Ngày nay, phương pháp này vẫn còn được áp dụng nhưng độ phổ biến khá thấp do không kiểm soát được điều kiện sấy làm ảnh hưởng đến các hoạt chất có trong sâm, thay vào đó là việc sử dụng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC
GVHD: PGS TS NGUYỄN VINH TIẾN SVTH: HUỲNH DIỄM QUY
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN SẤY CHÂN KHÔNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ
VÀ HÀM LƯỢNG CARBOHYDRATE
CỦA SÂM ĐƯƠNG QUY
SVTH: Huỳnh Diễm Quy MSSV: 20128145
GVHD: PGS TS Nguyễn Vinh Tiến
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN SẤY CHÂN KHÔNG ĐẾN HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HOÁ
VÀ HÀM LƯỢNG CARBOHYDRATE
CỦA SÂM ĐƯƠNG QUY
SVTH: Huỳnh Diễm Quy MSSV: 20128145
GVHD: PGS TS Nguyễn Vinh Tiến
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Huỳnh Diễm Quy
MSSV: 20128145
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa Học
Chuyên ngành: Hữu cơ
1 Tên khóa luận: Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện sấy chân không đến khả năng kháng oxy hoá và hàm lượng carbohydrate của rễ đương quy
2 Nhiệm vụ khóa luận: Xác định được sự ảnh hưởng của các yếu tố sấy chân không
(thời gian, nhiệt độ, áp suất) đến sự thay đổi hàm lượng các hoạt chất kháng oxy hoá (polyphenol, flavonoid), khả năng loại bỏ gốc tự do (ABTS, DPPH) và hàm lượng polysaccharide (đại diện là carbohydrate) của rễ đương quy sấy
3 Ngày giao nhiệm vụ: 01/01/2024
4 Ngày hoàn thành khóa luận: 31/07/2023
5 Họ tên người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Vinh Tiến
6 Nội dung hướng dẫn: Toàn bộ luận văn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua bởi
Trưởng bộ môn Công Nghệ Hóa Học
Tp Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 07 năm 2024
Trang 5BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT VÀ XÁC NHẬN KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN
(DÀNH CHO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN, KHÓA
LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN)
I Thông tin chung
1 Tên sản phẩm học thuật: Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện sấy chân không đến khả năng kháng oxy hoá và hàm lượng carbohydrate của rễ đương quy
2 Loại hình sản phẩm học thuật (Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên/khóa luận tốt nghiệp/luận văn thạc sĩ/luận án tiến sĩ): Khóa luận tốt nghiệp
4 Thông tin giảng viên hướng dẫn
Họ và tên: PGS.TS Nguyễn Vinh Tiến MSCB: 4717
Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
II Kết quả kiểm tra đạo văn
Ngày nộp sản phẩm Ngày kiểm tra đạo
văn
% trùng lặp toàn nội dung
% trùng lặp cao nhất từ 1 nguồn
Lưu ý: % trùng lặp nêu ở bảng trên không tính % trùng lặp của danh mục tài liệu tham khảo
III Cam kết
Nhóm tác giả sản phẩm học thuật và giảng viên hướng dẫn cam kết rằng:
1 Nội dung trong sản phẩm học thuật nêu trên không vi phạm đạo đức và liêm chính khoa học
2 Kết quả % trùng lặp nêu tại mục II là hoàn toàn chính xác và trung thực
3 Bằng việc ký xác nhận vào mẫu này, nhóm tác giả và giảng viên hướng dẫn cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan đến sản phẩm học thuật nói trên
Xác nhận của đại diện nhóm tác giả Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
Huỳnh Diễm Quy PGS.TS Nguyễn Vinh Tiến
Trang 6TÓM TẮT
Ảnh hưởng của các yếu tố sấy chân không (nhiệt độ, áp suất và thời gian) đến hoạt tính kháng oxy hoá và hàm lượng carbohydrate của rễ đương quy đã được nghiên cứu Các điều kiện sấy chân không được thực hiện lần lượt ở áp suất buồng sấy chân không là -20 đến -60 cmHg với nhiệt độ tăng dần từ 35 đến 60 °C trong khoảng thời gian 3 đến 6 giờ đối với đương quy cắt lát 5 mm
Hoạt tính kháng oxy hoá của dịch chiết đương quy được đánh giá bằng hàm lượng polyphenol, flavonoid, khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS Hàm lượng polyphenol và flavonoid có xu hướng giảm dần khi tăng nhiệt độ và thời gian sấy, trong khi chúng đều giảm ở áp suất thấp hoặc cao Điều này dẫn đến xu hướng thay đổi tương
tự cho khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS của đương quy Hàm lượng carbohydrate (đại diện cho các polysaccharide) không có sự thay đổi nhiều trong khoảng nhiệt độ dưới 60 °C, và tăng cao hơn khi sấy ở 60 °C Tương tự như xu hướng thay đổi hàm lượng của polyphenol và flavonoid, hàm lượng carbohydrate cũng bị giảm khi áp suất quá thấp hoặc quá cao do ảnh hưởng của nồng độ oxy trong môi trường sấy
Kết quả khảo sát cho thấy sấy chân không ở 45 °C, áp suất -30 cmHg và thời gian sấy 5 giờ giúp giữ lại nhiều nhất hàm lượng polyphenol (8,43 ± 0,06 mg GAE/g dm), flavonoid (5,90 ± 0,35 mg CE/g dm), carbohydrate (292,45 ± 7,06 mg DGE/g dm), với khả năng loại bỏ DPPH và ABTS lần lượt là 70,95% và 95,90% Điều kiện sấy tối ưu này cũng được xác nhận thông qua phương pháp xác phân tích trọng số entropy kết hợp với hệ số biến thiên dựa trên các tiêu chí độ ẩm, hàm lượng polyphenol, flavonoid, carbohydrate, phần trăm loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS với kết quả điểm trọng số Y là 0,9318
Ngoài ra, khoá luận tốt nghiệp này còn cho thấy ảnh hưởng của flavonoid và polyphenol đến kết quả của phương pháp định lượng saponin bằng vanillin – sulfuric acid đối với các chiết xuất tự nhiên Kết quả cho thqấy sự có mặt của polyphenol và flavonoid gây ra sai
số dương cho kết quả định lượng saponin bởi tính không chọn lọc của phương pháp này
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Vinh Tiến, người đã trực tiếp hướng dẫn và đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này Em vô cùng biết ơn vì những kiến thức quý báu được thầy PGS.TS Nguyễn Vinh Tiến đã chỉ dạy và truyền đạt cho em Nhờ những chỉ bảo, nhận xét tận tình của thầy mà em có thể hoàn thiện bản thân hơn, hoàn thiện được mảnh ghép cuối cùng của bức tranh mang tên “Đại học” của mình
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô, Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho em và các sinh viên khác trong suốt những năm tháng Đại học của mình Đặc biệt hơn, em vô cùng cảm kích sự đồng hành, dạy dỗ lớn lao của quý thầy cô khoa Công nghệ Hoá học và Thực phẩm, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô Bộ môn Công nghệ Hoá học nói riêng, những người đã lái chuyến đò tri thức đưa em qua con sông mang tên “Đại học” để cập bến bờ tương lai Cảm ơn các bạn sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hoá học khoá 2020, những người
đã cùng nhau đồng hành, học tập, cùng nhau chia sẽ những kiến thức, những bài học cùng
em trong suốt 4 năm qua Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, hỗ trợ và động viên em
Do những giới hạn về kiến thức, khả năng phân tích của bản thân còn nhiều thiếu sót trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này, em mong nhận được những chỉ dẫn cũng như những đóng góp của thầy, cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan toàn bộ khoá luận được thực hiện bởi chính bản thân em, những kết quả, số liệu thực nghiệm trong khoá luận là hoàn toàn trung thực Tất cả những tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách chính xác và đầy đủ
Người cam đoan
(Ký tên, ghi họ tên)
Huỳnh Diễm Quy
Trang 9MỤC LỤC
TÓM TẮT i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3
1.1 Ý nghĩa đề tài 3
1.1.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.1.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.2 Giới thiệu về sâm đương quy 4
1.2.1 Đặc điểm hình thái 4
1.2.2 Phân bố 5
1.2.3 Thành phần dinh dưỡng 5
1.2.4 Thành phần hoạt chất 5
1.2.5 Hoạt tính của đương quy 11
1.2.6 Ứng dụng của sâm đương quy 13
1.3 Các phương pháp sấy sâm đương quy hiện nay 14
1.4 Phương pháp sấy chân không 16
1.4.1 Sấy chân không Động lực của quá trình sấy 16
1.4.2 Nguyên lý của phương pháp sấy chân không 17
1.4.3 Cấu tạo hệ thống sấy chân không 18
1.4.4 Phân loại máy sấy chân không 19
1.4.5 Động học quá trình sấy chân không 20
1.4.6 Chọn máy sấy chân không cho quy trình sấy sâm đương quy 21
Trang 101.5 Công trình nghiên cứu liên quan 22
1.5.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới 23
1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 24
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị 26
2.1.1 Nguyên liệu sâm đương quy 26
2.1.2 Hoá chất, thiết bị 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 27
2.2.1 Sấy sâm đương quy và xác định độ ẩm sản phẩm 27
2.2.2 Chuẩn bị dịch chiết mẫu 28
2.2.3 Xác định tổng hàm lượng polyphenol 29
2.2.4 Xác định tổng hàm lượng flavonoid 32
2.2.5 Xác định tổng hàm lượng carbohydrate 35
2.2.6 Xác định tổng hàm lượng saponin 37
2.2.7 Đánh giá khả năng kháng oxy hoá 40
2.2.8 Phân tích kết hợp trọng số entropy và hệ số biến thiên (Entropy Weight-Coefficient of Variation Method Coupling Weight) 43
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 46
3.1 Cảm quan màu sắc 46
3.2 Độ ẩm sau khi sấy 47
3.3 Đánh giá hoạt tính kháng oxy hoá của đương quy sấy 49
3.3.1 Tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid 50
3.3.2 Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS 53
3.4 Tổng hàm lượng carbohydrate của sâm đương quy 56
3.5 Tổng hàm lượng saponin của đương quy 60
3.6 Điểm tổng hợp của phân tích kết hợp trọng số entropy và hệ số biến thiên 62
3.7 So sánh hiệu quả giữa sấy chân không và sấy thường ở 45 °C 63
3.7.1 Đường cong sấy ẩm 63
3.7.2 Hàm lượng hoạt chất 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1 Hoá chất sử dụng 26
Bảng 2 2 Thiết bị sử dụng 27
Bảng 2 3 Các điều kiện sấy đương quy 27
Bảng 2 4 Thành phần các mẫu phân tích của phương pháp DPPH 41
Bảng 2 5 Thành phần các mẫu phân tích của phương pháp ABTS 43
Bảng 3 1 Độ ẩm của sâm đươg quy sau khi sấy 47
Bảng 3 2 Giá trị TPC, TFC của ARE ở các điều kiện sấy khác nhau 50
Bảng 3 3 Phần trăm loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS của ARE ở các điều kiện sấy khác nhau 53
Bảng 3 4 Giá trị TCC của ARE ở các điều kiện sấy khác nhau 56
Bảng 3 5 Giá trị TSC của ARE sấy ở các điều kiện khác nhau 60
Bảng 3 6 Giá trị TPC, TFC, TCC và khả năng kháng oxy hoá giữa sấy chân không và sấy đối lưu cưỡng bức 64
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Hình ảnh cây đương quy 4
Hình 1 2 Công thức đơn giản của nhóm phenolic 6
Hình 1 3 Bộ khung flavonoid 7
Hình 1 4 Cấu trúc dự đoán của APS-1d 9
Hình 1 5 Sâm đương quy 14
Hình 1 6 Một số thuốc và mỹ phẩm chứa đương quy 14
Hình 1 7 Giản đồ pha của nước 17
Hình 1 8 Hệ thống sấy chân không 19
Hình 1 9 Các giai đoạn của quy trình sấy 21
Hình 2 1 Quy trình sấy sâm đương quy 27
Hình 2 2 Quy trình chiết mẫu bằng ethanol 70° 28
Hình 2 3 Quy trình chiết mẫu bằng nước cất sử dụng sóng siêu âm 29
Hình 2 4 Đường chuẩn gallic acid 31
Hình 2 5 Quy trình xác định TPC từ ARE 31
Hình 2 6 Đường chuẩn catechin 33
Hình 2 7 Quy trình xác định TFC từ ARE 34
Hình 2 8 Đường chuẩn D-glucose 36
Hình 2 9 Quy trình xác định TCC từ ARE 36
Hình 2 10 Đường chuẩn oleanolic acid 38
Hình 2 11 Quy trình xác định TSC từ ARE 39
Hình 2 12 Cơ chế hoạt động của phương pháp DPPH 40
Hình 2 13 Cơ chế hoạt động của phương pháp ABTS 42
Hình 3 1 Màu sắc sâm đương quy trước và sau khi sấy 46
Hình 3 2 Độ ẩm sâm đương quy sau khi sấy ở thời gian và nhiệt độ khác nhau 48
Hình 3 3 Độ ẩm sâm đương quy sau khi sấy ở các điều kiện áp suất khác nhau 49
Hình 3 4 Giá trị TPC, TFC của ARE dưới các điều kiện nhiệt độ và thời gian khác nhau 51
Hình 3 5 Giá trị TPC, TFC của ARE dưới các điều kiện áp suất khác nhau 52
Trang 13Hình 3 6 Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS của ARE ở các điều kiện nhiệt độ
và thời gian khác nhau 54
Hình 3 7 Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH và ABTS của ARE sấy ở các điều kiện áp suất khác nhau 55
Hình 3 8 Giá trị TCC của ARE sấy ở các điều kiện nhiệt độ và thời gian khác nhau 57
Hình 3 9 Giá trị TCC của ARE sấy ở các điều kiện áp suất khác nhau 58
Hình 3 10 Giá trị TPC, TSC của ARE sấy ở các điều kiện khác nhau 61
Hình 3 11 Phản ứng giữa catechin, gallic acid, D-glucose với phương pháp Vanillin-sulfuric acid 62
Hình 3 12 Điểm trọng số Y 63
Hình 3 13 Đường cong sấy ẩm giữa sấy chân không và sấy đối lưu cưỡng bức 64
Trang 14DANH MỤC VIẾT TẮT
ABTS
quy
lượng
Trang 15MỞ ĐẦU
Sâm đương quy đã được sử dụng ở các nước Đông Á như một loại gia vị, một loại thuốc trong hơn 1000 năm nay và được biết đến là một loại sâm quý hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc [1] Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần hoá học của đương quy giàu các hợp chất acid hữu cơ dễ bay hơi, các polysaccharide, flavonoid, vitamin, phthalide có khả,năng kháng,oxy hoá, bảo vệ sụn, điều trị bệnh Alzheimer, và đặc biệt hơn là khả năng loại bỏ khối ư, ức chế sự di căn của tế bào ung thư [2, 3] Tuy nhiên, nước là thành phần chiếm hơn 75% khối lượng của đương quy tươi nói riêng và các thực vật nói chung, làm cho chúng dễ bị phân huỷ và hư hại dẫn đến giảm sút, biến đổi các tính chất hoá lý của sản phẩm [4] Do đó, từ xưa đến nay, việc bảo quản đương quy sao cho giữ được nhiều nhất hàm lượng hoạt chất của vị thuốc này luôn là vấn đề được để tâm đến Bằng việc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, các thầy thuốc ngày xưa đã làm khô đương quy tươi sau đó bảo quản chúng cho việc bào chế thuốc và sử dụng lâu dài Ngày nay, phương pháp này vẫn còn được áp dụng nhưng độ phổ biến khá thấp do không kiểm soát được điều kiện sấy làm ảnh hưởng đến các hoạt chất có trong sâm, thay vào đó là việc sử dụng các phương pháp sấy hiện đại như sấy bức xạ, sấy hồng ngoại, sấy chân không,… Quá trình sấy đương quy đã trở thành một trong những bước quan trọng trong dây chuyền sản xuất để bảo quản và tăng cường giá trị dược tính và dinh dưỡng của loài thảo dược này Mỗi phương pháp sấy đều có ưu, khuyết điểm riêng và hầu hết đều cần hướng đến tối ưu hoá quá trình sấy để sản phẩm có chất lượng tốt nhất
Sấy chân không đang là phương pháp sấy ở nhiệt độ thấp được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm bởi vì khả năng bảo đảm chất lượng của các sản phẩm nhạy với nhiệt độ cao như rau củ, dược liệu [5, 6] Đây là phương pháp sấy được thực hiện ở môi trường áp suất rất thấp từ đó làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường sấy, đồng thời giảm được nhiệt độ sấy, giúp cho sản phẩm sấy được loại bỏ nước nhanh hơn
mà vẫn giữ được hàm lượng hoạt chất cao Tuy nhiên, nhiệt độ, thời gian cũng như áp suất cần phải được lựa chọn phù hợp cho quá trình sấy sâm đương quy để đạt được độ ẩm yêu cầu của sản phẩm mà vẫn giữ được tối đa hàm lượng hoạt chất Vì thế, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp này sẽ là:
Trang 16Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện sấy chân không (nhiệt độ, áp
suất, thời gian) đến hàm lượng hoạt chất (polyphenol, flavonoid, carbohydrate, saponin)
và khả năng kháng oxy hoá của đương quy Từ đó lựa chọn được điều kiện sấy phù hợp
để giữ được tối đa hàm lượng hoạt chất và khả năng kháng oxy hoá của đương quy để
phục vụ cho các mục đích nghiên cứu, công nghiệp khác nhau
Đối tượng nghiên cứu: Rễ sâm đương quy (Angelica sinensis) từ nhà vườn Lâm Đồng
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
• Cung cấp thông tin về hàm lượng hoạt chất của rễ đương quy
• Tìm kiếm điều kiện sấy tối ưu: thực hiện khảo sát ảnh hưởng của điều kiện sấy đến hàm lượng hoạt chất, hoạt tính của đương quy, từ đó đề xuất được điều kiện sấy phug hợp cho quá trình sấy nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm hàm lượng các hoạt chất có trong đương quy do ảnh hưởng của quá trình sấy
1.1.2 Ý nghĩa thực tiễn
Song song với những ý nghĩa khoa học đã nêu trên của đề tài, việc khảo sát ảnh hường của điều kiện sấy đến hoạt tính, hàm lượng hoạt chất của đương quy cũng mang nhiều ý nghĩa thực tiễn quan trọng, có tầm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống:
• Tối ưu hoá quy trình sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến: nghiên cứu giúp cung cấp thông tin chi tiết về tác động của sấy chân không đến hoạt tính sinh học của sâm đương quy, từ đó giúp các doanh nghiệp tối ưu dây chuyền sản xuất, hạn chế lãng phí năng lượng, chi phí sản xuất đồng thời tăng cường hiệu suất của quy trình
• Đảm bảo chất lượng sản phẩm: hiểu rõ mối liên quan giữa điều kiện sấy chân không đến chất lượng sản phẩm đương quy sau sấy, giúp tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường Đồng thời, có kiến thức về hàm lượng hoạt chất và công dụng của chúng đối với sức khoẻ của con người
Trang 18• Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm: các doanh nghiệp trong khối ngành thực phẩm, dược phẩm có thể áp dụng kết quả của nghiên cứu vào việc phát triển, cải thiện hiệu suất của quy trình sản xuất, từ đó cho ra thị trường các sản phẩm có giá trị cao hơn về mặt chất lượng cũng như giá trị quy đổi
• Tạo cơ hội cho những nghiên cứu tiếp theo: nghiên cứu này có thể tạo được cơ hội cho các nghiên cứu tiếp theo, bao gồm việc nghiên cứu về các phương pháp sấy tiên tiến hơn, ứng dụng vào các loại nguyên liệu khác hoặc thậm chí mở rộng sang các lĩnh vực liên quan
1.2 Giới thiệu về sâm đương quy
1.2.1 Đặc điểm hình thái
Đương quy còn được gọi là tần quy, vân quy, tên khoa học là Angelica Sinesis, là thực vật
họ Hoa tán (Apiaceae) thuộc chi Angelica
Hình 1 1 Hình ảnh cây đương quy
Theo Dược điển học Việt Nam, đương quy là một loại cây thân thảo lâu năm, có thân dạng hình trụ, màu tím có rãnh dọc, cao khoảng 40 –80 cm Lá mọc so le, 2 – 3 lần xẻ lông chim, cuống lá dài khoảng 3 – 12 cm, gồm 3 đôi lá chét; đôi phía dưới có cuống dài, đôi trên đỉnh không có cuống; phần lá chét lại xẻ 1,2 lần nữa, mép lá có răng cưa, không
có lông, phía dưới cuống phát triển dài gần ½ cuống, ôm lấy thân Hoa nhỏ, màu trắng và mọc thành từng chùm hoa hình tán kép gồm 12 – 40 hoa Quả bế có màu tím nhạt Rễ là loại rễ cọc, có rễ phụ, toàn thân có mùi thơm đặc biệt Ra hoa vào tháng 7 – 8
Rễ là bộ phận được sử dụng làm dược liệu, thuốc và yêu cầu phải có tuổi từ 3 năm trở đi
Trang 191.2.2 Phân bố
Sâm đương quy được tìm thấy trong tự nhiên ở các quốc gia Đông Á, nơi có khí hậu ôn đới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản Cây được trồng ở các vùng núi cao, đất mùn, khí hậu ẩm, mưa nhiều, biên độ nhiệt giao động từ 15 – 20 °C
Ở Việt Nam, chưa từng phát hiện đương quy mọc tự nhiên nên trước đây, vẫn phải nhập
từ các nước trên Tuy nhiên, những năm gần đây, lợi dụng những nơi có khí hậu á nhiệt đới và những vùng núi cao như Đà Lạt, Lào Cai, Tam Đảo, Kon Tum…Việt Nam đã trồng thành công giống đương quy di thực từ Nhật Bản Do có sự khác nhau về điều kiện môi trường nên sâm đương quy ở Việt Nam sẽ có sự khác biệt so với giống Nhật Bản, Trung Quốc, tuy nhiên điều đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cũng như công dụng của
vị thuốc này
1.2.3 Thành phần dinh dưỡng
Đương quy có hàm lượng tinh dầu cao (khoảng 0,2 – 0,6%) Tinh dầu đương quy chứa tới 40% là các acid tự do, trong đó ligustilide là thành phần hoạt chất chính có tác dụng ức chế sự tập trung tiểu cầu, kháng viêm, ngăn ngừa các bệnh phụ khoa Ngoài ra, trong đương quy còn giàu các hợp chất coumarin – được xem những hợp chất quan trọng giúp chống đông máu, có khả năng kháng oxy hoá, và các hợp chất có hoạt tính cao như saccharide, các acid amine Bên cạnh đó, sâm đương quy còn chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khoẻ con người, điển hình là vitamin B12… [7]
1.2.4 Thành phần hoạt chất
Đến những năm 1970, đã có hơn 165 hợp chất được tìm thấy có trong dịch chiết rễ đương quy (ARE) bao gồm các nhóm phthalide, nhóm phenylproanoid, nhóm terpenoid và polysaccharide [8]
1.2.4.1 Các hợp chất polyphenol
Polyphenol (phenolic) là nhóm những hợp chất chuyển hoá thứ cấp xuất hiện trong tất cả các cơ quan của thực vật [9] Polyphenol được biết đến là nhóm chất có sự phân bố rộng rãi nhất trong giới thực vật với hơn 8000 cấu trúc phenolic tự nhiên được tìm thấy cho đến hiện tại [10]
Trang 20Hình 1 2 Công thức đơn giản của nhóm phenolic
Thuật ngữ “polyphenol” dùng để chỉ cho nhóm hợp chất hữu cơ với cấu trúc có chứa vòng thơm mang ít nhất một nhóm thế hydroxyl [11] Các hợp chất này góp phần vào việc hình thành nên màu sắc, hương vị của thực phẩm chứa chúng, có vai trò quan trọng liên quan trực tiếp đến khả năng phòng thủ chống lại các tác nhân xấu từ bên ngoài gây ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của thực vật điển hình như: các loại côn trùng, vi sinh vật có hại, tia cực tím, đồng thời thu hút các loài thụ phấn [12] Ngoài những vai trò trên, polyphenol còn được biết đến và nghiên cứu rộng rãi bởi những lợi ích đối với sức khoẻ con người mà chúng mang lại, điển hình phải kể đến là khả năng loại bỏ gốc tự do, góp phần ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư và các bệnh mãn tính như thoái hoá thần kinh, tim mạch và tiểu đường [13] Dựa vào cấu trúc hoá học và độ phức tạp của cấu trúc phân tử (gồm số lượng vòng phenolic và nhóm thế), polyphenol được chia thành hai nhóm chính: flavonoid và nonflavonoid [14]
1.2.4.2 Nhóm các hợp chất flavonoid
Flavonoid là một nhóm nhỏ thuộc nhóm polyphenol, bao gồm các hợp chất là dẫn xuất của benzo--pyrone với cấu tạo từ vòng phenolic và pyrane, đa phần chúng có màu vàng, một số ít có màu đỏ Cấu trúc chính của chúng có hai vòng benzene liên kết với nhau bằng cầu ba carbone (bộ xương C6–C3–C6) và được chia thành 12 nhóm, bao gồm flavonol, flavone, flavan-3-ol, anthocyanin, flavanone, isoflavone, dihydrochalcone và một số nhóm hợp chất khác Đến nay, các hợp chất flavonoid được chia thành 8 nhóm với hơn 10000 cấu trúc khác nhau đã được phát hiện [15-17]
Trang 21Hình 1 3 Bộ khung flavonoid
Nhóm các hợp chất flavonoid có vai trò quan trọng trong việc quyết định hoạt tính của đương quy bởi khả năng loại bỏ các gốc tự do cao, khả năng kháng viêm, ngăn ngừa ung thư và các bệnh khác của chúng
Năm 2019, Quin Li và cộng sự đã nghiên cứu tối ưu hoá quy trình chiết xuất flavonoid và
khảo sát khả năng kháng oxy hoá của Angelica keiskie Kết quả từ cho thấy trong bốn yếu
tố trích ly: nhiệt độ siêu âm (X1), thời gian siêu âm (X2), nồng độ ethanol chiết (X3) và tỷ
lệ vật liệu/dung môi (X4), thì X3, X4 có sự ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ flavonoid (TFC) khả năng loại bỏ các gốc tự do qua các phương pháp DPPH/RSC và FRAP Trong khi đó, X1, X2 không ảnh hưởng đến TFC nhưng lại có ảnh hưởng đến khả năng kháng oxy hoá của dịch chiết Ngoài ra còn có X2X4, X32, X1X2, X3X4 và X42 lần lượt cũng cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt đối với TFC, DPPH/RSC và FRAP [18]
Năm 2022, Tam Pham và cộng sự thực hiện phân lập và định danh hai cấu trúc flavonoid
từ đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam Bằng các phương pháp phân tích sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (MNR), phổ hồng ngoại (FTIR), nhóm tác giả đã phân lập được 2 hợp chất S1 và S2 Qua quá trình phân tích, định danh,
cấu tạo của S1 và S2 được xác định lần lượt là là quercetin 3-O-rutinoside và
3-O-β-D-glucopyranoside
1.2.4.3 Nhóm các hợp chất carbohydrate/polysaccharide
Carbohydrate là tên gọi chung cho các saccharide, đường khử, và nổi bật trong số đó chính là các polysaccharide Polysaccharide được xem là một trong chất có hoạt tính quan trọng, đóng vai trò chủ chốt hình thành nên các hoạt tính sinh học của đương quy [19-21] Công thức tổng quát: Cm(H2O)n
Trang 22Nhóm các hợp chất polysaccharide cùng với các protein và các polynucleotic được biết đến là các đại phân tử sinh học với vai trò quan trọng trong việc sinh trưởng và phát triển chung của con người nói riêng và tất cả các sinh vật nói chung [22] Các hợp chất polysaccharide đã được nghiên cứu chuyên sâu và khám phá được nhiều tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể người, phải kể đến chính là: khả năng chống lại các khối u, một tác dụng tuyệt vời trong việc nghiên cứu và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư; khả năng điều hoà
hệ thống miễn dịch của cơ thể thông qua cơ chế kích hoạt các phản ứng miễn dịch của vật chủ; tham gia vào điều trị tiểu đường do khả năng hạ đường huyết, khả năng chống đông máu của các polysaccharide sulfate cũng là một hoạt tính tuyệt vời phải kể đến khi các hợp chất này có thể có khả năng chống đông máu tương tự heparin mà không gây chống tiểu cầu, tránh được tác dụng phụ do heparin gây ra sau khi biến đổi sulfate; khả năng loại
bỏ gốc tự do sinh ra trong quá trình oxy hoá và polysaccharide chiết xuất tự nhiên cũng là nguồn cung cấp chất kháng oxy hoá tự nhiên đầy tiềm năng, có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu và sản xuất dược phẩm [23, 24]
Trước đây, các hợp chất có khối lượng phân tử thấp như tinh dầu, các phthalide, acid hữu
cơ, coumarin được xem là nhóm chất có vai trò quyết định hoạt tính của đương quy, nhưng những nhóm chất này không giải thích hết được những tác dụng tuyệt vời của đương quy với cơ thể người Do đó, đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về hoạt chất của loài thảo dược này, và nổi trội hơn cả, các polysaccharide phân lập từ đương quy đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng do tác dụng sinh học vượt trội của chúng [25] Cho đến nay, đã có hơn 36 polysaccharide được phân lập từ rễ đương quy, hầu hết đều là các heteropolysaccharide Các đơn vị monomer cấu thành nên các polysaccharide này thường là các fucose, galactose, glucose, arabinose, rhamnose, mannose, uronic acid và xylose [26] Từ những năm 2000 đến nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều nghiên cứu về polysaccharide và công dụng của chúng với cơ thể sống từ dịch chiết đương quy
Trang 23Hình 1 4 Cấu trúc dự đoán của APS-1d
Năm 2006, Wei Cao và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Cấu trúc chống khối u của polysaccharide từ dịch chiết rễ đương quy” Nhóm tác giả đã thành công phân lập một arabioglucan được đặt tên là APS-1d có trọng lượng phân tử 5,1 kDa, bằng phương pháp sắc kí thẩm thấu gel hiệu năng cao từ ARE, sau đó tiến hành tinh chế thêm APS-1d bằng cột DEAE-Sephadex A-25 và Sephadex G-100 Phân tích GC đã xác định các monosaccaride có trong APS-1d gồm Glc và Ara với tỷ lệ mol là 13,8:1 Thông qua sử dụng phương pháp methyl hóa, thủy phân axit một phần, thí nghiệm FT-IR, cùng với phân tích 1D và 2D NMR (H/H-COSY, HSQC và HMBC), cấu trúc củ APS-1d được xác định
với khung chính bao gồm các gốc 1,4-α-D-glucopyranosyl, với các nhánh gắn với O-6 của một số gốc Các nhánh này bao gồm dư lượng 1,6-α-D-Glcp và kết thúc bằng dư lượng β-L-arabinofuranose Hoạt động chống khối u của APS-1d đã được nghiên cứu cả
in vitro và in vivo Xét nghiệm MTT cho thấy APS-1d ức chế đáng kể sự tăng sinh của
biểu mô tế bào HeLa ở người ung thư cổ tử cung và ung thư biểu mô phổi tế bào A549 trong ống nghiệm Hơn nữa, APS-1d thể hiện khả năng ức chế khối u trên chuột được cấy S180 theo cách phụ thuộc vào liều lượng Tỷ lệ ức chế ở chuột được điều trị bằng APS-1d
40, động vật ở nhóm khác được phẫu thuật tái tưới máu não do thiếu náu cục bộ, phân tích hình ảnh tưới máu CT cho thấy rCBF và rCBV tăng đáng kể trong khi rMTT và rTTP giảm ở mô não thiếu máu cục bộ so với thỏ nhóm CIR APS làm giảm đáng kể tổn thương
Trang 24do qua trình oxy hoá đồng thời hoạt hoá các enzyme có khả năng chống oxy hoá trong não của động vật CIR Hơn nữa, APS tăng cường đồng độ Ach, Na+, K+, ATPase, Ca2+,
Mg2+, -ATPase và glucose, làm giảm hoạt động của AchE trong mô não động vật thí nghiệm Những kết quả trên cho thấy vai trò quan trọng của APS trong việc bảo vệ não khỏi những tổn thương do quá trình oxy hoá gây ra với động vật CIR [28]
Năm 2022, Wei Cao và cộng sự đã nghiên cứu “Cấu trúc của hai polysaccharide từ
Angelica sinensis và tác dụng của chúng đối với tình trạng kháng insulin ở gan thông qua
việc ngăn chặn RAGE” Kết quả đã phân lập được hai polysaccharide mới từ sâm đương quy là APS-1I và APS-2II có khả năng liên kết với thụ thể RAGE (receptor for advanced glycation end products), hằng số phân ly lần lượt là 2,02 0,2 và 85,92 0,2 µM APS-1I
là một heteropolysaccharide có khối lượng phân tử 17,0 kDa, với mạch chính gồm các
đơn vị α-1,6-Glcp, α-1,3,6-Glcp, α-1,2-Glcp, α-1,4-Galp và α-1,3-Rhap và hai nhánh của APS-1I chứa các đơn vị α-1,3,5-Araf, α-1,3-Araf, α-1,4-Galp, β-1,3-Galp và β-1,4-Glcp
APS-2II là một glucan tuyến tính có khối lượng phân tử 10,0 kDa, chứa các đơn vị
α-1,6-Glcp, α-1,3-α-1,6-Glcp, α-1,2-Glcp và α-T-Glcp Thông qua nghiên cứu in vitro, APS-1I thể
hiện hiệu quả hơn APS-2II trong việc thúc đẩy hấp thu glucose và ức chế các đường dẫn tín hiệu liên quan đến kháng insulin (IRS-1, IRS-2, JNK, P38) trong tế bào HepG2 kháng insulin Tác dụng của APS-1I trên các đường dẫn tín hiệu JNK và P38 liên quan đến RAGE, gợi ý cơ chế tác dụng thông qua việc điều hòa trục RAGE-JNK/P38-IRS Nghiên
cứu in vivo trên mô hình chuột tiểu đường type 2 cũng cho thấy APS-1I cải thiện tình
trạng kháng insulin và điều hòa lại trục tín hiệu RAGE-JNK/p38-IRS ở gan [29]
1.2.4.4 Các hợp chất saponin
Saponin (saponosid, sapo = xà phòng) được biết đến là các hợp chất hữu cơ tự nhiên, đặc trưng bởi khả năng tạo bọt trong nước Các hợp chất saponin có cấu trúc chứa nhóm steroid hoặc triterpenoid aglycone (sapogenin) liên kết với một hoặc nhiều gốc oligosaccharide bằng liên kết glycoside (-C-O- monosaccharide) [30] Thông thường, dựa vào cấu trúc phân tử, saponins được chia làm ba nhóm chính: triterpenoid saponin (bao gồm monodesmosidic triterpenoid saponin và bidesomsidic triterpenoid saponin); steroid
Trang 25saponin và alkaloid saponin [31] Tuy nhiên, đối với sâm đương quy, chưa có nghiên cứu nào về hàm lượng saponin trong sâm đương quy
Nhóm saponin của nhân sâm thuộc nhóm triterpenoid saponin Hầu hết các hợp chất thuộc nhóm này đều có cấu trúc hoá học cơ bản gồm bộ khung carbon có 4 vòng như cấu trúc steroid, mỗi saponin sẽ có ít nhất 2 hoặc 3 liên kết với nhóm hydroxyl tại các vị trí carbon số 3, 20 hoặc vị trí carbon số 3, 6 và 20 Ngoài ra, còn có một số saponin có bộ khung carbone gồm 5 vòng, được xếp vào họ saponin thuộc nhóm oleanane [32] Dựa theo bộ khung aglycone, các triterpenoid saponin được phân làm hai nhóm: dammarane
và oleanane Cho đến nay, đã có hơn 150 hợp chất thuộc nhóm saponin được phân lập từ các bộ phận của nhân sâm Tác dụng của saponin đã được nghiên cứu trong nhiều năm và những kết quả đưa ra cho thấy được khả năng tuyệt vời của saponin đối với cơ thể người: khả năng chống ung thư; là yếu tố giúp trị bệnh máu khó đông; trị tiểu đường; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, virus; diệt côn trùng; làm giảm cholesterol ở người và động vật,…[31, 33]
Vì hàm lượng saponin khá thấp, nên chưa có nghiên cứu nào về riêng thành phần saponin
từ đương quy nên khi nghiên cứu về thành phần này của đương quy, người ta thường kết
hợp với chi Astragalus – một loại sâm chứa nhiều ginsenoside, làm tăng cường khả năng
dược lý của cả 2 sâm này
1.2.5 Hoạt tính của đương quy
Nhờ sự có mặt của các thành phần dinh dưỡng, các hoạt chất kể trên đã giúp cho đương quy có nhiều hoạt tính có giá trị lớn đối với sức khoẻ con người: hoạt tính kháng oxy hoá, kháng ung thư, kháng viêm, kháng virus…
Nghiên cứu này tập trung vào đánh khả năng kháng oxy hoá của đương quy qua mỗi điều kiện sấy chân không khác nhau
1.2.5.1 Hoạt tính kháng oxy hoá
Sâm đương quy là loại dược liệu có khả năng kháng oxy hoá cao bởi sự “giàu có” các thành phần hoạt chất có khả năng loại bỏ gốc tự do thuộc các nhóm: polyphenol, polysaccharide, phthalide Báo cáo của Been Hua Chiang và cộng sự năm 2008 về ảnh
Trang 26hưởng của quá trình chiết xuất đến hương vị và đặc tính kháng oxy hoá của sâm đương quy đã chỉ ra rằng hoạt tính chống oxy hoá và nồng độ phenolic tỉ lệ thuận với nhau, trong
đó, các phenolic acid là những hoạt chất đóng vai trọng đối với khả năng chống oxy hoá của ARE, điển hình là ferulic acid - chất chiếm hàm lượng cao nhất trong các phenolic acid và được xem là một trong những hoạt chất chính của đương quy [34] Năm 2020, Quin Fan và cộng sự đã chỉ ra cụ thể các hợp chất chịu trách nhiệm chính về khả năng kháng oxy hoá của đương quy gồm: ferulic acid, các hợp chất senkyunolide I,
senkyunolide A, senkyunolide H, ligustilide, 3-n-butylphathlide, chlorogenic acid,
coniferyl ferulate và levistilide [35]
Năm 2008, Huang Chiang và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu về “Ảnh hưởng của quá trình chiết xuất đến khả năng kháng oxy hoá và hương vị của đương quy” Kết quả cho thấy nồng độ các acid phenolic và hoạt tính kháng oxy hoá thể hiện mối tương quan tuyến tính và cho thấy rằng các phenolic đóng vai trò quan trọng cho hoạt tính kháng oxy hoá của ARE [34]
Bên cạnh nhóm polyphenol, các polysaccharide cũng góp phần quan trọng hình thành nên hoạt tính kháng oxy hoá của đương quy Năm 2018, Nanwei Xu và cộng sự đã có báo cáo
về tác dụng kháng oxy của nhóm polysaccharide đối với tế bào sụn viêm xương khớp ở người Kết quả cho thấy các polysaccharide có khả năng ức chế tổn thương do stress oxy hoá qua trung gian H2O2 của tế bào sụn ở người bằng cách làm tăng PPAR đồng thời làm
giảm iNOS, SOD và CAT, làm giảm quá trình oxy hoá sụn khớp ở người [36]
Trang 27một trong các dẫn xuất sunfat APS-1 trên virus gây bệnh bạch cầu ở chuột Các tác giả đã tiến hành thu được sáu dẫn xuất sulfated với mức độ sulfated hóa từ 0,68 đến 1,91 Và sự nhân lên của virus bị ức chế bởi APS-1 ở liều 10 và 30 mg/kg (ức chế lần lượt là 26% và 30%) Hơn nữa, cả tỷ lệ tế bào CD4+ và tỷ lệ CD4+/CD8+ trong tế bào máu ngoại vi đều được tăng cường đáng kể bởi APS-1 ở mức 3 đến 30 mg/kg Ngoài ra, chỉ số trọng lượng
cơ thể/tuyến ức giảm do nhiễm virus gây bệnh bạch cầu ở chuột đã tăng thêm ASP-1 theo cách phụ thuộc vào liều lượng Những kết quả này cho thấy APS-1 không chỉ có thể ức chế sự nhân lên của virus mà còn cải thiện chức năng miễn dịch APS-1 có thể là một loại thuốc kháng virus mới và tốt hơn [38]
1.2.5.3 Hoạt tính kháng ung thư
Nghiên cứu của Lai và cộng sự năm 2012 đã phát hiện rằng các sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc có chứa dịch chiết xuất từ rễ đương quy được kê toa cho nhiều bệnh ung thư
vú [39] Các polysaccharide từ đương quy cũng được báo cáo là có tiềm năng lớn trong việc điều trị khối u, ung thư [27]
Bên cạnh các hoạt tính kể trên, đương quy còn được sử dụng như một chất kháng viêm, kháng khối u…
1.2.6 Ứng dụng của sâm đương quy
Sâm đương quy được biết đến là một loại thảo dược quý đã được sử dụng hơn ngàn năm nay với mục đích bồi dưỡng cơ thể, đặc biệt dành cho phụ nữ Theo Đông y, đương quy
có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, mùi thơm nhẹ, do đó phù hợp để chữa trị các bệnh về máu cũng như bổ sung khí huyết
Từ xưa, đương quy đã được dùng để xắt thuốc, nấu lấy dịch chiết để uống hay ngâm rượu thuốc, đem nấu với các món hầm… với mục đích hoạt huyết, bồi bổ cơ thể Hiện nay, nhiều thuốc, thực phẩm chức năng đã được tinh chế từ rễ sâm đương quy, cho ra các loại thuốc dạng viên nén, siro với nhiều công dụng khác nhau Bên cạnh những công dụng về sức khoẻ, sâm đương quy còn được biết đến như một sản phẩm chăm sóc sắc đẹp với khả năng làm đẹp gia, tươi nhuận, trẻ hoá làn da dùng trong thẩm mỹ
Trang 28Hình 1 5 Sâm đương quy
Hình 1 6 Một số thuốc và mỹ phẩm chứa đương quy
1.3 Các phương pháp sấy sâm đương quy hiện nay
Sấy là quá trình truyền khối nhằm tách chất lỏng (nước hoặc các dung môi khác) ra khỏi vật liệu bằng cách làm bay hơi từ hỗn hợp rắn – lỏng dựa vào sự chênh lệch áp suất hơi riêng phần của ẩm ở bề mặt vật liệu so với bên ngoài Đây là quy trình quan trọng nhằm mục đích bảo vệ các sản phẩm, chống lại sự phát triển, xâm hại của các loại nấm mốc, vi khuẩn làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sản phẩm và góp phần bảo quản sản
