Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
267,5 KB
Nội dung
Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài: Chúng ta đang bước những bước đầu tiên của thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin truyền thông. Hơn bao giờ hết nền giáo dục đang đúng trước thời cơ và thách thức đồng thời là vận hội mới để có những bước đi dài và vững chắc. Trước hết phải tạo ra nhũng con người mới, những con người phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực để đưa đất nước ngày càng đi lên. Trong xu thế hội nhập hiện nay đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu mang tính cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thông tin mà cụ thể là sử dụng giáo án điện tử vào dạy học đã phàt huy tính ưu việt mà nó mang lại. Day học bằng giáo án điện tử là cơ hội và thách thức đặt ra đối với giáo viên: Làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh các tri thức một cách có hiệu quả nhất. So với lối sư phạm kinh điển là giáo viên cứ truyền đạt kiến thức trong bài giảng một chiều có sẵn trong giáo án thông thường, mà nội dung rất hạn chế bó hẹp, rất chậm được đổi mới, dễ đi vào lối mòn. Học sinh tiếp thu một cách thụ động không phát huy tính tư duy độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, tâm lý chán học dẫn đến kết quả học tập không cao. Đặc biệt là ở môn GDCD, một môn học có vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người. Nhưng khi sử dụng giáo án điện tử vào dạy học ở môn GDCD thì kết quả rất khả quan. Học sinh chủ động sáng tạo tích cực hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó mà rộng hơn, tri thức không chỉ bị hạn hẹp ở sách giáo khoa, tri thức còn ở cuộc sống xung quanh các em, các em đã biết tìm tòi biết tự đặt ra các tình huống, các nội dung mới mà trước đây phương pháp dạy học sư phạm kinh điển không đạt được. Ở các trường THCS, giáo viên nhận thức được vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạu môn GDCD còn hạn chế và đặc biệt là chưa mang lại hiệu quả cao. Trong khi nhu cầu của học sinh giữa xu thế hội nhập là rất lớn để chiếm lĩnh hệ thống tri thức đó. Ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá, bước đầu một số giáo viên giảng dạy môn GDCD đã đua giáo án điện tử vào dạy học. Kết quả đạt được là ngoài sự mong đợi so với trước đây chưa sử dụng. Với ưu thế đó, có thể khẳng định phương pháp dạy và học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo án điện tử hiện nay là một nhu cầu tất yếu , một hướng đi dúng đắn mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây là công nghệ dạy học chính của thế kỷ XXI. Từ những lí do trên tôi quyết định tiến hành tìm hiểu vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy bộ môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá . II. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về giáo án điện tử và thực trạng của vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 1 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” Trấn Hồ Xá nhằm đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá nói riêng và ở các trường THCS nói chung. II I. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo án điện tử vào giảng dạy bộ môn GDCD 2. Nghiên cứu thực trạng vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. 3. Đề xuất những giải pháp về việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hò Xá nói riêng và trường THCS nói chung. IV. Khách thể, đối tượng nghiên cứu: 1. Khách thể nghiên cứu: Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá ( 4 lớp thuộc 4 khối: 6C, 7A, 8B và 9D) 2. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. V. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đềtài này tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: 1. Phương pháp điều tra bằng ankét: Với bộ câu hỏi dành cho học sinh 4 khối lớp và bộ câu hỏi dành cho giáo viên nhằm thu thập số liệu để tìm hiểu vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. 2. Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát thông qua dự giờ tại các lớp của giáo viên và giáo sinh thực tập có sử dụng giáo án điện tử để tiến hành tìm hiểu nghiên cứu vấn đề sử dụng giáo án điện tử. 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu vở ghi chép,vở bài tập của học sinh, các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút để tìm hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế trong việc tiếp thu bài khi sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD. 4. Phương pháp sử dụng toán học: Thống kê, xử lí các số liệu để rút ra thực trạng về việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD. Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 2 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” VI. Thời gian, địa điểm nghiên cứu: 1. Thời gian: Từ ngày 10 tháng 01 năm 2008 đến ngày 25 tháng 04 năm 2008. 2. Địa điểm: Trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá . VII. Những đóng góp của đề tài: Hi vọng rằng với đềtài nghiên cứu khoa học này sẽ cho thấy được thực trạng của vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. Từ đó rút ra những kinh nghiệm quý giá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào quá trình dạy học môn GDCD. Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 3 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ. I. Các khái niệm liên quan đến vấn đề sử dụng giáo án điện tử: 1. Phương tiện dạy học: 1.1. Khái niệm: Có nhiều ý kiến bàn về phương tiện dạy học. Theo Lê Đức Huy: phưong tiện dạy học là toàn bộ công cụ mà người giáo viên sử dung để tác động đến tri thức nhàm giúp người học chiếm lĩnh tri thức đó một cách hiệu quả nhất. Theo Hoàng Văn Doanh: phương tiện dạy học là các sản phẩm mà người dạy và người học tác động đến nó nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội tri thức mới. Tóm lại, phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật hiện tượng trong thế giới tham gia vào quá trính dạy học đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên hay hoc viên sử dụng, làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. 1.2. Vai trò của phương tiện dạy học Phương tiện dạy học có vai trò khơi dậy,dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của giáo viên và học viên đến đối tượng dạy học. Trong quá trình dạy học, phưong tiện dạy học có vai trò quan trọng quyết định thành công của tiết dạy động thời cũng là yếu tố xem xét đánh giá mức thành công của tiết dạy. 1.3 Phân loại phương tiện dạy học. Có 3 cách phân loại: Thứ nhất : Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ của sự vật hiện tượng khi trở thành phương tiện dạy học Thứ hai : Phân loại theo chức năng của các phương tiện trong quá trình dạy học. Thứ ba : phân loại theo đối tượng tác động của phương tiện dạy học 2. Phương pháp dạy học: 2.1 Khái niệm: Xung quanh phương pháp dạy học có rất nhiều ý kiến. Theo Phạm Văn Hùng,Phùng Văn Bộ: Phương pháp dạy học là cách thức giảng dạy của thầy nhằm truyền đạt tri thức cho học sinh và cách thức hoạt động của trò nhằm chiếm lĩnh tri thức. Theo Phan Trọng Ngọ: phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học. Tóm lại, phương pháp dạy học là những cách thức lựa chọn,sử dụng phương tiện dạy học , những kế hoạch vạch ra, nhằm truyền đạt tri thức của người dạy và chiếm lĩnh, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả nhất. Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 4 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” 2.2 Vai trò của phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học có vai trò to lớn trong quá trình dạy học. Đây là yếu tố quyết định tính chất của quá trình dạy và học. “Phương Pháp như người dẫn đường”. Đối với người dạy, đây là kim chỉ nam cho quá trình dạy. Đối với người học phương pháp dạy học giúp tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất nếu phương pháp đó phù hợp. 3. Phần mềm dạy học: 3.1 Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm nói về phần mềm dạy học. Theo Quách Tuấn Ngọc: “Phần mềm dạy học là các chường trình chạy trên hệ điều hành máy tính nhằm phục vụ cho dạy học”. Theo Huỳnh Nam: Phần mềm dạy học là tích hợp các chương trình dùng để dạy học theo hướng khoa học hiện đại. Theo Phùng Tài Thiên: Phần mềm dạy học là các chươnh trình nhằm phục vụ cho dạy học được chuẩn bị (soạn thảo) trên máy vi tính. Tóm lại : Phần mềm dạy học là ứng dụng các chương trình soạn thảo trình diễn âm thanh, hình ảnh, ngôn ngử phục vụ cho quá trình dạy học.Phần mềm dạy học được chạy trên hệ điều hành của máy vi tính.Phần mềm dạy học rất phong phú và đa dạng,như: Powerpoint,Violet,multimedia… 3.2 Vai trò và chức năng: Phần mềm dạy học là một phát minh quan trọng nhằm phát huy khả năng công nghệ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực giáo dục. Hiện nay ở các nước trên thế giới, việc sử dụng phần mền vào dạy học không còn là điều gì xa lạ. Giúp giáo viên sáng tạo chủ động trong quá trình dạy học. Còn đối vớ học sinh, khi sử dụng phần mền vào dạy học,học sinh đã phát huy tính tích cực khám phá tri thúc của minh. 4.Giáo án điện tử: 4.1 Khái niệm: Hiện nay khi bàn về giáo án điện tử nhiều tác giả cho rằng: Quách Tuấn Ngọc nói: Giáo án điện tử là việc ứng dụng phần mềm dạy học vào việc soạn thảo và trình bày bài giảng thông qua phương tiện dạy học hiện đại. Theo ông Đào Xuân Ánh: Giáo án điện tử là sự kết hợp các khả năng của phần mềm dạy học như văn bản, đồ hoạ, âm thanh, hình ảnh (tĩnh và động) trong dạy và học. Còn theo chuyên gia Huỳnh Nam: Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Giáo án điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Tóm lại: Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 5 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có một tiết dạy bằng điện tử. 4.2 Vai trò của giáo án điện tử : Cho đến bây giờ vẫn chưa khẳng định hết tính ưu việt của giáo án điện tử mang lai. hiệu quả của giáo án điện tử là rất phù hợp với đổi mới phương pháp vav nội dung của chương trình thay sách giáo khoa hiện nay. Đối với giáo viên: khi sử dụng giáo án điện tử luôn đặt ra một vấn đề cần phải có thông tin dưới tất cả các dạng để cung cấp cho các em một cách đầy đủ chính xác và cập nhật nhất. Đồng thời đây là cơ hội, là thách thức đặt ra đối với mỗi giáo viên. Vì vậy, qua từng tiết giáo viên luôn phải tự làm mới bài dạy của mình bằng kiến thức, bằng phương pháp và đặc biệt khi sử dụng giáo án điện tử. Ở giáo viên luôn có một tầm hiểu biết rộng rãi các thông tin ở bài dạy để làm chủ kiến thức, làm chủ tiết day. Đối với học sinh: Giáo án điện tử có một tầm quan trọng mới đối với học sinh. Học sinh có hứng thú học bài hơn, tích cực chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Luôn luôn tìm tòi muốn khám phá vì tri thức sử dụng cho một giáo án điện tử là rất rộng. Khi sử dụng giáo án điện tử yêu cầu học sinh phải có một tầm hiểu biết thích hợp, chính vì vậy các em phải có thời gian nghiên cứu trước bài mới. II Quy trình thiết kế một giáo án điện tử: Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xác định mục tiêu bài học, - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm, - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức, - Xây dựng thư viện tư liệu, - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể, - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước. 1. Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. 2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm. Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 6 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được qui định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 3. Multimedia hoá kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu hoá thông tin kiến thức - Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh - Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 4. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 7 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thầy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác thầy-trò, trò-trò. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. 6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế. Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 8 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VÀO GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI THỊ TRẤN HỒ XÁ. I Sơ lược về khách thể nghiên cứu: 1. Vài nét về trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá: Trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá đóng ở trung tâm thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Là đơn vị trực thuộc phòng giáo dục huyện Vĩnh Linh. Trường được thành lập từ năm 1955, trường là một trong nhữnh điểm sáng về giáo dục huyện Vĩnh Linh nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. Năm 2005 trường đựoc công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2005 – 2010. Đây là thành quả của sự cống hiến không ngừng mệt mỏi của thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. 2. Vài nét về đội ngũ giáo viên và giáo viên giảng dạy môn GDCD Trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá có đội ngũ thầy cô giáo vững vàng về tư tưởng chuyên môn nghiệp vụ. Được đào tạo từ các trường sư phạm chính quy theo quy định chuẩn và trên chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Với số lượng 50 giáo viên trong đó có 34 là tốt nghiệp đại học, 16 tốt nghiệp cao đẳng, chia làm 6 tổ chuyên môn 1 Văn. 2 Toán. 3 Sinh hoá. 4 Sử địa GDCD. 5 Tiếng Anh. 6 Thể dục nhạc hoạ. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá được đào tạo chính quy theo hệ đại học và CĐSP.Giảng dạy chuyên môn GDCD gồm 6 người (giáo viên tuổi già nhất là 63 tuổi , giáo viên tuổi trẻ nhất là 32 tuổi ).2 giáo viên phụ trách giảng dạy lớp 9 (cô Trần Thị Nhung , Nguyễn Thị Chiên ) 2 giáo viên phụ trách giảng dạy lớp 8 là(cô Nguyễn Thị Lan , Nguyễn Khánh Nam .Một giáo viên phụ trách giảng dạy lớp 7 ( cô Lê Thị Mai .Một giáo viên phụ trách việc giảng dạy lớp 6 (cô Lê Thị Bé ). Hầu hết thầy cô đều nhiệt tình và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Trong đó có 2 giáo viên đạt chuẩn giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chuyên môn GDCD trong nhiều năm liền. 3. Vài nét về học sinh trường THCS Nguyễn Trãi: Trường THCS Nguyễn Trãi có tổng số học sinh là 734 ,chia làm 4 khối, khối 8;9 có 6 lớp / khối . Khối 7;8 có 5 lớp/khối Đặc điểm đa số các em hiền lành, chăm ngoan và học giỏi là con em của các gia đình cán bộ trí thức và thương nhân trên địa bàn thị trấn nên các em có điều kiện để học tập. Đềtài của tôi tiến hành nghiên cứu ở 4 khối lớp với 4 lớp khác nhau được chọn ngẫu nhiên đó là :9D , 8B, 7A và 6C . Đây là 4 lớp có số học sinh tương đối bằng nhau 9D (31) , 8B (32) , 7A (30) , 6C (31). Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 9 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” II Quá trình nghiên cứu 1 .Tình hình sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá: Trong những năm gần đây cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học mà cụ thể là sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy trên toàn quốc. Trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá rất nhạy cảm với vấn đề này. Trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá là trường đi tắt đón đầu khá nhạy bén trong việc áp dụng công nghệ mới này. Ngay từ đầu tháng 7 – 2004 khi được sở GD – ĐT tỉnh Quảng Trị thông báo mở các lớp học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở tất cả các bộ môn. Được phòng GD – ĐT hổ trợ một phần kinh phí, nhà trường đã cử 6 giáo viên ở 6 tổ bộ môn đi học đi học. Sau khi đi học trở về 6 giáo viên này đã bắt đầu soạn giáo án điện tử và có những tiết dạy được BGH, tổ bộ môn đánh giá cao. Sau đó cứ vào chủ nhật hàng tuần cán bộ giáo viên của trường được học cách soạn giảng bằng giáo án điện tử từ các giáo viên đã được tập huấn. Ở bộ môn GDCD sau khi được thẩm định, tổ chuyên môn đã quyết định xây dựng kế hoạch giảng dạy bằng giáo án điện tử đối với các giáo viên của tổ. Với vấn đề này tôi đã tiến hành điều tra ở giáo viên và học sinh bằng bộ câu hỏi ankét. Số phiếu phát ra: 6 giáo viên, thu vào 6. 124 học sinh , thu vào 124. - Đối với giáo viên, câu hỏi như sau: “Bạn có hay sử dụng giáo án điện tử vào các tiết dạy môn giáo dục công dân của mình không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ ” Kết quả như sau: Bảng 1.1: Tình hình sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Trấn Hồ Xá. Sử dụng nhiều Ít sử dụng Chưa sử dụng 6 giáo viên SL % SL % SL % 2 33,33 4 66,67 0 0 Như vậy qua bảng kết quả có thể thấy giáo viên sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy ở mức độ nhiều chưa cao chỉ 33,33%; Còn mức độ ít sử dụng chiếm đa số 66,67%. Sử dụng nhiều chủ yếu ở những giáo viên trẻ, nhiệt tình. Nguyên nhân của tình trạng này là + Giáo viên còn quen với cách dạy cũ. + Giáo viên còn ngại với giáo án điện tử vì chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm dạy học do vậy ngại làm chủ các kĩ thuật phức tạp của máy tính. +Nhiều giáo viên chưa có sự nhiệt tình, tâm huyết với đổi mới phương pháp dạy học. Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 10 [...]... dụng, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn GDCD Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 21 Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” PHẦN PHỤ LỤC PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 22 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi”... nghề nghiệp Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 19 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” C TỔNG KẾT I Kết luận: Như vậy, trải qua quá trình nghiên cứ về mặt lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi Thị Trấn Hồ Xá tôi đã hoàn thành đềtài của mình Những trăn trở... năng truyền đạt cũng như tiếp thu tri thức của giáo viên và học sinh ở những mức độ khác nhau Để làm rõ vấn đề này, tôi đã dưa ra câu hỏi khảo sát ở cả giáo viên và học sinh - Đối với giáo viên có 2 câu hỏi là: Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 13 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” + Bạn dành thời gian cho việc thiết... và 4,03% ghi bài chưa đầy đủ Sở dĩ như vậy là học sinh khi được thông báo có tiết sử dụng giáo án điện tử thường chuẩn bị rất chu đáo cả về nội dung và cả tài liệu tham Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 14 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” khảo Tuy nhiên một số học sing còn chưa thực sự chú ý chưa kết hợp được việc... học sinh khi học tiết GDCD có sử dụng giáo án điện tử: Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 16 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” 124 học sinh Hiểu hoàn toàn SL % 88 70,97 Hiểu ý chính SL % 32 25,81 Chưa hiểu bài SL % 4 0 Như vậy đa số học sinh đều khẳng định mức độ hiểu bài hoàn toàn với 70,97% Số học sinh chỉv hiểu... Nhận thức sai SL % SL % 1 16,67 0 0 Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 11 Đềtài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” Như vậy qua số liệu trên cho thấy mức độ nhận thức về vai trò của việc sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD là tương đối đầy đủ với 83,33% giáo viên đều cho rằng dạy học bằng giáo án điện tử mang lại... tử đều mang lại kết quả rất khả quan Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã tiến hành nghiên cứu ở giáo viên và học sinh với các câu hỏi phát ra: - Đối với giáo viên câu hỏi là: “Bạn cảm thấy như thế nào khi sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD của mình?” Với 3 mức đáp án: Rất thích – Thích vừa – Không thích Kết quả thu được là: Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 12 Đề tài. .. luật Cả hai Câu 12: Bạn có đề xuất ý kiến gì để dạy học bộ môn giáo dục công dân bằng giáo án điện tử được tốt hơn Vui lòng cho biết một vài thông tin cá nhân Họ và tên: Nam ; Nữ Đơn vị công tác: Xin chân thành cám ơn! Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 26 Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử... Trong khi học sinh chưa có khả năng hiểu hoàn toàn nội dung mà giáo viên yêu càu phải lĩnh hội đồng thời các tri thức nằm ở nhiều dạng (Văn bản, tranh ảnh, Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 15 Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” phim ảnh,vv…) đòi hỏi các em phải có tư duy rộng, phong phú mới thực sự lĩnh hội hết được 6.Kết... sinh, phụ huynh -Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất như trang bị phòng máy, phòng nghe nhìn, các thiết bị như máy tính, máy chiếu máy Projector… Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 20 Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” - Mỗi trường cần phải xây dụng được một “thư viện điện tử” và “ngân hàng dữ liệu” cho từng môn . Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi” A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài: Chúng ta đang bước những bước. trạng của vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD ở trường THCS Nguyễn Trãi - Thị Người thực hiện: SV Đoàn Văn Quý,Lớp GDCD – CT Đội K10 Trang 1 Đề tài NCKH “Vấn đề sử dụng giáo. Trãi - Thị Trấn Hồ Xá . VII. Những đóng góp của đề tài: Hi vọng rằng với đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ cho thấy được thực trạng của vấn đề sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy môn GDCD