nghĩa của lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt. (Xem thêm: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – SGK.NV10, tập 1) 4, Thuyết minh về một loại hoa quả đặc sản. Cần lần lượt giới thiệu được: -Loại hoa quả đó là đặc sản của vùng nào? Khái quát về nó. -Đặc điểm về loại hoa quả đó: hình dáng, màu sắc, kích thước, mùi vị, từ ngoài vào trong, trên xuống dưới, ;Sự bổ dưỡng, tiếng tăm, (Xem: Bưởi Phúc Trạch – SGKNV10, tập 1) 5,Thuyết minh về một món ăn ngon. Cần giới thiệu: -Món ăn ngon đó của vùng nào? Đặc điểm khái quát. -Cách làm: +Vật liệu. +Quy trình. -Đặc điểm: +Màu sắc +Mùi vị +Cách sử dụng, vị ngon, sự bổ dưỡng, 6,Thuyết minh về một địa phương. Cần giới thiệu: -Vị trí địa lí, đặc điểm khái quát của địa phương đó. -Lịch sử ra đời của địa phương đó. -Những nét đẹp khác nhau của địa phương đó: +Những nét đẹp văn hóa truyền thống. +Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, danh nhân, nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, +Nét đẹp trong truyền thống lịch sử. +Đặc điểm của địa phương trong hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai. -Thể hiện niềm tự hào của mình khi là người con của quê hương đó và mời gọi mọi người về thăm quê hương mình. 7,Thuyết minh về một tác giả văn học Lần lượt giới thiệu về: -Cuộc đời và con người. -Sự nghiệp sáng tác. (Xem thêm thuyết minh về Chu Văn An trong SGKNV10, tập 1) 8, Thuyết minh về một tác phẩm văn học. Dựa vào giảng văn của giáo viên, thường thuyết minh theo bố cục của tác phẩm. 9,Thuyết minh về một nhân vật văn học Nên thuyết minh giới thiệu nhân vật theo các đặc điểm của nhân vật đó như: tên tuổi, quê quán, gia đình, đặc điểm tính cách, Lưu ý: nếu nhân vật văn học là những nhân vật hư cấu thì dựa vào hoàn toàn tác phẩm văn học viết về nhân vật đó nhưng nếu nhân vật đó là một nhân vật lịch sử thì nên tham khảo thêm những tài liệu tham khảo khác liên quan đến nhân vật để viết về nhân vật dược phong phú hơn. KIẾN THỨC CỤ THỂ VỀ MỘT SỐ TÁC PHẨM PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu) -Những nét chính về tác giả; hoàn cảnh sáng tác và khái quát những nét chính về tác phẩm? Khái quát về tác phẩm: “Bạch Đằng Giang phú” là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nội dung, tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông BĐ, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc VN. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử. Về mặt nghệ thuật, tác phẩm là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại. -Tác phẩm được viết theo thể phú. Vậy, thể phú là gì? Đặc điểm của nó? -Kết cấu của tác phẩm: kết cấu theo lối đối đáp. 1,Hình tượng nhân vật “khách”. -“Khách” là ai? -“Khách” là người như thế nào? *Ở phần đầu tác phẩm, “khách” hiện lên là một người có “tráng trí bốn phương”, có tâm hồn khoáng đạt, yêu thiên nhiên, ham hiểu biết. Với mong muốn được đi nhiều, biết nhiều, “khách” đã thực hiện cuộc hành trình du ngoạn bốn phương đi qua một loạt những địa danh của TQ. Những địa danh mà “khách” đã đi qua? Đặc điểm của chúng? “Khách” đã đi qua những địa danh đó như thế nào? *Vốn là một người luôn luôn khát khao hiểu biết, cho nên với “khách” dù “Đầm Vân Mộng còn tha thiết”. “Tráng trí bốn phương” trong mình đã thôi thúc “khách” “học Tử Trường chừ thú tiêu dao” thực hiện cuộc du ngoạn thứ hai, cuộc hành trình tới sông BĐ. Cần làm rõ: Sông BĐ là con sông như thế nào trong ls? Chuyến đi của “khách” có phải là chuyến đi thực? Mục đích khi tới sông BĐ của “khách”? Sông BĐ hiện lên như nào qua sự cảm nhận của “khách”? Thái độ của “khách” khi đứng trước con sông lịch sử? Từ đó em thấy “khách” là người như thế nào? 2,Hình tượng các bô lão. -Các bô lão là ai? Họ đã đến với “khách” như nào? -Chiến tích trên sông BĐ hiện lên như thế nào qua lời kể của các vị bô lão? (Chú ý vào các biện pháp nghệ thuật được sử dụng) Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện? -Các vị bô lão đã bày tỏ sự suy ngẫm, bình luận như thế nào về nguyên nhân chiến thắng của ta? 3,Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách”. -Lời ca của các vị bô lão là gì? -Lời ca nối tiếp của “khách” là gì? Tham khảo: 1,Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy. Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong ông làm Hàn Lâm học sĩ. Đời Minh Tông ông giữ chức Hành khiển. Đời Trần Dụ Tông, năm 1339, ông làm Hữu ti Lang trung ở Môn hạ. Đời Trần Dụ Tông đổi sang Tả Tư Lang kiêm chức Kinh Lược sứ ở Lạng Giang, năm 1345 ông được thăng chức Gián nghị Đại phu tham chính sự. Ông được vua Dụ Tông sai cùng với Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ "Hoàng Triều Đại Điển" và bộ "Hình Luật Thư". Năm 1351, ông được phong Tham tri Chính sự. Năm 1353, ông lãnh chiếu chỉ ra trấn nhậm Hoá Châu (Huế), sai người xây thành đắp luỹ, lập kế chống quân Chiêm. Năm 1354, ông cáo bệnh xin nghỉ nhưng trên đường về Bắc chưa kịp đến nhà thì mất, sau được truy tặng Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu, Thăng Long. Sau khi mất, Trương Hán Siêu được truy tặng chức Thái phó và được đưa vào thờ tại Văn Miếu ngang với các bậc hiền triết xưa. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam vào giai đoạn nửa sau thế kỷ XIV nảy sinh cuộc tranh giành vị trí, ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo mà Trương Hán Siêu được coi là người đầu tiên lên tiếng phê phán đạo Phật, mở đường cho Nho giáo tiến lên. Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,… Trong thơ văn cổ Việt Nam có một số tác phẩm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú” được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354. “Bạch Đằng Giang phú” là một kiệt tác trong văn chương cổ Việt Nam. Về mặt nghệ thuật, đây là tác phẩm thể hiện đỉnh cao của tài hoa viết phú. Về nội dung tư tưởng, Bạch Đằng Giang phú là áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. “Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Ở Trương Hán Siêu, hành vi ứng xử nổi bật nhất, in đậm vào sử sách, là thái độ gần gũi thiên nhiên, cách ông nhìn ngắm thiên nhiên tạo vật. Về điều này, nếu nói Trương Hán Siêu gắn bó với cảnh trí của đất nước thì không có gì sai nhưng hình như vẫn chưa đủ. Nhà thơ nhà văn Việt Nam xưa nay rất ít người thờ ơ trước vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Nguyễn Trãi). Trương Hán Siêu cũng thế thôi. Nhưng với ông, trong tình yêu thiên nhiên hình như còn có một điều gì khác hơn, một khao khát thường trực muốn chiếm lĩnh thế giới tự nhiên, nhận biết cho hết mọi tri thức lịch sử - xã hội ẩn ngầm trong ngoại giới. Như chính ông phô bày trong vai một “người khách “ ở bài Bạch Đằng giang phú, hầu như cả một đời, ông đã coi lẽ sống của mình là ngược xuôi tìm đến mọi danh lam thắng cảnh: “Khách có kẻ, Giương buồm giong gió khơi vơi; Lướt bể chơi trăng mải miết. Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt; Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Nơi có người qua đâu mà chẳng biết. Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ đã nhiều Mà tráng chí tứ phương vẫn còn tha thiết ” Cũng có thể nghĩ đấy mới chỉ là những lời tâm niệm của Trương Hán Siêu bởi các địa danh nói trên đều là điển cố trong văn liệu, ông được đọc qua sách vở, hay là thông qua sách vở mà tìm đến chúng chứ chưa chắc đã một lần ghé thăm. Song cũng vì vậy, thiên nhiên như cái đích tìm kiếm của ông dường như có mang một hàm nghĩa thâm thúy: đây là nơi tập kết mọi trải nghiệm văn hóa của con người, và cũng là chứng tích để con người nhìn xa vào lịch sử. Vẫn trong bài phú về sông Bạch Đằng, tiếp theo mấy câu vừa dẫn, ông liền bày tỏ ý nguyện bắt chước “thú tiêu dao” của Tử Trường tức Tư Mã Thiên - nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc, trước khi bắt tay cầm bút đã đi khắp mọi nơi đầu sông cuối bể nhằm nuôi dưỡng tình cảm và thu nhận kiến thức. Ta để ý nếu ở phần trên, các địa danh thực ra đều là ảo - địa danh trong điển tích, không phải trong thực tế - thì đến đây mới là địa danh thực. Nhà thơ đưa ra một cái tên Bạch Đằng chưa hề có trong các pho sách kinh điển nhưng lại hiển hiện trước mắt với tất cả sức thuyết phục của những chiến công vang dội của nó. Bạch Đằng giang phú là một bài phú lưu thủy, người viết cốt biểu đạt ý tưởng một cách phóng khoáng, tuôn chảy, không quá chú trọng gò gẫm bằng trắc đối xứng và hiệp vần. Nhưng cấu trúc bài phú cũng là cả một dụng công. Bằng sự phân vai khéo léo giữa “khách” và “bô lão” trong nghệ thuật biểu hiện để tạo nên sự đồng hiện về thời gian, bằng cách chuyển đoạn thần tình trong tâm trạng người trần thuật từ bâng khuâng hoài cổ sang cảm xúc bồng bột của người đang chứng kiến sự việc tiếp diễn, bằng nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc. Đặc biệt, không ít những bậc tự xem là tri âm tri kỷ có thiên hướng muốn đón nhận toàn bộ hình tượng nghệ thuật của bài phú như những đường nét khắc họa chân thực quang cảnh chiến trận Bạch Đằng. Nếu để ý ta sẽ thấy bức tranh đằng đằng sát khí của trận Bạch Đằng còn là một đối cực nữa của một bức tranh thủy mạc lặng tĩnh mà tác giả vẽ lên, như đã dẫn ở một phần trước: (Qua cửa Đại Than đứng lặng giờ lâu) Đây lại là đối cực động-tĩnh giữa hiện tại và quá khứ. Đối cực này đã khiến người đọc như rơi vào trạng thái mơ màng, bâng khuâng, trong khi đuổi theo cái cố gắng “đi tìm thời gian đã mất” của tác giả. Ta chợt tự hỏi: Không hiểu giữa hiện hữu thứ nhất (thực tại tĩnh lặng trước mắt mà cũng là một hụt hẫng trong tâm trạng) và hiện hữu thứ hai (thực tại sống động trong tiềm thức mà cũng là một miên viễn của tưởng tượng) thì hiện hữu nào mới là có thật? Sự vấn vương ở đây có chút gì đó làm lòng ta nặng trĩu khi nghĩ đến dòng chảy của thời gian và thói vô tình dễ quên của người đời. Nói cách khác, những âm hưởng trữ tình đối lập ở trong tác phẩm đã tạo nên một ngân vang sâu thẳm và ngân vang này chính là triết lý: sự sống là một tiếp biến không ngừng không nghỉ, cái đang diễn ra và cái đã đi vào vĩnh cửu cứ đan quyện lấy nhau, mà cái nhân tố có khả năng kết nối làm nên sự đan quyện ấy, khiến cho sợi dây chuyền vô hình nghiệt ngã của thời gian có lúc tưởng như bị đảo ngược: hiện tại không hẳn đã trôi về quá khứ tất cả, mà có phần nào đó còn trôi theo chiều ngược lại, còn có “dấu vết lưu lại” với hậu thế - cái nhân tố ấy là con người, được quyết định bởi con người: “Trời đất điện an” Nhìn trở lại toàn bộ bài phú, nghệ thuật phối trí thời gian và không gian của Trương Hán Siêu đã đạt đến chỗ thần tình. Nhà thơ đưa không gian Bạch Đằng từ một viễn cảnh trải rộng và hết sức bao la đến với cận cảnh của một trận thủy chiến dữ dội, và cuối cùng dồn vào một tiêu điểm là chỗ đứng nội tâm của nhà chỉ huy quân sự quyết định sự thắng bại của chiến cuộc, đồng thời cũng chính là đang từ một không gian hiện thực ông quay trở về với không gian hồi cố, không gian tâm tưởng, cùng theo đó, thời gian nghệ thuật cũng đi lùi từ hiện tại về quá vãng. Vậy mà cảm hứng của người đọc lại không bị đẩy lùi bởi dòng hoài niệm, trái lại tiếp nhận nó như chính cái đang diễn ra trước mắt mình. Thủ pháp mờ chồng giữa hai thời đoạn cách quãng trên quang cảnh một con sông, thủ pháp hoán đổi điểm nhìn linh hoạt của tác giả đã góp phần hóa giải tâm trạng hoài cổ của bài phú, tạo nên một tâm lý cân bằng và gây hứng thú sâu sắc trong cảm xúc thẩm mỹ. Tóm lại, bằng lượng thông tin đa nghĩa, những ẩn ngữ phong phú đọng lại phía sau ngôn từ, Bạch Đằng giang phú đã gợi lên được nhiều tiếng nói cùng một lúc trong cảm nhận nhiều chiều của người đọc. Sự dồn nén nghệ thuật của bút pháp Trương Hán Siêu quả đã đến một trình độ bậc thầy. 2, Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần truy phong là Thiếu Bảo.Ông còn để lại bốn bài thơ và ba bài văn “Dục Thuý sơn khắc thạch”,”Linh TẾ Tháp ký”,”Khai Nghiêm tự bi”,”Bạch Đằng giang phú”,…Trong thơ văn cỗ Việt Nam có một số tác phẫm lấy đề tài sông Bạch Đằng nhưng”Bạch Đằng giang phú”cũa Trương Hán Siêu được xếp vào hạng kiệt tác. Chưa rõ Trương Hán Siêu viết “Bạch Đằng giang phú”vào năm nào, nhưng qua giọng văn cảm hoài “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá-Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”, ta có thể đoán định được, bài phú này chỉ có thể ra đời sau khi Trần Quốc Tuấn đã mất, tức là vào khoảng 1301-1354. “Bạch Đằng giang phú” được viết bằng chữ Hán. Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên… đã dịch khá thành công áng văn này. Bài cảm nhận về “Bạch Đằng giang phú” dựa trên văn bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên. Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Chất trữ tình và yếu tố khoa trương đậm đặc trong phú. Có phú cổ thể và phú Đường luật. Phú cổ thể như một bài văn xuôi dài, có vần mà không nhất thiết có đối, còn gọi là phú lưu thuỷ. Phú Đường luật được đặt ra từ đời Đường, có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chữ, có những kiểu câu được quy pạm rõ rang. “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu viết theo lối phú cổ thể, có vần sử dụng phép đối rất sáng tạo: “Tiếng thơm đồn mãi, Bia miệng không mòn. Đến chơi sông chừ ủ mặt Nhớ người xưa chừ lệ chan…” Qua bài phú này, Trương Hán Siêu ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, dòng sông lịch sử đã gán liền với tên tuổi bao anh hùng, với bao chiến công oanh liệt của nhân dân ta trong sự nghiệp chống xâm lăng. Nhà thơ khẳng định: Núi sông hiểm trở, nhiều nhân tài hào kiệt đã tạo nên truyền thống anh hùng của dân tộc, sự bền vững của Tổ quốc muôn đời. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo của “Bạch Đằng giang phú”. “Giương buồm giong gió chơi vơi”. “Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là nhân vật trữ tình không ai khác mà chính là Trương Hán Siêu. Trong các bài phú cổ, nhân vật “khách” không mấy xa lạ. “Ngọc tỉnh liên phú” (bài phú Sen giếng ngọc) của Mạc Đĩnh Chi (?-1346) cũng có nhân vật “khách”: … “Khách có kẻ: nơi nhà cao tựa ghế, trưa mùa hạ nắng nồng. Ao trong ngắm làn nước biếc, Nhạc phủ vịnh khúc Phù Dung”. “Khách” ở đây là Mạc Đĩnh Chi biểu lộ tấm lòng thanh cao, chí khí, tài năng và hoài bão của kẻ sĩ ở đời. Ta đã từng biết, Trương Hán Siêu là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, tính tình cương trực, tâm hồn phóng khoáng. Chín câu đầu cho thấy “khách” là một tao nhân với rượu túi thơ “chơi vơi” theo cánh buồm, làm bạn với gió trăng qua mọi miền sông biển. Sống hết mình với thiên nhiên, du ngoạn thăm thú mọi cảnh đẹp xa gần. Đêm thì “chơi trăng mải miết”, ngày thì: “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương; Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt”, Khách đã đi nhiều và biết nhiều. Các danh lam thắng cảnh như Nguyên Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,… đều ở trên đất nước Trung Hoa mênh mông, ở đây chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nói lên một cá tính, một tâm hồn: yêu thiên nhiên tha thiết, lấy việc du ngoạn làm niềm lạc thú ở đời, tự hào về thói “giang hồ” của mình: “Nơi có người đi Đâu mà chẳng biết”. Các địa danh xa lạ không chỉ là cảnh đẹp mà còn gợi ra một không gian bao la, chỉ có những người mang hoài bão và “tráng chí bốn phương” mới có thể “giương buồm…lướt bể” đi tới. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh tiêu biểu cho mọi thắng cảnh. Thế mà “Khách” đã “chứa vài trăm trong dạ”, đã thăm thú nhiều lần đã từng thưởng ngoạn bao cảnh đẹp tương tự. Vẫn chưa thoả lòng, vẫn còn “tha thiết” với bốn phương trời. “Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”. Phần đầu bài phú nói lên cốt cách kẻ sĩ: chan hoà với thiên nhiên, lấy chữ “nhàn” làm trọng, gián tiếp phủ định lợi danh tầm thường. “Qua cửa Đại Than… đến sông Bạch Đằng” Đoạn văn tiếp theo nói lên niềm vui thú của nhà thơ khi đến chơi sông Bạch Đằng. Trương Hán Siêu đã theo cái chí của người xưa “học Tử Trương” đi về phía Đông Bắc “buông chèo” cho thỏa chí “tiêu diêu”. Người xưa nói: “Muốn học cái văn của Tư Mã Tử Trường thì trước tiên phải học cái chơi của Tử Trường”. Tử Trường là Tư Mã Thiên, tác giả bộ “Sử ký” bất hủ, là nhà văn, nhà sử học tài ba đời Hán. Con người ấy vẫn được xem là nhà du lịch có một không hai thời xưa. Trương Hán Siêu với cánh buồm thơ lần theo sông núi: “Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều, Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo” “Bát ngát sóng kình muôn dặm” Bạch Đẳng giang, con sông oai hùng của Tổ Quốc Đại Việt. Sông rộng và dài, cuồn cuộn nhấp nhô sóng biếc.Cuối thu ( ba thu ) nước trời một mầu xanh bao la “Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu- Nước trời: một sắc- Phong cảnh ba thu”. Câu văn tả rhực mượn một hình ảnh của Vương Bột trong bài “ Đằng Vương các” “ Thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc” ( Sông thu cùng với trời xa một màu ). Tả sóng Bạch Đằng, vua Trần Minh Tông (1288-1356) viết : “Thuồng luồng nuốt thuỷ triều, cuộn làn sóng bạc… Trông thấy nước dòng sông rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối- Lầm tưởng rằg máu người chết vẫn chưa khô”( Bạch Đằng giang –Dịch nghĩa ) Cảnh núi non, bờ bãi được miêu tả, đã tái hiện cảnh chiến trường rùng rợn một thời: “ Bờ lau san sát - Bến lách đìu hiu - Sông chìm giáo gãy - Gò đầy xương khô” Bờ lau, bến lách gợi tả không khí hoang vu. hiu hắt. Núi gò, bờ bãi trập trùng như gươm giáo, xương cốt lũ giặc phương Bắc chất đống. Nét vẽ hoành tráng ấy, một thế kỷ sau Ức Trai cũng viết: “Ngạc chặt kình băm non lởm chởm – Giáo chìm gươm gãy bãi dăng dăng” ( “Cửa Biển Bạch Đằng”). Trương Hán Siêu miêu tả dòn sông Bạch Đằng bằng những đường nét, máu sắc gợi cảm.Nhũng ẩn dụ và liên tưởng mói về dòng sông lịch sử hùng vĩ được miêu tả qua những cặp câu song quan và tứ tự tuyệt đẹp. Mấy chục năm sau trận đại thắng trên sông Bạch Đằng(1288) nhà thơ đến thăm dòng sông cảm thương xúc động: “ Buồn vì cảnh thảm - Đứng lặng giờ lâu - Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá – Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”. Một tâm trạng: “ buồn, thương tiếc”, một cảm xúc “ đứng lặng giờ lâu” của “khách” đều biểu lộ sự xúc động, lòng tiếc thương và biết ơn sâu sắc, vô hạn đối với anh hùng đã đem xương máu bảo vệ dòng sông vá sự tồn vong của dân tộc. Đó là tình nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn” Các bô lão – nhân vật thứ hai xuất hiện trong bài phú. Từ miêu tả và trữ tình, nhà thơ chuyển sang tự sự, ngôn ngữ sống đọng biến hoá hẳn lên, Cảm hứng lịch sử mang âm điệu anh hùng ca dâng lên dào dạt như những lớp sóng trên sông Bạch Đằng vỗ. Khách và bô lão ngắm dòng sông, nhìn con sóng nhấp nhô như sống lại những năm tháng hào hùng oanh liệt của tổ tiên: “ Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã, Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích: Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên) -Giới thiệu sử gia Ngô Sĩ Liên? TP“Đại Việt sử kí toàn thư” ? -Giới thiệu tác phẩm “HĐĐVTQT”: vị trí? Chủ đề của tác phẩm. 1, Nội dung *Đoạn 1: -Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì? -Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó? -Lúc TQT sắp qua đời, nhà vua có đến hỏi ông về kế sách giữ nước, an dân, TQT đã nói về kế sách giữ nước của mình như thế nào? -Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không? -Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn? *Đoạn 2: -Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha được thể hiện như thế nào? -Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào ở phần 2 này? *Đoạn 3: -Đoạn 3 tập trung nói về đức độ và công lao của TQT. Vậy, đức độ của QT được thể hiện như thế nào? Công lao của ông đối với đất nước? 2, Nghệ thuật Nghệ thuật khắc họa nhân vật và nghệ thuật kể chuyện? Tham khảo: 1,Trần Hưng Đạo là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông cũng là tác giả của bộ "Binh thư yếu lược" (hay "Binh gia diệu lý yếu lược") và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Thân thế: Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định). Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230 hay 1232. Ông có vốn tài quân sự, lại là tông thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước, được phong tước Hưng Đạo Vương. Sau khi kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 3 thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách. Ông mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 5 tháng 9 năm 1300), thọ trên dưới 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc. Các điển tích Qua những câu chuyện dưới đây, có thể thấy ở ông một sự hy sinh quyền lợi cá nhân rất cao để phục vụ cho mục tiêu của cả dân tộc cho dù ông là người có tài thao lược và nắm nhiều quyền bính trong tay. Thiếu thời Đại Việt sử ký toàn thư có chép: Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: "Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời". Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Thái Tông Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Năm 4,5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ác châu, là nơi giam cầm trọng tội. Công chúa Thuỵ Ba thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được công chúa Thuỵ Ba gửi tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thuỷ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) nhờ trụ trì chùa dạy dỗ cho tới năm lên 10. Cướp ngôi hay không Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi."[cần chú thích] (Lấy từ tích cũ: Sở Chiêu Vương chạy loạn ra nước ngoài, có người làm thịt dê tên là Duyệt đi theo. Sau Chiêu Vương trở về nước, ban thưởng cho Duyệt. Duyệt từ chối và nói: "Nhà vua mất nước, tôi không được giết dê, nay vua về nước, tôi lại được làm nghề giết dê, tước lộc thế là đủ còn thưởng gì nữa".) Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?" Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!" Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ." Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng." Năm Ất Dậu, Thiệu Bảo năm thứ 7, 1285, thế giặc bức bách, hai vua ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn (mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gần Móng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa giặc. Lúc ấy, xa giá nhà vua phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh Vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế. Sử gia Ngô Sĩ Liên viết: "Bậc đại thần ở vào hoàn cảnh bị hiềm nghi nguy hiểm, tất phải thành thực tin nhau, sáng suốt khéo xử, như hào cửu tứ của quẻ Tùy (xem Kinh Dịch) thì mới có thể giữ tròn danh dự, làm nên sự nghiệp. Nếu không thế thì nhất định sẽ mang tai họa. Quách Tử Nghi nhà Đường, Trần Quốc Tuấn nhà Trần đã làm được như vậy." Quan hệ với Trần Quang Khải Trước kia, Trần Thánh Tông thân đi đánh giặc, Trần Quang Khải theo hầu, ghế tể tướng bỏ không, vừa lúc có sứ phương bắc đến. Thái Tông gọi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tới bảo: "Thượng tướng đi theo hầu vắng, trẫm định lấy khanh làm Tư đồ để tiếp sứ phương Bắc." Trần Quốc Tuấn thưa: "Việc tiếp sứ giả, thần không dám từ chối, còn như phong thần làm Tư đồ thì thần không dám vâng chiếu. Huống chi Quan gia đi đánh giặc xa, Thái sư theo hầu mà bệ hạ lại tự ý phong chức, thì tình nghĩa trên dưới, e có chỗ chưa ổn, sẽ không làm vui lòng Quan gia và Thượng tướng. Đợi khi xa giá trở về, sẽ xin vâng mệnh cũng chưa muộn." Một hôm, Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp tới, Trần Quang Khải xuống thuyền chơi suốt ngày mới trở về. Trần Quang Khải vốn sợ tắm gội, Trần Quốc Tuấn thì thích tắm thơm, từng đùa bảo Trần Quang Khải: "Mình mẩy cáu bẩn, xin tắm giùm", rồi cởi áo Trần Quang Khải ra, dùng nước thơm tắm cho ông và nói: "Hôm nay được tắm cho Thượng tướng." Trần Quang Khải cũng nói: "Hôm nay được Quốc công tắm rửa cho." Trước đây, hai ông tuy một là Quốc công tiết chế, một là Thượng tướng thái sư nhưng do lo lắng về mối thù của Trần Liễu để lại mà có mối hiềm nghi xa cách. Sau khi được Trần Quốc Tuấn tắm cho, hai ông trở nên thân tình, tin tưởng nhau, tình nghĩa qua lại giữa hai ông ngày càng thêm mặn mà. Trong việc giúp đỡ nhà vua, hai ông đều đứng hàng đầu. Quyền phong tước Vì có công lao lớn trong cả 3 lần chống Nguyên nên vua gia phong ông là Thượng quốc công, cho phép ông được quyền phong tước cho người khác, từ minh tự trở xuống, chỉ có tước hầu thì phong tước rồi tâu sau. Nhưng Quốc Tuấn chưa bao giờ phong tước cho một người nào. Khi quân Nguyên vào cướp, Quốc Tuấn lệnh cho nhà giàu bỏ thóc ra cấp lương quân, mà cũng chỉ cho họ làm lang tướng giả chứ không cho họ tước lang thực, ông rất kính cẩn giữ tiết làm tôi. Tài dụng binh Ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Các người nổi tiếng khác như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự, bởi vì ông có tài mưu lược, anh hùng, lại một lòng giữ gìn trung nghĩa vậy. Xem như khi Trần Thánh Tông vờ bảo Trần Quốc Tuấn rằng: "Thế giặc như vậy, ta phải hàng thôi". Trần Quốc Tuấn trả lời: "Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng". Vì thế, đời Trùng Hưng, lập nên công nghiệp hiếm có. Tiếng vang đến phương bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi thẳng tên. Sau khi mất rồi, các châu huyện ở Lạng Giang hễ có tai nạn bệnh dịch, nhiều người cầu đảo ông. Còn có lời đồn rằng, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn. Trần Quốc Tuấn từng soạn các sách như Binh gia diệu lý yếu lược (quen gọi là Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy các tỳ tướng, dụ họ bằng bài "Hịch tướng sĩ" Trần Quốc Tuấn từng soạn sách để khích lệ tướng sĩ dưới quyền, dẫn chuyện Kỷ Tín chết thay để cứu thoát Hán Cao Tổ, Do Vu giơ lưng chịu giáo để cứu Sở Tử. Ông dạy đạo trung như vậy. Nhân dân Việt Nam vô cùng kính trọng ông do công lao 2 lần lãnh đạo đất nước chống lại được họa Thát Đát (Mông Cổ). Dưới vó ngựa của Nguyên Mông, các nước Hồi giáo hiếu chiến ở Trung Á, các công tước của Moskva, Novogrod (nước Nga ngày nay) cũng không thể nào bảo vệ được nền độc lập của mình. Lãnh thổ của Nguyên Mông, theo chiều ngang, kéo dài từ Viễn Đông (gồm cả Triều Tiên) đến tận Moskva, Muhi (Hungary), Tehran, Damascus; chiều dọc từ Bắc Á xuống hết cả Ấn Độ, Miến Điện. Trong cơn lốc chinh phục của họ, chỉ có Thái Lan (Sukhothai) thoát khỏi họa diệt vong nhờ sách lược cầu hòa, Nhật Bản may mắn nhờ một trận bão biển làm thiệt hại bớt tàu của Mông Cổ, và Đại Việt nhờ khả năng lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương mà giữ được bờ cõi. Ghi chú: Mông Cổ không xâm chiếm được Ấn Độ, họ chỉ tiến được đến biên giới miền bắc Ấn ngày nay và bị chặn lại. Họ cũng chỉ vào được miền bắc Myanma trong một thời gian ngắn rồi phải rút lui. Ngoài Đại Việt đánh bại được đế chế Mông Cổ còn có Java (Indonesia), Ai Cập, Ấn Độ, tuy nhiên chiến công của Đại Việt là hiển hách nhất[cần chú thích]. Lấy dân làm gốc Tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ[1] dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng ***ng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Khi sắp mất, ông dặn con rằng: "Ta chết thì phải hỏa táng, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc, rồi san đất và trồng cây như cũ, để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục". Trần Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, quân Nguyên hai lần vào cướp, ông liên tiếp đánh bại chúng, sợ sau này có thể xảy ra tai họa đào mả chăng. Ông lo nghĩ tới việc sau khi mất lại là vì vậy. Mùa thu, tháng 8, ngày 20, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Vua Trần Thánh Tông có soạn bài văn bia ở sinh từ của Trần Quốc Tuấn, ví ông với Thượng phụ (Lã Vọng ngày xưa bên Trung Quốc). Nhân dân sùng kính phong Thánh Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của Ngài. Ngài được người dân bao đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày Ngài mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của Ngài mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ). Tác phẩm Hịch tướng sĩ Binh gia diệu lý yếu lược (hay "Binh thư yếu lược") Vạn Kiếp tông bí truyền thư. 2,Quốc công tiết chế Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn là người có tài năng quân sự tuyệt vời. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn bảy trăm năm trước, cả Á, Âu đang trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm về cái họa Tác-ta (giặc Mông), khi chúng lướt trên vó ngựa viễn chinh tàn phá hết nước này sang nước khác. Từ Thái Bình Dương đến tận bên bờ Ðịa Trung Hải, khắp Á, Âu chưa có một danh tướng nào cản được.Vậy mà ở miền đông nam châu Á, lũ giặc Tác-ta ấy đã phải kinh hồn, lạc phách trước ý chí chiến đấu và tài nghệ quân sự tuyệt vời của quân dân Ðại Việt dưới sự chỉ huy thiên tài của Quốc công tiết chế Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Công lao to lớn của Ngài, ba lần chỉ huy quân dân Ðại Việt cản phá quân xâm lược Nguyên - Mông hung bạo, đánh cho chúng thất điên bát đảo, Trấn Nam vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng có người kéo qua biên ải mới thoát chết. Trần Hưng Ðạo sinh ngày 10-12-1228 (Mậu Tý), là con An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột Trần Thái Tông - Trần Cảnh). Trần Hưng Ðạo dung mạo hùng vĩ, thông minh hơn người, xem rộng biết nhiều, đủ tài văn võ, chuyên tâm nghiên cứu lục thao tam lược của người xưa và dành cả tâm huyết và hiểu biết để viết các tác phẩm: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Hịch tướng sĩ để dạy các tướng cầm quân đánh giặc, khích lệ lòng yêu nước của quân dân Ðại Việt. Trần Hưng Ðạo luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước trên lợi ích của nhà, luôn luôn vun trồng cho khối đoàn kết giữa tôn tộc nhà Trần, để tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng, đủ sức đè bẹp quân thù nguy hiểm. Năm 2000, Hội thảo 700 năm ngày mất của Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: " Trong sự nghiệp hiển hách ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông ở thế kỷ 13, Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ngài là một nhà chính trị - quân sự đại tài, được vua Trần tin yêu, giao quyền Tiết chế, thống suất cả vương hầu, tông thất, tướng lĩnh, điều động binh nhung, khí giới. Khi quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ nhất (1258), Ngài được cử chỉ huy các tướng lĩnh điều quân thủy bộ bảo vệ vùng biên giới Tây Bắc. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Ngài được cử làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh toàn quân đánh giặc. Bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn thể hiện ở quyết tâm diệt địch và thắng địch không gì lay chuyển. Ngay những lúc gian nan nguy hiểm nhất, Ngài vẫn tin vào thắng lợi, giữ vững lòng quân, lòng dân. Ðặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285), khi sự mất còn của nền độc lập nước nhà chỉ còn trong gang tấc, quân xâm lược đã chiếm được nhiều địa bàn trọng yếu, trong đó có cả Kinh thành Thăng Long và phủ Thiên Trường, nội bộ quý tộc và quan lại triều Trần đã có người nao núng, hàng giặc, Trần Quốc Tuấn vẫn hiên ngang bất khuất, giữ vững lòng tin son sắt vào thắng lợi. Câu nói bất hủ của Ngài: "Bệ hạ muốn hàng trước hết hãy chém đầu thần đi đã", đã nêu một tấm gương lớn về tinh thần quyết chiến và ý chí "Sát Thát" trước triều đình, trước toàn quân và toàn dân ta. Tài năng của Trần Quốc Tuấn biểu hiện ở sự nhận thức rất rõ dân ta là nguồn sức mạnh giữ nước. Nguồn sức mạnh đó phải được xây dựng, bồi dưỡng lâu dài trong thời bình cũng như trong thời chiến, bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngài chủ trương: "Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước". Trần Hưng Ðạo xem việc đoàn kết nội bộ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để tạo thành sức mạnh. Nhìn lại ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông thắng lợi. Ngài xác định: "Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà chung sức" là nhân tố đã làm cho "quân địch phải chịu bị bắt" (bị tựu tự cầm). Ngài rất coi trọng đoàn kết quân và dân, đoàn kết trong quân đội "như cha con một nhà". Chính nhờ nguồn sức mạnh đó mà dân tộc Việt Nam đã có thể đứng vững và vượt qua những thử thách ghê gớm của họa xâm lăng khốc liệt do đế quốc Nguyên - Mông gây ra. Trần Quốc Tuấn là vị thống soái có tài năng quân sự tuyệt vời. Nắm vững yêu cầu chiến lược lấy nhỏ thắng lớn, cả nước đánh giặc, Ngài chủ trương lấy đoản binh chống trường trận, xem đó là điều thường trong binh pháp nước ta; kết hợp tác chiến của quân triều đình với tác chiến và đấu tranh của lực lượng quân dân các địa phương: "tiểu dân thanh dã, đoản binh phục hậu". Cái tài giỏi của Trần Quốc Tuấn là biết chuyển tình thế từ hiểm nghèo thành thuận lợi, xoay chuyển thế trận tạo nên thời cơ. Và khi thời cơ đến thì chuyển sang phản công, tiến công; chọn đúng hướng, đúng mục tiêu, đánh những trận quyết định, khiến kẻ thù không kịp trở tay, trong chốc lát đã bị thất bại. Tài thao lược của Trần Quốc Tuấn nổi bật là tính chủ động và linh hoạt "biết người, biết mình", chủ động điều địch, chủ động đánh địch, "xem xét quyền biến tùy thời mà làm". Câu trả lời của ông với vua Trần Nhân Tông: "Năm nay đánh giặc nhàn" khi quân Nguyên tiến công xâm lược lần thứ ba (1288), chứng tỏ vị chủ tướng đã biết rõ địch, biết rõ ta, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn và làm chủ được quy luật của chiến trận. Trong cuộc kháng chiến này, giặc chưa bị đánh lớn mà đã sợ hãi rút chạy, rốt cuộc bị tiêu diệt trên sông Bạch Ðằng và ở biên giới. Ðó là kết quả kỳ diệu của phương pháp dùng binh độc đáo của Trần Hưng Ðạo. Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù. Trần Quốc Tuấn không chỉ là vị thống soái lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến mà còn là một nhà lý luận, một nhà tư tưởng quân sự nổi tiếng, từ lời Hịch kêu gọi tướng sĩ đầy khí phách hiên ngang đến bản Di chúc lịch sử, những nội dung tư tưởng tiên tiến ấy đã được khẳng định. Ngài đã dày công nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc, học tập những tư tưởng quân sự tiến bộ của nước ngoài, rút ra những điều tinh túy, kết hợp với những tri thức quân sự từ thực tiễn chỉ đạo chiến tranh của mình, thành những bộ binh thư có giá trị nhằm phục vụ sự nghiệp giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã để lại cho đời nhiều tác phẩm lý luận quân sự có giá trị, khẳng định một bước phát triển quan trọng của khoa học quân sự Việt Nam. Với Trần Quốc Tuấn, một học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại phong kiến đã hình thành, học thuyết quân sự dân tộc trong chiến tranh giữ nước. Chính trên cơ sở này, Lê Lợi - Nguyễn Trãi phát triển thành học thuyết quân sự dân tộc trong khởi nghĩa nông dân, chiến tranh giữ nước. Những quan điểm tư tưởng chính trị - quân sự dựa vào dân, khoan thư sức cho dân, về xây dựng khối