1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo dtm dự Án nhà máy công nghiệp neotek việt nam

267 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án Đầu Tư Nhà Máy Công Nghiệp Neotek Việt Nam
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Thuận
Định dạng
Số trang 267
Dung lượng 57,9 MB

Nội dung

Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng .... Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộn

Trang 1

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP NEOTEK VIỆT NAM

-  -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ “NHÀ MÁY CÔNG

NGHIỆP NEOTEK VIỆT NAM”

Địa chỉ: Lô C1.7, C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1, đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận

Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

Trang 2

CONG TY Tl\HH CONG NGHitP NEOTEK VI¢T NAM

-BAo cAo

DANH GIA TAC DQNG MOI TRU'ONG

CHU Dl/ AN

CONG TY TNHH CONG NGHitP

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Xuất xứ dự án 7

1.1 Thông tin chung về dự án 7

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 8

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 8

1.4 Sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của Khu công nghiệp Hàm Kiệm II 12

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 14

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 14

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 17

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 17

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 17

3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo 17

3.2 Các đơn vị, tổ chức, thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 17

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 18

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 21

1.1 Thông tin chung về dự án 21

1.1.1 Tên dự án 21

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án 21

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 21

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án 23

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 23

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 24 1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 25

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 28

Trang 4

1.3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất 28

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 29

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 35

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 44

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 44

1.6.2 Tổng mức đầu tư 44

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 44

Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 46

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 46

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 46

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 46

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 48

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 49

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 49

Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 50

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 50

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 50

3.1.2 Đề xuất biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng 76

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 84

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 84

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 101

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 135

3.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 135

3.3.2 Kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường 137

3.3.3 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng hạng mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 137

3.3.4 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 138

Trang 5

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 138

3.4.1 Mức độ chi tiết của các đánh giá 138

3.5.2 Độ tin cậy của các đánh giá 139

Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 140 4.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 140

4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 148

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 155

1 KẾT LUẬN 155

2 KIẾN NGHỊ 155

3 CAM KẾT 155

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1 Thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 18

Bảng 0.2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 18

Bảng 1.1 Bảng thống kê tọa độ các mốc ranh giới khu đất 22

Bảng 1.2 Mục tiêu dự án 24

Bảng 1.3 Cơ cấu sử dụng đất của dự án 25

Bảng 1.4 Quy mô các hạng mục công trình của dự án 25

Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất cho quá trình sản xuất của dự án 28

Bảng 1.6 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công xây dựng 36

Bảng 1.7 Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng của Dự án 37

Bảng 1.8 Khối lượng đào đắp trong giai đoạn thi công xây dựng 38

Bảng 1.9 Khối lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng 38

Bảng 1.10 Nhu cầu sử dụng điện giai đoạn xây dựng, lắp đặt máy móc 39

Bảng 1.11 Nhu cầu cấp nước giai đoạn xây dựng 39

Bảng 3.1 Nguồn gây tác động đến môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 50

Bảng 3.2 Khối lượng nước thải thi công phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng 51

Bảng 3.3 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải xây dựng 52

Bảng 3.4 Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt giai đoạn xây dựng 52

Bảng 3.5 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 53

Bảng 3.6 Nồng độ gia tăng chất ô nhiễm do hoạt động vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng 57

Bảng 3.7 Tổng hợp nồng độ các chất ô nhiễm nguồn đường giai đoạn xây dựng 58

Bảng 3.8 Thành phần ô nhiễm trong quá trình hàn 60

Bảng 3.9 Tải lượng dự kiến do sử dụng que hàn 61

Bảng 3.10 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm nguồn mặt 61

Bảng 3.11 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm nguồn mặt giai đoạn xây dựng 62

Bảng 3.12 Khối lượng chất thải rắn xây dựng do rơi vãi nguyên vật liệu 64

Bảng 3.13 Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng 65 Bảng 3.14 Lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 66

Trang 7

Bảng 3.15 Mức ồn điển hình của thiết bị, phương tiện thi công ở khoảng cách

15m 67

Bảng 3.16 Dự báo tiếng ồn tại các khu vực lân cận dự án 68

Bảng 3.17 Các tác hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ con người 69

Bảng 3.18 Các tác hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ con người 71

Bảng 3.19 Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 85

Bảng 3.20 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 85

Bảng 3.21 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất 86

Bảng 3.22 Hệ số ô nhiễm không khí trung bình đối với các loại xe 88

Bảng 3.23 Tải lượng phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông 88

Bảng 3.24 Nồng độ gia tăng chất ô nhiễm trên tuyến đường giao thông nội bộ 89 Bảng 3.25 Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải 90

Bảng 3.26 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại nhà máy 93

Bảng 3.27 Tổng hợp khối lượng chất thải công nghiệp phát sinh 94

Bảng 3.28 Tổng hợp khối lượng chất thải nguy hại 94

Bảng 3.29 Các tác hại của tiếng ồn đối với sức khoẻ con người 95

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 141

Bảng 5.2 Chương trình giám sát chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 148 Bảng 5.3 Chương trình giám sát chất thải trong giai đoạn vận hành 149

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Vị trí địa lý của Dự án 22

Hình 1.2 Hình ảnh hiện trạng khu vực thực hiện dự án 23

Hình 1.3 Phế liệu dự kiến nhập khẩu của dự án 29

Hình 1.4 Quy trình sản xuất của dự án 30

Hình 1.5 Các bước thi công công trình xây dựng 41

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom nước mưa và nước thải thi công 77

Hình 3.2 Quy trình xử lý nước thải 102

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ dự án

1.1 Thông tin chung về dự án

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam được Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 9866354467, chứng nhận lần đầu ngày 18/11/2024

Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 3401258298 đăng ký lần đầu ngày 22/11/2024

C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1; đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm

II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Mục tiêu sản xuất của dự án là sản xuất đĩa phanh xe cơ giới các loại với tổng công suất 12.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 120.000 tấn/năm) Trong đó, giai đoạn

1 là 6.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 60.000 tấn/năm) và giai đoạn 2 là 6.000.000 sản phẩm/năm (tương đương 60.000 tấn/năm) Dự án dự kiến sẽ đầu tư xây dựng hoàn thiện toàn bộ công trình, nhà xưởng ngay từ giai đoạn 1 và khi triển khai giai đoạn 2 chỉ tiến hành lắp đặt bổ sung nốt máy móc, thiết bị còn lại Nguyên liệu đầu vào của dự án chủ yếu là phế liệu nhập khẩu và phế liệu mua trong nước

Dự án có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc dự án đầu tư nhóm I theo quy định tại số thứ tự 12 Phụ lục III Nghị định số 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Do đó, theo khoản a khoản 1 điều 30 Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM Thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của

Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo

vệ môi trường

Tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam nhằm dự báo, đánh giá tác động tiêu cực đến môi trường từ

đó đề xuất các biệp pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự

cố môi trường

Cấu trúc và nội dung của báo được trình bày theo quy định tại mẫu số 04, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022

Trang 10

của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Loại hình dự án: dự án mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

1.2.1 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc hội, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam thuộc thẩm quyền Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam đã được Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số:

9866354467, chứng nhận lần đầu ngày 18/11/2024

1.2.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam thuộc thẩm quyền của Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam làm chủ dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam của Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam phù hợp với các quy hoạch:

- Quy hoạch Bảo vệ môi trường: Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

“Điều 1 Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 -

2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:

vệ môi trường gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn cả nước

Trang 11

- Quy hoạch bảo vệ môi trường là định hướng bảo vệ môi trường cho các

quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế, yếu tố môi trường phải được tính đến trong từng hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, hài

hòa với tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, phát triển kinh tế với tư duy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp nhằm giảm thiểu chất thải phát sinh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, chuyển dịch năng

lượng công bằng, góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

của đất nước thời kỳ 2021 - 2030

- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm tính mở và linh hoạt để tích hợp, lồng ghép vào các quy hoạch khác có liên quan, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng ngừa các vấn đề môi trường từ sớm, từ xa; thúc đẩy phương thức quản lý tổng hợp, tiếp cận tổng thể dựa vào hệ sinh thái tự nhiên

- Quy hoạch bảo vệ môi trường nhằm tăng cường kết nối hài hòa trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường giữa các vùng kinh tế - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ động phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm

và cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ các khu vực có yếu tố nhạy cảm môi trường; tập trung xử lý các vấn đề môi trường xuyên biên giới, liên vùng, liên tỉnh; kết hợp với bảo tồn giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên

- Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư để thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; huy động tối đa nguồn lực xã hội, kết hợp với tăng chi ngân sách; áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý và bồi thường thiệt hại

về môi trường, người hưởng lợi từ các giá trị môi trường phải trả tiền; sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế kết hợp với nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm

và hành động trong bảo vệ môi trường của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân

2 Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Chủ động phòng ngừa, kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện được chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân trên cơ sở sắp xếp, định hướng phân bố hợp lý không gian, phân vùng quản lý chất lượng môi trường; định hướng thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; định hướng xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia và cấp tỉnh; phát triển kinh

tế - xã hội bền vững theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon

Trang 12

thấp, hài hòa với tự nhiên và thân thiện với môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu…”

- Quy hoạch tỉnh Bình Thuận: Quyết định số 1701/QĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

“Điều 1 Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) với những nội dung sau:

…III PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC QUAN TRỌNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI

1 Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

a) Công nghiệp chế biến, chế tạo

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo Trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản có lợi thế của Tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng; tạo điều kiện, triển khai thực hiện tốt các chính

sách ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp

công nghệ cao, các thiết bị điện, linh kiện điện tử, lắp ráp máy móc, ô tô, xe máy, công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới.”

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam: Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 16/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035:

“Điều 1 Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 với các nội dung chủ yếu sau:

…2 Chiến lược

Phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng

và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; nâng cao năng lực

cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

cả nước theo hướng hiện đại

Các nhóm sản phẩm ưu tiên:

a) Đối với xe tải và xe khách từ 10 chỗ trở lên

Chú trọng phát triển dòng xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các loại xe khách tầm trung và tầm ngắn chạy liên tỉnh,

Trang 13

huyện, nội đô phù hợp với điều kiện địa hình, hạ tầng giao thông trong nước với giá thành hợp lý, an toàn và tiện dụng

b) Đối với xe chở người đến 9 chỗ

Tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân

c) Đối với xe chuyên dụng

Lựa chọn sản xuất, lắp ráp một số chủng loại xe có nhu cầu lớn (xe chở beton, xe xitec, xe phục vụ an ninh, quốc phòng ); khuyến khích sản xuất xe nông dụng nhỏ đa chức năng (kết hợp vận tải hàng hóa với một hay nhiều tính năng như làm đất, bơm nước, phát điện, phun thuốc sâu ) để đáp ứng nhu cầu của đồng bào vùng nông thôn và miền núi,

d) Đối với công nghiệp hỗ trợ

Tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện, quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn để lựa chọn chủng loại

phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu, trên cơ sở đó đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu

3 Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành

công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp

linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới

b) Mục tiêu cụ thể

- Số lượng xe sản xuất trong nước:

+ Năm 2020, tổng sản lượng xe đạt ~ 227.500 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 114.000 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 14.200 chiếc, xe tải ~ 97.960 chiếc, xe chuyên dụng ~ 1.340 chiếc

+ Năm 2025, tổng sản lượng xe đạt ~ 466.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 237.900 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 29.100 chiếc, xe tải - 197.000 chiếc, xe chuyên dụng ~ 2.400 chiếc

Trang 14

+ Năm 2035, tổng sản lượng xe đạt ~ 1.531.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ ~ 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên ~ 84.400 chiếc, xe tải - 587.900 chiếc, xe chuyên dụng - 6.500 chiếc

- Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp so với nhu cầu nội địa:

+ Năm 2020, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 67%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 60%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 90%, xe tải đạt - 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 15%

+ Năm 2025, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 70%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 65%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 92%, xe tải đạt ~ 78%, xe chuyên dụng đạt ~ 18%

+ Năm 2035, xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm ~ 78%, trong đó: xe đến 9 chỗ đạt ~ 75%, từ 10 chỗ trở lên đạt ~ 94%, xe tải đạt ~ 82%, xe chuyên dụng đạt ~ 23%

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

+ Giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô Phấn đấu đáp ứng ~ 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước

+ Giai đoạn 2021 - 2025 bắt đầu sản xuất được một số chi tiết quan trọng trong bộ phận truyền động, hộp số, động cơ (nhất là cho xe khách và xe tải nhẹ), từng bước tham gia hệ thống cung ứng sản phẩm hỗ trợ trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô thế giới

+ Giai đoạn 2026 - 2035, tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô, phấn đấu trở thành nhà cung cấp quan trọng nhiều loại linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô khu vực và thế giới Đáp ứng trên 65% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước

Cụ thể tỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô: đến năm 2020, xe đến 9 chỗ đạt 30 - 40%, từ 10 chỗ trở lên đạt 35 - 45%, xe tải đạt

30 - 40%, xe chuyên dụng đạt 25 - 35%; đến năm 2025, xe đến 9 chỗ đạt 40 - 45%, từ 10 chỗ trở lên đạt 50 - 60%, xe tải đạt 45 - 55%, xe chuyên dụng đạt 40

- 45%; đến năm 2035, xe đến 9 chỗ đạt 55 - 60%, từ 10 chỗ trở lên đạt 75 - 80%,

xe tải đạt 70 - 75%, xe chuyên dụng đạt 60 - 70%.”

1.4 Sự phù hợp của dự án với ngành nghề đầu tư và phân khu chức năng của Khu công nghiệp Hàm Kiệm II

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam của Công ty TNHH Công

Trang 15

hiện tại Lô C1.7, C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1; đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Mục tiêu sản xuất của dự án là sản xuất đĩa phanh xe cơ giới các loại

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hàm Kiệm-Bita’s” tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 1518/QĐ–BTNMT ngày 12/9/2012 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Bộ Tài nguyên Môi trường – Tổng cục môi trường cấp giấy xác nhận số 30/GXN-TCMT ngày 16/03/2016 về việc xác nhận hoàn thành một số hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng

kỹ thuật Khu công nghiệp Hàm Kiệm-Bita’s” tại xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Căn cứ theo Quyết định số 3223/QĐ-UBND ngày 13/12/2006 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Hàm Kiệm II, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Thành lập lập Khu công nghiệp Hàm Kiệm II-Bita’s huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Theo quyết định số 2091/QĐ-UBND ngày 12/08/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận

KCN Hàm Kiệm II là KCN lớn, được hình thành những năm gần đây nhằm tận dụng những lợi thế của địa phương cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh, kinh tế vùng Với các ngành nghề thu hút đầu tư của Khu Công nghiệp Hàm Kiệm II- Bita’s bao gồm:

- Kéo sợi

- Dệt may;

- Chế bến thực phẩm;

- Sản xuất hàng tiêu dùng (giày dép, bao bì, );

- Cơ khí lắp ráp, sản xuất cấu kiện cơ khí;

- Chế biến gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ;

- Sản xuất gạch men, gốm sứ phục vụ nội thất;

- Công nghiệp phụ trợ (sản xuất lắp ráp sản phẩm điện- điện tử);

- Sản xuất dược phẩm

- Hóa mỹ phẩm;

- Sản xuất phân bón hữu cơ;

- Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, tôm cá;

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng, thạch cao,

Trang 16

Dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam của Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam thực hiện tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II là hoàn toàn phù hợp

2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.1.1 Các văn bản pháp lý

* Lĩnh vực Bảo vệ môi trường

- Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc môi trường

- Thông tư 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành Quy chuẩn quốc gia về môi trường

- Thông tư số 02/2019/TT-BYT ngày 21/3/2019 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc

- Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

Trang 17

- Quyết định 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Quyết định số 19/2022/QĐ-UBND ngày 28/09/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quyết định Ban hành Quy định một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Yên Bái

* Lĩnh vực Đất đai

- Luật Đất đai số 31/2024/QH15 ngày 18/01/2024

* Lĩnh vực Xây dựng

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng dự án;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định

về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng

- Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 22/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định một số nội dung về Quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Yên Bái

* Luật Phòng cháy chữa cháy

- Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001;

- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013 sửa đổi bổ sung một

số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật PCCC và Luật PCCC sửa đổi

và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP

2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng

Trang 18

a) Môi trường không khí

- QCVN 05:2023/BTMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh;

- QCVN 02:2019/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về bụi - giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với các chất hữu cơ

b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn và độ rung

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2016/BYT về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT về Vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; c) Môi trường nước

- QCVN 08:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

d) Môi trường đất

- QCVN 03:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất e) Cấp thoát nước

- TCXDVN 13606:2023 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình

- Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 7957:2023 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế

f) Phòng cháy chữa cháy

- TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình;

Trang 19

- TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản các cấp

có thẩm quyền liên quan đến dự án

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 9866354467, chứng nhận lần đầu ngày 18/11/2024 của Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Thuận cấp

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

- Thuyết minh Dự án đầu tư;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án;

- Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng môi trường tại khu vực Dự án

- Thông tin, tài liệu khác liên quan đến dự án

3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

3.1 Trình tự tiến hành xây dựng báo cáo

1 Thu thập và nghiên cứu các tài liệu liên quan

2 Khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện Dự án

3 Phối hợp cùng với các chuyên gia, kỹ thuật viên phân tích đi khảo sát hiện trường, lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường vật lý

4 Tổng hợp, xử lý số liệu, tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng và các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan

5 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án

6 Trình thẩm định và giải trình báo cáo ĐTM trước hội đồng thẩm định

3.2 Các đơn vị, tổ chức, thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

* Cơ quan chủ dự án:

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam

- Địa chỉ: Lô C1.7, C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1, đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

- Điện thoại: 0252 368 5666

- Người địa diện: Bà HSU, YU-JUAN

Chức danh: Chủ tịch

* Cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

- Tên đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật môi trường Việt Nam

Trang 20

- Người đại diện: Ông Trần Bảo Lộc

- Chức danh: Giám đốc

- Điện thoại: 0967 377 666

Bảng 0.1 Thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM

TT Họ và tên Nội dung phụ trách trong

ĐTM

Chữ ký

I

cấp thông tin & tài liệu về

dự án

II

tài liệu & thực hiện Báo cáo ĐTM

4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Để thực hiện đánh giá tác động môi trường, cơ quan tư vấn đã áp dụng các phương pháp khác nhau như sau:

Bảng 0.2 Phương pháp đánh giá tác động môi trường

TT

Tên phương

- Liệt kê các đối tượng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan trong quá trình triển khai các hoạt động của dự án

- Liệt kê các tác động môi

- Chương 1: Liệt kê, mô

tả các hạng mục của dự

án và các vấn đề liên quan

- Chương 2: Liệt kê, thống kê số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường liên quan khác

- Chương 3: Nhận dạng tác động và đối tượng bị

Trang 21

+ Đánh giá dự báo về mức độ, phạm vi, quy mô bị tác động dựa trên cơ sở định lượng theo

hệ số ô nhiễm từ các tài liệu Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ

(USEPA)

- Chương 2: Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường, sức chịu tải môi trường nền

- Chương 3: Đánh giá, so sánh các kết quả tính toán

dự báo ô nhiễm môi trường so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

+ Thu thập số liệu về kinh tế -

xã hội tại địa phương, , phương pháp này đã được thực hiện trước khi xây dựng Dự án Số liệu được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội

- Chương 2: Mô tả về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội dự án

Chương 1, 2, 3, 4 và 5 Dựa trên các kết quả tham vấn để hiệu chỉnh

và hoàn thiện các nội dung của báo cáo phù hợp với điều kiện của dự

án

Trang 22

TT

Tên phương

pháp

Mục đích, nội dung áp dụng Vị trí áp dụng

+ Chương 5: Nội dung, biện pháp và các kết quả tham vấn

Dự án, theo nguyên tắc là những vị trí điển hình của Dự

án giúp đánh giá chất lượng môi trường nền

+ Phương pháp lấy mẫu và đo đạc hiện trường được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của tiêu chuẩn và Quy chuẩn Việt Nam về lấy mẫu hiện trường Số liệu thu được

là đáng tin cậy

+ Chương 2: mục hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

vị trí điển hình, thể hiện đặc trưng môi trường nền tại khu vực thực hiện Dự án, và so sánh với QCVN, TCVN

+ Chương 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu

+ Chương 3: Dự báo đánh giá và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do hoạt động của dự án

Trang 23

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án

1.1.1 Tên dự án

- Tên dự án: Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam

1.1.2 Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án; người đại diện theo pháp luật của chủ dự án; tiến độ thực hiện dự án

- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam

- Địa chỉ: Lô C1.7, C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1, đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam

- Điện thoại: 0252 368 5666

- Người địa diện theo pháp luật của chủ dự án:

Từ tháng 04/2028 – 03/2029: Lắp đặt máy móc thiết bị giai đoạn 2

Từ tháng 04/2029 – 12/2029: Hoàn thành chạy thử giai đoạn 2

Tháng 01/2030: Vận hành chính thức

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án

- Công ty TNHH Công nghiệp NEOTEK Việt Nam thực hiện dự án Nhà máy công nghiệp NEOTEK Việt Nam tại địa chỉ Lô C1.7, C1.8, C1.9, C1.10, C1.11, C1.12 Cụm C1, đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Trang 24

- Tổng diện tích: 132.380 m2

- Vị trí tiếp giáp của Công ty như sau:

+ Phía Bắc giáp đường D5 của Khu công nghiệp

+ Phía Nam giáp đường D1 của Khu công nghiệp

+ Phía Đông giáp đất của Công ty Cổ phần đầu tư Bình Tân

+ Phía Tây giáp đường N3 của Khu công nghiệp

Hình 1.1 Vị trí địa lý của Dự án

- Tọa độ mốc giới khu đất thực hiện dự án:

Theo hệ tọa độ VN2000, khu vực Bình Thuận

Bảng 1.1 Bảng thống kê tọa độ các mốc ranh giới khu đất

Mốc Tọa độ X (m) Tọa độ Y (m) Chiều dài (m)

229.80 433.45 11.31

Trang 25

M1 1209318.35 446328.54 292.10

(Nguồn: Bản trích đo địa chính ngày 19/9/2024)

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

C1.11, C1.12 Cụm C1, đường D1 Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận Đây là các lô đất công nghiệp nằm trong khu công nghiệp, được cho thuê để thực hiện sản xuất công nghiệp Hiện trạng khu vực thực hiện dự án là khu đất trống, chủ dự án hợp đồng thuê lại đất từ chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp là Công ty Cổ phần đầu tư Bình Tân

Hình ảnh hiện trạng khu vực dự kiến thực hiện dự án:

Hình 1.2 Hình ảnh hiện trạng khu vực thực hiện dự án

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Trang 26

Dự án đầu tư dự kiến được triển khai trong Khu công nghiệp Hàm Kiệm II – Bita’s, xã Hàm Kiệm cách đường Quốc lộ 1A 1,5 km về phía Bắc rất thuận tiện giao thông Ngoài ra, xung quanh khu vực Dự án tiếp giáp các khu đất dự án khác,

ít dân cư sinh sống nên các tác động gây ra đối với môi trường ảnh hưởng không đáng kể đến đời sống người dân

Khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất khoảng gần 1km Đây là địa phận thôn Dân Phú và thôn Dân Bình, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Dự án sử dụng nguyên liệu là phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

và đây là yếu cố nhạy cảm về môi trường của dự án theo quy định tại điểm c khoản

1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

1.1.6 Mục tiêu; loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của

chưa được phân vào đâu (sản xuất đĩa phanh

xe cơ giới các loại)

2599

1.1.6.2 Loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án

- Loại hình: Dự án đầu tư mới

Trang 27

khiển từ xa từ phòng điều khiển (hệ thống điều khiển giao diện người – máy (HMI – Human- Machine Interface) Toàn bộ các hoạt động của dây chuyền sản xuất được kiểm soát chặt chẽ dựa trên hệ thống đo lường bằng cảm biến và màn hình HMI, hệ thống này mô phỏng quá trình hoạt động, theo dõi thông tin và cài đặt các thông số vận hành cho toàn bộ dây chuyền sản xuất

1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Cơ cấu sử dụng đất của Dự án:

Bảng 1.3 Cơ cấu sử dụng đất của dự án STT Chức năng Diện tích (m 2 ) Mật độ (%)

Quy mô các hạng mục công trình của Dự án:

Chủ dự án dự kiến đầu tư xây dựng toàn bộ công trình ngày từ giai đoạn 1 Trong đó, các nhà xưởng sẽ bố trí phân chia để chỗ trống để triển khai giai đoạn

2 (Xin đính kèm bản vẽ layout bố trí máy móc thiết bị giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tại phụ lục Báo cáo)

Bảng 1.4 Quy mô các hạng mục công trình của dự án

STT Hạng mục Ký hiệu Diện tích

xây dựng (m 2 )

Số tầng

Chiều cao xây dựng (m)

Diện tích sàn (m 2 ) Đất xây

Trang 30

1.3.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và hóa chất

Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất cho quá trình sản xuất của Dự án như sau:

Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất cho quá trình sản xuất

của dự án

TT Nguyên, vật liệu Khối lượng (tấn/năm) Nguồn cung cấp

và thu mua trong nước 25%

* Nguyên liệu đầu vào sử dụng phế liệu nhập khẩu:

Công ty sử dụng nguồn cung cấp từ trong nước và nhập khẩu từ các nước

Mỹ, Đức, Nga, Thái Lan, Nhật Bản Tỷ lệ phế liệu mua từ các đơn vị trong nước

dự kiến chiếm khoảng 25%, phế liệu nhập khẩu dự kiến chiếm khoảng 75% Tỷ

lệ phế liệu nhập khẩu và phế liệu trong nước có thể thay đổi tùy theo nguồn cung cấp và các quy định pháp luật của Việt Nam Trong đó, phế liệu nhập khẩu đảm bảo đáp ứng QCVN 31:2018/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định Phế liệu dự kiến nhập khẩu gồm: Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc có mã HS:

Trang 31

7204 10 00 và Phế liệu và mảnh vụn khác: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hoặc đóng thành kiện, bánh, bó có mã HS 7204 41 00 Mô tả phế liệu nhập khẩu dự kiến:

- Phế liệu và phế liệu gang từ các bộ phận ô tô

- Ống gang phế liệu từ công trường

- Gang phế liệu từ máy móc

- Dàn tản nhiệt bằng gang thải từ các tòa nhà bị phá dỡ

- Gang phế liệu từ các bộ phận máy móc cũ

Hình ảnh phế liệu dự kiến nhập khẩu:

Hình 1.3 Phế liệu dự kiến nhập khẩu của dự án

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành

Trang 32

Hình 1.4 Quy trình sản xuất của dự án Thuyết minh quy trình sản xuất:

Trang 33

2 Tạo hình khuôn đúc:

Tạo hình phôi cát: Cát trộn với hóa chất keo được máy phun vào khuôn để tạo hình phôi cát Thổi khí triethylamine vào để định hình phôi cát trong hộp khuôn

Tạo hình khuôn đúc: Bơm cát vào hộp khuôn rồi cho phôi cát vào để tạo thành khuôn đúc

Tòan bộ quá trình tạo hình khuôn đúc được thực hiện trong thiết bị khép kín và có chụp hút thu gom toàn bộ bụi, khí thải phát sinh

Chất thải phát sinh: Khí triethylamine và bụi cát được thu gom bằng hệ thống hút khí thải

3 Nung chảy nguyên liệu sản xuất gồm:

Sử dụng lò điện trung tần để nấu chảy Nguyên liệu (Phế liệu gang, thép (mã

HS 72041000/72044100); Gang; phế Phế liệu gang, thép tái sản xuất của dự án

và Nguyên liệu hợp kim gồm: hợp kim sắt và silic (FeSi), hợp kim sắt và mangan (FeMn), đồng, hợp kim sắt và crom (FeCr), niken, antimon, hợp kim Ferro Molypden, sắt sunfua, silicon cacbua trở thành dạng lỏng ở nhiệt độ 1450 ~ 1520°C Xỉ thép từ lò nấu được cán bộ kỹ thuật sử dụng máy cào, cào xỉ ra khỏi

lò nấu

Chất thải phát sinh: Khói và bụi được thu gom bằng hệ thống xử lý khí thải;

xỉ thép được thu gom tập trung và bàn giao cho đơn vị xử lý chất thải

Đúc khuôn: thép nóng chảy sẽ được rót vào khuôn đúc

Trang 34

Chất thải phát sinh: Khói và bụi được thu gom bằng hệ thống xử lý khí thải

Làm nguội: Khuôn đúc được băng tải vận chuyển trong thời gian 90 phút, nhiệt độ khuôn giảm tự nhiên còn < 500oC

Tách khuôn: Phôi sắt sẽ được tách ra khỏi khuôn cát đúc Cát sẽ được thu hồi, làm nguội và tái sử dụng

Chất thải phát sinh: Bụi và khí thải được thu gom bằng hệ thống xử lý khí thải

Làm sạch bề mặt phôi sắt: Dùng phương pháp phun hạt để làm sạch bề mặt phôi cho đến khi trông như kim loại mới

Chất thải phát sinh: Bụi và bột sắt được thu gom bằng hệ thống hút bụi

Kiểm tra – phân loại: Sản phẩm thô được loại bỏ ba-via sắt, ống dẫn, gá đỡ

Sản phẩm thô sau khi được kiểm tra sẽ chuyển sang công đoạn tiếp theo Sản

phẩm bị lỗi, ba-via sắt, sắt vụn sẽ được thu gom tái sử dụng

Trang 35

Gia công bề mặt: Sản phẩm thô được đưa vào máy phay gia công theo kích

thước tiêu chuẩn quy cách sản phẩm Sắt vụn trong quá trình gia công sẽ được

thu gom tái sử dụng

Mài bóng: Bề mặt sản phẩm được mài đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu thiết kế

Chất thải phát sinh: Bụi sắt khi mài sẽ được hệ thống hút thu gom và tái sử dụng

Trang 36

Khắc chữ: Khắc mã sản phẩm và thông tin sản xuất lên đường kính ngoài của sản phẩm

Xử lý độ cân bằng cho sản phẩm: Do các bộ phận của ô tô yêu cầu tốc độ quay cao nên các sản phẩm cần được cân bằng động để đảm bảo an toàn cho sản phẩm

Vệ sinh sản phẩm: Phôi đĩa phanh được treo ngâm trong bể tẩy dầu Chất tẩy dầu được bơm điều áp với nhiệt độ 55-60 độ

Chất thải phát sinh: nước thải được thu gom về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý

Phun sơn chống sét: Bề mặt của sản phẩm được phun sơn gốc nước để chống rỉ sét Sản phẩm sau khi sơn được đưa vào máy sấy khô vận hành bằng nhiên liệu khí gas Nhiệt độ sấy dao động từ nhiệt độ bình thường đến 380°C Cặn sơn phát sinh từ công đoạn phun sơn có xử lý bằng màng nước được cán bộ kỹ thuật thu gom bề mặt để chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định

Chất thải phát sinh: Khí thải có chứa nhóm các chất hữu cơ dễ bay hơi được thu gom bằng hệ thống hút khí và xử lý bằng hệ thống xử lý khí thải hấp phụ thanh hoạt tính; hơi sơn được xử lý bằng hệ thống màng nước và quạt hút Cặn sơn được tạo ra sau khi xử lý bằng hệ thống màng nước được thu gom và chất thải than hoạt tính của hệ thống xử lý khí thải được thuê đơn vị có chức năng thu gom, xử lý sau khi lưu trữ tập trung

Niêm phong: Bao bì sản phẩm bằng màng co nhiệt

Đóng gói: Đóng gói sản phẩm vào thùng carton

Đóng hàng: Các thùng carton được đặt trên pallet và cố định bằng khuôn nhựa

Chất thải phát sinh: màng nhựa, trụ góc giấy vụn, dải thép nhựa thải (Sau khi lưu trữ tập trung tại kho chứa chất thải và thuê đơn vị có chức năng thu gom,

xử lý)

Xuất xưởng: Sản phẩm được vận chuyển đến bến tàu và xếp vào container

Trang 37

1.5 Biện pháp tổ chức thi công

* Nhu cầu lao động

- Số lao động tham gia thi công xây dựng: 300 người

- Số lao động tham gia lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của Dự án: 100 người Chủ đầu tư sẽ yêu cầu nhà thầu cung cấp thiết bị cử chuyên gia, lao động có tay nghề kỹ thuật kết hợp với bộ phận kỹ thuật của nhà máy thực hiện

- Công nhân xây dựng công trình, chuyên gia lắp đặt máy móc thiết bị sẽ được nhà thầu chủ động bố trí việc ăn uống, nơi nghỉ ngơi tại các khu vực lân cận trên địa bàn ngoài phạm vi nhà máy Đối với các chuyên gia nước ngoài

Trang 38

Như vậy lượng lao động tối đa tập trung trong giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị là 300 người

*Máy móc thiết bị thi công

Dự án chủ yếu sẽ sử dụng các loại máy móc hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu

để phục vụ xây dựng các hạng mục của dự án Các máy móc sử dụng trong thi công được chủ dự án thống nhất với nhà thầu thi công thông qua hợp đồng Yêu cầu các phương tiện máy móc đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và có giấy chứng nhận đăng kiểm theo quy định

Danh mục máy móc thi công như sau:

Bảng 1.6 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công xây dựng

Stt Tên thiết bị Đơn

Ký hợp đồng trọn gói thuê đơn vị có chức năng thực hiện Các phương tiện máy móc đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng và có giấy chứng nhận đăng kiểm theo quy định

Trang 39

Stt Tên thiết bị Đơn

* Khối lượng nguyên vật liệu thi công

- Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng Dự án được cho trong bảng sau:

Bảng 1.7 Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng của Dự án Stt Tên vật tư lượng Khối Đơn vị Khối lượng riêng

Tổng (tấn)

10 Cọc bê tông ly tâm đúc sẵn 33.850

Trang 40

Các nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình được mua tại các đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn hoặc các khu vực lân cận Các nguyên vật liệu này được vận chuyển đến mặt bằng dự án bằng các xe ô tô trọng tải 15 tấn Cung đường vận chuyển trung bình khoảng 15km

* Khối lượng đào đắp:

Bảng 1.8 Khối lượng đào đắp trong giai đoạn thi công xây dựng

STT Hạng mục Khối lượng (m 3 )

Khối lượng riêng (tấn/m 3 )

Khối lượng (tấn)

* Nhu cầu nhiên liệu phục vụ thi công

Nhu cầu nhiên liệu của dự án trong giai đoạn xây dựng được tính toán dự

báo theo định mức sử dụng nhiên liệu đối với các máy móc thiết bị thi công (theo

Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình) về việc công bố định

mức hao phí xác định giá các ca máy và thiết bị thi công như sau:

Bảng 1.9 Khối lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình xây dựng

TT Máy móc, thiết bị lượng/ca Số

Định mức (lít/ca)

Nhu cầu DO (lít/ca)

Ngày đăng: 09/12/2024, 16:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN