Trong bối cảnh nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; sự di dân cơ học từ các vùng nông thôn về các đô thị trong khi vẫn giữ thói quen, văn hoá của vùng nông thôn; sự ứng xử giữa con người với nhau cũng có những biến động so với trước đây; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn có những kẽ hỡ, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện; khoảng cách của phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hình tham nhũng, lãng phí khiến một số người giàu lên nhanh chóng cũng như những tác động từ mặt trái của chính sách thu hút FDI nhằm tăng trưởng GDP ở một số địa phương dẫn đến mâu thuẫn giữa những người bị thu hồi đất với nhà đầu tư, chính quyền gây nên những bức xúc trong xã hội, tạo ra các vụ khiếu kiện đông người rất phức tạp… dẫn đến vi phạm pháp luật, phạm tội.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
-ooo -TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Chủ đề: Các giải pháp phòng ngừa tội phạm, rút ra ý nghĩa thực tiễn, liên hệ trách nhiệm sinh viên Giảng viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Lớp :
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Khái niệm 2
1.1 Tội phạm 2
1.2 Tệ nạn xã hội 3
1.3 Nguyên Nhân 3
1.4 Ảnh hưởng 3
2 Nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm và mối quan hệ giữa các nội dung đó 4
2.1 Nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm 4
2.1.1 Khái niệm 4
2.1.2 nội dung công tác phòng ngừa 5
2.2 Mối quan hệ của nội dung phòng ngừa tội phạm 5
2.3 Tình hình phòng ngừa tội phạm của nước ta trong thời gian qua 6
3 Ý nghĩa thực tiễn của phòng ngừa tội phạm 11
4 Phương pháp và các giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội 12
5 Trách nhiệm của sinh viên trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội 13
KẾT LUẬN 15
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế thì cũng làm xuất hiện những vấn đề tiêu cực trong xã hội, đó là sự thay đổi lối sống với việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã hội; đạo đức xã hội có nhiều sự biến đổi nhanh chóng; sự di dân cơ học từ các vùng nông thôn về các đô thị trong khi vẫn giữ thói quen, văn hoá của vùng nông thôn; sự ứng xử giữa con người với nhau cũng có những biến động so với trước đây; công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn có những kẽ hỡ, hệ thống pháp luật vẫn đang trong quá trình hoàn thiện; khoảng cách của phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hình tham nhũng, lãng phí khiến một số người giàu lên nhanh chóng cũng như những tác động từ mặt trái của chính sách thu hút FDI nhằm tăng trưởng GDP ở một số địa phương dẫn đến mâu thuẫn giữa những người bị thu hồi đất với nhà đầu tư, chính quyền gây nên những bức xúc trong xã hội, tạo ra các vụ khiếu kiện đông người rất phức tạp… dẫn đến vi phạm pháp luật, phạm tội
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái niệm
1.1 Tội phạm
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
Trang 5hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác."
1.2 Tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mặt đạo đức lối sống trong xã hội
Đó là các nạn mại dâm, nghiện ma túy , cờ bạc , mê tín, tham nhũng , quan liêu
lô đề , cá cược bóng đá … v v Tệ nạn là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm
1.3 Nguyên Nhân
Do nạn thất nghiệp , nghèo đói, lười lao động, thích ăn chơi, đua đòi, bị lôi kéo, tính hiếu kì, hiếu thắng, không có sự giáo dục từ gia đình, giáo dục từ nhà
trường
1.4 Ảnh hưởng
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu đến sức khỏe , tinh thần và đạo đức con người , làm tan vớ hạnh phúc gia đình , rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi Làm mất tư cách của một người công dân , gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tớ hội nhập và phát triển
Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Ma Túy , Mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây truyền HIV/ AIDS Đại dịch thế kỷ
Trang 62 Nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm và mối quan hệ giữa các nội dung đó
2.1 Nội dung của công tác phòng ngừa tội phạm
2.1.1 Khái niệm
Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản tội phạm xảy ra, khắc phục lọai
bỏ nguyên nhân điều kiện
Theo nghĩa rộng, ngòai việc ngăn cản tội phạm xảy ra còn sử dụng các biện pháp để phát hiện xử lý tội phạm kịp thời
* Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội
và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từng bước hội nhập sâu rộng và toàn diện với quốc tế
Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được như thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường do tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng gia tăng, trong đó có những vấn đề mang yếu tố nước ngoài Việc giải quyết hài hoà mối quan hệ “phát triển bền vững - an sinh xã hội - bảo
vệ môi trường” trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, được Chính phủ nêu rõ trong Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 -2011 và tiếp tục được đặt ra trong dự thảo Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X chuẩn bị trình Đại hội lần thứ
11 của Đảng
Trang 7Hiện thực hóa mục tiêu và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Công
an đã có những chỉ đạo kịp thời đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường, trong đó có việc thành lập lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm về môi trường, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác điều tra, xử lý đối với tội phạm môi trường Qua gần 4 năm tổ chức đấu tranh quyết liệt với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đã rút ra được một số vấn đề sau:
2.1.2 nội dung công tác phòng ngừa
· Phòng ngừa xã hội à ( thuyết phục, giáo dục ) lọai trừ khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phạm tội thông qua việc cải thiện quan hệ xã hội, hòan thiện
hệ thống pháp luật để tình hình tội phạm không còn cơ sở để phát sinh phát triển Đây là biện pháp căn cơ, nền tảng, cốt lõi, mang tính chủ động nhưng để tiến hành triệt để thì sẽ đòi hỏi 1 thời gian lâu dài, luôn luôn có độ trễ,
· Phòng ngừa bằng sự cưỡng chế ( mang tính nhà nước ) à được thể hiện qua việc phát hiện và xử lý tội phạm, trọng tâm là các họat động khởi tố, điều tra, xét
xử, thi hành án hình sự ( Ví dụ các biện pháp xử lý hành chính, các trung tâm cai nghiện )
Công tác phòng ngừa là nhằm giáo dục , lối sống đạo đức từ nhỏ
2.2 Mối quan hệ của nội dung phòng ngừa tội phạm
Như chúng ta thấy công tác phòng ngừa tội phạm gồm hai nộ dung chính
Thứ nhất đó là: giáo dục, thuyết phục và thứ hai là cưỡng chế Vậy thì hai nội dung này có mối quan hệ gì với nhau Tuy hai hình thức là khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau bởi nếu một người đã phạm tội mà chúng ta dùng giáo dục, thuyết phục để cải tạo chưa thể đảm bảo rằng người phạm tội sẽ cải tà quy chính
Trang 8Còn nếu chúng ta dùng phương pháp cướng chế không thì cũng không được vì khi các cơ quan chức nằng dùng hoàn toàn biện pháp cưỡng chế vào công tác phòng chống tội phạm thì sẽ điều này sẻ trở nên nghiêm trọng hơn Những tệ nạn có thể nguy hiểm hơn rất nhiều
Chính vì thế tổng hòa của hai biện pháp cũng như phương pháp, công tác phòng chống tệ nạn xã hội là sẽ áp dụng cả hai biện pháp cùng một lúc Như vậy
sẽ làm giảm đi các tệ nạn xã hội trong đời sống hiện nay
2.3 Tình hình phòng ngừa tội phạm của nước ta trong thời gian qua
Qua công tác phòng ngừa, đấu tranh cho thấy còn nhiều vấn đề tiểm ẩn phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia Các thế lực thù địch, phản động tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối và tổ chức các hoạt hoạt động khủng bố, phá hoại; các vụ tranh chấp, khiếu kiện tăng; tình hình an ninh tại các địa bàn chiến lược còn tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bất ổn; vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh trái phép, bảo
vệ bí mật Nhà nước còn diễn ra phức tạp Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành, địa phương tăng cường nắm sát tình hình (nhất là tác động của cạnh tranh nước lớn, tình hình Biển Đông, các đối tác, đối tượng trọng điểm ); đồng thời, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp, ứng xử phù hợp, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa Tiếp tục triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, nhất là bảo đảm an ninh mạng, an ninh kinh tế, an ninh chính trị nội bộ, an ninh xã hội, an ninh tại các địa bàn chiến lược, phòng chống khủng bố, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh phòng chống xuất, nhập cảnh trái phép, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo quy định và không khai báo (IUU) Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của đất nước;
Trang 9đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống đối của các thế lực thù địch, phản động; tích cực giải quyết các vụ khiếu kiện phức tạp, không để hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự (theo số liệu thống kê trong năm 2023 toàn quốc xảy ra 2.515 vụ việc khiếu kiện phức tạp (tăng 612 vụ việc), có 2.112 vụ liên quan đến đất đai chiếm 83,98% Trong đó, phát sinh mới 715 vụ việc; đã giải quyết ổn định 915 vụ việc, tạm ổn định 1.215 vụ việc, còn phức tạp 512 vụ) Khởi tố, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm nghiêm trọng theo quy định của Bộ luật Hình sự Trong đó, đã khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc xảy
ra ngày 11/6/2023 tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, khởi tố 92 bị can về các hành vi liên quan và tổ chức rút kinh nghiệm, triển khai đồng bộ các giải pháp không để xảy ra các vụ việc tương tự
Trước tình hình tội phạm về trật tự xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương liên quan ban hành và triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm kiềm chế sự gia tăng và kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội; tổ chức tấn công, trấn áp quyết liệt các loại tội phạm nổi lên, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để gây án, mua bán người, xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Kịp thời nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với những phương thức, thủ đoạn tội phạm mới nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm Theo số liệu thống kê, trong năm 2023 đã điều tra, khám phá 39.256 vụ phạm tội về trật tự xã hội, đạt tỉ lệ 81,61%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; triệt phá 603 băng, nhóm tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận xã hội đều được khẩn trương điều tra làm rõ
Trang 10Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nổi lên là các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm định an toàn phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản gây bức xúc dư luận;
vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước; vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng; tội phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương, chủ yếu là các sai phạm trong công tác thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và quản lý, sử dụng đất đai với mục đích trục lợi Tội phạm trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, gây thiệt hại tài sản lớn Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm diễn ra phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm Chính phủ đã quán triệt, triển khai, thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội về phòng, chống tội phạm kinh tế, tham nhũng Rà soát, khắc phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, bất động sản, mua sắm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm phương tiện cơ giới, đào tạo, sát hạch lái xe, hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài, hoạt động thương mại điện tử Chủ động nhận diện, phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội mới trong các hoạt động kinh tế Triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong các lĩnh vực với phương châm “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo
Trang 11Tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm xảy ra trên nhiều lĩnh vực, địa bàn, đa dạng về hành vi, như: xả thải vượt quy chuẩn ra môi
trường, vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn thông thường; khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép không có nguồn gốc hợp pháp; vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, khai thác lâm sản trái phép, có dấu hiệu tiếp tay, bao che của cán bộ cơ quan quản lý nhà nước Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước, hoàn thiện thể chế trong công tác quản lý môi trường, tài nguyên,
vệ sinh, an toàn thực phẩm Triển khai thực hiện có hiệu quả cam kết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 Tăng cường phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản, nhất là hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trái phép, vi phạm về bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm Tập trung giải quyết vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, hệ thống thủy lợi Trong năm
2023, đã phát hiện, xử lý 2.110 vụ (nhiều hơn 18,87%), 2.211 tổ chức, cá nhân phạm tội về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; khởi tố 636 vụ, 739 bị can
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian mạng tiếp tục có chiều hướng gia tăng Các hành vi vi phạm chủ yếu là lừa đảo qua mạng gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và thường xuyên thay đổi khó phát hiện, đấu tranh Tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng với số tiền lớn Hoạt động “tín dụng đen”, vay tiền nhanh, vay ngang hàng trên các nền tảng di động và qua mạng diễn ra phức tạp, một số vụ do đối tượng người nước ngoài cầm đầu điều hành các trang mạng, đường dây phạm tội Trước tình hình đó, Chính phủ đã