đại đoàn kết trong hoàng tộc và triều đình, trong toàn quân và cả nước, về phương châm chiến lược "dĩ đoản, chế trường" (lấy ngắn trị dài), "quân đội cốt tinh không cốt nhiều, trên dưới một dạ như cha con " là những tư tưởng tiên tiến, đúng đắn và sáng tạo, vượt thời đại mãi mãi vẫn còn nguyên giá trị. Trần Hưng Đạo là anh hùng kiệt xuất, không chỉ về tài năng quân sự mà còn có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng. Ngài luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, ý thức gạt bỏ mọi hiềm khích riêng tư để đoàn kết tông thất, triều đình và tướng lĩnh, tạo nên một cội nguồn của thắng lợi. Ngài chủ trương "bạt dụng lương tướng" dùng người hiền lương, biết chọn và đào tạo tướng giỏi, thường trọng dụng và tiến cử những người tài giúp nước. Ngài quý trọng những người cộng sự, thương yêu binh lính và họ cũng hết mực trung thành với Ngài, đội quân phụ tử của Ngài đã trở thành đội quân bách thắng. Triều đình nhà Trần đã xây dựng nên một đội ngũ tướng lĩnh kiên cường, tài giỏi, đoàn kết nhất trí, phần đông là văn võ song toàn. Lịch sử đời đời ghi nhớ chiến công và thành tích của các vị tướng như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Ðỗ Khắc Chung cho đến Yết Kiêu, Dã Tượng Hưng Ðạo Ðại Vương đã để lại cho dân tộc ta tư tưởng chính trị tiến bộ và tài thao lược bất hủ - để đời này sang đời khác, dân tộc ta đã vận dụng và đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp bội. Mùa thu tháng tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300) "Bình Bắc Ðại nguyên soái" Hưng Ðạo Ðại Vương qua đời. Theo lời Ngài dặn, thi hài Ngài được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rừng An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua Trần Anh Tông truy tặng Ngài: Thái sư Thượng Phụ Quốc Công Nhân Vũ Hưng Ðạo Ðại Vương. Nhân dân ta lập đền thờ ở nhiều nơi để tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Ðạo Ðại Vương và suy tôn Ngài là Ðức Thánh Trần. Vương triều Trần, một triều đại "võ công, văn trị" oai hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với 175 năm trị vì đất nước, Vương triều Trần đã làm nên những chiến công lừng lẫy, chiến thắng giặc Nguyên - Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Triều Trần đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của nền văn minh Ðại Việt, để lại cho đời sau biết bao bài học quý báu. Vương triều Trần mà tiêu biểu nhất là Anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Hưng Ðạo đã đi vào lịch sử, đi vào thế giới huyền thoại, đi vào thế giới tâm linh, trở thành vị "Thánh" được toàn thể nhân dân ta thờ phụng. Từ Trần Hưng Ðạo đến Ðức Thánh Trần rồi Ðức Thánh Cha, từ một nhân vật lịch sử "bằng xương bằng thịt" đã trở thành vị thánh thiêng liêng được thờ phụng rộng rãi và phổ biến nhất trong các vị thần VN. NGUYỄN TRÃI VÀ ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ 1, Nguyễn Trãi (Xem trong phần tác giả) 2, Tác phẩm: “Đại cáo bình Ngô” (Bình Ngô đại cáo) “Bình Ngô đại cáo” là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về độc lập chủ quyền dân tộc, bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác kẻ thù, bản hùng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa LS. Tác phẩm mang ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, là một kiệt tác văn học, kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. -Hoàn cảnh sáng tác? -Ý nghĩa nhan đề? -Bố cục tác phẩm? -Nội dung và nghệ thuật từng phần? Tác phẩm xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Tản Viên từ phán sự lục – Trích: Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ) -Những nét chính về tác giả và thể loại truyện truyền kì -Những nét chính về tác phẩm: Truyền kì mạn lục. *Văn bản: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên a,Về nội dung: - Tác phẩm viết về nhân vật Ngô Tử Văn như thế nào? +Phần đầu, tác giả giới thiệu những gì về Tử Văn? +Tìm hiểu sự kiện Ngô Tử Văn đốt đền? +Ngô Tử Văn sau khi đốt đền? +Ngô Tử Văn trong phiên tòa xử kiện của diêm vương? +Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên? -Ý nghĩa phê phán của tác phẩm là gì? a,Về nghệ thuật Những đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả? Thông qua tác phẩm, em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và gian tà? . HƯỚNG DẪN LÀM VĂN THUYẾT MINH I, Yêu cầu chung khi làm văn thuyết minh. -Đọc kĩ đề bài để xác định đối tượng thuyết minh là gì? Một tác phẩm văn học, một nhà văn, một nhà thơ, -Xây. 1) 8, Thuyết minh về một tác phẩm văn học. Dựa vào giảng văn của giáo viên, thường thuyết minh theo bố cục của tác phẩm. 9 ,Thuyết minh về một nhân vật văn học Nên thuyết minh giới thiệu nhân vật. nhân vật văn học là những nhân vật hư cấu thì dựa vào hoàn toàn tác phẩm văn học viết về nhân vật đó nhưng nếu nhân vật đó là một nhân vật lịch sử thì nên tham khảo thêm những tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 30/06/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan