Khớp cùng vai-đòn Cùng-đònLà diện khớp giữa xương đòn và xương bả vai, các mặt khớp hình phẳng.Khớp cùng vai đòn có bao khớp gồm 2 lớp là bao xơ và bao hoạt dịch, xungquanh bao khớp có h
Trang 1BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
TÀI LIỆU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI CƠ BẢN
(Lưu hành nội bộ)
Trang 2BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
TÀI LIỆU PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI CƠ BẢN
(Lưu hành nội bộ)
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO PHÊ DUYỆT CỦA BỆNH VIỆN
Trang 3BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên:
PGS TS Nguyễn Mạnh Khánh- Trưởng khoa PT chi trên và Y học thể thao Tập thể biên soạn:
PGS TS Nguyễn Mạnh Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
PGS TS Ngô Văn Toàn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BSCK II Phùng Ngọc Hòa - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Ths Lưu Danh Huy - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BSCK II Đặng Thị Kim Hương - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Phan Bá Hải - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Nguyễn Văn Học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Hoàng Minh Thắng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Ths Nguyễn Hoàng Quân - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Nguyễn Mộc Sơn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Đỗ Vũ Anh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Đỗ Việt Anh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Thư ký biên soạn:
Ths Lưu Danh Huy - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
BS Hoàng Minh Thắng - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Trang 4MỤC LỤC
BÀI 1 GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG KHỚP VAI 1BÀI 2 CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ KHỚP VAI
THƯỜNG GẶP 14BÀI 3 KHÁM LÂM SÀNG KHỚP VAI 28Bài 4 CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN, DỤNG CỤ PHẪU THUẬT KHỚP VAI, KỸ
THUẬT BUỘC CHỈ ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI KHỚP VAI 34BÀI 5 ĐƯỜNG VÀO KHỚP VAI VÀ CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ KHỚP VAI
QUA NỘI SOI 46BÀI 6 PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ MẤT VỮNG KHỚP VAI RA
TRƯỚC 61BÀI 7 PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG SLAP 76BÀI 8 PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ HẸP KHOANG DƯỚI
MỎM CÙNG VAI 82BÀI 9 PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU CHÓP XOAY KHỚP VAI 91BÀI 10 PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU MỔ NỘI SOI KHỚP VAI 105
Trang 5BÀI 1 GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG KHỚP VAI
BSCKII Phùng Ngọc Hòa BSNT Nguyễn Mộc Sơn Khoa PTCT và YHTT
Mục tiêu học tập:
1 Trình bày được đặc điểm giải phẫu xương vùng vai và ứng dụng phẫu thuật
2 Trình bày được đặc điểm giải phẫu khớp vùng vai và ứng dụng phẫu thuật
3 Trình bày được đặc điểm giải phẫu cơ vùng vai và ứng dụng phẫu thuật
Khớp vai là khớp có biên độ vận động lớn nhất trên cơ thể và do đó là khớp
có nguy cơ trật khớp cao nhất Biên độ linh hoạt của khớp được cân bằng bởi 3khớp : Ổ chảo cánh tay, cùng đòn và ức đòn 2 khớp sau cùng với các khoảng cân
cơ giữa xương bả vai và ngực được tập hợp thành diện vai-ngực
1 GIẢI PHẪU XƯƠNG VÙNG VAI
Gồm có xương đòn, xương bả vai và đầu trên cánh tay
1.1 Xương đòn
Đây là xương dài nằm ngang ở phía trước trên lồng ngực, nhìn và sờ thấyđược, cong hình chữ S lõm ra sau ở trong và ra trước ở ngoài Xương đòn tiếp khớpvới mỏm cùng xương vai và xương ức ở 2 dầu Ở xương đòn có 3 điểm bám củacác dây chằng lên xương đòn gồm có:
- Ở mặt trong là điểm bám của dây chằng sườn đòn
- Ở phía tận ngoài là củ nón và củ thang cho dây chằng nón và dây chằngthang bám
Các cơ bám tận vào xương đòn gồm có: Cơ thang bám vào bề mặt sau trêncủa phần tận xương đòn, cơ dưới đòn bám ở mặt dưới 1/3 giữa xương đòn
Xương đòn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ và tạo thànhcấu trúc của đai vai, cũng như là nguyên ủy của một số cơ bám vào xương đòn : CơDelta, cơ ngực lớn, cơ ức đòn chũm, cơ ức móng Xương đòn có liên hệ quan trọngvới bó mạch dưới đòn và đám rối cánh tay ở phía dưới
Trang 6Hình 1.1 Xương đòn nhìn từ trên
1.2 Xương bả vai
Xương bả vai là một xương dẹt ở phía sau, là một phần của đai vai, đồngthời là chỗ bám của nhiều khối cơ Xương bả vai dày hơn ở phía trên và góc dướingoài, nơi có nhiều cơ khỏe bám vào, nhiều điểm của xương bả vai to và dày lêntạo thành các cấu trúc: Mỏm quạ, mỏm cùng vai, ổ chảo, gai vai
Mỏm quạ : Xuất phát từ bờ trên cổ xương bả vai, nhô lên trước và gấp góc rangoài tạo thành mỏm quạ, đây là nguyên ủy đầu ngắn cơ nhị đầu và cơ quạ cánhtay Đồng thời mỏm quạ là chỗ bám cơ ngực bé và dây chằng quạ-cùng vai và dâychằng quạ-cánh tay
Gai vai: nằm phía mặt sau của xương bả vai, là chỗ bám của cơ thang,nguyên ủy bó sau cơ Delta Gai vai chia xương bả vai thành hố trên gai và hố dướigai là chỗ bám của 2 khối cơ này
Trang 7Mỏm cùng vai , là cấu trúc được nghiên cứu nhiều nhất của xương bả vai vìliên quan chặt chẽ với bệnh học của gân chóp xoay Mỏm cùng vai là phần tậncùng của gai vai ở phía ngoài, có diện khớp với đầu ngoài xương đòn Hình thể củamỏm cùng vai có 3 dạng được mô tả bởi Bigliani và Morrison.
