1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn pháp luật về mua bán sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới phân tích nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Nội Dung Rà Soát Pháp Lý Trong Giao Dịch Mua Bán, Sáp Nhập Doanh Nghiệp Xuyên Biên Giới Tại Việt Nam
Tác giả Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Về Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp Xuyên Biên Giới
Thể loại bài thi
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 613,62 KB

Nội dung

Khái quát về rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới Rà soát pháp lý hay còn gọi là thẩm định/ soát xét pháp lý Legal due diligence – LDD là quá

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC

HỌC PHẦN MÔN: PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN SÁP NHẬP

DOANH NGHIỆP XUYÊN BIÊN GIỚI

ĐỀ SỐ 1:

1 Phân tích nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

2 Xây dựng 01 tình huống hoặc sưu tầm 01 vụ việc thực tiễn về giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện tối thiểu 03 loại nội dung rà soát pháp lý Phân tích làm rõ những vấn đề cần lưu ý trong tình huống/vụ việc thực tiễn này

Hà Nội, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Phân tích nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam 1

1.1 Khái quát về rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới 1

1.2 Các nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam 2

1.2.1 Phạm vi rà soát 2

1.2.2 Các vấn đề quan trọng thường được rà soát 3

a Thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý 3

b Vốn góp và cơ cấu sở hữu 3

c Ngành nghề kinh doanh 3

d Giấy phép con và điều kiện kinh doanh chuyên ngành 4

e Hợp đồng quan trọng 4

f Tài sản và các khoản vay 5

g Quyền sở hữu trí tuệ 5

2 Xây dựng 01 tình huống hoặc sưu tầm 01 vụ việc thực tiễn về giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện tối thiểu 03 loại nội dung rà soát pháp lý Phân tích làm rõ những vấn đề cần lưu ý đối với hợp đồng trong tình huống/ vụ việc thực tiễn này 6

2.1 Xây dựng 01 tình huống về giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam 6

2.2 Phân tích làm rõ những vấn đề cần lưu ý đối với hợp đồng trong tình huống này 6

2.2.1 Về ngành nghề kinh doanh và giấy phép con 6

2.2.2 Về quyền vốn góp và cơ cấu sở hữu 8

2.2.3 Về quyền sở hữu trí tuệ 8

Trang 3

2.2.4 Về tài sản và các khoản vay 9

KẾT LUẬN 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

nghiệp xuyên biên giới

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay, nhu cầu về giao dịch mua bán và sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam ngày càng tăng cao và phát triển mạnh mẽ Biến động của thị trường và những thay đổi chóng mặt của nền kinh tế cũng khiến cho các giao dịch M&A ngày càng trở nên phức tạp hơn với các phương thức ngày càng linh hoạt, đòi hỏi những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về pháp lý, tài chính và quản lý vận hành Thời gian qua, do các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện soát xét pháp lý chưa đánh giá đúng mức những rủi ro trong giao dịch M&A để có một chiến lược đúng đắn, cùng với đó, pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A vẫn còn những hạn chế, khiến việc thực hiện các giao dịch này gặp nhiều khó khăn, từ đó cho thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng và đầy đủ quy trình này Bằng những kiến thức của môn học Pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới, em xin chọn để tài số 01 để phân tích và tìm hiểu kĩ hơn về các nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch M&A tại Việt Nam

NỘI DUNG

1 Phân tích nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

1.1 Khái quát về rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới

Rà soát pháp lý hay còn gọi là thẩm định/ soát xét pháp lý (Legal due diligence – LDD) là quá trình bên mua (luật sư của bên mua) thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, rà soát và đánh giá thông tin về công ty mục tiêu để chỉ ra các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến giao dịch M&A và đưa ra các tư vấn phù hợp liên quan tới giao dịch Về

cơ bản, thẩm định chi tiết là quá trình tìm hiểu kỹ càng và đảm bảo bên mua đang mua đúng cái mà họ muốn.1

Việc rà soát pháp lý giúp bên mua xác định được những vấn đề cơ bản như: tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu, điều kiện để tiến hành thương vụ mua bán, giá trị của thương vụ là bao nhiêu để tổng hợp và đưa ra quyết định có nên tiếp tục mua hay không Rà soát pháp lý là vô cùng cần thiết, bởi sau khi tìm hiểu về công ty định mua, bên mua có thể nhận thấy sự khác biệt trên thực tế so với những ấn tượng ban đầu, từ đó có thể dẫn đến việc thay đổi một số điều khoản trong hợp đồng, hoặc thậm chí là thay đổi cả thương vụ mua bán

1 Michael e S Frankel (2021), M&A cơ bản, NXB Tri thức, Hà Nội, tr.221

Trang 6

Tuy nhiên, hoạt động rà soát pháp lý có hiệu quả không đồng nghĩa với việc bên mua phải xem xét lại mỗi phần trong công ty mục tiêu, mà đúng hơn là phải xác định những vấn đề thực sự quan trọng trong thương vụ M&A và tập trung nhiều hơn vào những vấn đề đó

Quy trình thực hiện LDD thông thường bao gồm năm bước: chuẩn bị bản yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu; tập hợp tài liệu, phỏng vấn tìm kiếm thêm tài liệu; kiểm tra nghiên cứu tài liệu; lập báo cáo rà soát pháp lý Trong giai đoạn đầu khi chưa có nhiều hiểu biết về công ty mục tiêu, bước đầu tiên trong quy trình thường rộng và bao quát các trường hợp, sau đó các vấn đề sẽ càng cụ thể và sát sườn hơn.2 Bên cạnh đó, khi thực hiện LDD cần lưu ý trong bước tập hợp dữ liệu về hình thức thông tin và tài liệu được giao (bằng văn bản, dạng điện tử, dữ liệu ảo) Trước khi tiến hành bước kiểm tra nghiên cứu, bên mua có thể chủ động tìm kiếm thêm các thông tin ngoài các thông tin được bên bán cung cấp Cuối cùng là bước lập báo cáo rà soát, đây là bước quan trọng, then chốt trong quy trình thể hiện kết quả của cả bốn bước trước đó và thường được bên mua đặt trong một thời hạn nhất định, ở Việt Nam, thời gian này là trong khoảng ba tháng

1.2 Các nội dung rà soát pháp lý trong giao dịch mua bán, sáp nhập, doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

1.2.1 Phạm vi rà soát

Thông thường bên mua sẽ nghiên cứu công ty mục tiêu về các khía cạnh quan trọng, từ việc thành lập, quản lý công ty; các giấy phép cần thiết; sự tuân thủ pháp luật chuyên ngành; các tài sản đang có; quyền sở hữu trí tuệ; cho tới sự tuân thủ của công ty đối với pháp luật về môi trường, phòng cháy chữa cháy, chống hối lộ, 3 Việc xác định phạm vi ảnh hưởng bởi các yếu tố chính: nhu cầu của bên mua, cấu trúc của giao dịch và đặc thù kinh doanh của công ty mục tiêu Thứ nhất, về nhu cầu bên mua, điều này liên quan đến giá trị của giao dịch, mối quan hệ với bên thứ ba, chi phí và thời gian thực hiện

rà soát Thứ hai, về cấu trúc của giao dịch là giao dịch mua tài sản hay mua cổ phần Vấn

đề rà soát pháp cần tập trung trong giao dịch mua tài sản là quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản cần mua, sự cần thiết xin chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, sự tham gia của bên thứ ba liên quan đến quá trình chuyển nhượng tài sản Bên cạnh đó, đối với giao dịch mua cổ phần thì phải đánh giá về các trách nhiệm tiềm ẩn của công ty mục tiêu Thứ

ba, về yếu tố đặc thù kinh doanh, bên mua cần tìm hiểu về tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, các giấy phép cần thiết để kinh doanh của công ty mục tiêu để đưa ra phương hướng rà

2 Trương Hữu Ngữ (2023), Pháp lý M&A căn bản, NXB Công thương, Hà Nội, tr 61

3 Trương Hữu Ngữ, tldd 2, tr.64

Trang 7

soát hợp lý Việc nắm bắt được các yếu tố này sẽ giúp bên mua điều chỉnh phạm vi thực hiện LDD một cách có hiệu quả hơn

1.2.2 Các vấn đề quan trọng thường được rà soát

a Thành lập và cơ cấu tổ chức quản lý

Vấn đề trước hết là xác định liệu việc thành lập và hoạt động của công ty có hợp pháp không, đồng thời phải kiểm tra về mô hình quản lý tổ chức công ty, vai trò, quyền hạn của từng cơ quan quản lý, nhân sự điều hành công ty Để xác định được những vấn đề này, cần kiểm tra về: Giấy phép thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh; điều lệ công ty; sơ đồ tổ chức công ty; danh sách nhân sự chủ chốt… dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam như luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh Trong quá trình kiểm tra rà soát, bên mua sẽ nhận thấy những vấn đề pháp lý thường gặp như: công ty mục tiêu không đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền; không lập đủ các cơ quan quản lý mà pháp luật quy định; người đại diện theo pháp luật của công ty không cư trú tại Việt Nam; công ty được hình thành từ việc chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp có thể sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với công ty cũ

b Vốn góp và cơ cấu sở hữu

Vốn góp và cơ cấu sở hữu cũng là một vấn đề hết sức quan trọng khi rà soát một doanh nghiệp mục tiêu Bên mua cần phải biết được mức vốn đăng ký của doanh nghiệp, mức vốn thực tế đã góp, loại tài sản góp vốn (động sản, bất động sản ), cơ cấu vốn và tỉ

lệ sở hữu giữa các cổ đông Thông thường, vốn góp và cơ cấu sở hữu vốn góp của một doanh nghiệp được thể hiện ở các tài liệu như: báo cáo tài chính, chứng từ chứng minh góp vốn, sổ đăng kí cổ đông, giấy chứng nhận góp vốn, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, xác nhận thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh… Vì vậy, để thẩm định

có hiệu quả về vấn đề vốn góp của doanh nghiệp, bên mua cần nắm được những loại giấy

tờ này Bên cạnh đó, bên mua có thể sẽ gặp phải những vấn đề pháp lý phát hiện trong quá trình rà soát như: cổ đông chưa góp đủ vốn đã đăng ký, công ty không phát hành giấy các loại giấy tờ chứng minh cổ đông, cổ đông nhờ người đứng tên hộ…Việc rà soát giúp bên mua phát hiện kịp thời những rủi ro trước khi thực hiện giao dịch mua bán, sáp nhập,

từ đó có thể đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết phù hợp cho cả hai bên

c Ngành nghề kinh doanh

Rà soát liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu là việc không thể thiếu khi bên mua thực hiện LDD Ở vấn đề này, bên bán phải xác định ngành nghề chính thức, thực tế và doanh thu từ ngành nghề này đối với công ty bán; ngành nghề

có thuộc nhóm có điều kiện hay không và nếu có thì điều kiện đó là gì, đặc biệt là những

Trang 8

điều kiện với NĐT nước ngoài; ngành nghề có cần giấy phép con không; các loại hợp đồng quan trọng với ngành nghề trên Từ đó, có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý tiêu biểu như: công ty mục tiêu kinh doanh không đúng ngành nghề kinh doanh đã đăng ký; không đáp ứng đủ điều kiện đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, NĐT nước ngoài không đáp ứng được điều kiện để mua cổ phần…Các tài liệu cần kiểm tra cơ bản cũng tương tự như rà soát vốn góp, bên cạnh đó cần lưu ý thêm về các hợp đồng thương mại của công ty, bởi, hoạt động trên thực tế của công ty thể hiện rất rõ về ngành nghề kinh doanh của công ty đó

d Giấy phép con và điều kiện kinh doanh chuyên ngành

Như đã nêu trên, việc thực hiện rà soát về ngành nghề kinh doanh bao gồm việc bên mua phải xác định được ngành nghề kinh doanh của công ty mục tiêu có đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện hay không và tài liệu để kiểm soát vấn đề này là giấy phép con Pháp luật Việt Nam quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng Doanh nghiệp được quyền kinh doanh trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng đủ điều kiện và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong quá trình hoạt động kinh doanh Giấy phép con được hiểu là loại giấy tờ có giá trị pháp lý, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép con có thể được sử dụng để chứng minh cho việc cá nhân, tổ chức đủ điều kiện kinh doanh một hoặc một số ngành nghề có điều kiện Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật đầu tư 2020, giấy phép con sẽ được cấp dưới các hình thức sau: giấy phép, giấy chứng nhận; chứng chỉ…Vì vậy bên bán cũng cần nắm được những nội dung này để tiến hành thẩm định pháp lý Trong quá trình thực hiện LDD, bên mua cần lưu ý trước những vấn đề thường gặp như: công ty mục tiêu không đủ giấy phép con, hoặc giấy phép sắp hết hạn, thậm chí là việc công ty vi phạm pháp luật chuyên ngành…

e Hợp đồng quan trọng

Việc xác nhận các hợp đồng được ký kết có phù hợp với quy định của pháp luật hoặc có phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty hay không và việc xác định các ràng buộc, rủi ro có thể có sau khi mua là những vấn đề quan trọng thường được soát xét Bên mua có thể tìm hiểu nội dung này qua các hợp đồng có giá trị cao; hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư, thỏa thuận cổ đông ; hợp đồng với đối tác lớn; hợp đồng phục vụ kinh doanh cốt lõi, hợp đồng mẫu phục vụ hoạt động kinh doanh /Vấn đề về hợp đồng thường được bên mua đặc biệt quan tâm, bởi trong quá trình rà soát thường phát sinh những vấn đề pháp lí có thể mang tính rủi ro như hợp đồng có điều khoản cho phép bên

Trang 9

kia chấm dứt hoặc khiến cho công ty phải trả theo hợp đồng trở nên đến hạn sớm nếu có

sự thay đổi về kiểm soát; hợp đồng sắp hết hạn, hợp đồng có điều khoản hạn chế hoạt động kinh doanh hoặc định đoạt tài sản của công ty mục tiêu; hợp đồng có khả năng bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ; và đặc biệt là hợp đồng có điều khoản trái quy định của pháp luật… Những vấn đề đó đều có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực thậm chí ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của giao dịch M&A

f Tài sản và các khoản vay

Để có thể cân nhắc và xác định được giá mua, bên mua cần thiết phải kiểm tra các tài sản và các khoản vay của công ty mục tiêu Các tài sản có giá trị cao, tài sản mua trả chậm, tài sản thuê mượn, tài sản cầm cố thế chấp; các khoản vay có đảm bảo, các khoản vay chưa đăng kí… đều có khả năng ảnh hưởng đến giao dịch M&A và rất cần được tập trung rà soát Về tài sản, bên mua cần kiểm tra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay

sử dụng, các hợp đồng mua bán, thuê mượn tài sản, hợp đồng cầm cố thế chấp, bảng khấu hao tài sản và cần quan tâm đến vấn đề quyền sở hữu, định đoạt tài sản của doanh nghiệp

có thể bị hạn chế khi trở thành một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau thương vụ M&A Về các khoản vay, tương tự như các tài sản, cần phải tìm các hợp đồng vay, cầm cố, thế chấp, các giấy tờ chứng minh khoản vay và các quyết định nội bộ liên quan đến các khoản vay Các vấn đề pháp lý liên quan đến các khoản vay sẽ tương đối phức tạp, bao gồm việc công ty mục tiêu chưa đăng kí khoản vay nước ngoài với cơ quan

có thẩm quyền, hoặc công ty vay nợ khi chưa góp đủ vốn điều lệ nên lãi vay không được coi là chi phí hợp lí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó dẫn tới những bất lợi cho bên mua Có thể nói, tài sản và các khoản vay có thể cho thấy một phần tiềm lực và khả năng phát triển của công ty mục tiêu sau khi thực hiện giao dịch M&A, chính vì vậy bên mua không thể không cân nhắc kĩ lượng về nội dung rà soát này

g Quyền sở hữu trí tuệ

Trong xu thế mở cửa thị trường và mở rộng cạnh tranh như hiện nay, việc đảm bảo

về quyền SHTT cho tài sản ngày càng được chú trọng hơn Chính vì thế, khi bên mua tiến hành LDD trong giao dịch M&A cũng cần gắn liền với việc xác định các tài sản cần đăng

ký SHTT, các bên đang được cho phép sử dụng tài sản SHTT, các nghĩa vụ về SHTT liên quan khác…Để làm rõ điều này, các nội dung kiểm tra phải bao gồm giấy chứng nhận quyền SHTT, hợp đồng chuyển giao, li - xăng, quyết định nội bộ về sáng tác và bảo hộ tác phẩm Việc rà soát có thể giúp phát hiện các vấn đề pháp lý như công ty chưa đăng kí nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế; hay công ty đã đăng kí nhưng thời gian bảo

hộ sắp hết, thậm chí là văn bằng bảo hộ không trùng khớp với thông tín hiện tại sử dụng

Từ những vấn đề đó, cả bên mua và bên bán có thể tìm ra hướng thương lượng, giải quyết

Trang 10

để giao dịch M&A có thể diễn ra một cách thuận lợi và giảm thiểu rủi ro, tránh được các tranh chấp về SHTT với bên thứ ba

2 Xây dựng 01 tình huống hoặc sưu tầm 01 vụ việc thực tiễn về giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam thực hiện tối thiểu 03 loại nội dung rà soát pháp lý Phân tích làm rõ những vấn đề cần lưu ý đối với hợp đồng trong tình huống/ vụ việc thực tiễn này

2.1 Xây dựng 01 tình huống về giao dịch mua bán, sáp nhập doanh nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam

Năm 2022, công ty M (Singapore) chuyên sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng

và hệ thống trung tâm thương mại tại Việt Nam đã tìm hiểu và muốn mua lại 51% cổ phần của một công ty cổ phần giải trí C (Việt Nam) chuyên kinh doanh các cụm rạp chiếu phim lớn nhất tại Việt Nam Qua tìm hiểu, công ty M nhận thấy công ty C đã được đăng

kí nhãn hiệu C từ năm 2012 và có đội ngũ truyền thông quảng bá hình ảnh rất tốt và đã từng hợp tác với nhiều bên và mang lại hiệu ứng rất tích cực Tầm nhìn của công ty M là đưa các cụm rạp của công ty C vào các trung tâm thương mại trong hệ thống của mình và độc quyền một số ưu đãi đối với khách hàng khi đến các rạp tại những trung tâm thương mại của công ty M và mua một số loại hàng tiêu dùng do họ sản xuất Tuy nhiên trong quá trình đánh giá về công ty mục tiêu C, công ty M nhận ra công ty C đã từng vướng phải rất nhiều rắc rối về vấn đề những bộ phim đang nổi tiếng được chiếu tại các cụm rạp

bị quay chụp và cắt ghép để đăng tải trái phép lên mạng Mặc dù hiện tượng này đã xảy ra

từ lâu tuy nhiên vẫn chưa được công ty C giải quyết triệt để và còn có một số ý kiến cho rằng đây là chiêu trò quảng bá của công ty Bên cạnh đó, trong những cuộc làm việc của hai bên, công ty C cũng được M yêu cầu cung cấp một số tài liệu cho biết họ đang thuê mặt bằng và cơ sở vật chất để kinh doanh rạp ở các trung tâm thương mại khác không trong hệ thống của công ty M và chưa đến thời hạn kết thúc hợp đồng và có một khoản vay có tài sản đảm bảo chưa quá hạn với một công ty sản xuất phim nước ngoài

2.2 Phân tích làm rõ những vấn đề cần lưu ý đối với hợp đồng trong tình huống này

2.2.1 Về ngành nghề kinh doanh và giấy phép con

Vấn đề trước hết trong tình huống này chính là ngành nghề kinh doanh của công ty mục tiêu C mà công ty có ý định có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không

Ở đây, thời điểm thực hiện giao dịch M&A là năm 2022, lúc này Luật đầu tư 2020 đã có hiệu lực nên ngành nghề kinh doanh của công ty C vẫn được xếp vào mục 192 “Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim” của phụ lục IV Luật đầu tư 2020 quy định

Ngày đăng: 13/12/2024, 15:44