1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông thái hòa thành phố tân uyên tỉnh bình dương

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 571 KB

Nội dung

Thực trạng đánh giá của ban giám hiệu, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Thái Hòa ...30 2.2.2..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM



TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC,

GIÁO DỤC TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC

Mã học phần: GDHO036

HỌC KÌ 1 Năm học 2024-2025 TÊN ĐỀ TÀI

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI HÒA THÀNH PHỐ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM

Bộ môn: Giáo dục Mầm non và Giáo dục học

PHIẾU CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN

Tên học phần: Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục trong cơ sở giáo dục (2+0)

Mã học phần: GDHO036;

Học kỳ I Năm học: 2024-2025;

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh_2221401010083

Nguyễn Thị Lan Anh_2221401010032 Chu Y Bình_2221401010100

dung đề tài hướng đến Phương phápnghiên cứu

0.5

Đặt vấn đề: Bối cảnh; Lý luận; Thựctiễn Lí do phải nêu được tầm quantrọng, ý nghĩa của vấn đề, tính cấp thiếtcủa đề tài

0.5

Lịch sử nghiên cứu vấn đề: luận giải các công trình đã làm được, đề tài đượcnghiên cứu hay nghiên cứu chưa sâu, còn những nội dung chưa làm rõ, …

Trang 3

4 Kết luận Kết luận bao quát được những nội dungđã trình bày và những kinh nghiệm được

đúc kết qua quá trình thực hiện tiểu luận 1.0

5 Tài liệu tham khảo Trích dẫn tài liệu theo đúng quy định hiện hành. 1.0

Điểm trung bình

Trang 4

Cán bộ chấm kiểm tra 1 Cán bộ chấm kiểm tra 2

Trang 5

LỜI CẢM ƠNĐầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa

bộ môn “ Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục trong cơ sở giáo dục” vào chương trìnhgiảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Th.SNguyễn Thị Hồng Chính cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thứcquý báu cho chúng em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của

cô, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình họctập, làm việc sau này của em

Bộ môn “ Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục trong cơ sở giáo dục” là một mônhọc thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học nàycủa em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những saisót Kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Phạm vi nghiên cứu 4

5.1 Nội dung 4

5.2 Đối tượng khảo sát 4

5.3 Địa bàn nghiên cứu 4

5.4 Thời gian nghiên cứu 5

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 5

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 5

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn 5

7.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 6

8 Đóng góp của đề tài 6

8.1 Về lý luận 6

8.2 Về thực tiễn 6

9 Cấu trúc của đề tài 6

Chương 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 8

Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 12

1.2.1 Khái niệm “quản lý” 12

1.2.2 Khái niệm “giáo dục” 13

1.2.3 Khái niệm “quản lý giáo dục” 14

1.2.4 Khái niệm “an toàn giao thông” 15

Trang 7

1.2.5 Khái niệm “hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông” 15

1.2.6 Khái niệm “ quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông”

16

1.3 Lý luận quản lý giáo dục dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 17

1.3.1 Đặc điểm của học sinh 17

1.3.1.1 Đặc điểm tâm lý 17

1.3.1.2 Đặc điểm nhận thức 18

1.3.2 Vai trò của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 18 1.3.3 Mục tiêu của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 19 1.3.4 Nội dung của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 19 1.3.5 Phương pháp tổ chức quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 20

1.3.6 Hình thức tổ chức quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 21 1.3.7 Các điều kiện đảm bảo để quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 22

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 24

1.4.1 Yếu tố khách quan 24

1.4.2 Yếu tố chủ quan 24

Tiểu kết chương 1 26

Chương 2 27

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI HÒA, THÀNH PHỐ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 27

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Tân Uyên 27

2.1.2 Khái quát về giáo dục và đào tạo thành phố Tân Uyên 28

2.2 Thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 30

2.2.1 Thực trạng đánh giá của ban giám hiệu, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Thái Hòa 30

2.2.2 Thực trạng đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Thái Hòa 33

2.2.3 Thực trạng đánh giá của ban giám hiệu và giáo viên về mục tiêu của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Thái Hòa 35

Trang 8

2.2.4 Thực trạng đánh giá của ban giám hiệu và GV về mức độ thực hiện nội dung quản lý

giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Thái Hòa 37

2.2.5 Thực trạng đánh giá của phụ huynh về việc giáo viên thực hiện nội dung giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 40

2.2.6 Thực trạng đánh giá của Ban giám hiệu, giáo viên về việc sử dụng hình thức giáo dục an toàn cho học sinh lớp 10 42

2.3 Thực trạng đánh giá của Ban giám hiệu, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho HS lớp 10 42

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 tại trường THPT Thái Hòa, Thành Phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 44

Tiểu kết chương 2 46

Chương 3 47

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI HÒA THÀNH PHỐ TÂN UYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG 47

3.1 Các nguyên tắc xây dụng biện pháp 47

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 47

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 47

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 48

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 48

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát huy 48

3.2 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông Thái Hòa, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương 49

3.2.1 Lồng ghép hoạt động tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông qua các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm của nhà trường 49

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp 49

3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện 49

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện 54

3.2.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động GD ATGT trong nhà trường 54

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp 54

3.2.2.2 Nội dung 55

3.2.2.3 Điều kiện thực hiện 59

3.2.3 Tăng cường công tác thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông 60

3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp 60

3.2.3.2 Nội dung và cách thực hiện 60

3.2.3.3 Điều kiện thực hiện 66

3.2.4 Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường và ngoài xã hội về hoạt động giáo dục an toàn giao thông và quản lý giáo dục ATGT cho học sinh trung học phổ thông 67

Trang 9

3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp 67

3.2.4.2 Nội dung 67

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện 71

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của của các biện pháp 72

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 72

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 72

3.4.3 Phân tích khảo nghiệm 72

Tiểu kết chương 3 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

*Với Bộ GD&ĐT 76

*Với Sở GD&ĐT 77

*Đối với các trường THPT 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 11

Kết quả đánh giá của PHHS về tầm quan trọng của hoạtđộng giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đườngcho học sinh lớp 10

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

An toàn giao thông là đảm bảo cho người tham gia giao thông giảm thiểu tối đacác tình trạng phát sinh tai nạn giao thông và hạn chế tốn thất về tính mạng, vật chất

và tinh thần của con người khi xảy ra tai nạn giao thông

Trong đó, tai nạn giao thông là những sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủquan của con người do vi phạm quy tắc an toàn giao thông hoặc gặp phải các tìnhhuống, sự cố không kịp phòng tránh gây ra thiệt hại nhất định về người và tài sản cho

ép, gây rối trật tự công cộng; vượt đèn đỏ, đi không đúng làn đường, phần đường;thanh thiếu niên tụ tập điều khiển xe tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi ngượcchiều bất chấp sự an nguy của người tham gia giao thông Tình trạng cản trở, chốngngười thi hành công vụ, từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra 28 vụ, làm bị thương 10 cán

bộ Cảnh sát giao thông, trong đó một số cán bộ bị thương nặng, nguy hiểm đến tínhmạng Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do gia tăng quá nhanhphương tiện cá nhân trong khi hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập chưa đáp ứng đủnhu cầu, đặc biệt tại các thành phố lớn, các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm Tìnhhình TTATGT hiện nay đặt ra yêu cầu cấp bách phải có tư duy, nhận thức, phươngpháp, cách làm mới, quyết liệt hơn trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thựchiện của các cấp, các ngành trong công tác bảo đảm TTATGT và đòi hỏi ý thức rất caocủa người dân trong chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông Công tác bảo đảmTTATGT phải quán triệt quan điểm: Đổi mới về tư duy, nhận thức và hành động, xácđịnh bảo đảm TTATGT là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọngtrong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất

Trang 13

nước Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, động lực,

Trang 14

nguồn lực; đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân là trên hết, trướchết; bảo đảm các quyền lợi cho người dân là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của

lực lượng chức năng (Thủ tướng Chính phủ, 2023).

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của

cả nước, là trung tâm cầu nối của các tỉnh nên được Trung ương hết mực quan tâm đếnvấn đề giao thông, đặc biệt là vấn đề an toàn giao thông Họ phải làm gì để vừa giúpcho nền kinh tế giao thương phát triển một cách toàn diện, vững mạnh mà còn vừaphải đảm bảo an toàn cho mọi người dân? Đây là một câu hỏi đặt ra cho tỉnh cũng nhưcác nhà lãnh đạo đảm bảo vấn đề TTATGT luôn được kiểm soát trong tình trạng tíchcực Hiện nay, tỉnh Bình Dương đang triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chínhphủ về việc tập trung triển khai thực hiện công tác bảo đảm TTATGT với chủ đề

"Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn" với mục tiêu nâng cao

ý thức tự giác chấp hành pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông an toàn; phấn đấugiảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người

bị thương; tiếp tục khắc phục có hiệu quả tình trạng ùn tắc giao thông trên các trụcgiao thông chính, các đầu mối giao thông quan trọng, khu vực đô thị và không để xảy

ra ùn tắc giao thông kéo dài Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh NguyễnVăn Dành yêu cầu các ngành, các cấp và địa phương đánh giá những kết quả đạt được,nguyên nhân, hạn chế và các giải pháp khắc phục, đề xuất, kiến nghị cụ thể, thiết thực;đưa nhiệm vụ công tác ATGT vào chương trình, kế hoạch công tác năm của cơ quan,đơn vị Ban ATGT tỉnh tiếp tục công tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tình hình để kịpthời đề xuất, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp xử lý cho phù hợp; tổ chức các đoànliên ngành kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác bảo đảm TTATGT đối với các địaphương có tai nạn giao thông gia tăng, tình hình TTATGT phức tạp (Báo Bình Dương,2023)

Trường THPT Thái Hòa là một trong những trường có chất lượng đào tạo họcsinh đứng trong top năm tại tỉnh Bình Dương Trong những năm gần đây, theo dư luậnphản ảnh hành vi vi phạm luật giao thông của học sinh đang diễn ra cả trong và ngoàitrường Nhà trường đã có những hình thức kỉ luật, trách phạt và xây dựng mạng lướithông tin trong các em học sinh nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao Ban giám hiệunhà trường đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình học sinh, giáo dục ýthức học sinh và các cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi

Trang 15

vi phạm giao

Trang 16

thông của học sinh trong trường vẫn còn tồn tại Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng vi phạm

an toàn giao thông của các em trong trường THPT Thái Hòa hiện nay như thế nào?Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có nhữnggiải pháp như thế nào nhắm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó được nhìnnhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh

Là một sinh viên, chúng tôi nhận thức được rằng tất cả chúng ta, đặc biệt là các

em học sinh cần được trang bị đầy đủ về kiến thức an toàn giao thông để được sống vàhọc tập trong một môi trường văn minh, lành mạnh, hạnh phúc và nói không với hành

vi vi phạm an toàn giao thông Vấn đề này cần có sự ý thức trách nhiệm và hành động

cụ thể của từng cá nhân các em cũng như mọi người trong xã hội Hy vọng là mộtngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm

vui cho những ai tham gia giao thông cùng câu nói “An toàn giao thông/ Hạnh phúc

của mọi nhà”! Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hòa Thành phố Tân Uyên Tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu trong học

tập

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thôngcho HS ở trường THPT, đề tài tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục

an toàn giao thông cho HS ở trường THPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giaothông cho HS ở trường THPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trườngTHPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

4 Giả thuyết khoa học

Trang 17

Công tác tổ chức quản lý giáo dục an toàn giao thông cho HS trường THPT trênđịa bàn TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã được chính quyền địa phương và cáctrường THPT quan tâm thực hiện, tuy đã đạt những kết quả nhất định nhưng vẫn cònxảy ra các vụ vi phạm an toàn giao thông trong nhà trường Công tác tổ chức quản lýgiáo dục an toàn giao thông ở trường THPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh BìnhDương đã được triển khai thực hiện và được đánh giá cao hơn Tuy nhiên, công tácnày vẫn còn hạn chế về việc lập kế hoạch tổ chức, năng lực tổ chức quản lý hoạt độnggiáo dục an toàn giao thông cho HS của ĐNGV.

Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thôngcho HS trường THPT Thái Hòa trên địa bàn TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thì ngườinghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục antoàn giao thông cho HS trường THPT Thái Hòa trên địa bàn TP Tân Uyên tỉnh BìnhDương có tính thực thi và khả thi cao

5.2 Đối tượng khảo sát

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh học sinh ở trường THPTThái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Cán bộ quản lý khảo sát 3 người, gồm: 1 Hiệu trưởng, 2 Phó hiệu trưởng và 44giáo viên, cùng 80 phụ huynh học sinh trên địa bàn nghiên cứu Tổng số người đượckhảo sát: 127 người

5.3 Địa bàn nghiên cứu

Trang 18

Đề tài nghiên cứu về biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giaothông cho học sinh ở Trường THPT Thái Hòa, Thành phố Tân Uyên, tỉnh BìnhDương.

5.4 Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu từ tháng 09/2024 đến tháng 10/2024

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT

Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT Thái Hòa, TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm

rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu

- Biện pháp thực hiện: Đọc, phân tích, tổng hợp các quan điểm, lý luận liên quanđến vấn đề nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứuthực tiễn và công tác quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích: Sử dụng phiếu điều tra bằng bảng hỏi để thu thập thêm thông tin từ bangiám hiệu, giáo viên, phụ huynh các em học sinh trong việc đánh giá công tác quản lýgiáo dục an toàn giao thông cho học sinh

- Biện pháp thực hiện: Tiến hành phát phiếu điều tra cho Ban giám hiệu, giáo viên, phụhuynh các em học sinh về vấn đề nghiên cứu dựa trên khách thể (đặt câu hỏi về vấn đềnghiên cứu )

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Trang 19

- Mục đích: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thêm thông tin từban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh các em học sinh trong việc đánh giá công tácquản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

- Biện pháp thực hiện: Tiến hành hỏi đáp trực tiếp và ghi lại câu trả lời (ghi âm, ghitay,…) của Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh các em học sinh về vấn đề nghiêncứu dựa trên khách thể (đặt câu hỏi về vấn đề nghiên cứu )

7.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu

- Mục đích: đánh giá số liệu thu thập được, nhận xét từ các phiếu điều tra, xử lícác số liệu đã được thu thập được từ điều tra và khảo sát để đánh giá thực trạng vấn đề

và có cơ sở để đề xuất biện pháp

- Biện pháp thực hiện: Nhập và xử lí dữ liệu, xử lí các dữ liệu thu được từ nhữngphương pháp nghiên cứu trên bằng các phép tính trung bình cộng, so sánh giá trị trungbình

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu gồm

có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Maryam Akbari, cho thấy rằng giáo dụctrước và sau khi cấp giấy phép của mọi người ở mọi lứa tuổi đã dẫn đến những cảithiện về kết quả thứ cấp, chẳng hạn như hiệu suất, khả năng lái xe tự nhận thức, hiệusuất lái xe sau tay lái và thậm chí giảm một chút vi phạm giao thông Tuy nhiên, giáodục không hiệu quả trong việc giảm thiểu tai nạn hoặc thương tích, ở cấp độ cá nhânhoặc cộng đồng Kết luận là không có bằng chứng nào cho thấy giáo dục lái xe là mộtcách tiếp cận hiệu quả để giảm va chạm hoặc thương tích Kết quả tiêu cực này có thể

là do các phương pháp giảng dạy không hiệu quả Mục đích của nghiên cứu này nhằmđưa ra các biện pháp cải thiện an toàn đường bộ, dường như cần phải thay đổi phươngpháp hoặc nội dung giáo dục lái xe vì các cách tiếp cận hiện tại đối với giáo dục lái xekhông làm giảm tai nạn giao thông hoặc thương tích (Aryam Akbari & cộng sự ,2021)

Trong nghiên cứu “A conceptual framework for road traffic safety consideringdifferences in traffic culture through international comparison” cho biết nhiều quốc gia

và tổ chức quốc tế đã nỗ lực đáng kể để cải thiện an toàn giao thông đường bộ bằngcách đặt ra các mục tiêu và chiến lược an toàn giao thông đường bộ của riêng họ.Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp một khuôn khổ khái niệm cho an toàn giaothông đường bộ thông qua so sánh quốc tế về các mục tiêu và chiến lược an toàn giaothông Sự so sánh như vậy có thể giúp cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và giao tiếp giữacác bên liên quan ở các quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau Dựa trên đánh giá cáctài liệu an toàn giao thông trước đó và so sánh các chiến lược an toàn giao thông củamột số quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau, nghiên cứu này đề xuất một khuôn khổkhái niệm về an toàn giao thông đường bộ bao gồm một tầm nhìn chung, các chỉ số antoàn giao thông, một hệ thống an toàn bao gồm 3E và một số E bổ sung, và văn hóa antoàn giao thông, là cơ sở của khuôn khổ (Alin Wang & Naohiro Kitrano, 2022)

Trang 22

Trong nghiên cứu “The Role of Traffic Safety Education in Reducing Accidents”cho biết Hoa Kỳ có trung bình hơn 6 triệu vụ tai nạn giao thông mỗi năm, một con sốcao ngất ngưởng củng cố nhu cầu cải thiện Trong khi những thay đổi về cơ sở hạ tầng

là cần thiết trên toàn quốc, giáo dục cũng đóng một vai trò trong an toàn giao thông.Điều này là do an toàn trong giao thông là một con đường hai chiều - mọi người chỉ cóthể điều hướng mạng lưới đường bộ cũng như kiến thức của họ cho phép Làm chonhững con đường an toàn hơn nên vẫn là một ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng nên tăngchất lượng giáo dục an toàn có sẵn cho tất cả khách du lịch (Miovision, 2024)

Trong nghiên cứu “Developing a national road traffic safety education program

in Iran” cho biết giáo dục là một trục bao gồm sáng kiến Thập kỷ hành động vì an toànđường bộ, đã làm giảm số ca tử vong do tai nạn ở các nước phát triển Với hoàn cảnhcủa mỗi quốc gia, một chương trình giáo dục phù hợp là cần thiết Do đó, mục đíchcủa nghiên cứu này là phát triển Chương trình Giáo dục An toàn Giao thông Đường bộQuốc gia và giảm Thương tích Giao thông Đường bộ (BMC Public Health, 2020).Trong nghiên cứu “Effect of A Road safety Education intervention on road safetyknowledge of university drivers in Ibadan, Nigeria” cho biết điều cần thiết là các tài xếlàm việc trong khu vực chính thức phải có kiến thức tốt về an toàn giao thông để bảo

vệ tính mạng của họ và nhân viên mà họ được thuê để lái xe Nghiên cứu được thựchiện để xác định hiệu quả của can thiệp giáo dục an toàn đường bộ đối với kiến thức

an toàn đường bộ của các tài xế làm việc tại Đại học Ibadan, Nigeria (Ann Ib PostgradMed, 2016)

Trong nghiên cứu “Case Study on Road Safety Analysis in the Area of EducationUnits” của nhóm tác giả Adrian Paul Tuliga, cho biết nghiên cứu này đề cập đến chủ

đề an toàn giao thông trong lĩnh vực các đơn vị giáo dục, tương ứng là ảnh hưởng củagiao thông đường bộ Mục đích của nghiên cứu là làm nổi bật rõ ràng mối quan hệnhân quả giữa tai nạn giao thông liên quan đến trẻ em là nạn nhân và hệ thống hóađường bộ Để đạt được các mục tiêu chính của mình, chúng tôi đã sử dụng phươngpháp nghiên cứu phân tích tài liệu: Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông, một ứng dụng củaCảnh sát Rumani trong đó tất cả các sự cố giao thông được đăng ký ở Romania đềuđược thực hiện, theo tiêu chí của Hạt Mehedinti, chất lượng sinh viên, loại đường(quốc gia, quận, xã), vị trí

Trang 23

của đơn vị trường học trong vùng lân cận đường công cộng và sản xuất sự cố giaothông Một trong những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng giao thông đường

bộ, do đó, ngầm là rủi ro trong giao thông, là mạng lưới đường công cộng Các nghiêncứu chuyên ngành, cũng như số liệu thống kê quốc tế có sẵn, cho thấy rằng các loạichính có nguy cơ tai nạn giao thông dẫn đến tử vong và thương tích nghiêm trọng là:người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy và người đi xe máy, nói cách khác, danhmục được biết đến trong thực tiễn chuyên ngành là "những người tham gia giao thông

dễ bị tổn thương nhất” (Adrian Paul Tuliga & cộng sự, 2023)

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh cơ bản của vấn đềgiáo dục an toàn giao thông, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục an toàngiao thông cho học sinh Chương trình GD an toàn giao thông cho HS được các nướccoi trọng xây dựng và triển khai rất linh hoạt, vì thông qua GD, các em học sinh sẽ biếtcác kiến thức cở bản về luật giao thông, có ý thức trách nhiệm hơn khi tham gia giaothông; GD ATGT nhằm xây dựng xã hội tiến bộ, phát triển và văn minh GD ATGTđược hầu hết các nước phát triển quan tâm nhằm xây dựng cho con người những điều

cơ bản nhất

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong nghiên cứu “Tư duy thiết kế trong giáo dục an toàn giao thông cho họcsinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Trịnh Tú Anhcho biết nâng cao kiến thức và kỹ năng về an toàn giao thông thông qua giáo dục làmục tiêu của nhiều quốc gia Bên cạnh đó, công nghệ thực tế ảo có tiềm năng trongviệc tạo ra một môi trường tương tác, hiệu quả và an toàn cho người tham gia học Do

đó, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tư duy thiết kế, bao gồm năm bước quantrọng (đồng cảm, xác định vấn đề, tạo ý tưởng, dựng mẫu, và thử nghiệm), vào việcxây dựng môi trường giao thông thực tế ảo, giúp cho học sinh trung học phổ thông tạiThành phố Hồ Chí Minh có một trải nghiệm thực tế liên quan đến lĩnh vực này Phỏngvấn nhóm đã được thực hiện với 32 học sinh nhằm khảo sát các yếu tố như sự đắmchìm, sự hiện diện và sự tương tác trong môi trường giao thông thực tế ảo Kết quả chothấy các em đắm chìm vào môi trường giao thông ảo, cảm thấy được sự tồn tại củamình và tương tác với các yếu tố trong môi trường Môi trường giao thông thực tế ảocần được nghiên cứu sâu rộng hơn trong tương lai nhằm đảm bảo tính khả thi trongviệc thực hiện, làm nền tảng

Trang 24

cho giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông tại Thành phố HồChí Minh (Trinh Tú Anh & cộng sự, 2023).

Trong nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành an toàn giao thông của sinh viêntại TP Hồ Chí Minh”, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức, thái độ và thựchành an toàn giao thông của sinh viên tại TP Hồ Chí Minh” Mục tiêu nghiên cứu làĐánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tham gia giao thông của sinh viên trường đạihọc Kinh Tế TP.HCM Từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao ý thức và thựchành khi tham gia giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại họcKinh Tế TP.HCM nói riêng Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương phápđiều tra thực tiễn thông qua bảng phỏng vấn bao gồm các mục hỏi về kiến thức, thái độ

và thực hành của sinh viên về an toàn giao thông Kết quả nghiên cứu đa số các bạnkhông cập nhật luật an toàn giao thông Đa phần các bạn sinh viên đều biết về luật giaothông cơ bản tỷ lệ vi phạm vẫn rất cao Kết luận, nhà nước cần tuyên truyền, giáo dục

về luật giao thông và về tác hại của tai nạn giao thông, thông tin đại chúng khi luậtgiao thông có thay đổi Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý và tăng mức phạt đối vớicác hành vi vi phạm Trong tương lai, khi có chính sách mới được áp dụng thì hướngnghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu vào các thời điểm khác để đánh giá mức độ hiệuquả của chính sách mới (Trần Quang Hùng, 2020)

Trong nghiên cứu “Quản lý các hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở cáctrường tiểu học: Thực trạng, sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng” của tác giả Vũ VănHồng cho biết trong những năm qua, an toàn giao thông đã được giảng dạy và trởthành một môn học phổ biến ở các trường tiểu học Việt Nam Các hoạt động giáo dụcdiễn ra trong cả các hoạt động giáo dục chính quy và ngoại khóa Tuy nhiên, giáo dục

an toàn giao thông và quản lý giáo dục an toàn giao thông trong các trường học vẫnchưa nhận được sự quan tâm đầy đủ Các hoạt động thực hiện vẫn chính thức, chưa thểhiện sự liên tục, lâu dài và quyết liệt; sự phối hợp với các lực lượng giáo dục kháckhông được đồng bộ hóa Do đó, hiệu quả đạt được trong giáo dục an toàn giao thôngtrong trường học không cao Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, dựatrên cuộc khảo sát thực tế tại 04 trường tiểu học được chọn, với 84 người là quản trịviên và giáo viên; Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích tình hình hiện tại, sự cầnthiết và các vấn đề phát sinh trong

Trang 25

các hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông ở các trường tiểu học (Vũ VănHồng, 2021).

Trong nghiên cứu “Ảnh hưởng của giáo dục đối với an toàn giao thông” của tácgiả Khuất Việt Hùng và Thu Huyền cho biết ở các nước đang phát triển như Việt Nam,

tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đường bộ khá cao so với các nước Đông Nam Ákhác Tầm quan trọng của các yếu tố con người trong thảo luận về chính sách giaothông đang ngày càng tăng Có một nhận thức rằng các lựa chọn chính sách có vẻ cólợi về nguyên tắc phải được kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện Hiểu và mô tảhành vi của người lái xe trở thành một thách thức khi người ta cố gắng xác định lỗi củangười lái xe trong việc xác định các yếu tố gây ra tai nạn/xung đột và các biện phápđối phó Những năm gần đây, hiểu được những tác động nghiêm trọng của tai nạn giaothông đối với xã hội nói chung, các nhà nghiên cứu khoa học, kỹ sư giao thông và nhàhoạch định chính sách tại Việt Nam đã phát triển nhiều dự án và tiến hành nghiên cứutrong lĩnh vực an toàn giao thông Yếu tố con người cũng được coi là yếu tố trung tâmtrong toàn bộ hệ thống Mục tiêu cuối cùng là tổ chức một môi trường giao thôngthuận tiện và an toàn cho người tham gia giao thông Bài viết này giải thích việc ápdụng phương pháp phân tích rủi ro trong việc đánh giá ảnh hưởng của giáo dục và thựcthi trong an toàn giao thông (Khuất Việt Hùng & Thu Huyền, 2011)

Nhìn chung các nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước đã nhìn nhận vấn đềgiáo dục ATGT cho học sinh qua nhiểu góc độ và khía cạch khác nhau nhưng tronggiai đoạn xã hội ngày càng phát triển hội nhập toàn cầu thì sự nhận thức và nhân cáchcủa mỗi cá nhân được hình thành khác nhau vì vậy cần có những biện pháp phù hợp đểchấn chỉnh và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt giáo dục ATGT thôngqua các môn học cho HS

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm “quản lý”

Theo nghĩa chung nhất của góc độ Tâm lý học, quản lý là sự tác động có địnhhướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin (Vũ Dũng, 2006)

Theo tác giả Trần Kiểm, quản lý là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnhhưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác trong

Trang 26

cùng một tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, địnhhướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích củacông việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia (Trần Kiểm, 2019).

Theo tác giả Nguyễn Thị Hương, quản lý là một trong những hoạt động quantrọng trong một tổ chức Tất cả mọi tổ chức dù có quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động theohình thức nào, đều cần có sự quản lý Việc quản lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động của

tổ chức được diễn ra có chủ đích, theo đúng định hướng đã được đặt ra và đạt đượcmục tiêu cuối cùng (Nguyễn Thị Hương, 2023)

Từ những khái niệm trên tác giả, có thể hiểu khái niệm quản lý: Quản lý là mộthoạt động được thành lập khi xã hội loài người có phân công lao động, với nhữngngười có hoạt động hợp lý với nhau hoặc cùng hoạt động với những mục tiêu chungnào đó Đối với tất cả mọi lĩnh vực hoạt động đời sống của con người , quản lý rất cầnthiết, ở đâu đó con người tạo lập nên nhóm xã hội cần phải được quản lý , dù đó lànhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức, nhóm không chính thức và bất kể nội dunghoạt động nhóm đó là gì Có thể nói quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ởmọi giai đoạn phát triển của nó

1.2.2 Khái niệm “giáo dục”

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, giáo dục là quá trình truyền thụ và lĩnh hội

hệ thống kinh nghiệm xã hội từ thế hệ này sang thế hệ tiếp nối nhằm chuẩn bị bướcvào cuộc sống xã hội và lao động sản xuất (Trần Thị Tuyết Oanh, 2006)

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ, giáo dục là một hiện tượng xã hội, trong đó mộttập hợp xã hội (nhóm) đã tích lũy được một vốn kinh nghiệm nhất định truyền đạt lạicho một nhóm xã hội khác nhằm giúp họ tham gia vào đời sống xã hội, giúp họ hiểubiết các chuẩn mức, khuôn mẫu, giá trị xã hội để trở thành những nhân cách phù hợpvới sự đòi hỏi của lợi ích xã hội (Nguyễn Văn Hộ, 2014)

Theo Bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục là một hiện tượng đặc biệt chỉ có ở xã hộiloài người Giáo dục xuất hiện, phát triển gắn bó cùng loài người Ở đâu có con người,

ở đó có giáo dục giáo dục mang tính phổ biến Khi nào còn loài người lúc đó còn giáodục, giáo dục mang tính vĩnh hằng (Bộ giáo dục và đào tạo, 2014)

Từ những khái niệm trên, chúng tôi hiểu giáo dục là quá trình truyền tải kiếnthức từ thế hệ này sang thế hệ khác, người lớn truyền sang cho trẻ em, giáo viêntruyền tải

Trang 27

cho học sinh Là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị

cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyềnthụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người

1.2.3 Khái niệm “quản lý giáo dục”

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển vàquản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quảnlý) nhằm thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục đặt ra (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011)

Theo M.I.Condacop, QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức vàhướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống(từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻtrên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quyluật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em (M.I.Condacop,2019)

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, quản lý giáo dục là thực hiện đường lối của Đảngtrong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệtrẻ và với từng học sinh (Phạm Minh Hạc, 2018)

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, quản lý là hệ thống những tác động có mụcđích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theođường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhàtrường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dụcthế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất (NguyễnNgọc Quang, 2014)

Từ những khái niệm trên, chúng tôi hiểu quản lý giáo dục là các hoạt động phốihợp, điều hành của các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục nhằm đẩy mạnh cáccông tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội Trong hoạt độnggiáo dục, con người giữ vai trò chủ đạo và trung tâm, vừa là chủ thể và khách thể củaquá trình này Mọi hoạt động giáo dục và QLGD đều hướng vào việc đào tạo và pháttriển

Trang 28

nhân cách và phẩm chất của mầm non đất nước, bởi vậy con người là nhân tố quan trọngnhất trong QLGD.

1.2.4 Khái niệm “an toàn giao thông”

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giaothông, bao gồm việc chấp hành luật Giao thông đường bộ và phải có ý thức, tráchnhiệm khi tham gia giao thông Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, An toàn giaothông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện (Ủyban Nhân dân xã Lộc Thịnh, 2021)

Theo từ điển Pháp luật, an toàn giao thông là sự đảm bảo an toàn cho mọi ngườikhi tham gia lưu thông trên các hệ thống giao thông khác nhau như đường bộ, đườngthuỷ, đường sắt và đường hàng không (Từ điển Pháp luật, 2023)

Theo Quốc hội, an toàn giao thông là trạng thái giao thông có trật tự, bảo đảm antoàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạmpháp luật trong lĩnh vực giao thông (Quốc hội, 2024)

Từ những khái niệm trên, chúng tôi hiểu an toàn giao thông là các hành vi vănhóa, ứng xử của con người khi tham gia giao thông Khi tham gia giao thông mỗi cánhân phải có ý thức, trách nhiệm và nghiêm túc chấp hành luật giao thông Bên cạnh

đó, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với tất cả mọi người khi tham gia lưuthông trên các phương tiện khác nhau: đường bộ, hàng hải, hàng không

1.2.5 Khái niệm “hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung

học phổ thông”

Theo tác giả Nguyễn Lê Hà Phương, hoạt động giáo dục an toàn giao thông chohọc sinh trung học phổ thông là quá trình dạy và học, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệmtrong lĩnh vực giao thông trong nội dung dành cho học sinh khối trung học phổ thôngnhằm trang bị những kỹ năng cần thiết và quan trọng định hướng người học có nhữnghành vi tuân thủ pháp luật và đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác (Nguyễn

Lê Hà Phương, 2023)

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông là hệ thống những tác động có mục đích

rõ ràng, được xác định tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phong cách, cóhệ

Trang 29

thống) của nhà trường nhằm phát triển các kỹ năng, trách nhiệm và ý thức khi tham giagiao thông của học sinh (Nguyễn Lê Hà Phương, 2023).

Hoạt động giáo dục an toàn giao thông là quá trình hình thành và phát triển các

kỹ năng khi tham gia giao thông dưới ảnh hưởng của tất cả các yếu tố từ bên ngoài,được thực hiện một cách có ý thức của con người trong nhà trường và gia đình và xãhội (Báo Dân trí cộng đồng, 2023)

Từ những khái niệm trên, chúng tôi hiểu hoạt động giáo dục an toàn giao thôngcho học sinh trung học phổ thông là quá trình dạy học chia sẻ kiến thức nhằm hìnhthành và phát triển các kỹ năng khi tham gia giao thông của học sinh dưới những ảnhhưởng của tất cả các yếu tố bên ngoài, được thực hiện trong nhà trường, gia đình vàtoàn xã hội

1.2.6 Khái niệm “ quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học

Quản lý hoạt động giáo dục an toàn giao thông ở trường Trung học phổ thông đạtđược hiệu quả cao cũng chính là nhờ các nhà quản lý thực hiện tốt các chức năng quản

lý của mình Đó là các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức mở ngoặc nhân sự, tổ chức bộmáy cán bộ đóng ngoặc, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra

Kế hoạch hóa công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường Trung họcphổ thông có thể tách riêng hoặc nằm chung trong kế hoạch tổng thể của nhà trườngđược xây dựng theo từng năm học, mang tính kế thừa và phát huy Nhà quản lý phảidựa trên những định hướng lớn về an toàn giao thông của Đảng và Nhà nước, các vănbản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng thời căn cứ vào những tình hìnhthực tế của nhà trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và các điều kiện khác để có thể xâydựng được kế hoạch hoạt động Kế hoạch, mang tính cụ thể, dự kiến các nguồn lực,

Trang 30

thời gian hợp lý và đưa ra các biện pháp khả thi để có thể đi đạt được mục tiêu là nângcao hiểu biết, ý thức chấp hành luật giao thông và kỹ năng đảm bảo an toàn của họcsinh Trung học phổ thông khi tham gia giao thông góp phần giảm thiểu tổn thất, rủi ro

và tai nạn giao thông trong toàn xã hội

1.3 Lý luận quản lý giáo dục dục an toàn giao thông cho học sinh trung học

Trang 31

Nhu cầu thuộc về một nhóm: Học sinh có nhu cầu được hòa nhập vào một nhóm bạn bè, tìm kiếm sự đồng cảm và chia sẻ.

Cảm giác nổi loạn: Học sinh có thể thể hiện sự nổi loạn để khẳng định bản thân

và no có liên quan gì với những cái khác tôi đã biết?”, “Cái này quan trọng hơn cáinào?”

Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh hơn và có vai trò chủ đạo so với ghi nhớkhông chủ định Nếu trước kia các em thường chờ đợi người lớn nhắc nhở hay bị thúc

ép trong học tập thì học sinh trung học phổ thông thường tự giác và chủ động hơntrong việc học của mình

Tư duy trừu tượng phát triển mạnh và giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tưduy của thanh niên học sinh

Sự chú ý của thanh niên học sinh chịu sự chi phối của thái độ và hứng thú củacác em đối với đối tượng của sự chú ý Đối với những môn học được các em yêu thích,các em thường tập trung chú ý nhiều hơn Các em có thể chủ động tìm hiểu các nộidung hoc tập mà các em yêu thích từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau, dành

nhiều thời gian và công sức để lĩnh hội các nội dung mà các em yêu thích

1.3.2 Vai trò của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học

phổ thông

Vai trò là giúp cho học sinh có thêm kiến thức, hiểu biết và có trách nhiệm hơnvới bản thân và cộng đồng xung quanh, biết lắng nghe, tôn trọng và nhường nhịn, biếtchia sẻ, giúp đỡ người khác khi cùng tham gia giao thông

Trang 32

Xây dựng cho học sinh thói quen về cách cư xử có văn hóa, tri thức và đúng phápluật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy định giao thông, hình thành ý thức

tự giác tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông Nâng cao trách nhiệm và hiệu quảcông tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chứcchính trị xã hội, các đoàn thể với các cơ sở giáo dục trong công tác đảm bảo trật tự antoàn giao thông

Tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh và thân thiện Góp phần lậplại trật tự an toàn giao thông, kiểm chế, giảm tải những tai nạn giao thông và ùn tắcgiao thông Qua đó, xây dựng hình ảnh của giao thông Việt Nam nói chung, các trườngTrung học phổ thông nói riêng ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn,lành mạnh và thân thiện

1.3.3 Mục tiêu của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học

phổ thông

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy

và nâng cao nhận thức pháp luật mà còn biến nhận thức thành tự nhận thức và tự giác.Giúp học sinh nhận thức an toàn giao thông và áp dụng các kỹ năng này vào hành vihàng ngày khi đi đường

Học sinh phải có kiến thức về luật và hệ thống giao thông Từng bước xây dựngthói quen ứng xử đúng pháp luật và có văn hóa sẽ giúp các em dần loại bỏ những thóiquen tuỳ tiện vi phạm quy tắc giao thông và phát triển ý thức tuân thủ pháp luật khitham gia giao thông, góp phần xây dựng môi trường giao thông trật tự, an toàn đồngthời không đồng ý với các hành vi vi phạm luật giao thông

Hướng dẫn học sinh biết cách tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phốtrong các tình huống phức tạp, biết cách chọn đường đi an toàn và có thái độ ứng xửvăn minh khi di chuyển

1.3.4 Nội dung của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học

phổ thông

Đào tạo an toàn giao thông bao gồm các nội dung sau: Đi bộ an toàn trên đườngphố và trục lộ giao thông; An toàn khi ngồi trên xe đạp hoặc xe máy, kỹ năng đi xe đạp

Trang 33

an toàn trên đường phố An toàn khi sử dụng phương tiện công cộng Hiểu các hiệulệnh điều khiển và chỉ huy giao thông (Điều khiển giao thông của cảnh sát giao thông);Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu giao thông và vạch kẻ trên đường Điều kiện antoàn và không an toàn trên đường phố, các loại đường và phương tiện di chuyển Điềukiện an toàn và không an toàn trên đường phố, các loại đường và phương tiện dichuyển Tìm hiểu các yếu tố chính gây ra tai nạn giao thông, cách phòng ngừa tai nạngiao thông và trách nhiệm của học sinh trong việc đảm bảo an toàn khi di chuyển.

1.3.5 Phương pháp tổ chức quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

trung học phổ thông

Để nâng cao hoạt động quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPTcần áp dụng nhiều phương thức khác nhau:

Tăng cường công tác tuyên truyền: Tổ chức các cuộc thi: thuyết trình, viết bài,

vẽ tranh về an toàn giao thông, Sử dụng mạng xã hội, các nền tảng trực tuyến để lantỏa thông tin

Tổ chức các buổi thực hành sơ cứu, xử lý các tình huống nguy hiểm

a Phương pháp thảo luận

Thảo luận là phương pháp dạy học giúp học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độcủa mình và lắng nghe ý kiến của người khác Khi thảo luận về các vấn đề an toàn giaothông có liên quan đến nội dung bài học, học sinh sẽ có nhận thức và hành vi, thái độđúng đắn về an toàn giao thông

Khi tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, GV cần chuẩn bị nội dung và câu hỏi thảoluận, phiếu học tập và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm Tổ chức phương pháp hoạtđộng qua các bước: chia nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hệ thống câu hỏi, bàitập trong phiếu học tập; các nhóm thảo luận; báo cáo kết quả thảo luận của nhóm; tổngkết của giáo viên

b Phương pháp quan sát

Qua quan sát tranh ảnh, học sinh thấy được hành vi, biểu hiện của an toàn giaothông và tham gia an toàn giao thông thế nào là đúng với sự hướng dẫn của GV, HS sẽlĩnh hội được những kỹ năng cần thiết về an toàn giao thông Hướng dẫn HS quan sát:Xác định mục tiêu quan sát; lựa chọn đối tượng quan sát; tổ chức và hướng dẫn HSquan sát; yêu cầu HS trình bày kết quả quan sát

Trang 34

c Phương pháp trò chơi

Trò chơi là phương pháp tiếp thu bài học hiệu quả đối với HS, trò chơi gây hứngthú học tập cho HS, Khi sử dụng phương pháp trò chơi, GV cần lưu ý: chuẩn bị tròchơi; giới thiệu trò chơi; hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và luật chơi; cho HSchơi; nhận xét kết quả của trò chơi; rút ra bài học qua trò chơi Tùy vào nội dung củatừng bài học, GV có thể lựa chọn và tổ chức những trò chơi phù hợp để tích hợp giáodục an toàn giao thông

d Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành một số tình huống tham gia

an toàn giao thông, các tình huống thực tế để rèn kỹ năng tham gia giao thông như:đóng vai một người vi phạm an toàn giao thông, sự cố khi tham gia giao thông

e Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp tổ chức cho HS tham gia vào quá trình tìm hiểu các vấn đề

an toàn giao thông ở địa phương Qua tìm hiểu, HS nhận thức được thực trạng an toàngiao thông, giáo dục HS có thái độ tốt, chấp hành luật an toàn giao thông Khi sử dụngphương pháp này, GV thường lưu ý: thiết kế các câu hỏi, bài tập cho HS (cá nhân hoặcnhóm) tiến hành điều tra, tìm hiểu các vấn đề về giáo dục an toàn giao thông

f Phương pháp giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác địnhcác bước thực hiện nhằm cải thiện tình hình, xử lý tình huống Phương pháp này giúp

HS tìm được những cách thức có hiệu quả để giải quyết các tình huống khi tham giagiao thông

1.3.6 Hình thức tổ chức quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

trung học phổ thông

Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trảinghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức

Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn

Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp

Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưavào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh

Trang 35

a Trong giờ lên lớp:

- Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông

- Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

- Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình

- Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất

b Thứ tự các xe ưu tiên.

- Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảohiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi thamgia giao thông, )

- Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông

c Ngoài giờ lên lớp:

- Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề "An toàn giao thông": Tổ chức cáccuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giaothông

- Tổ chức các trò chơi, hoạt động thực hành về an toàn giao thông, viết bài, làmvideo tuyên truyền an toàn giao thông

- Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kếhoạch tuyên truyền an toàn giao thông

- Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợpvới giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông,chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế

- Vào giờ học chính khoá, tích hợp nội dung an toàn giao thông vào các môn học:giáo dục công dân, tổ chức các bài giảng, thảo luận, mời chuyên gia, cảnh sátgiao thông đến chia sẻ kỹ năng tham gia an toàn giao thông

- Tổ chức các hoạt động thực tế: Tham gia tuần tra giao thông cùng với cảnh sátgiao thông tuần tra, nhắc nhở người dân chấp hành luật giao thông

- Phối hợp với cộng đồng: Liên kết với các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, Hộiphụ nữ, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chung

1.3.7 Các điều kiện đảm bảo để quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

trung học phổ thông

Để đảm bảo giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT cần các điều kiện như:

Trang 36

a Thứ nhất, cần có sự quan tâm và đầu tư từ:

- Nhà nước: Ban hành các chính sách, pháp luật về ATGT, tăng cường đầu tư cho

cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục ATGT

- Nhà trường: Xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục ATGT cụ thể, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT

- Gia đình: Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em về ATGT, làmgương cho con cái

- Cộng đồng: Tạo môi trường giao thông an toàn, văn minh, cùng chung tay thamgia các hoạt động tuyên truyền,giáo dục ATGT

b Thứ hai, nội dung giáo dục ATGT phải đa dạng, phù hợp:

- Kiến thức cơ bản: Luật giao thông đường bộ, biển báo giao thông, các quy tắctham gia giao thông

- Kỹ năng: Lái xe an toàn, xử lý tình huống giao thông, sơ cấp cứu

- Thái độ: Tôn trọng luật pháp, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác

- Nội dung giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi, tâm lý và đặc điểm của học sinhTHPT

c Thứ ba, cần có phương pháp giáo dục sáng tạo, hiệu quả:

- Tích hợp nội dung ATGT vào các môn học: Vật lý, Địa lý, Giáo dục công dân

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa: Ngày hội ATGT, cuộc thi, câu lạc bộ ATGT

- Sử dụng công nghệ thông tin: Tạo trang web, fanpage, ứng dụng thực tế ảo

- Mời chuyên gia, người có kinh nghiệm chia sẻ: Cảnh sát giao thông, người đã từng gặp tai nạn

d Thứ tư, phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ:

- Phòng học: Trang bị đầy đủ bảng, đồ dùng dạy học, phương tiện trực quan

- Sân trường: Vẽ vạch kẻ đường, lắp đặt biển báo, tạo không gian mô phỏng tình huống giao thông

- Phương tiện dạy học: Mô hình giao thông, video, phim tài liệu

e Thứ năm là đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên:

- Khảo sát ý kiến học sinh, phụ huynh, giáo viên

- Xây dựng báo cáo đánh giá hiệu quả

- Điều chỉnh kế hoạch, chương trình giáo dục cho phù hợp

Trang 37

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học

sinh trung học phổ thông

1.4.1 Yếu tố khách quan

Cơ sở vật chất: Trường học có đầy đủ cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt độnggiáo dục về an toàn giao thông như phòng học, sân bãi, phương tiện dạy học

Môi trường giao thông: Tình hình giao thông xung quanh trường học, tình trạng

vi phạm luật giao thông của người lớn cũng ảnh hưởng đến việc hình thành ý thứcchấp hành luật giao thông của học sinh

Chính sách, pháp luật: Các chính sách, pháp luật về giao thông có phù hợp, khảthi và được thực hiện nghiêm túc không

Môi trường sống: Môi trường sống của học sinh, đặc biệt là ở các thành phốlớn, thường có mật độ giao thông cao,tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Phương tiện giao thông phổ biến: Sự xuất hiện của các phương tiện giao thôngmới như xe máy điện, xe đạp điện cũng đặt ra những thách thức mới cho công tác quảnlý

Phương tiện truyền thông: Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọngtrong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh

Trang 38

Phối hợp giữa gia đình và nhà trường: Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con em về an toàn giao thông là rất quan trọng.

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Trên đây là cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ởtrường THPT Ở chương 1 đã làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứunhư: Quản lý, giáo dục, quản lý giáo dục, an toàn giao thông, học sinh trung học phổthông,

Nội dung chương 1 cũng đã trình bày được các vấn đề liên quan đến quản lý giáodục an toàn giao thông cho học sinh trường THPT như : lý luận quản lý giáo dục antoàn giao thông cho học sinh phổ thông; đặc điểm của học sinh trung học phổ thông,vai trò của quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trung học phổ thông; cácphương pháp nâng cao hoạt động quản lý giáo dục An toàn giao thông như: Phươngpháp thảo luận, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp trò chơi,phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết vấn đề,…; các hình thức tổ chức hoạtđộng giáo dục an toàn giao thông; các điều kiện đảm bảo giáo dục An toàn giao thôngcho học sinh trung học phổ thông; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục An toàngiao thông gồm yếu tố khách quan như: Cơ sở vật chất, môi trường giao thông, chínhsách pháp luật, môi trường sống, phương tiện giao thông và yếu tố chủ quan như: Ýthức của học sinh, kiến thức về an toàn giao thông, thái độ của giáo viên cán bộ nhàtrường Những cơ sở lý luận của chương 1 là căn cứ để tác giả tiến hành khảo sát thựctrạng quản lý giáo dục an toàn giao thông cho học sinh lớp 10 trường THPT Thái Hòa,thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương trong chương 2

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÁI HÒA,

THÀNH PHỐ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

2.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội thành phố Tân Uyên

*Đặc điểm tự nhiên:

Thành phố Tân Uyên nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, có sông Đồng Nai chảyqua và có vị trí địa lý:

- Phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và

huyện Bắc Tân Uyên

- Phía tây giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Bến Cát

- Phía nam giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai vàrạch Ông Tiếp) và các thành phố Dĩ An, Thuận An

- Phía bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên

Thành phố Tân Uyên có diện tích 191,76 km², dân số năm 2022 là 466.053

người[2], mật độ dân số đạt 2.430 người/km² (Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Tân Uyên,2023)

*Kinh tế& xã hội:

Thành phố Tân Uyên là một trong những đô thị trung tâm ở phía Đông Bắc của

tỉnh Bình Dương Tình hình kinh tế Tân Uyên liên tục tăng trưởng tốt trong vài nămtrở lại đây và duy trì ổn định ở mức cao, trung bình đạt trên 13% Tính đến năm 2020,Tân Uyên đã thu hút gần 4 tỷ USD vốn FDI Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, tỷtrọng công nghiệp chiếm hơn 70%, thương mại – dịch vụ chiếm khoảng 27% Bìnhquân mỗi năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa

và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%

Sự phát triển của nền kinh tế Tân Uyên gắn liền với hoạt động của các khu côngnghiệp trên địa bàn như Nam Tân Uyên, VSIP II, Phú Chánh, Uyên Hưng… vớikhoảng

Ngày đăng: 15/12/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w