1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ Án môn học Đề tài tình huống phá sản của công ty năng lượng enron liên quan Đến các vấn Đề về bê bối gian lận kế toán và tội phạm doanh nghiệp

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Huống Phá Sản Của Công Ty Năng Lượng Enron Liên Quan Đến Các Vấn Đề Về Bê Bối Gian Lận Kế Toán Và Tội Phạm Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Dung, Trần Thị Kim Ngân, Nguyễn Đặng Ánh Nguyệt, Lê Nguyễn Hoàng Trâm
Người hướng dẫn Trần Hoài Nam
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Đồ Án Môn Học
Năm xuất bản K48
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

Vậy big 5 chính thức giảm còn big 4 và để tránh những sự kiện có một không hai đó thì các công ty thuộc nhóm big 4 kiểm toán được thiết lập với chức năng và chi nhánh độc lập trên thế gi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

TÌNH HUỐNG PHÁ SẢN CỦA CÔNG TY NĂNG LƯỢNG ENRON LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ VỀ BÊ BỐI GIAN LẬN KẾ TOÁN

VÀ TỘI PHẠM DOANH NGHIỆP

Học phần: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Nhóm Sinh Viên:

1. NGUYỄN THỊ HẠNH DUNG

2. TRẦN THỊ KIM NGÂN

3. NGUYỄN ĐẶNG ÁNH NGUYỆT

4. LÊ NGUYỄN HOÀNG TRÂM

Chuyên Ngành: KIỂM TOÁN Khóa: K48

Giảng Viên: Trần Hoài Nam

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Giới thiệu về công ty năng lượng 2

3 Tình huống phá sản của công ty 4

4 Nguyên nhân phá sản 5

4.1 Bê bối gian lận kế toán 5

4.1.1 Ghi nhận doanh thu khống 5

4.1.2 “Mark to market”: hoạch toán theo giá thị trường 5

4.1.3 Sử dụng SPVs 6

4.2 Tội phạm doanh nghiệp 6

4.2.1 Mua chuộc công ty kiểm toán Arthur Andersen 6

4.2.2 Thao túng chính trị 7

5 Bài học rút ra 8

5.1 Bài học đến từ nhà đầu tư: 8

5.2 Bài học đến từ những công ty kiểm toán: 8

5.3 Bài học đến từ chính phủ 8

5.4 Bài học đến từ các công ty khác 9

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời chân thành đến Đại học UEH đã đưa bộ môn Tài Chính Doanh Nghiệp vào trong chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên Trần Hoài Nam phụ trách bộ môn Tài Chính Doanh Nghiệp đã truyền đạt những kiến thức quý báu đến cho chúng em suốt thời gian học tập vừa qua Bộ môn Tài chính doanh nghiệp là một phần của môn ngành Tài chính, nghiên cứu về quá trình hình thành và sử dụng các của cải trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu Mục đích tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu là cơ sở quan trọng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại.  Tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung như: Lựa chọn và quyết định đầu tư, xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn, sử dụng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi,

và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp, Vì thế, tài chính doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định, yếu tố then chốt trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Có những kiến thức là vô hạn và sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em mong muốn nhận được những góp ý từ thầy Trần Hoài Nam về bài về bài tiểu luận để nhóm chúng em hoàn thiện hơn

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Trần Hoài Nam, kính chúc thầy có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội càng phát triển, nền kinh tế thị trường càng phức tạp, thông tin kinh tế càng có nguy cơ chứa đựng rủi ro, sai lệch từ đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư Qua nhiều nghiên cứu, một trong những cách hiệu quả nhất để giảm rủi ro thông tin là sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính khi đã được kiểm toán độc lập xác nhận Phương pháp thực hiện này phát huy được tính chuyên môn hóa sâu sắc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tiết kiệm chi phí, đảm bảo độ tin cậy của thông tin Đồng thời gắn chặt trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên với những ý kiến nhận xét kết luận mà họ cung cấp ra thị trường Trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư sử dụng báo cáo được kiểm toán để làm cơ sở ra quyết định đầu tư Vì thế, dịch vụ kiểm toán mang ý nghĩa vô cùng thiết yếu đối với sự phát triển của thị trường nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Nhiều người công tác trong ngành tài chính sẽ biết đến danh xưng Big Four Đó là khái niệm

