KHBD một lịch sử chữa lành những vết thương.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 8: CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN THÔNG TIN Văn bản 3: PA-RA-LIM-PÍCH (PARALYMPIC):
MỘT LỊCH SỬ CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật trong văn
bản như sa-pô, đề mục, hình ảnh
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, nhận biết được
thái độ, quan điểm của người viết
2 Về năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay
theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và
giáo viên Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm;
tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề
Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức nổi bật trong văn
bản như sa-pô, đề mục, hình ảnh trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương.
- Nhận biết được bố cục, mạch lạc, cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết
trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết
thương.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, nhận biết được
thái độ, quan điểm của người viết trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic):
Một lịch sử chữa lành những vết thương.
3 Về phẩm chất:
Có thái độ sống nhân ái, tôn trọng sự khác biệt
II THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1 Học liệu: SGK, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài,
2 Thiết bị: Máy tính, TV,
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
Trang 23 Bài mới
1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực
hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương.
b Nội dung thực hiện: HS quan sát hình ảnh và đoán các môn thể thao phổ biến
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu các câu đố hình ảnh
HS quan sát và tìm ra đáp án
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhiệm vụ quan sát và suy nghĩ tìm
ra câu trả lời đúng
GV mời HS giơ tay hoặc chọn một HS bất
kỳ trả lời
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
HS trình bày đáp án suy nghĩ của mình
HS còn lại lắng nghe, nhận xét
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV chốt câu trả lời đúng
Dẫn dắt vào bài
Những môn thể thao này, chúng ta thường
bắt gặp được sự tham gia của những con
người bình thường, có đầy đủ các giác
quan, cũng như bộ phận trên cơ thể Nhưng
đã có bao giờ các em bắt gặp những hình
ảnh những người thiếu may mắn, họ khiếm
khuyết về ngoại hình và nhận thức của họ
cũng bị hạn chế hay chưa? Nếu chưa thì
hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau soi
chiếu vào những hình ảnh của những con
người đầy nghị lực, bằng sức mạnh của
chính bản thân họ, họ đã vực dậy và tỏa
sáng rực rỡ với chính những khiếm khuyết
của họ thông qua Paralympic – một thế vận
hội thể thao dành cho người khuyết tật:
Một lịch sử chữa lành những vết thương.
Đáp án:
Hình 1: Bóng rổ Hình 2: Quần vợt Hình 3: Nhảy dù Hình 4: Đá cầu Hình 5: Cầu mây Hình 6: Bóng chuyền Hình 7: Cầu lông Hình 8: Điền kinh Hình 9: Cờ vua Hình 10: Trượt tuyết
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Nội dung 1: Tìm hiểu chung
a Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được nội dung và hình thức của văn bản “Pa-ra-lim-pích: Một
Trang 3lịch sử chữa lành vết thương”
b Nội dung thực hiện: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên
quan đến bài học
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV
d Tổ chức thực hiện
2.1 Tìm hiểu chung
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện
những yêu cầu sau:
- Em có nhận xét gì về cách trình bày
thông tin trong văn bản?
- Trình bày những hiểu biết của bạn về
thế vận hội Pa-ra-lim-pích?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhiệm vụ, tiến hành làm việc cá
nhân
GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết)
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
GV mời 1-2 HS trả lời các câu hỏi
HS còn lại lắng nghe và nhận xét
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức
I Tìm hiểu chung
1 Cách trình bày thông tin trong văn bản.
- Văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương tiêu biểu cho cách
trình bày thông tin theo trật tự thời gian, dưới dạng thức các câu chuyện
- Có thể nhận ra ba câu chuyện chính: câu chuyện về sự ra đời và phát triển của Pa-ra-lim-pích, câu chuyện về vận động viên khuyết tật Gia-cô Van Gát (Jaco Van Gass)
và câu chuyện về vận động viên khiếm thị Brét-ly Xnai-đơ (Bradley Snyder)
- Mặt khác, văn bản thể hiện một góc nhìn rất nhân văn về thể thao, về chiến tranh, về nỗi đau mà chiến tranh gây ra
