1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

nghe pho thong

34 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC CHƯƠNG I:HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH I. GIỚI THIỆU 1.Tin học là gì ? -Tin học là ngành khoa học nghiên cứu về việc tổ chức, thu thập, lưu trữ và kết xuất thông tin bằng máy vi tính. Máy vi tính = phần cứng + phần mềm ↓ ↓ Các thiết bị vật lý Các chương trình chạy trên máy tính • Phần mềm có 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. - Phần mềm hệ thống là các chương trình điều khiển máy tính - Phần mềm ứng dụng là các chương trình dùng để khai thác và sử dụng. 2.Lịch sử phát triển của máy tính Máy tính điện tử đầu tiên có tên là ENIAC ra đời ngày 15/01/1946 tại Mỹ . Từ khi ra đời đến nay sự phát triển của máy tính được chia làm 4 thế hệ: Thế hệ thứ nhất (1950-1959): Các máy tính sử dụng đèn điện tử đã được thu nhỏ lại, tiêu thụ ít năng lượng hơn,hoạt động tin cậy. Thế hệ thứ hai (1959-1963): Các máy tính dùng bóng bán dẫn,bộ xử lý trung tâm với các mạch nhanh,tin cậy,bộ nhớ dung lượng lớn làm bằng lõi Pherit. Thế hệ thứ ba (1964-1974): Máy tính dùng mạch tích hợp (IC) nhờ đó mà kích thước vật lý và giá thành giảm.Bộ nhớ bán dẫn bắt đầu được sử dụng nhiều,máy tính có khả năng xử lý song song. Thế hệ thứ tư (1974-nay):Máy tính dùng mạch tích hợp cỡ cực lớn (chứa trên 1000 bóng bán dẫn)gọi là bộ vi xử lý. Máy tính được ráp từ vài mạch tích hợp cỡ cực lớn gồm bộ vi xử lý,bộ nhớ và các mạch giao tiếp vào/ra gọi là máy vi tính. Cùng với các máy tính cá nhân hiện nay còn thịnh hành hai loại máy tính: - Máy tính cực lớn (Mainframe): Có khả năng xử lý dữ liệu cực lớn với tốc độ hàng triệu phép tính/s. Với các siêu máy tính tốc độ hàng tỉ phép tính /giây. - Các máy tính mini (Mini Computer): loại này nhỏ hơn và tốc độ chậm hơn các máy tính lớn, thường dùng làm các máy tính cá nhân. Bao gồm các máy tính để bàn và máy tính xách tay. II.CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÁY TÍNH . Bao gồm 3 thành phần chính: CPU ; Bộ nhớ và các thiết bị xuất/nhập dữ liệu 1.Khối xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) : -Là bộ phận quan trọng nhất của máy tính điện tử.Có nhiệm vụ xử lý,thực hiện và điều khiển mọi hoạt động của máy tính. - CPU được cấu tạo bởi rất nhiều vi mạch điện tử (IC) còn gọi là Chip . Trang 1 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC - Đơn vị đo tốc độ xử lý của CPU: Hz . Tốc độ của CPU cho đến thời điểm đầu năm 2005 là 3.2 GHz - Các ký hiệu thông dụng hiện nay của CPU : Celeron, Pentium 2. Bộ nhớ:(Memory): Dùng để lưu trữ các chương trình và dữ liệu. • Đơn vị đo: Byte 1 KB (KiloByte) = 1024 Byte; 1MB (MegaByte) = 1024 KB 1GB (GigaByte) = 1024 MB • Bao gồm Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. a).Bộ nhớ trong * ROM (Read-Only_Memory): bộ nhớ chỉ đọc. - Là vùng nhớ chứa chương trình khởi động máy,kiểm tra thiết bị và nạp hệ điều hành (do nơi sản xuất máy ghi vào 1 lần duy nhất khi sản xuất máy). - Chỉ cho phép đọc dữ liệu mà không cho phép ghi dữ liệu. - Khi tắt nguồn điện dữ liệu trong ROM không bị mất. * RAM (Random Access Memory): bộ nhớ truy xuất trực tiếp(còn gọi là bộ nhớ biến đổi). - Chứa chương trình và dữ liệu của người sử dụng. - Có thể đọc và ghi dữ liệu lên RAM. - Khi mất điện dữ liệu trong RAM sẽ bị mất. Vì vậy cần phải lưu trữ dữ liệu lên các phương tiện lưu trữ thông tin khác như: đĩa từ, băng từ - Hiện nay RAM thường có các loại: 16MB, 32MB, 64MB, 128MB, 256MB, 512MB, 1GB, 2G, 4G. b).Bộ nhớ ngoài - Lưu trữ chương trình và dữ liệu của người sử dụng trong thời gian dài. - Có thể đọc/ghi dữ liệu thường xuyên,không bị mất dữ liệu khi tắt máy. -Tốc độ truy xuất chậm, thường dùng là đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang. • Đĩa mềm (Floppy Disk): là đĩa tròn làm bằng nhựa có phủ 1 lớp từ tính,bọc trong 1 vỏ bọc hình vuông bằng Plastic.Thông dụng hiện nay là hai loại đĩa kích thước = 3.25 inch dung lượng 1.44MB. − Ưu điểm : Thuận tiện khi trao đổi thông tin,giá thấp − Nhược điểm : Chứa được ít dữ liệu ,tốc độ đọc ghi chậm,dễ hỏng • Đĩa cứng (Hard Disk): bao gồm 1 hoặc nhiều đĩa làm bằng nhôm cứng đặt trong vỏ kim loại dày. Mỗi tầng đĩa có 2 đầu từ ghi/đọc. Trong vỏ kim loại đó có gắn động cơ, đĩa thường gắn cố định trong máy. Các loại đĩa cứng thường dùng hiện nay: 4.3GB,10.2GB,20GB,30GB,40GB − Ưu điểm : Tốc độ đọc/ghi nhanh,khả năng lưu trữ lớn,độ an toàn cao − Nhược điểm : Không thuận tiện khi trao đổi thông tin,giá cao • Đĩa quang : (CD-ROM) . Loại nghe nhạc hàng ngày Trang 2 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC 4,72 inch dung lượng thường dùng 650 MB (72 phút nghe nhạc hay 300.000 trang sách ) • Quy ước đặt tên ổ đĩa : ổ đĩa mềm : A và B ; ổ đĩa cứng : từ C trở đi ; ổ đĩa quang có tên sau cùng. (VD: 1 ổ mềm, 1 ổ cứng thì ổ đĩa quang sẽ có tên là D) 3. Các thiết bị vào /ra : (Devices Input/Output): Chuyển dữ liệu từ bên ngoài vào bên trong máy tính và ngược lại a).Thiết bị nhập cơ bản : Bàn phím – Keyboard được chia làm 4 vùng : - Vùng phím ký tự: bao gồm các chữ cái (A ÷Z) và số (0÷9).các ký hiệu đặc biệt như &, %,? -Vùng phím chức năng : F1 ÷ F12. Đèn báo Phím điều khiển màn hình hiển thị Phím điều khiển trang hiển thị Vùng phím số mở rộng * Con trỏ là một điểm nhấp nháy trên màn hình mà tại đó có thể gõ được ký tự. • Chuột (mouse): có 2 nút trái và phải. Một số thao tác với chuột: − Nháy trái chuột : Nhấn nút trái chuột một lần.Thường dùng để chọn lệnh − Nháy phải chuột: Nhấn nút phải chuột một lần.Thường dùng để mở danh sách các lệnh đối với đối tượng được lựa chọn. − Nháy đúp trái chuột : Nhấn nút trái chuột hai lần liên tiếp (càng nhanh Trang 3 phím di chuyển con trỏ Các phím đặc biệt GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC càng tốt). Thường dùng để khởi động một chương trình. − Rê chuột : Nhấn và giữ nút trái chuột sau đó di chuyển chuột đến vị trí mới rồi nhả ra.Thường dùng để di chuyển 1 đối tượng. Ngoài ra còn có các thiết bị nhập dữ liệu khác như máy quét ảnh (Scaner),đĩa từ b).Thiết bị xuất dữ liệu cơ bản: • Màn hình – Monitor. Màn hình chạy ở hai chế độ: đơn sắc (Monochrome) và màu (Color) Độ phân giải của màn hình: Màn hình được chia thành các dòng và các cột. Tại giao điểm của các dòng, cột có thể thể hiện được 1 điểm ảnh mà hình ảnh là tập hợp của các điểm ảnh cho nên màn hình có độ phân giải càng cao (số điểm ảnh càng nhiều) thì hình ảnh càng rõ nét. • Máy in: (Print). Có 2 loại máy in: in kim và in laser - Máy in kim : độ bền cao hơn nhưng in lâu và ồn - Máy in laser : in nhanh và êm Các loại máy in thường dùng: máy in kim (LQ); máy in Laser (HP,Canon ) III.HỆ ĐIỀU HÀNH MS-DOS Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft - Disk Operating System) là phần mềm khai thác đĩa từ (đĩa cứng hoặc đĩa mềm) rất thông dụng. MS-DOS là sản phẩm nổi tiếng của hãng Microsoft được cài đặt hầu hết trên các máy IBM PC và các máy tương thích. Phiên bản cuối cùng của DOS hiện nay là version 7.0. Tuy nhiên, hệ điều hành MS-DOS version 6.0 - 6.22 vẫn còn được nhiều người tiếp tục sử dụng. Có 3 cách để khởi động máy: · Bật công tắc khởi động khi máy chưa vào điện. · Nhấn nút RESET khi máy đã hoạt động và cần khởi động lại. · Nhấn tổ hợp 3 phím đồng thời là Ctrl-Alt-Del để khởi động lại máy. Sau khi thực thi các lệnh khởi động, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện dấu đợi lệnh (prompt) có dạng: C:\>_ hoặc A:\>_ C hoặc A là tên của ổ đĩa làm việc: C khi khởi động từ đĩa cứng và A là từ đĩa mềm. Bộ ký tự :\> là qui ước dấu đợi lệnh của DOS, qui ước này có thể thay đổi. Ðiểm nháy sáng _ gọi là con trỏ (cursor) cho ta biết điểm làm việc hiện tại trên màn hình. Các ký tự gõ trên bàn phím sẽ hiện ra tại vị trí con trỏ. Trang 4 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC * Một số qui ước gọi lệnh trong DOS drive : ổ đĩa path đường dẫn bao gồm thư mục cha, các thư mục con kế tiếp filename tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng directory thư mục sub-dir thư mục con (sub directory) <tên> nội dung câu lệnh bắt buộc cần có [<tên>] nội dung câu lệnh trong dấu [ ] có thể có hoặc không Dấu Enter, ra lệnh thực hiện lệnh của DOS Ghi chú: Ta có thể đánh tên lệnh và dấu /? để nhận được hướng dẫn (HELP) các chi tiết sau lệnh. Ví dụ C:\>DIR /? , DOS sẽ chỉ dẫn về lệnh DIR trên màn hình. BÀI 2: TẬP TIN VÀ THƯ MỤC I. TẬP TIN (FILE). Khái niệm: Tập tin là nơi lưu trữ thông tin bao gồm chương trình, dữ liệu, văn bản, Mỗi tập tin có một tên riêng phân biệt. Tên tập tin thường có 2 phần: phần tên (name) và phần mở rộng (extension). Phần tên là bắt buộc phải có của một tập tin, còn phần mở rộng thì có thể có hoặc không. - Phần tên là một dãy có từ 1 đến tối đa 8 ký tự có thể là: các ký tự chữ từ A đến Z, các chữ số từ 0 đến 9, các ký tự khác như #, $, %, ~, ^, @, (, ), !, _ - Phần mở rộng có từ 0 đến tối đa 3 ký tự trong số các ký tự nêu ở trên. - Giữa phần tên và phần mở rộng có một dấu chấm (.) ngăn cách. * Tên tập tin không chấp nhận các trường hợp sau: - Có khoảng trống trong tên file - Trùng tên với các lệnh của DOS và lệnh điều khiển thiết bị: CON, PRN, - Có chứa các ký tự như ., ?, *, :, >, <, /, \, [, ], +, ;, * Phần mở rộng có thể được xem gần như họ trong tên người. Ta có thể căn cứ vào phần mở rộng để xác định kiểu của file: · COM, EXE, BAT : Các file khả thi và lệnh bó chạy trực tiếp được trên MS-DOS Trang 5 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC · TXT, DOC, : Các file văn bản · PAS, BAS, : Các file chương trình PASCAL, BASIC, · WK1, XLS, : Các file chương trình bảng tính LOTUS, EXCEL · DBF, DAT, : Các file dữ liệu * Các ký tự đặc biệt trên file: DOS dùng các ký tự sao (*) và chấm hỏi (?) để mô tả một tập hợp file. Ý nghĩa như sau: · Dấu * dùng để đại diện cho một chuỗi ký tự bất kỳ và thay cho phần còn lại của tên file hoặc phần mở rộng của file tại vị trí nó xuất hiện trở về sau. · Dấu ? dùng để đại diện cho một ký tự bất kỳ tại vị trí nó xuất hiện. Ví dụ 4.2: Trong đĩa của bạn có các tập tin: BAOCAO1.TXT, BAOCAO2.TXT, VANBAN.TXT, VANCAO#.THO, SOLIEU.DAT + Ký hiệu BAOCAO?.* đại diện cho các tập tin BAOCAO1.TXT, BAOCAO2.TXT + Ký hiệu *.TXT đại diện cho BAOCAO1.TXT, BAOCAO2.TXT, VANBAN.TXT + Ký hiệu ???CAO?.* đại diện cho BAOCAO1.TXT, BAOCAO2.TXT, VANCAO#.THO + Ký hiệu *.* hoặc duy nhất một dấu chấm . đại diện cho tất cả các tập tin trên đĩa II. THƯ MỤC (DIRECTORY). Khái niệm: Thư mục là nơi cất giữ các tập tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng. Ðây là biện pháp giúp ta quản lý được tập tin, dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần truy xuất. Các tập tin có liên quan với nhau có thể được xếp trong cùng một thư mục. Bản thân mỗi đĩa mang một thư mục chung gọi là thư mục gốc (root directory). Thư mục gốc không có tên riêng và được ký hiệu là \ (dấu xổ phải: backslash). Dưới mỗi thư mục gốc có các file trực thuộc và các thư mục con (sub- directory). Trong các thư mục con cũng có các file trực thuộc và thư mục con của nó. Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục cha (parent directory). Thư mục đang làm việc gọi là thư mục hiện hành (current directory). Trang 6 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC Ta có thể diễn tả cấu trúc thư mục và file chứa trong nó qua hình ảnh cây thư mục (directory tree). Ví dụ trên đĩa C, ta có 2 thư mục con của thư mục gốc là VANBAN và PASCAL III. ĐƯỜNG DẪN (PATH). Khái niệm: Ðường dẫn là lệnh chỉ dẫn lộ trình cho phép ta từ thư mục bất kỳ có thể đến trực tiếp thư mục cần truy xuất. Có 2 loại đường dẫn có thể sử dụng trong MS - DOS là: đường dẫn (path) và tên đường dẫn (pathname). Ðường dẫn một dãy các thư mục bắt đầu từ thư mục gốc đến các thư mục con và nối tiếp nhau bởi dấu \, thư mục đứng sau là con của thư mục đứng trước. Nói cách khác, đường dẫn dùng để chỉ định thư mục cần đến. Cú pháp Ðường dẫn: path [drive:][\directory][\sub-dir ] Ví dụ 4.3: C:\>path PASCAL\MAIN Tên đường dẫn tương tự như đường dẫn nhưng kết thúc bằng tên file ở cuối cùng là. Ðường dẫn kết thúc bằng tên file cần truy xuất. Cú pháp Tên đường dẫn: path[drive:][\directory][\sub-dir ]<\filename> Ví dụ 4.4: C:\>path C:\PASCAL\MAIN\TURBO.EXE IV. CÁC LỆNH VỀ TẬP TIN VÀ THƯ MỤC. 1: Các lệnh về tập tin: a) Tạo tập tin: COPY CON Cú pháp : COPY CON [Drive][Path]<tên tập tin> - Gõ nội dung của tập tin - Kết thúc lưu nội dung nhấn F6 hoặc Ctrl +Z - Nếu không ghi nội dung lại nhấn Ctrl +C Ví dụ : COPY CON C:\LOP A\WORD\ Chuc.txt Chuc cac ban hoc tot Ctrl + Z hoặc F6 Chú ý : Xem lại nội dung vừa tạo COPY <tên tập tin> CON b) Xem nôi dung tập tin: TYPE Cú pháp : TYPE [Drive][Path]<tên tập tin> Hiển thị nội dung tập tin trên màn hình. Ví dụ : C:\TYPE C:\LOP A\WORD\chuc.txt Xem nội dung tập tin chuc.txt trong thư mục WORD của cây thư mục LOP A v Muốn kết xuất nội dung của tập tin này sang 1 tập tin khác ta dùng Cú pháp : TYPE [Drive][Path]<tên 1>>[Drive][Path]<tên 2> Trang 7 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC Ví dụ : Chuyển nội dung của tập tin chuc.txt trong thư WORD của cây thư mục LOP A vào tập tin chucmung.txt của thư mục EXCEL trong cùng cây thư mục. TYPE C:\LOP A\WORD\chuc.txt >C:\LOP A\EXCEL\chucmung.txt c) Đổi tên tập tin: REN Cú pháp : REN [Drive][Path]<tên cũ> <tên mới> Công dụng : cho phép đổi tên tập tin lưu trên đĩa Ví dụ : Đổi tên tập tin chuc.txt trong thư mục WORD thành tập tin chucmung.txt. REN C:\LOP A\chuc.txt chucmung.txt Chú ý : tên tập tin mới không có đường dẫn d) Xóa tập tin: DEL Cú pháp : DEL <tên tập tin> hoặc <tên thư mục> Cho phép xóa 1 hoặc nhiều tập tin trong thư mục chỉ ra. - Nếu là <tên tập tin> : xóa tập tin có tên chỉ ra . - Nếu là <tên thư mục> : xóa tất cả các tập tin trong thư mục chỉ ra. Dos sẻ yêu cầu bạn quyết định bằng câu "Are you sure <Y/N>". Nếu bạn gỏ vào Y, các tập tin sẽ bị xoá hết trong thư mục đó. Còn nếu N sẽ bỏ qua lệnh vừa nhập. Ví dụ : Xóa tập tin chuc.txt trong thư mục MS DOS DEL C:\LOP A\THCB\MSDOS\chuc.txt 2-Các lệnh về thư mục: a) Tạo thư mục: MD : là lệnh dùng để tạo thư mục . Cú pháp : MD [Drive][path][tên thư mục] Drive : tên ổ đĩa Path : đường dẫn Ví dụ : hãy tạo một thư mục có tên của bạn ở ổ đĩa C . C:\MD tên 3. Xóa thư mục: RD: Cú pháp : RD <tên thư mục> Công dụng : cho phép xóa 1 thư mục con Muốn xóa 1 thư mục thì thư mục đó phải : - Là thư mục rỗng (không chứa thư mục con hoặc file). - Không phải là thư mục hiện hành Trang 8 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC BÀI 3. LỆNH NỘI TRÚ – NGOẠI TRÚ I. LỆNH NỘI TRÚ (INTERNAL COMMAND) Khái niệm: Lệnh nội trú là những lệnh nằm thường trực trong bộ nhớ máy khi đã được khởi động và sẵn sàng thực hiện lệnh khi ta gọi đến. Lệnh nội trú nằm trong phần khởi động của MS-DOS chứa trong các file COMMAND.COM, IO.SYS và MSDOS.SYS. + Tập tin COMMAND.COM là tập tin quan trọng nhất, có nhiệm vụ thông dịch lệnh và xử lý các lệnh nội trú. Khi khởi động máy, COMMAND.COM được nạp vào bộ nhớ RAM. Khi nhận được lệnh từ bàn phím, tập tin này sẽ nhận diện và điều khiển việc thi hành các lệnh từ người sử dụng. + Hai tập tin IO.SYS và MSDOS.SYS là hai tập tin ẩn, nó cũng được nạp vào RAM khi khởi động máy. Chúng có nhiệm vụ quản lý và điều khiển các thiết bị ngoại vi và các tập tin trên đĩa. Tập lệnh nội trú gồm các lệnh chính thường dùng như: · Các lệnh liên quan đến thư mục: DIR, CD, COPY, MD, RD, PATH, TREE, · Các lệnh liên quan đến file: TYPE, DEL, COPY, REN, · Các lệnh thời gian: TIME, DATE · Các lệnh khác: PROMPT, CLS, VER, VOL, 1. Chuyển thư mục (CD) : Cú pháp : CD [<tên thư mục>] Công dụng : cho phép thay đổi thư mục hiện hành của ổ đĩa chỉ ra. - Đại diện cho thư mục hiện hành . - Đại diện cho thư mục cấp cao hơn kế cạnh . Nếu muốn chuyển sang ổ đĩa khác tại ổ đĩa gốc gõ tên ổ đĩa khác . Ví dụ : C:\> D : \ : đại diện cho thư mục gốc Ví dụ : CD HOCTAP\WORD : chuyển vào thư mục WORD hiện hành. 2. Xem nội dung thư mục (DIR): Cú pháp : DIR [<tên thư mục>] [option] /P : dừng lại từng trang màn hình . /W : liệt kê dạng hàng ngang không đầy đủ /a : liệt kê tập tin mang đặc tính đặc biệt /a <thuộc tính> H : ẩn R : chỉ đọc D : chỉ liệt kê tên thư mục S : hệ thống A : lưu trữ Trang 9 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC 3. Sao chép các tập tin (COPY): Cú pháp : COPY<tên tập tin><tên thư mục> Công dụng : Cho phép sao chép tập tin từ thư mục này sang thư mục khác. Muốn chép nhiều tập tin bạn dùng ký tự * hoặc dấu ? trong tên tập tin . Ví dụ : Sao chép tập tin chucmung.txt trong thư mục WORD của cây thư mục LOP A sang thư mục NC cùng cây thư mục . COPY C:\LOP A\WORD\chucmung.txt LOP A\THCB\NC Chú ý : Nếu muốn đổi cả tên thì gỏ vào tên mới. Ví dụ : Chép tập tin chucmung.txt trong thư mục NC sang thư mục MS DOS và đổi tên thành chuc.txt COPY C:\LOP A\THCB\NC\chucmung.txt LOP A\THCB\MS DOS\chuc.txt Cú pháp 2: cho phép nối các tập tin có sẵn thành một tập tin mới chung. COPY <file 1> + <file 2> [+ + <file n>] [<new_file>] Ghi chú: - Nếu không đặt tên tập tin mới thì tất cả các tập tin sẽ ghép chung vào <file 1> - Nếu <new_file > đã có thì nội dung cũ sẽ được thay bằng nội dung mới. - Tên <new_file > không được trùng với tên các tập tin cần ghép. II. LỆNH NGOẠI TRÚ (EXTERNAL COMMAND) Khái niêm: Lệnh ngoại trú cũng là những lệnh chứa các chức năng nào đó của điều hành nhưng ít được sử dụng hơn lệnh nội trú nên được để trên đĩa hay thư mục riêng để đỡ tốn bộ nhớ. Các lệnh ngoại trú phải được nạp từ đĩa vào trong bộ nhớ mới chạy được. Khi thực hiện xong câu lệnh, vùng bộ nhớ có chứa câu lệnh ngoại trú đó sẽ bị thu hồi. Các tập lệnh ngoại trú có phần mở rộng là EXE hay COM hoặc BAT. Khi gọi lệnh mà máy không tìm thấy trên màn hình hình sẽ xuất hiện câu báo lỗi Bad command or file name (Sai lệnh hoặc không có tên tập tin). Các lệnh ngoại trú như: 1. Thay đổi thuộc tính của file (ATTRIB): Mỗi tập tin đều có 4 thuộc tính (attribute) : R, S, H, A. Read Only: Thuộc tính chỉ đọc, không thể thay đổi nội dung SysteM : Thuộc tính hệ thống, hệ điều hành DOS sẽ chú ý đặc biệt. Hidden: Thuộc tính ẩn, khi dùng lệnh DIR sẽ không thấy. Archive: Thuộc tính lưu trữ, thường dùng với các lệnh như BACKUP XCOPY: để tạo ra các file dự phòng. Trang 10 . tin,giá cao • Đĩa quang : (CD-ROM) . Loại nghe nhạc hàng ngày Trang 2 GIÁO TRÌNH NGHỀ PHỔ THÔNG – TIN HỌC 4,72 inch dung lượng thường dùng 650 MB (72 phút nghe nhạc hay 300.000 trang sách ) •

Ngày đăng: 30/06/2014, 02:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình đẩy VB  bao quanh theo - nghe pho thong
nh đẩy VB bao quanh theo (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w