Chương 1 cũng đã khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, các khu vực trưng bày và chức năng vai trò đối với hoạt động du lịch của bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải Quân và bảo tàng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA: DU LỊCH
ĐOÀN TRUNG TÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA: DU LỊCH
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: ĐOÀN TRUNG TÂN
MÃ SINH VIÊN: 193122114007
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DU LỊCH
Người hướng dẫn: ThS Bùi Thúy Hằng
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HỘI ĐỒNG CHẤM, BVĐA, KLTN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Dành cho giảng viên hướng dẫn)
I Thông tin chung
- Họ và tên sinh viên: Đoàn Trung Tân
Lớp: QTDL 1K20
- Tên đề tài: Khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
- Họ và tên người hướng dẫn: Ths Bùi Thúy Hằng
2.2 Nhận xét về nội dung:
Du lịch bảo tàng được xem như con đường ngắn nhất trong việc tìm hiểu văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế Tại Việt Nam, một số bảo tàng đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước,
và từng được một số trang web nổi tiếng của thế giới xếp vào danh sách bảo tàng hấp dẫn nhất của khu vực châu Á
Hải Phòng được coi là thành phố chứa đựng nhiều giá trị lịch sử của khu vực Bắc Bộ Trong đó các bảo tàng Hải Phòng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử, văn hóa, quá trình đấu tranh của nhân dân thành phố được thể hiện qua các tranh ảnh, hiện vật
Trang 4Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở Hải Phòng đến nay vẫn chưa thực sự được khai thác hiệu quả Lượng khách đến tham quan bảo tàng ở Hải Phòng rất hạn chế, phần lớn chỉ có một lượng nhỏ khách học sinh, sinh viên đi học tập thực tế Một số bảo tàng ở Hải Phòng như bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân, bảo tàng Quân khu 3 mới đơn thuần là điểm dừng chân checkin của du khách đến từ các tỉnh thành khác hay
du khách quốc tế Do vậy, việc tác giả nghiên cứu vấn đề “Khai thác một số Bảo tàng ở
Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch” thực sự mang ý nghĩa thực tiễn cao, là cơ sở để
thành phố và ban quản lý ba bảo tàng khai thác và sử dụng hiệu quả giá trị của ba bảo tàng Hải Phòng, Hải quân và Quân khu 3, góp phần phát triển du lịch thành phố
Trong chương 1, tác giả đã hệ thống một số cơ sở lý luận về bảo tàng Chương
1 cũng đã khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, các khu vực trưng bày và chức năng vai trò đối với hoạt động du lịch của bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải Quân và bảo tàng Quân khu 3 tại Hải Phòng Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các bài học kinh nghiệm phát triển du lịch của một số bảo tàng trong nước và trên thế giới để thấy được
ưu nhược điểm trong hoạt động du lịch tại bảo tàng đồng thời là cơ sở để đưa ra các đề xuất khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng nhằm phụ vụ phát triển du lịch
Trong chương 2, tác giả đã làm rõ các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc mà cả bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân và bảo tàng Quân khu 3 đang chứa đựng để thấy được rằng cả ba bảo tàng đều là những điểm đến hấp dẫn Bên cạnh đó, tác giả đã nêu rõ thực trạng phát triển du lịch tại ba bảo tàng này để từ đó thấy được các
ưu điểm và hạn chế trong việc phát triển của hoạt động du lịch tại đây Nhờ đó mà có thể
đề xuất các giải pháp đúng đắn và hiệu quả để phát triển du lịch tại cả ba bảo tàng ở chương 3
Trong chương 3, tác giả đã dựa theo công văn số 2887/BVHTTDL-DSVH về việc định hướng hoạt động bảo tàng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch năm 2019 để làm căn cứ đưa ra các giải pháp nhằm mục đích phát triển hoạt động du lịch tại ba bảo tàng ở Hải Phòng Các giải pháp được đề xuất với hi vọng khắc phục các mặt hạn chế của hoạt động du lịch tại ba bảo tàng, hướng tới đưa ba bảo tàng trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn đối với khách tham quan
Như vậy, nội dung khóa luận được tác giả triển khai khoa học, chặt chẽ
2.3 Kết quả đạt được:
Khóa luận đã đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra
Trang 5- Khái quát về loại hình di tích bảo tàng và một số bảo tàng ở Hải Phòng Nghiên cứu chức năng, vai trò của Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Hải quân đối với sự phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng
- Phân tích, thực trạng của hoạt động du lịch tại một số bảo tàng ở Hải Phòng
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, phong phú hoạt động du lịch
tại một số bảo tàng ở Hải Phòng để thu hút du khách
2.4 Kết luận và đề nghị:
- Tác giả khóa luận đã rất thành công trong việc phân tích giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của ba bảo tàng: Hải Phòng, Hải quân và Quân khu 3 Đồng thời tác giả khóa luận cũng đã phân tích khá sâu thực trạng hoạt động du lịch tại ba bảo tàng và đề xuất được một số giải pháp khả thi (Đặc biệt là giải pháp ứng dụng công nghệ số) nhằm khai thác hoạt động du lịch của một số bảo tàng ở Hải Phòng
- Đề nghị tác giả khóa luận nghiêm túc trong việc tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng để bản toàn văn khóa luận được hoàn chỉnh
III Phần nhận xét tinh thần và thái độ làm việc của sinh viên
- Tinh thần thái độ: Trong quá trình hoàn thành khóa luận, sinh viên Đoàn Trung
Tân luôn có tinh thần, thái độ làm việc rất nghiêm túc, say mê trong nghiên cứu, chịu khó tìm tòi, đi thực tế để thu thập thông tin cho khoá luận Sinh viên có tư duy tốt, nhanh chóng nắm bắt hướng chỉ đẫn của giảng viên hướng dẫn để chỉnh sửa nội dung bài viết theo yêu cầu của giảng viên
- Tiến độ thời gian trong quá trình nghiên cứu: Trong quá trình làm khóa luận,
sinh viên luôn đảm bảo tiến độ thời gian do giảng viên hướng dẫn yêu cầu, cũng như hoàn thành đúng thời hạn khoá luận tốt nghiệp
IV Đánh giá
1 Đánh giá chung
Khóa luận “Khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch”
của sinh viên Đoàn Trung Tân đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về mặt nội dung và hình
thức của một khóa luận
2 Đề nghị Được bảo vệ:
Không được bảo vệ:
Giảng viên hướng dẫn
Bùi Thúy Hằng
x
Trang 6TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA DU LỊCH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN PHẢN BIỆN KHÓA LUẬN SINH VIÊN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Tên đề tài: “Khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch”
Người phản biện: TS Vũ Thị Hồng Chuyên
Đơn vị công tác của người phản biện: Khoa Du lịch – Trường Đại học Hải Phòng
I NỘI DUNG PHẢN BIỆN
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài khóa luận
Chúng ta đều biết bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ, trưng bày hiện vật mà hơn thế bảo tàng là loại hình văn hóa được đặc biệt chú trọng phát triển nhằm quảng bá lịch sử - văn hóa vốn là niềm tự hào của mỗi quốc gia, mỗi địa phương trong một nước Mặc dù đóng vai trò quan trọng như vậy, song hoạt động khai thác du lịch văn hóa tại bảo tàng ở nước ta (trừ một số bảo tàng tiêu biểu như: bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Hồ Chí Minh ) còn nhìn chung chưa thật tương xứng với
tiềm năng và giá trị vốn có Do đó, đề tài “Khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng
phục vụ phát triển du lịch” của sv Đoàn Trung Tân đã tập trung vào nghiên cứu giá
trị và thực trạng hoạt động tham quan tại bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân, bảo tàng Quân khu 4 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại 3 bảo tàng này, nên đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn Là người con sinh ra trên mảnh đất Hải Phòng điều này chứng tỏ tình cảm, ý thức trách nhiệm bản thân sinh viên đối với quê hương mình
2 Các thông tin về khóa luận
2.1 Bố cục khóa luận
Khóa luận được cấu tạo gồm 03 chương:
Chương 1: “Khái quát về loại hình di tích bảo tàng và một số bảo tàng ở Hải
Phòng”, tác giả đã làm rõ được các vấn đề chung về loại hình di tích bảo tàng, giới
thiệu khái quát về 3 bảo tàng tiểu biểu của Hải Phòng và đưa ra những bài học về việc khai thác giá trị của một số bảo tàng trong và trên thế giới phục vụ hoạt động du lịch
Trang 7Tác giả coi đây là cơ sở để làm rõ các giá trị và thực trạng hoạt động tham quan tại ba bảo tàng sẽ được tác giả phân tích ở chương tiếp theo
Chương 2 và 3 là nội dung trọng tâm của khóa luận, tác giả tập trung làm rõ giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật – kiến trúc nổi trội của ba bảo tàng, thực trạng phát triển du lịch tại ba bảo tàng ở Hải Phòng thông qua công tác quy hoạch, quản lý, trưng bày tại bảo tàng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý, công tác xúc tiến quảng bá du lịch… Trên cơ sở này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị đến các ban ngành, ban lãnh đạo bảo tàng, doanh nghiệp du lịch…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa ở ba bảo tàng Hải Phòng Như vậy, giữa tên đề tài và nội dung nghiên cứu của khóa luận là hoàn toàn phù hợp
Nội dung nghiên cứu của đề tài chưa được đề cập đến nhiều nên xem đây là những gợi ý của tác giả đối với các cấp chính quyền thành phố Hải Phòng, Sở VH –
TT, Sở Du lịch TP và Ban lãnh đạo quản lí của ba bảo tàng tham khảo trong việc tăng cường hoạt động khai thác du lịch văn hóa tại bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Quân khu
3 và bảo tàng Hải Quân một cách hiệu quả
2.2 Sự phù hợp của nội dung khóa luận với tên đề tài và chuyên ngành đào tạo
- Tên khóa luận, tên chương và các tiểu mục phù hợp với nội dung nghiên cứu cũng như chuyên ngành đào tạo Quản trị du lịch của sinh viên
2.3 Tính trung thực trong trích dẫn tài liệu tham khảo và số liệu
- Nguồn tài liệu tham khảo với 39 đầu mục (trong đó có 12 tài liệu giấy và 27 tài liệu Web) có nguồn gốc, truy cập rõ ràng, phần trích dẫn tài liệu trung thực Phần phụ lục gồm các bảng bảng hỏi, phụ lục tranh ảnh minh họa phù hợp
3 Phương pháp đã sử dụng để nghiên cứu và kết quả cơ bản của khóa luận
- Khóa luận được triển khai trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu đạt độ tin cậy cao: phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý dữ liệu, phương pháp điền dã, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp liên ngành
4 Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức của khóa luận
4.1 Ưu điểm:
- Về hình thức: Văn phong tác giả khá mạch lạc, sáng sủa
+ Nguồn tài liệu tham khảo với 39 đầu mục có nguồn gốc rõ ràng Phần sơ đồ hóa bằng biểu đồ cột, hình tròn cho thấy sự làm việc nghiêm túc, chỉnh chu của tác giả
- Về nội dung: Khóa luận có sự đầu tư nghiên cứu, đã làm rõ giá trị nổi trội ở
Trang 8mỗi bảo tàng, có thể xem đây nguồn tài liệu có giá trị cung cấp cho ngưởi học, người nghiên cứu (nếu chưa có điều kiện trực tiếp đến bảo tàng trên) tham khảo Tôi đánh giá cao mục 2.1 của tác giả và một số giải pháp tác giả đưa ra nhằm phát triển hoạt động
du lịch bảo tàng cũng đáng ghi nhận và có tính khả thi
- Tác giả đã thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, đạt được mục đích ban đầu khóa luận đưa ra
- Về nội dung: Nếu tác giả có thể sắp xếp viết rõ các luận điểm, tương ứng với
3 thời kỳ cổ đại; trung đại, cận – hiện đại Ví dụ: “Bảo tàng Hải Phòng – nơi chứa đựng giá trị tư liệu quý về sự xuất hiện người Việt cổ”;…
+ Trong giai đoạn kháng chiến 1945 – 1975 nên nhấn mạnh tư liệu một số loại
vũ khí, hình ảnh của Hải Phòng trong sự kiện “Điện Biên Phủ trên không” – năm 1972; Hay thời kỳ sau giải phóng nên nhấn mạnh tư liệu hình ảnh “khoán chui” của xã Đoàn Xá, Kiến Thụy – xã đầu tiên thực hiện chia ruộng đất cho xã viên…
+ Chỉnh sửa lại tiêu đề của Mục 2.2.6 cho phù hợp hơn
+ Chương trình du lịch: Lịch trình với các điểm đến chưa thực sự hợp lý Tác giả nên cân nhắc và sửa chữa cho hợp lý hơn
5 Kết luận chung:
Khóa luận đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình thức và nội dung của khóa luận tốt nghiệp Đại Học Khóa luận đủ điều kiện tham gia trong hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp ngành Việt Nam học trường Đại học Hải Phòng
Hải Phòng, ngày 22 tháng 06 năm 2023
NGƯỜI PHẢN BIỆN
TS Vũ Thị Hồng Chuyên
Trang 9LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Du lịch – Trường Đại học Hải Phòng và sự đồng
ý của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Bùi Thúy Hằng, em đã thực hiện đề tài “Khai thác
một số Bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch”
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Hải Phòng Xin đặc biệt cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình từ Thạc sĩ Bùi Thúy Hằng - giáo viên hướng dẫn trực tiếp giúp em hoàn thành đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song, do buổi đầu mới làm quen với các công tác nghiên cứu, tiếp cận với thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Sau cùng, em xin chúc tất cả các thầy cô giáo của trường Đại học Hải Phòng lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và may mắn trong công việc cũng như trong cuộc sống
Hải Phòng, ngày 23 tháng 06 năm 2023
Họ và tên sinh viên
ĐOÀN TRUNG TÂN
Trang 10LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Khai thác một số Bảo tàng ở Hải Phòng
phục vụ phát triển du lịch” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, mọi tài
liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác Các kết luận khoa học chưa được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả đề tài
ĐOÀN TRUNG TÂN
Trang 11MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DI TÍCH BẢO TÀNG VÀ MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG 8
1.1 Khái quát chung về bảo tàng 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Phân loại bảo tàng 10
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng 12
1.1.4 Vai trò của bảo tàng với hoạt động du lịch 13
1.2 Khái quát về một số bảo tàng tại Hải Phòng 17
1.2.1 Bảo tàng Hải Phòng 17
1.2.2 Bảo tàng Hải quân 20
1.2.3 Bảo tàng Quân khu 3 23
1.3 Bài học phát triển du lịch của một số bảo tàng trong nước 26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG 32
2.1 Giá trị của một số bảo tàng ở Hải Phòng 32
2.1.1 Giá trị lịch sử 32
2.1.2 Giá trị văn hóa 43
2.1.3 Giá trị kiến trúc nghệ thuật 50
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch của một số bảo tàng ở Hải Phòng 55
2.2.1 Công tác quy hoạch, quản lý bảo tàng 55
2.2.2 Công tác trưng bày hiện vật tại bảo tàng 58
2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của bảo tàng 62
2.2.4 Đội ngũ cán bộ quản lý và lao động 65
2.2.5 Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh, giá trị của bảo tàng 68
2.2.6 Khách du lịch 71
2.3 Đánh giá chung về thực trạng khai thác du lịch tại một số bảo tàng ở Hải Phòng 77 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Trang 12Chương 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG PHỤC
VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 81
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 81
3.2 Một số giải pháp nhằm khai thác hoạt động du lịch của một số bảo tàng ở Hải Phòng 82
3.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý bảo tàng 82
3.2.2 Hoàn thiện công tác trưng bày hiện vật tại bảo tàng 83
3.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bảo tàng 83
3.2.4 Nâng cao ý thức của du khách khi tham quan bảo tàng 85
3.2.5 Ứng dụng công nghệ số trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của bảo tàng 86
3.2.6 Đa dạng hóa các hoạt động của bảo tàng 88
3.2.7 Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá các bảo tàng 91
3.2.8 Đề xuất chương trình du lịch nhằm khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng 93
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT NỘI DUNG VIẾT TẮT KÝ HIỆU
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của bảo tàng Hải Phòng 56 Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của bảo tàng Hải quân 57 Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của bảo tàng Quân khu 3 57 Hình 2.4 Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại ba bảo tàng: Hải Phòng, Hải quân và Quân khu 3 66 Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu khách du lịch của ba bảo tàng: Hải Phòng, Hải Quân và Quân khu 3 trong năm 2022 72 Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu độ tuổi của du khách đã từng tham quan bảo tàng tại Hải Phòng 73 Hình 2.7 Cơ cấu nghề nghiệp của khách tham quan bảo tàng 74 Hình 2.8 Mục đích tham quan của khách tham quan bảo tàng 74
Trang 15DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Khảo sát mức độ hài lòng của khách tham quan về công tác trưng bày hiện vật tại bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải Quân, bảo tàng Quân khu 3 60 Bảng 2.2 Khảo sát mức độ hài lòng của khách tham quan về cơ sở vật chất tại bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải Quân, bảo tàng Quân khu 3 64 Bảng 2.3 Đội ngũ ban giám đốc của ba bảo tàng: Hải Phòng, Hải quân và Quân Khu 3 65 Bảng 2.4 Đội ngũ lao động của ba bảo tàng Hải Phòng, Hải quân và Quân Khu 3 66 Bảng 2.5 Thống kê khách du lịch tới tham quan ba bảo tàng: Hải Phòng, Hải Quân, Quân khu 3 từ năm 2016-2022 75
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Theo xu hướng phát triển chung của toàn cầu, du lịch là ngành công nghiệp không khói đang được ưu tiên phát triển và trở thành ngành kinh tế then chốt đối với sự phát triển của các nước, trong đó có Việt Nam Du lịch Việt Nam được Nhà nước Việt Nam xem là một ngành kinh tế mũi nhọn vì Việt Nam có tiềm năng du lịch
đa dạng và phong phú Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên đón 18 triệu lượt khách quốc tế, tăng 16,2% so với năm 2018 Giai đoạn từ 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7% mỗi năm Việt Nam liên tục nằm trong nhóm những quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách du lịch nhanh nhất thế giới Năm 2019, du lịch Việt Nam nhận giải thưởng “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” do World Travel Awards trao tặng, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới” do World Golf Awards trao tặng Cùng với đó, World Travel Awards cũng vinh danh Việt Nam là Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liên tiếp 2018-2019 Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019 [13] Điều này cho thấy chất lượng du lịch Việt Nam đang dần tốt lên, đi vào chiều sâu thay vì chiều rộng theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh” [8] Đây không chỉ là định hướng du lịch chung của đất nước mà nó còn là định hướng phát triển du lịch của các thành phố lớn đang phát triển về du lịch trong đó có Hải Phòng
Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng, là một trong những trung tâm du lịch biển lớn của khu vực miền Bắc và của cả nước Hải Phòng có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, là vùng đất lâu đời với nhiều truyền thống văn hóa, lịch sử, lễ hội quan trọng cũng như là nơi có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú gắn liền với biển và tài nguyên sinh thái Du lịch Hải Phòng đang được định hướng để phát triển thành một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ Tuy nhiên để có sản phẩm du lịch tốt thu hút khách du lịch đến với Hải Phòng mà còn quay lại đang một
Trang 17vấn đề nan giải được đặt ra cho ngành du lịch của thành phố Có thể thấy trên thực tế, khách du lịch đến với Hải Phòng ngày càng nhiều, nhưng để thu hút khách quay trở lại thì gặp không ít khó khăn Muốn làm được điều đó, du lịch Hải Phòng cần có các biện pháp để khắc phục các yếu kém về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, làm cho sản phẩm du lịch đa dạng hơn, phong phú hơn, trong đó có hoạt động du lịch tại các bảo tàng Du lịch bảo tàng được xem như con đường ngắn nhất trong việc tìm hiểu văn hóa, lịch sử của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Bảo tàng như một chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, một phần của ký ức, giúp cho những người đương đại có thể tiếp cận hiểu rõ hơn các giai đoạn lịch sử của dân tộc, nhận thức được xã hội và văn hóa thời quá khứ [2] Bảo tàng ở mỗi quốc gia không chỉ giúp lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, nét tinh túy của nhân loại, mà còn tạo ra những giá trị vật chất cho nền kinh tế Tại Việt Nam, một số bảo tàng đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, và từng được một số trang web nổi tiếng của thế giới xếp vào danh sách bảo tàng hấp dẫn nhất của khu vực châu Á Hải Phòng được coi là thành phố chứa đựng nhiều giá trị lịch sử của khu vực Bắc Bộ Trong đó các bảo tàng Hải Phòng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử, văn hóa, quá trình đấu tranh của nhân dân thành phố được thể hiện qua các tranh ảnh, hiện vật Hệ thống các bảo tàng ở Hải Phòng đã góp phần giáo dục, khích lệ thế hệ trẻ góp sức mình nối tiếp cha ông vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung và thành phố nói riêng và đặc biệt, các bảo tàng còn là tiềm năng rất lớn góp phần phát triển du lịch của thành phố Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở Hải Phòng đến nay vẫn chưa thực sự được khai thác hiệu quả Lượng khách đến tham quan bảo tàng ở Hải Phòng rất hạn chế, phần lớn chỉ có một lượng nhỏ khách học sinh, sinh viên đi học tập thực tế Một số bảo tàng ở Hải Phòng như bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân, bảo tàng Quân khu 3 mới đơn thuần là điểm dừng chân checkin của du khách đến từ các tỉnh thành khác hay du khách quốc tế Xuất phát từ những thực tế như trên, tác giả quyết định chọn nghiên
cứu vấn đề “Khai thác một số Bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch” làm
đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình Hi vọng, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần không nhỏ vào việc đề xuất những giải pháp khai thác có hiệu quả các bảo tàng ở Hải Phòng nhằm phát triển du lịch thành phố
Trang 182 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển du lịch văn hóa di sản đang là xu hướng phát triển chung của các nước trên toàn thế giới Ở nước ta cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu xung
quanh việc đưa di sản văn hoá vào khai thác nhằm hỗ trợ hoạt động du lịch như “Di
tích lịch sử và tư liệu lịch sử với việc phát triển du lịch Việt Nam” do tác giả Đình
Trung Kiên chủ nhiệm, “Khai thác tài nguyên văn hóa để phát trển du lịch bền vững
vùng Tây Bắc” do tác giả Đinh Trọng Thu chủ nhiệm
Khoa học bảo tàng là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Andre
Desvallees & Francois Mairesse trong cuốn Concepts cles de museologie được biên dịch bởi dịch giả Nguyễn Thị Thu Hương với tên gọi “Các khái niệm cơ bản về bảo tàng học”
được coi là cuốn từ điển về khoa học bảo tàng khi cung cấp cho người đọc hệ thống những khái niệm, những vấn đề lý luận cơ bản về bảo tàng như: Kiến trúc bảo tàng, bộ sưu tập, di sản, thiết chế, quản lý, bảo tàng hóa, hiện vật bảo tàng, bảo quản
Bảo tàng được đánh giá là nguồn tài nguyên hấp dẫn để đưa vào khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch Ở nước ta, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát
triển của bảo tàng ở Việt Nam: “Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học
lịch sử cho học sinh phổ thông” của Ths.Nguyễn Thị Kim Thành, “Nghiên cứu đổi mới trưng bày và giới thiệu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia” do tác giả Nguyễn Văn Cường
chủ nhiệm, “Xây dựng chương trình giáo dục trải nghiệm gắn với không gian văn hóa tại
Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Ngân chủ nhiệm, “Xây dựng sưu tập hiện vật ở các bảo tàng loại hình lịch sử xã hội” do tác giả Phạm Mai Hùng
chủ nhiệm, “Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực tại các bảo tàng khu vực đồng bằng
sông Cửu Long” do tác giả Nguyễn Đình Thanh chủ nhiệm Các công trình nghiên cứu
trên đã đánh giá thực trạng hoạt động và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện các hoạt động tại các bảo tàng Hơn thế nữa các thực trạng khai thác các giá trị của bảo tàng vào hoạt động du lịch cũng đã được các các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm và nghiên cứu đến
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1998 “Bảo tàng với sự phát triển du lịch
ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Huệ chủ nhiệm đạt được một số mục tiêu trong quá
trình nghiên cứu: Nghiên cứu và tìm hiểu quá trình hình thành và thực trạng hoạt động của hệ thống Bảo tàng Việt Nam; Phân tích vai trò quan trọng của Bảo tàng trong sự phát triển du lịch; Góp phần tìm hiểu và chứng minh hệ thống mạng lưới Bảo tàng
Trang 19Việt Nam là một tiềm năng to lớn để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa đất nước; Đóng góp một số giải pháp trong việc tổ chức quản lý, đầu tư và khai thác bảo tàng nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam; Xây dựng cơ
sở ban đầu cho việc thiết lập quan hệ liên ngành Bảo tàng và Du lịch Đề tài cấp Bộ này được coi là nền tảng cơ sở lý luận quan trọng để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, đồng thời tác giả cũng sẽ học tập được những kinh nghiệm quan trọng trong việc đề xuất giải pháp nhằm khai thác một số bảo tàng nhằm phát triển du lịch Hải Phòng [5]
Tác giả Nguyễn Hồ Hải Anh (2015), trong luận văn thạc sĩ du lịch “Hoạt động du
lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh” đã thực hiện được các nhiệm vụ: Nghiên
cứu vai trò của các bảo tàng ở TPHCM đối với sự phát triển du lịch của TPHCM; Phân tích, thực trạng của hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM; Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, phong phú hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở TPHCM để thu hút du khách đến và quay lại TPHCM Luận văn của tác giả Nguyễn Hồ Hải Anh sẽ
là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy cho khóa luận khi tìm hiểu các cơ sở lý luận về bảo tàng Đặc biệt, đây sẽ là nguồn tư liệu giúp tác giả phân tích và rút ra được bài học kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch tại các bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Đoàn Văn Hòa (2021) trong báo cáo tổng hợp “Chuyển đổi số bảo tàng
tỉnh Hưng Yên” đã nghiên cứu xu hướng và cách tiếp cận của thế giới về chuyển đổi số
bảo tàng và số hóa di sản” thực trạng chuyển đổi số bảo tàng và di sản tại Việt Nam và Hưng Yên, lựa chọn cách tiếp cận tối ưu cho hoạt động chuyển đổi số Bảo tàng Hưng Yên; Xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho Bảo tàng tỉnh trên cơ sở những kết quả và kinh nghiệm của nước ngoài đã nghiên cứu; Xây dựng Website bảo tàng; Thực hiện chuyển đổi số và tích hợp vào website của Bảo tàng tỉnh một số di sản văn hóa và các sưu tập cổ vật thuộc sự quản lý của bảo tàng Đây là một đề tài có tính thực tiễn cao sẽ mở ra bài học kinh nghiệm quá báu cho việc số hóa các bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ công tác lưu trữ tư liệu và phục vụ hoạt động tham quan của du khách [4]
Trong những năm gần đây, việc khai thác các giá trị tại các bảo tàng ở Hải Phòng để phục vụ hoạt động du lịch nhằm thu hút khách du lịch đã bước đầu được
