1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận sự khác biệt giữa văn hóa phương tây và văn hóa việt nam Đến hành vi con người trong tổ chức

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Sự Khác Biệt Giữa Văn Hóa Phương Tây Và Văn Hóa Việt Nam Đến Hành Vi Con Người Trong Tổ Chức
Tác giả Nguyễn Thị Yến Nga, Võ Thị Thu Hương, Trần Thị Hiền Trâm, Trương Thị Phương, Nguyễn Nhật Linh, Trần Vũ Mỹ An, Đỗ Hà Bảo Ly
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nga
Trường học Trường Đại Học Nha Trang
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 114,13 KB

Nội dung

Times New Roman 14, Bold TIỂU LUẬN SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN HÀNH VI CON NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC.. 3.Ảnh hưởng sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Times New Roman 14) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG (Times New Roman 15, Bold) KHOA/VIỆN……… (Times New

Roman 14, Bold)

TIỂU LUẬN

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN HÀNH VI CON NGƯỜI TRONG TỔ CHỨC.

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Nga Sinh viên thực hiện: nhóm 11(7 thành viên)

Khánh Hòa – 2024

Trang 2

Mục Lục

1 Khái quát về văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam

1.1 Giới thiệu khái quát về văn hóa phương Tây

1.2 Giới thiệu khái quát về văn hóa Việt Nam

2 Phân tích sự khác biệt giữa phương Tây và Việt Nam

2.1 Khác biệt về quan niệm gia đình

2.2 Khác biệt trong giao tiếp

2.3 Khác biệt trong ẩm thực ăn uống

2.4 Khác biệt trong giáo dục

2.5 Khác biệt về quan niệm về tôn giáo và tín ngưỡng

2.6 Khác biệt trong tư duy kinh tế và tiêu dùng

3.Ảnh hưởng sự khác biệt giữa văn hóa phương Tây và Việt Nam đến hành vi tổ chức con người

3.1 Ảnh hưởng đến truyền thông, hành vi ứng xử và giao tiếp trong tổ chức:

a Sự khác biệt về ngôn ngữ:

b Sự khác biệt trong giao tiếp phi ngôn ngữ:

3.2 Ảnh Hưởng Đến Văn Hóa Tổ Chức

a Cơ cấu tổ chức

b Mối Quan Hệ Làm Ăn

KẾT LUẬN

Trang 3

1 Khái quát về văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam

1.1 Giới thiệu khái quát về văn hóa phương Tây

Văn hóa phương Tây là tập hợp các giá trị xã hội, đạo đức, truyền thống và nghệ thuật đã phát triển từ nền văn minh cổ đại châu Âu, như Hy Lạp và La Mã Văn hóa này đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như Phục Hưng, Kháng cách và Khai sáng, tạo nên những nền tảng về chính trị dân chủ, pháp luật và khoa học Người Hy Lạp cổ đặt nền móng cho chế độ dân chủ, trong khi La Mã để lại hệ thống luật pháp và tổ chức nhà nước

Mỗi quốc gia phương Tây đều có nét kiến trúc và nghệ thuật riêng, nhưng tất cả đều nổi bật với sự hài hòa, cân đối và sáng tạo Văn hóa phương Tây còn lan rộng qua các thời kỳ chủ nghĩa thực dân, với mục tiêu đưa các giá trị của mình đến các khu vực khác trên thế giới

Dù vậy, văn hóa phương Tây thường xem trọng kinh tế và cạnh tranh, khiến con người đôi khi bị coi như “đơn vị kinh tế” để phục vụ cho các mục tiêu lớn Điều này đôi khi bỏ qua nhu cầu về tinh thần và cảm xúc của cá nhân

1.2 Giới thiệu khái quát về văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa sâu sắc và đa dạng, được hình thành từ hàng nghìn năm lịch sử, mang đậm dấu ấn của những giá trị truyền thống và sự ảnh hưởng của các nền văn minh lớn Từ các yếu tố vật chất như ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, đến các giá trị tinh thần như lòng hiếu thảo, tôn trọng người lớn tuổi, tất cả đều thể hiện rõ trong từng hành vi và phong tục của người dân Việt Nam Văn hóa Việt Nam có sự hòa quyện đặc biệt giữa các yếu tố bản địa, ảnh hưởng từ Trung Quốc

và Pháp, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các yếu tố hiện đại trong xã hội ngày nay

Một trong những biểu hiện nổi bật của văn hóa Việt Nam là lễ hội, với các sự kiện truyền thống như Tết Nguyên Đán, Lễ hội Trung Thu, và các lễ hội tưởng niệm các vua Hùng Những lễ hội này không chỉ là dịp để người dân vui chơi mà còn để tôn vinh các giá trị cộng đồng và tinh thần dân tộc Ẩm thực Việt Nam, với những món ăn như phở, bún chả, và các món từ hải sản, cũng là một phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa, nổi bật với sự kết hợp giữa các hương vị và nguyên liệu tươi ngon

Bên cạnh đó, âm nhạc truyền thống Việt Nam, với các nhạc cụ đặc trưng như đàn bầu, sáo trúc, cũng như nghệ thuật múa, là những phần không thể thiếu trong đời

Trang 4

sống văn hóa Các di sản kiến trúc như Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An hay các ngôi chùa, đền thờ cổ kính đều mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa

Văn hóa Việt Nam, dù đã và đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa, vẫn giữ vững những giá trị cốt lõi của mình, tạo nên một nền văn hóa vừa truyền thống vừa hiện đại, phong phú và đa dạng

1.3 Tầm quan trọng của việc hiểu biết văn hóa:

Hiểu biết về văn hóa giữa các quốc gia có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

a Xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững

Trong kinh doanh, xây dựng niềm tin và sự tôn trọng với đối tác là điều cần thiết Hiểu biết về văn hóa giúp bạn:

 Tôn trọng phong tục, tập quán và giá trị của đối tác.

 Tạo thiện cảm, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Ví dụ: Ở Nhật Bản, việc trao danh thiếp là một nghi thức quan trọng và cần được thực hiện đúng cách để thể hiện sự tôn trọng.

b Giao tiếp hiệu quả hơn

Khả năng giao tiếp không chỉ phụ thuộc vào ngôn ngữ mà còn ở việc hiểu được cách diễn đạt, cử chỉ và phong cách giao tiếp đặc trưng của từng văn hóa.

 Một số nền văn hóa ưa chuộng giao tiếp trực tiếp (như Mỹ), trong khi một số khác ưu tiên sự tế nhị, gián tiếp (như Nhật Bản).

 Hiểu được sự khác biệt này giúp tránh hiểu lầm và cải thiện quá trình đàm phán.

c Thích nghi với phong cách lãnh đạo và làm việc khác nhau

Mỗi nền văn hóa có phong cách quản lý và cách ra quyết định riêng biệt:

 Ở các nước phương Tây, phong cách lãnh đạo thường dân chủ, nhấn mạnh vai trò cá nhân.

 Ngược lại, tại châu Á, phong cách lãnh đạo có xu hướng tập trung và tôn trọng cấp bậc.

Sự hiểu biết về điều này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược quản lý phù hợp khi làm việc với đội ngũ đa văn hóa.

Trang 5

d Đàm phán và ký kết hợp đồng hiệu quả

Đàm phán không chỉ là vấn đề về con số mà còn liên quan đến văn hóa:

 Một số nền văn hóa như Trung Quốc coi trọng việc xây dựng mối quan

hệ trước khi đàm phán.

 Trong khi đó, người Mỹ thường muốn vào thẳng vấn đề và chốt giao dịch nhanh chóng.

Hiểu được sự khác biệt này sẽ giúp tránh những rào cản không đáng có trong quá trình đàm phán.

e Tránh xung đột và rủi ro

Xung đột văn hóa có thể dẫn đến thất bại trong kinh doanh Hiểu biết văn hóa giúp doanh nghiệp:

 Tránh các hành động hoặc lời nói xúc phạm đối tác.

 Giảm thiểu hiểu lầm do khác biệt văn hóa trong giao tiếp.

f Thích ứng với thị trường địa phương

Hiểu biết văn hóa là yếu tố sống còn khi doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới:

 Giúp điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu địa phương.

 Ví dụ: McDonald’s thay đổi thực đơn để phù hợp với văn hóa ăn uống ở

Ấn Độ, cung cấp món chay thay vì thịt bò.

2 Phân tích sự khác biệt giữa phương Tây và Việt Nam

2.1 Khác biệt về quan niệm gia đình

 Phương Tây:

 - Tính cá nhân cao: Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người trẻ, được khuyến khích độc lập từ sớm Trẻ em thường rời khỏi nhà để tự lập khi học đại học hoặc khi tìm được việc làm Mối quan hệ giữa các thành viên thường dựa trên sự bình đẳng, sự tôn trọng và tự do cá nhân Con cái

có quyền đưa ra quyết định về cuộc sống cá nhân của mình mà không bị

áp lực từ gia đình (Ví dụ: Một người trẻ ở Mỹ hoặc Châu Âu thường sẽ

Trang 6

rời khỏi nhà để sống riêng sau khi 18 tuổi, ngay cả khi họ chưa lập gia đình Họ sẽ tìm việc làm, thuê nhà và tự chịu trách nhiệm tài chính.)

- Gia đình hạt nhân:Gia đình phương Tây thường là gia đình hạt nhân (chỉ gồm

bố mẹ và con cái), ít sống chung với ông bà Khi trưởng thành, con cái ít có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ mà thay vào đó, hệ thống phúc lợi xã hội hoặc viện dưỡng lão sẽ hỗ trợ Vai trò của ông bà trong gia đình thường không rõ nét và ít

phụ thuộc vào họ (Ví dụ: Ở Đức, người già thường chuyển đến viện dưỡng lão,

nơi họ được chăm sóc chuyên nghiệp, thay vì sống với con cháu)

- Vai trò giới trong gia đình thường bình đẳng hơn Vợ chồng cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái và làm việc nhà (Ví dụ: Ở Thụy Điển, cả cha và

mẹ đều được nghỉ thai sản (parental leave) để chăm sóc con)

 Việt Nam:

-Con cái thường không rời khỏi nhà cho đến khi kết hôn Thậm chí sau khi lập gia đình, họ vẫn có thể sống cùng với cha mẹ để chăm sóc ông bà

và hưởng sự hỗ trợ từ gia đình Tính cộng đồng và quan hệ gia đình mật thiết: Gia đình là giá trị cốt lõi, và tính cộng đồng được đặt lên hàng đầu Mối quan hệ gia đình thường rất khăng khít, và con cái thường sống cùng

cha mẹ cho đến khi lập gia đình (Vi dụ: Ở Việt Nam, việc sống chung

với cha mẹ sau khi kết hôn là phổ biến Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp ông bà có thể chăm sóc cháu chắt, tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong gia đình.)

- Gia đình mở rộng:Ngoài bố mẹ và con cái, gia đình Việt Nam thường có ông

bà, cô chú cùng sống chung, và Truyền thống “công cha, nghĩa mẹ” nhấn mạnh trách nhiệm của con cái trong việc chăm sóc cha mẹ khi về già Ông bà thường sống cùng con cháu và đóng vai trò lớn trong việc nuôi dạy trẻ (Ví dụ: Ở Việt

Nam, điều này có thể bị coi là thiếu trách nhiệm và không hiếu thảo Con trai cả thường được giao trách nhiệm chính trong việc thờ cúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ.)

-Tư tưởng truyền thống thường đặt trách nhiệm chính về nội trợ và chăm sóc con cái lên vai người phụ nữ Tuy nhiên, hiện nay, vai trò giới đã dần thay

đổi trong các gia đình trẻ ở thành phố (Ví dụ: Tại nhiều gia đình Việt, việc nội

Trang 7

trợ vẫn chủ yếu do người mẹ đảm nhận, nhưng ở các gia đình trẻ, người cha cũng dần tham gia nhiều hơn.)

 2.2 Khác biệt trong giao tiếp

Phương Tây:

-Ở phương Tây, người ta thường bắt tay khi gặp gỡ, và đôi khi có thể ôm nhẹ

hoặc hôn má nếu đã quen thân (Ví dụ: Khi gặp một đồng nghiệp mới ở Mỹ, bạn có thể bắt tay và giới thiệu tên, sau đó bắt đầu trò chuyện thoải mái mà không cần quá

nhiều nghi lễ hoặc Người Ý thường ôm và hôn má để chào nhau, kể cả trong những mối quan hệ xã giao.)

- Trực tiếp và thẳng thắn: Người phương Tây thường coi trọng sự thẳng thắn trong giao tiếp Họ có xu hướng bày tỏ quan điểm rõ ràng và trực tiếp mà không vòng

vo Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và tránh hiểu lầm (Ví dụ: Trong một cuộc

họp, nếu không đồng ý với ý kiến của đồng nghiệp: Ở phương Tây, một người có thể

nói: "Tôi không đồng ý với ý kiến này vì " hoặc Họ sẵn sàng nói "không" một

cách thẳng thắn.)

- Tôn trọng quyền riêng tư: Phương Tây đề cao quyền riêng tư cá nhân Những câu hỏi cá nhân như thu nhập, tình trạng hôn nhân, hoặc cân nặng thường bị coi là không lịch sự

- Bình đẳng trong giao tiếp: Không có sự khác biệt lớn về cách xưng hô giữa người trẻ và người lớn tuổi Họ thường dùng tên gọi trực tiếp hoặc xưng "you" với mọi người, bất kể vai vế (Ví dụ: Ở Mỹ, nhân viên có thể gọi sếp bằng tên riêng

như “John” thay vì “Mr Smith.”)

Việt Nam:

-Người Việt thường cúi nhẹ đầu hoặc chắp tay trước ngực khi chào hỏi,

thể hiện sự tôn trọng, đặc biệt là với người lớn tuổi (Ví dụ: Khi gặp một

người lớn tuổi ở Việt Nam, bạn nên chào hỏi kèm theo kính ngữ, chẳng hạn như: "Cháu chào cô ạ", kèm theo một cái cúi đầu nhẹ.)

- Gián tiếp và tế nhị: Giao tiếp tại Việt Nam mang tính gián tiếp và tế nhị hơn Người Việt thường không bày tỏ ý kiến quá thẳng thắn để tránh gây mất lòng người khác Họ có xu hướng sử dụng cách nói ẩn dụ, vòng vo

(Ví dụ: Ở Việt Nam, người ta có thể nói: "Ý kiến này cũng hay, nhưng tôi

Trang 8

nghĩ chúng ta có thể xem xét một phương án khác " hoặc Khi không muốn đồng ý một lời mời, người Việt thường nói “Để em xem đã” hoặc “Chắc hôm đó em bận,” thay vì từ chối thẳng.)

- Giao tiếp mang tính cộng đồng: Người Việt thường quan tâm và hỏi thăm nhau

về cuộc sống cá nhân như sức khỏe, gia đình, và công việc Đây không chỉ là phép lịch sự mà còn thể hiện sự quan tâm

- Tôn trọng và thứ bậc: Xưng hô trong tiếng Việt phức tạp, phản ánh mối quan

hệ xã hội và gia đình Người trẻ thường phải dùng kính ngữ khi nói chuyện với người lớn tuổi, thể hiện sự tôn trọng (Ví dụ:Trong công ty, nhân viên thường gọi sếp là

"anh/chị + tên" hoặc "sếp" để thể hiện sự tôn trọng.)

 2.3 Khác biệt trong ẩm thực ăn uống

 Phương Tây:

- Tập trung vào thịt và sản phẩm từ sữa: Người phương Tây thường ưa chuộng thịt bò, thịt gà, và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua) Thực đơn thường có món

chính là protein (thịt) kèm với rau và tinh bột (bánh mì, khoai tây) (Ví dụ: Món steak (bít tết) thường gồm thịt bò nướng ăn kèm khoai tây và salad.)

- Các món ăn thường tập trung vào việc làm nổi bật hương vị nguyên bản của nguyên liệu thay vì dùng nhiều gia vị Chú trọng vào làm chín nhanh, sử dụng lò nướng, lò vi sóng, và chiên áp chảo ( Ví dụ: Món salmon grill (cá hồi

nướng) chỉ tẩm muối và tiêu trước khi nướng để giữ nguyên hương vị.)

-Ăn theo khẩu phần cá nhân, mỗi người thường có đĩa riêng ( Ví dụ: Trong

một bữa ăn kiểu Âu, mỗi người có suất ăn riêng và không chia sẻ đồ ăn)

- Trẻ em ở phương Tây thường được khuyến khích tự ăn từ nhỏ, sử dụng dao, dĩa, hoặc thìa Họ được dạy ăn uống độc lập và tự phục vụ bản thân trong các bữa ăn

(Ví dụ:Ở phương Tây, một đứa trẻ 4-5 tuổi có thể tự cắt thức ăn và ăn bằng dĩa.)

- Thói quen ăn uống:Ăn uống nhanh chóng và tiện lợi, người phương Tây

thường sử dụng thức ăn nhanh (fast food) như bánh mì kẹp, pizza, hoặc đồ ăn đóng hộp

Việt Nam:

- Chủ yếu sử dụng gạo, rau củ, cá,thịt lợn, bò và gà Chú trọng sự cân

bằng:Ẩm thực Việt Nam chú trọng đến sự cân bằng âm dương, kết hợp nhiều loại

Trang 9

nguyên liệu khác nhau để tạo nên một món ăn cân đối Ví dụ: món phở nổi tiếng kết

hợp bánh phở từ gạo, nước dùng hầm từ xương bò, và các loại rau thơm.)

- Gia vị phong phú: Ẩm thực Việt Nam có nhiều gia vị đặc trưng như nước mắm, gừng, tỏi, hành, và rau thơm để tạo sự hài hòa trong vị ngọt, chua, cay, mặn Phong cách chế biến đa dạng: xào, kho, nấu, hấp, luộc ( Ví dụ: Món cá kho tộ

là sự kết hợp của đường, nước mắm, tỏi, và ớt để tạo ra vị mặn ngọt đậm đà.)

- Thói quen ăn chung: Người Việt có thói quen ăn chung, dùng nhiều món nhỏ và ăn từ một mâm chung Điều này giúp gia đình và bạn bè có cơ hội gắn

kết qua bữa ăn .( Ví dụ: Trong bữa cơm gia đình Việt Nam, mọi người gắp

thức ăn từ các đĩa chung.)

- Trẻ em Việt Nam thường được bố mẹ đút ăn hoặc chăm sóc kỹ càng khi còn nhỏ Người lớn thường phải gắp thức ăn cho trẻ và quan tâm đến việc trẻ ăn

hết phần của mình (Ví dụ: Ở Việt Nam, một đứa trẻ cùng tuổi có thể vẫn được

mẹ hoặc bà đút cơm khi ăn.)

- Thói quen ăn uống: Cả ba bữa (sáng, trưa, tối) đều được chú trọng, với các

món ăn đa dạng (Ví dụ: Bữa sáng thường là phở, bún bò hoặc xôi, bữa trưa và

tối thường đầy đủ món mặn, canh và cơm.)

2.4 Khác biệt trong giáo dục

Phương Tây:

- Khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo: Hệ thống giáo dục phương Tây chú trọng vào việc phát triển tư duy phản biện, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi và thảo luận Học sinh được khuyến khích để tự tìm tòi kiến thức.( Ví dụ: Ở Mỹ, học

sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu độc lập

và lựa chọn môn học tự do.)

- Học tập qua thực hành: Giáo dục phương Tây có xu hướng chú trọng vào thực hành, dự án và các hoạt động ngoại khóa Học sinh học cách áp dụng kiến

thức vào thực tế nhiều hơn ( Ví dụ: Ở phương Tây, một tiết học về khoa học có thể

bao gồm thí nghiệm thực tế, trong đó học sinh tự làm thí nghiệm và rút ra kết luận.)

- Đánh giá toàn diện, không chỉ dựa trên điểm số mà còn thông qua thái độ,

kỹ năng mềm, và các dự án thực hành Các bài kiểm tra thường linh hoạt và chú

Trang 10

trọng khả năng tư duy phân tích (Ví dụ: Ở Canada, học sinh được đánh giá qua

bài luận, thuyết trình, và dự án nhóm thay vì chỉ qua bài kiểm tra cuối kỳ.)

- Chương trình học thường đa dạng và linh hoạt, cho phép học sinh lựa chọn nhiều môn học theo sở thích và định hướng nghề nghiệp Các môn học nghệ thuật, thể thao, và kỹ năng sống được chú trọng (Ở phương Tây, học sinh trung học có thể chọn học các môn như Nhiếp ảnh, Kinh doanh, hoặc Lập trình máy tính theo sở thích.) Việt Nam:

- Chú trọng học thuộc lòng: Hệ thống giáo dục Việt Nam thường tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức và thi cử Giáo viên thường giảng bài theo sách giáo khoa, học sinh ghi chép và học thuộc lòng để thi đạt điểm cao (Ví dụ: Trong lớp học phổ

thông, học sinh thường ghi chép bài giảng từ giáo viên và ít tham gia tranh luận hoặc nêu ý kiến.)

- Giáo dục nặng về lý thuyết: Các môn học thường thiên về lý thuyết hơn là thực hành Những kỹ năng như tư duy phản biện, làm việc nhóm và sáng tạo ít được chú

trọng (Ví dụ:Ở Việt Nam, cùng một tiết học khoa học, giáo viên có thể giảng giải lý

thuyết về thí nghiệm, và học sinh chỉ cần ghi chép lại mà không thực hiện thí nghiệm trực tiếp.)

- Đánh giá chủ yếu dựa trên điểm số từ các bài kiểm tra và thi cử, thường mang tính cạnh tranh cao Các kỳ thi lớn như kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học

đóng vai trò quyết định.( Ví dụ: Việc đỗ đại học ở Việt Nam phụ thuộc gần như

hoàn toàn vào điểm số của kỳ thi đại học.)

-Chương trình học thường cứng nhắc và tập trung vào các môn học chính như

Toán, Văn, và Khoa học Các môn học phụ như Nghệ thuật, Thể dục thường ít được

coi trọng và có thời lượng hạn chế.(Ví dụ: Ở Việt Nam, học sinh trung học chủ yếu

học các môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, và Ngữ văn, ít có lựa chọn môn học tự do.)

 2.5 Khác biệt về quan niệm về tôn giáo và tín ngưỡng

Phương Tây:

-Phần lớn người dân ở phương Tây theo Thiên Chúa giáo (bao gồm Công giáo, Tin lành, Chính Thống giáo), là những tôn giáo có tổ chức chặt chẽ, hệ thống giáo lý

rõ ràng và có các nghi lễ định kỳ (Ví dụ:Ở phương Tây, người theo Công giáo

Ngày đăng: 14/12/2024, 19:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN