1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo dtm dự Án nhà máy giấy quảng bình

459 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án: Nhà Máy Giấy Quảng Bình
Trường học Trường Đại Học Quảng Bình
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 459
Dung lượng 34,14 MB

Nội dung

Bên cạnh hoạt động sản xuất của nhà máy, chủ đầu tư luôn mong muốn hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, do đó, Chủ đầu tư nghiên cứu tìm kiếm và đầu tư các giải pháp kỹ thuật

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1

1.1 Thông tin chung về dự án 1

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc các tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án 3

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác 3

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 6

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn 6

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền 10

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 11

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 11

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12

4.1 Các phương pháp ĐTM 12

4.2 Các phương pháp khác 14

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 14

5.1 Thông tin về dự án 14

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn 18

5.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường 20

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 33

1.1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 33

1.1.1 Tên dự án 33

1.1.2 Tên chủ dự án 33

1.1.3 Vị trí địa lý của dự án 33

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án 34

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 35

1.1.6 Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 36

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆN HỮU CỦA NHÀ MÁY TIẾP TỤC THỰC HIỆN 44

1.2.1 Hiện trạng hoạt động sản xuất 44

1.2.2 Danh mục máy móc, dây chuyền thiết bị tiếp tục sử dụng tại nhà máy trong giai đoạn 1 44

1.2.3 Các hạng mục xây dựng hiện hữu tiếp tục được sử dụng 47

Trang 4

1.2.4 Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường 49

1.3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN NÂNG CÔNG SUẤT 51

1.3.1 Danh mục máy móc, dây chuyền thiết bị lắp đặt mới tại dự án 51

1.3.2 Các hạng mục công trình xây dựng bổ sung của dự án 92

1.2.3 Các hoạt động của dự án 101

1.2.4 Các công trình giảm thiểu tiếng ồn, độ rung của dự án 101

1.2.5 Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng gây tác động đến môi trường 101

1.3 NGUYÊN NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 106

1.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 106

1.3.2 Giai đoạn hoạt động của dự án 111

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 129

1.5 BIỆN PHÁP THI CÔNG 143

1.5.1 Công tác phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng 144

1.5.2 Phương án bố trí mặt bằng thi công 144

1.5.3 Thi công xây dựng các hạng mục chính 145

1.5.4 Thi công lắp đặt thiết bị máy móc 146

1.6 TIẾN ĐỘ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 146

1.6.1 Tiến độ dự án 146

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 147

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 149

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 149

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC 155

2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 155

2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 162

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG 162

2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 164

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 166

Trang 5

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 1 VÀ GIAI ĐOẠN

HOẠT ĐỘNG HIỆN NAY CỦA NHÀ MÁY 166

3.1.1 Đánh giá dự báo các tác động 166

3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường trong giai đoạn hoạt động hiện nay và xây dựng 188

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH 215

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động môi trường 215

3.2.2 Công trình thu, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 249

3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 291

3.3.1 Danh mục các công trình BVMT trong giai đoạn hoạt động của dự án được tổng hợp qua bảng sau: 291

3.3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 292

3.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 292

3.4 NHẬN XÉT MỨC ĐỘ TIN CẬY CÁC KẾT QUẢ NHẬN DẠNG, ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 293

3.4.1 Về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 293

3.4.2 Về độ tin cậy của những kết quả đánh giá, dự báo 293

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 295

CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 296

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 296

5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 303

5.2.1 Chương trình giám sát môi trường khi vận hành giai đoạn hiện hữu và xây dựng, lắp đặt giai đoạn 1 303

5.2.2 Giai đoạn khi vận hành dự án 303

CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 306

6.1 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 306

1 KẾT LUẬN 307

2 KIẾN NGHỊ 307

3 CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ 307

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường

KSONMT: Kiểm soát ô nhiễm môi trường

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt

CTRTT: Chất thải rắn công nghiệp thông thường

CTRXD: Chất thải rắn xây dựng

CTNH: Chất thải nguy hại

KCN: Khu công nghiệp

ĐTM: Đánh giá tác động môi trường

PCCC: Phòng cháy chữa cháy Phòng cháy chữa cháy

TDS: Chất rắn hòa tan

XLNT: Xử lý nước thải

UBND: Ủy ban nhân dân

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

NXB: Nhà xuất bản

WHO: Tổ chức y tế thế giới

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0 1: Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo 12

Bảng 0 2 Quy mô công suất của dự án 15

Bảng 0 3: Các hoạt động chính của dự án 16

Bảng 0 4: Các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường 17

Bảng 0 5: Các tác động môi trường chính của dự án 18

Bảng 0 6: Biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTRSH 24

Bảng 1 3: Quy mô công suất của dự án 37

Bảng 1 4: Tổng hợp những nội dung thay đổi, điều chỉnh của dự án 39

Bảng 1 5: Danh mục máy móc hiện hữu được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn 1 của dự án 45

Bảng 1 6: Các hạng mục công trình xây dựng hiện hữu và dự kiến 47

Bảng 1 7: Danh mục thiết bị cho dây chuyền bổ sung giai đoạn nâng công suất 52

Bảng 1 8: Cơ cấu sử dụng đất của dự án 92

Bảng 1 9: Các hạng mục công trình của dự án 92

Bảng 1 10: Các hạng mục công trình chính được xây dựng 94

Bảng 1 11: Quy mô hạng mục công trình phụ trợ 97

Bảng 1 12: Quy mô hạng mục công trình bảo vệ môi trường của Dự án 98

Bảng 1 13: Các hoạt động chính của dự án 101

Bảng 1 14: Nhu cầu nguyên vật liệu chính phục vụ thi công dự án 107

Bảng 1 15: Danh mục phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng trong giai đoạn thi công 108

Bảng 1 16: Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công 110

Bảng 1 17: Nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất 111

Bảng 1 18: Bảng cân bằng vật chất trong sản xuất giấy tại nhà máy 112

Bảng 1 19 Khối lượng và các loại giấy phế liệu sử dụng tại Công ty (nhập khẩu 113

Bảng 1 20 Diện tích cần thiết của kho chứa phế liệu nhập khẩu 114

Bảng 1 21: Thành phần các yếu tố hóa học trong nhiên liệu 115

Bảng 1 22: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho lò hơi đồng xử lý chất thải công suất 30 tấn hơi/h 117

Bảng 1 23: Thành phần của hỗn hợp nhiên liệu đốt trong lò đồng xử lý 117

Bảng 1 24: Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sinh hoạt cán bộ, nhân viên 119

Bảng 1 25: Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động sản xuất giấy 119

Bảng 1 26: Nhu cầu sử dụng nước cho lò hơi 120

Bảng 1 27: Tổng nhu cầu sử dụng nước của dự án 121

Bảng 1 28: Bảng cân bằng nước của Công ty 122

Bảng 1 29: Nhu cầu sử dụng nước cho mục đích PCCC 123

Bảng 1 30: Khối lượng sản phẩm 126

Bảng 1 31: Chất lượng sản phẩm giấy kraft sóng 126

Bảng 1 32: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm giấy Kraft mặt vàng, mặt nâu 127

Bảng 1 33: Các thông số kỹ thuật của lò hơi 137

Bảng 1 35: Cơ cấu nhân sự của dự án 147

Bảng 2 1: Vị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường nền 155

Bảng 2 2: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án 157

Bảng 2 3: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt 158

Trang 8

Bảng 2 5: Kết quả phân tích chất lượng mẫu nước giếng khoan khu vực Dự án 159

Bảng 2 6 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý nước thải công suất 1.200m3/ngày đêm 161

Bảng 2 7: Yếu tố nhạy cảm và đối tượng tác động 162

Bảng 2 8: Sự phù hợp của địa điểm dự án 164

Bảng 3 1 Các nguồn tác động trong giai đoạn hoạt động hiện nay và thi công, xây dựng, lắp đặt thiết bị nâng công suất 166

Bảng 3 2: Tính toán số chuyến vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng 168

Bảng 3 3: Hệ số ô nhiễm đối với các phương tiện vận chuyển 168

Bảng 3 4: Tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông trong phạm vi 1km 169

Bảng 3 5: Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh do hoạt động của phương tiện giao thông thải ra theo khoảng cách x (m) trong quá trình vận chuyển 169

Bảng 3 6 Hệ số phát thải bụi từ hoạt động tập kết vật liệu xây dựng 170

Bảng 3 7 Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động tập kết vật liệu xây dựng 170

Bảng 3 8 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do các máy móc họat động trên công trường 170

Bảng 3 9.Tổng tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động thi công xây dựng 170

Bảng 3 10 Dự báo nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động xây dựng trên công trường 172

Bảng 3 11 Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại 172

Bảng 3 12 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ quá trình hàn 173

Bảng 3 13: Nồng độ bụi, khí thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng 174

Bảng 3 14 Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân thi xây dựng và cán bộ nhân viên giai đoạn hiện hữu 176

Bảng 3 15 Chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 177

Bảng 3 16 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 177

Bảng 3 17 Nồng độ nước thải xây dựng tham khảo 178

Bảng 3 18 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp giấy 179

Bảng 3 19 Bảng tổng hợp khối lượng chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn vận hành hiện nay và xây dựng các công trình nâng công suất dự án 181

Bảng 3 20: Chất thải nguy hại dự kiến phát sinh trong giai đoạn xây dựng, lắp đặt máy móc của dự án (dự kiến) 181

Bảng 3 21: Khối lượng chất thải phát sinh khi diễn ra đồng thời 2 giai đoạn 182

Bảng 3 22 Mức ồn điển hình (dBA) của máy móc thi công trên công trường 182

Bảng 3 23 Mức ồn ở khoảng cách khác nhau phát sinh từ thiết bị máy móc (dBA) 183 Bảng 3 24 Mức rung của các máy móc thi công (dB) 184

Bảng 3 25 Mức rung theo khoảng cách của các máy móc thi công 184

Bảng 3 26: Chất lượng khí thải ống khói của Nhà máy 193

Bảng 3 27 Kích thước xây dựng các bể xử lý nước thải 201

Bảng 3 28 Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải 202

Bảng 3 29 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của Nhà máy 207

Bảng 3 30: Nguồn khí thải phát sinh 216

Bảng 3 31: Số lượng xe vận chuyển CBCNV làm việc tại dự án 217

Bảng 3 32: Lưu lượng xe vận chuyển CBCNV ra vào dự án 217

Bảng 3 33: Hệ số phát thải ô nhiễm của các phương tiện giao thông 218

Bảng 3 34: Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện vận chuyển 218

Bảng 3 35: Kết quả tính toán phát tán nồng độ các chất ô nhiễm 219

Bảng 3 36: Hệ số phát thải bụi cuốn từ mặt đường 220

Trang 9

Bảng 3 37: Tải lượng bụi cuốn lên từ mặt đường 220

Bảng 3 38: Nồng độ bụi phát sinh do cuốn lên từ mặt đường 221

Bảng 3 39: Kết quả Đo kiểm tra môi trường lao động của Công ty Cổ phần giấy Minh Hưng 222

Bảng 3 40: Đặc điểm nhiên liệu cho lò hơi đồng xử lý chất thải công suất 30 tấn/h 223 Bảng 3 41: Lượng sản phẩm cháy sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu tại lò hơi đồng xử lý chất thải 30 tấn/h 224

Bảng 3 42: Nồng độ các chất ô nhiễm do đốt nguyên liệu từ khí thải lò hơi đồng xử lý chất thải công suất 30 tấn/giờ/lò 226

Bảng 3 43: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải 227

Bảng 3 44: Lưu lượng nước thải phát sinh tại dự án 229

Bảng 3 45: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 229

Bảng 3 46: Đặc trưng nước thải sản xuất giấy chưa qua xử lý 230

Bảng 3 47: Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt và thành phần chất thải 232

Bảng 3 48: Kết quả phân tích hiện trang chất lượng bùn thải phát sinh từ hoạt động của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp giấy 233

Bảng 3 49: Bảng cân bằng vật chất trong sản xuất giấy kraft chất lượng cao 234

Bảng 3 50: Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn hoạt động 235

Bảng 3 51: Khối lượng tro bụi thải phát sinh từ lò hơi đồng xử lý chất thải công suất 30 tấn/h 236

Bảng 3 52: Kết quả phân tích tiếng ồn nhà máy giấy An Bình quý III/2019 237

Bảng 3 53: Kết quả phân tích nhiệt độ nhà máy giấy An Bình quý III/2019 238

Bảng 3 54: Các sự cố lò hơi có thể xảy ra trong quá trình vận hành lò 243

Bảng 3 56: Thông số kỹ thuật các hạng mục xây dựng của hệ thống XLNT 257

Bảng 3 57: Danh mục máy móc thiết bị chính của hệ thống XLNT 258

Bảng 3 59: Biện pháp phân loại, lưu giữ, chuyển giao xử lý CTRSH 275

Bảng 3 60: Các sự cố thường gặp đối với thiết bị của trạm XLNT 283

Bảng 3 61: Một số biện pháp ứng phó sự cố trong quá trình vận hành 284

Bảng 3 62: Danh mục các công trình BVMT của dự án 291

Bảng 3 63: Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường 292

Bảng 3 64: Mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 294

Bảng 5 1: Tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 297

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Vị trí khu đất thực hiện dự án 34

Hình 1 2 Hình ảnh hiện trạng khu đất thực hiện dự án 35

Hình 1 3: Sơ đồ cân bằng nước của dự án trong giai đoạn 1 124

Hình 1 4: Sơ đồ cân bằng nước của dự án trong giai đoạn 2 125

Hình 1 5: Hình ảnh minh hoạ sản phẩm của dự án 128

Hình 1 6: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tại dự án 129

Hình 1 7: Sơ đồ hệ thống thủy lực tuyến bột OCC 132

Hình 1 8: Sơ đồ công nghệ chuẩn bị bột lớp mặt 133

Hình 1 9: Sơ đồ công nghệ chuẩn bị bột lớp đế 134

Hình 1 10: Sơ đồ công nghệ xeo giấy và hoàn thiện 135

Hình 1 11 Sơ đồ công nghệ lò hơi 30 tấn/giờ (đốt rác) sử dụng nhiên liệu tái sử dụng 139

Hình 1 12 Cấu tạo bộ thu hồi nhiệt gió 142

Hình 1 13 Cấu tạo bộ thu hồi nhiệt nước 142

Hình 1 14: Sơ đồ quy trình thi công xây dựng công trình 144

Hình 1 15: Sơ đồ quản lý thực hiện dự án 147

Hình 3 1 Mô hình phát tán không khí nguồn mặt 171

Hình 3 2 Sơ đồ bể tự hoại 196

Hình 3 3 Bể tách dầu mỡ 196

Hình 3 4 Hình ảnh trạm xử lý nước thải tập trung nhà máy hiện tại 201

Hình 3 5 Hình ảnh kho CTNH hiện tại 211

Hình 3 6: Mặt bằng bể tự hoại 250

Hình 3 7: Mặt bằng bể tách dầu mỡ 251

Hình 3 8: Quy trình xử lý nước thải tập trung công suất 253

Hình 3 9: Quy trình xử lý khí thải lò hơi đồng xử lý chất thải công suất 30tấn/giờ 269

Hình 3 10: Cấu tạo Cyclone chùm 270

Hình 3 11: Cấu tạo tháp khử SO2 và HCl theo phương pháp bán khô 271

Hình 3 12: Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ 281

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình iền thân là Công ty Cổ phần Xenlulo Quảng Bình được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3101104628 lần đầu ngày 01/7/2021, thay đổi lần 3 ngày 26/08/2024 trụ sở tại Km9 tỉnh lộ 16, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Năm 2023, Nhà máy giấy Quảng Bình được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1052/QĐ-UBND, ngày 08/5/2023 với công suất thiết kế 20.000 tấn giấy Kraft/năm với 02 máy xeo sản xuất giấy gồm:

- Máy xeo tròn 03 lô lưới, khổ giấy thành phẩm 1,9m, tốc độ thiết kế 100m/phút, công suất thiết kế 5.000 tấn/năm

- Máy xeo 01 lưới dài, khổ giấy thành phẩm 2,3m, tốc độ thiết kế 150m/phút, công suất thiết kế 15.000 tấn/năm

Năm 2024, Nhà máy đã được UBND tỉnh Quảng Bình cấp Giấy phép môi trường

số 2348/GP-UBND, ngày 15/8/2024 với công suất thiết kế 15.000 tấn/năm Hiện tại, nhà máy giấy Quảng Bình đang vận hành ổn định máy xeo 01 lưới dài sản xuất giấy công suất 15.000 tấn/năm Sản phẩm của Nhà máy giấy Quảng Bình đã được khách hàng đón nhận, từng bước khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm Sản phẩm giấy Nhà máy sản xuất đang được cấp phần lớn cho các Công ty sản xuất Bao bì carton và xuất túi giấy xuất khẩu tại khu vực các tỉnh lân cận dự án như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; một phần cung cấp cho các Công ty tại Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội hay Phú Yên, Ninh Thuận và dành một phần xuất khẩu

Nhu cầu tiêu thụ giấy của các khách hàng, đối tác hiện có của Nhà máy giấy Quảng Bình rất lớn khoảng 10.000 tấn/tháng trong đó giấy kraft sóng (Medium) khoảng 6.500-8.500 tấn/tháng, giấy kraft lớp mặt (Testliner) khoảng 1.500-2.000 tấn/tháng, giấy kraft làm túi giấy xuất khẩu khoảng 500-600 tấn/tháng Trong khi công suất thiết kế của Nhà máy giấy Quảng Bình hiện giờ mới đáp ứng được khoảng 10% tổng nhu cầu giấy của khách hàng hiện có chưa kể các khách hàng khác

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp sản xuất giấy bao

bì chủ yếu tập trung tại khu vực Miền Bắc và khu vực Miền Nam do các khu vực này là trung tâm sản xuất, chế biến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước Khu vực lân cận Nhà máy giấy Quảng Bình gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, nhu cầu tiêu thụ

Trang 12

giấy các loại hàng năm khoảng 920.000 tấn trong khi năng lực sản xuất giấy khu vực hiện giờ chỉ đạt khoảng 120.000 tấn, thiếu hụt khoảng 800.000 tấn phải vận chuyển từ nhà máy giấy tại khu vực Miền Bắc vào và/hoặc khu vực Miền Nam ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giấy của khu vực

Thấy được tiềm năng phát triển bao bì giấy rất lớn của Khu vực lân cận dự án, với kinh nghiệm, lợi thế sẵn có của Nhà máy giấy Quảng Bình và với mục tiêu đầu tư, phát triển Nhà máy giấy Quảng Bình trở thành trung tâm tái chế giấy bao bì công nghiệp quy

mô lớn, hiện đại nhất khu vực Miền Trung, tích cực chủ động tham gia chuỗi giá trị tái chế giấy, Công ty Cổ phần tái chế Giấy Quảng Bình đã báo cáo và được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư nâng công suất thiết kế của Nhà máy giấy Quảng Bình từ 20.000 tấn sản phẩm lên 200.000 tấn sản phẩm/năm và được phân kỳ

đầu tư thành 02 giai đoạn:

− Giai đoạn 1: Đầu tư Máy xeo 02 lưới dài trở lên, công suất thiết kế 100.000 tấn

giấy kraft/năm thay Máy xeo tròn 03 lô lưới công suất 5.000 tấn giấy kraft/năm hiện có với dòng sản phẩm giấy mỏng dải định lượng là từ 80-160 g/m2 (chủ yếu là 80-120g/m2);

− Giai đoạn 2: Đầu tư Máy xeo giấy 03 lưới dài trở lên, công suất thiết kế 100.000

tấn giấy kraft/năm thay Máy Xeo 01 lưới dài công suất 15.000 tấn giấy kraft/năm hiện

có với dòng sản phẩm giấy dày chủ yếu định lượng từ 120-250 g/m2

Công ty đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu

tư tại Quyết định số 2680/QĐ-UBND ngày 20/9/2024

Bên cạnh hoạt động sản xuất của nhà máy, chủ đầu tư luôn mong muốn hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, do đó, Chủ đầu tư nghiên cứu tìm kiếm và đầu tư các giải pháp kỹ thuật để tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, hạn chế và giảm thiểu phát thải ra ngoài môi trường: Tận thu, tuần hoàn tối đa xơ sợi trong quá trình sản xuất; tuần hoàn, tái sử dụng tối đa nước trong từng khâu của quá trình sản xuất qua đó giảm thiểu lượng nước thải phát sinh, tái sử dụng nguồn chất thải tại chỗ phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy Với loại hình hoạt động của nhà máy là sản xuất giấy bao bì từ giấy phế liệu, nhà máy thải ra lượng lớn rác thải công nghiệp thông thường, bao gồm: nylon, xơ sợi, bã giấy và đất cát, sạn sỏi, đinh ghim, dây buộc, bùn thải Trong đó, nylon,

xơ sợi, bã giấy, bùn thải với khối lượng khoảng 20,94 tấn/ngày, đây là các thành phần

dễ cháy tạo ra nhiệt lượng cao, có thể tận dụng làm nguyên liệu đốt sinh hơi, phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy

Chính vì vậy, Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình quyết định đầu tư 02 lò hơi tầng sôi công suất mỗi lò 30 tấn hơi/h cho 02 giai đoạn, kết hợp đồng đốt chất thải công nghiệp thông thường phát sinh 20,94 tấn/ngày tại nhà máy (dự án không thu gom, đốt chất thải từ bên ngoài) cùng nhiên liệu biomass: mùn cưa, củi tạp, ván bóc, dăm băm, cành cây, vỏ cây, gốc cây, nhằm cung cấp hơi phục vụ sản xuất, đồng thời giúp

Trang 13

tiết kiệm chi phí nhiên liệu, chi phí chuyển giao xử lý rác thải công nghiệp của nhà máy, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chung của Dự án Để đảm bảo khí thải đầu

ra luôn đạt quy chuẩn hiện hành trước khi xả ra ngoài môi trường, công ty sẽ đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải đi kèm đồng bộ với lò hơi tầng sôi

Như vậy, việc triển khai Dự án “Nhà máy giấy Quảng Bình", công suất 200.000 tấn/ năm hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Đây là dự án sản xuất giấy có sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và thuộc mục 2, Phụ lục III, ban hành kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính

phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại khoản

3, Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường)

Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14,

dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thuộc thẩm

quyền thẩm định phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường (quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 35 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14)

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc các tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự

án

- Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư của dự án là Công ty

Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình

- Cơ quan cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư là: UBND tỉnh Quảng Bình

- Cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối

quan hệ của dự án với các dự án khác

1.3.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

a) Sự phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Theo quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050 có đề ra mục tiêu tổng quát là “Chủ động phòng ngừa kiểm soát được ô nhiễm và suy thoái môi trường” Tại Dự án, trên cơ sở phân tích các nguồn thải, chủ dự án đã đề xuất các công trình xử lý bụi, khí thải, các công trình xử lý nước thải đảm bảo khí thải

Trang 14

đạt quy chuẩn bảo vệ môi trường trước khi thải ra môi trường, nước thải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn theo Quy chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT hiện hành trước khi xả ra ngoài môi trường, dự án chủ động phòng ngừa kiểm soát các nguồn ô nhiễm phù hợp với mục tiêu tổng quát đề ra tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 8/7/2024;

Việc đầu tư lò hơi tầng sôi tận dụng nguồn rác thải công nghiệp thông thường phát sinh ngay tại nhà máy làm nguyên liệu đốt ((không thực hiện dịch vụ thu gom, đốt rác

từ bên ngoài), chuyển hóa năng lượng thành hơi nước cung cấp lại cho các hoạt động sản xuất của dự án, hoàn toàn phù hợp với theo quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 “ tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải đáp ứng quy định về bảo

vệ môi trường và yêu cầu kỹ thuật” Do đó, Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình tận dụng chất thải công nghiệp thông thường phát sinh tại dự án để làm nguyên liệu đốt cho

lò hơi tầng sôi để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hơi phục vụ cho sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu, chí phí chuyển giao xử lý rác thải công nghiệp, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thiểu việc lãng phí tài nguyên và không làm gia tăng ô nhiễm môi trường góp phần tăng hiệu quả dự án

b) Về tính phù hợp với Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tại quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 đưa ra mục tiêu cụ thể tổng quát“Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn

đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn

sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.”

Trong bối cảnh thế giới ngày càng nhận thức sâu sắc về ô nhiễm môi trường, vấn nạn từ rác thải nhựa , giấy đang được xem như một nguyên liệu thay thế ưu việt, có nhiều khả năng tái chế để ứng dụng phát triển trong nền kinh tế tuần hoàn Tại dự án sẽ đầu tư dây chuyền sản xuất giấy bao bì công nghệ cao, chất lượng cao từ nguyên liệu là giấy phế liệu bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại đồng bộ, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát thải, tiếng ồn, tiêu hao điện và tiết kiệm năng lượng, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, khí thải, đảm bảo giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường nên phù hợp với mục tiêu, chiến lược được đề ra tại quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022

Trang 15

c) Sự phù hợp của dự án với Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Quyết định số 337/QĐ-TTg ngày 12/4/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự án nằm tại huyện Lệ Thuỷ, thuộc quy hoạch vùng phía Nam, là: vùng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, công nghiệp

Như vậy, dự án phù hợp với quy hoạch phát triển vùng, đồng thời dự án cũng có phương án tiết kiệm năng lượng thông qua đồng xử lý chất thải, do đó là phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Bình

d) Sự phù hợp của dự án với quy hoạch vùng

- Nhà máy Giấy Quảng Bình tiền thân là Nhà máy bột giấy và giấy Kraft Quảng Bình được phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng nhà máy tại Quyết định số 4201/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND huyện Lệ Thủy và tại Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình

- Nhà máy Giấy Quảng Bình đã được xác định trong Quy hoạch chung Đô thị Kiến Giang đến năm 2035 được phê duyệt tại Quyết định số 3209/QĐ-UBND ngày

14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Bình (theo nội dung Văn bản số 3244/SXD-QHKT ngày 17/12/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình) và Quyết định số 1289/QĐ-UBND

ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch chung điều

chỉnh một số chức năng trong đồ án Quy hoạch chung đô thị Kiến Giang đến năm 2035

- Quyết định số 3528/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Bang, huyện Lệ Thủy,

tỷ lệ 1/2.000 và Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày 15/1/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng các nhà máy sản xuất thuộc đồ

án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Bang, huyện Lệ Thủy, tỷ lệ 1/2.000

- Nhà máy đã được UBND tỉnh Quảng Bình cho Công ty thuê đất tại Quyết định

số 929/QĐ-UBND ngày 12/4/2022, ký Hợp đồng thuê đất số 52/HĐTĐ ngày 27/4/2022;

số 53/HĐTĐ ngày 25/4/2024 và đã được Sở TNMT tỉnh Quảng Bình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DĐ 165575 tại Thửa đất số 511, Tờ bản đồ số 6 ở địa chỉ: Thôn Phú Xuân, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với diện tích 45.333,8m2

Vị trí khu đất được giới hạn bởi các điểm có tọa độ như sau (theo Hệ tọa độ VN2000):

Trang 16

3 190059,65 580150,48

Hiện Nhà máy giấy Quảng Bình đã đi vào hoạt động ổn định và đang trong thời hạn sử dụng đất được cho thuê nên Công ty vẫn tiếp tục được sử dụng đất đến hết thời hạn cho thuê theo quy định Khu vực đất thực hiện dự án hiện nay không quy hoạch vào mục đích an ninh, quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng khác như nội dung Văn bản số 2155/STNMT-QLĐĐ ngày 10/7/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo đó, Dự án được triển khai là phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt nêu trên, không làm thay đổi chức năng sử dụng đất trong các quy hoạch xây dựng đã được duyệt và không ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch tại khu

vực

e) Phù hợp với quy hoạch ngành công nghiệp giấy Việt Nam

Dự án sản xuất giấy từ giấy phế liệu của Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình phù hợp với quy hoạch phát triển ngành tại Quyết định số 10508/QĐ-BCT ngày

18 tháng 11 năm 2014 của Bộ Công Thương về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2025, trong đó thể hiện quan điểm phát triển của ngành như sau:

- Phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam theo hướng bền vững gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường;

- Áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy

để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế;

2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn

a) Văn bản luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, ngày 20/11/2018;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Trang 17

- Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Luật hóa chất số 06/2007/QH12, ngày 21 tháng 11 năm 2007;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;

- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất

- Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và

Trang 18

- Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

c) Thông tư hướng dẫn

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

- Thông tư 48/2020/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Bộ Công thương về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận hành chuyển hóa chất nguy hiểm

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 30/6/2021 Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số

136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh

- Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT ngày 24/8/2016 về báo cáo công tác bảo vệ môi trường

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường

- Thông tư số 01/2019/TT-BCT ngày 09/01/2019 của Bộ Công thương Quy định cửa khẩu nhập khẩu phế liệu

- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành

Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 - 2030

Trang 19

f) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

- QCVN 30:2012/BTMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

- QCVN 33:2018/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt

- QCVN 12-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy;

- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn khác liên quan

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tiếp xúc cho phép 5 yếu tố bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- QCVN 06-2022/BXD-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

- Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình

Trang 20

- TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình

- TCVN 7957:2023 - Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài

- QCVN 01: 2020/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện

- QCVN 7:2012/BLĐTBXH – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng

- QCVN 18:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng

- QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy với nhà và công trình

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp 3101104628 do Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp đăng ký lần đầu ngày 01/7/2021, thay đổi lần thứ ba ngày 26/8/2024

- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại số 3561/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình và Quyết định chấp Giấy chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư số 2680/QĐ-UBND ngày 20/9/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình

- Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tiếp tục cho thuê đất thực hiện nhà máy giấy Quảng Bình Hợp đồng thuê đất số 52/HĐTĐ ngày 27/4/2022; số 53/HĐTĐ ngày 25/4/2024 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DĐ 165575 tại Thửa đất số 511, Tờ bản đồ số 6 ở địa chỉ: Thôn Phú Xuân,

xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình với diện tích 45.333,8m2

- Quyết định số 4201/QĐ-UBND ngày 27/11/2006 của UBND huyện Lệ Thủy về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng nhà máy bột giấy và giấy Kraft Quảng Bình và Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đất xây dựng nhà máy bột giấy và giấy Kraft Quảng Bình – tiền thân của Nhà máy Giấy Quảng Bình hiện nay

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC Dự án Nhà máy giấy Quảng Bình

số 394/TD-PCCC ngày 15/6/2022 và số 669/TD-PCCC ngày 15/12/2023 và Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy Dự án Nhà máy giấy Quảng Bình số 349/NT-PCCC ngày 29/12/2023

- Quyết định số 1052/QĐ-UBND ngày 08/5/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc: phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy giấy Quảng Bình

- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số 2302/GP-UBND ngày 17/8/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình

- Giấy phép môi trường số 2348/GP-UBND ngày 15/8/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình cấp cho Dự án Nhà máy giấy Quảng Bình

Trang 21

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án;

- Hồ sơ, bản vẽ thiết kế các hạng mục công trình của Dự án

- Các tài liệu, số liệu khác do Chủ dự án cung cấp

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Nhà máy giấy Quảng Bình được Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty

Cổ phần Đo lường chất lượng và Môi trường Hoàng Kim thực hiện và lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng cấu trúc hướng dẫn tại Thông tư số 02/2022/TT-

BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thông tin về chủ dự án

- Tên Chủ dự án: Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình

- Địa chỉ trụ sở chính: Km9, tỉnh lộ 16, xã Phú Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

- Mã số thuế: 3101104628

- Đại diện: Ông Hoàng Tiến Dũng Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Điện thoại: 0906.755.602;

Thông tin về đơn vị tư vấn

- Tên đơn vị tư vấn: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOÀNG KIM

- Địa chỉ trụ sở chính: 40-TT2, Khu đô thị mới Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

18 tháng 01 năm 2022 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo chính gồm:

Trang 23

khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội khu vực, hiện trạng môi trường khu vực và kế thừa các số liệu của một số nhà máy trong KCN Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết

(Áp dụng chương 1, 2, chương 3 của báo cáo)

Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh là phương pháp đánh giá dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm, có hiệu quả cao trong xác định tải lượng, nồng độ ô nhiễm đối với các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông Từ đó có thể dự báo khả năng tác động môi trường của các nguồn gây ô nhiễm Phương pháp đánh giá nhanh dùng để dự báo nhanh tải lượng cho cơ sở phát sinh chất ô nhiễm Cụ thể:

Từ hệ số phát thải dựa trên các tài liệu tham khảo, báo cáo sẽ tính toán được tải

lượng các chất ô nhiễm theo công thức:

Tải lượng ô nhiễm = hệ số phát thải x khối lượng nguyên liệu sử dụng

Tại báo cáo, phương pháp này được sử dụng để dự báo tải lượng khí thải phát sinh từ quá trình sử dụng keo, quá trình hàn, tính toán dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, áp dụng nhiều tại chương 3 của báo cáo

Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và ứng dụng trong nhiều nghiên cứu ESMP, thực hiện tương đối chính xác việc tính thải lượng ô nhiễm trong điều kiện hạn chế về thiết bị đo đạc, phân tích Trong báo cáo này, các hệ số tải lượng ô nhiễm lấy theo tài liệu hướng dẫn Assessment Of Sources Of Air, Water and Land Pollution - Part one: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution, WHO, Geneva, 1993; tài liệu Emission Inventory Manual (tạm dịch là sổ tay kiểm kê khí thải) được xuất bản lần đầu bởi chương trình môi trường liên hợp quốc (United Nations Environment Programme -UNEP) vào năm 2013, để tính toán tải lượng các khí thải, chất thải phát

sinh từ hoạt động thi công xây dựng, hoạt động sản xuất của dự án

Phương pháp lập bảng kiểm tra

Bảng kiểm tra (check list) là bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của

dự án với các thông số môi trường có khả năng có khả năng chịu tác động của dự án Đây là phương pháp cơ bản sử dụng để nhận dạng các tác động môi trường và xã hội

Báo cáo đã sử dụng phương pháp này tại chương 2 và chương 3

Phương pháp liệt kê

Được sử dụng khá phổ biến và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống Bao gồm 2 loại chính:

+ Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;

+ Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần

Trang 24

nghiên cứu có khả năng bị tác động

Phương pháp liệt kê cũng được sử dụng ở hầu hết các chương của báo cáo, từ việc liệt kê các hạng mục công trình, liệt kê các số liệu môi trường nền, liệt kê các nguồn, đối tượng, tác động môi trường, liệt kê các biện pháp giảm thiểu, liệt kê các đơn vị liên quan, liệt kê các cuộc tham vấn và kết quả tham vấn cộng đồng (Áp dụng ở các chương

1, 2, 3,6 của báo cáo)

4.2 Các phương pháp khác

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:

Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện lập báo cáo ĐTM để xác định hiện trạng khu vực thực hiện Dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện cho Dự án Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn tiền xây dựng nhằm xác định các yếu tố gây ô nhiễm, xác định hiện trạng môi trường nền và vị trí nhạy cảm môi trường, các tác động tích lũy từ các dự án khác trên địa bàn

(Phương pháp áp dụng ở chương 1 và chương 2 của báo cáo)

Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là đánh giá chất lượng môi trường, chất lượng dòng thải, tải lượng ô nhiễm… trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường liên quan, các quy chuẩn của Bộ Y tế, bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như những đề tài nghiên cứu và thực nghiệm có liên quan Phương pháp so sánh được sử dụng ở chủ yếu tại chương 2, 3 của báo cáo