2 Một vài thông tin về thế vận hội Pa-ra-lim-pích.
- Thế vận hội dành cho người khuyết tật còn gọi là Pa-ra-lim-pích (tiếng Anh: Paralympic Games) là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng dành riêng cho các vận động viên khuyết tật thể chất Tất cả các cuộc thi trong Thế vận hội Pa-ra-lim-pích đều do Ủy ban Paralympic quốc tế (IPC) quy định
- Có tổng cộng 20 môn thể thao Paralympic trong chương trình của Paralympic Mùa hè
và 5 môn trong chương trình Pa-ra-lim-pích Mùa Đông
- Các vận động viên tham gia thi đấu sẽ được phân loại thành 6 nhóm khác nhau để đảm bảo tính công bằng và an toàn trong quá trình thi đấu: khuyết chi, bại não, khuyết tật trí tuệ,
xe lăn, khiếm thị và các loại khác (bệnh còi
Trang 4cọc, bệnh đa xơ cứng hoặc dị tật chi bẩm sinh
do thuốc an thần thalidomide gây ra)
Nội dung 2: Khám phá văn bản
a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được nội dung, hình thức của văn bản và quan điểm của
tác giả trong văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương.
b Nội dung thực hiện: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên
quan đến văn bản
d Tổ chức thực hiện: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nhiệm vụ 1 Nhận biết được chủ để, ý
chính, ý phụ trong văn bản
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS chia thành 8 nhóm, thực
hiện những yêu cầu sau:
Câu 1:Hãy nêu khái quát chủ đề của văn
bản Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì
đặc biệt? (nhóm 1,2,3,4)
Câu 2: Xác định ý chính, ý phụ trong văn
bản Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để
tóm tắt các thông tin (nhóm 5,6,7,8)
Các nhóm trình bày vào bảng phụ và lên
bảng báo cáo câu trả lời của nhóm mình
Chọn 4 nhóm nhanh nhất trình bày
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS vận dụng kiến thức đã học và chuẩn bị
sẵn, trả lời câu hỏi
GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu
cần thiết)
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
GV mời HS đại diện 4 nhóm nhanh nhất
trình bày kết quả chuẩn bị
Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ
sung
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án
II Khám phá văn bản
1 Chủ đề, ý chính, ý phụ và phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
1.1 Chủ đề và cách tiếp cận
- Chủ đề: lịch sử của kì thi Pa-ra-lim-pích.
- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả: Trước nay,
ta thường nghĩ tới thể thao như một lĩnh vực phô trương sức mạnh thể lực của con người,
vì thế, thể thao là sân chơi của kẻ mạnh, người chiến thắng Tác giả lại quan tâm đến khía cạnh khác – khả năng của thể thao trong việc chữa lành các thương tổn Đây là một cách tiếp cận rất mới mẻ, độc đáo và nhân văn
1.2 Ý chính, ý phụ trong văn bản.
Gợi ý: Có thể sử dụng sơ đồ thời gian hoặc bảng
để tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của kì thi Pa-ra-lim-pích
Nhiệm vụ 2: Nhận biết và phân tích được
một số yếu tố hình thức trong văn bản
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS, đọc văn
bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành
những vết thương và trả lời câu hỏi:
2 Yếu tố hình thức trong văn bản 2.1 Tác dụng của phương tiện phi ngôn
ngữ
- Hình ảnh về những vận động viên thể thao
đầu tiên đứng bên cạnh bác sĩ Gắt-mừn
Trang 5- Phân tích tác dụng của phương tiện
phi ngôn ngữ trong văn bản.
- Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn
bản?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu
hỏi
GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu
cần thiết)
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả
chuẩn bị
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
(Guttmann) thể hiện sự đối lập giữa một bên
là những vết thương và nỗi đau mà các nhân vật phải đối mặt (được diễn tả qua hình ảnh chiếc xe lăn) và một bên là niềm lạc quan của các vận động viên (được diễn tả qua nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt) Gương mặt phúc hậu và bàn tay đặt lên vai các vận động viên khuyết tật của bác sĩ Gắt-mừn gợi lên sự tin tưởng, động viên, nâng đỡ đầy thân ái của ông với các cựu chiến binh vừa thoát khỏi chiến tranh Bức ảnh không những ghi lại khoảnh khắc của lịch sử, mà còn gợi lên trong người xem rất nhiểu cảm xúc
- Các số liệu trong văn bản cũng là những con
số biết nói: số lượng 16 vận động viên thể thao trong giải đấu thể thao đầu tiên – Thế vận hội Xe lăn Quốc tế; con số 400 vận động viên đến từ 23 quốc gia khác nhau trong kì Pa-ra-lim-pích đầu tiên cho thấy sự phát triển nhanh chóng của phong trào thể thao dành cho người khuyết tật; con số 8164 mét chiểu cao của ngọn núi Man-na-xlu (Manaslu), 335 ki-lô-mét chiểu dài của hành trình chinh phục Nam Cực nhấn mạnh nỗ lực và sức mạnh phi thường của con người
2.2 Vai trò của yếu tố tự sự
Có ba câu chuyện được kể trong văn bản: Câu chuyện thứ nhất kể về sự ra đời và phát triển của
kì thi Pa-ra-lim-pích, từ chỗ là một sự kiện thể thao nhỏ và tự phát năm 1948 đến thời điểm trở thành một thế vận hội quốc tế, có vị trí bình đẳng với kì thi Ô-lim-pích Câu chuyện này thể hiện những nỗ lực của nhân loại trong việc hỗ trợ, chữa lành những tổn thương và đem lại cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật Câu chuyện thứ hai và thứ ba kể về hành trình vượt qua nỗi đau của Gia-cô Van Gát, một vận động viên khuyết tật, vốn là cựu quân nhân người Anh và Brét-ly Xnai-đơ, một vận động viên khiếm thị từng phục
Trang 6vụ trong hải quân Mỹ Những câu chuyện này làm nổi bật sức mạnh ý chí, tinh thần lạc quan của con người cũng như khả năng của thể thao trong việc chữa lành “vết thương” Yếu tố tự sự trong văn bản vừa tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn và gợi lên nhiểu cảm xúc, suy tư nơi người đọc, vừa góp phần truyền tải một cách gián tiếp và khéo léo thông điệp của tác giả
Nhiệm vụ 3: Quan điểm của tác giả
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV đặt ra câu hỏi: Quan điểm của tác giả
là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng
cách nào?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu
hỏi
GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu
cần thiết)
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả
chuẩn bị
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
3 Quan điểm của tác giả
- Thứ nhất, quan điểm của tác giả được thể hiện qua việc chọn lọc thông tin Ở đây, tác giả đã chọn các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của kì thi Pa-ra-lim-pích: sự kiện đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích sau Thế chiến II, sự kiện Pa-ra-lim-pích được tổ chức lần đầu tiên, trong đó cuộc thi không chỉ dành cho các cựu chiến binh mà còn dành cho các vận động viên khuyết tật phải sử dụng xe lăn; sự kiện xuất hiện tổ chức thể thao dành cho người khuyết tật nhằm hỗ trợ những người không đủ điều kiện tham gia Pa-ra-lim-pích;
sự kiện Pa-ra-lim-pích được tổ chức cùng với Ô-lim-pích / vào năm 1988 Các sự kiện này cho thấy Pa-ra-lim-pích ra đời từ nhu cầu chữa lành và hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển nhờ những nỗ lực hỗ trợ và nâng đỡ người khuyết tật yếu thế trong xã hội, và đang dần trở thành một sân chơi bình đẳng, nơi người khuyết tật có cơ hội được tham dự giống như tất cả vận động viên bình thường khác
Qua việc chọn lọc và sắp xếp này, có thể thấy, tác giả ngầm bộc lộ quan điểm: Thể thao không chỉ là nơi phô diễn sức mạnh, nâng cao thể chất, mà còn có tác dụng hàn gắn rạn nứt, chữa lành các thương tổn tinh thần Thể thao không chỉ là sân chơi của kẻ
Trang 7mạnh, của đa số, mà còn là nơi những người thiểu số, yếu thế có thể cất lên tiếng nói của mình Thông điệp về tính nhân văn và bình đẳng trong thể thao là thông điệp quan trọng nhất được truyền tải của văn bản
- Mặt khác, tác giả đã lựa chọn hai ví dụ tiêu biểu về hai vận động viên khuyết tật nổi tiếng là Gia-cô Van Gát và Brét-ly Xnai-đơ
để làm nổi bật khả năng vượt qua nỗi đau của con người Bằng cách chọn lọc chi tiết nhấn mạnh những tai nạn và tổn thương mà các nhân vật gặp phải, những thành tích phi thường, cũng như trích dẫn trực tiếp lời nói thể hiện thái độ sống
Nội dung 3: Tổng kết:
a Mục tiêu: Tổng hợp kiến thức đã học ở văn bản
b Nội dung: HS sử dụng các kiến thức đã được học thông qua tác phẩm “Pa-ra-lim-pích: một
lịch sử chữa lành những vết thương” để xác định được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài
học
c Sảnphẩm: Câu trả lờicủa HS.