quan tâm Tác giả Đoàn Thị Tuyết Anh trong khóa luận tốt nghiệp “Bảo tàng Hải
Phòng trong phát triển du lịch thành phố” đã khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản
về bảo tàng và xu hướng phát triển của bảo tàng hiện nay; Đánh giá tiềm năng và thực
Trang 20trạng phát triển bảo tàng Thành phố Hải Phòng; Đề xuất một số giải pháp khai thác có
hiệu quả bảo tàng Hải Phòng với hoạt động du lịch thành phố Đề tài “Bảo tàng Hải
Phòng trong phát triển du lịch thành phố” sẽ là nguồn tài liệu tham khảo rất gần với
đề tài tác giả đang nghiên cứu và là cơ sở quan trọng để tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu thêm một số bảo tàng ở Hải Phòng như bảo tàng Hải Quân, bảo tàng Quân Khu 3, bảo tàng Văn hóa nghệ thuật Đông Dương chứ không chỉ dừng lại ở bảo tàng Hải Phòng
Khóa luận “Khai thác một số Bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch”
trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu trước đó đồng thời tiếp tục trình bày kết quả nghiên cứu và ý kiến để bổ sung thêm vào việc nghiên cứu khai thác các giá trị của các bảo tàng phục vụ cho hoạt động du lịch một cách hiệu quả
Đề tài tác giả nghiên cứu mang nhiều tính mới, có giá trị thiết thực và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng (bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân và bảo tàng Quân khu 3) phục vụ phát triển du lịch thành phố Hải Phòng
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Khái quát về loại hình di tích bảo tàng và một số bảo tàng ở Hải Phòng Nghiên cứu chức năng, vai trò của Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Quân khu 3, Bảo tàng Hải quân đối với sự phát triển du lịch của Thành phố Hải Phòng
- Phân tích, thực trạng của hoạt động du lịch tại một số bảo tàng ở Hải Phòng
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng, phong phú hoạt động du lịch
tại một số bảo tàng ở Hải Phòng để thu hút du khách
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tại một số bảo tàng ở Hải Phòng
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phương hướng khai thác một số bảo
tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch bằng việc khái quát hoá về loại hình di tích bảo tàng (khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, chức năng và vai trò của bảo tàng đối
Trang 21với hoạt động du lịch); khái quát về một số bảo tàng ở Hải Phòng (lịch sử hình thành
và phát triển, kiến trúc, các khu vực trưng bày, chức năng, vai trò đối với hoạt động du lịch); Phân tích giá trị của một số bảo tàng ở Hải Phòng; Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của một số bảo tàng ở Hải Phòng Trên cơ sở thực trạng, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác giá trị của một số bảo tàng phục vụ phát triển du lịch Hải Phòng
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số bảo tàng ở
Hải Phòng, cụ thể tại bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Quân khu 3, bảo tàng Hải quân để làm các trường hợp nghiên cứu điển hình
Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập số liệu, điều tra, nghiên cứu, phân tích
nguồn số liệu trong giai đoạn từ năm 2016 – 2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã
được sử dụng:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: các thông tin này được thu thập từ các
công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước Từ đó phân tích, tổng hợp chắt lọc lấy nội dung phù hợp
Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): phương pháp này sử dụng nhằm điều tra
tổng hợp về thực trạng phát triển hoạt động du lịch tại một số bảo tàng ở Hải Phòng
Phương pháp điều tra xã hội học: để phân tích rõ thực trạng và đưa ra những
giải pháp mang tính khả thi, đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu Trong tháng 03 và tháng 04 năm 2023, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát 100 khách du lịch đến tham quan tại Hải Phòng Đồng thời, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ quản lý tại 3 bảo tàng
Phương pháp phân tích, tổng hợp: là việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp, từ đó tổng hợp lại rồi đưa ra những nhận định, đánh giá, kết luận về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: ngoài những phương pháp trên, khi nghiên cứu đề tài
tác giả còn kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu về lịch sử hình thành
và các sự kiện gắn với các bảo tàng
Trang 226 Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận
Đề tài đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về Bảo tàng ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng bằng việc nêu rõ khái niệm, phân loại, nhiệm vụ và chức năng và vai trò của bảo tàng đối với hoạt động du lịch Đây là cơ sở và nền tảng
để phục vụ nghiên cứu chuyên sâu về các bảo tàng tại Hải Phòng
Về mặt thực tiễn
- Đề tài có thể trở thành tư liệu phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về bảo tàng tại thành phố Hải Phòng, cũng là tài liệu tham khảo trong hoạt động hướng dẫn du lịch
- Đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo tồn các giá trị của Bảo tàng, đồng thời hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử địa phương mình
- Đề tài đã tổng hợp và khái quát hóa những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của các bảo tàng tại thành phố Hải Phòng, dựa vào đó làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, nhằm phát triển du lịch thành phố Hải Phòng Đối với cơ quan quản lý của Bảo tàng, đề tài này giúp nâng cao công tác quản lý, quy hoạch và chất lượng đội ngũ nhân viên tại bảo tàng
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của đề tài bao gồm 3 chương
Chương 1 Khái quát về loại hình di tích bảo tàng và một số bảo tàng ở Hải Phòng
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch của một số bảo tàng ở Hải Phòng
Chương 3 Giải pháp khai thác một số bảo tàng ở Hải Phòng phục vụ phát triển
du lịch
Trang 23Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ LOẠI HÌNH DI TÍCH BẢO TÀNG VÀ
MỘT SỐ BẢO TÀNG Ở HẢI PHÒNG
1.1 Khái quát chung về bảo tàng
1.1.1 Khái niệm
Bảo tàng có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời Ngay từ thời kỳ cổ đại, ở Hy Lạp
đã xuất hiện những hình thức sơ khai của bảo tàng Cùng với sự phát triển của lịch sử, các bảo tàng phát triển ngày càng nhiều về số lượng và phong phú về loại hình
Theo thống kê của tổ chức Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) và theo một số tác giả khác, trên thế giới hiện nay có 49.000 bảo tàng, trong đó Châu Âu có gần 6.000 bảo tàng Ở nhiều nước phát triển, các thành phố có gần 20 vạn dân đều có bảo tàng
Thuật ngữ bảo tàng học được sử dụng và đưa vào từ điển bách khoa của nhiều nước trên thế giới Tổ chức quốc tế đầu tiên về bảo tàng cũng ra đời năm 1946 là Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) thuộc Uỷ ban Văn hoá Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc với mục tiêu là nghiên cứu về bảo tàng Định nghĩa của ICOM về bảo
tàng như sau: “Bảo tàng là một tổ chức (cơ quan) không có lợi nhuận, tồn tại lâu dài
để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, mở rong đồn công chúng Bảo tàng thu nhận, bảo tồn, nghiên cứu lý luận thông tin, tuyên truyền và trưng bày nhằm mục đích cho con người học tập, giáo dục và thưởng thức Bảo tàng là một bằng chứng vật chất về con người và môi trường xung quanh con người " [Điều 2, phần 1, Quy chế bảo tàng
thế giới] [7]
Ngày 25/08/2022, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) đã công bố định nghĩa
mới về bảo tàng tại hội nghị toàn thể lần thứ 26 diễn ra ở Praha (Séc): “Bảo tàng là tổ
chức thường trực và phi lợi nhuận phục vụ lợi ích xã hội, đồng thời là nơi nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, diễn giải và trưng bày các di sản vật thể và phi vật thể" Với định
nghĩa mới, ICOM nhấn mạnh bảo tàng là nơi rộng mở với công chúng, có tính chất dễ tiếp cận và hòa nhập, giúp thúc đẩy sự đa dạng và bền vững Các bảo tàng hoạt động
và tương tác với công chúng theo chuẩn mực đạo đức, đảm bảo chuyên nghiệp và bao gồm sự tham gia của cộng đồng, mang đến những trải nghiệm đa dạng cho giáo dục, việc thưởng thức, thẩm định và chia sẻ kiến thức
Trang 24Theo ICOM, định nghĩa mới phản ánh một số thay đổi lớn trong vai trò của các
bảo tàng, trong đó thừa nhận “tầm quan trọng của tính toàn diện, sự tham gia của
cộng đồng và tính bền vững” [31]
Về khái niệm “bảo tàng” Theo Điều 47 của Luật di sản văn hóa công bố năm
2001, khái niệm “bảo tàng” được định nghĩa như sau: “Bảo tàng là nơi bảo quản và
trưng bày các sưu tập lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”
Từ khái niệm trên, có thể khẳng định rằng, các bảo tàng ở Việt Nam hiện nay là nơi thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, đó là bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật không chỉ liên quan đến lịch sử xã hội mà còn liên quan đến cả lịch sử tự nhiên Tuy nhiên, đó chỉ là quy định về bảo tàng một cách chung chung, còn trong thực tế, tuỳ thuộc vào nội dung chủ đạo của từng bảo tàng mà thực hiện việc bảo quản và trưng bày hiện vật về lịch sử tự nhiên hay lịch sử xã hội (ngoại trừ bảo tàng tổng hợp ở các địa phương nhất thiết phải thể hiện cả hai lĩnh vực trên)
Ngoài định nghĩa vừa nêu, còn một định nghĩa nữa về bảo tàng được đề cập trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các báo tăng do Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành năm 1998, tức là 3 năm trước khi Luật di sản văn hóa ra đời, cụ
thể như sau “Bảo tàng là một thiết chế văn hoá có chức năng nghiên cứu và giáo dục
khoa học thông qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền và phát huy tác dụng các di sản lịch sử - văn hoá và thiên nhiên phù hợp với loại hình, tinh chất và nội dung của bảo tàng” [11]
Qua nội dung trên, có thể thấy, nếu định nghĩa trong Luật di sản văn hóa xác định từ góc độ ngôi nhà “được gọi là bảo tàng” sử dụng để làm gì? thì khái niệm “bảo tàng” trong văn bản này được nhìn nhận chủ yếu từ góc độ khoa học Theo đó, với tư cách là một thiết chế văn hoa, các bảo tàng phải thực hiện hai chức năng quan trọng và mang tính tuyền thống mà ít ai phủ nhận, đó là nghiên cứu khoa học và giáo dục khoa học Muốn hoàn thành được hai chức năng trên, các bảo tàng cần thực hiện các nhiệm
vụ cần thiết như nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và đặc biệt là phải tiến hành bảo quản tốt các di sản văn hóa (trong đó hiện vật bảo tàng là một loại đối tượng quan trọng) để chúng có thể tồn tại lâu dài với thời gian, nhằm phục vụ cho các lợi ích của xã hội Tuy nhiên, bảo quản và giữ gìn tốt các di sản văn hóa là việc làm cần thiết nhưng chưa
đủ, mà điều quan trọng hơn nữa là phải làm thế nào để mọi người biết được các di sản
Trang 25văn hóa đó quý giá như thế nào, hay nói cách khác, là làm sao để công chúng hiểu được giá trị của các di sản văn hóa nói chung, hiện vật bảo tàng nói riêng Để thực hiện điều đó, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá về nhiều mặt như hiện nay, thì hơn lúc nào hết, các bảo tàng phải đa dạng hoá các cách thức trưng bày theo hưởng quan tâm đến công chúng, đồng thời chủ động tiến hành tuyên truyền, quảng bá dưới nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp và gián tiếp) để công chúng đến với bảo tàng càng ngày càng nhiều hơn Thực tế cũng đã chứng minh rằng, bảo tàng nào sớm quan tâm tới vấn
đề trên thì hiệu quả hoạt động của bảo tàng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận
1.1.2 Phân loại bảo tàng
Phân loại bảo tàng luôn mang tính quy ước, trên thực tế, việc phân loại bảo tàng tốt sẽ chuẩn mực hóa phương hướng nghệ thuật trưng bày sau này
Theo Nguyễn Hoàng Hưng đăng trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, bảo tàng hiện nay có hai cách phân loại chính là cách phân chia theo chức năng xã hội của bảo tàng
và theo mối quan hệ của bảo tàng với các ngành nghề khác [6]
+ Phân loại bảo tàng theo chức năng xã hội: là cách phân loại theo chức năng
xã hội của bảo tàng, nói cách khác là để nói rõ mục đích và hình thức sử dụng bảo tàng
đó đem lại những điều bổ ích, lý thú, phục vụ nhu cầu của con người Mục đích của bảo tàng đó là gì, hình thức trưng bày phục vụ cho ai và vị trí của nó trong xã hội như thế nào… Theo cách này, bảo tàng được chia thành 3 nhóm chính: bảo tàng công cộng, bảo tàng nghiên cứu khoa học, bảo tàng học đường
+ Phân loại bảo tàng theo mối quan hệ với các ngành nghề khác: là cách phân
loại nhằm xác định xem bảo tàng đó có quan hệ với một ngành khoa học hoặc một nhóm ngành sản xuất hay nghệ thuật nào đó… Bảo tàng đó có tiến kịp trình độ hiện đại của các môn khoa học, nghệ thuật, ngành sản xuất, văn hóa thuộc loại hình của mình hay không Phân loại theo loại hình này là bước đầu gom các loại hình bảo tàng
có chung loại hình cơ bản giống nhau, như lịch sử chung, trường phái chung… sau đó phân chia sâu hơn, tương ứng với một ngành khoa học cụ thể nào đó Theo cách này, bảo tàng được chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất, bảo tàng khoa học xã hội gồm lịch sử, lịch sử cách mạng, lịch sử khoa học kỹ thuật, lịch sử tôn giáo, nhân chủng học, dân tộc học…, bảo tàng nghệ thuật Nhóm thứ hai, bảo tàng khoa học tự nhiên: gồm bảo tàng động vật, thực vật, cổ sinh vật ; bảo tàng địa chất, địa tầng, thổ nhưỡng…; bảo tàng lịch sử hình thành phát triển tự nhiên, môi trường sống…
Trang 26Trong cuốn “Tìm hiểu quy định về pháp luật di sản văn hoá” trang 30, bảo tàng Việt Nam bao gồm: [2]
- Bảo tàng quốc gia là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có gá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước
- Bảo tàng cấp tỉnh là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập có gá trị tiêu biểu ở địa phương
- Bảo tàng chuyên ngành là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành
- Bảo tàng tư nhân là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề
Như vậy, việc phân loại bảo tàng theo các tiêu chí khác nhau sẽ có các loại bảo tàng khác nhau Có thể hệ thống các cách phân loại cơ bản sau:
* Phân loại theo các sưu tập
- Các bảo tàng tổng hợp (General museums)
- Các bảo tàng chuyên ngành như Bảo tàng Khảo cổ học (Arrchaeology museums), Bảo tàng nghệ thuật (Art museums), Bảo tàng Lịch sử xã hội (History museums), Bảo tàng Dân tộc học (Ethnography museums), Các bảo tàng quân đội (Military museums) v v
* Phân loại theo đối tượng chủ quan
- Các bảo tàng trung ương (Government museums)
- Các bảo tàng địa phương (Municipal museums)
- Các bảo tàng của trường đại học (University museums)
- Các bảo tàng quân đoàn (Army musems)
- Các bảo tàng tư nhân hoặc hoạt động độc lập (Independent or ptivate museums)
- Các bảo tàng của các cơ quan thương mại (Commercial company museums)
* Phân loại theo phạm vi mà bảo tàng bao quát
- Các bảo tàng quốc gia (National museums)
- Các bảo tàng vùng (Regional museums)
- Các bảo tàng địa phương (Local museums)
* Phân loại theo đối tượng khách tham quan bảo tàng
- Các bảo tàng giáo dục (Educational museums)
Trang 27- Các bảo tàng chuyên ngành (Specialist museums)
- Các bảo tàng phục vụ khách tham quan nói chung (General public museums)
* Phân loại theo các phương pháp trưng bày sưu tập của bảo tàng
- Các bảo tàng truyền thống (Traditional museums)
- Các bảo tàng ngoài trời (Open — air museums)
- Các bảo tàng là các toà nhà, các di tích lịch sử (Historic house museums) Nhìn chung, việc phân loại các bảo tàng đều nhằm mục đích xác định rõ nhóm, loại hình bảo tàng để hình thành cơ cấu quản lý, hệ thống phân loại, phân cấp, mức độ đầu tư xây dựng và đặc biệt là hệ thống trưng bày của mỗi bảo tàng để có thêm những hình thức trưng bày mới lạ, đa dạng, phong phú, hấp dẫn khách tham quan và truyền đạt nhanh, hiệu quả các ý đồ, ý tưởng, giải pháp trưng bày, giá trị hiện vật bảo tàng tới người xem
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng
* Chức năng của bảo tàng
- Bảo tàng nghiên cứu, xác định nội dung lịch sử, khoa học, và nghệ thuật chứa đựng trong di tích gốc Kết hợp với nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thích hợp để bảo quản trưng bày, giới thiệu các di tích gốc làm cho người xem hiểu được nội dung của chúng Bảo tàng khác với các cơ quan nghiên cứu khoa học khác ở chỗ, nó lấy di tích gốc làm đối tượng nghiên cứu chính của mình Mọi hoạt động nghiên cứu khoa
học của bảo tàng đều xoay quanh di tích gốc [3]
Việc lấy di tích gốc làm cơ sở nghiên cứu là một đặc điểm quan trọng trong chức năng nghiên cứu khoa học của bảo tàng Nhưng không có nghĩa là hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng dừng lại ở việc xác định và giới thiệu nội dung của
di tích gốc, mà bảo tàng phải vận dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học của các ngành khoa học khác vào các mặt công tắc của mình
Thực tiễn cho thấy rằng mối quan hệ giữa bảo tàng với các cơ quan khoa học và
cơ quan văn hóa giáo dục khác là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau Thành quả nghiên cứu khoa học của bảo tàng phục vụ đắc lực công tác nghiên cứu khoa học của các cơ quan khoa học khác, tạo điều kiển cho các ngành khoa học khác phát triển và ngược lại
- Chức năng thứ hai của bảo tàng là chức năng giáo dục khoa học vì hai lý do
cơ bản sau:
Trang 28+ Mọi hoạt động giáo dục của bảo tàng dù được tiến hành dưới bất kỳ hình thức nào cũng phải dựa trên cơ sở nghiên cứu di tích gốc, không có di tích gốc thì không có phần trưng bày bảo tàng, do đó không có hoạt động giáo dục của bảo tàng Trong các bảo tàng, công tác nghiên cứu khoa học đi trước một bước, làm cơ sở cho công tác giáo dục khoa học
+ Bảo tàng thực hiện chức năng giáo dục khoa học của mình bằng cách tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học cho người xem
Trong hoạt động giáo dục khoa học của bảo tàng, hình thức hướng dẫn tham quan các phần trưng bày cố định và triều làm thường kỳ tại bảo tàng, là hình thức quan trọng nhất Qua đó, người xem được quan sát trực tiếp hiện vật gốc, tự mình suy nghĩ
và đi tới nhưng kết luận cụ thể, về một sự kiện lịch sử, tuổi hiện tượng xã hội giới thiệu trong phần trưng bày đó Hoạt động giáo dục khoa học bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, thông qua phần trưng bày là đặc điểm quan trọng nhất giúp phân biệt bảo tàng với các cơ quan văn hóa, giáo dục khác
* Nhiệm vụ của bảo tàng
Theo điều 48, mục 1 chương 4 của văn bản số 10/VBHN-VPQH năm 2013 do văn phòng quốc hội ban hành ngày 23 tháng 7 năm 2013 về Luật Di sản văn hóa đã nêu rõ về nhiệm vụ của bảo tàng như sau: [12]
- Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật:
- Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội;
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng;
- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
1.1.4 Vai trò của bảo tàng với hoạt động du lịch
Trải qua những năm tháng đại dịch covid, du lịch đang đang dần được phục hồi
và phát triển Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề đi lại của khách
du lịch đã được giải quyết Cùng với đó các chính sách về phát triển kinh tế du lịch sau thời kỳ covid đã được ban hành ở tất cả các quốc gia Đồng thời coi phát triển kinh tế
Trang 29du lịch là một nhân tố quan trọng góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở các quốc gia trong đó có Việt Nam
Bảo tàng là một thành phần của tài nguyên du lịch văn hóa, là một tài nguyên
du lịch vô cùng quý giá của đất nước, chính vì vậy, nó cũng đóng góp rất lớn cho sự phát triển của hoạt động du lịch ở Việt Nam Như chúng ta đã biết, chức năng nhiệm
vụ của bảo tàng là giữ gìn lâu dài các di sản văn hoá của nhân loại và phát huy tác dụng của chúng bằng cách thông tin cho công chúng về sự tổn tại, phát triển các nền văn minh, văn hoá, xã hội, các giai đoạn lịch sử của cộng đồng trong phạm vi thông tin mà hiện vật thuộc bảo tàng đó truyền tải Vì vậy, thông tin trong bảo tàng là hết sức phong phú, đa dạng
Cùng với sự xuất hiện của nhiều loại hình du lịch khác nhau thì du lịch bảo tàng cũng đang trở thành một loại hình du lịch được đông đảo mọi người quan tâm và ưa chuộng Đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, ngày càng đổi mới cả
về chất lượng và chủng loại để phục vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cao hơn của khách du lịch
Bảo tàng là nơi để du khách có thể đến đây phục vụ mục đích tham quan, tìm hiểu, học tập, giải trí Bảo tàng là một trung tâm thiết chế văn hóa Chính vì vậy, tham quan bảo tàng có thể giúp du khách hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa của những đối tượng trưng bày của bảo tàng Ngày nay, nhiều du khách đi tham quan với mục đích tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, khách du lịch tham gia các chuyến đi với mong muốn mang lại sự giao lưu văn hoá, sự khám phá giữa các nền văn hoá khác nhau Có thể thấy đó là nhu cầu hết sức chính đáng của họ và điều này càng nói lên sự quan trọng của bảo tàng với du lịch Khi thỏa mãn được mục đích tìm hiểu, học tập hay các động
cơ khác của khách du lịch thì bảo tàng đã trở nên là một trong những điểm đến của du khách Bởi lẽ khi đến với bảo tàng, du khách có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất về các nền văn hoá thông qua các hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng Như đã nói ở trên bảo tàng là trung tâm thiết chế văn hoá, tuy nhiên nó lại khác với các thiết chế văn hoá khác khi nó đã có sự tập hợp của các lĩnh vực đời sống
xã hội kinh tế, nó phủ rộng trên nhiều lĩnh vực với nhiều sắc thái khác nhau, các diễn
tả khác nhau nhưng đều chung quy về một thứ là lịch sử văn hoá
Bên cạnh việc cung cấp thông tin tại phòng trưng bày, các bảo tàng còn là nơi
có thể cung cấp nhiều thông tin cho các yêu cầu khai thác của khách nước ngoài Từ
Trang 30trước đến nay, cũng có nhiều bảo tàng đã phục vụ cho các nhà nghiên cứu nước ngoài Nhiều thông tin đã được đưa vào các luận văn, sách, các bài viết Họ đã hiểu về lịch
sử, văn hoá và con người Việt Nam thông qua những thông tin chính thống của bảo tàng Từ đó, tiếng tăm về đất nước chúng ta có thể được tuyên truyền xa hơn trên thế giới Nếu làm tốt công tác phục vụ cho khách nước ngoài, chúng ta có thể thu được tiền dịch vụ đáng kể, mặt khác góp phần thực hiện tốt chức năng thông tin của bảo tàng Di sản văn hoá của Việt Nam có điều kiện đóng góp thực sự cho các nhà khoa học trong công cuộc tìm tòi, nghiên cứu về xã hội loài người [7]
Bảo tàng còn thể hiện được chức năng giải trí trong du lịch như thông qua các
bộ phim, hình ảnh, tư liệu, đặc biệt chức năng giải trí trong du lịch được thể hiện rõ ràng nhất qua việc chụp hình lưu niệm tại các bảo tàng Giúp du khách tìm thấy một cảm giác thoải mái, theo một phong cách có vẻ cổ xưa nhưng lại mang hơi hướng của thời đại mới Họ lấy việc chiêm ngưỡng làm niềm vui, lấy hình ảnh tư liệu ở bảo tàng trở thành nguồn cảm hứng mới cho khách du lịch Chính vì những điều như vậy, bảo tàng là một thành tố quan trọng trong hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn để thu hút
du khách, nó đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch với mục đích tìm hiểu, tham quan, giải trí
Đôi khi bảo tàng với nhiều hiện vật phong phú, đa dạng với cơ sở vật chất tốt cũng là nơi để tổ chức các cuộc thi để tuyên truyền giới thiệu về hình ảnh của các đối tượng trưng bày của bảo tàng Khi tổ chức các cuộc thi hay các cuộc triển lãm như vậy
sẽ giúp cho khách du lịch có cơ hội để tìm hiểu rõ hơn, là lúc tốt nhất để quảng bá về nền văn hoá tới du khách khơi dậy sự tò mò của du khách từ đó thúc đẩy nhu cầu du lịch của du khách đến với các bảo tàng
Việc bảo tàng xuất hiện trong điểm đến của các chương trình du lịch đã không còn xa lạ Có thể thấy rất nhiều chương trình du lịch tham quan có những điểm đến là các bảo tàng nổi tiếng của địa phương, quốc gia đó Ở các bảo tàng, với số lượng hiện vật và độ quý hiếm của hiện vật là một trong những điều hứng thú nhất của du khách Một số tuyệt tác tại bảo tàng là một thứ vô cùng quý hiếm và không thể mua được bằng bằng bất cứ cách nào Du khách có thể ngắm nhìn những nét đẹp của tinh hoa văn hoá nhân loại hay các tác phẩm đó là điều mà bảo tàng có thể đáp ứng được Chính nhờ vào điều này, bảo tàng đã trở thành điểm đến cực kì yêu thích của khách du
Trang 31lịch và nó trở thành một trong những điểm đến khó có thể thiếu trong các chương trình
du lịch và nó làm cho hoạt động du lịch được sôi nổi và hấp dẫn hơn
Bảo tàng cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch Vì vậy đem lại lợi ích về kinh tế không nhỏ cho ngành du lịch Nếu bảo tàng không phát triển, số lượng nhân viên làm việc tại các bảo tàng là rất ít Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của các bảo tàng, một lượng lớn lao động đã tham gia vào các công việc của bảo tàng ví dụ như hướng dẫn viên tại điểm của bảo tàng, nhân viên hành chính, nhân viên an ninh, Từ đây họ trở thành những nhân vật một cách trực tiếp hay gián tiếp làm việc trong lĩnh vực du lịch nói chung và lĩnh vực bảo tàng nói riêng Khi phát triển về trình độ chuyên môn tốt, khả năng tạo ra thu nhập cao trở nên dễ dàng hơn, đó là điều mà giúp cho đời sống của những nhân viên trong ngành du lịch được cải thiện hơn
Sự phát triển của bảo tàng sẽ gắn liền sự phát triển du lịch bền vững tại các thành phố Sự phát triển này cũng giúp cho các thành phố trong việc cạnh tranh để thu hút khách du lịch, góp phần đóng góp cho sự phát triển du lịch tại các thành phố Bởi
vì bảo tàng nổi tiếng sẽ thu hút khách du lịch hơn rất nhiều so với các bảo tàng chưa phát triển và chưa nổi tiếng Ở một khía cạnh nào đó, bảo tàng làm cho các điểm tham quan được cân bằng giữa tham quan du lịch tự nhiên và tham quan du lịch nhân văn
Khi tài nguyên du lịch bảo tàng được khai thác một cách triệt để sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho bảo tàng mà còn mang lại lợi ích cho khách du lịch và các cơ quan
tổ chức du lịch Về phía khách du lịch, có thể thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu
Về phía bảo tàng, góp phần tạo ra sự phát triển của bảo tàng và làm cho bảo tàng trở nên điểm đến hấp dẫn Về phía các cơ quan tổ chức du lịch, sẽ tạo ra lợi nhuận, đóng góp vào sự phát triển kinh tế
Quả thực vai trò to lớn của bảo tàng đối với hoạt động du lich là không thể phủ nhận Hiện nay, trong xu hướng hội nhập hóa của thế giới, Việt Nam là một đất nước giàu nét văn hóa truyền thống lịch sử Điều đó cũng là lợi thế lớn để đưa bảo tàng vào khai thác với mục đích phục vụ phát triển du lịch nhằm giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam Thu hút nhiều khách du lịch quốc tế tới bảo tàng là thúc đẩy kinh tế
du lịch và các ngành kinh tế khác cũng được phát triển
Trang 321.2 Khái quát về một số bảo tàng tại Hải Phòng
1.2.1 Bảo tàng Hải Phòng
1.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Bảo tàng Hải Phòng tọa lạc ở số 65 Điện Biên Phủ, phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng - được thành lập trên cơ sở tiếp nhận trụ sở Ngân hàng Pháp – Hoa vào năm 1959 Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá, nơi nghiên cứu, sưu tầm, tiếp nhận bảo quản, trưng bày, giới thiệu với công chúng, người xem về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của vùng đất, con người Hải Phòng
Bảo tàng Hải Phòng qua gần 64 năm (1959 – 2023) xây dựng và phát triển đã từng là một trong những trung tâm văn hóa hấp dẫn nhiều đối tượng đến tham quan học tập, nghiên cứu và vui chơi giải trí Bảo tàng Hải Phòng là bảo tàng tỉnh, thành phố ra đời sớm nhất ở nước ta
Công trình xây dựng bảo tàng đã được chuẩn bị ngay sau ngày Hải Phòng giải phóng (13–5–1955) Điều đó được thể hiện bằng việc thành lập bộ phận bảo tồn bảo tàng trực thuộc Sở văn hoá thông tin Sau khi được thành lập, bộ phận này được sự quan tâm của các cơ quan trung ương, các cấp, các ngành ở thành phố đã tổ chức vận động quần chúng sưu tầm các tài liệu, hiện vật, đồng thời chính sách của Đảng, Nhà nước, thông qua đó đã tiếp tục phát động phong trào sưu tầm, đóng góp hiện vật để xây dựng bảo tàng thành phố
Từ 1956 – 1959, bảo tàng đã sưu tầm được hơn 2000 hiện vật và năm 1958, tổ chức trưng bày tại ngôi nhà số 12, phố Phan Bội Châu (nay là Viện Kiểm Sát nhân dân thành phố) với 3 chủ đề chính: truyền thống văn hóa, phong trào cách mạng 1930 –
1945 và thành tích kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 – 1955
Tháng 12–1958 Thành ủy Hải Phòng đã ra quyết định lấy ngôi nhà hiện nay (nguyên là Ngân hàng Pháp–Hoa; sau ngày giải phóng là trường cán bộ ngân hàng Trung ương) làm bảo tàng thành phố Sau gần 1 năm xây dựng, đúng 9 giờ sáng ngày 20–12–1959, trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp, các ngành, đồng chí Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị đã cắt băng khánh thành bảo tàng Hải Phòng Từ ngày thành lập đến nay, bảo tàng đã nhiều lần tiến hành bổ sung, chỉnh lý nâng cấp chất lượng hệ thống trưng bày Đặc biệt giai đoạn năm 1975 – 1979 – 1984, bảo tàng tập trung khắc phục được tình trạng mất cân đối giữa 3 phần: thiên nhiên, lịch
Trang 33sử xã hội trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và phần lịch sử xã hội từ năm 1946 đến nay Kết quả phần trưng bày này được “Hội nghị tổng kết kinh nghiệm xây dựng bảo tàng tỉnh và thành phố toàn quốc” tháng 9 –1979 đánh giá là bảo tàng mẫu cho các tỉnh học tập [2]
Thấm thoát đã gần 64 năm, bảo tàng Hải Phòng không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp một phần quan trọng vào việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa – xã hội của quốc tế về truyền thống lịch sử – cách mạng, truyền thống và bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Hải Phòng
1.2.1.2 Khái quát về các khu vực trưng bày của bảo tàng
Tòa nhà cao khoảng 16 m (chưa tính chiều cao hai tháp), có hai tầng, một hầm, diện tích mặt sàn khoảng 1.200 m2 Hai tầng của bảo tàng Hải Phòng được chia làm
16 phòng trưng bày và một phòng dành cho trưng bày chuyên đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố, cũng như các sự kiện văn hóa có liên quan theo tiến trình lịch sử Hai phần ba diện tích tầng hầm của bảo tàng được dành làm nơi lưu giữ và bảo quản các hiện vật, các thiết bị ban đầu được trang bị để bảo quản như hòm tôn, giá sắt, giá gỗ, tủ kính… cùng hàng loạt sổ sách
Bảo tàng có hơn 22.000 hiện vật và đang trưng bày 1.736 hiện vật, 840 hình ảnh, tư liệu với các khu trưng bày đa dạng như sau:
+ Khu trưng bày hiện vật kim loại: Là nơi trưng bày, giới thiệu về truyền thống lịch sử, cách mạng và bản sắc văn hóa của Hải Phòng Theo thống kê hiện nay Bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản 279 cổ vật bằng chất liệu kim loại với niên đại lên đến hàng nghìn năm
+ Khu trưng bày hiện vật gốm đá: Nơi đây có các món đồ gốm đá với đủ loại từ
cổ xưa đến hiện đại mang nhiều giá trị thẩm mỹ Nơi đây đã giới thiệu một cách rõ nét nhất về nghệ thuật tạo hình điêu khắc, trang trí đồ gốm đá của nước ta ngày đầu dựng nước cách đây khoảng 4000 năm cho đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
+ Khu trưng bày hiện vật gốm sứ: Có đến 773 gốm sứ được sưu tầm, tìm kiếm Tất cả đều là cổ vật từ các thời kỳ tiền sử Nhờ vậy mà chúng ta có thể hiểu thêm hơn
về văn hóa, hoạt động sản xuất, chế tác gốm sứ của cha ông ta từ xưa đến nay
+ Khu trưng bày hiện vật vải, giấy: Đây là nguồn tư liệu phục vụ cho công tác trưng bày, nghiên cứu khoa học cho học sinh, sinh viên trong thành phố Hải Phòng và trên toàn quốc
Trang 34+ Khu trưng bày hiện vật gỗ, mây, tre: Tại đây lưu trữ nhiều công cụ sản xuất,
đồ dùng cổ xưa của người dân sử dụng trong đời sống
Hiện nay, bảo tàng đang sử dụng 17 phòng để trưng bày:
Phòng 1 và phòng 2: Trưng bày chuyên đề
Phòng 3: Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hải Phòng
Phòng 4: Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo và Tràng Kênh
Phòng 5: Di chỉ khảo cổ học Bãi Bến, tháp Tường Long
Phòng 6: Văn hoá cổ Hải Phòng
Phòng 8 và phòng 9: Nhân dân Hải Phòng làm theo lời Bác
Phòng 10: Hải Phòng chống giặc ngoại xâm từ thế kỷ I đến thế kỷ thứ XIX Phòng 11: Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ở Hải Phòng – Đảng lãnh đạo nhân dân Hải Phòng chống Pháp từ năm 1930 – 1945
Phòng 12: Hải Phòng 30 năm kháng chiến chống giặc ngoại xâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng (1946 – 1975)
Phòng 13: Giao thông Hải Phòng từ năm 1955 đến nay
Phòng 14: Văn hoá — văn nghệ Hải Phòng từ năm 1955 đến nay
Phòng 15: Nông – ngư – diêm nghiệp Hải Phòng từ năm 1955 đến nay
Phòng 16: Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Hải Phòng từ năm 1955 đến nay Phòng 17: Tặng phẩm của nhân dân thế giới và các tỉnh bạn tặng thành phố Hải Phòng hay còn gọi là phòng hữu nghị
Ngoài ra, trong khuôn viên bảo tàng còn trưng bày súng thần công, bia ký, máy bay MIC 17, chiếc tàu rà phá thuỷ lôi của Hải Quân nhân dân Việt Nam và đặc biệt là những phiến đá được mang về từ quần đảo Lý Sơn, minh chứng cho nền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
1.2.1.3 Chức năng, vai trò đối với hoạt động du lịch
Bảo tàng Hải Phòng với hơn 60 năm xây dựng và phát triển – bảo tàng cấp tỉnh, thành phố ra đời sớm nhất nước ta, có được cái duyên trời phú là được “quản” một vùng đất rất giàu có và thịnh vượng về khảo cổ học và lịch sử, lòng đất và lòng nước luôn mang lại những phát hiện khoa học bất ngờ Nhờ có sự quan tâm của Thành ủy,
Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng, bảo tàng Hải Phòng luôn xứng đáng là một trung tâm có vị trí quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hoá,
có nhiều đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và phát huy các di sản lịch sử văn hoá của
Trang 35dân tộc, sự nghiệp đôi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự nghiệp “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [2]
Trong suốt quá trình phát triển, bảo tàng đã góp phần nghiên cứu một phần lịch
sử tự nhiên và một số giai đoạn lịch sử xã hội của Hải phòng, góp phần giáo dục khoa học, giáo dục truyền thống cho nhân dân Đây không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mà còn là một trung tâm văn hoá, nơi trưng bày, giới thiệu với công chúng người xem về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá của vùng đất, con người Hải Phòng
Bảo tàng Hải Phòng đang dần trở thành một điểm đến có sức hấp dẫn du khách rất lớn Bảo tàng Hải Phòng là ngôi nhà cất giữ những báu vật của con người Hải Phòng Nó lưu giữ những kí ức của mảnh đất Hải Phòng, những nền văn hoá, những ước mơ và hy vọng của con người ở nơi đây Khách tham quan khi đến với bảo tàng Hải Phòng sẽ có thể tìm hiểu về thành phố cảng một cách đầy đủ, rõ nét và sâu sắc
nhất về mảnh đất Hải Phòng Điều đó được thể hiện một cách rõ nét nhất trong những năm vừa qua, số lượng du khách đến với bao tàng này tăng trưởng nhanh chóng Đặc
biệt là những du khách là học sinh, sinh viên, các nhà ngiên cứu lịch sử hay các bạn trẻ yêu thích sự tìm tòi khám phá về lịch sử Hải Phòng
Với vị trí thuận lợi là nằm gần trung tâm thành phố, với hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ, với số lượng hiện vật phong phú, bảo tàng Hải Phòng nếu ngày càng được
sự quan tâm nhiều hơn của các ban ngành thành phố sẽ ngày càng phát huy hơn nữa vai trò, nhiệm vụ của mình đối với phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung
và của ngành du lịch nói riêng
1.2.2 Bảo tàng Hải quân
1.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
một trong những trung tâm văn hoá - lịch sử và mỹ thuật của Quân chủng Hải quân Việt Nam trên thành phố cảng Hải Phòng Bảo tàng Hải quân được xếp hạng Hai theo quyết định xếp hạng Bảo tàng Việt Nam [14]
Bảo tàng Hải quân được thành lập ngày 4/1/1975, trực thuộc Cục Chính trị Hải quân, xếp hạng 2 theo quyết định xếp hạng bảo tàng Việt Nam Được khánh thành xây dựng mới ngày 7/5/2005 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam tại Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng Bảo tàng
Trang 36Hải quân thuộc loại hình Bảo tàng lịch sử quân sự Hải quân, có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền giới thiệu các tài liệu hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học phản ánh quá trình xây dựng, chiến đấu, chiến thắng
và trưởng thành của Hải quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [27]
Hiện nay, Bảo tàng Hải quân không chỉ là nơi được nhiều chuyên gia sử dụng
với mục đích nghiên cứu, phát hiện, tìm hiểu văn hóa lịch sử mà còn là địa điểm mang giá trị văn hóa chính trị có tác động mạnh mẽ tới nhiều hoạt động của thành phố Chính quyền thành phố vẫn thường xuyên sử dụng nơi đây làm nơi họp mặt của các tổ chức hải quân trong và ngoài nước Đồng thời, đây cũng là một trong những niềm tự hào mang giá trị lịch sử và sức mạnh của quân đội Việt Nam mà người dân Hải Phòng vô cùng trân trọng Không chỉ vậy, lượng du khách trong nước và quốc tế đến bảo tàng tham quan, học tập, tìm hiểu về truyền thống anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng đông đảo Qua đó khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của Bảo tàng Hải quân, đồng thời góp phần vào sự nghiệp giáo dục truyền thống chính trị tư tưởng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hiện nay
1.2.2.2 Khái quát về các khu vực trưng bày của bảo tàng
Tòa nhà trưng bày của bảo tàng có diện tích 1.800m2 với hình dạng như một con tàu lớn nằm trên tổng diện tích quy hoạnh lên tới 16.000 mét vuông Bằng hệ thống trưng bày hiện đại, hấp dẫn, với trên 900 tài liệu, hiện vật và hình ảnh trưng bày, Bảo tàng Hải quân đã giới thiệu một cách khái quát, sinh động về quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Phần trưng bày thường xuyên gồm trưng bày trong nhà và ngoài trời Trưng bày trong nhà gồm hai phần chính:
Phần trưng bày khánh tiết: Bằng giải pháp mỹ thuật và các hình tượng nghệ thuật, phần trưng bày thể hiện khái quát vai trò và những đóng góp của lực lượng Hải quân trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh Cụm tranh tượng nghệ thuật Chủ tịch Hồ Chí Minh đội mũ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam và các phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lực lượng Hải quân ngày càng lớn mạnh và phát triển Đoàn kết tận tụy trong công tác, mưu trí dũng cảm
Trang 37trong chiến đấu, đập tan mọi âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Phần thứ 2: Hệ thống trưng bày thường xuyên của bảo tàng Hải quân với 5 chủ đề Chủ đề 1: Vị trí địa lý, vai trò tầm quan trọng của vùng biển Việt Nam
Chủ đề 2: Truyền thống đánh giặc trên sông, biển của dân tộc và các cuộc chiến đấu trên sông, biển trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
Chủ đề 3: Hải quân nhân dân Việt Nam ra đời, xây dựng lực lượng trong điều kiện hòa bình (1955 -1964) chiến thắng trận đầu ngày 2/8 và 5/8/1964
Chủ đề 4: Hải quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975)
Chủ đề 5: Hải quân nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc từ năm 1975 đến nay
Khu trưng bày ngoài trời được hình thành với mục đích bổ sung cho phần trưng bày trong nhà, tạo cho bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh, lập nên một không gian văn hóa sinh động, hấp dẫn Trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Hải quân là hiện vật khối lớn gồm các loại vũ khí, khí tài mà bộ đội Hải quân đã sử dụng chiến đấu anh dũng và giành thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
1 Nhóm hiện vật quân thuỷ Việt Nam (6 khẩu súng thần công)
2 Nhóm vũ khí trên tàu chiến đấu, pháo tên lửa
3 Nhóm vũ khí dưới nước, thủy lôi
4 Nhóm hiện vật Trường Sa (xuồng, phao dấu…)
5 Nhóm hiện vật của địch (xác máy bay…)
6 Một số hiện vật xe tăng, máy bay
Đặc biệt tại không gian trưng bày ngoài trời của bảo tàng có con tàu HQ71 đã được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia ngày 25/12/2017
1.2.2.3 Chức năng, vai trò đối với hoạt động du lịch
Bảo tàng Hải quân là một trong những niềm tự hào mang giá trị lịch sử và sức mạnh của quân đội Việt Nam mà người dân Hải Phòng vô cùng trân trọng Nó được coi là trung tâm văn hóa – lịch sử và mỹ thuật tiêu biểu của thành phố cảng Hải Phòng
Hiện nay, bảo tàng Hải quân Hải Phòng còn được không ít chuyên viên dùng với mục tiêu nghiên cứu, bắt gặp, khảo sát văn hóa cổ truyền lịch sử và mở cửa nhằm mục tiêu ra mắt các tinh hoa của thủy quân Việt Nam với dân cư một phương pháp uy
Trang 38lực Khách du lịch đến đây để được chiêm ngưỡng một phương pháp toàn diện niềm tự hào của non sông được gói gọn hoàn hảo nhất trong khoảng trống này từ các hiện vật lịch sử, chính trị, văn hóa cổ truyền tới các sự kiện hùng hồn mà thủy quân của non sông đã thông qua để nâng tầm phát triển được như ngày nay Kho lưu trữ bảo tàng là địa điểm được tất cả các bạn trẻ đất Cảng ưa thích ghé qua để khảo sát về lịch sử hào hùng của dân tộc, giống như tận mắt, tận tay tìm hiểu các cái máy bay, xe tăng,… vốn chỉ được nhìn trên ti vi, sách báo [32] Là địa điểm du lịch hấp dẫn của thành phố Hải Phòng, địa điểm đây liên tiếp đón chào các đoàn cán bộ, học viên học sinh sinh viên, lượng du khách trong nước và quốc tế đến bảo tàng tham quan, học tập, tìm hiểu về truyền thống anh hùng của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng đông đảo Qua đó khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của bảo tàng Hải quân, đồng thời góp phần vào sự nghiệp giáo dục truyền thống chính trị tư tưởng cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hiện nay, đặc biệt góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế du lịch của thành phố
1.2.3 Bảo tàng Quân khu 3
Bảo tàng có khuôn viên rộng đẹp nằm trên trục giao thông chính thuộc quận Kiến An thành phố Hải Phòng Hiện đây đang là nơi lưu giữ trưng bày và giới thiệu những giá trị lịch sử văn hóa minh chứng cho quá trình chiến đấu và chiến thắng của lực lượng vũ trang quân khu 3 Với diện tích 8.710 m² có hệ thống trưng bày hoàn chỉnh cả trong nhà ngoài trời hiện đang lưu giữ và trưng bày 2.956 tư liệu hiện vật đây
là một trong những trung tâm văn hóa của Quân khu trên thị bàn thành phố hoa phượng đỏ
Trang 391.2.3.2 Khái quát về các khu vực trưng bày của bảo tàng
Bảo tàng Quân khu 3 được xây dựng với tổng diện tích 8710 m2 Tòa nhà trưng bày có 3 tầng Khu trưng bày gồm hai phần: Phần trưng bày trong nhà 1800m2 và phần trưng bày ngoài trời 800m2
* Khu vực trưng bày trong nhà
a Khu vực khánh tiết
+ Phần mở đầu
Khái quát về truyền thống dựng nước và giữ nước, mảnh đất và con người của quân và dân đồng bằng châu thổ sông Hồng, quân và dân LLVT Quân khu 3 trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Quân đội trao tặng
+ Phần trưng bày sa bàn truyền thống
- Trưng bày mảng ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội về thăm Quân khu 3
- Bảng ảnh các đồng chí lãnh đạo Bộ tư lệnh Quân khu qua các thời kì
- Sa bàn truyền thống LLVT Quân khu 3
- Những tặng phẩm của các đoàn khách Quốc tế, trong nước về thăm Quân khu
3 trao tặng
- Những biểu tượng truyền thống của các đơn vị trên địa bàn Quân khu 3
b Khu vực Châu thổ sông Hồng – Liên khu 3 – Quân khu 3, vùng đất căn bản của truyền thống dân tộc
- Truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta trên vùng đất châu thổ sông Hồng
- Phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930-1945)
c Quân và dân Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1955)
- Quân khu 3 địa bàn chiến tranh du kích phát triển đến đỉnh cao
- Những trận đánh của bộ đội chủ lực trong lòng địch
- Quân khu 3 góp phần xứng đáng và chiến dịch Điện Biên Phủ
- Đấu tranh chống cưỡng ép di cư, bảo vệ cơ sỏ vật chất trong khu vực tạp kết
300 ngày và giải phóng quê hương
Trang 40d Lực lượng vũ trang Quân khu 3 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1955-1975)
- Thời kỳ xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN (6/1955-8/1964)
- Quân và dân quân khu 3 góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ (5/8/1964-30/12/1972)
- Quân khu 3 hậu phương lớn của tiền tuyến lớn
e Lực lượng vũ trang Quân khu 3 trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN (1976 đến nay)
- Quân khu 3 với phong trào “Làm giàu đánh thắng - Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh”
- Xây dựng LLVT Quân khu cách mạng - chính quy - tinh nhuệ - từng bước hiện đại
* Khu vực trưng bày ngoài trời
a Quần thể tượng đài mẹ sông hồng
- Tượng đài Mẹ Sông Hồng
- Mảng phù điêu: Khắc họa những chiến công tiêu biểu, danh lam thắng cảnh của 9 tỉnh thành phố trên địa bàn Quân khu 3
b Khu trưng bày hiện vật
- Trưng bày các loại vũ khí minh chứng cho những chiến công của quân và dân Quân khu 3 góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ
- Trưng bày các loại xác máy bay, bom, mìn, vũ khí tang vật minh chứng cho tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta
1.2.3.3 Chức năng, vai trò đối với hoạt động du lịch
Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Lời huấn thị đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước nhưng trước hết phải hiểu truyền thống lịch sử của dân tộc, đất nước, từ đó kế thừa, phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong công tác giáo dục lịch sử, truyền thống, các bảo tàng có vai trò rất quan trọng và bảo tàng Quân khu 3 cũng vậy