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án đầu tư: Nhà máy giấy Quảng Bình

- Địa điểm thực hiện dự án: Một phần lô CN-2A.1 và một phần lô CN-2A.2, KCN Bảo Minh

- Chủ dự án: Công ty Cổ phần tái chế giấy Quảng Bình

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

- Diện tích thực hiện dự án 45.333,8 m2

- Quy mô, công suất của dự án: Theo Quyết định số 2680/QĐ-UBND ngày 20/9/2024 của UBND tỉnh Quảng Bình, Nhà máy Giấy Quảng Bình có tổng công suất thiết kế là 200.000 tấn sản phẩm/năm và được phân kỳ đầu tư thành 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Đầu tư Máy xeo 02 lưới dài trở lên, công suất thiết kế 100.000 tấn giấy kraft/năm thay Máy xeo tròn 03 lô lưới công suất 5.000 tấn giấy kraft/năm hiện có với dòng sản phẩm giấy mỏng dải định lượng là từ 80-160 g/m2 (chủ yếu là 80-120g/m2).;

Trang 25

+ Giai đoạn 2: Đầu tư Máy xeo giấy 03 lưới dài trở lên, công suất thiết kế 100.000 tấn giấy kraft/năm thay Máy Xeo 01 lưới dài công suất 15.000 tấn giấy kraft/năm hiện có với dòng sản phẩm giấy dày chủ yếu định lượng từ 120-250 g/m2

Bảng 0 2 Quy mô công suất của dự án

1 Dây chuyền máy xeo 01 hiện hữu Tấn/năm 15.000

2 Dây chuyền lắp đặt mới số 01 Tấn/năm 100.000

2.1 Dây chuyền máy xeo mới số 01 lắp đặt giai

2.2 Dây chuyền máy xeo mới số 02 lắp đặt giai

5.1.3 Công nghệ sản xuất

◆ Công nghệ sản xuất của dây chuyền hiện hữu:

Nguyên liệu (phế liệu giấy, bột giấy) → Băng tải → Hệ thống thủy lực, tách rác nhẹ

→ máy cô đặc (đối với phế liệu giấy) và nghiền đĩa đơn (đối với bột giấy)→ áng phối trộn → Lọc cát → Sàng áp lực → Thùng điều tiết → Xeo giấy → Ép ướt → Sấy trước

→ Gia keo, tráng phủ → Sấy sau → Ép quang → QCS → Lô cuộn → Máy cắt cuộn → Bao gói, dán nhãn, cân trọng lượng

◆ Công nghệ sản xuất của dây chuyền lắp mới:

Nguyên liệu (phế liệu giấy, bột giấy) →Băng tải → Hệ thống thủy lực, tách rác nhẹ

→ Lọc cát nồng độ cao → Sàng thô → Sàng phân tách sợi (xơ sợi ngắn thực hiện qua các công đoạn gồm: lọc cát tinh, cô đặc, phân tán nhiệt, nghiền đĩa, tháp lưu trữ bột SF; xơ sợi trung bình thực hiện qua các công đoạn gồm: lọc cát tinh, cô đặc, phân tán nhiệt, nghiền đĩa, tháp trữ bột MF và xơ sợi dài thực hiện qua các công đoạn gồm: lọc cát tinh, sàng áp lực, cô đặc, phân tán nhiệt, nghiền đĩa, tháp lưu trữ bột LF) → Bể phối

trộn trước xeo → bể máy trước xeo → Lưới xeo hình thành băng giấy → Ép ướt → Sấy trước → Gia keo → Sấy sau → Ép quang → QCS → Lô cuộn →Máy cắt cuộn → Bao gói, dán nhãn, cân trọng lượng

5.1.4 Các hạng mục công trình của dự án và hoạt động của dự án

a) Các hạng mục công trình của dự án:

Trang 26

b) Các hoạt động của dự án:

Các hoạt động chính của dự án như sau:

Bảng 0 3: Các hoạt động chính của dự án

I Giai đoạn thi công xây dựng

1 Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển máy móc thiết bị

2 Hoạt động thi công xây dựng

3 Hoạt động lắp đặt máy móc

4 Hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường

II Giai đoạn vận hành

1 Hoạt động sản xuất giấy

2 Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm; hoạt động giao thông đi lại của cán bộ công nhân viên

3 Hoạt động vận hành các công trình xử lý bụi khí thải, nước thải

4 Hoạt động sinh hoạt của công nhân

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, thì

dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

(sử dụng giấy phế liệu nhập khẩu; quy mô công suất lớn) nằm ngoài khu vực nội thành

nội thị nên không có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ các điểm b, c, d, đ, e khoản 4, Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 thì dự án không có yếu tố nhạy cảm do dự án được thực hiện tại Km9 tỉnh lộ

16, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, hiện nay khu đất đã được san lấp mặt bằng nên không chiếm dụng đất lúa, đất của khu dịch tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn, đất mặt nước,…không có yêu cầu di dân tái định cư nên không có yếu tố nhạy cảm

=> Như vậy, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường qua các giai đoạn được tổng hợp qua bảng sau:

Trang 27

Bảng 0 4: Các hoạt động của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường

Nguồn phát sinh Chất thải/tác động

chính

Đối tượng bị tác động

Phạm vi, mức độ tác động

1 Giai đoạn thi công xây dựng

Vận chuyển nguyên vật

liệu, máy móc, thiết bị

và hoạt động của máy

móc, thiết bị thi công

- Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển, hoạt động của máy móc thi công

- Tai nạn giao thông

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Giao thông khu vực

- Công nhân lao động

- Mỹ quan khu vực

+ Mức độ tác động: trung bình

+ Tác động ngắn hạn + Phạm vi trong dự án + Có thể hạn chế được

Hoạt động lắp đặt máy

móc tại khu vực sản

xuất

- Chất thải rắn công nghiệp

- Sự cố môi trường như chập cháy,

Sinh hoạt của CBCNV

trên công trường

- Nước thải sinh hoạt

- Chất thải sinh hoạt

2 Giai đoạn vận hành

Hoạt động sản xuất

giấy

+ Tiếng ồn, độ rung + Khí thải, bụi + Chất thải rắn công nghiệp thông thường + Chất thải nguy hại + Nước thải công nghiệp + Tai nạn lao động +Sự cố cháy nổ

- Môi trường không khí

- Môi trường nước

- Giao thông khu vực

- Công nhân lao động

- Mỹ quan khu vực

+ Mức độ tác động: trung bình

+ Tác động dài hạn + Phạm vi trong dự án + Có thể hạn chế được bằng các biện pháp kỹ thuật và quản

Hoạt động vận chuyển

nguyên vật liệu, sản

phẩm; hoạt động giao

thông đi lại của cán bộ

công nhân viên

+ Bụi, khí thải + Tai nạn giao thông

Trang 28

Nguồn phát sinh Chất thải/tác động

chính

Đối tượng bị tác động

Phạm vi, mức độ tác động

Hoạt động vận hành các

công trình xử lý bụi khí

thải, nước thải

+ Than hoạt tính thải + Bùn thải

+ sự cố môi trường Hoạt động sinh hoạt của

công nhân

+ Nước thải sinh hoạt + Chất thải sinh hoạt

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn

Bảng 0 5: Các tác động môi trường chính của dự án

I Giai đoạn thi công xây dựng

1 Nước thải,

nước mưa

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của công nhân

- Lưu lượng phát sinh dự tính: 2,25 m3/ngày

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Chất hữu cơ, TSS và coliform

- Nguồn phát sinh: Hoạt động thi công xây dựng

- Lưu lượng phát sinh dự tính: 3,6 m3/ngày

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Chất rắn lơ lửng, dầu mỡ

- Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn

- Lưu lượng phát sinh dự tính: 655,6 (l/s)

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Chất rắn lơ lửng

+ Khí thải phát sinh từ quá trình hàn kết cấu công trình

+ Khí thải phát sinh từ hoạt động hoàn thiện các hạng mục công

trình (Sơn)

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Bụi, khí thải (CO, SO2, NOx)

- Kết quả tính toán cho thấy trong giai đoạn thi công xây dựng chủ yếu bụi vượt quy chuẩn cho phép

Chất thải rắn - Nguồn phát sinh: Hoạt động thi công xây dựng, lắp đặt thiết

Trang 29

TT Tác động Nguồn, quy mô, đặc trưng

- Nguồn phát sinh: Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân

- Khối lượng phát sinh: 25 kg/ngày

4 Chất thải

nguy hại

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc

- Khối lượng phát sinh dự kiến: 4,2 kg/tháng

5 Tiếng ồn, độ

rung

- Nguồn phát sinh: Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển, các máy móc xây dựng, động cơ điện, máy bơm nước…

- Kết quả tính toán mức ồn ở khoảng cách ≥ 100 m thì tiếng ồn đảm bảo Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT

- Sự cố thời tiết bất thường, cực đoan

II Giai đoạn vận hành hoạt động

1 Nước thải

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của công nhân

- Lưu lượng phát sinh dự tính: 12,3 m3/ngày

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Chất hữu cơ, TSS, dầu mỡ động thực vật và coliform

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sản xuất (Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất giấy; Nước thải phát sinh từ quá trình xả đáy cặn lò hơi; Nước thải phát sinh từ quá trình rửa ngược bộ làm mềm nước

+ Lưu lượng phát sinh dự tính:

Giai đoạn 1: 1.415,5 m3/ngày Giai đoạn 2: 2.469,2 m3/ngày + Chất ô nhiễm đặc trưng: Chủ yếu là xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia

- Nguồn phát sinh: Nước mưa chảy tràn

- Lưu lượng phát sinh: 1311,05 l/s

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Chất rắn lơ lửng

2 Bụi, khí thải - Nguồn phát sinh:

Trang 30

TT Tác động Nguồn, quy mô, đặc trưng

+ Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển

+ Bụi phát sinh do lốp xe cuốn lên từ mặt đường + Khí thải phát sinh từ lò hơi

- Chất ô nhiễm đặc trưng: Bụi, SO2, NOx, CO

đá, sạn sỏi, từ quá trình chuẩn bị bột; tro đáy, tro bay lò hơi; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

- Khối lượng vật liệu làm mềm nước thải bỏ ước giai đoạn 1 khoảng 5m3/lần, khối lượng riêng là 0,85 tấn/m3 tương đương khối lượng phát sinh khoảng 4,25 tấn/lần Giai đoạn 2 khoảng

10 m3/lần tương đương khối lượng phát sinh khoảng 8,5 tấn/lần

Chất thải

sinh hoạt

- Nguồn phát sinh: Hoạt động sinh hoạt của công nhân

- Khối lượng phát sinh: 140 kg/ngày

- Thành phần: Chất thải chủ yếu là các chất hữu cơ như chất thực phẩm, thức ăn thừa,…

5.4 Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

5.4.1 Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a) Giai đoạn xây dựng:

- Nước thải từ quá trình xây dựng (Nước thải rửa xe, rửa vật liệu dụng cụ): Bố trí

bể lắng 2 ngăn có dung tích 4m3; Quy trình thu gom xử lý như sau: Nước thải (Nước thải rửa xe, rửa vật liệu dụng cụ) → Bể lắng 2 ngăn (Có bố trí vật liệu tách dầu) → tái

sử dụng nước cho quá trình rửa xe, dụng cụ và phun nước giữ ẩm tránh bụi mặt đường

Trang 31

- Quy trình công nghệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng như sau: Sử dụng nhà vệ sinh hiện có của nhà máy để vệ sinh và nước thải sẽ được xử

lý bằng bể tự hoại và trạm XLNT hiện có của nhà máy

- Quy trình thu gom nước mưa: Nước mưa → Cống thoát nước hiện hữu → Hố

ga lắng cặn → Đấu nối ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực

b) Giai đoạn vận hành

(1) Công trình thu gom, thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân viên được thu gom,

xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn; nước thải khu nhà ăn được thu gom xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ, sau đó đưa về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500

m3/ngày.đêm/hệ thống (Dự án có 2 hệ thống XLNT mỗi hệ thống 1.5000m3/ngày đêm/giai đoạn)

- Nước thải công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất giấy, hoạt động xử lý khí thải lò hơi, nước xả đáy lò hơi,… được thu gom, đưa về xử lý tại hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày.đêm/hệ thống (Dự án có 2 hệ thống XLNT mỗi hệ thống 1.5000m3/ngày đêm/giai đoạn) của nhà máy Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B sau đó thoát ra nguồn tiếp nhận Sông Hói Cùng

Quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải công suất 1.500 m3/ngày.đêm/hệ thống của Dự án:

Nước thải → Bể lắng cát → Bể nước đầu vào → sàn nghiêng →Bể điều hòa →

Bể keo tụ → bể tuyển nổi → tháp giải nhiệt → Bể trung gian → Bể kỵ khí → Bể hiếu khí → Bể lắng sinh học → Cụm xử lý Fenton → Bể lắng hóa lý → Bể nước sau xử lý

→ Nguồn tiếp nhận (sông Hói Cùng)

- Nước mưa chảy tràn phát sinh tại dự án sẽ được thu gom, thoát ra hệ thống thoát nước mưa của khu vực

(2) Biện pháp thu gom, thoát nước mưa chảy tràn

- Mạng lưới thoát nước mưa được thiết kế kiểu tự chảy theo trọng lực Hệ thống

thoát nước mưa được bố trí dọc tường mái nhà và dọc theo đường nội bộ của Dự án Nước mưa từ mái khu vực nhà xưởng và nhà văn phòng được thu gom bằng các ống đứng chảy xuống các rãnh thoát bằng bê tông có nắp đậy

- Hệ thống thoát nước mưa bố trí các hố ga thu gom nước mưa xung quanh các công trình, sân đường nội bộ để thu gom nước mưa vào các hệ thống thoát nước mưa của dự án Trên hệ thống thoát nước có bố trí các hố thu (Hố ga) với khoảng cách trung bình giữa các ga thu từ 40-50m

- Nhà máy sẽ chú ý bảo dưỡng, nạo vét định kỳ hệ thống đường ống dẫn nước thải tại các vị trí nút thắt và các hố ga vớt cặn lắng, tần suất thực hiện: 6 tháng/lần

- Nguồn tiếp nhận nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa của khu vực

5.4.2 Công trình biện pháp thu gom, xử lý bụi và khí thải

a) Giai đoạn thi công xây dựng

+ Đối với bụi từ các phương tiện vận chuyển

Trang 32

- Ban hành nội quy đối với xe vận chuyển nguyên, vật liệu phải đảm bảo đúng tải trọng, che đậy kín và chạy với tốc độ đúng quy định để tránh phát tán đất, cát ra ngoài;

- Tưới nước dập bụi đường;

- Phun nước rửa xe khi ra khỏi công trường;

- Xe vận chuyển nguyên vật liệu được phủ bạt kín;

- Quy định tốc độ xe ra vào công trường không quá 5km/giờ

+ Đối với máy móc thi công

- Tắt máy các thiết bị thi công khi không hoạt động để tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải phát sinh;

- Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật;

- Bố trí thi công hợp lý để hạn chế các thiết bị máy móc hoạt động cùng lúc + Đối với hoạt động thi công, xây dựng

- Phun nước tưới ẩm vật liệu xây dựng như cát, đá nhằm hạn chế bụi khuếch tán vào môi trường;

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân;

- Tập kết vật liệu xây dựng đúng quy định, che phủ bạt đối với các loại vật liệu đất đá để ngoài trời

b) Giai đoạn vận hành của dự án

(1) Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải do hoạt động vận chuyển

Để hạn chế lượng bụi phát sinh do hoạt động vận chuyển, đi lại của công nhân viên trong nhà máy, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Quy định tốc độ di chuyển trong nội bộ nhà máy < 5 km/h

- Bố trí công nhân vệ sinh hàng ngày quét dọn sân đường nội bộ

- Phun nước giảm bụi trong những ngày nắng nóng với tần suất 1 lần/ngày

- Trồng cây xanh xung quanh nhà máy

(2) Công trình xử lý bụi khí thải trong quá trình sản xuất

- Bụi, khí thải phát sinh từ 02 lò hơi (công suất 35 tấn/h/lò/giai đoạn) được thu gom, xử lý bằng hệ thống xử lý bụi khí thải độc lập (công suất 75.000m3/h) thoát qua 1 ống khói (H=30 m, D =1,45m) Quy trình xử lý như sau:

+ Hệ thống xử lý khí thải lò hơi (công suất 75.000m3/h): Bụi, khí thải từ lò hơi

→ bộ trao đổi nhiệt (01 bộ thu hồi nhiệt nước + 02 bộ thu hồi nhiệt gió) → Bộ cyclone lọc bụi → tháp xử lý SO2 dạng bán khô → bộ lọc bụi túi vải (có hệ thống phun than hoạt tính trên đường ống dẫn khí thải trước khi vào bộ lọc túi vải) →Quạt hút → ống khói (H=30 m, D =1,45m) → xả thải ra ngoài

(3) Các biện pháp giảm thiểu khác:

Trang 33

- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy đảm bảo diện tích theo đúng quy định; Cây xanh ngoài việc tạo cảnh quan có tác dụng điều hòa khí hậu cho khu vực

- Thông thoáng nhà xưởng bằng cách lắp quạt hút công nghiệp tại nhà xưởng; thiết kế nhà xưởng thông thoáng

- Tại khu văn phòng lắp đặt hệ thống điều hòa

- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như khẩu trang để hạn chế tác động của bụi, khí thải

- Định kỳ khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên

3.3 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

a) Giai đoạn xây dựng

(1) Chất thải sinh hoạt

- Chất thải sinh hoạt được phân loại thành 3 nhóm chất thải gồm chất thải thực phẩm, chất thải có thể tái chế và chất thải sinh hoạt khác theo đúng quy định

- Bố trí 3 thùng rác loại 20l và 8 thùng rác loại 60l, 02 thùng to 100L

- Hợp đồng chuyển giao chất thải với tổ chức, cá nhân có chức năng

(2) Chất thải xây dựng

- Bố trí 1 kho chứa chất thải tạm thời, diện tích 50 m2

- Bố trí thiết bị thu gom chất thải như xe rùa, thùng chứa

- Phân loại rác thải thành 3 nhóm chất thải

+ Đối với các chất thải có thể tái sử dụng ngay tại công trường như đất, đá, gạch,… sẽ được tận dụng để san nền công trình tại dự án

+ Đối với chất thải rắn không thể tái chế hoặc tái sử dụng được thu gom chuyển giao cho đơn vị có chức năng đưa đi xử lý

(3) Chất thải nguy hại

- Kho chứa CTNH với diện tích 20m2 để lưu giữ CTNH tại dự án

- Bố trí các thùng chứa chất thải đảm bảo mỗi chất thải lưu giữ trong 1 thùng chứa

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng để chuyển giao chất thải nguy hại với tần suất 6 tháng/lần hoặc tùy theo khối lượng chất thải phát sinh thực tế tại công trường

b) Giai đoạn vận hành

Trang 34

(1) Chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 0 6: Biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTRSH

Biện pháp phân loại

- Trang bị 03 thùng thu gom, chứa rác thải bằng Coposite loại 500 lit/thùng có nắp đậy kín Hàng ngày, nhân viên vệ sinh của công ty sẽ thu gom rác thải từ khu vực văn phòng, nhà bếp tập kết về thùng chứa dung tích 500l

+ Chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở

có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chuyển giao cho cơ sở

có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chuyển giao cho các đơn vị có có chức năng sản xuất phân bón hữu cơ/làm thức ăn chăn nuôi

+ Chuyển giao cho đơn

vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

(2) Chất thải công nghiệp thông thường

+ Phân loại chất thải: Công ty sẽ thực hiện phân loại chất thải rắn công nghiệp thành 2 loại:

✓ Nhóm chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất (nhóm chất thải công nghiệp có khả năng thu hồi tái chế tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất có kí hiệu TT-R): Bavia nhựa, bao bì carton, túi nilon, nhựa, giấy,

Trang 35

✓ Nhóm chất thải khác (Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường kí hiệu TT)

+ Quản lý, lưu giữ chất thải và chuyển giao xử lý:

✓ Đối với nhóm chất thải TT-R: Đối với các loại chất thải có thể tái chế khác như giấy, nhựa, bao bì carton, túi nilon, được công ty thu gom và quản lý như sản phẩm hàng hóa do đó sẽ được lưu giữ trong kho chứa phế liệu Chất thải này sẽ được công ty chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp

✓ Đối với các loại chất thải công nghiệp khác (Kí hiệu TT) được thu gom vào các bao bì chứa sau đó lưu giữ trong kho chứa chất thải công nghiệp thông thường có diện tích 400 m2 Chất thải công nghiệp thông thường sẽ được chuyển giao cho đơn vị

có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định

(3) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải kiểm soát, chất thải nguy hại

- Kho chứa chất thải nguy hại có diện tích 20 m2 Kho có kết cấu mái lợp tôn, tường bao quanh, nền bê tông chống thấm, trong kho bố trí rãnh thung gom chất thải lỏng và bố trí 1 hố thu Kho được bố trí 1 thùng cát, xẻng, thiết bị PCCC theo đúng quy định để ứng phó khi có sự cố xảy ra

- Tại kho chứa CTNH bố trí các thùng chứa chất thải có nắp đậy, dung tích từ 120-240 lít (Sử dụng thùng phi, thùng nhựa,…) Thùng chứa được dán nhãn và đảm bảo mỗi loại chất thải được chứa trong 1 thùng chứa riêng biệt

- Chất thải nguy hại từ các khu vực phát sinh được công nhân thu gom về kho chứa chất thải nguy hại để lưu giữ sau đó chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo đúng quy định

- Công ty tiến hành ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định, với tần suất tối thiểu 01 lần/năm Việc quản lý chất thải nguy hại tuân thủ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường

5.4.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a) Giai đoạn thi công xây dựng

- Ban hành nội quy hoạt động trên công trường, nội quy đối với các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào công trường về thời gian, tần suất hoạt động, tốc độ hoạt động trên đường và không được sử dụng còi hơi và hạn chế tốc độ khi

đi qua các khu dân cư trong thời gian quy định;

- Không sử dụng máy móc, thiết bị thi công quá cũ (Không còn thời hạn đăng kiểm) gây tiếng ồn và khí thải lớn Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy móc, thiết

bị nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt nhất, giảm thiểu tiếng ồn và khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động;

- Chủ đầu tư phải yêu cầu các nhà thầu sắp xếp lịch vận chuyển, thi công phù hợp

để hạn chế việc gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung Không sử dụng cùng lúc nhiều máy móc, thiết bị thi công để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn;

- Các thiết bị thi công có phát sinh tiếng ồn và độ rung lớn phải có chân đế để giảm thiểu độ rung và thường xuyên kiểm tra bộ phận chân đế này;

Trang 36

b) Giai đoạn vận hành

- Cân chỉnh máy móc và thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị máy móc;

- Không giao nhận hàng vào những giờ nghỉ nhằm hạn chế ảnh hưởng đến công nhân và khu vực xung quanh;

- Cách ly hợp lý các nguồn gây ồn ra vị trí riêng biệt nhằm hạn chế tiếng ồn, rung tập trung trong một khu vực hạn hẹp;

- Tại khu vực lắp đặt máy móc, thiết bị: Máy phát điện dự phòng tăng chiều sâu móng hay đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền;

- Thiết kế nền móng phải tính toán sao cho tần số dao động riêng của nền móng khác với tần số dao động của thiết bị nhằm tránh gây ra hiện tượng cộng hưởng rung động;

- Công nhân làm việc tại khu vực phát sinh tiếng ồn lớn được trang bị nút bịt tai hoặc bao tai chống ồn;

- Lựa chọn thiết bị, máy móc hiện đại ít gây ồn và rung;

- Trồng cây xanh xung quanh tường rào của Dự án nhằm hạn chế các tác động từ hoạt động sản xuất đến khu vực xung quanh

5.4.5 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

a) Giai đoạn xây dựng

(1) Phòng ngừa và ứng phó tai nạn lao động

- Xây dựng nội quy lao động trên công trường và phổ biến tới từng người lao động;

- Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động, chống tiếng ồn cho công nhân làm việc ở khu vực có thiết bị gây ồn lớn (Khoan cắt, phá dỡ bê tông );

- Công nhân xây dựng cần được kiểm tra tay nghề trước khi tuyển dụng, nhằm hạn chế tối đa các tai nạn lao động do thiếu hiểu biết;

- Thành lập tổ cứu thương tại công trường, bố trí tủ thuốc để sơ cứu khi có sự cố; (2) Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ

- Ban hành nội quy PCCC trong công trường, tổ chức phổ biến đến từng người lao động và yêu cầu bắt buộc tuân thủ nội quy, có cơ chế xử lý những trường hợp vi phạm nội quy đã ban hành;

- Thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống điện, đặc biệt tại những khu vực hàn cắt kim loại và khu vực kho chứa nhiên liệu xăng dầu;

- Bố trí các bình chữa cháy lưu động hợp lý, đảm bảo dễ thấy, dễ lấy, dễ thao tác khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra;

- Các loại nguyên nhiên liệu, dung môi dễ cháy cần được lưu chứa và bảo quản

ở trong kho có mái che, đảm bảo khô ráo, thoáng gió tránh bị nước mưa chảy tràn;

- Công nhân hoặc cán bộ vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và thường xuyên có mặt tại vị trí của mình

Trang 37

- Lắp đặt các biển hiệu cảnh báo an toàn ở những nơi có nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn như trạm điện, kho chứa nhiên liệu, hóa chất…

- Thường xuyên giữ mối liên hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan như Cảnh sát PCCC nhằm kịp thời phối hợp ứng phó khi sự cố bất ngờ xảy ra vượt ngoài khả năng ứng phó của nhà thầu, chủ dự án

b) Giai đoạn vận hành

(1) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ

Công ty tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 và luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13, cụ thể như sau:

- Lắp đặt hệ thống chữa cháy cho toàn công ty gồm: Trang bị hệ thống bình chữa cháy bằng khí CO2 cầm tay, bình bọt cầm tay, bình chữa cháy tổng hợp; trang bị

hệ thống chữa cháy tự động, các thiết bị báo cháy,

- Dự án bố trí bể chứa nước PCCC và trạm bơm cấp nước PCCC

- Xây dựng nội quy an toàn sử dụng điện và phổ biến nội quy tại các vị trí làm việc;

- Định kỳ tập huấn cho công nhân tại công ty phương thức, biện pháp chữa cháy trong trường hợp xảy ra sự cố;

- Trong khu vực có thể gây cháy nổ công nhân không được hút thuốc, không mang bật lửa, diêm quẹt, các dụng cụ phát ra lửa do ma sát, tia lửa điện

- Ngay khi phát hiện có cháy, lực lượng chữa cháy trong công ty cần tiến hành ngay các công tác ngắt cầu dao điện, dập lửa, sơ tán, sơ cứu người bị thương Sử dụng các dụng cụ như: bình chữa cháy, nước để dập lửa Đồng thời báo ngay cho lực lượng chức năng;

- Sau khi ngọn lửa được dập tắt, điều động nhân công dọn dẹp sạch khu vực bị cháy, các chi tiết, thiết bị, máy móc bị hỏng cũng được tháo dỡ;

(2) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với trạm XLNT

+ Trước khi xây dựng, Công ty đã tính toán kỹ lưỡng với hệ số an toàn cao, công

việc tính toán thiết kế và xây dựng được thực hiện bởi đơn vị có chuyên môn để tránh

sự cố rò rỉ, vỡ bể xử lý

+ Các bể xử lý được xây dựng bằng bê tông cốt thép và bể kết cấu thép chuyên

dụng chắc chắn, do đó giảm thiểu tối đa sự cố liên quan đến rò rỉ và vỡ bể xử lý trong quá trình vận hành hoạt động

+ Bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực và chuyên môn để vận hành và bảo trì

trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống bể để kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ, những

vết nứt trên thành bể để kịp thời sửa chữa

+ Chuẩn bị các bơm, thiết bị sục khí, thiết bị dự phòng khác nhằm thay thế ngay

khi các thiết bị này hư hỏng, không làm gián đoạn quá trình xử lý

+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, bổ sung hóa chất vào các bể để đảm bảo

hiệu quả xử lý của hệ thống

Trang 38

+ Lập sổ nhật ký vận hành để ghi chép lại nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải vào mỗi ngày, giúp nhân viên vận hành ghi chép và theo dõi các vấn đề có liên quan đến hệ thống xử lý nước thải

+ Trong trường hợp xảy ra sự cố đối với các máy móc này có thể thực hiện thay thế máy móc hỏng hóc bằng máy móc dự phòng và chuyển các máy móc bị hỏng hóc đi bảo trì, bảo dưỡng Như vậy, việc xử lý nước thải của trạm xử lý không hề bị ảnh hưởng,

hệ thống vẫn hoạt động bình thường

+ Công ty sẽ đầu tư lắp đặt 1 máy phát điện công nghiệp để đảm bảo duy trì hoạt động thiết yếu trong đó có hoạt động của hệ thống xử lý nước thải trong trường hợp mất điện lưới

Trong trường hợp mất điện lưới quốc gia, ngay lập tức máy phát điện sẽ được khởi động, nhằm cung cấp nguồn điện phục vụ các hoạt động thiết yếu và hoạt động của

hệ thống xử lý nước thải (Hệ thống vi sinh vật), tránh hệ vi sinh vật bị sốc dẫn đến chết

sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xử lý nước thải

+ Trường hợp nước thải sau xử lý không đạt giá trị giới hạn cho phép Công ty

sẽ cho công nhân tiến hành rà soát nguyên nhân, nếu do thiết bị hỏng thì ngay lập tức thay thế thiết bị dự phòng; nếu do quá trình vận hành như không bổ sung hóa chất, vi sinh không đảm bảo thì tiến hành bổ sung hóa chất, cơ chất để xử lý nước thải; trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân cụ thể sẽ tạm dừng hoạt động để khắc phục

sự cố vận hành

(3) Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố đối với bụi, khí thải

- Quạt hút bụi, khí thải bị hỏng hoặc dừng hoạt động: Khi xảy ra sự cố này sẽ tiến hành kiểm tra nguồn điện vào quạt, khởi động lại thiết bị nếu thiết bị vẫn không hoạt động thì Công ty sẽ cho tạm dừng sản xuất tại các công đoạn có phát sinh khí thải để tiến hành thay thế quạt Khi khắc phục xong sẽ vận hành sản xuất và xử lý khí thải lại

- Sự cố khí thải không đảm bảo chất lượng trước khi xả thải ra ngoài môi trường:

Do hệ thống xử lý khí thải của dự án sử dụng than hoạt tính sau một thời gian xử lý sẽ bảo hòa và than không còn khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm, do đó khi xảy ra sự cố,

sẽ kiểm tra lại tần suất thay than hoạt tính để xác định nguyên nhân từ đó thay thế than hoạt tính, đảm bảo xử lý khí thải

- Để hạn chế và phòng ngừa các sự cố nêu trên, Công ty sẽ bố trí cán bộ vận hành hệ thống xử lý khí thải có kinh nghiệm, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động tốt Trong trường hợp có sự cố, cán bộ phụ trách vận hành sẽ chủ động xử lý, nếu không xử

lý được sẽ báo cáo kịp thời đến lãnh đạo Công ty để có hướng chỉ đạo xử lý ngay (4) Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm

- Nguyên liệu, thực phẩm sử dụng cho nấu ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng Lưu mẫu thức ăn hàng ngày

- Lựa chọn các đơn vị cung cấp thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho công nhân

- Chuẩn bị đầy đủ thuốc men, phương tiện y tế để ứng phó với trường hợp ngộ độc

- Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của bếp ăn tập thể tại đơn vị

Trang 39

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; Khi phát hiện trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, người phát hiện bình tĩnh, ngay lập tức xử lý và gọi người đến giúp

- Xác định tình trạng của nạn nhân để thực hiện các thao tác sơ cứu

- Tiến hành thực hiện các bước sau:

+ Làm cho nạn nhân nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách uống đầy nước rồi móc họng

+ Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất

+ Mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn,… để giúp bác sĩ chẩn đoán

và điều tri

(5) Phòng ngừa, ứng phó sự cố tai nạn lao động

- Tổ chức tốt chế độ huấn luyện về an toàn lao động theo đúng quy định Trang

bị đầy đủ và đảm bảo chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết

- Thực hiện nghiêm quy chế quản lý an toàn, các quy trình an toàn Công ty đã ban hành và các văn bản pháp quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước

- Trang bị tủ thuốc y tế, sơ cứu,…

- Huấn luyện sơ cấp cứu, huấn luyện ứng cứu tình huống khẩn cấp cho cán bộ công nhân viên

- Sử dụng thiết bị bảo hộ: Yêu cầu nhân viên sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo

hộ như kính bảo hộ, mũ an toàn, áo bảo hộ, và găng tay để giảm thiểu rủi ro về an toàn

- Kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị định kỳ: Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định

kỳ cho tất cả thiết bị trong dây chuyền để đảm bảo chúng luôn hoạt động đúng cách và

an toàn

- Khi có sự cố tai nạn do máy móc, vật tư xảy ra, bất kỳ người nào phát hiện đều phải hô lớn để mọi người biết

- Thực hiện thông báo ngay cho trưởng bộ phận

- Khi có sự cố tai nạn do máy móc, vật tư xảy ra phải kịp thời sơ cứu, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và thực hiện đầy đủ chính sách đối với người

bị nạn

- Kết thúc sự cố tổ chức cuộc họp nhằm phân tích nguyên nhân, đánh giá quá trình xử lý sự cố nhằm đưa ra biện pháp khắc phục các sự cố tương tự phát sinh, đồng thời cải tiến phương án nhằm hạn chế sự cố xảy ra

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

5.1 Giai đoạn thi công, xây dựng

a) Quan trắc nước thải và khí thải

✓ Hệ thống xử lý nước thải công suất

❖ Quan trắc định kỳ nước thải

- Vị trí giám sát: 01 vị trí (nước thải đầu ra của nước thải sau xử lý)

Trang 40

- Thông số, tần suất giám sát: BOD5 (tần suất 3 tháng/lần), halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX) (tần suất 1 năm/lần), dioxin (tần suất 1 năm/lần)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, cột B1 với hệ số Kq= 1,0, Kf= 1,1, và QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp cột B với hệ

+ Thông số giám sát: Bụi tổng, CO, SO2, NOx

+ Tần suất giám sát: 1 năm/lần

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 30:2012/BTNMT về lò đốt chất thải công nghiệp, cột B

c) Giám sát chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Tần suất giám sát: Theo quy định;

- Vị trí giám sát: 01 vị trí tại khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; 01 vị trí tại khu vực lưu giữ chất thải rắn thông thường; 01 vị trí tại khu vực lưu giữ chất thải nguy hại;

- Nội dung giám sát: Phân định, phân loại, thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh theo quy định hiện hành;

- Nội dung giám sát: Phân định, phân loại, thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh theo quy định hiện hành;

Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Bảo

vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo

vệ môi trường và các quy định của địa phương

5.2 Giai đoạn khi vận hành dự án

✓ Hệ thống xử lý nước thải công suất

❖ Quan trắc định kỳ nước thải

- Vị trí giám sát: 01 vị trí (nước thải đầu ra của nước thải sau xử lý)

- Thông số, tần suất giám sát: BOD5 (tần suất 3 tháng/lần), halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (AOX) (tần suất 1 năm/lần), dioxin (tần suất 1 năm/lần)

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 12-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy, cột B1 với hệ số Kq= 1,0, Kf= 1,1, và

Ngày đăng: 07/12/2024, 10:12