d Tổ chức thực hiện
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực
hiện yêu cầu: Từ văn bản “Pa-ra-lim-pích
(Paralympic): Một lịch sử chữa lành
những vết thương”, rút ra giá trị nội dung
và nghệ thuật
Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu
hỏi
GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu
cần thiết)
III/ Tổng kết
1 Nội dung
Qua văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương, tác giả
muốn truyền tải thông điệp tới người đọc rằng thể thao không chỉ giúp con người rèn luyện thân thể mà còn giúp cho những người khuyết tật hòa nhập lại với thế giới, chữa lành những vết thương tâm hồn và giúp họ tự tin, tàn nhưng không phế, luôn mạnh mẽ và tự chủ Tác giả cũng ca ngợi sự nhân văn của thế vận hội Pa-ra-lim-pích và những đóng góp của bác sĩ Gắt-mừn đối với sự ra đời của thế vận hội này
2 Nghệ thuật
- Thể loại: văn bản thông tin
Trang 8Bước 3 Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 - 2 HS đại diện các nhóm trình
bày kết quả chuẩn bị
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
- Mục đích: cung cấp những thông tin về lịch
sử hình thành và phát triển của thế vận hội Pa-ra-lim-pích
- Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin: theo tầm quan trọng của vấn đề
- Bố cục mạch lạc
- Chủ đề: lịch sử hình thành và phát triển của Pa-ra-lim-pích cũng như ý nghĩa của thế vận hội đối với người khuyết tật
- Giọng điệu khách quan, ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa
- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng
- Có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự
sự, nghị luận nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin
3 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a Mục tiêu hoạt động: củng cố lại kiến thức về bài học cho HS
b Nội dung thực hiện: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm vào phiếu học tập
c Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d Tổ chức thực hiện
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập cho học sinh với yêu
cầu: chọn câu trả lời đúng?
Câu 1: “Paralympic: Một lịch sử chữa
lành vết thương” do ai viết?
A Huy Thành
B Huy Đăng
C Huy Liệu
D Huy Huân
Câu 2: Paralympic là gì?
A Tên phong trào thể thao dành cho
người khuyết tật
B Tên phong trào thể thao giành cho
người khuyết tật vì chiến tranh
Đáp án:
Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: B Câu 5: B Câu 6: A Câu 7: B Câu 8: C Câu 9: B Câu 10: C
Trang 9C Tên phong trào thể thao chuyên về đua xe đạp
D Tên phong trào thể thao dành cho tất cả mọi người
Câu 3: Cội nguồn của Paralympic là?
A Sự kiện thể thao dành cho các nạn nhân chiến tranh
B Sự kiên thể thao dành cho những người không may bị tai nạn khi lớn lên
C Sự kiện thể thao dành cho mọi người bị khuyết tật bẩm sinh
D Không ý kiến nào đúng
Câu 4: Paralympic ra đời vào năm nào?
A 1948
B 1960
C 1945
D 1950
Câu 5: Người khởi xướng nên Paralympic
là ai?
A Gia-co Van-Gat
B Lút-vít Gắt-mừn
C Xnai-đơ
D Một người khác
Câu 6: Kì Paralympic đầu tiên diễn ra ở đâu?
A Rome
B Tokyo
C Seoul
D Mát-xơ-cơ-va
Câu 7: Địa điểm tổ chức cuộc đua thể thao đầu tiên dành cho các cựu chiến binh thế chiến thứ 2 là ở?
A Nhật Bản
B Bệnh viện Xtốc Men-đơ-vin
C Anh
D Mỹ
Trang 10Câu 8: Tại cuộc đua thể thao đầu tiên dành
cho các cựu chiến binh thế chiến thứ 2 có
bao nhiêu vận động viên tham gia?
A 14
B 15
C 16
D 17
Câu 9: Thế vận hội Xtốc Men-đơ-vin được
tổ chức lần thứ 2 vào năm nào?
A 1950
B 1952
C 1954
D 1956
Câu 10: Năm 1988, tại Seoul, kì
Pa-ra-lim-pích được thống nhất tổ chức với?
A Xtốc Men-đơ-vin
B Ma-ra-tông
C Ô-lim-pích
D Paralympic
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS tiếp nhận phiếu học tập và bắt đầu làm
bài nghiêm túc
GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
HS nộp lại phiếu học tập cho GV
GV tiếp nhận phiếu học tập và chấm bài
Bước 4 Kết luận, nhận định
GV nhận xét và đánh giá hoạt động làm bài
của HS
4 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a Mục tiêu hoạt động: Vận dụng, liên hệ được bài học với thực tế đời sống
b Nội dung thực hiện: viết đoạn văn có liên quan đến bài học
c Sản phẩm: bài làm của HS
d Tổ chức thực hiện
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
GV đưa ra đề bài:
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về
chủ đề thể thao chữa lành?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
HS tiếp nhận đề bài làm tại lớp hoặc về nhà
Bài làm của HS