PHÒNG GD & ĐT EAKAR ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN Năm học 2009 – 2010 Môn: Sinh học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4 điểm): Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? Câu 2. (3 điểm): a) Nêu bản chất sinh học và chức năng của gen? b) Lập bảng phân biệt các đặc điểm cấu tạo và chức năng của ADN và ARN. Câu 3. (3 điểm): Tổng số nuclêotít của một phân tử AND là 800.000 a. Tính chiều dài của phân tử ADN? b. Tính số nuclêotít của mỗi loại. Biết 3 2 = X A Câu 4. (4 điểm): Người ta thực hiện 3 phép lai sau: a. Phép lai 1: P: đậu thân cao × đậu thân cao. Thu được F 1 . b. Phép lai 2: P: đậu thân cao × đậu thân thấp. F 1 thu được 220 cây đều thân cao. c. Phép lai 3: P: đậu thân cao × đậu thân thấp. F 1 thu được 112 cây thân cao và 108 cây thân thấp. Cho biết tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên. Câu 5. (3 điểm): Có 5 tế bào của ngỗng nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 2.800 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa tất cả 3.200 NST. a). Xác định số NST lưỡng bội của ngỗng nhà? b). Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào? Câu 6: (3 điểm) Ở người gen A qui định tóc xoăn trội hoàn toàn so với gen a qui định tóc thẳng. Gen B qui định mắt nâu trội hoàn toàn so với gen b qui định mắt đen. Các gen này phân li độc lập với nhau. Biết mẹ tóc thẳng, mắt đen. a. Hãy xác định kiểu gen của người bố để con sinh ra có người tóc xoăn mắt nâu, tóc xoăn mắt đen, tóc thẳng mắt nâu, tóc thẳng mắt đen. b. Hãy giải thích qua sơ đồ lai? HẾT Họ và tên thí sinh: Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………… Chữ ký giám thị 2: ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD & ĐT EAKAR HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG HUYỆN Năm học 2009 – 2010 Môn: Sinh học lớp 9 Câu 1. (4 điểm, giáo viên cho điểm chi tết đến 0,25): * Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh sản của hợp tử, của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. Khi các cơ quan của cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên phân bị ức chế - Nhờ sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của nguyên phân, bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính. (1 đ) * Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân: - Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1) xảy ra ở thời kì chín của tế bào này. - Nhờ sự phân li của NST trong cặp tương đồng xảy ra trong giảm phân, số lượng NST trong giao tử giảm xuống còn n NST. nên khi thụ tinh, bộ NST 2n của loài lại được phục hồi - Sự trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu,sự phân li độc lập và tổ hợp tự do giữa những NST kép trong cặp tương đồng xảy ra ở kì sau của giảm phân 1 đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau là cơ sở cho sự xuất hiện biến dị tổ hợp. (1đ) * Ý nghĩa sinh học của quá trình thụ tinh - Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tửu cái, thực chất là sự kết hợp hai bộ NST đơn bội n để tạo thành bộ NST lưỡng bội 2n của hợp tử. - Thụ tinh là cơ chế hình thành hợp tử, từ đó phát triển thành cơ thể mới. - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử khác nhau làm cho bộ NST của loài tuy vẫn ổn định về măt số lượng, hình dạng, kích thước nhưng lại xuất hiên dưới dạng những tổ hợp mới, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. (1đ) * Kết luận: Sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho mỗi loài giao phối qua các thế hệ cơ thể, đồng thời còn tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho quá trình tiến hoá và chọn giống (1đ) Câu 2 :( 3 điểm ) a)- Bản chất hóa học và chức năng của gen: (2 điểm, mỗi ý đúng 0,25 điểm) - Là một đoạn mạch của phân tử AND có chức năng di truyền xác định, được cấu tạo từ 4 loại nucleotit, mỗi loại nucleotit gồm 3 thành phần, trong đó thành phần cơ bản là bazơ nitơ. - Trên mạch đơn, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị, giữa hai mạch kép các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hyđro theo nguyên tắc bổ sung: A-T; G-X - Trung bình mỗi gen có từ 600 đến 1500 cặp nucleotit có trình tự xác định. Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen. + Là nơi lưu giữ thông tin di truyền đặc trưng cho loài. ĐỀ CHÍNH THỨC + Mỗi gen giữ một chức năng khác nhau trong việc quy định hình thành tính trạng. + Có khả năng tự nhân đôi, đây là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền, duy trì các đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ. + Là khuôn mẫu để tạo ra các ARN, Protein từ đó hình thành tính trạng. + Có khả năng biến đổi đột biến nhằm tạo ra thông tin di truyền mới, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. b) Lập bảng so sánh (1 điểm, mỗi cặp ý đúng 0,25 điểm) ADN ARN Cấu tạo - Luôn có cấu tạo 2 mạch (mạch kép) - Chỉ có cấu tạo một mạch (mạch đơn) - Đơn phân là các nuclêôtít: A, T, G, X - Đơn phân là các nuclêôtít: A, U, G, X Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN và prôtêin - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN nhưng lớn hơn prôtêin Chức năng Chứa gen mang thông tin qui định cấu tạo Prôtêin Được cấu tạo từ gen trên ADN và trực tiếp tổng hợp prôtêin Câu 3. (3 điểm ): a. Chiều dài của phân tử ADN: Chiều dài của phân tử ADN là chiều dài của mạch đơn: 00 1360004,3. 2 800000 AAl == (1đ) b. Tính số nuclêotit của mỗi loại: Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A = T và G = X ⇒ A + X = G + T và A +X = 2 800000 = 400000 (0,5 đ) Từ tỉ lệ thức: 3 2 = X A suy ra 32 XA = (0,25 đ) Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có : 80000 5 400000 3232 == + + == XAXA (0,25 đ) ⇒ A = 80000.2 = 160000 (0,25 đ) X = 80000.3 = 240000 (0,25 đ) Vậy A = T = 160000 nuclêotít (0,25đ) G = X = 240000 nuclêotít (0,25đ) Câu 4: (4 điểm ) *Qui ước: Gọi A gen qui định thân cao. a gen qui định thân thấp. a. Phép lai 1: P: đậu thân cao × đậu thân cao: Cây bố và cây mẹ đều là thân cao có kiểu gen AA hoặc Aa Vì vậy sơ đồ lai có thể là: P: AA × AA hoặc : P: AA × Aa hoặc : P: Aa × Aa (0,5 đ) Sơ đồ lai : * Trường hợp 1 : * Trường hợp 2 : P : AA × AA P: AA × Aa GP : A A GP A A,a F 1 : Kiểu gen AA F 1 : Kiểu gen : 1AA : 1Aa Kiểu hình cây thân cao Kiểu hình cây thân cao (0,5đ) (0,5đ) * Trường hợp 3 : P : Aa × Aa GP : A,a A,a F 1 : ♂ ♀ A a A AA : cao Aa : cao a Aa cao aa : thấp Kiểu gen : 1AA: 2Aa : 1aa Kiểu hình : - 3 cây thân cao - 1 cây thân thấp (0,5đ) b. Phép lai 2: F 1 cho 220 cây đều là thân cao, tuân theo định luật đồng tính F 1 của Men Đen: Suy ra hai cơ thể bố, mẹ phải thuần chủng nên: - Cây thân cao thuần chủng P có kiểu gen AA - Cây thân thấp P có kiểu gen aa (0,5đ) Sơ đồ lai : P : AA ( cao ) × aa ( thấp ) GP : A a F 1 : - Kiểu gen Aa - Kiểu hình đều cây cao (0,5đ) c. Phép lai : 3 : Đậu thân cao × đậu thân thấp F 1 cho tỉ lệ kiểu hình 112 cây thân cao 108 cây thân thấp, tỉ lệ xấp xỉ 1:1 Tỉ lệ 1:1 là tỉ lệ của phép lai phân tích suy ra: - Cây thân cao (mang tính trội) ở P phải dị hợp tử : Aa - Cây thân thấp ở P có kiểu gen aa (0,5đ) Sơ đồ lai : P : Aa (cao) × aa (thấp) GP : A, a a F 1 : - Kiểu gen : 1Aa : 1aa - Kiểu hình :1 thân cao : 1 thân thấp (0,5đ) Câu 5. (3 điểm): a) Số NST lưỡng bội của ngỗng nhà: Số NST trong 5 tế bào mẹ (bằng số NST trong các tế bào con trừ đi số NST môi trường cung cấp) 3200 – 2800 = 400 (NST) (0,5đ) Số NST trong mỗi tế bào 2n = 400 : 5 = 80 (NST) (0,5đ) b) Số lần nguyên phân của mỗi tế bào: Gọi k là số lần nguyên phân của mõi tế bào. Suy ra số NST trong các tế bào con: a . 2 k .2n = 3200 (1đ) <=> 5. 2 k .80 = 3200 <=> 2 k = 3200 : (5 . 80) = 8 = 2 3 vậy k = 3. (1đ) Câu 6: (3 điểm): a) Kiểu gen người bố AaBb (1đ) b) Sơ đồ lai: P : AaBb (bố) x aabb (mẹ) Gp: AB , Ab , aB , ab ab ♀ ♂ AB Ab aB ab ab AaBb Tóc xoăn, mắt nâu. Aabb Tóc xoăn, mắt đen. aaBb Tóc thẳng, mắt nâu. aabb Tóc thẳng, mắt đen. (2đ) Học sinh làm theo phương án khác, đúng vẫn cho điểm tối đa. . một cơ thể và qua các thế hệ sinh vật của những loài sinh sản vô tính. (1 đ) * Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân: - Giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục (noãn bào bậc 1, tinh. THI HSG HUYỆN Năm học 2009 – 2010 Môn: Sinh học lớp 9 Câu 1. (4 điểm, giáo viên cho điểm chi tết đến 0,25): * Ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh. sản của hợp tử, của tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. - Cơ thể đa bào lớn lên nhờ nguyên phân. Khi các cơ quan của cơ thể đạt khối lượng tới hạn thì ngừng sinh trưởng, lúc này nguyên