Phòng GD & ĐT Huyện Cam Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 T iết 46: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I/ Mục tiêu bài giảng : 1. Kiến thức : - Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh thái. - Thấy được lợi ích của mối quan hệ giữa các sinh vật. - Nêu được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng quan sát kênh hình, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kỹ năng hợp tác theo nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. II/ Chuẩn bị bài giảng : 1. Giáo viên : - Tranh phóng to hình 44.1, 44.2, 44.3 và một số tranh liên quan khác (chiếu trên màn hình). - Sưu tầm một số tranh ảnh về mối quan hệ của động vật. - Sưu tầm một số tranh ảnh về mối quan hệ của động vật và thực vật. - Sưu tầm một số video clip về thế giới động vật. - Phiếu học tập nội dung phần () mục II/132 – 133. - Bảng 4 : các mối quan hệ khác loài (chiếu trên màn hình) - Máy chiếu, màn hình, laptop. 2. Học sinh : - Ôn lại bài “Môi trường và các nhân tố sinh thái”. - Xem trước nội dung bài mới. - Sưu tầm tranh ảnh về rừng tre, trúc, thông, bạch đàn… ( nếu có) 3. Phương án tổ chức lớp học: - Hoạt động nhóm. III/ Tiến hành bài giảng : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của giáo viên Hoạt hộng học sinh 1. Hãy hoàn thành nội dung bảng sau : Nhóm sinh vật Đặc điểm Ví dụ Sinh vật biến nhiệt Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. VSV, nấm, thực vật, ếch, cá, thằn lằn… Sinh vật hằng nhiệt Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chim, thú và con người - Hs trả lời theo đáp án trong khung đặc điểm và ví dụ lớp nhận xét. Giáo viên soạn : Phan Thanh Phương 1 Phòng GD & ĐT Huyện Cam Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 2. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao ? - Sinh vật hằng nhiệt… Vào bài : - Giáo viên chiếu hình vẽ “Các sinh vật sống ở rừng nhiệt đới” lên màn hình giáo viên đặt vấn đề : Ở rừng nhiệt đới có rất nhiều sinh vật cùng sinh sống. Vậy giữa chúng có quan hệ với nhau như thế nào ? Vào bài mới. Giáo viên chiếu hình vẽ : 1 đàn linh dương đầu bò; 1 rừng thông; 1 bầy trâu rừng giáo viên đặt vấn đề : các cá thể trong nhóm sinh vật trên có quan hệ với nhau như thế nào ? vào mục I. Hoạt động 2 : Quan hệ cùng loài : + Yêu cầu cần đạt : Học sinh nắm được các mối quan hệ cùng loài và ý nghĩa của nó. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Gv chiếu hình 44.1 a, b lên màn hình và giới thiệu qua về hình vẽ. - Gv yêu cầu hs quan sát hình thực hiện lệnh () mục I (trả lời 1 câu trước) + Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ ? - Gv nhận xét nêu đáp án. - Thực vật sống thành nhóm nó có lợi như thế, còn động vật thì như thế nào ? - Gv chiếu 1 đoạn video clip về hoạt động của đàn kiến. - Gv đặt câu hỏi : + Các cá thể trong đàn kiến đã giúp đỡ nhau trong việc gì ? + Trong tự nhiên động vật sống thành bầy có lợi gì ? - Gv nhận xét, nêu đáp án chiếu hình khỉ bắt cháy. + Những ví dụ vừa tìm hiểu, thể hiện mối quan hệ gì trong quan hệ cùng loài? + Nêu ý nghĩa của quan hệ cùng loài? - Gv nhận xét chốt kiến thức ghi bảng. - Gv chiếu lại hình rừng thông Gv đặt câu hỏi : + Các cá thể trong rừng thông như ta đã biết chúng có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Vậy giữa chúng còn mối quan hệ gì - Quan sát hình + chú ý lắng nghe. - Hs trả lời : chúng sẽ nâng đỡ nhau, làm giảm sức thổi của gió). - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Hs ghi nhớ - Quan sát hình + chú ý lắng nghe. - Hs chú ý xem - Hs trả lời (chúng giúp đỡ nhau trong việc làm tổ, kiếm thức ăn, bảo vệ nhau). - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Hs trả lời (hỗ trợ; ý nghĩa kiếm được nhiều thức ăn hơn, bảo vệ tốt hơn). - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Hs ghi nhớ. - Hs quan sát. - Hs trả lời : (cạnh tranh, ánh sáng, chất dinh dưỡng). I/ Quan hệ cùng loài: + Quan hệ hỗ trợ bảo vệ tốt hơn; kiếm được nhiều thức ăn hơn … + Quan hệ cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và cạn kiệt nguồn thức ăn. Giáo viên soạn : Phan Thanh Phương 2 Phòng GD & ĐT Huyện Cam Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 nữa? + Chúng cạnh tranh nhau về các nhân tố nào ? - Gv nhận xét trình bày thêm về hiện tượng tự tỉa ở thực vật. - Đó là cạnh tranh ở thực vật còn ở động vật thì như thế nào ? chúng ta hãy xem đoạn video clip sau: - Gv đặt câu hỏi : + Qua đoạn phim trên hãy cho biết động vật cạnh tranh nhau về cái gì ? + Ngoài thức ăn con cái chúng còn cạnh tranh nhau về cái gì nữa? + Động vật cạnh tranh nhau cuối cùng dẫn đến điều gì ? + Nêu ý nghĩa của sự cạnh tranh nhau ở động vật? - Gv nhận xét, trình bày thêm về sự phát tán ở động vật. - Gv yêu cầu Hs thực hiện lệnh () sgk (chọn câu đúng) - Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại ý nghĩa sự cạnh tranh ở động vật. - Gv nhận xét chốt kiến thức. * Gv liên hệ thực tế : Trong chăn nuôi, trồng trọt, người dân thường áp dụng quan hệ cùng loài để làm gì ? Gv nhận xét trình bày thêm. - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Hs chú ý ghi nhớ. - Hs trả lời : + Thức ăn, con cái + Nơi ở, nơi làm tổ … + 1 số cá thể tách ra khỏi nhóm. + Ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và cạn kiệt nguồn thức ăn. - Hs ghi nhớ. - Hs trả lời (ý 3) - Hs ghi nhớ. - Hs liên hệ trả lời - Cả lớp nhận xét bổ sung. Gv đặt vấn đề vào mục II. Ta đã tìm hiểu xong quan hệ cùng loài có những mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Còn các sinh vật khác loài thì có mối quan hệ nào ? vào mục II. Hoạt động 3 : Quan hệ khác loài + Yêu cầu cần đạt : Học sinh nắm được các mối quan hệ cùng loài và ý nghĩa của nó. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng - Gv chiếu bảng 44 lên màn hình. + Các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào ? đặc điểm của từng quan hệ. - Gv nhận xét trình bày lại ngắn gọn ghi bảng. - Gv phát phiếu học tập (nội dung 2 phần () mục II/132-133 yêu cầu hs thảo luận 2 bàn trả lời. - Gv gọi đại diện nhóm trả lời : Nhóm 1 câu 1,2,3; Nhóm 2 : câu 4,5,6; Nhóm 3: câu 7,8,9; Nhóm 4 : câu 10 và phần - Hs theo dõi trả lời. - Hs ghi nhớ. - Hs nhận phiếu học tập thảo luận nhóm thống nhất trả lời. - Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét sửa sai. II/ Quan hệ khác loài: + Hỗ trợ : Cộng sinh; hội sinh Có lợi cho sinh vật (hoặc ít nhất không có hại) + Đối địch: Cạnh tranh; Kí sinh, nửa kí sinh; Sinh vật văn sv khác Một bên lợi Giáo viên soạn : Phan Thanh Phương 3 Phòng GD & ĐT Huyện Cam Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 () /133. - Gv nhận xét đưa đáp án đúng (lồng ghép liên hệ thực tế. - Gọi hs nhắc lại : điểm khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì ? - Gv nhận xét chốt kiến thức ghi bảng. - Gv chiếu thêm một số ví dụ về quan hệ khác loài và yêu cầu hs trả lời. - Gv nhận xét sửa sai. - Hs trả lời - Hs ghi nhớ. - Hs quan sát hình trả lời. Cả lớp nhận xét sửa sai. - Hs ghi nhớ. một bên hại hoặc cả hai bên cùng bị hại. Hoạt động 4 : Củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt hộng học sinh - Gv chiếu một số ví dụ trắc nghiệm (đúng/sai) yêu cầu hs chọn. Câu hỏi Đúng Sai 1. Con cái ghẻ sống trên da người là ví dụ về quan hệ kí sinh. X 2. Thực chất của mối quan hệ khác loài là quan hệ về dinh dưỡng và nơi ở. X 3. Cây tầm gửi sống bám trên cây chủ là ví dụ về quan hệ hội sinh. X 4. Hải quỳ sống bám trên tôm ở nhờ là ví dụ về mối quan hệ hội sinh X 5. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh X 6. Trong điều kiện cây mọc dày thiếu ánh sáng hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ. X 7. Trùng roi trychomonas sống trong ruột mối là ví dụ về quan hệ kí sinh. X - Gv chiếu sơ đồ về các mối quan hệ ở sinh vật và trình bày sơ đồ : - Học sinh làm việc theo nhóm đánh vào ô đúng/sai các hs khác nhận xét bổ sung - Học sinh quan sát trên màn hình ghi nhớ Giáo viên soạn : Phan Thanh Phương 4 QUAN HỆ GIỮA CÁC SINH VẬT Cộng sinh Hội sinh Cạnh tranh Kí sinh, 1/2 sinh. SV ăn SV khác Hai bên cùng bị hại Đối địchHỗ trợ Hai bên có lợi Một bên lợi, một bên hại 1 bên lợi, 1 bên 0 bị hại Phòng GD & ĐT Huyện Cam Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà Hoạt động của giáo viên Hoạt hộng học sinh - Học bài (phần ghi + sách giáo khoa) và làm bài tập 3,4 / 134 - Chuẩn bị bài mới + Đọc trước nội dung bài thực hành + Chuẩn bị mẫu vật : mỗi bàn hs chuẩn bị sẵn các mẫu lá lấy từ nhiều môi trường khác nhau (mỗi bàn chuẩn bị ít nhất 10 mẫu lá hoặc mẫu lá ép khô) - Học sinh theo dõi ghi nhớ. PHIẾU HỌC TẬP Trong các ví dụ sau quan hệ nào là hổ trợ quan hệ nào là đối địch? Câu 1: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp. …………………………………………………………………………………………… Câu 2: Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. …………………………………………………………………………………………… Câu 3: Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh đồng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. …………………………………………………………………………………………… Câu 4: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu bò. …………………………………………………………………………………………… Câu 5: Địa y sống bám trên cành cây. …………………………………………………………………………………………… Câu 6: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. …………………………………………………………………………………………… Câu 7: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. …………………………………………………………………………………………… Câu 8: Giun đũa sống trong ruột người. …………………………………………………………………………………………… Câu 9: Vi khuẩn sống trong nuốt sần ở rễ cây họ Đậu. (hình 44.3) …………………………………………………………………………………………… Câu 10: Cây nắp ấm bắt côn trùng. …………………………………………………………………………………………… Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hổ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì ? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Giáo viên soạn : Phan Thanh Phương 5 . sai. II/ Quan hệ khác loài: + Hỗ trợ : Cộng sinh; hội sinh Có lợi cho sinh vật (hoặc ít nhất không có hại) + Đối địch: Cạnh tranh; Kí sinh, nửa kí sinh; Sinh vật văn sv khác Một bên lợi Giáo. Nguyễn Trãi – Sinh học 9 2. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? Tại sao ? - Sinh vật hằng. Lâm Trường THCS Nguyễn Trãi – Sinh học 9 T iết 46: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT I/ Mục tiêu bài giảng : 1. Kiến thức : - Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh thái. - Thấy được lợi