1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh tế TQ sẽ vượt Nhật,,,

6 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

Kinh tế Trung Quốc tăng tới 11,5% trong quý III/2007 Số liệu vừa công bố ngày 25/10 cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tới 11,5% trong quý III/2007 vừa qua, vượt dự kiến của Chính phủ nước này. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh là nhờ xuất khẩu của nước này vẫn tăng trưởng tốt trong khi đầu tư vào nhà xưởng và bất động sản vẫn tăng đều, bất chấp các biện pháp kìm hãm để chống tăng trưởng nóng của Chính phủ. Với nhịp độ cao như hiện nay, nhiều khả năng các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế vốn đã được áp dụng quyết liệt lại được áp dụng quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới tại đây. Với việc nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng tới 11,5% trong quý III/2007 vừa qua, nhiều nhà quan sát quốc tế cũng như giới học giả trong nước Trung Quốc đang dự đoán rằng Ngân hàng nhân dân Trung Quốc sẽ sớm tăng lãi suất đồng nhân dân tệ để ngăn lạm phát cũng như để hạ nhiệt nền kinh tế. Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Nhật vào năm 2015 Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ thì với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật trở thành cường quốc kinh tế thế giới thứ hai vào năm 2015, vị trí thứ nhất vào năm 2040. So với dự báo hiện nay của Hội đồng tình báo quốc gia Mỹ thì dự báo mới này sớm hơn 5 năm. Vào năm 2050, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến đạt 45 nghìn tỷ USD, gấp 30 lần so với năm 2004. Mỹ đạt 35 nghìn tỷ USD, xếp thứ hai; Ấn Độ xếp thứ ba; và Nhật Bản xếp thứ tư, đạt 7 nghìn tỷ. Dự báo này dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế, căn cứ vào hai yếu tố là quy mô dân số lao động và năng suất lao động. Với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 10%/năm liên tục trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã và đang trở thành động lực phát triển cho cả châu Á, quyết định mức tăng trưởng của châu lục này hiện nay chứ không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc. "Hiện nay, tất cả mọi thứ đều "Sản xuất tại Trung Quốc", kể cả nền kinh tế của Nhật Bản", Giáo sư Noriko Hama thuộc Đại học Doshisha ở Kyoto, Nhật Bản, từng nói như vậy. 4 nhân tố giúp kinh tế Trung Quốc vững bước tiến tới Một nhà kinh tế Trung Quốc vừa nhận định rằng kinh tế Trung Quốc trong những năm tới sẽ vẫn vững bước tiến tới nhờ có 4 nhân tố chính tác động vào. Theo chuyên gia kinh tế Fan Gang, một nhà kinh tế thiên về đổi mới tại Trung Quốc đồng thời là chuyên gia thuộc Uỷ ban Chính sách tiền tệ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% của nước này sẽ vẫn được duy trì và không có chuyện hạ cánh cứng hay giảm tốc bất ngờ. "Dù kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức không tránh khỏi của một nền kinh tế đang phát triển thì nhịp độ tăng trưởng kinh tế sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nhờ 4 nhân tố chính", ông Fan nói. Nhân tố đầu tiên theo ông là tiến độ cải cách nhanh chóng và đồng bộ của Trung Quốc. "Một trong những cải cách quan trọng nhất và kịp thời nhất là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Trong 10 năm qua, 27 triệu công nhân mất việc đã có được công việc mới tại các công ty đã cổ phần hoá xong", ông dẫn chứng. Nhân tố thứ hai là việc Trung Quốc vẫn đang ngày càng mở rộng cửa hội nhập với thế giới và đón các dòng vốn, dòng người vào tham gia các hoạt động kinh tế tại nước này. Ngay cả những lĩnh vực được cho là quan trọng, nhạy cảm nhất của nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng, viễn thông cũng đang từng bước được mở cửa cho giới đầu tư. Nhân tố thứ ba là sự tập trung và quan tâm cao độ của Nhà nước đối với mảng giáo dục và công nghệ. Ông Fan cho rằng Chính phủ đã chi những khoản tiền khổng lồ và tập trung nhân lực đông đảo để phát triển và hỗ trợ phát triển giáo dục và công nghệ. "Hiệu quả sẽ đến thực sự trong tương lai, nhưng ngay bây giờ nó đã là nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng vững vàng của kinh tế đất nước", ông Fan nói. Nhân tố thứ tư là công cuộc đô thị hoá đang diễn ra và vẫn còn đất để diễn ra trong tương lai dài tại Trung Quốc. Theo ông Fan, đô thị hoá đã giúp hướng nền kinh tế tới gần với các quy luật kinh tế thị trường hơn và giúp tăng cường đầu tư, đặc biệt là đầu tư mới các công trình hạ tầng cơ sở. 5 xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc 2007- 2010 Trong một báo cáo nghiên cứu đọc tại Diễn đàn hợp tác châu Á Bác Ngao diễn ra tại Trung Quốc từ ngày 20-22/04/2007, Ngân hàng đầu tư Mỹ Merrill Lynch cũng có đưa ra 5 xu hướng phát triển kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2010. Xu hướng phát triển kinh tế đầu tiên là việc bùng nổ tiêu dùng trong nước. Tăng trưởng thu nhập tăng cao theo đà tăng trưởng GDP đất nước chính là yếu tố hậu thuẫn cho xu thế này. Đối tượng sẽ hưởng lợi không ai khác chính là các đại gia bán lẻ ở nước này. Các công ty phát hành thẻ tín dụng và các dịch vụ thanh toán điện tử cũng sẽ được lợi. Xu thế thứ hai là sự tăng trưởng xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ vẫn tiếp diễn. Trung Quốc sẽ đầu tư những khoản tiền lớn vào đường sắt, tàu điện ngầm, sân bay, năng lượng và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác đối với một nền kinh tế đang phát triển. Nông nghiệp nông thôn cũng sẽ được chú trọng đầu tư lớn. Xu thế thứ ba là mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ thay đổi theo hướng nghiên cứu về chất lượng nhiều hơn số lượng. Việc thắt chặt sử dụng đất cho kinh doanh, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và đánh thuế tài nguyên cao hơn sẽ là những động thái dễ thấy từ xu thế đó. Xu thế thứ tư là việc mở rộng đổi mới, cải cách về kinh tế và xã hội. Các chiến dịch chống tham nhũng, tự do hoá tài chính và chuẩn hoá hệ thống thuế má sẽ được tập trung cao độ trong giai đoạn 2007-2010. Xu thế thứ năm là việc cơ cấu lại doanh nghiệp sẽ được đẩy mạnh, tăng tốc. Để đảm bảo tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cải tổ nhiều về cơ cấu thông qua việc mua bán sáp nhập, liên doanh liên kết với các đối tác chuyên nghiệp và đổi mới phương thức đầu tư cũng như mua sắm tài sản cho doanh nghiệp. • Nhật Vy (Theo Xinhua, CNNMoney, Reuters) Việt Báo (Theo_VietNamNet) Một báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) công bố ngày 17-12 khẳng định nền kinh tế Trung Quốc không lớn như nhiều người từng nghĩ. Báo cáo xếp loại các nền kinh tế thế giới trong năm 2005 của WB cho biết những phương pháp tính toán cũ đã “thổi phồng” qui mô kinh tế Trung Quốc lên 40%. Theo WB, những phương pháp tính toán bằng tỉ giá thị trường trước đây không đáng tin cậy bằng phương pháp mới là “sức mua tương đương” (PPP). Dù vậy, theo cách tính mới, kinh tế Trung Quốc vẫn lớn thứ hai thế giới, có giá trị khoảng 5.330 tỉ USD. Dẫn đầu về qui mô vẫn là Mỹ (12.000 tỉ USD). Các nước còn lại trong top năm nền kinh tế lớn theo thứ tự là Nhật Bản, Đức và Ấn Độ. Nhóm thực hiện báo cáo đã khảo sát giá cả của hơn 1.000 loại hàng hóa và dịch vụ tại 149 nền kinh tế theo phương pháp PPP. Kết quả cho thấy năm nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới có GDP bằng gần một nửa GDP toàn cầu. GDP của Brazil chiếm gần một nửa nền kinh tế Nam Mỹ, và GDP của Nga bằng 3/4 GDP Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS). Nhóm năm nước Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Morocco và Sudan thống trị nền kinh tế châu Phi, chiếm 2/3 GDP khu vực này. Báo cáo cũng cho biết năm nước có nền kinh tế đắt đỏ nhất thế giới là Iceland, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Na Uy và Ireland. THANH TRÚCTS - Ngày nay nông nghiệp Trung Quốc đã chống trả khá tốt trên mặt trận WTO - du khách đến Bắc Kinh ăn cơm tiệm hạng trung thay vì ăn cơm theo “tour”, sẽ thấy giá rẻ hơn ở VN, chỉ phân nửa Đó là kết quả của một số “điều chỉnh thức thời” trong những năm đầu. Hai bài viết dười đây, một của China Daily (tháng 2-2002), một của CHRISTOPHER Bodeen trên tờ The Ledger (tháng 3-2003), sẽ cho thấy những đièu chỉnh này. Tất nhiên, chừng đó điều chỉnh chua đủ để giải quyết bài toán cơm áo cho gần tỉ nông dân song ít nhất, cũng là những kinh nghiệm về mọt nhu cầu “cần phải có một kế sách gì đó cho nông thôn sau WTO”. NĂM ĐẦU. Một tháng rưỡi sau ngày gia nhập WTO, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã nhìn thấy “tận mắt” những bất lợi cho nông dân Trung quốc. Cơ bản là việc phải dỡ bỏ các hàng rào thương mại và mở cửa thị trường trong nước. Ngòai ra, việc gia nhập WTO đem đến các vấn đề sau: 1/ Khó khăn tăng thêm trong việc kinh doanh các mặt hàng nông sản và sức ép về hệ thống phân phối. Vào thời điểm đó, sự quản lý sản xuất, phân phối và giao dịch các mặt hàng nông sản là do các cơ quan nội thương và ngoại thương phụ trách.Hệ thống quản lý này rõ ràng không đủ sức đáp ứng trước tình hình mới sau khi gia nhập WTO. 2/ Giá cả của một số nông sản giảm mạnh trên thị trường nội địa, dẫn đến giảm thu nhập của nông dân ở một số lĩnh vực, nông dân nản chí không canh tác nổi nữa. Vào thời điểm đó, giá cả trong nước của các mặt hàng lúa mì, đậu nành, bắp, vải sợi, dầu thực phẩm và đường cao hơn mức giá trên thế giới từ 10-70%. Khi các mặt hàng nông sản nước ngoài tràn ngập thị trường TQ, nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu và làm gia tăng nạn thất nghiệp trong nông dân vốn đang chủ yếu canh tác các mặt hàng nông sản này. Cũng có một số mặt hàng như thịt, rau quả và hải sản thấp hơn mức giá trên thế giới từ 40-80% nhưng lại gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về sự đa dạng, mẫu mã, hương vị và việc chế biến của các sản phẩm đó để cung cấp cho thị trường quốc tế. Từ chính “cán cân” thuận lợi và bất lợi đó, TQ đã nhìn thấy giải pháp: tái cơ cấu nông nghiệp cũng như việc xuất nhập khâu nông sản. Do là nước có nguồn lao động dồi dào nhưng lại không có được diện tích đất trồng tương ứng, Trung Quốc thực hiện kế hoạch phát triển lương thực trồng trọt trên qui mô lớn nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp. TQ tăng nhập khẩu lúa mì, ngũ cốc, cây lấy dầu, cây chế biến đường, đậu nành, bông Nguợc lại, TQ tăng cường xuất khẩu rau quả, hoa màu và các sản phẩm rau quả có tỉ trọng lao động cao. Kế hoạch phát triển nông nghiệp chăn nuôi được tiến hành cùng với kế hoạch phát triển trồng trọt và những nỗ lực này sẽ phát triển ngành sản này ở trên diện rộng nhất có thể. Trung Quốc cũng tập trung vào làm vườn, nuôi trồng thủy sản, đậu nành, chăn nuôi bò sữa, lương thực và các nguồn thực phẩm khác. Nghề chăn nuôi, trừ các sản phẩm từ sữa và len, là ngành thu lợi nhiều nhất từ việc gia nhập WTO. Từ đó, qui họach nhiệm vụ chính tập trung vào sản xuất lúa gạo chất lượng cao ở sông Hoàng Hà và khu vực Huaihai, sản xuất bắp và đậu nành ở khu vực Đông Bắc và phía Đông khu vực Nội Mông, sản xuất bông ở khu vực tự trị Thiên Tân, thịt cừu và bê ở khu vực đồng bằng trung tâm, sản xuất bò sữa ở miền Bắc, trồng cam và hạt cải dầu ở sông Dương Tử, trồng táo ở Shaanxi Tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống sản xuất và kiểm tra được xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng và độ an toàn của các sản phẩm nông nghiệp. Ngòai việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất, tạo ra hệ thống quản lý và phân phối sản phẩm phù hợp cung cầu trong nước và thị trường quốc tế, qua đó giảm rủi ro trong việc mở cửa thị trường, TQ thúc đẩy cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp và cải tổ hệ thống phân phối sản phẩm. Điều này còn quan trong hơn việc tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Bắt đầu bằng cải tổ hệ thống phân phối len, mở cửa hoàn toàn thị trường mua bán len; bằng cách tự do hóa tám khu vực bán ngũ cốc, xóa bỏ từng bước việc mua bán ngũ cốc theo tính bắt buôc, chấm dứt hệ thống phân phối lúa mì độc quyền nhà nước. (China Daily2002-02-23) NĂM THỨ HAI GIA NHẬP WTO Hai năm sau khi trở thành thành viên của WTO, tác động của việc gia nhập này đối với nền nông nghiệp thiếu tính cạnh tranh của Trung Quốc dường như không đáng lo ngại như những đánh giá ban đầu. Cán cân xuất nhập khẩu Trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, người ta cho rằng các sản phẩm ngũ cốc của nước này khó lòng đương đầu với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ hơn. Vào thời điểm gia nhập WTO năm 2002, giá lúa mì Trung Quốc cao hơn 75% so với giá lúa mì thế giới và giá ngô cao hơn 63%. Trước tình hình đó, các chuyên gia trong nước lo ngại rằng WTO sẽ khiến các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu tràn ngập thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, một năm sau đó, sản lượng ngô và lúa mì của Trung Quốc thậm chí còn tăng nhẹ và giá cả ngũ cốc trên thị trường thế giới cao khiến tình trạng nhập khẩu ồ ạt không diễn ra như nhận định. Chen Xiwen, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nhà nuớc nhận xét “Nông sản nhập khẩu quả thực không dễ dàng xâm nhập thị trường Trung Quốc”. Trong khi đó, như Chen cho biết, một số ngành sản xuất tận dụng sức lao động mà nước này có lợi thế như trồng hoa và nuôi trồng thủy sản lại không có được những thuận lợi như mong muốn. Ngược lại, một trong những vấn đề khó khăn đối với các sản phẩm nông nghiệp Trung Quốc là hàng rào phi thuế quan do các nước nhập khẩu áp đặt, trong đó đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh đối với thuỷ sản. Trung Quốc cần phải giúp nông dân đảm bảo đuợc các tiêu chuẩn đó. Chen Xiwen nói: “Chúng tôi hi vọng rằng các nước nhập khẩu sẽ bãi bỏ các tiêu chuẩn này, điều quan trọng là việc đưa ra qui định đó phải nhằm đảm bảo an toàn cho ngừoi tiêu dùng chứ không để cản trở thương mại”. Chen cho rằng một trong những lý do khác giải thích tác động chưa đến mức nghiêm trọng của WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc là chính sách hạ mức thuế áp cho việc xuất khẩu bắp và loại bỏ phí đối với việc phân phối ngũ cốc giữa các vùng của nước này. Năm rồi, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 11 triệu tấn bắp và nhập khoảng 800000 tấn bắp, luá mì và ngũ cốc khác. Diện tích canh tác và sản lượng Nhờ một loạt chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ, việc giảm diện tích canh tác liên tiếp trong nhiều năm qua nay đã dừng lại. Năm 2004, sản luợng ngũ cốc đạt 470 triệu tấn, tăng 38 triệu tấn so với năm 2003. Thu nhập của nông dân cũng tăng một cách rõ ràng. Nông nghiệp Trung Quốc hiện đang không ngừng điều chỉnh cơ cấu sản xuất để các sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Nhằm hỗ trợ nông dân, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực đổi mới cách phát triển nông nghiệp-nông thôn, nhất là cố gắng đưa các giống mới chất lượng cao vào sản xuất và hỗ trợ tìm kiếm thị trường mới cho nông sản. TRƯỜNG GIANG Việt Báo (Theo_TuoiTre) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố kết quả tính toán mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc năm 2005 đứng thứ 4 thế giới năm với GDP hơn 2,26 ngàn tỷ USD. Với GDP cao như vậy, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, Nhật Bản, và Đức. Đứng sau Trung Quốc là Liên hiệp Anh với GDP kém GDP của Trung Quốc chỉ có 0,004%. Mặc dù GDP của Trung Quốc và của Liên hiệp Anh suýt soát bằng nhau nhưng chất lượng của hai nền kinh tế, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân hai nước chênh lệch nhau rất lớn. Trung Quốc có dân số lớn hơn 1 tỷ người, vẫn là nước đang phát triển, trong khi Anh đã là quốc gia phát triển từ lâu. Đ.P (Theo People’daily) Việt Báo (Theo_Tien_Phong) . tế Trung Quốc sẽ vượt Nhật vào năm 2015 Theo đánh giá của Trung tâm nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc Ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ thì với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, Trung Quốc sẽ vượt. Quốc vừa nhận định rằng kinh tế Trung Quốc trong những năm tới sẽ vẫn vững bước tiến tới nhờ có 4 nhân tố chính tác động vào. Theo chuyên gia kinh tế Fan Gang, một nhà kinh tế thiên về đổi mới tại. kể cả nền kinh tế của Nhật Bản", Giáo sư Noriko Hama thuộc Đại học Doshisha ở Kyoto, Nhật Bản, từng nói như vậy. 4 nhân tố giúp kinh tế Trung Quốc vững bước tiến tới Một nhà kinh tế Trung

Ngày đăng: 30/06/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w