Cầnxemlạicáchgiáodục Nếu quy kết cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì tôi e rằng chúng ta đã không nhìn thấy được căn nguyên của sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong xã hội hôm nay. Đồng tiền hay nền kinh tế thị trường không phải là căn nguyên của vấn đề mà cái gốc là nền giáodục hiện nay của chúng ta hình như đang đi chệch mục tiêu vốn có của nó nên đã không cung cấp cho xã hội những con người phát triển toàn diện và cân bằng như mong đợi. Quả vậy, ai trong chúng ta cũng có cảm giác rằng có vẻ như nền giáodục của chúng ta chỉ được thiết kế chủ yếu nhằm vào việc truyền thụ các kiến thức, các kỹ năng phục vụ cho việc kiếm tiền của con người (chúng ta hay nói giáodục để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế) chứ không phải là đào tạo nhân cách con người, trong khi lẽ ra mục tiêu của nền giáodục đó là phải đào tạo các cá nhân thành những con người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn các kỹ năng tư duy, kỹ năng nghề nghiệp để sống trong xã hội. Một nền giáodục chỉ đặt nặng việc trang bị nh ững yếu tố thực d ụng mà ta quen gọi là các kỹ năng nghề nghiệp mà không trang bị những kỹ năng sống thì chắc chắn sẽ tạo ra những con người thực dụng mà thôi và do đó, nếu họ chỉ chú tâm tìm mọi cách để thỏa mãn các nhu cầu thực dụng mà không quan tâm làm giàu nhân cách thì cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Một nền giáodục chỉ đặt nặng mục tiêu giúp cá nhân làm giàu về vật chất, tức kiếm được nhiều tiền, thì đồng tiền sẽ trở thành mục tiêu tối thượng, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người là điều hoàn toàn hợp lý. Chúng ta hãy nhìn vào các trường đại học hiện nay xem, các ngành khoa học xã hội - nhân văn có đư ợc xem ra gì đâu , trong khi lại đua nhau mở các ngành thời thượng, làm makerting theo ki ểu ra trường sẽ có việc làm và có thu nh ập cao thì làm sao đòi hỏi cá nhân làm giàu nhân cách của mình được? Các môn học về đạo đức, về giáodục nhân cách lối sống trong trường phổ thông hiện nay có được xem trọng bằng toán, lý, hóa hay ngoại ngữ không? Chắc chắn là không và cha mẹ cũng chỉ cho con cái học thêm các môn thực dụng đó, chứ có ai cho con mình đi học hay tham gia vào các hoạt động giúp hoàn thiện nhân cách đâu. Truyền thông đại chúng chủ yếu ca ngợi những con người thành đạt về vật chất chứ rất ít ca ngợi những con người sống tốt, sống đẹp nên đã làm cho mọi ngư ời nhập tâm rằng phải thành đạt về khía cạnh vật chất mới là đáng kể. Và những cá nhân được đào tạo như vậy nên khi vào đời họ sẽ nhìn mọi thứ dưới thước đo của vật chất nói chung và tiền bạc nói riêng là điều quá dễ hiểu. Có thể nói rằng, chính nền giáodục đã làm cho đồng tiền trở thành ông chủ chứ không phải do lỗi của các cá nhân. Đừng đổ lỗi cho đồng tiền vì nó chẳng biết gì c ả , nó c ũng không đấu tranh để được làm ông chủ mà chính xã hội đã phong cho nó như thế. . Cần xem lại cách giáo dục Nếu quy kết cho đồng tiền là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thì tôi e rằng chúng. làm sao đòi hỏi cá nhân làm giàu nhân cách của mình được? Các môn học về đạo đức, về giáo dục nhân cách lối sống trong trường phổ thông hiện nay có được xem trọng bằng toán, lý, hóa hay ngoại. chứ không phải là đào tạo nhân cách con người, trong khi lẽ ra mục tiêu của nền giáo dục đó là phải đào tạo các cá nhân thành những con người hoàn thiện cả về nhân cách lẫn các kỹ năng tư duy,