để chỉ chung bốn hãng kiểm toán, tư vấn thuế tài chính có quy mô lớn nhất là PWC, KPMG, Deloitte và Ernst and Young Khi nghiên cứu kỹ hơn về lịch sử của ngành kiểm toán, có thể thấy trước đó đã từng tồn tại danh xưng “ Big five” lĩnh vực kiểm toán : khởi đầu là 8 công ty với danh tiếng big 8: Arthur Andersen, Coopers & Lybrand, Deloitte, KPMG, Haskins & Sells, Touche Ross, Ernst & Whinney và Arthur Young & Co, Price Waterhouse Cho đến năm 1989 thì Ernst & Young được tạo nên nhờ sự kết hợp giữa Ernst & Whinney và Arthur Young & Co; Deloitte Touche là kết quả của cuộc sáp nhập từ Deloitte, Haskins & Sells và Touche Ross Hai sự kiện này đánh dấu sự chuyển mình từ big 8 còn big 6 Sau đó, big 6 giảm còn big 5 khi Coopers & Lybrand đã sát nhập với Price Waterhouse tạo thành PriceWaterhouseCoopers (PwC) năm 1998

Khoảng 4 năm sau, ngành tài chính quốc tế được chứng kiến một sự kiện lớn nhất lịch sử với

sự kiện Enron gian lận về tài chính và đánh mất niềm tin với khách hàng toàn cầu Từ đó, hàng loạt những sai lầm được phát hiện do xuất phát từ sự thông đồng của Arthur Anderson và công

ty kiểm toán này chính thức phá sản Vậy big 5 chính thức giảm còn big 4 và để tránh những

sự kiện có một không hai đó thì các công ty thuộc nhóm big 4 kiểm toán được thiết lập với chức năng và chi nhánh độc lập trên thế giới và phát triển đến ngày nay Là sinh viên chuyên ngành Kiểm toán nên vấn đề này đã kích thích tính tò mò của chúng em và đây cũng là một trong những lý do nhóm em chọn đề tài này

Có thể thấy sự kiện công ty Enron gian lận về tài chính và đánh mất niềm tin với khách hàng toàn cầu với sự thông đồng của Arthur Anderson đã có tác động vô cùng lớn trong lịch sử của ngành tài chính quốc tế và để lại nhiều bài học đến tận sau này Sự sụp đổ có thể nói gây chấn động của Enron đã ảnh hưởng đến hàng nghìn nhân viên và làm rung chuyển đến từng ngóc ngách của Phố Wall. Cho đến ngày nay, câu hỏi làm thế nào mà một doanh nghiệp hùng mạnh như vậy - vào thời điểm đó họ là một trong những công ty lớn nhất Hoa Kỳ - lại tan rã gần như chỉ sau một đêm vẫn gây thắc mắc cho rất nhiều người Không chỉ thế làm thế nào mà ban lãnh đạo của họ có thể đánh lừa các cơ quan quản lý suốt bấy lâu bằng các khoản nắm giữ giả mạo

và hạch toán để ngoài sổ sách cũng là một dấu hỏi lớn Để có câu trả lời cho những thắc mắc đó nhóm chúng em đã vận dụng kiến thức môn tài chính doanh nghiệp, phân tích chi tiết hơn về “ tình huống phá sản của công ty năng lượng Enron năm 2001 liên quan đến các vấn đề bê bối gian lận kế toán và tội phạm doanh nghiệp” trong bài tiểu luận môn tài chính doanh nghiệp

2 Giới thiệu về công ty năng lượng

Vào năm 1985, Enron được thành lập với sự hợp nhất giữa 2 công ty :Houston Natural Gas Co (ra đời năm 1940- một công ty chuyên về khí đốt tự nhiên ) và Omaha, InterNorth Inc.(thành lập năm 1931- một công ty năng lượng có danh tiếng thời bấy giờ) có trụ sở tại Neb Theo như

Trang 5

kế hoạch trước đó, giám đốc của InterNorth sẽ lãnh đạo mọi hoạt động của hai văn phòng, nhưng Kenneth Lay - người từng giữ chức vị giám đốc điều hành của Houston Natural Gas đã thương thảo và sau đó nắm quyền, trở thành Chủ tịch kiêm CEO của Enron Lúc này, Enron vẫn thuần là một doanh nghiệp sản xuất cung cấp và phân phối khí ga tự nhiên và điện Một trong những bước ngoặt lớn của Enron chính là việc thành lập Gas Bank - một ý tưởng táo bạo của Skilling - cố vấn của công ty, với tham vọng muốn biến công ty từ đơn thuần là một công ty năng lượng dần trở thành một tổ chức tài chính với những chính sách phát triển mang tính đổi mới cao Chỉ trong một vài năm, Enron từ một công ty buôn bán năng lượng cơ bản trở thành một tổ chức tài chính buôn bán các hợp đồng năng lượng phức tạp Không dừng lại

ở đó, với tầm nhìn xa và tư duy đỉnh cao nắm bắt được cơ hội phát triển của Lay và Skilling, đưa Enron theo đuổi chiến lược đa dạng hóa Enron sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các đường ống dẫn khí, các nhà máy điện, các nhà máy bột giấy và giấy, các nhà máy nước, cùng với nhiều loại hình dịch vụ trên toàn cầu Enron cũng kiếm thêm doanh thu bằng cách mua bán những hợp đồng trong cùng mảng sản phẩm và dịch vụ mà công ty có tham gia

Công ty khai trương website giao dịch EnronOnline để quản trị tốt hơn việc kinh doanh giao dịch các hợp đồng Đây một trang web giao dịch điện tử tập trung vào hàng hóa, hỗ trợ cho hoạt động mua vào và bán ra của công ty Enron lúc này là trung gian giữa bên mua và bên bán,

là đối tác của mọi giao dịch trên EnronOnline, có thể là người mua hoặc người bán Để có thể tạo được lòng tin, lôi kéo người tham gia và các đối tác thương mại, Enron đã đưa ra danh tiếng, tín dụng, báo cáo tài chính và chuyên môn của mình trong lĩnh vực năng lượng

Có thể thấy, với tầm nhìn xa của nhà lãnh đạo và sự ra đời của những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, Enron đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng Một vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển, công ty đã chuyển đổi phương pháp kế toán sang “Mark to market” (phương pháp hạch toán theo giá thị trường) thay vì sử dụng phương pháp cũ là kế toán chi phí lịch sử truyền thống Công ty này đã nhận được sự chấp thuận chính thức của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào năm 1992 “Mark to market”

là một thước đo giá trị hợp lý của các tài khoản có thể thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như tài sản và nợ phải trả “Mark to market” nhằm mục đích cung cấp đánh giá thực tế về tình hình tài chính hiện tại của một tổ chức hoặc công ty và đây là một phương thức hợp pháp và được sử dụng rộng rãi.” Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phương pháp này có thể bị thao túng, vì

“Mark to market” không dựa trên chi phí "thực tế" mà dựa trên "giá trị hợp lý" nên trở nên khó xác định hơn Có thể nói, “Mark to market” là khởi đầu cho Enron vì phương pháp này cho phép tổ chức ghi lợi nhuận ước tính là lợi nhuận thực tế

Với sự phát triển không ngừng đó, thị trường chứng khoán kỳ vọng nhiều vào triển vọng tương lai của Enron Công ty phát triển không ngừng, giá cổ phiếu Enron tăng lên nhanh chóng , từ đầu năm 1990 đến cuối năm 1998 đã tăng nhảy vọt lên đến 311%, con số này vượt trội hơn hẳn khi so với tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số S&P 500 Trong khoảng thời gian vỏn vẹn

10 năm (từ 12/1991 đến 12/2001) cổ phiếu Enron tăng không ngừng, lần lượt chạm mốc 83,13USD/cổ phiếu và vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6 lần giá trị sổ sách Đến năm 2000, các con số không ngừng tăng, vốn hóa thị trường của công ty chạm mốc 70 tỷ đô, cổ phiếu Enron được định giá tăng “điên rồ” với mốc 90,75$/ cố phiếu Theo các nghiên cứu lúc bấy giờ, giá cổ phiếu Enron được cho là gấp đôi, thậm chí là gấp ba lần so với các công ty cùng ngành Sự phiển triển đó đã đưa Enron lên vị trí thứ 7 trong top các công ty đại chúng lớn nhất lúc bấy giờ Thêm vào đó, một trong những

Trang 6

thành tựu lớn, Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí Fortune đánh giá là “Công

ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ”

3 Tình huống phá sản của công ty

Việc những báo cáo tài chính của công ty Enron được báo cáo lên với những con số vượt bậc, đã đạt được lòng tin của những nhà đầu tư Khiến dòng tiền đổ vào công ty Enron ngày càng nhiều, sự tăng trưởng về cổ phiếu cũng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư khi chính cổ phiếu công ty được dùng để đảm bảo cho khoản đầu tư của họ Đó là một thủ thuật khiến cho Enron được mệnh danh là công ty sáng tạo lớn nhất nước Mỹ thời điểm hiện tại

Sau khi bong bóng Dotcom sụp đổ, các công ty hào nhoáng bên ngoài bị bộc lộ bản chất bên trong khi không có gì gọi là nền tảng Dẫn đến tâm lí các nhà đầu tư lo sợ, và bắt đầu thật sự tìm hiểu về công ty mình đang đầu

tư liệu có đang kinh doanh như đúng bản chất của họ

Phát súng đầu tiên đánh vào Enron khi phóng viên Bethany Mclean, người chuyên viết về công ty chỉ hào nhoáng bên ngoài nhưng khả năng sắp tới

họ có thể gặp vấn đề và khuyên dư luận hãy nên bán những cố phiếu đó đi

để ăn lãi Sau khi phỏng vấn công ty Enron bà đã có bài báo: “Có phải Enron đã được định giá hơi cao không?” đăng vào tháng 3 năm 2001 Khiến cho sự hoài nghi của cộng đồng đẩy lên rất mạnh

Theo thông tin được cung cấp “Các cổ đông của Enron đã để đơn kiện 40

tỷ đô sau khi giá cổ phiếu của công ty, từ mức 90,75 đô la Mỹ/ cổ phiếu vào giữa năm 2000, giảm mạnh xuống dưới 1 đô la vào cuối tháng 11 năm

2001 Ủy ban chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã mở một cuộc điều tra, và đối thủ cạnh tranh của Houston – Dynegy đã đề nghị mua công

ty với giá rất thấp Tuy nhiên thỏa thuận thất bại, Enron đã nộp đơn xin phá sản theo Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 12 năm 2001 Khối tài sản trị giá 63,4 tỷ đô la Mỹ của Enron khiến nó trở thành vụ phá sản doanh nghiệp lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ năm đó.”

Các đối tác và nhà đầu tư của Enron lúc này đã hủy liên hệ với nó khiến Enron đối mặt với nhiều sự cố Công ty buộc phải tuyên bố phá sản và lập

kế hoạch trả nợ Các tính toán ban đầu chỉ ra rằng Enron nợ các chủ nợ khoảng 18,7 tỷ USD Ước tính đã được thay đổi thành khoảng 23 tỷ đô trong một ngày

Không khó để biết sau khi tuyên bố phá sản Enron sẽ bị kiện bởi các nhà đầu tư Lý do là bởi sự lừa dối của Enron đã khiến họ mất hàng tỷ đô la Thật không may, phải mất nhiều năm tòa án mới quyết định được mức bồi thường cho các cổ đông và nhà đầu tư Tòa án đã cấp 7,2 tỷ USD vào năm

2008 để chia cho 1,5 triệu nhà đầu tư mua cổ phiếu trong khoảng thời gian

từ ngày 9 tháng 9 năm 1997 đến ngày 2 tháng 12 năm 2001, theo như các nhà điều tra cho biết, tương ứng với thời gian của các hoạt động gian lận Jeffrey Skilling và Kenneth Lay, đã từ anh hùng trở thành “kẻ nói dối và lừa đảo vĩ đại”, phóng đại tình trạng của công ty và đẩy công việc kinh doanh

Trang 7

của công ty vào tình thế nguy hiểm không có khả năng thanh toán Hậu quả là 20.000 nhân viên bị mất việc làm, nhiều người trong số họ đã mất tiền tiết kiệm sau khi đầu tư vào công ty, khiến các nhà đấu tư thiệt hại hàng tỷ đô la

4 Nguyên nhân phá sản

4.1 Bê bối gian lận kế toán

4.1.1 Ghi nhận doanh thu khống

Công ty Enron nhận môi giới cho các tổ chức và thay vì ghi nhận doanh thu trên phần lợi ích nhận được thì họ lại ghi nhận doanh thu là tổng doanh thu của cả dự án Lấy ví dụ dự án nếu được bán thông qua Enron là 500 triệu

đô và Enron sẽ nhận được 2,5 triệu đô nếu bán được, tiếp đó thay vì chỉ ghi nhận 2,5 triệu đô vào doanh thu thì công ty này lại ghi nhận 500 triệu đô là doanh thu Điều này làm cho doanh thu của công ty được độn lên một cách nhanh chóng, cụ thể là doanh thu năm 2000 là 100,789 tỷ đô và doanh thu năm 1991 là 5,563 tỷ đô Nghĩa là doanh thu công ty tăng 18 lần chỉ sau 9 năm Kéo theo đó là thu nhập ròng của Enron cũng tăng một cách đều đặn, dòng tiền hoạt động của công ty cũng tăng đột biến lên tới 4,8 tỷ đô vào năm 2000

Sự tăng trưởng nhanh chóng này đã giúp công ty đánh lừa được các nhà đầu tư Họ chấp nhận rót tiền vào Enron và điều này đã đẩy giá cổ phiếu của công ty lên tới 90,75 đô vào ngày 23/8/2000 Vốn hóa thị trường hay tổng giá trị thị trường của toàn bộ số cổ phiếu mà công ty phát hành được tính theo giá trị tiền đô ở một thời điểm là 70 tỷ đô đưa Enron lên vị trí thứ

7 trong những công ty đại chúng lớn nhất lúc bấy giờ

Tỷ số giá trên thu nhập (P/E ratio) của công ty là vô cùng cao (tăng 67 lần vào tháng 5/2001), P/E cao giúp cho công ty dễ dàng đánh lừa các nhà đầu

tư là nó rất có triển vọng phát triển trong tương lai và nhà đầu tư nên chọn

cổ phiếu của công ty này để đầu tư Không quá khó đoán khi các nhà đầu

tư chấp nhận bỏ ra số tiền lớn hơn rất nhiều để mua cổ phiếu công ty hay nói cách khác là Enron đã thành công đánh lừa công chúng

4.1.2 “Mark to market”: hạch toán theo giá thị trường

“Mark to market” là một phương pháp đo lường giá trị hợp lí của các tài khoản có thể dao động theo thời gian Ở Enron, công ty ghi nhận doanh thu là giá trị của dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại, nghĩa là công ty đã ghi nhận doanh thu ngay khi hợp đồng dài hạn này được kí Tuy nhiên ai trong chúng ta cũng hiểu rằng việc dự đoán chính xác giá trị dòng tiền vào tương lai là không thể do đó việc dự đoán này thể hiện cái nhìn quá lạc quan của công ty

Rõ ràng hơn là nếu trong tương lai giá trị của dự án bị giảm mạnh thì phần lỗ này sẽ do Enron chịu hoàn toàn Điều này thực sự đã xảy ra và đem đến cho công ty một khoản nợ lớn

Việc khống doanh thu kéo theo lợi nhuận công ty trong báo cáo tài chính tăng vọt “Phóng lao phải theo lao”, Enron phải tiếp tục thực hiện các dự án tương tự trong nhiều năm tới để tạo niềm tin cho các nhà đầu tư Đồng nghĩa với việc khoản nợ của công ty ngày càng lớn

Để hiểu hơn về lỗ hổng trong cách ghi nhận doanh thu theo Mark to Market của Enron chúng

ta có thể xem xét một trong như dự án của Enron, đó là dịch vụ streaming phim giữa Enron và

Trang 8

Blockbuster Dự án này đã được nhân viên phân tích thị trường của Enron đã tính toán doanh thu mà dự án này có thể đạt được là 110 triệu đô Chú ý ở đây mới dừng ở mức độ “có thể”, không có bất cứ chắc chắn nào khi mọi thứ chỉ dừng ở phân tích hay dự đoán Thế nhưng Enron lại lập tức ghi nhận doanh thu dự đoán này vào báo cáo Vậy thực tế có như phân tích? Câu trả lời là hoàn toàn không, dự án này là bất khả thi vào thời điểm lúc bấy giờ Bởi các công

ty sản xuất thì không quá hứng thú với dự án này, công nghệ còn quá mới để đại người dân có thể thuê và xem phim trực tiếp trên tivi thông qua Internet, bên cung cấp đường truyền cáp quang cũng không chịu hợp tác Tất cả điều đó đã khiến doanh thu của dự án này là vô cùng nhỏ Hay nói cách khác dự án này đã đem đến cho Enron một khoản lỗ đúng bằng tất cả chi phí

mà công ty bỏ ra cho dự án này do hoàn toàn không nhận được lượng doanh thu như dự đoán

4.1.3 Sử dụng SPVs

Nếu như việc áp dụng “Mark to market” làm công ty tăng nợ thì điều thú vị mà công ty này làm

để biến nợ thành lãi sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ Cách mà Enron sử dụng đó là chứng khoán hóa Nghĩa là CFO của công ty đã biến các hợp đồng vô lý ở trên thành chứng khoán có giá trị Cách mà CFO sử dụng là công ty Enron sẽ thành lập ra các công ty con hay các công ty sân sau (SPVs), tiếp đó Enron sẽ bán tài sản xấu cho các công ty này Vậy SPVs lấy tiền ở đâu

ra để mua đống tài sản xấu đó, SPVs này sẽ phát hành ra những trái phiếu đảm bảo để bán cho các nhà đầu tư Sau đó Enron thu được tiền từ những giao dịch này Việc này làm cho các nhà đầu tư khi nhìn vào báo cáo tài chính sẽ thấy Enron đang giảm nợ, công ty ghi nhận dòng tiền này vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và còn giúp công ty tăng vốn cố phần khi công ty dùng tiền này để mua chính cổ phần của công ty Enron với cách làm này đã tạo ra 3000 SPVs

để giấu lỗ, mỗi quý trôi qua hàng tỷ đô nợ xấu lại được công ty ngụy trang thành tài sản Nhìn thoáng qua thì chẳng có lý do gì để các nhà đầu tư chấp nhận rót tiền để gián tiếp mua số tài sản xấu này Tuy nhiên nếu tài sản mà các SPVs dùng để đảm bảo ở đây chính là cổ phiếu của công ty Enron thì dưới góc nhìn của các nhà đầu tư là vô cùng có lợi khi đọc được những con số mà Enron khống lên Chắc hẳn ai cũng nhận ra điều nghịch lý ở đây, các nhà đầu tư đang mua trái phiếu được đảm bảo từ cổ phiếu Enron mà tiền thu được khi bán trái phiếu này lại dùng để mua chính tài sản công ty đó Rõ ràng giá trị của cổ phiếu thì không phải lúc nào cũng giữ được giá hay tăng giá Tuy nhiên với hàng loạt các chiêu trò đã đánh lừa được các nhà đầu tư và giúp cổ phiếu của công ty tăng vọt

Không chỉ thế các SPV này còn mua cổ phiếu của nhau hay mua cổ phiếu của công ty mẹ Thật

vô lý khi các khoản tiền có thể coi là lưu chuyển nội bộ này lại được ghi nhận vào doanh thu của công ty Tiếp tục khống doanh thu, giảm nợ

4.2 Tội phạm doanh nghiệp

4.2.1 Mua chuộc công ty kiểm toán Arthur Andersen.

Thủ đoạn “làm đẹp” báo cáo tài chính của Enron bằng khai khống doanh thu từ những hợp đồng ma, hay lợi dụng lỗ hỏng trong luật pháp để tạo ra các công ty con nhằm che giấu hàng tỷ USD thua lỗ và nợ nần sẽ rất khó để thành công nếu không có sự bảo kê của ông lớn Arthur Andersen Là một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thời bấy giờ của Mỹ, mặc dù đã ký hợp đồng tư vấn cho Enron nhưng Andersen lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron là hợp lý Trong phi vụ này, chi phí tư vấn và kiểm toán mà Andersen nhận được lên tới 52 triệu USD Trong đó chi phí kiểm toán là 25 triệu USD và phí tư vấn là 27 triệu USD Số tiền khổng lồ đã làm mờ mắt các nhân viên kiểm toán và họ đã bỏ qua các nguyên tắc và tiêu chuẩn kiểm toán Tại đây, Arthur Andersen đã xảy ra xung đột giữa mục tiêu kinh tế và đạo đức nghề nghiệp Ngoài ra Andersen còn tham gia vào việc tìm kiếm đối tác

Trang 9

cho Enron với vị thế và danh tiếng của Arthur Andersen, các nhà đầu tư vẫn được khuyên mua

cổ phiếu của Enron

Tới tháng 10 năm 2001, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) thông báo bắt đầu điều tra Enron Trước sự phá sản của Enron, giám đốc điều hành Andersen đã bị chất vấn trước Quốc hội Trong quá trình điều tra, David Ducan – kiểm toán viên trưởng của Enron đã chỉ thị cho nhóm kiểm toán tại Enron tiêu hủy các tài liệu có liên quan nhằm cản trở cuộc điều tra Đến năm

2002, Ducan với tội danh “cản trở cuộc điều tra” ông đã quyết định hợp tác với hệ thống tư pháp để có thể nhận được mức án nhẹ hơn Danh tiếng Arthur Andersen bị sụp đổ và bị cắn xé không thương tiếc KPMG, đã thu nạp 23 chi nhánh của Andersen ngoài nước Mỹ với giá 284 triệu USD, một hãng kiểm toán khác là Ernst & Young đã thu hút được những khách hàng và chuyên gia của Andersen ở Mỹ Nhiều giám đốc điều hành tại Enron đã bị truy tố nhiều tội danh và bị kết án tù

4.2.2 Thao túng chính trị.

Đối với việc Enron mua chuộc năng lượng, thao túng chính trị nhằm đẩy giá điện lên đỉnh điểm, vắt kiệt đồng tiền của người dân California Nhiều người đặt ra câu hỏi “tại sao” chính phủ Mỹ không ngăn chặn việc làm của Enron Khó có thể kết luận rằng Enron không có mối liên hệ đến chính phủ Mỹ Trong đó phải kể đến Tổng thống Geogre W Bush, ông có mối liên

hệ gần gũi với Kenneth Lay, hai người là bạn thân trong nhiều năm Ủy ban bầu cử liên bang cho biết Bush đã nhận gần 114.000 USD từ Enron trong chiến dịch tranh cử Mặc dù tại thời điểm đó Thống đốc bang đã chỉ trích rằng chính phủ Mỹ phải xử lý ngay lập tức Nhưng Tổng thống Bush cho rằng việc này nhà nước không nên động tay vào Người đắc cử vị trí Tổng thống tiếp theo là Bill Clinton, ông cũng có mối liên hệ chặt chẽ với những nhân viên cấp cao của tập đoàn Enron Tuy nhiên trước thềm phá sản, các nhân vật chính phủ có mối quan hệ với Enron đều phủ nhận có liên quan đến sự sụp đổ này

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Enron đã xây dựng mối quan hệ và nhận được sự giúp đỡ

từ Nhà Trắng và FERC (Ủy ban điều phối năng lương liên bang) Năm 2001, ủy ban của thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện Texas đã chuẩn thuận một điều khoản quan trọng có nội dung miễn trừ điều tra liên bang vài hoạt động mua bán năng lượng của Enron Điều này nhằm bày tỏ, công ty không chỉ có mối quan hệ với Cộng Hòa mà cả Dân chủ Tổng số tiền mà Enron

đã đóng góp cho các ứng viên tổng thống và quốc hội từ năm 1995 đến 2000 lên đến 4,4 triệu USD Có tới 71 trong 100 thượng nghị sĩ hiện tại đều nhận tiền của Enron

Trước khi đệ đơn bảo hộ phá sản, Enron đã có liên hệ với bộ trưởng Ngân khố Paul H.O’Neill, Phó tổng thống Dick Cheney, Bộ trưởng Thương mại Donald L.Evens Điều này làm dấy lên nghi vấn rằng Nhà Trắng biết trước sự sụp đổ của Enron nhưng không hành động gì để bảo vệ các nhân viên và cổ đông vô tội Trước khi sụp đổ, các gương mặt lớn đã kịp thời bán đi các cổ phiếu và rút được khoản tiền khổng lồ trước khi công ty phá sản Trong khi đó các nhân viên Enron được trả công bằng cổ phiếu trong nhiều năm và những hứa hẹn vô cùng hấp dẫn với ràng buộc không được bán đi Chính điều này làm cho vô số nhân viên công ty và các cổ đông

đã mất trắng khoản tiền mà họ đã tích cóp trong thời gian dài

Đối mặt với hành vi tội lỗi mà mình gây ra, Kenneth Lay đã lên cơn đau tim và đột tử tại căn biệt thự cá nhân của mình trước khi bị kết án 3 tháng Skilling bị cáo buộc với 35 tội trạng nhưng ông không nhận tội nào Cuối cùng ông nhận bản án 24 năm 4 tháng tù nhưng lại được thả tù sớm sau 12 năm Về phần Andrew Fastow, Phó giám đốc tài chính của Enron bị phát hiện đã có hành động rửa tiền và đút túi hàng trăm triệu đô từ các SPV mà ông làm chủ, Skilling biết rõ mọi chuyện Andrew Fastow làm nhưng không lên tiếng vì sợ bại lộ chuyện

Trang 10

thành lập các SPV của Enron Ông bị cáo buộc 78 tội danh nhưng chỉ thú nhận 2 tội và nhận án phạt 10 năm, thực tế ông đã được thả sau 6 năm Vợ của Andrew là nhân viên kho bạc của Enron sau đó đã nhận tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, rửa tiền và bị phạt tù trong

1 năm Nhiều người phẫn nộ khi một vụ án chấn động nền kinh tế thế giới, làm hàng trăm ngàn người mất việc và hàng triệu người mất tiền nhưng những người đứng đằng sau phi vụ lừa đảo

ấy chỉ nhận án tù chỉ vài năm Về phần hãng kiểm toán Arthur Andersen, ngày 15/06/2002 công ty bị kết luận phạm tội, bị tuyên phạt 500.000 USD và rút giấy phép làm kiểm toán

5 Bài học rút ra

Việc sụp đổ của Enron đã ảnh hưởng rất lớn, thậm chí có thể gọi chấn động cả nền kinh tế Hoa Kỳ thời điểm bấy giờ Không chỉ riêng các công ty khác, các nhà đầu tư, các công ty kiểm toán hay chỉnh cả chính phủ cũng rút ra được những bài học cho riêng mình từ vụ sụp đổ thế kỉ này Đứng trên phương diện phân tích từng khía cạnh, bài học rút ra sẽ được cụ thể hóa được từng đối tượng

5.1 Bài học đến từ nhà đầu tư:

Đầu tiên, khi là một nhà đầu tư số tiền bỏ ra không nên dồn quá nhiều vào một cổ phiếu duy nhất trong doanh mục đầu tư Bởi vì không thể biết được rằng câu chuyện của công ty đó có thật sự đúng như những gì công ty vẽ ra không Và mối đe dọa về sự đảo chiều mà mình không bao giờ có thể lường trước được, có thể sẽ “xóa sổ” tài khoản khi bỏ quá nhiều tiền đầu tư vào

Tiếp theo, khi đầu tư vào công ty mình là nhân viên cũng phải thận trọng khi mua cổ phiếu từ ông chủ của mình Công ty mình làm viên nên mình sẽ hiểu rõ được nó và giúp bản thân cảm thấy an tâm khi mua hơn Nhưng phải suy nghĩ đến trường hợp rằng nếu công ty có trục trặc thì không nguồn tiền trong hạng mục đầu tư bị ảnh hưởng mà còn liên quan đến nguồn thu nhập của bản thân mình

Cuối cùng, việc đầu tư của bạn không chỉ nên quan tâm mỗi việc cổ phiếu tăng giá cao hơn và sinh lời là được Mà phải hiểu rõ được việc kinh doanh của công ty đang diễn ra như thế nào, bởi vì việc cổ phiếu tăng giá cao hơn chỉ là đang trong thời gian gần Việc không hiểu rõ có thể khiến nhà đầu tư

sẽ bị tổn thương trước những thay đổi cơ bản của việc kinh doanh mà công

ty đang vận hạnh Nợ, chứng khoán phát sinh phức tạp và sự quản lý là những thứ cần tìm hiểu kĩ để đảm bảo về tính trung thực và toàn vẹn của

5.2 Bài học đến từ những công ty kiểm toán:

Mối liên hệ của công ty Arthur Andersen và Enron vô cùng mất thiết dẫn đến vụ gian lận này đã kiến chao đảo giới kiểm toán Nhưng cũng nhờ vậy giúp cho các công ty lưu ý hơn về vấn đề kiểm kê sổ sách, kê khai các hoạt động kinh doanh Những báo cáo đã qua kiểm toán được các nhà đầu tư sử dụng để làm cơ sở đưa ra quyết định có nên đầu tư vào hạng mục của công

ty này hay không? Nên vai trò của dịch vụ kiểm toán vô cùng thiết yếu đối

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w