Loại 1: Phẳng : Với bề mặt dưới nhẵn, ít gây tổn thương nhất cho gân trên gaiLoại 2: Cong: Song song với chỏm cánh tay với bề mặt cong, chiếm tỷ lệcao nhất
Loại 3: Móc: Phần xa nhất phía trước của mỏm cùng vai hình dạng móc,tăng tỷ lệ tổn thương gân trên gai và hạn chế vận động vai
Hình 1.3 Các dạng hình thái mỏm cùng vai
Ổ chảo: Bờ ngoài tận của xương bả vai, hình bầu dục lõm lòng chảo tiếpkhớp với chỏm cánh tay
Trang 83 gờ gồm: Gai vai, ổ chảo, mỏm quạ tạo thành 2 khuyết của xương vai:Khuyết trên gai ở nền của mỏm quạ, khuyết vai lớn ở nền của gai vai.
Hình 1.5 Xương bả vai nhìn sau và trước
Các dây chằng chính nguyên ủy từ xương vai gồm có: cùng vai, đòn, cùng vai – đòn, ổ chảo - cánh tay, quạ-cánh tay
quạ-1.3 Xương cánh tay
Diện khớp của xương cánh tay ở vai có hình chỏm cầu, hướng lên trên vàotrong Ở tư thế trung gian, chỏm xương cánh tay đảo ngược khoảng 30 độ, trị sốnày có thể dao động nhiều Rãnh gian củ nằm khoảng 1cm ra ngoài so với đườnggiữa của xương cánh tay
Trang 9Trục xương cánh tay đi qua củ lớn (Mấu động lớn) vào khoảng 9mm phíasau rãnh nhị đầu.
Củ bé (Mấu động bé) nằm phía trước, củ lớn nằm phía bên ngoài Trong đó,
củ bé là bám tận của gân dưới vai, củ lớn là bám tận của gân dưới gai, trên vai, trònbé
Mấu động lớn và bé tạo nên rãnh gian củ là nơi đầu dài nhị đầu đi qua từnguyên ủy là bờ trên ổ chảo Rãnh gian củ có trần là dây chằng gian củ hay dâychằng ngang cánh tay Ở mặt phẳng đứng ngang, góc cổ-thân cánh tay khoảng 135
độ Giữa sụn chỏm và phần còn lại của đầu trên là 1 chỗ thắt hẹp gọi là cổ giảiphẫu Đầu trên nối với thân xương bởi 1 chỗ thắt hẹp khác, ranh giới không rõ rànggọi là cổ phẫu thuật, là điểm yếu hay bị gãy
2 CÁC KHỚP VÙNG VAI
2.1 Khớp ức đòn
Đây là khớp giữa xương ức và xương đòn, diện khớp của xương ức lõm hìnhyên ngựa, giữa có đĩa khớp đệm vào giữa 2 mặt khớp
Hệ thống dây chằng gồm có 4 dây chằng, trong đó quan trọng và khỏe nhất
là dây chằng ức đòn trước và sau
Khớp ức đòn được cấp máu bởi các nhánh đòn của nhánh động mạch cùngvai-ngực
Hình 1.7 Khớp ức đòn
Trang 102.2 Khớp cùng vai-đòn (Cùng-đòn)
Là diện khớp giữa xương đòn và xương bả vai, các mặt khớp hình phẳng.Khớp cùng vai đòn có bao khớp gồm 2 lớp là bao xơ và bao hoạt dịch, xungquanh bao khớp có hệ thống dây chằng tăng cường làm vững và chống trật, gồmcó:
- Dây chằng cùng vai – đòn dính vào mặt ngoài khớp và là phần dày lên củabao khớp
- Dây chằng quạ - đòn gồm phần dây chằng thang và dây chằng nón lần lượt
đi từ mỏm quạ đến đường thang và củ nón ở mặt dưới xương đòn
- Dây chằng quạ - cùng vai đi từ mỏm quạ đến mỏm cùng vai
Hình 1.8 Khớp cùng đòn
Độ vững trước sau của khớp cùng vai đòn được kiểm soát bởi dây chằngcùng vai – đòn và độ vững trên – dưới được kiểm soát bởi dây chằng quạ - đòn
2.3 Khớp ổ chảo – cánh tay hay khớp vai
Đây là khớp hoạt dịch có động tác rất linh hoạt với biên độ lớn
Khớp ổ chảo cánh tay tiếp nối giữa diện khớp của đầu trên cánh tay và ổchảo xương vai Chỏm xương cánh tay tương ứng 1/3 khối cầu, hướng lên trên vàotrong Ổ chảo cánh tay hình bầu dục, lõm lòng chảo chỉ bằng 1/3 hoặc ¼ diện tích
Trang 11Sụn viền (Labrum) là vòng sụn bám quanh ổ chảo làm cho lòng ổ chảo sâuthêm, tăng thêm diện tiếp khớp với chỏm xương cánh tay Theo Howell vàGalinat, sụn viền làm sâu thêm ổ chảo gần 50% Sụn viền cũng đóng vai trò giúpchịu lực cho chỏm xương cánh tay, cũng như tăng cường độ vững và giảm trậtkhớp vai Tác giả Lippitt và cộng sự cho rằng nếu loại bỏ sụn viền, làm mất vữngkhớp với các sang chấn thêm 20%.
Khớp vai có bao khớp mỏng và rộng bám quanh ổ chảo và đi xuống bámvào đầu trên cánh tay từ cổ giải phẫu ở phía trên và cổ phẫu thuật ở phía dưới, cáchsụn khớp khoảng 1cm Lót mặt trong bao xơ là bao hoạt dịch, bao hoạt dịch bọcquanh đầu dài gân nhị đầu nên gân này ở trong bao khớp nhưng nằm ngoài baohoạt dịch Bao hoạt dịch thông với 1 số túi thanh mạc dưới cơ của các bao quanhkhớp
Hình 1.9 Khớp ổ chảo cánh tay, bao khớp, hoạt dịch
Các dây chằng gồm có dây chằng quạ cánh tay và hệ thống dây chằng ổchảo cánh tay
- Dây chằng quạ-cánh tay: bám từ mỏm quạ cho 2 chẽ bám vào củ bé và củlớn xương cánh tay, giữa 2 chẽ có gân nhị đầu đi qua
- Các dây chằng ổ chảo cánh tay: Là phần dày lên của mặt trước trên baokhớp gồm 3 bó:
Trang 12- Dây chằng ổ chảo cánh tay trên: Xuất phát từ gần nguyên ủy đầu dài cơ nhị đầu Coi mặt phẳng ổ chảo như hình đồng hồ, với góc 12h ở trên, 3h ở phía trước thìnguyên ủy của dây cahwngf ổ chảo cánh tay trên tương ứng với vùng 12-2h, dâychằng này chạy xuống dưới và ra ngoài để bám vào phía trên của củ bé.
- Dây chằng ổ chảo cánh tay giữa: Thường chạy từ cổ của ổ chảo, vị trí hơi phíadưới so với nguyên ủy dây chằng ổ chảo cánh tay trên và bám vào củ bé Qua nội soi cóthể dễ dàng xác định dây chằng này ở bờ trên của gân dưới vai
- Dây chằng ổ chảo cánh tay dưới: Đây là dây chằng quan trọng nhất giúpgiữ vững khớp vai trước-sau và làm chống lại trật khớp vai ra trước Dây chằnggồm 1 bó phía trước và sau Bó trước xuất phát khoảng từ góc 2-4h của ổ chảo,bám vào sụn viền và mặt trước cổ của ổ chảo Với tư thế giạng vai, xoay trong bótrước căng, bó sau trùng Bó sau nguyên ủy góc 7-9h của ổ chảo 2 bó đều bám tậnvào cổ phẫu thuật xương cánh tay Với tư thế giạng vai, xoay ngoài, bó sau căng,
bó trước trùng
Trang 133 CÁC CƠ VÙNG VAI
3.1 Các cơ vùng bả vai và lưng (Vai sau)
Gồm có lớp nông và sâu Trong lớp nông có 2 cơ là cơ thang và cơ lưngrộng Lớp sâu có các cơ nội tại và ngoại lai đến bả vai: Cơ nâng vai, cơ trám, cơ răngtrước Các cơ nội tại vùng khớp vai (Ổ chảo-cánh tay) sẽ nói riêng ở phần sau
Cơ thang: Bám từ ụ nhỏ chẩm ngoài, xương chẩm và mỏm gai đốt sống cổ,ngực bám tận vào 1/3 sau ngoài xương đồn, mỏm cùng vai, gai vai Đây là cơ nôngnhất, động tác giúp nâng và kéo xương vai vào cột sống
Cơ lưng rộng: Là cơ rộng dẹt bám từ mỏm gai các đốt sống từ ngực VI đếnxương cùng, vòng ra trước bám tận vào rãnh gian củ xương cánh tay Giúp khép vàxoay cánh tay vào trong, nếu tỳ vào xương cánh tay thì giúp nâng mình lên trongđộng tác leo trèo
Cơ nâng vai: Bám vào mỏm ngang các đốt sống cổ bám tận vào trong xươngvai, trên gai vai Động tác giúp nâng, xoay xương vai và nghiêng cổ
Cơ trám lớn, bé: Đi từ cột sống đến bờ trong xương vai Giúp nâng và kéoxương vai vào trong
Cơ răng trước: Bám từ mặt ngoài phần trước 10 xương sườn đầu tiên bámvào mép trước bờ trong xương vai, giúp ép xương vai vào lồng ngực hoặc giúpđộng tác hít vào
3.2 Các cơ nội tại khớp vai
Cơ Delta: Là cơ lớn và quan trọng nhất trong nhóm này, gồm có 3 bó: Bótrước, giữa và sau.Nguyên ủy 3 bó lần lượt từ 1/3 ngoài xương đòn, mỏm cùng vai
và gai vai bám tận tới ấn Delta ở mặt ngoài xương cánh tay Cơ Delta giúp giạngcánh tay, gấp duỗi cánh tay, xoay ngoài và vào trong Thần kinh chi phối là dây TKnách là ngành cùng của bó sau đám rối cánh tay
Cơ trên gai: Nguyên ủy từ hố trên gai bám vào củ lớn xương cánh tay, cácdaỉ bám tận hợp cùng với gân dưới gai ở phía sau Cơ trên gai cùng với cơ Deltagiúp giạng vai và xoay cánh tay ra ngoài, mạnh nhất khoảng 30 độ giạng vai Trên
30 độ, động tác này chủ yếu do cơ Delta đảm nhận
Trang 14Cơ dưới gai: Cơ thứ 2 quan trọng trong nhóm cơ chóp xoay, các dải gân bám
từ hố dưới gai đến củ lớn, phía trước cùng với gân cơ trên gai, phía dưới là cơ tròn
bé Đây là một trong 2 cơ xoay ngoài chính của cánh tay, chiếm khoảng 60% lựcxoay ngoài Ở trạng thái thụ động, nó đóng vai trò quan trọng trong việc chống trậtkhớp vai ra sau
Cơ tròn bé: Xuất phát từ ½ trên bờ ngoài xương vai bám vào củ lớn, ở phíadưới điểm bám cơ dưới vai, đóng vai trò khoảng 40-45% lực xoay ngoài
Cơ dưới vai: Tạo thành phần trước của chóp xoay, nguyên ủy từ hố dưới vai,chiếm phần lớn mặt trước của xương bả vai, bám tận vào củ bé và 1 phần cổ xươngcánh tay Cơ dưới vai giúp xoay trong cánh tay, là phương tiện chống trật ra trướccủa vai, một vài dải phía dưới giúp chịu lực cho chỏm xương cánh tay
Cơ tròn lớn: Nguyên ủy từ ½ dưới bờ ngoài xương vai bám vào mép trongrãnh gian củ Động tác giúp xoay trong, khép và duỗi cánh tay
Cơ quạ cánh tay: Nguyên ủy từ mỏm quạ xương vai (Cùng với đầu ngắn cơnhị đầu), bám vào cỗ nối 1/3 trên và 1/3 giữa mặt trong cánh tay, giúp động táckhép cánh tay
Hình 1.11 Các gân cơ chóp xoay
Trang 153.3 Các khớp vùng ngực và cánh tay
Cơ ngực lớn: Nguyên ủy có 3 bó: Đòn, ức sườn, bụng cho các dải bám vàomép ngoài rãnh gian củ xương cánh tay theo hình chữ U Cơ này giúp động táckhép cánh tay và xoay trong, nếu tỳ vào xương cánh tay làm nâng người và lồngngực lên
Cơ nhị đầu: Có 2 nguyên ủy, đầu dài bám từ điểm bám ở bờ trên ổ chảo, đầungắn bám từ mỏm quạ cho dải gân cơ bám vào lồi củ nhị đầu ở xương quay và chẽgân phụ đi vào trong bám vào rãnh nhị đầu trong của hố khuỷu và hòa cùng câncẳng tay Động tác cơ nhị đầu là khép cánh tay
Cơ tam đầu: Nguyên ủy đầu dài tam đầu bám vào củ dưới ổ chảo cùng đầungoài và đầu trong hòa thành gân chung bám vào mỏm khuỷu, cho động tác duỗicánh tay
4 GIẢI PHẪU THẦN KINH VÙNG VAI
Chi phối bởi đám rối cánh tay, cấu tạo bởi ngành trước các dây thần kinhsống cổ V-VIII và ngực I Các rễ hợp lại thành 3 thân: trên, giữa, dưới, rồi chia rathành 2 các ngành rồi hợp lại thành 3 bó ngoài, trong, sau cho ra các ngành bên vàngành cùng
Bó ngoài: Cho nhánh cơ bì, ngực ngoài, rễ ngoài thần kinh giữa
Bó sau: Chi phối hầu hết cơ vùng vai, gồm các nhánh: ngực lưng, dưới vaitrên và dưới, nách, quay
Bó trong: Cho nhánh ngực trong, bó trong thần kinh giữa, bì cánh tay trong,
bì cẳng tay trong, trụ
Trang 16Hình 1.12 Đám rối cánh tay
5 GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÙNG VAI
Cấp máu cho chi trên xuất phát từ động mạch dưới đòn, khi đến bờ ngoàixương sườn thứ 1 đổi tên thành động mạch nách Động mạch nách chạy trong hốnách, liên quan đến các thành phần trong nách, chạy dọc theo bờ trong cơ quạ csnhtay Trên đường đi, cơ ngực bé bắt chéo qua trước động mạch chia động mạchthành 3 đoạn liên quan Động mạch nách chia ra 5-6 ngành bên từ trên xuống dướilà: ĐM ngực trên, cùng vai-ngực, ngực ngoài, dưới vai, mũ cánh tay trước, mũcánh tay sau Các ngành bên của động mạch nách tiếp nối với các ngành bên củađộng mạch dưới đòn và động mạch cánh tay tạo thành 3 vòng nối quanh vai, quanhngực và quanh cánh tay
Trang 17Hình 1.13 Động mạch vùng vai – nách
Câu hỏi lượng giá
1, Trình bày giải phẫu xương đòn, xương bả vai và đầu trên cánh tay tại vùngvai
2, Trình bày đặc điểm giải phẫu khớp ổ chảo cánh tay và khớp cùng vai đòn
3, Trình bày giải phẫu cấu trúc 4 cơ chóp xoay vùng vai
4 Trình bày giải phẫu thần kinh vùng vai
5 Trình bày giải phẫu mạch máu vùng khớp vai
Trang 18BÀI 2 CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ KHỚP
VAI THƯỜNG GẶP
BS Đỗ Việt Anh Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1 Trình bày được các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong thăm khám khớp vai, chỉ định, ưu điểm, nhược điểm.
2 Trình bày được các đặc điểm hình ảnh của một số bệnh lý khớp vai: bệnh lý gân chóp xoay, hẹp khoang tại khớp vai, mất vững khớp vai, thoái hoá khớp vai.
3 Đưa ra được chỉ định chẩn đoán hình ảnh phù hợp với bệnh lý lâm sàng.
- Đánh giá giải phẫu và bệnh lý xương, bờ xương
- Bệnh lý khớp vai: gãy xương, trật khớp, u xương, nhiễm trùng
1.1.2 Ưu điểm: rẻ, được áp dụng ở nhiều nơi.
Trang 19- Đánh giá canxi hoá tại phần mềm.
- CT arthrography (cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang nội khớp): đánhgiá giải phẫu và bệnh lí của bao khớp, sụn viền
1.4.2 Ưu điểm: không nhiễm tia X, phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao
với các bệnh lí khớp, đánh giá rõ cấu trúc giải phẫu, liên quan tổn thương
1.4.3 Nhược điểm: đắt, thăm khám lâu, chống chỉ định một số bệnh nhân
2 BỆNH LÝ GÂN CHÓP XOAY
Tổn thương gân đai xoay:
- Bệnh lý gân canxi hoá hoặc không
- Đứt gân không xuyên thành
Trang 202.1 Hình thái các tổn thương gân đai xoay
Bệnh lý gân, viêm điểm bám (tendinopathy)
- Gân còn liên tục
- Không có triệu chứng lâm sàng ở 30-40% trường hợp
- Có canxi hoặc không
- Có thể gặp hai bên 24-46% các trường hợp
- Gặp nhiều hơn ở nữ, trung bình khoảng 40 tuổi
Đứt gân không xuyên thành
- Không đứt hết toàn bộ bề dày của gân: đứt tại mặt túi hoạt dịch dưới cơDelta mỏm cùng vai hoặc tại mặt khớp ổ chảo- cánh tay, đứt trong gân
Đứt gân xuyên thành: ổ đứt khu trú toàn bộ bề dày của gân nhưng khôngtoàn bộ chiều rộng của gân
Đứt gân hoàn toàn: mất liên tục hoàn toàn các sợi gân
Hình 2.1: Các hình thái rách gân
2.2 Thoái hoá cơ
Teo cơ và thoái hoá mỡ đánh giá theo phân loại Goutallier
2.3 Tổn thương gân trên gai, dưới gai và dưới vai.
2.3.1 X-quang:
Mục đích:
- Loại trừ các nguyên nhân gân đau vai khác đặt biệt là tổn thương u
- Ổ canxi: có 3 type, type A: cản quang đồng nhất, bờ tròn, nét Type B: cản
Trang 21Tư thế: Xquang khớp vai thẳng (tư thế trung gian, xoay trong, xoay ngoài),
tư thế nghiêng (Lamy hay Y veiw)
2.3.2.
Siêu âm:
Là phương pháp đầu tiên lựa chọn trong đánh giá bệnh lý gân chóp xoay.Siêu âm giúp đánh giá tổn thương điểm bám gân, rách gân, túi hoạt dịch dưới cơDelta, các bất thường của đầu dài gân cơ nhị đầu
Bệnh lý gân- điểm bám gân (tendinopathy): ổ giảm âm giới hạn không rõ,
có thể có canxi hoá, mức độ canxi hoá phân loại type 1,2,3 tương ứng với các type
A, B, C trên x-quang Tổn thương rách gân với hình ảnh các ổ trống âm hoặckhông còn nhìn thấy gân trong trường hợp đứt hoàn toàn Đánh giá tình trạng thoáihoá mỡ của cơ với hình ảnh tăng âm cơ, giảm thể tích của cơ trong trường hợp bịteo cơ
B A
Hình 2.2: Canxi hoá type A (hình A) và type C (hình B) tại gân trên gai.
Hình 2.3 A Hình ảnh siêu âm gân cơ trên gai bình thường.
B Hình ảnh siêu âm đứt hoàn toàn gân cơ trên gai.
Trang 222.3.3 Cộng hưởng từ
Thăm khám cộng hưởng từ đối với khớp vai được thực hiện trên 3 mặtphẳng, axial, coronal oblique (theo hướng có chiều dài nhất của cơ trên gai),sagittal oblique ( theo hướng vuông góc với trục của cơ trên gai) Các chuỗi xungthăm khám: T1, T2, PD
Hình ảnh viêm gân (tendinopathy): tăng tín hiệu trên Pdfatsat, vôi hoá giảmtín hiệu trên các chuỗi xung
Dấu hiệu rách gân: tăng tín hiệu dạng dịch trên Pdfatsat, T2 Rách xuyênthành độ nhạy và đặc hiệu cao hơn so với rách không xuyên thành
cùng vai.
Hình 2.5: Đứt xuyên thành gân trên gai (hình A) Đứt hoàn toàn gân
trên gai (hình B)
Trang 23Với phương pháp này có thể phát hiện được tổn thương đứt gân khôngxuyên thành tại mặt khớp và đứt gân xuyên thành với kích thước nhỏ, độ nhạy và
độ đặc hiệu cao (71-100%)
2.4 Khoang gian chóp xoay và bệnh lý đầu dài gân cơ nhị đầu
2.4.1 Giải phẫu khoang gian chóp xoay
Khoang gian chóp xoay là khoảng giải phẫu hình gần giống hình tam giác,giới hạn bởi phần trước của gân trên gai, phần trên của gân dưới vai, phần đáy tiếpgiáp với mỏm quạ xương cánh tay, đỉnh tại điểm qua rãnh nhị đầu Khoang gianchóp xoay gồm các thành phần: đầu dài gân cơ nhị đầu, bao khớp ở sâu và dâychằng ổ chảo cánh tay nằm nông hơn, dây chằng quạ - cánh tay nằm nông và cóchia 2 dải, dải phía bên (lateral) bám vào củ lớn xương cánh tay và dải trung tâm(medial) bám vào củ bé xương cánh tay
Hình 2.6: Cộng hưởng
từ có tiêm thuốc đối quang từ nội khớp: rách không xuyên thành mặt sâu gân trên gai và đường rách trong gân.
Hình 2.7 Giải phẫu khoang gian chóp xoay.
Trang 242.4.2 Hình ảnh bình thường và một số bệnh lý tại khoang gian chóp xoay
Siêu âm: quan sát trên coup sagittal, đầu dài gân cơ nhị đầu có hình oval vàtăng âm, phần trước gân cơ trên gai và phần trên gân cơ dưới vai Dây chằng quạ -cánh tay là một dải tăng âm dày trung
bình 2-3mm
Đối với trên cộng hưởng từ thường hay cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính cótiêm nội khớp đánh giá các cấu trúc giải phẫu tại khoang gian chóp xoay trên látcắt sagittal
Một số bệnh lý thường gặp:
- Rách bao khớp: gặp ở người trẻ, thường cấp tính sau chấn thương Lâm sà
ng bệnh nhân có đau tại phần trước của khớp vai dọc theo vị trí của đầu dài gân cơ nhịđầu, có dấu hiệu của một xung đột trước trong (conflit antéromédial) Chụp CLVThoặc CHT có tiêm nội khớp thấy thuốc đi vào ngách trên cơ dưới vai
- Viêm bao khớp (adhesive capsulitis): hạn chế vận động chủ động và thụđộng nguyên nhân là do dày của dây chằng quạ - cánh tay và bao khớp tại khoanggian chóp xoay
- Mất vững khớp vai
Hình 2.8: Tổn thương viêm bao khớp (adhesive capsulitis)
2.4.3 Một số bệnh lý của đầu dài gân cơ nhị đầu
Trật đầu dài gân cơ nhị đầu: bình thường đầu dài gân cơ nhị đầu nằm trong
Trang 25Viêm bao gân: tràn dịch và dày bao gân là hình ảnh điển hình, có tăng sinhmạch trên siêu âm màu và Doppler năng lượng Tổn thương có thể phát hiện tốttrên siêu âm và cộng hưởng từ thường.
Viêm gân: tăng chiều dày của gân và giảm âm trên siêu âm, có tăng sinhmạch trên Doppler màu, Doppler năng lượng, tăng tín hiệu trên Pd, T2 trên CHTthường Phát hiện tốt tổn thương trên siêu âm và CHT thường
Rách gân và đứt gân: có thể quan sát thấy đường rách giảm âm trên siêu âm
và tăng tín hiệu T2 trên CHT hoặc không còn quan sát thấy gân trong trường hợpđứt gân
3 HÌNH ẢNH HẸP KHOANG TẠI KHỚP VAI (Shoulder impingement Syndromes)
3.1 Các yếu tố gây hẹp khoang tại khớp vai
Hẹp khoang trước trên (conflit antérosupérieur)
- Biến đổi giải phẫu mỏm cùng vai:
- Thoái hoá khớp cùng cùng vai đòn
- Mỏ xương tại mỏm cùng vai
- Dày dây chằng quạ- cùng vai
- Nguyên nhân khác: Viêm túi hoạt dịch, canxi
Hẹp khoang trước trong (conflit antéromédial)
- Bán trật ra trước của đầu xương cánh tay
- Canxi tại gân cơ dưới vai
- Cal xương hoặc phì đại của củ bé hoặc mỏm quạ
- Bất thường của túi hoạt dịch dưới mỏm quạ (osteochondromatose synoviale).Hẹp khoang sau trên (conflit postérosupérieur)
- Đưa cánh tay ra sau quá mức
- Mất vững khớp vai trước hoặc sau trên
3.2 Giá trị của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và dấu hiệu
3.2.1 Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Xquang: đánh giá hình thái xương, hình thái của mỏm cùng vai, đầu trênxương cánh tay, mỏm quạ, vôi hoá, mỏ xương, trật khớp, gãy xương
Trang 26Siêu âm: phương pháp thăm khám động giúp đánh giá sự di chuyển của gântrên gai và dưới vai tại các khoang, tìm các dấu hiệu khác của túi hoạt dịch, dâychằng quạ cùng vai, tổn thương gân
Cộng hưởng từ: phương pháp có giá trị đánh giá các tổn thương xương, cáctúi hoạt dịch, gân
3.2.2 Dấu hiệu
Hẹp khoang trước trên:
- Dấu hiệu trực tiếp: Biến đổi hình thái của mặt hoạt dịch gân cơ trên gai vàphồng lên của dây chằng quạ - cùng vai khi khi thăm khám động
- Dấu hiệu gián tiếp:
+ Biến đổi xương tại củ lớn xương cánh tay và mặt dưới mỏm cùng vai.+ Dày thành túi hoạt dịch dưới cơ Delta, có dịch trong túi hoạt dịch hoặckhông
+ Tìm các nguyên nhân và đánh giá tổn thương gân
Hẹp khoang trước trong:
- Dấu hiệu trực tiếp: Biến đổi hình thái của mặt túi hoạt dịch (mặt nông) củagân dưới vai khi thăm khám động
- Dấu hiệu gián tiếp:
+ Biến đổi xương tại củ bé xương cánh tay
+ Dày khu trú thành của túi hoạt dịch dưới mỏm quạ
+ Tìm các nguyên nhân và đánh giá tổn thương gân
Hẹp khoang sau trên:
- Triệu chứng hẹp xuất hiện ở tư thế dạng và xoay ngoài của cánh tay
- Các dấu hiệu gián tiếp:
+ Bờ xương không đều và các ổ khuyết xương tại bờ sau trên đầu xươngcánh tay
+ Bất thường xương tại bờ sau trên của ổ chảo
Trang 274 MẤT VỮNG KHỚP Ổ CHẢO CÁNH TAY
Tổn thương mất vững khớp ổ chảo cánh tay là một bệnh lý hay gặp, mất tiếpxúc của ổ chảo và lồi cầu xương cánh tay một phần hoặc toàn toàn (trật hoặc bántrật Có 3 loại: trật trước (chiếm khoảng 95%), trật sau (khoảng 3%), trật đa hướng.Chẩn đoán hình ảnh có vai trò khẳng định lại chẩn đoán và làm bilan đánh giá cáctổn thương
Thành phần giữ vững khớp ổ chảo – cánh tay gồm: thành phần tĩnh là khớp
ổ chảo cánh tay, bao khớp và thành phần động là gân chóp xoay Sụn viền(fibrocartilage), bọc theo ổ chảo làm tăng độ sâu của bề mặt ổ chảo Dây chằng ổchảo cánh tay trên, giữa, dưới:
- Dây chằng ổ chảo cánh tay trên (LGHS): từ bờ trên ổ chảo hoặc sụn viền ổchảo trước trên đến lồi củ bé
- Dây chằng ổ chảo cánh tay giữa (LGHM): từ bờ trước trên của sụn viềndưới chỗ bám của LGHS đi theo mặt sâu của gân dưới vai đến lồi củ bé
- Dây chằng ổ chảo cánh tay dưới (LGHI): có hai phần trước và sau, phần trước:sụn viền 2-4h đến cổ phẫu thuật, phần sau sụn viền từ 7-9h đến cổ phẫu thuật
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
- Xquang thường qui: tư thế thăm khám: xquang thẳng, nghiêng Mục đích:tìm trật đầu xương cánh tay ra trước hoặc ra sau, vỡ xương
Hình 2.9: Hình ảnh giải phẫu của các thành phần tĩnh giữ vững khớp ổ chảo cánh tay.
Trang 28Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ có tiêm nội khớp: chỉ định trong cáctrường hợp mất vững khớp vai đánh giá tổn thương sụn viền, các dây chằng ổ chảo– cánh tay, bao khớp, tổn thương khối gân cơ chóp xoay.
- Hình ảnh:
+ Tổn thương xương: Khuyết xương (encoche de Hill-sachs/Malgaigne) ở
bờ sau trên của chỏm xương cánh tay, quan sát rõ trên phim thẳng tư thế trunggian Vỡ thành trước dưới của ổ chảo (Bankart osseuse)
+ Tổn thương sụn viền (Bankart fibreuse): rách bong của phức hợp sụnviền-bao khớp-dây chằng trước dưới, kèm theo rách màng xương: đánh gía trênphim chụp CLVT và CHT có tiêm nội khớp
+ Tổn thương bao khớp và dây chằng: đánh giá trên phim chụp CLVT vàCHT có tiêm nội khớp
B A
Hình 2.10: Trật khớp vai, trật trước, vỡ ổ chảo (Bankart xương).
Hình 2.11 A, B: rách sụn viền, CLVT có tiêm thuốc cản quang nội khớp C: tổn thương Hill-sachs D: MRI nội khớp rách dây chằng ổ chảo cánh tay
Trang 29Tổn thương SLAP (Superior labral anterior posterior): Tổn thương rách tạisụn viền ở bờ trên ổ chảo có 4 type cơ bản: SLAP I: bờ không đều của bờ tự do sụnviền SLAP II: rách bong phức hợp sụn viền ổ chảo và đầu dài gân cơ nhị đầu, đây
là type thường gặp nhất SLAP III: Rách dọc tại sụn viền phía trên và phần tách rờihướng xuống dưới tạo hình ảnh “rách quai xô” SLAP IV: Tổn thương SLAP III vàkèm theo đường rách ngang của đầu dài gân cơ nhị đầu Lâm sàng: đau, có thể cóhạn chế vận động và trật khớp vai ra trước Phương pháp chẩn đoán hình ảnh: CHT
có thể đánh giá một số trường hợp, CHT và CLVT có tiêm nội khớp giúp đánh giáchi tiết tổn thương Cần phân biệt giữa SLAP II và biến thể giải phẫu ngách dướisụn viền
Hình 2.12: Minh hoạ 4 type tổn thương rách SLAP
Hình 2.13: Hình ảnh CLVT khớp vai có tiêm thuốc cản quang nội
khớp
Trang 30Thoái hoá khớp vai
Hoại tử đầu xương cánh tay (ostéonécrose)
Thoái hoá khớp cùng vai đòn
Trang 31TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Imaging of the musculoskeletal system, Thomas Lee Pope, MD et all
2 Imagerie musculosquelettique: pathologies locorégionales, A Cotten
3 Diagnostic Imaging Orthopaedics
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1 Trình bày các hình thái tổn thương gân chóp xoay khớp vai?
2 Trình bày các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và dấu hiệu trên hình ảnh đốivới hẹp khoang tại khớp vai?
3 Trình bày chỉ định, ưu, nhược điểm của các phương pháp chẩn đoán hình ảnhứng dụng trong bệnh lý khớp vai?
4 Trình bày các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và dấu hiệu trên hình ảnh đốivới tổn thương mất vững khớp vai?
5 Trình bày chỉ định, ưu điểm, nhược điểm của cộng hưởng từ ứng dụng trongchẩn đoán bệnh lý khớp vai?
6 Khi lâm sàng nghi ngờ tổn thương gân chóp xoay, chỉ định chẩn đoán hìnhảnh đưa ra trước tiên là, chọn phương án đúng nhất:
a Cắt lớp vi tính có tiêm cản quang nội khớp
b Xquang khớp vai thẳng và siêu âm khớp vai
c Chỉ siêu âm khớp vai là đủ
d Cộng hưởng từ khớp vai
Đáp án: b
7 Chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang nội khớp và chụp cộng hưởng từ
có tiêm thuốc đối quang từ chỉ định khi nào, chọn các phương án đúng:
a Trong các trường hợp mất vững khớp vai đánh giá tổn thương sụn viền, cácdây chằng ổ chảo – cánh tay, bao khớp
b Chấn thương khớp vai
c Chẩn đoán xác định đứt gân chóp xoay
d Hẹp khoang trước trên khớp vai (impingement)
Đáp án: a,c
Trang 32BÀI 3 KHÁM LÂM SÀNG KHỚP VAI
PGS.TS Ngô Văn Toàn, Bs Phan Bá Hải Khoa PT Chi trên và Y học thể thao
Bệnh viện HN Việt Đức
Mục tiêu:
1 Áp dụng các phương pháp khám lâm sàng khớp vai
2 Trình bày một số test khám cơ bản khớp vai
Bệnh lý khớp vai hiện rất thường gặp và tỉ lệ ngày càng tăng trong đời sốnghiện tại Các bệnh lý này thường do thoái hóa khớp, chấn thương do tai nạn, đặcbiệt ngày nay gia tăng tai nạn do khi chơi thể thao Các tổn thương tại khớp vaithường đa dạng do cấu trúc giải phẫu và chức năng phức tạp của khớp vai Biếtcách khám lâm sàng để đưa ra chẩn đoán và điều trị bệnh lý khớp vai là rất cầnthiết trong thực hành lâm sàng của các bác sỹ Chấn thương chỉnh hình Quy trìnhkhám lâm sàng sẽ theo các bước:
- Cơ Delta, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ nhị đầu
- Thay đổi màu sắc da hoặc các sẹo cũ vùng quanh vai
Đánh giá sự sưng nề, teo cơ, biến dạng xương khớp, thay đổi vị trí xương bảvai lên cao hoặc ra ngoài (winging)
Trang 33Hình 3.1: Nhìn trước và sau khớp vai
2 SỜ
Tìm các điểm đau liên quan các bệnh lý tương ứng
- Xương đòn: tổn thương gãy xương đòn
- Khớp cùng đòn: viêm khớp hoặc trật khớp cùng đòn
- Cơ cạnh sống, cơ thang: hội chứng vai gáy, căng giãn cơ
- Điểm đau trước vai: đầu dài cơ nhị đầu
- Điểm đau sau vai: thoái hóa khớp vai
- Mỏm cùng vai hoặc mấu động lớn: bệnh lý chóp xoay
Hình 3.2: Các vị trí đau quanh khớp vai
3 KHÁM TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP
Cần khám biên độ vận động khớp vai chủ động và thụ động Lưu ý khi khámbiên độ vận động khớp vai cần giữ cố định xương bả vai
Trang 34A B
Hình 3.3: Biên độ gấp duỗi (A) và dạng khép khớp vai (B)
Hình 3.4: Động tác xoay trong xoay ngoài
4 KHÁM CƠ LỰC VÀ CÁC TEST KHÁM KHỚP VAI
Khám cơ lực theo các hướng của tầm vận động khớp vai và đánh giá theo 5 bậc
4.1 Đánh giá tổn thương chóp xoay
Sử dụng: Neer test / Hawkins test: đánh giá tổn thương chóp xoay và hoặchẹp khoang dưới mỏm cùng vai (impingement)
Đánh giá cơ lực của nhóm cơ
- Dưới vai
- Trên gai
- Dưới gai
- Tròn bé
Trang 35Neer test Hawkins test
Hình 3.5: Test khám tổn thương chóp xoay
* Khám gân cơ trên gai: Jobe test
Tay dạng 90 độ
Gấp vai 30 độ và xoay trong
Bệnh nhân đau và cơ lực giảm: +
(Có thể dùng Drop arm test)
* Khám gân cơ dưới gai và tròn bé
Tay để từ 0 – 30 độ
Xoay ngoài khớp vai và đánh giá cơ lực
* Khám gân cơ dưới vai (Lift off test)
Để tay ra sau lưng và dùng lực vai
đẩy bàn tay ra sau
Trang 364.2 Khám tổn thương gân cơ nhị đầu và tổn thương SLAP
Sử dụng Yergason test hoặc Speed test và nhiều test thăm khám khác
Thường chủ yêu gặp mất vững khớp vai ra trước (Trật vai tái diễn ra trước)
* Apprehension test (nghiệm pháp e sợ) /relocation test
Tay dạng 90 độ
Xoay ngoài khớp vai
Bệnh nhân sẽ đau hoặc sợ trật khớp vai
Relocation test: tạo lực chặn trước khớp vai
Triệu chứng bệnh nhân sẽ không còn
* Dấu hiệu tạo rãnh
Tay bệnh nhân thả lỏng
Cầm khuỷu và cẳng tay kéo xuống
Dấu hiệu tạo rãnh ở dưới mỏm cùng vai hoặc
Trang 37TÀI TIỆU THAM KHẢO:
1 C Benjamin MA, 2010, Comprehensive examination of the shoulder
2 Campbell’s operative orthopaedic 11th edition
3 Domhnall MacAuley Thomas M Best, 2007, Evidence‐based Sports
Medicine, Second Edition, 2007
4 ElAttrache, Neal S.; Mirzayan, Raffy; Harner, Christopher D.; Sekiya, Jon
K, 2007, Surgical Techniques in Sports Medicine, 1st Edition
Câu hỏi lượng giá:
1 Trình bày nguyên tắc và các bước khám lâm sàng khớp vai
2 Trình bày các test thăm khám khớp vai cơ bản
3 Trình bày các test khám chóp xoay khớp vai
4 Trình bày các test khám mất vững khớp vai
5 Trình bày các bước khám lâm sàng khớp vai và các test khám hội chứng hẹp
khoang dưới mỏm cùng vai
Trang 38Bài 4: CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN, DỤNG CỤ PHẪU THUẬT KHỚP VAI,
KỸ THUẬT BUỘC CHỈ ỨNG DỤNG TRONG NỘI SOI KHỚP VAI
Ths Lưu Danh Huy Ths Nguyễn Hoàng Quân
Khoa PTCT&YHTT
Mục tiêu học tập:
1 Trình bày được quy trình chận bị bệnh nhân trong phẫu thuật nội soi khớp vai
2 Nhận diện và ứng dụng được các dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật nội soi
khớp vai
3 Thực hành được cách buộc chỉ ứng dụng trong phẫu thuật nội soi khớp vai
I QUY TRÌNH CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI.
1 Khám lâm sàng trước mổ
+ Điều quan trọng trong quá trình đánh giá lâm sàng trước mổ cần khai tháccác thông tin từ bệnh nhân như:
- Bệnh nhân có bị chấn thương hay không, tổn thương từ khi nào, thời gian
và hoàn cảnh xảy ra tổn thương
- Bệnh nhân có phàn nàn về đau, hạn chế vận động, yếu cơ , khả năng chơithể thao và hoạt động thường ngày
- Đau khi nghỉ ngơi hay chỉ khi hoạt động hoặc trong khi ngủ
- Có triệu chứng tổn thương thần kinh hay không
+ Khám các dấu hiệu lâm sàng ( đã trình bày trong chương thăm khám khớpvai), đặc biệt là các test giúp chẩn đoán phân biệt
- Quan sát đánh giá vai bên tổn thương từ phía trước, sau, bên ngoài
- Khám sự teo cơ vùng vai, tính đối xứng, tư thế xương vai
- Khám sờ nắn các vị trí khác vùng khớp vai như khớp cùng vai đòn, mỏm
Trang 39- Khám tầm vận động chủ động và thụ động: dạng- khép, đưa ra trước –sau, xoay trong – xoay ngoài.
- Sự hạn chế vận động có thể là dấu hiệu gợi ý tổn thương chóp xoay, xơdính bao khớp hoặc thoái hóa khớp vai
- Đánh giá các test kiểm tra cơ delta, dưới vai, trên gai, dưới gai, tròn bé,nhị đầu
- Đánh giá sự ổn định của khớp và chóp xoay: teo cơ, xương vai, yếu cơvới test kiểm tra sức mạnh cơ, đau khi vận động
- Test cơ dưới vai: lift off test, belly press test
- Dấu hiệu hẹp khoang : Hawkins test, neer test
- Kiêm tra sụn viền: load shift, apprehension test hoặc crank test, O’Brientest
- Mất vững khớp vai đa hướng: tìm kiếm sự lỏng khớp xuống phía dướihoặc các hướng khác
2 Chuẩn bị hồ sơ và chẩn đoán hình ảnh
+ X-quang: phim chụp x- quang cơ bản thẳng và trong 1 số bệnh lý đặc biệt
có tư thế chụp X- quang riêng
+ Cộng hưởng từ (MRI):có giá trị cáo trong chuẩn đoán xác định vì độ nhạy
và độ đặc hiệu cao
3 Tư thế bệnh nhân
+ Người bệnh ở tư thế nửa ngồi (tư thế beach chair): Vai bên phẫu thuậtđược đặt ra mép bàn mổ, tay người bệnh để dọc thân mình Gấp bàn mổ lại khoảng45- 60 độ sao cho người bệnh trong tư thế nửa nằm nửa ngồi; Phẫu thuật viên đứngcùng bên với vai bên phẫu thuật
+ Tư thế nằm nghiêng: Vai bên phẫu thuật hơi ngả ra sau khoảng 30 độ.Tay bên phẫu thuật được kéo bởi hệ thống khung kéo ở tư thế khớp vai dạngkhoảng 45 độ đưa ra trước khoảng 15 độ
Trang 40II DỤNG CỤ MỔ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP VAI
Hình 1: Hệ thống giàn nội soi khớp
1.Giàn máy nội soi, màn hình, dây nguồn sáng
2 Hệ thống bơm nửa áp lực và hệ thông máy hút
Hình 2: Camera 30 độ, 4,8 mmx 152mm
3 Camera 30 độ,70 độ