phẩm được lâu dài
Trang 29Hiện nay, do sự phát triển của khoa học và kỹ thuật dẫn đến việc sử dụng đa dạng phương pháp để sấy các loại thực – dược liệu nói chung và đương quy nói riêng với quy mô công nghiệp, điển hình như: sấy đối lưu; sấy bằng tia hồng ngoại; phương pháp sấy chân không; sấy thăng hoa,…
Phơi dưới ánh nắng mặt trời: đây là phương pháp sấy truyền thống được sử dụng từ xa xửa và phổ biến đối với các thầy thuốc Đông y Bằng việc phơi trực tiếp rễ đương quy dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi sản phẩm được khô cứng Phương pháp này khá đơn giản, ít tốn kém chi phí nhất nhưng lại phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khí hậu của môi trường làm suy giảm giá trị dinh dưỡng sâm sau khi làm khô
Sấy đối lưu: phương pháp này sử dụng luồng khí tuần hoàn liên tục ở nhiệt độ cao được đưa vào buồng sấy để làm bốc hơi lượng nước bên trong vật liệu sấy Đây được xem là phương pháp có chi phí vận hành thấp, thời gian sấy nhanh, tuy nhiên do dùng nhiệt độ cao nên dễ gây biến dạng cũng như hao hụt hàm lượng hoạt chất, vitamin trong sâm [40] Sấy bằng tia hồng ngoại: tương tự như quá trình sấy đối lưu, sấy hồng ngoại cũng sử dụng nhiệt từ các chùm tia hồng ngoại truyền trực tiếp tới vật liệu sấy nhằm tách lượng nước bên trong vật liệu Mặc dù dùng nhiệt độ cao giống như phương pháp sấy đối lưu, nhưng sấy hồng ngoại lại có khả năng giữ được chất lượng sản phẩm tương tự như trước khi sấy, đồng thời còn diệt khuẩn, bảo vệ sản phẩm, thế nhưng, tia hồng ngoại lại hạn chế về khả năng xuyên thấu qua vật liệu nên chỉ phù hợp với các bề mặt vật liệu mỏng [41]
Sấy chân không: đây là phương pháp sấy ở áp suất rất thấp từ đó làm giảm nhiệt độ hoá hơi của chất lỏng, giúp cho quá trình sấy được thực hiện trong môi trường nhiệt độ thấp giúp làm khô nhanh hơn mà vẫn giữ được hàm lượng hoạt chất tự nhiên của sản phẩm sau khi sấy khô [42]
Sấy thăng hoa: đây là phương pháp sấy được xem là tối ưu nhất hiện nay Sấy chân không
là phương pháp sấy kết hợp giữa công nghệ sấy chân không và đông lạnh Bằng cách cấp đông nhanh thực phẩm ở nhiệt độ rất thấp sau đó đưa vào buồng sấy chân không làm thăng hoa phần nước trong sản phẩm sấy mà không qua quá trình gia nhiệt ở nhiệt độ cao,
Trang 30giúp giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng, đảm bảo ngoại hình, chất lượng thành phẩm Đây là công nghệ sấy tiên tiến nhất hiện nay, do đó sẽ đi kèm theo chi phí vận hành rất lớn [43] Các phương pháp sấy kể trên đều có những ưu, nhược điểm riêng Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể, sẽ lựa chọn được phương pháp sấy sao cho phù hiợp và hiệu quả nhất
1.4 Phương pháp sấy chân không
1.4.1 Sấy chân không, động lực của quá trình sấy
1.4.1.1 Sấy chân không
Sấy chân không là quá trình làm khô nguyên liệu sấy ở áp suất nhỏ hơn áp suất khí quyển (760 mmHg) hay còn gọi là quá trình sấy ở áp suất chân không Ở môi trường áp suất thấp, điểm bay hơi của nước giảm, làm cho nhiệt độ sôi của nước thấp hơn ở điều kiện áp suất thông thường Khi áp suất giảm, các liên kết của phân tử nước trong vật liệu trở nên linh hoạt hơn tăng khả năng bốc hơi của chúng và từ đó làm tăng tốc độ sấy Quá trình sấy chân không được thực hiện bởi hệ thống máy sấy chân không Thông thường, một hệ thống sấy chân không sẽ gồm 3 bộ phận chính: bộ phận sấy, bơm chân không và bộ phận ngưng tụ, tách ẩm Đây được xem là phương pháp sấy được áp dụng để làm khô các nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao, các loại thực, dược phẩm chứa nhiều hoạt chất dễ
bị phân huỷ ở nhiệt độ cao Chất lượng thành phẩm sau khi sấy có màu sắc và mùi vị, giữ nguyên được tính chất của sản phẩm so với trước khi sấy,…
1.4.1.2 Động lực của quá trình sấy
Sấy còn được gọi là quá trình truyền khối nhằm tách lượng ẩm, thường là nước và hơi nước ra khỏi vật liệu sấy Lượng ẩm bên trong vật liệu sấy sẽ nhận năng lượng từ quá trình sấy để chuyển ra khỏi vật liệu và sau đó sẽ đi từ bên trong vật lên bề mặt vật và sau
đó thoát ra hoàn toàn vật đi vào môi trường xung quanh
Theo sách “Kỹ thuật sấy”, NXB Giáo dục, xuất bản năm 2008 của tác giả Trần Văn Phú, động lực của quá trình sấy chính là sự chênh lệch áp suất hơi bên trong vật so với bề mặt vật và sự chênh lệch giữa áp suất hơi trên bề mặt vật so với môi trường xung quanh Nghĩa là khi áp suất hơi bên trong vật lớn hơn bề mặt sẽ tạo dòng hơi nước chuyển động
có hướng của đi từ trong ra bề mặt vật, khi đó áp suất hơi trên bề mặt vật lại lớn hơn bên
Trang 31ngoài môi trường xung quanh sẽ làm động lực cho luồng hơi từ bề mặt vật di chuyển ra hoàn toàn khỏi vật vào môi trường xung quanh đó Hay nói cách khác, động lực của quá trình sấy tỷ lệ thuận với hiệu số chênh lệch áp suất hơi giữa bên trong vật với môi trường xung quanh Như vậy khi áp suất hơi bên trong vật tăng lên thì quá trình sấy khô vật sẽ diễn ra nhanh hơn Và đối với phương pháp sấy chân không đẳng nhiệt, nhờ vào bơm tạo môi trường chân không sẽ làm giảm phân áp suất hơi của môi trường xung quanh do đó hiệu số phân áp suất nói trên sẽ tăng lên, làm tăng động lực cho quá trình sấy chân không [44]
1.4.2 Nguyên lý của phương pháp sấy chân không
Nguyên lý: Sấy chân không là quá trình sấy thường được sử dụng để loại bỏ phần lỏng/ẩm ra khỏi bề mặt vật liệu dựa trên sự ảnh hưởng của áp suất đến điểm sôi của nước
Từ giản đồ trạng thái của nước, ta có thể nhận thấy rằng khi tăng áp suất thì điểm sôi của nước tăng lên và ngược lại
Hình 1 7 Giản đồ pha của nước [45]
Khi hệ thống hoạt động, với sự trợ giúp của bơm chân không, sẽ làm giảm dần áp suất buồng sấy, từ đó làm hạ nhiệt độ sôi của ẩm/nước trong vật liệu cần sấy Khi đó, nước bên trong vật liệu sôi và chuyển thành hơi, luồng hơi này sẽ hình thành một dòng chênh lệch
áp suất dọc theo bề mặt vật, tạo nên một dòng ẩm chuyển động có hướng (từ bên trong ra
bề mặt vật liệu) Cụ thể hơn, ở một điều kiện áp suất nhất định thì nước sẽ có một điểm
Trang 32sôi nhất định và khi giảm áp suất thì nhiệt độ sôi của nước trong vật liệu cũng giảm, nước trong vật sẽ hoá hơi và làm tăng áp suất bên trong vật, từ đó tạo nên sự chênh lệch áp suất đáng kể giữa áp suất hơi bão hoà trên bề mặt vật liệu sấy so với áp suất trong buồng sấy vật, và theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, hơi nước trong vật sẽ di chuyển nhanh hơn ra môi trường để đạt điều kiện cân bằng áp suất làm cho tốc độ bay hơi diễn ra nhanh hơn, nói cách khác, tốc độ sấy sẽ diễn ra nhanh hơn, giảm được thời gian sấy [44] Phương pháp cấp nhiệt: Trong quy trình sấy chân không, vật liệu trong buồng sấy thường được gia nhiệt bằng phương pháp tiếp xúc hoặc bức xạ
• Phương pháp cấp nhiệt tiếp xúc: khay chứa vật liệu sấy được làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt, đóng vai trò trực tiếp là các nguồn dẫn nhiệt từ các nguồn năng lượng nhiệt cấp cho buồng sấy Nguồn năng lượng nhiệt có thể là điện năng hoặc hơi nước nóng [46]
• Phương pháp cấp nhiệt bức xạ: đây là phương thức cấp nhiệt cho đối tượng sấy được
sử dụng rộng rãi bởi hiệu suất cấp nhiệt cao hơn phương pháp tiếp xúc Bức xạ nhiệt phát ra tạo được dòng cấp nhiệt lớn cả lên trên bề mặt lẫn bên trong vật liệu sấy Năng lượng bức xạ đến từ hồng ngoại được xem là nguồn năng lượng có hiệu quả cấp nhiệt lớn nhất vì độ hấp thu năng lượng hồng ngoại của vật liệu là lớn nhất Nguồn năng lượng bức xạ hồng ngoại thường đến từ sợi đốt của đèn điện hoặc từ nhiệt toả ra do đốt nóng một số vật liệu rắn ở nhiệt độ nhất định [47]
1.4.3 Cấu tạo hệ thống sấy chân không
Hệ thống sây chân không thông thường sẽ có 3 bộ phận chính, gồm: bộ phận sấy, bơm chân không và hệ thống ngưng tụ, tách ẩm [42]
Bộ phận sấy: là một hệ thống buồng kín được làm bằng vật liệu chịu được áp suất âm, bên trong bao gồm các thiết bị cơ bản tạo nên một bộ phận sấy cơ bản như buồng chứa sản phẩm sấy, thiết bị gia nhiệt là thiết bị trung gian cho quá trình truyền nhiệt, và quạt gió dùng để tạo luồng khí tuần hoàn cho quá trình sấy
Trang 33Bơm chân không: được xem là “trái tim” của hệ thống sấy chân không đóng vai trò là thiết bị dùng để xử lý khí và tạp chất, đưa chúng ra khỏi buồng sấy tạo môi trường chân không cho quá trình sấy
Bộ phận ngưng tụ: dùng để ngưng tụ hơi ẩm thoát ra từ vật liệu/sản phẩm sấy trong quá trình sấy Bên cạnh đó, nhờ vào bộ phận ngưng tụ, hơi ẩm thoát ra không bị đi ngược vào máy hút chân không, hạn chế việc ảnh hưởng tuổi thọ máy hút chân không
Ngoài 3 bộ phận chính ra, hệ thống sấy chân không còn có thêm các thiết bị điều khiển,
hệ thống đốt nhiên liệu, hệ thống lưu thông chất sấy (nếu có)
Hình 1 8 Hệ thống sấy chân không
1.4.4 Phân loại máy sấy chân không
Máy sấy chân không là thiết bị sử dụng công nghệ chân không để sấy khô sản phẩm Có nhiều loại máy sấy chân không khác nhau được phân loại dựa trên nguyên lý hoạt động, cấu trúc và ứng dụng của chúng
Phân loại máy sấy chân không dựa trên nguyên lý hoạt động, chúng ta có 3 loại sau :
Trang 34• Máy sấy chân không kệ (Vacuum Tray Dryer): máy sấy này chỉ sử dụng bề mặt chân không để sấy khô sản phẩm với buồng sấy là các khay sấy cố định được đặt trực tiếp trong môi trường chân không [42]
• Máy sấy chân không xoay trục (Vacuum Rotary Dryer): máy sấy này sử dụng nguyên
lý quay trục để sấy khô sản phẩm, tốc độ quay của trục càng nhanh thì thời gian sấy càng ngắn [42]
• Máy sấy chân không băng tải (Vacuum Belt Dryer): sản phẩm được đặt trên một băng tải di chuyển qua một buồng chân không Nhiệt được cung cấp từ dưới băng tải hoặc
từ các bộ phận nhiệt xung quanh [48]
Phân loại máy sấy chân không dựa trên ứng dụng, chúng ta có 2 loại sau:
• Máy sấy chân không công nghiệp: Loại máy này được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp để sấy khô các sản phẩm lớn như thuốc lá, gỗ, thực phẩm
• Máy sấy chân không y tế: Loại máy này được sử dụng trong các ứng dụng y tế để sấy khô các sản phẩm như dụng cụ y tế, thuốc và các vật liệu y tế khác
Bên cạnh đó, việc sử dụng kết hợp chân không với các phương pháp sấy khác (sấy chân không ứng dụng vi sóng; sấy thăng hoa, ) cũng đang được xem là tiềm năng cho ngành công nghiệp sấy khô hiện nay
1.4.5 Động học quá trình sấy chân không
Tương tự như các phương pháp sấy khác, sự thay đội độ ẩm và nhiệt độ theo thời gian của vật liệu sấy được gọi chung là động học của quá trình sấy chân không và thường được biểu diễn bằng đường cong sấy thể hiện mối quan hệ giữa phần trăm độ ẩm theo thời gian (Hình 1 9)
Quá trình này diễn ra gồm 3 giai đoạn chính:
Đoạn 1: Giai đoạn đốt nóng: thông thường, giai đoạn này được bỏ qua do thời gian xảy ra rất ngắn, và không có sự thay đổi đáng kể về độ ẩm vật liệu sấy
Đoạn 2: Giai đoạn sấy đẳng tốc: đây là giai đoạn quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình sấy do sự giảm nhanh chóng độ ẩm của vật liệu sấy, xu hướng này gần như là một đường thẳng và tốc độ sấy không đổi Cuối giai đoạn, vật liệu đạt đến độ ẩm tới hạn
Trang 35Đoạn 3: Giai đoạn sấy giảm tốc: độ ẩm vật liệu bắt đầu giảm chậm lại, dần tiệm cận đến giá trị độ ẩm cân bằng của vật liệu sấy [49]
Hình 1 9 Các giai đoạn của quy trình sấy
1.4.6 Chọn máy sấy chân không cho quy trình sấy sâm đương quy
Nhiệt độ sấy các loại dược liệu thường giao động giữa 30 – 50C nhằm bảo vệ các hoạt chất chứa trong chúng, do đó việc lựa chọn phương pháp sấy sao cho phù hợp để vừa có hiệu quả về chất lượng vừa đảm bảo hiệu quả về kinh tế được xem là quan trọng nhất đối với quy trình sấy trong công nghiệp [50]
Phương pháp sấy chân không được xem là phương pháp đáp ứng được những tiêu chí trên
so với các phương pháp còn lại và đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong công nghiệp dược liệu để loại ẩm khỏi những vật liệu chứa các chất dễ bị phân huỷ bởi nhiệt như các hoạt chất tự nhiên [51, 52]
Ưu điểm của phương pháp sấy chân không:
Đây là công nghệ sấy tiên tiến được áp dụng vào công nghệ sấy đương quy và các loại thực vật khác vì những ưu điểm vượt trội như:
Trang 36• Bảo vệ được chất lượng sản phẩm: Sấy chân không thực hiện ở điều kiện áp suất chân không, nhiệt độ thấp từ đó bảo vệ được tối đa hàm lượng các hoạt chất của sâm đương quy tránh khỏi quá trình phân huỷ một số hoạt chất do nhiệt độ cao hay quá trình oxy hoá do không khí gây ra Thành phầm sau sấy vẫn giữ được chất lượng từ ngoại hình đến hương vị, mùi thơm đặc trưng của củ sâm
• Tiết kiệm thời gian và nhiên liệu: Khác với sấy ở áp suất khí quyển, sấy ở áp suất thấp làm giảm điểm sôi và tạo ra sự chệnh lệch nhiệt độ lớn hơn giữa môi trường gia nhiệt
và sản phẩm sấy, đồng thời giúp tốn ít hơn nhiên liệu để gia nhiệt cho môi trường sấy
• Bảo vệ môi trường: Phương pháp sấy chân không yêu cầu nhiệt độ sấy thấp hơn nhiều lần so với các phương pháp sấy nhiệt khác, do đó làm giảm đi lượng lớn nhiên liệu (than đá, điện) để cung cấp năng lượng, giảm đi lượng khí phát thải ra môi trường, từ
đó giúp bảo vệ môi trường
• Hạn chế về năng suất: thể tích sấy nhỏ nên chỉ dùng cho các sản phẩm có giá trị cao
• Kỹ thuật vận hành phức tạp, yêu cầu kỹ thuật viên có kinh nghiệm chuyên môn cao Như vậy, với những điều kiện đáp ứng được của phương pháp sấy chân không, thì việc lựa chọn sấy chân không cho dược phẩm nói chung và sâm đương quy nói riêng là hoàn toàn phù hợp
1.5 Công trình nghiên cứu liên quan
Đương quy là một loại dược liệu quý, có tác dụng hiệu qủa cho cơ thể người, từ bổ máu đến hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh và cả bệnh ung thư Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về đương quy thuộc các lĩnh vực khác nhau:
Trang 37Hoá học, Y dược, Thực phẩm… để nghiên cứu về lợi ích cũng như các yếu tố liên quan đến loại cây này
1.5.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Năm 2014, Liu và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của các phương pháp sấy khác nhau đến chất lượng của rễ cây đương quy được đánh giá thông qua việc xác định đồng thời 4 thành phần hoạt tính sinh học chính bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đầu dò photodiode (HPLC-DAD) và phép đo ký lỏng hiệu năng cực cao khối phổ tứ cực (UHPLC-QTOF-MS/MS).” Các lát rễ đương quy và nguyên củ đương quy được sấy khô dưới các điều kiện: trong bóng râm, dưới ánh nắng mặt trời, sấy bằng không khí nóng, sấy chân không, lò vi sóng, sấy bắng tia hồng ngoại và phương pháp kết hợp giữa sấy hồng ngoại và vi sóng Mười thành phần trong bốn hợp chất chính được sử dụng để khảo sát bao gồm: 2 hợp chất phenolic acid, 2 hợp chất hydroxyl phthalide, 4 hợp chất alkyl phthalide và 2 chất phthalide dimer Kết quả cho thấy đối với phương pháp sấy khô bằng không khí nóng, các lát cắt rễ đương quy giữ được thành phần hoá học tương tự như
rễ đương quy tươi, trong khi với phương pháp sấy chân không toàn bộ rễ, hàm lượng hoạt chất được giữ lại cao nhất Coniferyl và ligustilide bị phân huỷ đáng kể đối với các lát cắt đương quy được sấy khô bằng lò vi sóng, tia hồng ngoại và phương pháp kết hợp giữa chúng [53]
Năm 2011, H.P.V Rupasinghe và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Tác động của quá trình sấy đến hoạt tính sinh học: phenolic, vitamin C và khả năng kháng oxy hoá của lát táo đỏ” Nghiên cứu so sánh tác động giữa các phương pháp sấy khô gồm sấy khô bằng không khí nóng, sấy chân không và sấy bằng lò sấy đến nồng độ các hoạt chất nhóm polyphenol và hoạt tính kháng oxy hoá của táo sấy lát Kết quả cho thấy phương pháp sấy chân không có nồng độ các hợp chất phenolic giữ lại khá cao so với mẫu tươi và khả năng kháng oxy hoá cao đáng kể so với các phương pháp còn lại [54]
Năm 2018, Selma Kayacan và cộng sự đã có nghiên cứu “Ảnh hưởng của phương pháp sấy bằng không khí nóng và phương pháp sấy chân không đến động học, hoạt tính sinh học và màu sắc của phấn ong” Mục tiêu của nghiên cứu này chính là xác định động học của quá trình sấy, sự thay đổi tổng hàm lượng polyphenol, flavonoid, màu sắc và khả năng kháng oxy hoá của phấn ong được sấy khô bằng hai phương pháp sấy bằng không
Trang 38khí nóng và sấy chân không ở các nhiệt độ 40, 45, và 50 °C so với phấn ong tươi Kết quả cho thấy, năng lượng hoạt hoá khuếch tán ẩm giữa 2 phương pháp sấy bằng không khí ẩm
và sấy chân không lần lượt là 49,47 và 33,57 kJ/mol Đối với phương pháp sấy chân không ở 45 °C, tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid giảm ít nhất so với mẫu tươi, đồng thời, ở điều kiện này, màu sắc của mẫu sấy khô được đánh giá là ít có sự thay đổi nhiều nhất so với mẫu tươi [55]
Năm 2021, S Abdullanh và cộng sự đã báo cáo nghiên cứu “Sự thay đổi tính chất hoá lý
của lá thảo dược C nutans (lá xương khỉ) bởi các phương pháp sấy khác nhau” Cây được
sấy khô bằng các phương pháp: phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, phơi trong bóng râm, sấy chân không và sấy bằng lò vi sóng Kết quả cho thấy lá khô có khả năng giữ hàm lượng polyphenol và hoạt tính chống oxy hoá tốt hơn so với lá tươi Các mẫu sấy khô trong lò chân không cho thấy hoạt tính chống oxy hoá cao nhất và hàm lượng polyphenol cao đáng kể Hơn nữa, lá khô được sấy trong lò chân không còn cho thấy tỷ lệ bù nước cao do tế bào ít bị phân huỷ trong quá trình sấy Do đó, sấy chân không được đánh giá cao trong việc giữ lại màu sắc, ít thay đổi cấu trúc vi mô hơn [56]
1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, đương quy được biết đến một cách phổ biến là một loại thảo dược tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là phụ nữ, nên từ lâu đã được sử dụng vào việc bồi bổ, chữa bệnh, tuy nhiên việc nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này còn khá ít Thế nhưng, trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về loài cây này, và điểm chung của các nghiên cứu
này là việc thực hiện trên các mẫu sâm đã được làm khô sẵn hoặc mua từ các nhà thuốc…
Năm 2021, Thu Ha và cộng sự đã nghiên cứu về thành phần hoá học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chiết xuất từ các bộ phận rễ, hoa, lá và quả của cây đương quy [57] Nghiên cứu cho thấy ở các vị trí khác nhau, hàm lượng các hợp chất trong tinh dầu cũng khác nhau, với các bộ phận rễ, hoa, lá và quả, tổng số hợp chất được tìm thấy trong tinh dầu lần lượt là 36, 30, 33, và 27 chiếm 98,7%, 98,8%, 99,2% và 100% tổng hàm lượng
tinh dầu Hàm lượng (Z)-ligustilide (49,4%, 29,6%, 25,8%, 28,9%) , γ-terpinene (20,6%, 38,5%, 35,5%, 44,2%) là các thành phần chính của tinh dầu Đặc biệt, dictyopterene C –
thành phần chính của tinh dầu trái cây, (10,8%) được tìm thấy như là một thành phần chính của tinh dầu đương quy Trong số các mẫu tinh dầu, tinh dầu từ quả có khả năng
Trang 39kháng khuẩn mạnh nhất, chống lại vi khuẩn Escherichia coli và nấm men Candida
albicans
Năm 2023, nghiên cứu “Thay đổi thành phần hoá học và hoạt tính kháng oxy hoá của vị thuốc đương quy trích ly rượu” do Ai Nghia và cộng sự cùng phát triển bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng đã cho thấy được đương quy sau trích ly bằng ethanol vẫn giữ được các thành phần hoạt chất chính, tuy nhiên các vết thể hiện trên TLC có phần nhạt màu hơn so với đương quy gốc, điều đó sơ bộ có thể kết luận đương quy sau quá trình trích ly có sự giảm sút hàm lượng Cùng với đó, kết quả đo hoạt tính kháng oxy hoá bằng phương pháp DPPH cho thấy hoạt tính chống oxy hoá của mẫu sau chế biến (trích ly với cồn) tăng so với mẫu sống Và kết quả này bị ảnh hưởng có thể do quá trình xử lý khô đương quy trước khi tiến hành chế biến; như vậy, có thể nói rằng điều kiện sấy đương quy sẽ ảnh hưởng đến thành phần hoạt chất cũng như khả năng kháng oxy hoá của đương quy [58]
Có thể thấy, các báo cáo nghiên cứu trong nước chỉ mới dừng lại ở nghiên cứu sơ bộ về đương quy sau khi làm khô hoặc được mua từ các nhà thuốc đông y, chưa có nghiên cứu
cụ thể về ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện sấy đương quy trước khi thực hiện khảo sát
về các thành phần hoạt tính sinh học của chúng
Tổng hợp lại những kết quả trên, có thể thấy được tầm quan trọng của việc bảo quản, sấy khô thảo dược nói chung và sâm đương quy nói riêng Việc lựa chọn phương pháp sấy, điều kiện sấy sao cho giữ được tối đa hàm lượng hoạt chất và hoạt tính sinh học của sâm đương quy là thực sự quan trọng Và phương pháp sấy chân không được đánh giá là phương pháp sấy có tiềm năng lớn trong công nghệ sấy khô nông sản và dược phẩm Do
đó, khoá luận tốt nghiệp này sẽ thực hiện khảo sát sự ảnh hưởng của điều kiện sấy sâm đương quy đến hàm lượng hoạt chất, hoạt tính sinh học, cụ thể là hoạt tính kháng oxy hoá của chúng, từ đó có thể tìm ra được điều kiện tối ưu nhất để ứng dụng vào việc xử lý sâm đương quy nhằm mục đích giữ được tối đa thành phần hoạt chất của chúng
Trang 40CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần mềm sử dụng tính toán: Chemdraw, Excel, Origin, SPSS
2.1 Nguyên liệu, hoá chất và thiết bị
2.1.1 Nguyên liệu sâm đương quy
Sâm đương quy tươi (Angelica sinensis) được lựa chọn kỹ lưỡng và mua từ nhà vườn ở
Lâm Đồng sau đó được đem về thành phố Hồ Chí Minh rửa sạch, thái lát theo chiều dày 5
mm và đem sấy chân không ở các điều kiện sấy khác nhau
4-Hydroxy-3-metoxybenzaldehyde (Vanillin C8H8O3) 100% Trung Quốc
Aluminum chloride dodecahydrate (AlCl3.12H2O) 98 – 100% Trung Quốc
Amonium persulfate ((NH4)2S2O8) 98,5% Trung Quốc
Ascorbic acid (vitamin C C6H8O6) 98 – 100% Trung Quốc
Disodium hydrogen phosphate dodecahydrate
(Na2HPO4.12H2O)
99,0% Trung Quốc
Potassium dihydrogen phosphate (KH2PO4) 99% Trung Quốc