Hai phương thuốc tên “long” pps

4 148 0
Hai phương thuốc tên “long” pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hai phương thuốc tên “long” Theo học thuyết Ngũ hành, năm Nhâm Thìn được quy tụ của Thiên can là hành Mộc, thuộc phạm trù Nhâm và Địa chi là hành Thổ, thuộc phạm trù Thìn. Theo y học cổ truyền, các tạng, phủ trong cơ thể luôn có sự liên hệ gắn bó mật thiết với Ngũ hành. Tạng can, phủ đởm có quan hệ với hành Mộc, tạng tỳ, phủ vị có quan hệ với hành Thổ. Năm Nhâm Thìn nên lưu ý các bệnh tật ảnh hưởng đến các tạng, phủ, như can, đởm và tỳ vị. (Rễ cây long đởm) Gan là một tạng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, có chức năng tàng huyết, chủ việc sơ tiết (men, mật), chủ cân (gân)…; còn có chức năng giải độc cho cơ thể. Vào những ngày đầu xuân vui vẻ, đón mừng năm mới, hiện tượng “chén chú chén anh” là không tránh khỏi, tất nhiên ảnh hưởng đến chức năng của gan. Mặt khác vào các tháng giao thời cuối xuân đầu hè, thời tiết nóng ẩm, dễ nảy sinh các yếu tố ngoại lai gây bệnh cho gan. Bài viết này xin giới thiệu 2 phương thuốc điển hình mang tên “long = rồng”, dùng để trị các chứng bệnh của can, đởm (thuộc Nhâm) và các chứng bệnh của tỳ, vị (thuộc Thìn). Phương “Long đởm tả can thang” là phương thuốc cổ truyền có giá trị phòng trị bệnh gan, mật, đã được y học Đông phương sử dụng từ lâu đời, cho hiệu quả tốt. Tên của phương thuốc đã gợi cho ta một ấn tượng đầu tiên về hình ảnh của con “rồng = long”, ở đây là “long đởm = mật rồng”, gồm có: long đởm 18g, chi tử 12g, mộc thông 12g, đương quy 10g, sài hồ 12g, hoàng cầm 12g, trạch tả 12g, xa tiền tử 6g, sinh địa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trước bữa ăn. Có thể bào chế dưới dạng thuốc hoàn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g. Khi uống cần kiêng mỡ, rượu. Phương thuốc này được sử dụng trị các chứng thực hỏa ở can đởm, đau đầu, mắt đỏ, đau sườn ngực, đau vùng gan, miệng đắng, tai ù, sưng tai; hoặc các chứng can đởm thấp nhiệt, viêm gan, viêm túi mật, vàng da, men gan tăng, kém ăn do chức năng gan mật giảm sút; hoặc các chứng thấp nhiệt ở hạ tiêu, âm vật ngứa, sưng đau, ra mồ hôi, tiểu đục, tiểu khó, khí hư bạch đới của phụ nữ. Trường hợp ngứa lở hạ tiêu, có thể dùng nước sắc lần cuối của thang thuốc làm nước rửa. Lưu ý: Thang thuốc có nhiều vị gây đắng như long đởm, hoàng cầm, chi tử nên không uống liên tục trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của tỳ, vị. Chỉ nên mỗi liệu trình 3 – 4 tuần lễ. Tạm ngừng ít ngày rồi có thể uống tiếp. Phương “Nhị long ẩm” trị các chứng gây tổn thương do tỳ, vị thuộc hành Thổ. Theo Đông y, tạng tỳ có chức năng ích khí và sinh huyết. Nếu chức năng này bị suy yếu sẽ dẫn đến khả năng tạo ra năng lượng và tạo huyết dịch cho cơ thể bị hạn chế gây tiêu hóa kém, ăn uống kém, dẫn đến thiếu máu, da xanh, gầy, háo khát, đại tiện táo kết, môi khô, miệng lở, da khô, sắc mặt vàng vọt, phụ nữ kinh huyết kém. “Nhị long” là hai vị thuốc cao ban long 32g và long nhãn 32g. Long nhãn sắc lấy độ 1 bát nước, nhân lúc còn nóng thái cao ban long vào, quấy đều cho tan, uống khi còn ấm. Dùng 2-3 lần/tuần. Một liệu trình có thể kéo dài 3 – 4 tuần lễ. Cao ban long được bào chế từ sừng con hươu, nai đực có tác dụng bổ huyết, bổ phế, cố thận, thêm tinh. Long nhãn là cùi của quả cây nhãn sấy khô. Long nhãn có vị ngọt, tác dụng bổ huyết, an thần, ích trí, kiện tỳ, vị. Như vậy cả hai vị thuốc trong phương đều là những vị thuốc bổ huyết quý giá. “Nhị long ẩm” được dùng trong các trường hợp mất ngủ, lo nghĩ quá nhiều làm tổn thương đến tỳ, vị. . 2 phương thuốc điển hình mang tên “long = rồng”, dùng để trị các chứng bệnh của can, đởm (thuộc Nhâm) và các chứng bệnh của tỳ, vị (thuộc Thìn). Phương “Long đởm tả can thang” là phương thuốc. Hai phương thuốc tên “long” Theo học thuyết Ngũ hành, năm Nhâm Thìn được quy tụ của Thiên can là hành Mộc,. cổ truyền có giá trị phòng trị bệnh gan, mật, đã được y học Đông phương sử dụng từ lâu đời, cho hiệu quả tốt. Tên của phương thuốc đã gợi cho ta một ấn tượng đầu tiên về hình ảnh của con “rồng

Ngày đăng: 29/06/2014, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan