1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CÁCH GIẢM STRESS HIỆU QUẢ pptx

3 257 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 126,17 KB

Nội dung

CÁCH GIảM STRESS HIệU QUả Trong công việc lẫn cuộc sống, bạn có thể thất stress ở khắp mọi nơi. Từ áp lực phải đảm bảo doanh thu/chỉ tiêu trong công việc, khỏi bị sa thải, giảm lương… đến sự lo toan về kinh tế gia đình ngày càng thắt lưng buộc bụng bởi giá cả leo thang… Dù bạn là một nhà quản lý tài ba, nhiều kinh nghiệm, bạn cũng không tránh khỏi nhiều lúc mất đi sự tự chủ bản thân, sa vào nỗi lo triền miên. Làm thế nào để vực dậy tinh thần, khơi lại niềm tin vào bản thân và giải tỏa những cơn stress đang vây quanh bạn? Bạn hãy thử làm theo 5 mẹo sau đây: 1. Hãy trút bỏ stress theo cách tích cực Mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phương cách riêng của mình để giải tỏa stress, tuy nhiên, đừng lựa chọn cách tiêu cực như uống rượu giải sầu hay quát tháo chồng/vợ con/nhân viên mà hãy tìm những phương pháp tích cực hơn. Nếu bạn thích viết nhật ký, hãy “nhồi nhét” tất cả chuyện gây stress hàng ngày của bạn vào sổ nhật ký, rồi sau đó đọc lại chúng. Như thế, bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối diện với những điều khiến bạn stress, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp. Bạn cũng có thể mua một chồng đĩa sành rẻ tiền, đóng kín phòng riêng và trút bỏ nỗi áp lực của công việc bằng cách… ném bể đĩa. Nỗi stress của bạn hẳn sẽ vơi bớt phần nào theo từng chiếc đĩa bể tan tành. Tin tôi đi, mẹo vặt này sẽ giúp bạn được giải tỏa không ngờ, khiến đầu óc bạn nhẹ nhàng sảng khoái hẳn. Đơn giản và hưởng thụ hơn, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với bọt xà phòng thơm sau khi đi làm về, đấy cũng là cách giảm stress hiệu quả. 2. Học cách từ chối Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này – nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn. Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress. Giữ cho bản thân thoải mái ngoài giờ làm việc cũng là điều quan trọng để tránh stress, ví như nếu bạn không thích tiếng TV ồn ào, hãy tắt nó đi. Nếu hôm ấy bạn không muốn đi làm bằng xe máy khói bụi, hãy gọi taxi. Đừng để gánh nặng chạy đua với thời gian đè lên vai bạn mà hãy thử sống chậm lại, mỗi tuần một ngày thôi cũng được. Một khi bạn giữ được trạng thái cân bằng trong cả công việc lẫn cuộc sống, stress sẽ phải từ bỏ bạn. 3. Hãy rộng lượng Dù bạn luôn nhìn thấy khuyết điểm của nhân viên hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra với mọi người và cả bản thân mình. Bạn có quyền giận dữ khó chịu, nhưng bạn không thể khắc phục sai lầm chỉ bằng sự giận dữ, mà chỉ càng làm mọi việc rối tung thêm. Hãy bình tĩnh, rộng lượng và vị tha. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và càng gần gũi bạn hơn, chỉ có stress là phải chạy xa khỏi bạn, tôi cam đoan thế! 4. Thắt chặt các mối quan hệ “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” trong cuộc khủng hoảng, các bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, già đình và bạn bè để đứng vững. Chia sẻ nỗi lo, niềm hy vọng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề để nhận lại những lời khuyên bổ ích chính là cách tốt nhất để giải tỏa stress và giúp bản thân cũng như công ty giữ vững tay chèo, vượt qua sóng cả. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu hiện nay. Bạn hãy thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người thân, biết đâu bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ! 5. Nâng cao kỹ năng để giải quyết tốt công việc Bạn stress vì cảm thấy bế tắc trong cơn khủng hoảng? Có thể vì tình hình chung quá khó khăn, nhưng cũng có thể một phần vì bạn chưa trang bị cho mình đủ kỹ năng phù hợp để có thể ứng dụng, từ cách quản lý thời gian, nhân viên cho đến việc kinh doanh thời khủng hoảng. Hãy học hỏi nhiều hơn nữa, từ tình hình thực tế, từ kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo nổi tiếng, và từ những khóa học nâng cao kỹ năng thiết thực. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng kỹ năng quản lý phù hợp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề, dù là thời khủng hoảng hay lúc phồn vinh . sau khi đi làm về, đấy cũng là cách giảm stress hiệu quả. 2. Học cách từ chối Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn. CÁCH GIảM STRESS HIệU QUả Trong công việc lẫn cuộc sống, bạn có thể thất stress ở khắp mọi nơi. Từ áp lực phải đảm bảo doanh thu/chỉ tiêu trong công việc, khỏi bị sa thải, giảm lương…. những cơn stress đang vây quanh bạn? Bạn hãy thử làm theo 5 mẹo sau đây: 1. Hãy trút bỏ stress theo cách tích cực Mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phương cách riêng của mình để giải tỏa stress,

Ngày đăng: 29/06/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w