1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng bài tập năng lực hóa học theo tiếp cận pisa cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ Đề “dẫn xuất halogen alcohol phenol và polymer”

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 3 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMLÊ THỊ HÀ TRANG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NĂNG LỰC HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DẪN XUẤT HALO

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HÀ TRANG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NĂNG LỰC HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DẪN XUẤT HALOGEN -

ALCOHOL - PHENOL VÀ POLYMER”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÀ NẴNG - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HÀ TRANG

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP NĂNG LỰC HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DẪN XUẤT HALOGEN -

ALCOHOL - PHENOL VÀ POLYMER”

Chuyên ngành: Sư phạm hóa học

Mã sinh viên: 3140120165

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khóa luận: ThS Bùi Ngọc Phương Châu

ĐÀ NẴNG - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 4 năm học trôi qua, dưới sự dìu dắt của các thầy cô trong trường Đại học

Sư phạm Đà Nẵng nói chung cũng như các thầy cô khoa Hóa học nói riêng đã giúp tôidần dần tích lũy được kho kiến thức của riêng tôi và điều đó cũng giúp tôi rất nhiềutrong quá trình thực hiện đề tài “Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực Hóahọc theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề “Dẫnxuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer” Đây là một đề tài về phương pháp dạynên cần rất nhiều kĩ năng khi làm bài về nghiên cứu về lí thuyết cũng như thực trạng

để hoàn thành khóa luận tốt hơn Do đó để hoàn thành được khóa luận này thì tôi cũngcảm ơn sự động viên của bạn bè và gia đình Chính vì vậy mà trước khi vào báo cáothì tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Cô Bùi Ngọc Phương Châu- Giáo viên hướng dẫn khóa luận đã nhiệt tình vàtận tình giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận

- Cùng tất cả các thầy cô trong khoa Hóa học đã giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện đề tài

- Cảm ơn tập thể khóa 20SHH và những người bạn thân đã động viên, giúp đỡtôi rất nhiều trong quãng thời gian vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn rất nhiều ạ!

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG

Hình 1.1 Thuốc giảm đau Ethyl chloride

Hình 1.2 Dụng cụ nấu ăn chống dính

Hình 1.3 Tác hại của đồ uống có cồn

Hình 1.4 Hình ảnh thực hiện thí nghiệm đốt cháy ethanol

Hình 1.11 Một số tác hại do chất dẻo (nhựa) gây ra trong đời sống con người

Hình 1.12 Cao su thiên nhiên

Hình 1.13 Biểu đồ hiểu biết của GV về bài tập tiếp cận PISA

Hình 1.14 Biểu đồ đánh giá của GV về bài tập tiếp cận PISA

Hình 1.15 Biểu đồ đánh giá của GV về sử dụng tiếp cận PISA trong dạy học

Hình 1.16 Biểu đồ khó khăn của GV khi thiết kế bài tập tiếp cận PISA

Hình 1.17 Biểu đồ đánh giá của GV khi sử dụng bài tập tiếp cận PISA đánh giá NLBảng 1.1 Bảng tóm tắt về thành phần và biểu hiện NL khoa học PISA và NL hoá họcBảng 1.3 Yêu cầu cần đạt của chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol vàPolymer”

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt về thành phần và biểu hiện NL khoa học PISA và NL hoá họcBảng 2.1 Khảo sát tính chất hóa học của dẫn xuất halogen

Bảng 2.2 Khảo sát tính chất hóa học của phenol

Bảng 2.3 Khảo sát tính chất hóa học của alcohol

Bảng 3.1 Thống kê số lớp và HS tham gia khảo nghiệm đề tài

Bảng 3.2 Kết quả điểm kiểm tra bài thi học kì 1, lớp 11

Bảng 3.3 Kết quả kiểm tra của HS trường THPT Nguyễn Trãi

Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra của HS trường THPT Ngũ Hành Sơn

Bảng 3.5 Tổng kết điểm kiểm tra của HS trường THPT Nguyễn Trãi và THPT NgũHành Sơn

Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả đánh giá của HS sau khảo nghiệm

Bảng 3.7 Bảng đánh giá của thầy/cô về bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA đã thiết kếBảng 3.8 Mức độ cần thiết việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA theo ý kiến GV

Bảng 3.9 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bài tập PISA theo ý kiến GV

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG iii

MỤC LỤC iv

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4.1 Khách thể nghiên cứu 3

4.2 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết 3

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

6.2.1 Điều tra thực trạng 3

6.2.2 Khảo nghiệm sư phạm 3

6.2.3 Phương pháp chuyên gia 3

7 Cấu trúc của khóa luận 4

CHƯƠNG 1 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về bài tập PISA trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 6

1.2 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 7

1.2.1 Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông 7

1.2.2 Định hướng về đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục 8

1.2.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông 9

1.2.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông 10

1.3 Một số vấn đề về năng lực, phát triển năng lực học sinh 11

1.3.1 Năng lực 11

1.3.2 Năng lực Hóa học 12

1.3.3 Năng lực khoa học PISA 13

1.3.4 Các thành phần năng lực và biểu hiện của năng lực Hóa học và năng lực khoa học PISA 13

1.4 Cơ sở lý luận của việc thiết kế bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT 16

1.4.1 Ý nghĩa của việc thiết kế bài tập Hóa học mới 16

1.4.2 Một số định hướng trong việc thiết kế bài tập Hóa học mới 17

1.5 Tổng quan về PISA 17

1.5.1 Tìm hiểu chung về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 17

1.5.2 Cấu trúc bài tập trong đề thi PISA 20

Trang 7

1.5.3 Những ưu điểm của bài tập PISA trong việc đánh giá năng lực của học

sinh 22

1.6 Thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA phát triển năng lực hóa học của học sinh ở trường trung học phổ thông hiện nay 22

1.6.1 Mục đích khảo sát 22

1.6.2 Nội dung khảo sát 22

1.6.3 Đối tượng khảo sát 23

1.6.4 Phương pháp khảo sát 23

1.6.5 Địa bàn khảo sát 23

1.6.6 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2 28

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DẪN XUẤT HALOGEN- ALCOHOL- PHENOL VÀ POLYMER” 28

1.1 Phân tích chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer” 28

2.2 Thiết kế bài tập phát triển năng lực hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thông 31

2.2.1 Cơ sở để thiết kế 31

2.2.2 Thiết kế bài tập phát triển năng lực hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thông 31

2.3 Kế hoạch bài dạy minh họa 56

BÀI KIỂM TRA 65

2.4 Sử dụng bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học 68

2.4.1 Sử dụng khi dạy bài mới 68

2.4.2 Sử dụng khi luyện tập, ôn tập 68

2.4.3 Sử dụng khi kiểm tra, đánh giá 69

2.4.4 Sử dụng khi tự học ở nhà 69

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 70

CHƯƠNG 3 71

KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM 71

3.1 Mục đích, nhiệm vụ khảo nghiệm 71

3.1.1 Mục đích khảo nghiệm sư phạm 71

3.1.2 Nhiệm vụ khảo nghiệm sư phạm 71

3.2 Thời gian, đối tượng, cơ sở khảo nghiệm 71

3.3 Qúa trình tiến hành khảo nghiệm 71

3.3.1 Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm 71

3.3.2 Kiểm tra mẫu trước khi khảo nghiệm 72

3.3.3 Lựa chọn giáo viên dạy khảo nghiệm 72

3.3.4 Thiết kế chương trình khảo nghiệm 72

3.3.5 Tiến hành khảo nghiệm 72

3.3.6 Thực hiện chương trình khảo nghiệm 73

3.4 Kết quả khảo nghiệm và xử lí kết quả 73

3.4.1 Kết quả kiểm tra trước khảo nghiệm 73

3.4.2 Kết quả kiểm tra sau khảo nghiệm 73

3.5 Đánh giá kết quả khảo nghiệm sư phạm và hệ thống bài tập 74

3.5.1 Phân tích kết quả KNSP qua phiếu điều tra ý kiến của GV và HS 74

3.5.2 Phân tích kết quả KNSP theo các bảng phân tích số liệu 76

Trang 8

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

1.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 80

1.2 Thiết kế và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer” 80

1.3 Tiến hành khảo nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi80 của đề tài 80

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 83

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, đổi mới nền giáo dục là mộttrong những trọng tâm của sự phát triển Công cuộc đổi mới này yêu cầu từ nhà trườngphải có những bước tiến mới trong giáo dục để tạo ra những con người tự chủ, năngđộng và sáng tạo.[18] Năm 2015, tại Hội nghị lần thứ VIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú

Trọng đã kí ban hành chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của cả nước, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [5], đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại

hóa của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế [18]

Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII ban hành nghịquyết 88/2014/QH13 vào ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa trung học phổ thông tại kì họp thứ 8 đã nêu ra mục tiêu đổi mới nhằm tạo lạichuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả sách giáo dục phổ thông

đồng thời qua đó kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp,…[21] Qua

đó góp phần phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể,

mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

Muốn đổi mới toàn diện chương trình giáo dục từ năm 2015 thì nước ta đã bắtđầu biên soạn và đổi mới toàn bộ chương trình SGK [22] Theo tinh thần đó màchương trình giáo dục phổ thông đang dần chuyển đổi từ giáo dục tiếp cận nội dungsang chương trình giáo dục tiếp cận năng lực của học sinh, điều đó cũng có nghĩa là từquan sát xem học sinh học được gì đổi thành quan sát xem học sinh áp dụng được điều

gì từ việc học Có thể thấy đây là xu hướng tất yếu của việc đổi mới nền giáo dục ởnước ta để bắt kịp với xu hướng của thế giới và đáp ứng được yêu cầu cần thiết của xãhội Theo chương trình giáo dục đổi mới 2018 được xây dựng để hình thành và pháttriển

các phẩm chất năng lực của người học, quá trình này yêu cầu thay đổi từ cách xâydựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có vai trò quan trọng nên cần phải thiết

kế các bài tập định hướng cho học sinh dễ tiếp cận [16]

Có rất nhiều chương trình phát triển năng lực của học sinh trong thế kỉ XXI, diễnđàn kinh tế thế giới đã công nhận năng lực khoa học là 1 trong 16 kĩ năng hoặc nănglực cần thiết trong thế kỉ XXI Theo OCED, giáo dục trong đó có phương pháp tiếpcận PISA Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) là nghiên cứu phân tíchnăng lực khoa học của học sinh trong độ tuổi từ 15 đến 16 Nhiều nghiên cứu đã ápdụng các công cụ dựa trên PISA để đánh giá năng lực khoa học, bao gồm cả năng lực

Trang 10

hóa học, ở nhiều cấp độ giáo dục khác nhau Nghiên cứu này là một đánh giá có hệthống bao gồm 19 bài viết và bao gồm năm 2017 đến năm 2021 Bài viết này được tìmthấy bằng cách tìm từ khóa công cụ khung PISA và kiến thức hóa học trong Scopus,Google Scholar và thư viện Các bài viết được phân tích có ý nghĩa đối với việc pháttriển các công cụ sử dụng Khung PISA, cũng như những tiềm năng nghiên cứu mớivẫn chưa được xác định Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng công cụ dựa trên khung PISA

có thể được sử dụng ở tất cả các cấp học, khung PISA cho phép phát triển các công cụtập trung vào việc nâng cao hiểu biết về hóa học và khoa học và có thể sử dụng thiết

kế nghiên cứu và phát triển [3] Khảo sát PISA được diễn ra 3 năm 1 lần Việt Namtham gia lần đầu tiên vào năm 2012 và tiếp tục tham gia vào các lần tiếp theo Xét thấytrong những năm gần đây phương pháp tiếp cận PISA ở quốc tế phù hợp với sự đổimới trong nền giáo dục của nước ta nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tậphuấn cho giáo viên trung học về vận dụng cách đánh giá PISA vào đổi mới đánh giágiáo dục ở phổ thông [10]

Trong dạy học bộ môn Hóa học, ngoài việc truyền đạt các kiến thức lý thuyết thìviệc sử dụng các bài tập có định hướng PISA hay và có tính thực tiễn sẽ giúp cho HScảm thấy hứng thú, đam mê và yêu thích môn học, qua đó nâng cao chất lượng dạy vàhọc đồng thời trang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết cho các em Tuy nhiên khi khảosát thì còn nhiều GV chưa biết, hoặc hiếm khi sử dụng loại bài tập này nên tôi mớichọn đề tài này với mong muốn cung cấp nguồn tài liệu cho GV THPT Từ những lí

do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng bài tập phát triển năng lực Hóa học theo PISA cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer” làm khóa luận tốt nghiệp.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và quá trình dạy học định hướng phát triển năng lực Hóahọc theo chương trình 2018

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, năng lực Hóa học, một số vấn đề về hình thànhnăng lực riêng biệt, phát triển và đánh giá năng lực HS THPT, BTHH, quan điểm đánhgiá năng lực của HS theo PISA

- Nghiên cứu xây dựng tài liệu tổng quan về lí thuyết dạy học theo PISA

Trang 11

Nghiên cứu cấu trúc logic của nội dung kiến thức phần dẫn xuất Halogen Alcohol Phenol và Polymer ở THPT.

Nghiên cứu thiết kế và phát triển năng lực Hóa học theo PISA trong dạy học phầndẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer cho HS THPT

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học môn Hóa học ở THPT

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Bài tập phát triển năng lực Hóa học theo tiếp cận PISA cho HS THPT

5 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Các chủ đề về dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer trong

chương trình giáo dục môn Hóa học ở THPT

- Thời gian: 2023-2024

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Tổng quan lại các tài liệu trong nước và nước ngoài về lí luận dạy học đến đề tài:

- Phân tích và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy họcbằng cách thiết kế và sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA

- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến PISA

- Nghiên cứu chương trình và SGK các bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trờisáng tạo, … ở trường THPT hiện nay

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2 Khảo nghiệm sư phạm

Tiến hành khảo nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm tra sự phù hợp, tínhkhả thi và hiệu quả của bài tập tiếp cận PISA đối với quá trình rèn luyện năng lực Hóahọc của HS THPT

6.2.3 Phương pháp chuyên gia

Tiến hành trao đổi, xin ý kiến của các GV có nhiều kinh nghiệm, các nhà khoa học,các chuyên gia đầu ngành về phương pháp dạy học trong quá trình nghiên cứu, thiết kế

Trang 12

khung năng lực Hóa học của HS THPT theo tiếp cận PISA, bài tập phát triển năng lựcHóa học theo tiếp cận PISA của HS THPT.

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo; khóa luận đượctrình bày trong 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập Hóa học theo tiếp cậnPISA cho học sinh trung học phổ thông

Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài tập theo tiếp cận PISA cho cho học sinh trunghọc phổ thông trong dạy học chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer”Chương 3: Khảo nghiệm sư phạm

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỆ BÀI TẬP HÓA HỌC THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về bài tập PISA trên thế giới

Lịch sử phát triển Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trên thế giới cónhững giai đoạn và tác động quan trọng như sau:

1 Khởi nguồn và giai đoạn phát triển ban đầu (1990s - đầu những năm 2000)Trong những năm 1990, xuất phát từ nhu cầu đánh giá giáo dục quốc tế và so sánh khảnăng học tập của học sinh giữa các quốc gia, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD) đã bắt đầu phát triển PISA Mục tiêu của chương trình là đánh giá năng lựchọc sinh 15 tuổi trong ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học Vào năm

2000, kỳ thi PISA đầu tiên đã được tổ chức với sự tham gia của 32 quốc gia/vùng lãnhthổ, và kết quả thu hút sự chú ý toàn cầu, thúc đẩy nhiều quốc gia tham gia vào các kỳthi PISA tiếp theo

2 Mở rộng và đa dạng hóa (giữa những năm 2000 - 2010s)

Trong giai đoạn này, PISA đã tiến hành những mở rộng và đa dạng hóa trong nội dung

và phạm vi đánh giá Năm 2003, PISA đã bổ sung thêm bài thi giải quyết vấn đề, đểđánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn Năm 2009, PISA bắtđầu thực hiện đánh giá năng lực học sinh 15 tuổi theo chu kỳ ba năm (2009, 2012,2015) trong ba lĩnh vực chính là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học Đồng thời, số lượngquốc gia/vùng lãnh thổ tham gia PISA cũng tăng lên 65, bao gồm cả các quốc gia đangphát triển

3 Nâng cao và đổi mới (2010s - nay)

Trong giai đoạn này, PISA tiếp tục nâng cao chất lượng và đổi mới trong quy trìnhđánh giá Năm 2015, PISA lần đầu tiên đánh giá khả năng sáng tạo của học sinh Năm

2018, PISA đã đổi mới định dạng bài thi, sử dụng máy tính để đánh giá khả năng đọchiểu và toán học của học sinh Tuy nhiên, kỳ thi PISA tiếp theo, dự kiến diễn ra vàonăm 2021, đã bị hoãn do đại dịch COVID-19 Thay vào đó, PISA đã tổ chức kỳ thi bùđắp vào năm 2022, tập trung vào việc đánh giá khả năng phục hồi của học sinh sau đạidịch

Tác động của PISA:

PISA đã trở thành một trong những chương trình đánh giá giáo dục quốc tế uy tín và

có ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới Kết quả của PISA cung cấp thông tin quan trọng

về chất lượng giáo dục của các quốc gia, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõhơn về hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc gia và đưa ra các biện pháp cải thiện.PISA cũng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, khuyến khích các quốcgia chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau

Nghiên cứu về PISA:

Trang 14

Có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về PISA, tập trung vào các chủ đề khác nhau.Một số chủ đề nghiên cứu bao gồm hiệu quả của PISA trong việc đánh giá chất lượnggiáo dục, tác động của PISA đến chính sách giáo dục, yếu tố ảnh hưởng đến kết quảPISA của học sinh, và cách sử dụng kết quả PISA để cải thiện việc giảng dạy và họctập.

* Kết luận

Lịch sử phát triển của PISA cho thấy sự liên tục và không ngừng nâng cao để đáp ứngnhu cầu đánh giá giáo dục quốc tế ngày càng cao PISA đóng vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy cải thiện chất lượng giáo dục trên toàn thế giới và tạo ra tác động sâurộng trong cộng đồng quốc tế

1.1.2 Ở Việt Nam

Từ những năm ở thập niên 90, dưới sự phát triển của công nghiệp hóa- hiện đạihóa thì Việt Nam cũng đã dần đổi xu hướng từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy họctiếp cận năng lực để bắt kịp với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới Tuy nhiêntrong quá trình thay đổi vẫn còn khá khó khăn nhưng từ đó đến nay nước ta đã cónhững sự nỗ lực nhất định trong sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung kiến thức, kĩnăng cần đạt, phương pháp dạy học hay kiểm tra, đánh giá Bước vào năm 2013- 2014nước ta đã có những cuộc hội thảo và nghiên cứu về xu hướng dạy học năng lực, đổimới kiểm tra, đánh giá năng lực HS ở Việt Nam [7], [8], cũng như cũng đã có nhữngcông trình nghiên cứu về xu hướng dạy học tiếp cận trong nước ta được công bố nhưBernd Meier, Nguyễn Văn Cường giới thiệu công trình nghiên cứu về các chủ đề cơbản của lí luận dạy học hiện đại theo định hướng tiếp cận năng lực người học trên cơ

sở kinh nghiệm quốc tế [6] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội công bố công trìnhnghiên cứu về quy trình, các biện pháp, phương pháp, cách tổ chức quá trình dạy họcminh họa để hình thành phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt chotừng môn học Nhóm tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà cung cấp một sốphương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, đồng thời giới thiệu chung về đánh giá nănglực và một số công cụ đánh giá [15]

Đặc biệt, sự thay đổi nền giáo dục nước ta đã có những bước tiến nhất định vàonăm 2015 và dần phát triển mạnh hơn hết vào năm 2018- Đây chính là năm có bướcngoặt đánh dấu to lớn trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay Quan điểm của Nghịquyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản toàn diện GD- ĐT là đổi mới những vấn đềlớn, cốt lõi cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phươngpháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo.Nhằm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thờigiáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước [5]

Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 công bố chương trình môn Hóa học với mục tiêuhình thành và phát triển năng lực Hóa học cho học sinh trường trung học phổ thông

Trang 15

Nhận thức Hóa học; Tìm hiểu tự nhiên; Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học tuy nhiênvẫn chưa có hướng dẫn các công cụ đánh giá cụ thể, chính vì vậy nên các nhà khoahọc nước ta đã công bố các nghiên cứu về dạy học và phát triển năng lực Hóa học điểnhình như: nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng cho học sinhthông qua việc sử dụng bài tập hóa hữu cơ lớp 12 trung học phổ thông của nhóm tácgiả Đặng Thị Thuận An, Cao Thị Thanh Tâm, Đào Thị Thạch Thảo đây là một bàinghiên cứu tập hợp đầy đủ các năng lực về mảng tính toán cho học sinh có thể pháttriển năng lực Hóa học hướng về tư duy nhưng cũng không phải học sinh nào cũng cóthể phát triển về mảng này nên nhóm tác giả có thể cho mức độ năng lực nhẹ hơn [13],dạy học phần “Hợp chất chứa nitrogen”- Hóa học 12 theo mô hình 5E nhằm phát triểnnăng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh của tác giả VũPhương Liên và Trần Thị Thu Phương [12], tác giả Nguyễn Thị Thùy Trang vớinghiên cứu vận dụng dạy học khám phá để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tựnhiên dưới góc độ Hóa học cho học sinh, tác giả muốn làm rõ năng lực tìm hiểu tựnhiên của học sinh tuy nhiên vẫn có một số vấn đề chưa làm rõ [19] Những nghiêncứu này đã cung cấp cho người đọc các nội dung liên quan đến chương trình giáo dụcnăm 2018, qua đó giúp GV ở các trường trung học phổ thông nắm được cách thiết kế

và thực hiện kế hoạch dạy học, kiểm tra và đánh giá năng lực trong quá trình dạy học

Việt Nam chính thức tham gia cuộc thi PISA vào năm 2012 và tiếp tục tham giacuộc thi vào các chu kỳ sau đó Độ tuổi tham gia phù hợp là các cấp trung học cơ sở

và trung học phổ thông ở Việt Nam Từ năm 2014 - 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạonước ta đã tổ chức tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào đổi mới đánh giá giáodục phổ thông cho các GV, cán bộ quản lí giáo dục ở các trường trung học trên khắp

cả nước Qua đó GV, cán bộ quản lí được tìm hiểu về qui trình đánh giá trên diện rộngtheo chuẩn quốc tế PISA và cách vận dụng vào đánh giá trong nhà trường Bên cạnh

đó, các học viên được tập huấn qui trình xây dựng các bài kiểm tra trong nhà trườngphổ thông dựa trên các kỹ thuật xây dựng các bài thi và các kỹ thuật trả lời câu hỏi củaPISA [4] Đã có rất nhiều nghiên cứu, tài liệu, luận án của các tác giả trong và ngoàinước, tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào về thiết kế và sử dụng bài tập phát triểnnăng lực Hóa học theo PISA cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học chuyên

đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer”

1.2 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

1.2.1 Đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông

Nước ta đã và đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế đất nước tuy nhiên vẫncòn rất nhiều vấn đề như ô nhiễm mỗi trường, nguồn tài nguyên cạn kiệt, nạn đói, …

và để thích ứng được nhu cầu phát triển của nước ta cũng như các nước trên thế giớithì cần nguồn nhân lực nhất định Nhận ra được vấn đề cấp thiết đó Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (khoá XI) của Hội nghị lần thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 29-

Trang 16

tạo đã đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước kết hợp với Nghịquyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, góp phầnđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Vào năm 2015, Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng nhằm hình thành

và phát triển cho HS các phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, tráchnhiệm) và hệ thống năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung (năng lực tự chủ và tựhọc, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và các nănglực đặc thù (năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực côngnghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất) Chương trình giáo dục:Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất,Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử 4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh

tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáodục của địa phương Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoạingữ)

1.2.2 Định hướng về đổi mới mục tiêu, nội dung giáo dục

1.2.2.1 Đổi mới mục tiêu giáo dục

Mục tiêu chung là tạo những chuyển biến căn bản Mục tiêu chung là tạo chuyểnbiến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo; đáp ứng ngày càngtốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáodục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năngsáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làmviệc hiệu quả

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt;

có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảmcác điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa vàhội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa

và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiêntiến trong khu vực

Đối với chương trình giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất,hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, địnhhướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọnggiáo dục lí tưởng, truyền thống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích họctập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông trong giaiđoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ THCS (hết lớp 9) có tri thứcphổ thông nền tảng; đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận

Trang 17

nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Nâng caochất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020 Phấn đấu đếnnăm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tươngđương.

1.2.2.2 Đổi mới nội dung giáo dục

Nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo chuẩn hoá, hiện đại hoá,hội nhập quốc tế, đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong vàgiữa các cấp học, tích hợp và phân hoá hợp lí, có hiệu quả Nội dung giáo dục đượcthiết kế theo theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độnhận thức của HS, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Nội dung giáodục được lựa chọn là những tri thức cơ bản, đảm bảo vừa hội nhập quốc tế, vừa gắnvới thực tiễn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đề cao tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của HS

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo một chỉnh thể, nhấtquán từ lớp 1 đến lớp 12, từ cấp học đến các môn học và hoạt động trải nghiệm

Chương trình được thiết kế thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản(gồm chương trình cấp tiểu học và chương trình cấp THCS) và giai đoạn giáo dục địnhhướng nghề nghiệp 13 (chương trình cấp THPT) Nội dung giáo dục được thiết kế theohướng tăng cường tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản, phân hoá rõ dần từ cấp tiểuhọc đến cấp THCS và sâu hơn ở cấp THPT

1.2.3 Định hướng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trung học phổ thông

Hiện nay, trong thực tế, đang diễn ra một sự thay đổi phương pháp dạy học hướng

từ việc tập trung vào nội dung sang việc tập trung vào năng lực của học sinh Thay vìchỉ quan tâm đến việc học sinh học được những gì, chú trọng đến việc họ có thể ápdụng kiến thức vào thực tế thông qua quá trình học Để đảm bảo điều này, chúng tacần chuyển từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy cách học,cách áp dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực và phẩm chất Cần tăngcường học tập nhóm, cải thiện quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác

để phát triển năng lực xã hội Ngoài việc học các kiến thức và kỹ năng riêng lẻ củatừng môn học, cần bổ sung các chủ đề học tích hợp liên môn để phát triển khả nănggiải quyết các vấn đề phức tạp

Để khai thác tính tích cực, tự giác và chủ động của học sinh, cần phát triển vàrèn luyện khả năng tự học bằng cách sử dụng sách giáo khoa, lắng nghe, ghi chú vàtìm kiếm thông tin Trên cền tảng đó, cần phát triển tính linh hoạt, độc lập và sáng tạotrong tư duy Có thể linh hoạt lựa chọn các phương pháp chung và phương pháp đặcthù của từng môn học để áp dụng Tuy nhiên, bất kể phương pháp nào được sử dụng,

Trang 18

cần tuân thủ nguyên tắc "học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức (tự làm chủ kiếnthức) với sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên".

Việc sử dụng phương pháp dạy học cần phù hợp với các hình thức tổ chức dạyhọc Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể, có thể áp dụngcác hình thức tổ chức như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ngoài lớp Cầnchuẩn bị tốt phương pháp cho các buổi thực hành để đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹnăng thực hành, áp dụng kiến thức vào thực tế và tạo hứng thú cho học sinh Cần sửdụng đầy đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học đã được quy định Khi cần thiết và phùhợp với đối tượng học sinh, có thể sử dụng các tài liệu tự làm trong quá trình dạy học.Ngoài ra, cần tích cực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình dạyhọc

1.2.4 Định hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông

Hiện nay, việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của giáo viênđược thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:

- Đầu tiên, giáo viên xác định rõ mục đích chủ yếu của quá trình đánh giá kết quả họctập

- Sau đó, giáo viên tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơbản, gồm thu thập thông tin, phân tích thông tin và xử lý thông tin

Trong thực tế, việc đánh giá trong quá trình học tập được tổ chức thường xuyênbởi giáo viên chịu trách nhiệm môn học, dựa trên kết quả đánh giá từ giáo viên, phụhuynh, chính học sinh và các học sinh khác trong tổ và lớp Đồng thời, đánh giá định

kỳ được cơ sở giáo dục tổ chức nhằm phục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học,đảm bảo chất lượng tại cơ sở giáo dục và hỗ trợ phát triển chương trình Ngoài ra,đánh giá còn được tổ chức trên diện rộng ở cấp quốc gia và cấp địa phương, do các tổchức khảo thí cấp quốc gia, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, nhằmphục vụ công tác quản lý hoạt động dạy học, đảm bảo chất lượng đánh giá kết quả giáodục tại cơ sở giáo dục và hỗ trợ phát triển chương trình cũng như nâng cao chất lượnggiáo dục

Giáo viên kết hợp đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình) và đánh giá định

kỳ (đánh giá tổng kết), bao gồm cả đánh giá từ giáo viên và tự đánh giá, cũng nhưđánh giá công bằng từ học sinh Giáo viên có thể sử dụng một loạt các phương phápnhư kiểm tra viết, quan sát, hỏi đáp và đánh giá thông qua sản phẩm để kiểm tra vàđánh giá học sinh Họ cũng có thể thiết kế các công cụ phù hợp với từng tình huống

và bối cảnh đánh giá, bao gồm phiếu quan sát, bảng điểm, thẻ kiểm tra/phiếu kiểm tra,phiếu đánh giá tiêu chí, hồ sơ học tập, câu hỏi, bài tập và nhiều công cụ khác

Trang 19

1.3 Một số vấn đề về năng lực, phát triển năng lực học sinh

1.3.1 Năng lực

1.3.1.1 Khái niệm năng lực

Thực tế, có nhiều cách định nghĩa năng lực dựa trên quan điểm của các nhà tâm lýhọc Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng lực được xem như một tổ hợpcác đặc điểm và thuộc tính tâm lý cá nhân phù hợp với các yêu cầu đặc thù của mộthoạt động cụ thể, nhằm đảm bảo hiệu quả cao cho hoạt động đó

Thực tế, các năng lực phát triển dựa trên cơ sở của các phẩm chất tự nhiên củatừng cá nhân Năng lực của con người không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, màcòn được phát triển và điều chỉnh thông qua quá trình giáo dục

Trong chương trình dạy học tập trung vào phát triển năng lực, khái niệm vềnăng lực được sử dụng như sau:

- Năng lực liên quan đến mục tiêu giảng dạy: mục tiêu giảng dạy được mô tả thôngqua các năng lực cần phát triển

- Trong mỗi môn học, các nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau đểhình thành các năng lực

- Năng lực là sự kết hợp giữa tri thức, hiểu biết, khả năng và mong muốn

- Mục tiêu phát triển năng lực hướng dẫn việc lựa chọn, đánh giá mức độ quantrọng và cấu trúc hóa nội dung và hoạt động giảng dạy

- Năng lực mô tả khả năng giải quyết các yêu cầu về nội dung trong các tình huống,

ví dụ như đọc một văn bản cụ thể, nắm vững và áp dụng các phép tính cơ bản

- Các năng lực chung cùng với năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng cho côngviệc giáo dục và giảng dạy

- Mức độ phát triển năng lực có thể được xác định qua các tiêu chuẩn đối với mộtthời điểm cụ thể mà học sinh phải đạt được những thành tựu gì

1.3.1.2 Phân loại năng lực

Trong thực tế, để hình thành và phát triển năng lực, chúng ta cần xác định các thànhphần và cấu trúc của năng lực đó Có nhiều loại năng lực khác nhau và mô tả cấu trúc

và thành phần của chúng cũng mang tính đa dạng

- Cấu trúc chung của năng lực hành động có thể được mô tả là sự kết hợp của 4 thànhphần năng lực: năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và nănglực cá thể

+ Năng lực chuyên môn: Đây là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

và đánh giá kết quả một cách độc lập, chính xác và có phương pháp trong lĩnh vực đó

Trang 20

Năng lực chuyên môn được hình thành thông qua việc học nội dung chuyên môn vàliên quan chủ yếu đến khả năng nhận thức và tâm lý vận động.

+ Năng lực phương pháp: Đây là khả năng có kế hoạch, hướng dẫn mục tiêutrong việc giải quyết nhiệm vụ và vấn đề Năng lực phương pháp bao gồm cả năng lựcphương pháp chung và chuyên môn Trung tâm của năng lực phương pháp là khả năngtiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền đạt và trình bày tri thức Năng lực phương pháp đượchình thành thông qua việc học phương pháp luận và giải quyết vấn đề

+ Năng lực xã hội: Đây là khả năng đạt được mục tiêu trong các tình huốnggiao tiếp và tương tác xã hội, cũng như trong các nhiệm vụ khác trong sự phối hợpchặt chẽ với các thành viên khác Năng lực xã hội được hình thành thông qua việc họcgiao tiếp

+ Năng lực cá thể: Đây là khả năng xác định và đánh giá các cơ hội và giới hạncủa cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân,quan điểm về đạo đức và giá trị, cũng như các động cơ điều khiển thái độ và hành vi.Năng lực cá thể được hình thành thông qua việc học về cảm xúc, đạo đức và liên quanđến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

- Những thành phần này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và cóthể được xem như một cơ sở chung cho công việc giáo dục và phát triển cá nhân Mức

độ phát triển năng lực có thể được xác định thông qua các tiêu chuẩn đến một thờiđiểm cụ thể mà học sinh cần đạt được những thành tựu gì

- Nhóm lấy dấu hiệu tố chất tâm lý để định nghĩa: ví dụ như năng lực là một thuộc tínhtích hợp của nhân cách và tổ hợp các đặc tính của cá nhân phù hợp với yêu cầu củamột hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt nghiệp

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Học sinh có khả năng quan sát, thuthập thông tin, phân tích và xử lý số liệu, giải thích và dự đoán kết quả trong quá trìnhnghiên cứu các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và đời sống thông qua góc nhìn hóahọc

Trang 21

- Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Học sinh có khả năng áp dụng kiến thức và

kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học, và cáctình huống cụ thể trong thực tế HS có thể sử dụng kiến thức hoá học để nhận biết vàgiải thích các hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống, đánh giá tácđộng của các vấn đề thực tế, và đề xuất phương pháp, biện pháp, mô hình, và kế hoạchgiải quyết vấn đề Đồng thời, HS cũng có khả năng ứng xử thích hợp trong các tìnhhuống liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng, tuân thủ yêu cầu phát triển bềnvững xã hội và bảo vệ môi trường

1.3.3 Năng lực khoa học PISA

PISA định nghĩa năng lực khoa học là khả năng của cá nhân hiểu và ứng dụng kiếnthức khoa học để đặt câu hỏi, tiếp nhận thông tin mới, giải thích các hiện tượng khoahọc và rút ra kết luận dựa trên chứng cứ khoa học về các vấn đề Ngoài ra, năng lựckhoa học còn bao gồm hiểu biết về các đặc điểm đặc trưng của khoa học như một hìnhthức kiến thức và nghiên cứu của loài người, nhận thức về cách mà khoa học và côngnghệ tạo ra môi trường vật chất, trí tuệ và văn hóa, và sẵn sàng tham gia và đóng góp ýtưởng khoa học vào các vấn đề, như một công dân có khả năng suy nghĩ

1.3.4 Các thành phần năng lực và biểu hiện của năng lực Hóa học và năng lực khoa học PISA

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt về thành phần và biểu hiện NL khoa học PISA và NL hoá học

NL hoá học (Bộ GD-ĐT, 2018 NL khoa học PISA 2018 (OECD, 2018)

1 Nhận thức hoá học: Nhận thức được

các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các

quá trình hoá học; các dạng năng lượng

và bảo toàn năng lượng; một số chất

hoá học cơ bản và chuyển hoá hoá học;

một số ứng dụng của hoá học trong đời

sống và sản xuất Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên của các

đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá

trình hoá học

- Trình bày được các sự kiện, đặc điểm,

vai trò của các đối tượng, khái niệm

hoặc quá trình hoá học

- Mô tả được đối tượng bằng các hình

thức nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu

đồ, bảng

- So sánh, phân loại, lựa chọn được các

đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá

1 Nhận thức hoá học: Nhận thức được cáckiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quátrình hoá học; các dạng năng lượng và bảotoàn năng lượng; một số chất hoá học cơbản và chuyển hoá hoá học; một số ứngdụng của hoá học trong đời sống và sảnxuất Các biểu hiện cụ thể:

- Nhận biết và nêu được tên của các đốitượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trìnhhoá học

- Trình bày được các sự kiện, đặc điểm,vai trò của các đối tượng, khái niệm hoặcquá trình hoá học

Trang 22

học theo các tiêu chí khác nhau.

- Phân tích được các khía cạnh của các

đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá

học theo logic nhất định

- Giải thích và lập luận được về mối

quan hệ giữa các các đối tượng, khái

niệm hoặc quá trình hoá học

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật

ngữ khoa học, kết nối được thông tin

theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý

khi đọc và trình bày các văn bản khoa

học

- Thảo luận, đưa ra được những nhận

định phê phán có liên quan đến chủ đề

- Đưa ra các giả thuyết giải thích

- Giải thích những tác động tiềm tàng củatri thức khoa học với xã hội

2 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc

độ hoá học: Quan sát, thu thập thông

tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích;

dự đoán được kết quả nghiên cứu một

số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và

đời sống Các biểu hiện cụ thể:

- Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được

câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích

được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu

đạt được vấn đề

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả

thuyết: phân tích được vấn đề để nêu

được phán đoán; xây dựng và phát biểu

được giả thuyết nghiên cứu

- Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng

được khung logic nội dung tìm hiểu;

lựa chọn được phương pháp thích hợp;

lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu

- Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự

kiện và chứng cứ; phân tích được dữ

liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả

thuyết; rút ra được kết luận và và điều

chỉnh được kết luận khi cần thiết

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận:

sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ,

Đánh giá và thiết kế nghiên cứu khoa họcThực hiện các điều tra, thí nghiệm khoahọc từ đó đề xuất cách giải quyết các câuhỏi theo cách khoa học Các biểu hiện cụthể:

- Xác định câu hỏi khám phá trong nghiêncứu khoa học

- Phân biệt được câu hỏi có thể nghiêncứu một cách khoa học

- Đề xuất cách thức khám phá vấn đề mộtcách khoa học

- Đánh giá cách thức khám phá vấn đềmột cách khoa học

- Mô tả và đánh giá các cách thức mà nhàkhoa học sử dụng để đảm bảo độ tin cậy

Trang 23

biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết

quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá

trình tìm hiểu; hợp tác với đối tác bằng

thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng

quan điểm, ý kiến đánh giá do người

khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải

trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm

hiểu một cách thuyết phục

của dữ liệu, tính khách quan và tổng quátcủa các giải thích

3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã

học để giải quyết một số vấn đề trong

học tập, nghiên cứu khoa học và một số

tình huống cụ thể trong thực tiễn Các

biểu hiện cụ thể:

- Vận dụng được kiến thức hoá học để

phát hiện, giải thích được một số hiện

tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học

trong cuộc sống

- Vận dụng được kiến thức hoá học để

phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một

vấn đề thực tiễn

- Vận dụng được kiến thức tổng hợp để

đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề

thực tiễn và đề xuất một số phương

pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch giải

quyết vấn đề

- Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa

chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ

thông

- Ưng xử thích hợp trong các tình

huống có liên quan đến bản thân, gia

đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu

phát triển bền vững xã hội và bảo vệ

môi trường

2 Diễn giải dữ liệu và bằng chứng mộtcách khoa học: Phân tích và đánh giá dữliệu, tuyên bố và lập luận theo các cáchkhác nhau để rút ra kết luận khoa học Cácbiểu hiện cụ thể:

- Chuyển đổi cách biểu diễn dữ liệu

- Phân tích, diễn giải dữ liệu và đưa ra kếtluận thích hợp

- Xác định giả định, bằng chứng và lậpluận trong các văn bản khoa học

- Tranh luận khoa học dựa trên bằngchứng khoa học, lí thuyết và các cơ sởkhác

- Đánh giá lập luận và bằng chứng khoahọc từ các nguồn khác nhau

Trang 24

1.4 Cơ sở lý luận của việc thiết kế bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học

ở trường THPT

1.4.1 Ý nghĩa của việc thiết kế bài tập Hóa học mới

Trong thực tế dạy học ở trường phổ thông, Bài tập học hỏi và làm (BTHH) đóngvai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo BTHH không chỉ là mụcđích và nội dung mà còn là phương pháp dạy học hiệu quả Nó không chỉ cung cấpkiến thức cho học sinh mà còn khám phá, tìm tòi và phát hiện Đặc biệt, BTHH tạo ratrạng thái hưng phấn và hứng thú nhận thức cho người học Đây là một yếu tố tâm lýquan trọng trong quá trình nhận thức mà chúng ta đang quan tâm

Trong việc đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh, một trong những hìnhthức thường được sử dụng là bài tập trắc nghiệm Bài tập trắc nghiệm có mục tiêu làđánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh và được tiêu chuẩn hoá thông qua việc sửdụng "điểm" để đo đạc mỗi cá nhân Có hai loại bài tập trắc nghiệm, bao gồm bài tậptrắc nghiệm tự luận và bài tập trắc nghiệm khách quan

Bài tập trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc

sử dụng câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời bằng văn bản trong một khoảng thời gian

- BTHH giúp học sinh ôn tập và tổ chức kiến thức một cách tích cực

- BTHH rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng phương trình hóa học, tính toántheo công thức và phản ứng hóa học

- BTHH rèn luyện khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, công việc và bảo

vệ môi trường

- BTHH rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các kỹ năng tư duy

- BTHH phát triển năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh

và sáng tạo

- BTHH là phương tiện để kiểm tra và đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh

- BTHH góp phần giáo dục đạo đức, khuyến khích tính chính xác, kiên nhẫn, trungthực và lòng say mê với khoa học

Trang 25

1.4.2 Một số định hướng trong việc thiết kế bài tập Hóa học mới

Trong thực tế dạy học, giáo viên có thể sử dụng bài tập trong các giai đoạn củaquá trình giảng dạy để đảm bảo vai trò và chức năng của bài tập được thực hiện mộtcách hiệu quả Để đáp ứng các yêu cầu chung sau, cần xem xét các yếu tố thực tiễn:

- Xác định rõ mục đích cụ thể của bài tập, bao gồm việc áp dụng kiến thức cơ bản, mởrộng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng cần thiết

- Bài tập phải được sắp xếp một cách rõ ràng, không gây nhầm lẫn hoặc bối rối chohọc sinh Kiến thức trong bài tập phải phù hợp với khả năng của học sinh, không quákhó để học sinh có thể tìm ra lời giải

- Dữ liệu và kết quả của bài tập phải phù hợp với thực tế, đảm bảo rằng bài toán có ítnhất một lời giải hợp lý Bài tập được giải quyết thông qua quá trình tư duy của họcsinh, tránh việc đoán mò

- Bài tập cần đa dạng và phong phú về hình thức và mức độ khó, từ dễ đến khó, nhằmphát triển liên tục và đa chiều quá trình tư duy của học sinh

Quy trình thiết kế câu hỏi/bài tập Hóa học theo định hướng phát triển vấn đề vềdẫn xuất Halogen- Alcohol- Phenol và Polymer

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học của mỗi bài trong các chương

Bước 2: Xác định một số vấn đề thực tiễn có liên quan đang xảy ra hiện nay

Bước 3: Thiết kế câu hỏi/bài tập tương ứng vơi các biểu hiện/ tiêu chí của dẫn xuấtHalogen- Alcohol- Phenol và Polymer

Bước 4: Thiết kế đáp án, lời giải đảm bảo tính chính xác theo tiêu chí bài tập địnhhướng NL

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện [24]

Mục tiêu của chương trình là cung cấp dữ liệu so sánh để giúp các quốc gia cảithiện chính sách và kết quả giáo dục của mình Chương trình tập trung vào việc đolường hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh

Trang 26

Vào năm 2015, có 72 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chương trình, với tổng sốkhoảng 540.000 học sinh tham gia.

Ngoài việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, PISA cũng khảo sát các mốiquan hệ giữa việc học và các yếu tố khác nhằm hiểu rõ sự khác biệt về kết quả giữacác quốc gia và trong từng quốc gia

1.5.1.2 Đặc điểm của PISA

PISA thực hiện kiểm tra và đánh giá mức hiểu biết và ứng dụng trong ba lĩnh vựcchính gồm đọc hiểu, toán học và khoa học Chương trình không chỉ kiểm tra kiến thứchọc sinh thu thập từ trường học mà còn xem xét khả năng thực tế phổ thông của họcsinh Bài thi tập trung vào việc đánh giá khả năng học sinh áp dụng kiến thức và kỹnăng của mình để giải quyết các tình huống và thách thức liên quan đến lĩnh vực đó

Trong lĩnh vực toán học, PISA đánh giá khả năng học sinh áp dụng hiểu biếttoán học của họ để giải quyết các vấn đề thực tế Trong lĩnh vực khoa học, chươngtrình kiểm tra khả năng học sinh áp dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải thích cáctình huống có liên quan đến toán học Còn trong lĩnh vực đọc hiểu, PISA đo lườngmức độ áp dụng kiến thức và kỹ năng đọc của học sinh để hiểu ý nghĩa của các vănbản mà họ gặp phải trong đời sống thông qua nhiều loại tài liệu khác nhau

PISA được thực hiện dưới sự phối hợp quản lý của các nước thành viên OECD,

và đồng thời có sự hợp tác ngày càng tăng của các nước không thuộc OECD, được gọi

là "các nước đối tác" Tổ chức OECD giám sát chương trình thông qua Ban điều hànhPISA (PGB) và quản lý chương trình thông qua cơ quan thư ký có trụ sở tại Paris.Trong mỗi kỳ PISA, OECD lựa chọn một nhà thầu quốc tế, quá trình này diễn ra côngkhai và có tính cạnh tranh

Khảo sát PISA được tổ chức mỗi 3 năm một lần Mặc dù mỗi kỳ đều kiểm trakiến thức thuộc ba lĩnh vực chính, nhưng lĩnh vực trọng tâm sẽ được lựa chọn xoayvòng, để từ đó cập nhật liên tục các dữ liệu chi tiết theo chu kỳ cho mỗi lĩnh vực vàthực hiện đánh giá chuyên sâu sau 9 năm một lần Mặc dù kiểm tra được thực hiện trên

cả ba lĩnh vực, nhưng mỗi lần kiểm tra đặt nhiều tập trung hơn vào một lĩnh vực cụ thể

và thay đổi tuần tự, ví dụ như năm 2000 là đọc hiểu, 2003 là toán học, 2006 là khoahọc, 2009 là đọc hiểu, 2012 là toán học, 2015 là khoa học và cứ tiếp tục như vậy

Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 Năm 2009 Năm 2012 Năm 2015

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Đọc hiểuToán họcKhoa học

Đọc hiểuToán họcKhoa học

Đọc hiểuToán họcKhoa học

Đọc hiểuToán họcKhoa học

Đọc hiểuToán họcKhoa họcPISA không kiểm tra kiến thức thu được tại trường học, mà tập trung vào việcđánh giá khả năng phổ thông thực tế của học sinh Bài thi đặt nặng vào khả năng học

Trang 27

sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình trong nhiều tình huống và thách thức liênquan đến những kỹ năng đó Nói cách khác, PISA đánh giá khả năng học sinh áp dụngkiến thức và kỹ năng đọc để hiểu nhiều tài liệu khác nhau mà họ sẽ gặp trong cuộcsống hàng ngày; khả năng áp dụng kiến thức Toán học vào các tình huống liên quanđến toán học; và khả năng áp dụng kiến thức khoa học để hiểu và giải quyết các tìnhhuống liên quan đến khoa học Bài thi PISA được thiết kế theo khung đánh giá củaOECD, xác định rõ phạm vi kiến thức và các kỹ năng liên quan đến từng lĩnh vực,cung cấp các câu hỏi mẫu để hướng dẫn các nước xây dựng câu hỏi đóng góp choOECD.

Khảo sát PISA đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 (từ 15 năm 3 tháng đến 16 năm 2tháng) Đây là một cuộc khảo sát theo độ tuổi, không phải theo cấp bậc lớp học Mụcđích của cuộc khảo sát là đánh giá xem học sinh đã được chuẩn bị như thế nào để đốimặt với những thách thức của cuộc sống xã hội hiện đại trước khi bước vào cuộc sống

1.5.1.3 Mục tiêu của PISA

Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA là kiểm tra xem học sinh, khi hoànthành giai đoạn giáo dục bắt buộc, đã được chuẩn bị đúng mức để đối mặt với cácthách thức cuộc sống trong tương lai Ngoài ra, chương trình đánh giá PISA còn tậptrung vào các mục tiêu cụ thể sau:

1 Xem xét và đánh giá mức độ năng lực đạt được của học sinh ở lĩnh vực Đọc hiểu,Toán học và Khoa học khi họ đạt đến độ tuổi 15

2 Nghiên cứu và đánh giá tác động của các chính sách đối với kết quả học tập của họcsinh

3 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống các điều kiện giảng dạy và học tập có ảnh hưởng

đến kết quả học tập của học sinh.

1.5.1.3 Mục tiêu của PISA

Mục tiêu tổng quát của chương trình PISA là kiểm tra xem học sinh, khi hoànthành giai đoạn giáo dục bắt buộc, đã được chuẩn bị đúng mức để đối mặt với cácthách thức cuộc sống trong tương lai Ngoài ra, chương trình đánh giá PISA còn tậptrung vào các mục tiêu cụ thể sau:

1 Xem xét và đánh giá mức độ năng lực đạt được của học sinh ở lĩnh vực Đọc hiểu,Toán học và Khoa học khi họ đạt đến độ tuổi 15

2 Nghiên cứu và đánh giá tác động của các chính sách đối với kết quả học tập của họcsinh

3 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống các điều kiện giảng dạy và học tập có ảnh hưởng

đến kết quả học tập của học sinh.

Trang 28

1.5.2 Cấu trúc bài tập trong đề thi PISA

PISA đã tổ chức kỳ thi đầu tiên vào năm 2000, trong đó bài thi được thực hiện trêngiấy và đánh giá 3 lĩnh vực là Đọc hiểu, Toán học và Khoa học Tuy nhiên, từ năm

2006, PISA đã bổ sung bài thi đánh giá trên máy tính, bên cạnh 3 lĩnh vực trên, cònđánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề Mỗi chu kỳ PISA lại có thêm một số lĩnh vực mớiđược phát triển Trong chu kỳ PISA 2015, bài thi trên máy tính đánh giá các lĩnh vực:Đọc hiểu, Toán học, Khoa học, năng lực giải quyết vấn đề hợp tác, năng lực tài chính

và năng lực sử dụng máy tính Đặc biệt, lĩnh vực Khoa học là một lĩnh vực trọng tâmcủa kỳ thi PISA 2015, với câu hỏi mới và hiện đại hơn so với bài thi trên giấy

Trong phần này, chúng ta tìm hiểu về 3 lĩnh vực đánh giá trên giấy mà học sinhViệt Nam sẽ tham gia Khung đánh giá năng lực Toán học, Khoa học và Đọc hiểu củaPISA 2015 đã được cải tiến và phát triển so với khung đánh giá các lĩnh vực này trongchu kỳ PISA 2012

Đề thi PISA được chia thành nhiều quyển đề (Booklet), mỗi quyển đề bao gồmmột hoặc nhiều bài tập (Unit), và mỗi bài tập chứa một số câu hỏi (Items) Trung bìnhmỗi quyển đề thi có khoảng 50-60 câu hỏi Tổng số bài tập trong toàn bộ đề thi PISAđược chia thành các đề thi khác nhau để đảm bảo rằng các học sinh ngồi gần nhaukhông làm cùng một đề và không thể trao đổi hoặc nhìn bài của nhau trong quá trìnhthi Mỗi đề thi đánh giá một số nhóm năng lực của một lĩnh vực cụ thể và được đónggói thành "Quyển đề thi PISA" để phát cho học sinh Thời gian để học sinh làm mộtquyển đề thi là 120 phút Học sinh được yêu cầu sử dụng bút chì để làm trực tiếp trên

"Quyển đề thi PISA" (đồng thời cũng được phép sử dụng các vật dụng khác như giấynháp, máy tính cầm tay, thước kẻ, máy tính di động, v.v., theo quy định của ngườigiám sát thi)

Kĩ thuật thiết kế đề thi được thực hiện để đảm bảo mỗi đề thi có đủ số học sinhtham gia làm đề đó, nhằm mục đích đảm bảo giá trị khi thực hiện thống kê và phântích các kết quả Ví dụ, vào năm 2012, các câu hỏi thi PISA trong lĩnh vực Toán, Khoahọc và Đọc hiểu đã được tổ hợp thành 13 quyển đề thi khác nhau (mỗi quyển đề thiđược học sinh thực hiện trong 120 phút) Mỗi học sinh được ngẫu nhiên chọn để làmmột trong 13 đề thi Để đánh giá năng lực phổ thông của học sinh, PISA sử dụng cácbài tập gọi là "Unit" (được cung cấp kèm theo tài liệu kích thích, có thể là văn bản,bảng biểu, biểu đồ, v.v.) và sau đó đi kèm với một số câu hỏi (item) được liên kết vớitài liệu đó

Điều này là một điểm quan trọng trong cách thiết kế đề thi, vì nó cho phép các câuhỏi đi sâu hơn (so với việc sử dụng các câu hỏi hoàn toàn độc lập - mỗi câu hỏi lại đặttrong một ngữ cảnh mới hoàn toàn) Điều này cũng cho phép học sinh có thời gian đểsuy nghĩ kỹ về tài liệu (do có ít tình huống hơn) và sau đó có thể sử dụng tài liệu đó đểđánh giá từ nhiều góc độ khác nhau Ngoài ra, phương pháp này cũng tạo thuận lợi

Trang 29

hơn trong việc liên kết với các tình huống thực tế trong cuộc sống Đồng thời, việc gánđiểm cho các câu hỏi trong một Unit được thực hiện độc lập với nhau [28] Mỗi bài tậpbao gồm 4 phần: Phần dẫn, Phần câu hỏi, Các phương án trả lời, và Mã hóa Phần dẫn

có thể được trình bày dưới dạng chữ, bảng, biểu đồ, v.v nhằm thiết lập ngữ cảnhchung cho các câu hỏi hoặc nhiệm vụ liên quan Các ngữ cảnh được lựa chọn dựa trênquan tâm và cuộc sống của học sinh, phải mang tính thực tế và khuyến khích đề cậpđến khái niệm, kiến thức, và quy trình được đánh giá Bối cảnh, câu hỏi, và câu trả lờiphải nằm trong khả năng của học sinh Ngôn ngữ phải dễ hiểu và trong sáng để họcsinh có thể hiểu tài liệu và câu hỏi, và nội dung phải đáp ứng các yêu cầu sau: gần gũivới học sinh ở các nước, thu hút sự quan tâm của học sinh, và có thể đánh giá các kháiniệm và phương pháp khoa học

Phần câu hỏi có các đặc điểm sau: Câu hỏi được lựa chọn phải mới, hấp dẫn vàthú vị với học sinh, cho phép đánh giá kiến thức về một khái niệm hoặc quy trình trongmột câu hỏi Tất cả các phần trong câu hỏi phải liên quan đến cùng một khái niệmhoặc quy trình, và phải liên quan đến bối cảnh Câu hỏi phải rõ ràng, không mơ hồ, vàkhông dẫn dắt để các câu trả lời của học sinh có thể phù hợp với các câu trả lời chuẩn(đáp án) Đối với câu hỏi về đọc hiểu, câu hỏi phải là một câu "kích thích" từ văn bản.Các bài tập sử dụng các loại câu hỏi thực tế sau đây:

- Câu hỏi trắc nghiệm đơn giản với nhiều lựa chọn (Multiple choice)

- Câu hỏi phức tạp Có - Không, Đúng - Sai (Yes - No; True - False complex)

- Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời dựa trên các phương án có sẵn (Close-constructedresponse question)

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (Short response question): Yêu cầu học sinh viết câutrả lời vào các dòng trống có sẵn

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (Open-constructed response question) (khi chấm, sẽphải tách ra từng phần để đánh giá):

+ Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ

+ Câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng lập luận để đồng tình hoặc bác bỏ một nhậnđịnh

+ Câu hỏi liên quan đến việc học sinh phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ,

sơ đồ, hình vẽ để trả lời câu hỏi

Các phương án trả lời (đối với câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi đúng - sai phứchợp) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Một câu trả lời đúng tốt hơn (chính xác hơn) các phương án sai

Trang 30

- Không để câu trả lời đúng dài và phức tạp hơn các phương án sai, mà ngược lại cácphương án sai phải ngắn và đơn giản hơn.

- Các phương án sai phải là những mệnh đề hợp lý nhưng không chính xác

- Các phương án sai phải liên quan đến các khái niệm khoa học được đề cập trong ngữcảnh và không vượt khỏi phạm vi kiến thức mà học sinh đã học

Mã hóa: Hướng dẫn mã hóa cần đáp ứng các yêu cầu thực tế sau:

- Mã hóa phải phù hợp với mục đích của câu hỏi (bổ sung các mô tả chung mà câu hỏinhằm đánh giá)

- Phải có một mô tả chính xác và rõ ràng cho mỗi loại mã hóa

- Bao gồm tất cả các phương án câu trả lời của học sinh

PISA sử dụng thuật ngữ "mã hóa" (coding) thay vì "chấm bài" vì mỗi mã củacâu trả lời được chuyển đổi thành điểm số tùy theo câu hỏi Các mã hóa thể hiện mức

độ trả lời bao gồm: Mức đạt được tối đa cho mỗi câu hỏi và được gọi là "Mức tối đa",mức "Không đạt" để mô tả các câu trả lời không được chấp nhận và bỏ trống không trảlời Một số câu hỏi có thêm "Mức chưa tối đa" cho những câu trả lời thỏa mãn mộtphần nào đó [16]

1.5.3 Những ưu điểm của bài tập PISA trong việc đánh giá năng lực của học sinh

Các câu hỏi của PISA thực tế dựa trên các tình huống trong đời sống thực vàkhông chỉ giới hạn trong cuộc sống hằng ngày ở trường học Các tình huống được lựachọn không chỉ để học sinh thực hiện các thao tác tư duy, mà còn để học sinh nhậnthức về các vấn đề xã hội như sự biến đổi khí hậu, phân biệt giàu nghèo, và cùng nhiềuvấn đề khác Các câu hỏi của PISA có nhiều dạng thức đa dạng, với sử dụng chất liệunhư biểu đồ, bảng biểu, và sơ đồ Trong các câu hỏi và bài tập PISA, không kiểm trachỉ kiến thức học được từ nhà trường mà đánh giá khả năng áp dụng kiến thức để giảiquyết các vấn đề mới đối với học sinh, kết nối chặt chẽ với các tình huống cuộc sống

Vì vậy, việc sử dụng bài tập PISA trong việc đánh giá năng lực của học sinh phù hợpvới hướng dẫn giảng dạy tiếp cận năng lực [18]

1.6 Thực trạng của việc sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA phát triển năng lực hóa học của học sinh ở trường trung học phổ thông hiện nay

1.6.1 Mục đích khảo sát

Tiến hành nghiên cứu và đánh giá thực tế về việc sử dụng câu hỏi và bài tập hóa họctrong trường THPT hiện nay

1.6.2 Nội dung khảo sát

Thực hiện một cuộc khảo sát về tình trạng sử dụng câu hỏi và bài tập Hóa họcnhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol vàPolymer” theo tiếp cận PISA của giáo viên ở trường THPT

Trang 31

1.6.3 Đối tượng khảo sát

- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở một số trường THPT thuộc địabàn thành phố Đà Nẵng

1.6.4 Phương pháp khảo sát

- Tiến hành gặp gỡ trực tiếp và tham gia cuộc tọa đàm để phỏng vấn các giáo viên

- Sử dụng phương pháp chuyên gia để khảo sát GV

- Kết quả các phiếu khảo sát được thu thập và xử lí dữ liệu bằng các hàm có sẵn trongphần mềm Microsoft Excel

1.6.5 Địa bàn khảo sát

- Các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.6.6 Phân tích và đánh giá kết quả khảo sát

Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2024 đến tháng 4/2024, tôi đã

- Dự giờ 1 tiết dạy khảo nghiệm của GV Hóa học trường THPT Nguyễn Trãi, quậnLiên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

- Gửi phiếu điều tra đến 18 GV thuộc các trường THPT Ngũ Hành Sơn, THPT NguyễnTrãi, THPT Ngô Quyền và THPT Liên Chiểu ở thành phố Đà Nẵng

Kết quả điều tra như sau:

* Thầy (cô) hiểu biết như thế nào về bài tập tiếp cận PISA?

Hình 1.13 Biểu đồ hiểu biết của GV về bài tập tiếp cận PISA

Qua hình 1.13 chúng ta có thể thấy được đa số GV đều biết sơ qua về bài tập tiếpcận PISA nhưng lại rất ít thầy cô áp dụng vào quá trình giảng dạy

*Thầy (cô) đánh giá như thế nào về bài tập theo hướng tiếp cận PISA

Hình 1.14 Biểu đồ đánh giá của GV về bài tập tiếp cận PISA

Trang 32

Qua hình 1.14 có thể thấy rằng, 55,56% GV cho rằng bài tập theo hướng tiếp cậnPISA phù hợp nếu GV hướng dẫn đúng phương pháp trong quá trình giảng dạy;11,11% GV đánh giá bài tập quá khó và tiếp cận với xu hướng dạy học quốc tế;22,22% GV cho rằng bình thường với HS Như vậy các GV đều cho rằng bài tập theohướng tiếp cận PISA là phù hợp nếu GV hướng dẫn đúng phương pháp.

* Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, ở bậc học THPT sẽ có những thay đổi trong nội dung môn Hóa học, theo thầy (cô) có nên sử dụng bài tập tiếp cận PISA vào quá trình dạy học môn Hóa học không?

Hình 1.15 Biểu đồ đánh giá của GV về sử dụng tiếp cận PISA trong dạy học

Qua hình 1.15 có thể thấy 55,56% GV cho rằng bài tập theo hướng tiếp cận PISA rấtphù hợp với chương trình giáo dục; 11,11% GV cho rằng nó chỉ thích hợp ở chủ đềđơn giản; 33,33% GV cho thấy nó chỉ nên sử dụng nhưng phải có hướng dẫn cụ thể

Từ đó có thể thấy đa số GV đều thấy bài tập theo hướng tiếp cận PISA rất phù hợp

* Thầy (cô) gặp khó khăn nào khi thiết kế các bài tập tiếp cận PISA trong giảng dạy môn Hóa học?

Hình 1.16 Biểu đồ khó khăn của GV khi thiết kế bài tập tiếp cận PISA

Qua hình 1.16 có thể thấy đa số GV đều chưa hiểu hệ thống năng lực học sinh, cũngnhư chưa có kĩ năng thiết kế và chưa nắm được quy trình thiết kế PISA và đưa vào quátrình dạy học Do đó cần phải tập huấn, hướng dẫn GV cung cấp về kĩ năng tiếp cậnbài tập PISA cho GV

*Thầy (cô) đã sử dụng bài tập tiếp cận PISA trong giảng dạy như thế nào?

Trang 33

Hoạt động giảng dạy

Mức độ sử dụng Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

*Theo thầy (cô) việc sử dụng bài tập tiếp cận PISA để đánh giá năng lực HS có hiệu quả như thế nào trong công tác giảng dạy?

Hình 1.17 Biểu đồ đánh giá của GV khi sử dụng bài tập tiếp cận PISA đánh giá NL

Qua hình 1.17 có thể thấy đa số bài tập theo hướng tiếp cận PISA được GV chorằng đánh giá tương đối đầy đủ năng lực của học sinh; 11,11% không đánh giá đượcnăng lực GV và 22,22% chỉ đánh giá được 1 số năng lực của HS cũng như đánh giáđầy đủ năng lực của HS phù hợp thông lệ quốc tế

*Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra, chỉ chú trọng

đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học chưa chú ý phát huy năng lực, tư duy khoahọc của HS,

Trang 34

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo nên nội

dung bài tập chưa phong phú, chưa tạo hứng thú học tập cho HS

- GV chưa khai thác triệt để các tình huống có trong thực tiễn cuộc sống cũng như dạy

học để thiết kế bài tập

- GV thường không để ý nhiều đến ý kiến cá nhân HS, các em lĩnh hội kiến thức bị

động và phụ thuộc vào GV

Trang 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước về năng lực Hóa học, phát triển và đánh giá năng lực Hóa học,đánh giá năng lực của học sinh dựa trên quan điểm PISA và bài tập theo tiếp cận PISA.Kết quả cho thấy năng lực Hóa học là một năng lực chuyên môn cần được rèn luyện vàphát triển cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh xã hội đòi hỏi nguồn nhânlực có khả năng thích ứng với sự biến đổi liên tục của thế giới Để phát triển năng lựcHóa học cho học sinh trung học phổ thông, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ vàdần dần chuyển sang chương trình dạy học phát triển năng lực, sử dụng phương pháp

và kỹ thuật dạy học tích cực, linh hoạt và hợp lí, kiểm tra và đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh theo hướng đánh giá năng lực, tiếp cận các chương trình đánh giá họcsinh quốc tế Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung quan tâm đến việc sửdụng bài tập phát triển năng lực Hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung họcphổ thông trong quá trình dạy học và đánh giá năng lực của học sinh

Dựa trên những nội dung trên, tôi có cơ sở để tự tin nghiên cứu và đề xuất phươngpháp thiết kế bài tập Hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thônghiện nay trong việc dạy chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer”,nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT một cách tối ưu ởchương 2

Trang 36

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THEO TIẾP CẬN PISA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “DẪN XUẤT

HALOGEN- ALCOHOL- PHENOL VÀ POLYMER”

1.1 Phân tích chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và Polymer”

Nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và

Polymer”

Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi xin trình bày nội dung chủ đề“Dẫn xuất Halogen

- Alcohol - Phenol và Polymer”

Bảng 1.3 Yêu cầu cần đạt của chủ đề “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol và

Polymer”

DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

Dẫn xuất Halogen – Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen

– Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danhpháp thay thế (C1 – C5) và danh pháp thường của một vàidẫn xuất halogen thường gặp

– Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫnxuất halogen

– Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của dẫn xuấthalogen: Phản ứng thế nguyên tử halogen

(với OH– ); Phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắcZaisev

– Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm thuỷphân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được cáchiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hoá họccủa dẫn xuất halogen

– Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; táchại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon(CFC) trong công nghệ làm lạnh Đưa ra được cách ứng

xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogentrong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,chất kích thích tăng trưởng thực vật )

Alcohol Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát của

alcohol no, đơn chức, mạch hở; khái niệm về bậc củaalcohol; đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử củamethanol, ethanol

– Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danhpháp thay thế một số alcohol đơn giản (C1 – C5), tên

Trang 37

thông thường một vài alcohol thường gặp.

Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí của alcohol(trạng thái, xu hướng của nhiệt độ sôi, độ tan trong nước),giải thích được ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến nhiệt

độ sôi và khả năng hoà tan trong nước của các alcohol.Trình bày được tính chất hoá học của alcohol: Phảnứng thế nguyên tử H của nhóm –OH (phản ứng chung củaR–OH, phản ứng riêng của polyalcohol); Phản ứng tạothành alkene hoặc ether; Phản ứng oxi hoá alcohol bậc I,bậc II thành aldehyde, ketone bằng CuO; Phản ứng đốtcháy

Thực hiện được các thí nghiệm đốt cháy ethanol,glycerol tác dụng với copper(II) hydroxide; mô

tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chấthoá học của alcohol

Trình bày được ứng dụng của alcohol, tác hại của việclạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; Nêu được thái độ,cách ứng xử của cá nhân với việc bảo vệ sức khoẻ bảnthân, gia đình và cộng đồng

Trình bày được phương pháp điều chế ethanol bằngphương pháp hydrate hoá ethylene, lên men

tinh bột; điều chế glycerol từ propylene

Phenol Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo

một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạngphân tử của phenol

– Nêu được tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóngchảy, độ tan trong nước) của phenol

– Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của phenol:Phản ứng thế H ở nhóm –OH (tính acid: thông qua phảnứng với sodium hydroxide, sodium carbonate), phản ứngthế ở vòng thơm (tác dụng với nước bromine, với HNO3

đặc trong H2SO4đặc)

– Thực hiện được (hoặc quan sát video, hoặc qua mô tả)thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodiumcarbonate, với nước bromine, với HNO3 đặc trong H2SO4

đặc; mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tínhchất hoá học của phenol

– Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol(từ cumene và từ nhựa than đá)

Trang 38

Đại cương về Polymer – Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên của một số

polymer thường gặp (polyethylene (PE), polypropylene(PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC),polybutadiene, polyisoprene, poly(methyl methacrylate),poly(phenol formaldehyde) (PPF), capron, nylon-

6,6)

– Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt

độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học(phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide,polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyênmạch của một số polymer)

Trình bày được phương pháp trùng hợp, trùng ngưng đểtổng hợp một số polymer thường gặp

Chất dẻo và vật liệu

composite

– Nêu được khái niệm về chất dẻo

– Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điềuchế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene(PS), poly(vinyl chloride) (PVC), polybutadiene,polyisoprene, poly(methyl methacrylate), poly(phenolformaldehyde) (PPF)

– Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại củaviệc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất Nêuđược một số biện pháp để hạn chế sử dụng một số loạichất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sứckhoẻ con người

– Nêu được khái niệm về composite

– Trình bày được ứng dụng của một số loại composite

Nêu được khái niệm và phân loại về tơ

– Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ

tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm, ), tơ nhân tạo(tơ tổng hợp như nylon-6,6; capron; nitron hay olon, và

tơ bán tổng hợp như visco, cellulose acetate, )

Cao su Nêu được khái niệm cao su, cao su thiên nhiên, cao su

nhân tạo

– Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụngcủa cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao

su buna-S, cao su buna-N, chloroprene)

– Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao

su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, chloroprene)

Trang 39

– Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hoá caosu.

2.2 Thiết kế bài tập phát triển năng lực hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thông

- Đáp ứng mục tiêu đánh giá của PISA

2 Áp dụng cơ sở khảo nghiệm:

- Dựa trên các vấn đề thực tế trong cuộc sống của học sinh cá nhân, cộng đồng và xãhội liên quan đến kiến thức về chương “Dẫn xuất Halogen - Alcohol - Phenol” lớp 11

và chương “Polymer” lớp 12

- Xem xét các năng lực cần thiết (như tư duy hóa học, toán học, đọc hiểu và kỹ năng

áp dụng kiến thức vào thực tế) để phát hiện và giải quyết vấn đề, nhằm chuẩn bị chocuộc sống tương lai của học sinh

Vì vậy, việc thiết kế bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA có thể bắt đầu từ:

- Các kiến thức và kỹ năng cần được kiểm tra

- Các tình huống và vấn đề thực tế trong cuộc sống liên quan đến kiến thức hóa học

- Các năng lực chung và năng lực đặc thù cần phát triển cho học sinh

- Sự tham khảo một số bài mẫu từ PISA

- Sử dụng một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn

2.2.2 Thiết kế bài tập phát triển năng lực hóa học theo tiếp cận PISA cho học sinh trung học phổ thông

Dựa vào cơ sở, nguyên tắc và quy trình thiết kế bài tập phát triển năng lực Hóa họctiếp cận PISA như trình bày ở mục trên, tôi đã thiết kế bài tập theo từng tiêu chí, mức

độ biểu hiện tiêu chí của các năng lực trên cơ sở các mạch nội dung chương trình giáodục phổ thông 2018 liên quan đến các vấn đề PISA quan tâm như sức khỏe, tài nguyênthiên nhiên, môi trường, nguy cơ, ranh giới giữa khoa học và công nghệ ở các mức độ

cá nhân, xã hội và toàn cầu, ứng dụng như sau:

Bài tập về dẫn xuất Halogen

Bài tập 1 Thuốc giảm đau Ethyl chloride (Chủ đề Dẫn xuất Halogen Alcohol

-Phenol: Dẫn xuất halogen)

Thuốc gây tê tại chỗ “Ethyl Chloride” là chất làm mát bằng hơi (chất làm lạnh da)được sử dụng để ngăn ngừa cơn đau do tiêm và các thủ tục phẫu thuật nhỏ Thuốc gây

tê tại chỗ ethyl cloride cũng được sử dụng để giảm tạm thời các chấn thương thể thao

Trang 40

nhỏ.Thuốc gây tê tại chỗ ethyl chloride là một loại thuốc theo toa được sử dụng làmthuốc gây tê cục bộ để giảm đau liên quan đến việc đặt ống thông tĩnh mạch và các thủthuật tiểu phẫu Ethyl chloride trước đây được sử dụng như một chất thẩm mỹ nóichung và cũng là một thành phần trong xăng pha chì Do đặc tính gây mê của nó, ethylchloride được phân loại là một loại thuốc có khả năng bị lạm dụng.

Ethyl chloride có sẵn ở dạng phun sương khí dung, phun mịn và phun trung

bình Ethyl chloride thường được phun lên vùng da nguyên vẹn trong 3 đến 10 giây,tùy thuộc vào công thức được sử dụng Nên sử dụng ở nơi thông thoáng, cẩn thậntránh vào mắt, mũi và miệng của bệnh nhân

Hình 1.1 Thuốc giảm đau Ethyl chloride

a) CTCT của ethyl chloride ? (1.1)

b) Từ các khái niệm và cách sử dụng chất gây tê tại chỗ ethyl chloride thì có nên sửdụng thường xuyên hay không? (1.2)

c) Nếu người dùng lỡ hít phải ethyl chloride thì người dùng sẽ như thế nào? (1.3)d) Ethyl chloride có dễ cháy không? (1.4)

Bài tập 1:

a) * Mức đầy đủ: HS viết được CTCT

* Mức không đầy đủ: HS không viết được CTCT

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w