1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam ở Nam Bộ Việt Nam hiện nay (Phần 2)

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 67,25 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, vì muốn lưu giữ nguồn cội, bản sắc văn hóa nên các tín ngưỡng cộng đồng của NHHN vẫn còn được bảo lưu, dù có thay đổi phần nào nhưng vẫn còn giữ được cốt lõi, giữ lại được

Trang 1

miếu không phối thờ những vị thần khác mà chỉ phối thờ bài vị tiền hiền, xác đồng,

pháp sư (Chiêu Ứng Từ - Lấp Vò, miếu Ông Bồn - Cửa Cạn) Thậm chí, năm 2022, Phú Quốc xây dựng Từ Đường Công Đức dé thờ riêng những vị tiền hiền, pháp sư, xác đồng Ngoài việc để những người làm xác đồng, pháp sư đang phụng sự thấy trước

được họ sẽ được thờ tự trang trọng, được nhang khói mỗi ngày, cùng nhận được sự

kính ngưỡng của ba tanh như các vị thần, từ đó họ hết lòng làm việc cho thần, cho

cộng đồng Việc này còn giáo dục truyền thống cho con cháu đời sau biết tôn thờ, hiếu kính với các bậc tiền nhân Một người dân Phú Quốc cho biết:

“Chua nao cũng có điện thờ các vi có công với chùa, các vi xác ông hoặc xác ba, đề

nhớ ơn những vị đó mà mình có ngày hôm nay, uống nước nhớ nguồn Chứ không

phải hồi sống tham gia, chết rồi không ai nhớ, mặc dù các vị có về đó ăn bữa cơm hay

không chúng tôi cũng không thấy, nhưng về mặt tâm linh, tụi tôi đã đối với với các

ngài các vi rất tôn trọng, mà còn giáo dục thế hệ sau” (phỏng vấn NDH, 26.01.2019,Phú Quốc)

Việc thờ thổ địa trong miếu, hội quán, tại gia cũng với ý nghĩa giáo dục “mình ở đâu thì cũng phải có đất đai, nhờ có ông bà đất đai thì mình mới tồn tại Cái đó là uống nước nhớ nguồn, là đạo lý” (phỏng van LSM, 26.01.2019, Phú Quốc).

Tuy nhiên, qua các cuộc trò chuyện với nhau giữa những người cùng cộng

đồng và chúng tôi phỏng vấn được người thân của một số xác đồng, pháp sư (người

đọc kinh, phụ Ông khi lên đồng) thì hầu như là cha truyền con nối Ong PSD ở Phú

Quốc (2019) cho biết: “Ba của anh hồi trước hầu Ông, ba mat rồi minh là con theo

nghiệp của ba” Còn chị H ở Kiên Lương (2020): “Tại có dòng, bắt dòng họ không Dòng họ phải có một người dé bắt Trong dòng ho mình thôi, ví du mấy ông chết rồi

thì mấy ống cũng lựa trong dòng họ bắt một người Gia truyền ” Như vậy, ân thị của việc lựa chọn người phụ trợ cho thần thánh cho thấy tính chính thống vẫn là yếu tố tiên quyết trong tín ngưỡng dân gian của NHHN, than van theo tính tôn ti trật tự, không

chọn lựa quá qua loa.

Khi mới đến sinh sống tại Việt Nam, trong tâm niệm họ đặt họ vào thân phận khách trú nên luôn giáo dục con cháu hướng về nguồn cội, nhớ quê cha đất tổ, “chim

có tổ, người có tông ” Quê hương bản quán quá xa xôi, vì vậy họ thé hiện điều đó qua đời sống tín ngưỡng dân gian cộng đồng, với cốt lõi triết lý truyền thống hiếu đạo,

truyên thông đại tộc, v.v Trong một sô miêu còn có thờ mô hình con tau, đây là nhắc

Trang 2

nhở một thời ky lênh đênh vat vả vượt đại dương mênh mông dé tìm cuộc sống mới,

hay những ngôi mộ xưa cũng kiến trúc hình con tàu được trang trí những ngọn sóng, phải chăng đây là sự gởi gắm mong muốn sau khi chết, linh hồn của họ sẽ đi trên con tàu vượt biển về lại cố hương Cũng với biểu tượng của con tàu, tại khuôn viên miéu Son than ((1) - ông Hồ anh) - Kiên Lương, có một con thuyền được xây dựng kiên cố

với kích thước thu nhỏ lại cùng với 5 trụ tượng trưng cho 5 xã của Bình An lúc bấy giờ.

Day là biểu tượng gắn kết cộng đồng Việt - Hoa khi người Hoa chọn Bình An của Việt Nam làm nơi sinh sống Nó phù hợp với lý thuyết lựa chọn duy lý Khi được hỏi về con thuyén được xây tại miéu Son than thì “cái này là cái thuyền 108 vị, tượng trưng”

(phỏng van HCM, 27.01.2019, Kiên Lương) Rõ ràng, dù họ không biết rõ sự tích, nguồn gốc về 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt, nhưng trong tâm thức họ vẫn được nhắc nhở truyền thống và lưu giữ nó: “Cái thuyền này lâu rồi Cũng làm lại rồi vì mấy cái

cây này cứ lên, sợ nó sập rồi kêu anh em lượm đá trên núi xuống, xây lên chặn lại đừng cho ba cái cây này sập” (phỏng vấn một người đang sửa miéu Son than,

27.01.2019, Kiên Luong) Hay tại miếu Chiêu Ứng - Lap Vò, di người NHHN ở đây

không còn nhiều, hầu như không còn ai biết về nguồn gốc của miéu nhưng chúng tôi vẫn thấy bên cạnh miéu là mô hình một con thuyền được xây với kích thước nhỏ lại Đây chính là ý thức muốn lưu truyền cho thế hệ sau bằng những biểu tượng cụ thể, lưu giữ ký ức lich sử gắn liền với dân tộc mình Nên “tiền bối dé lại thi mình tiếp tục phụng

sự, dé cho con cháu đời sau Nếu có lịch sử dé lại thì quý Toàn truyền miệng Giờ

mình biết đến đâu lưu truyền đến đó, tinh thần là vậy” (phỏng vấn LSM, 21.10.2019, Phú Quốc).

Tiếp nói truyền thống từ bản quốc, các giá trị văn hóa được lồng ghép trong những huyền thoại và truyền thuyết, các nghi thức trong cúng tế, trong các lễ pham, trang phục thực hành tế lễ Mặc dù những phương thức ấy có yếu tố mê tín nhưng

không thé bỏ qua các giá trị văn hóa được thiết lập từ những quy chuẩn đạo đức chung.

Vì huyền thoại, truyền thuyết, lễ nghi chứa đựng những quy tắc đạo đức chung của

xã hội Cho nên tại từng miéu, hội quán, các vi thần đều có những câu chuyện lịch sử,

điển cố gan với cuộc đời, sự hiển linh của các vi thần ay va được lưu truyền bằng

nhiều cách khác nhau, song chủ yếu là truyền miệng Những câu chuyện ấy được lưu

truyền bằng cách đơn giản, dễ hiểu, lý thú để người nghe dễ nhớ để giáo huấn con

Trang 3

cháu trong cộng đồng Những giá trị văn hóa được NHHN thé hiện như: truyền thống đạo hiếu qua truyền thuyết, huyền thoại về Thiên Hậu cứu cha và anh, Huê Quang cứu mẹ; ý nghĩa cắt cô gà sống tế thần mang ý nghĩa dé ông Huê Quang thé hiện chữ hiếu với mẹ; truyền thống uống nước nhớ nguồn qua các lễ phẩm cúng tế như đê, cá biển, bún xào Tat ca cho thấy những yếu tố thiêng ấy lai ân thị nhiều yếu tổ tư tưởng hợp

lý, từ đó ran dạy con người hiếu đạo, làm thiện trừ ác, tu thân tích đức, trung đũng lễ

tín Và một cách vô hình, các giá trị đạo đức ấy được truyền bá trong cộng đồng một cách mưa dam thắm dat Nó phản ánh mỗi quan hệ khang khít giữa cội nguồn và dòng chảy văn hóa truyền thống, bên cạnh đó phản ánh bản sắc cộng đồng phương ngữ Hải

Nam và không thê tách rời văn hóa mẹ - văn hóa Trung Hoa.

Tại đảo Hải Nam, ngoại trừ đền Không Tử, nhiều đền thờ, di tích, tượng bị phá

bỏ trong thời kỳ Cách mang Văn hóa Tất cả các vật liệu của đền được sử dụng dé xây

dựng các cơ sở chính quyền địa phương, kho ngũ cốc, hợp tác xã cung ứng Tất cả các giấy viết trong quá khứ đã được thu thập lại và bị đốt, điều này thật sự đáng tiếc

(theo Hai Nam tỉnh chí [#132355], mục lịch chí [JJZE]) Do đó, cùng với quá trình

giao lưu văn hóa, công hiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, một số miéu đền, nghỉ lễ

không còn được giữ lại và thực hiện như xưa Theo ông NTT, ông vẫn thường liên lạc

với bà con đòng họ ở thôn Trung Đài, thành phố Văn Xương, và người thân của ông

rất ngạc nhiên khi nghe ông kể và cho xem những hình ảnh về miếu, phong tục của

NHHN ở Ninh Hòa Họ nói Cách mạng văn hóa tan phá nên còn lại quá it các cơ sở tín

ngưỡng, mới khôi phục lại Với chuyến đi về Hải Nam của ông vào năm 2019, ông đã kết luận: Bây giờ không còn những miếu ngày xưa, các phong tục tín ngưỡng cũng không bài bản như ở Việt Nam (tư liệu điền dã, 2020, Ninh Hòa) Tại Việt Nam, vì muốn lưu giữ nguồn cội, bản sắc văn hóa nên các tín ngưỡng cộng đồng của NHHN vẫn còn được bảo lưu, dù có thay đổi phần nào nhưng vẫn còn giữ được cốt lõi, giữ lại được nguyên bản nhiều hơn so với cố quốc Đây chính là sự hóa thạch ngoại biên.

Đối với cộng đồng NHHN ở Nam bộ, do quá trình sinh sống cộng cư với các dân tộc khác quá lâu nên khả năng sử dụng phương ngữ Hải Nam dần mai một, thậm

chí có nơi không còn nói được tiếng Hải Nam (Thành phố Cà Mau, Lap Vò, Hà Tiên,

Mỹ Tho) (Trần Thị Bích Thủy, 2021b) Song, cùng với giáo dục gia đình và định hướng bản sắc tộc người, thì nhờ vào sự duy trì thực hành tín ngưỡng dân gian cộng

Trang 4

đồng, thờ cúng tô tiên, lễ hội truyền thống mà ho thé hiện và duy trì được bản sắc văn hóa của mình Đây là phương cách truyền bá văn hóa Trung Hoa của họ theo quan điểm nhị nguyên trong giáo dục gia đình và cộng đồng Việc nay có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhóm tộc người này Vì vậy có thể nói sinh hoạt tín ngưỡng hàng ngày

hoặc các dịp lễ vía là một trong những cách xây dựng và bảo vệ thành trì văn hóa hữu hiệu Trong các dịp lễ vía, lễ hội, mỗi cá nhân, hội quán được hồi tưởng, tái hiện, học

tập lẫn nhau, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác từ các nghi thức tế lễ, đến các hoạt động chuẩn bị cho việc tế lễ: về âm thực, trang phục, nghệ thuật Quỳnh kịch, múa lân

Dù sinh sống qua từ 5 đến 6 đời người tại Việt Nam, có quá nhiều thay đổi qua nhiều thế hệ, nhưng họ vẫn nhớ đến nguồn gốc của mình Điều này thể hiện rõ qua việc thực hành tín ngưỡng cộng đồng tại các miéu, hội quán, qua các lễ tiết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Thanh minh, Vu lan, Đông chí Đây là truyền thống văn hóa của họ, thé hiện triết lý nhân sinh sâu sắc của cộng đồng họ trong việc ứng xử với bậc tiền nhân cũng như giáo dục người đang sống Tôn thờ những người đã khuất bởi họ quan

niệm chết chưa phải là hết, linh hồn vẫn còn để luôn theo dõi và phù hộ cho con cháu đời sau Vì vậy, con cháu càng phải luôn nhớ ơn những bậc tiền nhân, làm đúng bổn

phận của mình, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng, điều chỉ hành vi phù hợp với nơi mình đang sống, gìn giữ và lưu truyền phong tục tốt đẹp của dân tộc.

“Thanh minh [ ] là dip con cháu báo hiếu, giáo dục đạo lý hiếu thuận, đoàn tụ gia

đình, thân tộc, vui chơi Cộng đồng NHHN ở Tp.HCM đã và đang gìn giữ nét văn hóatâm linh dịp Thanh minh của mình qua từng thế hệ tiếp nối với những lễ nghỉ thiết

thực, qua đó thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc của họ đối với con người, về nguồn cội,

về tâm linh” (Trần Thị Bich Thủy, 2018, tr.157)

Nghĩa từ là nơi thực hiện truyền thống văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống này của họ, thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc của cộng đồng họ trong việc ứng

xử với người đã khuất cũng như giáo dục người đang sống Qua quá trình di cư, văn hóa truyền thống tuy có nhiều biến đổi và khác với nguyên bản ban đầu để phù hợp

với thực tế, trong quá trình sinh sống và hòa nhập, nghĩa từ đã góp phần giúp cộng

đồng NHHN giữ những giá trị văn hóa chuyên biệt, được gìn giữ qua các thế hệ con cháu Với quan niệm chết chưa phải là hết, đó chỉ là mat mát về thé xác nhưng linh

hồn vẫn còn tôn tại mãi nên người Hoa đã lập nên từ đường để thờ cúng những người

Trang 5

đã khuất Ở thế giới tâm linh, những người đã khuất luôn dõi theo và phù hộ cho con cháu của họ, vi vậy, con cháu phải luôn làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình, gởi lòng tri ân, tưởng nhớ đến công lao của cha ông đi trước, qua đó giáo dục thế hệ con cháu có trách nhiệm với cộng đồng và nơi mình sinh sống, lưu truyền những phong tục tốt đẹp của dân tộc NHHN gọi từ đường là nghĩa từ vào các dịp lễ giỗ, Thanh minh, Vu lan đây là nơi linh thiêng kết hợp với thời khắc âm đương tương thông, dé thể hiện ứng xử giữa người sống với người chết và thế giới xung quanh.

Không chỉ NHHN mà các nhóm phương ngữ Hoa khác ở Nam bộ cũng vậy,thực hành trong tín ngưỡng cộng đồng không chỉ là nối tiếp truyền thống mà còn là

vọng tưởng về cô hương Ngay cả khi tâm thức lạc dia sinh căn đã dan thay thay thé cho lac địa quy căn thì việc gan kết cộng đồng cùng huyết thống, cùng phương ngữ,

cùng phong tục vẫn không thay đổi Bởi đây là cốt lõi của bản sắc văn hóa người Hoa.

3.3.3 Giá trị / khả năng ứng biến với thời thế

Cộng đồng NHHN sông rải rác tại một số địa phương dọc theo ven bờ biển ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ Việt Nam, song tại mỗi địa phương họ lại sông tụ cư với nhau Với sự đa dạng từ văn hóa bản địa, sự di cư nhiều đợt khác nhau, tụ cư nhiều

vùng sinh thái khác nhau nên tín ngưỡng cộng đồng NHHN ở Nam bộ rất đa dạng Họ

thích nghỉ linh hoạt với sinh thái văn hóa vùng đất họ đến định cư, ứng biến với thời

cuộc lịch sử Việt Nam và thờ tự những vị thần phù hợp Quá trình lịch sử di dân và

quyết định tiếp tục ở lại hay di cư tiếp của một bộ phận người Hoa trong các giai đoạn lịch sử đã phần nào phản ánh được khả năng ứng biến thời cuộc của họ Với NHHN,

trường hợp di cư của một bộ phận không nhỏ nhóm phương ngữ này ở Cà Mau là một

ví dụ điển hình Việc mắt long mạch vì bị Pháp chiếm miéu chỉ là cdi cớ dé họ ra nước ngoài được chính danh trong bản tộc và với cả vị thần mà họ đang cúng thờ Vì chỉ những người giàu có, đủ điều kiện dé có thé ra nước ngoài sinh sống, còn lại chỉ những người nghèo (đã dẫn chứng ở chương 2) Nếu không lấy cớ đó thì họ sẽ khó ăn nói với vùng đất đã từng cuu mang ho Mặt khác, người đời sau cần nhìn khách quan hon, vi

nơi nào dé sinh sông, yên én hon thì sẽ là nơi chọn lựa của họ; mà lúc bay giờ, Việt

Nam đang bị Pháp chiếm đóng Đó là điều tat yêu của sự lựa chọn duy lý.

Trang 6

Ban đầu, các tín ngưỡng dân gian của NHHN chỉ mang chức năng, ý nghĩa bảo

hộ cộng đồng họ dé được yên ồn làm ăn, duy trì truyền thống dé còn trở về cố quốc, đó

là tâm lý của những người yếu thé, mang tâm lý lạc dia quy căn, là khách trú, là mang tính khứ hồi, nên họ chỉ lo làm kinh tế, không chú ý lịch sử cộng đồng, chưa để ý nhiều đến vấn đề mở rộng liên kết cộng đồng ở những địa phương khác, vấn đề chính

danh, chính thống Khi còn mang tâm lý ấy, NHHN sẽ biến việc thực hành các nghỉ lễ

trở thành trở thành một quy chuẩn dao đức, một hệ thống dé duy trì xã hội và thúc day nền kinh tế của cộng đồng Hau hết các hội trưởng của các hội quán, miéu của NHHN

ở Nam bộ đều cho rằng: lúc bay giờ tô tiên nghèo khổ, chỉ lo làm kinh tế dé lo cho gia đình nên họ không quan tâm đến lịch sử đền miếu; họ thực hành các nghi lễ trong tín

ngưỡng dân gian theo truyền miệng và thói quen “Ông Ngô Thanh Hoa‘ phát biéu,

ngày xưa người Hoa mình không đoàn kết, thành thử thua các hội anh em, thành thử mình đứng hang thứ 4 thứ 5 Xưa chia rẻ nên chỉ lo làm ăn” (phỏng vấn PQN, 27.01.2019, Kiên Lương) Hiện nay, cộng đồng NHHN đã và đang kết nối tất cả các hội quán, miéu từ Nam bộ ra Trung bộ Như lễ kỷ niệm 150 năm Hội Quán Hải Nam ở

Ninh Hòa, tụ hội tất cả Ban trị sự trong cả nước Hay cộng đồng NHHN ở Tp.HCM,

Phú Quốc hỗ trợ rất nhiều đến các cộng đồng ở Mỹ Tho, Cà Mau, Kiên Giang.

Gia tri Ứng biến với thời thé thé hiện rat rõ qua quá trình chính thống hóa tục thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt từ những người bình thường tăng cấp lên trở thành

những người có công rồi họ được tăng giá trị thần thánh hóa lên thành những vị thần

và được thờ rộng khắp với chức năng đại diện cho bản sắc Hoa Hải Nam Đó là do họ

biết vận dụng tinh thiéng hợp lý Khi tục thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt được chính

thống và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực miền Trung thì tục thờ này đã quay ngược trở lại ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian tại đảo Hải Nam.

NHHN tận dụng tục thờ này được chính thống hóa từ sắc phong Chiêu Ứng Anh Liệt

do vua Tự Đức ban và vua Duy Tân tấn phong Dực Bảo Trùng Hưng, đã kết hợp với

tín ngưỡng Huynh Đệ Công (vong hồn của những người tai nạn khi đi biển) của bảnđịa và phú lên đó một lớp áo khoác mới cho tín ngưỡng này với một câu chuyện dân

gian khác (xem phần Phụ lục).

4 Hội trưởng Hội Quán Hải Nam Tp.HCM, là nơi được xem là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng NHHN ở Nam bộ.

Trang 7

“Đáng chú ý là sắc lệnh của vua Tự Đức năm 1851 chỉ cho phép các cộng đồngNHNN ở các tinh Quảng Nam, Quảng Ngãi được lập ban thờ người quá cố trong sựkiện 1851; tuy nhiên, cộng đồng này, dưới nhu cầu thực tế của họ, đã chuẩn hóa,

chính thống hóa thành một đạng tín ngưỡng cộng đồng mang tính đại diện sắc thái tộc

người cao Trong khi dấu vết nguyên thủy của nó là tục thờ vong hồn người đã trựctiếp giáo dục truyền thống gia đình, chữ hiếu và lòng biết ơn (Rob Weller 1987, tr.24)yếu tố chính thống hóa của nó lại mang lại những giá trị chung được cả cộng đồng

thừa nhận và chia sẻ Nói cách khác, tục thờ Chiêu Ứng Anh Liệt về bản chất nằm

giữa kết nối nghi lễ gia đình và cộng đồng” (Nguyễn Ngọc Thơ và Trần Thị BíchThủy, 2022, tr.269).

Khi đã trở thành một tục thờ đại diện cho sắc tộc Hải Nam, là biểu tượng văn hóa cho cộng đồng Hải Nam thì tục thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt không chỉ phổ rộng ra vào Nam bộ mà còn theo chân Hoa kiều trở về bản quốc (108 Huynh Đệ Công) và sang một số nước trên thế giới như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia Hiện tục thờ này được thờ nhiều tại “tỉnh Văn Xương có thờ 108 vị ; thôn Điền Lương, (qué cô N đó), thôn Long Mã quê tui” (phỏng vấn VDP, 26.5.2019, Tp.HCM) thuộc đảo Hải Nam - Trung Quốc Đây chính là giá trị ứng biến thời thế rất linh hoạt của nhómphương ngữ Hải Nam thông qua tục thờ này.

NHHN đã vận dụng tốt quan niệm nhập gia tiy tục Budi đầu đến sinh sống, họ chăm lo làm ăn, muốn được bảo vệ, hơn nữa xã hội Việt Nam lúc bấy giờ cũng nhiều thăng trầm, lại mang tâm lý khứ hồi nên những vị thần trong tín ngưỡng cộng đồng được đem sang từ cô quốc đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần của họ Nhưng khi triều đình nhà Nguyễn yêu cầu quản lý người Hoa theo bang và “chế độ bang trưởng đặt vào khoảng từ Gia Long nguyên niên đến lục niên (1802-1807)” (Chen Ching Ho, 1961a, tr.120) thì nhu cầu khăng định mình của NHHN mới thực sự được quan tâm và phát triển Theo lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của Maslow (1908-1970), các nhu cầu của con người ở mức độ thấp phải được thỏa mãn trước thì các nhu cầu mức độ cao mới xuất hiện, được hình thành và xếp “trong một chuỗi các giai đoạn từ nguyên thủy đến tiễn bộ: nhu cầu cơ bản, nhu cầu an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu về được quý trong và nhu cầu được thé hiện mình” (Trần Thị Bích Thủy, 2016, tr.109).

Con người không thê lựa chọn hay thay đổi sự ra đời của mình và vị thần nào

đó cũng vậy Nhiên than được con người nhân cách hóa, huyền thoại hóa bằng những

Trang 8

câu chuyện huyền diệu; thần sẽ có năng lực siêu phàm đề làm những việc phi phàm Nhân thần được nhân dân tôn thờ bởi đức tính, nhân cách và tài năng hơn người, song,

dé củng có niềm tin, những vị nhân thần cũng được nhân dân tạo ra những huyền thoại

để có năng lực siêu phàm Vì thế, khi đã là thần, họ phải có năng lực siêu phàm để có thể bảo hộ cho con người vượt qua mọi khó khăn, ứng phó với mọi sự thay đổi của

hoàn cảnh, của thời thế; đó là sự gởi gam niém tin, hi vong vao cac vi thần của ho

đang tôn thờ NHHN cũng vậy, tùy theo nơi mình sinh sống mà họ chọn các vị than déthờ tự Hội quán Hải Nam ở Tp.HCM được xây dựng khoảng năm 1823-1824, họ đãchọn Thiên Hậu làm thần chủ vì Bà đại điện cho cộng đồng người Hoa nói chung từ cố

quốc cho đến vùng đất mới Nhưng dù sao Bà cũng xuất thân từ Phúc Kiến, nên

NHHN muốn khang định tiếng nói của mình, muốn thé hiện ban sắc riêng bằng việc

thờ Bà Thủy Vỹ làm đồng chánh mdu Vì khi đặt trong mối quan hệ ứng xử với các

dân tộc khác, người Hoa rất đoàn kết, nhưng khi đặt trong mối quan hệ ứng xử giữa các nhóm phương ngữ với nhau thì người Hoa lại rất cạnh tranh Đến năm 1851, sự

kiện 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt xảy ra, để củng cố thêm bản sắc Hải Nam, họ đã thờ

thêm 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt vào điện thờ của hội quán, khánh thờ đối xứng với

khánh thờ Thiên Phi (tước hiệu trước đó của Bà Thiên Hậu) Phải chăng đây là một ân thị của NHHN? Chức năng của 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt ngang hàng với chức năng của Bà Thiên Hậu khi Bà đang ở bậc Thiên Phi? VỊ thế của người Hải Nam đã được

tăng cao? Vi lúc này, 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt đã là trung tâm tín ngưỡng của

NHHN khắp vùng Trung Bộ, là vị thần được tôn thần bởi vị chủ nhân vùng đất họ

đang và sẽ sinh sống lâu dài - vị vua của đất nước Việt Nam Đây chính là sự đấu tranh

và ứng biến linh hoạt với thời thế của NHHN ở Nam bộ, sự lựa chọn giữa hòa nhập với cộng đồng người Hoa khác với việc giữ bản sắc văn hóa của mình Cuối cùng, họ vẫn chọn Thiên Hậu làm chủ thờ nhưng sự tăng quyên, tăng chức năng của cho 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt kết hợp với Bà Thủy Vỹ tạo thêm vị thế của Hải Nam trong cộng

đồng Hoa.

Tại Phú Quốc, Hội tương tế người Hoa được khởi công xây dựng năm 2009 trên

ngôi trường cũ của cộng đồng Hoa ở đây, đến 2012 chính thức đưa vào sử dụng Miéu

% Theo Phan An, phát biểu tại Hội thảo “Những van dé cơ bản và cấp bách trong cộng đông người Hoa ở Việt

Nam hiện nay”, Thành pho Ho Chí Minh, 5.2019.

Trang 9

chính thờ Quan Đế, phối thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt, Ông Bồn, Thiên Hậu, Tài

Bạch Tinh Quân “Hồi xưa còn nhỏ chỉ có Quan Dé, Ông Bồn, 108 vị Giờ xây dựng lớn lên rồi thì thờ thêm thần tài - Tài Bạch Tinh Quân và Bà Thiên Hậu, cho thêm 2 cái khánh cho cân đối” (phỏng vấn NDH, 21.10.2019, Phú Quốc) Phú Quốc có số lượng NHHN rat lớn, chiếm khoảng 90% trên tổng số người Hoa ở đây, mà các miéu thờ thì lại nằm rải rác ở các ấp, xã vùng nông thôn, sự gắn kết hơi khó khăn Vì vậy, lấy trường học tại trung tâm huyện Dương Đông xây dựng thành Hội tương tế người Hoa Phú Quốc là một cách ứng biến thời thế rất chiến lược của tầng lớp trí thức của cộng đồng này Hội tương tế là nơi hội tụ toàn bộ người Hoa ở Phú Quốc vào dịp lễ

lớn, khi hữu sự của cộng đồng, là một đơn vị hành chính quản lý trong cộng đồng Nó kết nối tạo nên sức mạnh và vị thế của người Hoa ở Phú Quốc mà chính xác hơn là

NHHN Hội tương tế tọa lạc tại vi trí trung tâm của Phú Quốc, không chỉ tạo thanh thế

cho cộng đồng, với việc tôn Quan Dé làm chủ thờ cùng với nhiều vị than Jon khác như Thiên Hậu, Phúc Đức Chánh Thần, Tài Bạch Tinh Quân, Không Tử, cùng với 108 vi

Chiêu Ứng Anh Liệt đã hội tụ đầy đủ các chức năng để đáp ứng mọi nhu cầu tín

ngưỡng của mọi người đến đây tham viếng, trong đó có nhiều du khách; mà còn góp phần kinh tế phát triển vì đây là thời kỳ Phú Quốc phát triển mạnh mẽ về du lịch, và trong giai đoạn sót đất năm 2018, người dân đến cúng xin tài lộc và trả lễ rất nhiều khi trúng đất Sự trùng hợp từ khi xây dựng Hội tương tế, bà con người Hoa ở đây làm ăn

ngày càng phát triển, đặc biệt với sự sở hữu nhiều đất vườn, đất rẫy, sau 2018, nhiều

người giàu lên bat ngờ, vi vậy họ càng tin vào sự hiển thánh của các vị thần, các lễ vía

tổ chức ngày càng lớn, thu hút gần 1000 người Năm 2019, trong lễ hội Huê Quang ở

Ganh GIó, riêng đãi tiệc quan khách đã khoảng 50 bản, chưa kê bá tánh đến thực hiện nghi thức qua lửa, xem múa lân và Quỳnh kịch Với thế mạnh kinh tế của mình, từ vị trí khó khăn, cần sự hỗ trợ của người Hoa ở Tp.HCM và nước ngoài, thì giờ đây,

người Hoa Phú Quốc lại hỗ trợ nhiều cho các miếu ở các nơi khác như Kiên Lương,

Cà Mau (tư liệu điền dã 2019, 2020).

Dot dịch Covid-19, Ban trị sự các miéu của NHHN đã tuân thủ tốt chính sách, quy định của nhà nước, đồng thời họ cũng có cách giải quyết để mọi người không tụ

tập mà vẫn có niềm tin mình được an lành vì đã được thần phù trợ Đây là một cách an

dân bang tính thiêng.

Trang 10

“Phú Quốc vẫn ồn hon Sài Gòn Nhưng không được tổ chức lễ, tụ tập cúng gì cả.không cầu Ông về, chỉ cúng nhỏ thôi Ông về mùng 5 tháng năm rồi, Ông nói khôngsao hết Ông cho trứng vịt luộc 12g trưa luộc, khoảng 3g chiều Ông đạp đồng về làmphép trứng rồi chia ra cho người lớn, con nit ăn, mỗi người một trái” (phỏng vấn PSD,15.09.2021, Phú Quốc, bằng điện thoại)

Giá trị ứng biến với thời thé bang cách nắm lay thời cơ, lựa chọn những yếu tố

có lợi cho mình, đặc biệt là chính danh, chính thống, dé thực hiện được mục đích của giới tinh anh trong cộng đồng Trường hợp Miếu Chiêu Ứng - Lap Vo thé hiện điều đó.

Lich sử, nguồn gốc của miéu hiện không còn ai nhớ chính xác và có nhiều câu chuyện

khác nhau Vì miéu này không rõ ràng về vi thần ho đang thờ, cùng với nhiều yếu tố thăng trầm lịch sử của vùng đất này nên miếu gần như bị bỏ hoang từ năm 1961 cho đến 2018 Người dân ở đây chỉ biết miéu thờ những thương nhân Hoa nên khi một số người muốn trùng tu miéu này thành cơ sở tôn giáo thì không được chính quyền cho phép Năm 2019, miéu được một nhóm NHHN trong dòng tộc cùng một số bà con xung quanh trùng tu miéu như hiện nay, và ngày lễ vía được tổ chức đơn giản hai năm

2019, 2020 vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, năm 2021 không tổ chức vì dịch Covid 19 Năm 2021, sau khi nhận được bài viết của tác giả Thuận Lê, từ đó họ lấy đó làm căn

cứ cho nguồn sốc lịch sử của miéu (xem phụ lục), (tư liệu điền dã, 2022) Đây chính là

giá trị ứng biến thời thế bằng tín ngưỡng dân gian của nhóm người Hoa Hải Nam ở đây Khi chỉ biết mơ hồ về nơi họ đang thờ cúng, họ nhập nhăng giữa tín ngưỡng dân gian với tôn giáo và muốn noi đây trở thành nơi tu hành (trong miéu có thờ tượng

Phật), từ đó sẽ được chính danh Nhưng khi biết được lịch sử của bài vị họ đang thờ, thì họ đã được chính danh, chính thống vi lịch sử đã công nhận sự kiện 108 vị CUAL.

Từ đây, họ không còn ở tâm thế thờ những người cô hồn vô danh, những người yếu thế mà họ đã có tiếng nói, có vị thế trong cộng đồng, bởi đây là những vị thần được vua Tự Đức sắc phong Hơn nữa, họ không còn cô độc, họ đã biết thêm những địa phương có cùng tục thờ này, họ có đồng hương.

“Trong quá trình truyền bá tín ngưỡng dân gian, người dân sẽ gắn thêm chức năng chocác vị thần theo mong muốn và nhu cầu của họ, tạo ra nhiều truyền thuyết về thần và

đa dạng hóa chức năng của thần để có được nhiều thiện nam tín nữ thờ cúng” (LâmQuốc Bình, 2003, tr.412, 414)

Trang 11

Chúng tôi dự đoán, trong vài năm tới, miếu có thê sẽ thu hút được nhiều người đến lễ bái bởi họ sẽ tự kết nối với cộng đồng NHHN ở các tỉnh khác, bởi sự truyền khâu bằngnhững câu chuyện tâm linh mà chúng tôi đã nghe được từ vài NHHN ở đây, tuy nhiênkhi chúng tôi hỏi những người Kinh khác thì không ai biết về sự linh thiêng này Điều này phù hợp với lý thuyết lựa chọn duy lý, biến đổi văn hóa.

Dù sống cộng cư suốt thời gian dài tính bằng mấy đời người với cư dân Việt,

vẫn chịu tác động quá trình giao lưu văn hóa thụ động hay chủ động với các cộng đồng

cư dân bản địa thì NHHN họ vẫn có sự đề kháng dé giữ lại cái riêng của minh, sự đề kháng ấy đã tạo nên tính đồng nhất trong đa dạng trong sinh hoạt tín ngưỡng cộng

đồng của họ: đọc văn tế bằng phương ngữ Hải Nam, lễ vật cúng tế, kiến trúc thờ tự mang sắc Hải Nam Đến Phú Quốc sẽ nhận diện được ngay sắc thái Hải Nam qua kiến trúc, cách thực hành nghi lễ, bởi họ thực hành dựa theo quy chuẩn của một người đứng

đầu Và cần hiểu rằng, Hội tương tế người Hoa ở Dương Đông là trung tâm văn hóa tín ngưỡng đại diện cho người Hoa ở Phú Quốc, song nó là bề mặt, là ngoại giao Còn

cốt lõi sắc thái Hải Nam, truyền thống dân tộc, chi phối toàn bộ tâm thức cộng đồng là

tín ngưỡng Huê Quang, và trung tâm là Miếu Ông Suối Đá Cách thực hành tín

ngưỡng cộng đồng, kiến trúc của miéu Ông Huê Quang ảnh hưởng, chi phối vượt ra

khỏi không gian Phú Quốc, nó còn có thé anh hưởng đến các hội quán vùng ngoại vi

có thờ chung vị thần như miếu Huê Quang ở Kiên Lương, nghi lễ thờ Huê Quang ởTp.HCM.

Với tình hình phát triển kinh tế nhanh chóng ở Phú Quốc, họ gặp khó khăn trong việc xây dựng Hội tương tế người Hoa khi mà đất không đủ rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng mà vẫn phải đảm bảo kiến trúc truyền thống Họ buộc phải thích nghỉ với thực tế, liệu cơm gắp mắm, bằng cách xây lầu Bên trên vẫn giữ được phong cách truyền thống thống Hải Nam, bên dưới dé học sinh có không gian sinh hoạt và là chỗ

đãi khách khi đến dịp lễ vía Nó trở thành kiểu mẫu dé những nơi khác có hoàn cảnh

tương tự áp dụng, và Cà Mau đã vận dụng.

Trong một khu vực rộng lớn, NHHN có nhiều miếu thờ, có nhiều vị thần vì vậy họ phải biết chia việc cho các than bang cách chia khu vực cai quan, chia chức năng nổi trội cho từng vị thần: Thiên Hậu là ban bình an, phúc lành, Quan Công là tài

lộc, Huê Quang là trừ tà, 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt vừa là tiền hiền vừa là hải thần,

Trang 12

Ông Bồn như là thần hoàng bổn cảnh, Thủy Vỹ là thần nước, Ý Mỹ là thần hỏa Ở

Phú Quốc, Hội tương tế Phú Quốc là nơi tập trung gần như toàn bộ những vị thần trong hệ thống tín ngưỡng cộng đồng của họ, dé đáp ứng nhu cầu đa dạng của tat cả các cộng đồng khi đến kính viếng, là nơi đô thị nên trong đó không có thờ hệ thần có chức năng trừ tà bằng nghi thức lên đồng: Hué Quang, Bà Thuy, Bà Hỏa Ở Kiên

Lương, đến dịp lễ vía lớn, lần nào cũng có khoảng 6 đến 7 xác đồng về Dù đều

mang chức năng trừ tà, chữa bệnh và mang lại bình an cho dân chúng nhưng họ đãngầm chia nhiệm vụ cho nhau: Hòn Chông được cho là anh Cả, có vai trò và trách nhiệm lớn nên đảm trách việc cúng khai sơn, mở đầu cho một năm mới bình an, thuận lợi và lễ cúng kéo dai từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giéng; Ba Trại là anh Hai,

đảm trách tô chức lễ via vị thần cai quản vùng, họ cúng ông Bồn/ông Hồ vào ngày 01 đến ngày 02 tháng 2 âm lịch, các miéu nhỏ cùng thờ ông Bồn/ông Hồ được xem là

các em sau, bảo vệ một ấp nhỏ thì cúng nhỏ vào ngày 01 tháng 2 với đầu heo, con gà,

bộ tam sên; Ray Mới thờ Hué Quang là hệ khác, nhưng cũng là vi thần bảo vệ cộng

đồng và cúng vía vào ngày 26.9 âm lịch Họ quan niệm rằng: cùng thờ ông Hồ là anh

em, còn thờ khác thần là hàng xóm Chia nhiệm vụ và chức năng cơ bản cho nhau

với ân ý là đến dịp lễ vía nào, bà con cũng nên đến cúng bái để hoàn thành nhiệm vụ con dân trong năm, được tất cả các thần bảo hộ, trừ tà và gặp nhiều may mắn trong năm; nếu người dân nào không kip di dip lễ này thì có thể đi vào dịp khác Vì vậy,

trong dịp 3 lễ vía lớn trong năm, bà con trong vùng đều cố gắng đi du Sự đa dạng về

hình tượng và chức năng của Ông Bồn là do một quá trình cộng cư và chuyển hóa lâu

dai theo sự chuyền biến của lịch sử của Việt Nam Cho nên Đặng Hoàng Lan đã đưa ra

nhận xét như sau: “Thờ Ông Bồn còn cho thấy, người Hoa đã xem Việt Nam là quê hương Điều này chứng minh cho xu thế chuyển từ kiều dân Trung Hoa thành công

dân Việt Nam” (Đặng Hoàng Lan, 2014, tr.96) Tuy nhiên, có những nơi họ chỉ thờ

những vi thần theo truyền thống thì những vị thần được tăng quyền, chuyển hóa thêm các chức năng khác dé đáp ứng nhu cau tín ngưỡng của người dân như trường hợp Ba Trại, Rẫy Mới không thờ Thiên Hậu thì các vi thần trong miéu sẽ kiêm nhiệm chức năng ban bình an cho cộng đồng Hoặc chia sẻ với các vị thần ở cộng đồng khác như ở

Cà Mau, ba con Hải Nam vẫn đến miéu Bà Thiên Hậu, miéu Quan Đế gần đó dé cầu

nguyện, lễ bái, ở Tp.HCM, miéu Quan Dé ở sát bên kia đường.

Trang 13

Quỳnh kịch được xem là niềm tự hào của cộng đồng NHHN, bởi trong giai

đoạn đầu di cư và phát triển, ho đã có gang lưu giữ truyền thống văn hóa thông qua nội dung những câu chuyện tích tuồng cổ, qua ngôn ngữ, qua tính thiêng Quỳnh kịch gắn liền với không gian sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng Qua quá trình giao lưu văn hóa mạnh mẽ tại nơi cộng cư cùng với sự phai nhạt theo thời gian, nhiều phong tục tập

quán dan thay đổi, song Quỳnh kịch van còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn Nội

dung, trang phục, hóa trang, lời thoại, dién xuất vẫn không thay đổi; đây là yếu tô giáo dục và lưu truyền văn hóa hữu hiệu nhất cho đời sau Song, để ứng phó với sự khắc nghiệt của thời gian, thay đổi đời người khi mà các thế hệ sau dần quên tiếng mẹ đẻ,

thay đồi về thưởng thức nghệ thuật thì những người trí thức có trách nhiệm cao trong cộng đồng phải tìm cách giải quyết đạt hiệu quả nhất Không thé cưỡng bức thưởng thức nghệ thuật, tinh thần bằng cách bắt con cháu chỉ ngồi nghe các tuồng Quỳnh kịch

cô với những tích xưa mà nghe thì không hiểu hết lời thoại, vì vậy họ phải linh hoạt ứng biến đó là dem cái mới vào, kết hợp hài hòa cổ kim nhưng không làm mắt đi tinh

thiêng và truyền thống Hàng năm, vào lễ hội Nguyên tiêu hay lễ vía các vị thần chủ,

Quỳnh kịch được xem là hoạt động nghệ thuật được bà con trông đợi nhiều nhất vì ngoài tính thiêng, nó còn có chức năng hồi có, giải trí và giáo dục hiệu quả nhất Những tuéng tích cổ được biểu diễn bằng những trích đoạn có ý nghĩa, dé hiểu như Bát tiên chúc thọ, Huê Quang cứu mẹ, Huê Quang hiển thánh, Lương Sơn Bá Chúc

Anh Dai , và trong quá trình xem, người lớn sẽ giải thích, nói về nội dung, ý nghĩa của những đoạn trích ca kịch cổ cho lớp trẻ (tư liệu điền dã 2019) Lồng ghép giữa

những trích đoạn là các tiết mục múa lân, xiêc, ca múa nhac tân thời, dé thu hút giớitrẻ và tăng tính giải trí.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, cộng đồng quản lý sát sao, chấn chỉnh, đưa ra các giải pháp xử lí kịp thời nếu có trường hợp ngoài ý muốn xảy ra, giúp người dân tránh được những khó khăn, lúng túng Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành hữu quan; chính quyền địa phương, các tô chức, doanh nghiệp nhằm huy động và chia sẻ

nguồn lực trong việc đảm bao an ninh trật tự trong hoạt động tín ngưỡng cộng đồng.

Những năm gần đây, các hội quán tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong lễ

hội nhằm tiết kiệm thời gian, nhân lực và nhất là phòng chống hiệu quả dịch bệnh

Trang 14

giá trị ứng biến thời thế linh hoạt, giúp họ ngày càng có vị thế, tiếng nói hơn trong

cộng đồng người Hoa ở Việt Nam Theo quan sát của chúng tôi, từ 2014 cho đến nay,

ở Tp.HCM chỉ có 2 - 3 hội quán lập sân khấu tổ chức văn nghệ phục vụ bà con, trong

có Hội quán Hải Nam, thời gian trước đó thì chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát.

3.3.4 Giá trị giao lưu văn hóa đa tộc người

Khi sống cộng cư với một cộng đồng khác, dân tộc khác thì sự giao lưu văn hóa

là điều không thé nào tránh khỏi Và trong quá trình giao lưu, con người ta ai cũng muốn học hỏi, tiếp nhận những giá trị chân thiện mỹ của người khác dù ở phương diện thụ động hay chủ động Với vốn văn hóa đa dạng được họ mang theo từ cố hương, “được coi là hdi ngoại của các thé hệ nên tính giao lưu văn hóa đã có từ bản quốc, dé hòanhập ” (Thái Ba, 2013) cùng với trong quá trình giao lưu văn hóa với các dân tộc bảnđịa, đã tích hợp với nhau tạo nên nét đặc sắc riêng của tộc NHHN cũng như sự đa dạngcủa bức tranh đa sắc màu văn hóa của Việt Nam.

Tín ngưỡng cộng đồng với nhiều vị thần, đa dạng chức năng và nghỉ thức thực hành nghi lễ, nên thu hút nhiều người Hoa các nhóm phương ngữ khác, người Kinh, người Khmer bản địa đến cúng bái vào những dịp lễ tết lớn của các hội quán hoặc

ngày rằm Có thé thấy sự đa dạng các đối tượng được thờ qua Bảng số 3 ở Phụ lục.

Ở Kiên Lương, người Khmer tham gia sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của

NHHN rat đông, thậm chí vùng giáp ranh giữa Hòn Chong với Ray Mới, người Khmer nói tiếng Hải Nam rất rành Ông LĐV ở Kiên Lương cho biết: “Người dân tộc mà họ nói tiếng Hải không Người ta không nói tiếng Việt như mình đâu, họ ít nói tiếng Việt lắm” (phỏng van LDV, 22.02.2020, Kiên Lương) Một sỐ người Khmer tham gia thực hành nghỉ lễ của người Hoa với tâm thế là người nội téc, tại Ba Trại - Kiên Lương, rất nhiều người Khmer đến cúng va xin chữa bệnh, xin bùa bình an; cùng thực hiện tục guyéf nhà, rửa nhà chung với NHHN ở đây (tư liệu điền dã, 2020) Đây là sự chuyển hướng tăng

Trang 15

quyên mở rộng chức năng đê tăng cường đoàn kêt nội cộng đông và mở rộng giao lưu

văn hóa với ngoại cộng đông.

Giá trị đạt được trong quá trình giao lưu văn hóa đa tộc người ở Nam Bộ là tính

thiêng Nhờ lễ hội, người dự lễ mới cùng cộng cảm được không khí thiêng, từ đó họ có

thể gắn kết và chia sẻ cảm thức dân tộc của nhau Không khí linh thiêng, náo nhiệt của

lễ hội làm con người ta gần lại với nhau hơn, không phân biệt giới tính, thành phần xã

hội, chủng tộc Trong những cuộc khảo sát điền dã, những cuộc bắt chuyện của chúng tôi với cộng đồng dễ dàng và khá nhiều thông tin bất ngờ thường là trong các dịp lễ vía,

lễ hội hơn là những ngày bình thường Bởi lúc này, hình như con người ta đang hướng

tâm về sự linh thiêng, hướng thiện, dễ đồng cảm, đễ mở lòng chia sẻ Từ đó, mọi người mang cảm giác đang tham gia lễ hội của đất nước dân tộc Việt Nam, đều được thần bảo

vệ, ban phước nếu thành tâm cúng lễ Hiện nay, thông tin đại chúng phát triển mạnh nên

các lễ tục tín ngưỡng dân gian được mọi người biết nhiều hơn, thu hút mọi người hơn, vì

vậy sự giao lưu văn hóa ngày càng mạnh mẽ khi nhiều cộng đồng người khác cùng đến

tham gia chiêm bái các hoạt động của lễ hội Lễ hội Nguyên tiêu ở Tp.HCM là một hợp

thé của cộng đồng người Hoa không chỉ ở quận 5 mà còn thu các dân tộc khác trong và ngoài địa bàn Thành phố cũng như thu hút du khách trong và ngoài nước tham gia; hay

lễ vía Huê Quang ở Phú Quốc, lễ cúng Ông Bồn ở Kiên Lương cũng vậy; những dịp lễnày thu hút trên 1000 người trở lên.

Từ sự giao lưu văn hóa đa tộc người, giúp cộng đồng người Hoa nói chung và

NHHN nói riêng sẽ tạo ra những hội nhóm mới dé phát triển kinh tế, phát triển văn hóa Theo Dương Quốc Trinh:

“Thành lập các cộng đồng nhập cư mới thường là bức xạ của các cộng đồng nhập cư banđầu và sự mở rộng của mạng lưới kinh doanh cũ Sự gia tăng của các gia đình hoặcnhóm dia lý nhập cư đã thúc đây việc phô biến thông tin kinh doanh và thói quen kinh

doanh của người Trung Quốc” (Dương Quốc Trinh, 1997, tr.205).

Khi sinh sống tại vùng đất mới, một số câu chuyện được cộng đồng thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống theo hướng có lợi cho giao lưu văn hóa tộc người ở

địa phương Như câu chuyện về lịch sử tục thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt, mỗi vùng đất ho sẽ thêm bớt một số chi tiết, thậm chí một phần nội dung câu chuyện dé phù hợp

Trang 16

hơn với sự giao lưu văn hóa các cộng đồng ở địa phương Như ở Rạch Giá: “Chiêu Ứng Anh Liệt là hiện thân của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ngoài đời, chính vì vậy tục thờ Chiêu Ứng Anh Liệt là phản ảnh của tinh than vì nghia cả” (dẫn lại Nguyễn Ngọc Thơ và Tran Thị Bich Thủy, 2022, tr.270-271) Hay tại Lap Vò, trước khi tiếp xúc với bài viết của Thuận Lê (2021), họ đã kể nguồn gốc miếu như sau: “NHHN ở đây về

lại Hải Nam thi gặp bão, tap vào Nha Trang hoặc Đà Nẵng, gặp miéu mới lên thỉnh, vái

sao đó: tui về bên bền được thì về đây thờ, rồi mới thờ” (phỏng vấn NQX, 13.7.2022, Lap Vo) Nghĩa là những thương buôn Hải Nam thỉnh bài vị 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt

từ miền Trung vào đây thờ Nguồn gốc miéu ở Lap Vo rất mơ hồ, vì miéu bị hoang phế

một thời gian quá dai do thời cuộc, lich sử Người dân địa phương không biết miéu đang thờ những ai, có người nói thờ chủ đất, có người nói thờ người đã cứu những thương buôn bi đắm thuyền, hay những cô hồn bị đắm tàu Vì vậy, suốt một thời gian quá dai,

miếu dần nhạt phai trong tâm thức người dân trong vùng Trong một thời gian, có người muốn biến nó thành một cơ sở tôn giáo Nhưng khi biết được lịch sử của miéu, ho đã

thêm những yếu tố thần kỳ trong các câu chuyện của mình, phù hợp với văn hóa vùng thôn quê sông nước của họ (tư liệu điền dã, 13.7.2022) Từ sự linh thiêng này, họ sẽ có

thể khuếch trương thanh thế của nhóm tộc người và từ đó thu hút được các cộng đồngdân cư bản địa đên cúng bái.

Đảo Hải Nam là hải cảng lớn, là cửa ngõ giao lưu tiếp nhận văn hóa từ nước ngoài của Trung Quốc từ đường biển chủ yếu qua thương nhân Hơn nữa, đây còn là nơi lưu đày những quan lại, tù nhân của Trung Hoa đại lục của các triều đại phong

kiến, là nơi nhập cư của những người chạy giặc, chạy đói ở các địa phương lân cận nên

“Hải Nam có một cấu trúc văn hóa tương đối phong phú: Có văn hóa Trung Nguyên,

văn hóa bản địa, văn hóa di dân, văn hóa lưu vong, văn hóa nhiệt đới, văn hóa núi vàvăn hóa biển” (Nguyễn Thị Thúy Hanh, 2016, tr.55) Đối xứng với văn hóa biển là văn

hóa núi, họ ứng xử với núi, vì vậy các vị thần trong tín ngưỡng dân gian của họ mang

nhiều chức năng: vừa là thần biên, than lửa vừa mang chức năng bảo hộ, trừ tà, phúc thần và thần tài NHHN đã tư duy và quyết định: “lựa chọn sự thay đổi với mục tiêu kết nói (hay hòa nhập) với các cộng đồng phương ngữ Hoa còn lại ở Nam bộ cũng như kiến tạo và duy tri bản sắc” NHHN (Nguyễn Ngọc Thơ, 2020c, tr.172).

Trang 17

nghĩa văn hóa của nhóm tộc người này Những tư tưởng, quan niệm của họ được chính

thống hóa, hợp thức hóa qua các hoạt động thực tiễn và thuận lợi nhất, được cộng

đồng đồng tình nhất, là lễ nghi trong tín ngưỡng Vì vay, tinh thiêng và thực hành thiêng hóa những tư tưởng, quan niệm của cộng dong là điều cốt lõi dé lưu giữ, nâng

đỡ bản sắc văn hóa một tộc người Sống xung quanh người Việt với các nhóm người Hoa khác, NHHN vừa muốn sống hòa hợp, vừa muốn khăng định bản sắc mình thì đây chính là sự đấu tranh và thỏa hiệp giữa cái cũ và cái mới, giữa bản sắc và hội nhập tộc người được ân giấu dưới tín ngưỡng dân gian Các an thị có các giá trị đặc trưng như giá trị tâm linh, giáo dục truyền thong, giá trị ứng biến, giao lưu văn hóa da tộc người

Và tín ngưỡng là một dang ứng phó, thích ứng với không chỉ tai ương, bat trắc từ thiên

nhiên mà còn là lớp mang bảo vệ bản sắc tộc người.

Biến đôi trong tín ngưỡng cộng đồng của NHHN ở Việt Nam là điều diễn ra tất yếu Từ lớp lưu dân, là khách trú, là culi, họ dần được công nhận thành công dân của đất nước, cuộc sống ồn định hơn thì ngoài chính sách của nhà nước còn do yếu tố tâm linh Cuộc sống vốn có chứa đựng sự bat công, bat trắc nên con người luôn mong cầu

sự công bằng và họ tin rằng các vị thần luôn là những phán quan công băng nhất và họ tìm đến các vị thần cầu phù trợ Đây là lúc họ giao tiếp với thánh thần, là lúc bản chất con người thể hiện chân thật nhất, họ luôn tin kính vào vị thần mình đang cầu nguyện.

Từ niém tin trở thành đức tin thi tính thiêng của tín ngưỡng lan tỏa, va đây là cơ sở dékiên tạo nên bản sac.

Biến đổi văn hóa có thể xảy ra với bất cứ cộng đồng nào, song quan trọng là

tính chất của biến đổi, với cộng đồng NHHN ở Việt Nam, dung hợp (integration) là tính chất quan trọng nhất của sự biến đổi trong đời sống tín ngưỡng dân gian của họ.

Biến đổi không theo hướng mất đi hay đồng hóa hoàn toàn Đây là những biến đổi có

sự quản lý và định hướng của những người lĩnh xướng cộng đồng; nhờ vậy những biến

Trang 19

KET LUẬN

Cộng đồng Người Hoa Hải Nam là một nhóm phương ngữ có số lượng dân cư

it trong năm nhóm phương ngữ của tộc người Hoa ở Nam bộ Việt Nam Song, nhómphương ngữ này có quá trình di cư, định cư và phát triển cũng như hệ thống tín

ngưỡng cộng đồng rất độc đáo, có nhiều điểm khác biệt với các nhóm còn lại (Chương

1) Luận án đã hệ thống và phân tích chức năng, đặc trưng, sự biến đổi trong tín ngưỡng cộng đồng của Người Hoa Hải Nam dé nhận diện đặc trưng văn hóa, giá tri văn hóa (Chương 2 và Chương 3) Qua đó, luận án đã có thé trả lời được câu hỏi

nghiên cứu ban đầu.

1 Tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam hình thành không nam ngoai quy luật chung của con người Đó là do tâm lý lo sợ, bat an, cảm thay mình nhỏ bé

trước thiên nhiên bao la, huyền bí của con người và họ mong muốn được bảo vệ, nâng

đỡ tinh thần, có chỗ dựa vững chắc cho tâm hồn Điểm tựa, niềm tin ấy được gắn vào một thực thé tự nhiên hoặc siêu nhiên mang tính thiêng Vì thế các vị thần trong tín ngưỡng của người Hoa Hải Nam có thê xuất phát ban đầu là những thực thê, sau được phủ lên nhiều lớp câu chuyện huyén hoặc, trở thành huyền bí, màu nhiệm kèm theo các giá trị tốt đẹp để thỏa mãn cảm xúc, mong muốn và trí tuệ của cộng đồng Thần thánh còn có thé là một phi thực thể, được con người tưởng tượng, “tao màu” trở

thành siêu nhiên nhưng phải hợp lý với xã hội, có giá trị Đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người, các nghi thức cúng tế ra đời Con người thể hiện niềm tin thông qua các

hoạt động gan với tín ngưỡng, dan trở thành một hiện tượng xã hội, tác động đến đời sống văn hóa con người và biến đổi theo quy luật của xã hội Sự biến đổi của tín ngưỡng theo nhiều hướng khác nhau, do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều đểphù hợp, hài hòa và thích nghi với hiện thực Vì vậy, người Hoa Hải Nam thực hànhniềm tin của mình qua các nghỉ lễ đối với những vị thần mà họ cho rằng những vị thần

ấy có sức mạnh siêu phàm dé bảo hộ, ban phúc lành hoặc có thé giáng tai họa xuống

họ và cộng đồng.

Người Hoa Hải Nam có tín ngưỡng cộng đồng đa dạng, phong phú và độc đáo

song ít được các học giả quan tâm nên các công trình nghiên cứu chuyên biệt và có hệ

thông vé ho rat hiêm, thậm chí còn có một sô nhâm lẫn, sơ xuất Luận án dựa vào

Trang 20

những nghiên cứu di trước của các hoc gia trong và ngoài nước, cùng với quá trình tim

hiểu của mình mong được đóng góp, khỏa lap những điểm khuyết trong bức tranh

nghiên cứu văn hóa người Hoa ở Việt Nam Qua quá trình nghiên cứu từ năm 2015

đến nay, chúng tôi có thể nhận định rằng: Người Hoa Hải Nam là nhóm người có số lượng ít trong cộng đồng người Hoa ở Nam bộ, nhưng không phải ở địa phương nào

họ cũng là nhóm yếu thế, có số lượng ít, bị các nhóm người Hoa phương ngữ khác ảnh hưởng: tùy nơi, có những địa phương họ lớn mạnh gần như về mọi mặt và tác động

đến các nhóm người Hoa phương ngữ khác như ở Phú Quốc, Kiên Lương Nhóm phương ngữ này ngày càng phát triển, dần khăng định vị thế - bản sắc của mình và có

sự ảnh hưởng lớn đến đất nước về nhiều mặt vì họ biết dựa vào phong tục, tập quán,

tín ngưỡng cộng đồng dé gin giữ văn hóa truyền thống.

2 Người Hoa Hải Nam di cư sang Nam bộ Việt Nam vào nhiều thời kỳ khác

nhau với nhiều thành phần, nghề nghiệp khác nhau nhưng hầu như không nằm trong quy luật di dân chung của người Hoa vào Việt Nam - cuộc di cư của nhóm Trần Thượng

Xuyên, Dương Ngạn Dich vào cuối thế kỷ XVII Họ chủ yếu đi thắng từ dao Hải Nam

sang các cảng miền Trung hoặc miền Nam Việt Nam và từ Hải Nam qua Campuchia sinh sông một thời gian rồi qua miền Nam Việt Nam Sự di cư này, tạo nên sự thuần nhất và khác biệt của văn hóa người Hoa Hải Nam, đặc biệt là trong tín ngưỡng cộng đồng Điều này góp phần tạo nên đặc trưng, sắc thái văn hóa riêng biệt của nhómphương ngữ này.

3 Hệ thống tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam rất đa dạng và đặc biệt Người Hoa Hải Nam mong muốn có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tốt đẹp

hơn nơi họ đã từng sống Vì vậy, khi đã tìm được nơi tốt nhất đối với họ, dé có nơi sinh

hoạt cộng đồng, kết nối, tương trợ lẫn nhau cũng như tạ ơn các vi thần linh, các VỊ tiền

nhân đã bảo trợ cho họ dù trong tâm tưởng, họ đã lập ra hội quán riêng cho cộng đồng

mình Họ luôn mang theo phong tục tập quán vì họ luôn ý thức giữ gìn nguồn cội để

không đánh mắt chính minh, dé khang định, giữ gin ban sắc nhóm tộc người và cô kết cộng đồng tại vùng đất mới Dù bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa bản địa trong quá trình sinh sống, giao lưu, tiếp biến văn hóa thì họ vẫn giữ được những nhận thức cơ bản nhất

# 2015 - 2016 là thời gian tác giả làm luận văn thạc sĩ: Tuc thờ 108 vị Chiêu Ung Anh Liệt của cộng đồng

NHHN ở Nam bộ.

Trang 21

về tín ngưỡng dân gian đã tồn tại hàng ngàn năm của tổ tiên, đó là tín ngưỡng Thiên Hậu, Quan Dé, Huê Quang, Ông Bồn, Thủy Vỹ Nhưng dé dung hòa với văn hóa bản địa, bên cạnh giữ những ý nghĩa, giá tri cũ thì họ b6 sung và phát triển thêm những ý nghĩa, giá trị văn hóa mới Họ đã nam bắt và chọn lọc từ tiến trình lich sử, cho cộng đồng mình một tục thờ đã kiến tạo nên bản sắc Hoa Hải Nam tại Việt Nam và lan rộng ra nhiều

nước trên thế giới theo dấu chân di dân của họ, đó là tục thờ 108 vị Chiêu Ứng Anh Liệt.

Hai yếu tố quan trọng nhất trong tín ngưỡng cộng đồng người Hoa Hải Nam là niém tin vào tính thiêng và thực hành nghỉ lễ, hai yêu tỗ này được hình thành do nhận

thức, khát vọng của người bình dân cùng với những quy chuẩn do tang lớp tinh anh,

quan phương tác động, nhằm phục vụ quyền lực của nhà cầm quyền Tính thiêng và

thực hành nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian là một hình thức ứng xử với xã hội, để

đảm bảo sự vận hành xã hội ồn định, theo tính tôn ti Họ chọn lựa những vị thần phù

hop với nhu cầu của cộng đồng đồng thời có thể gởi gam những ẩn thị của tang lớp

tinh anh, trí thức của cộng dong.

4 Tín ngưỡng của người Hoa Hải Nam mang những đặc trưng văn hóa nổi bật, biểu trưng tính cộng đồng, tinh năng động (tính cách linh hoạt và tinh thần vươn lên), tính công bằng (mưu cầu công lý và sự trượng nghĩa), tâm thức lạc địa sinh căn - bén rễ đất lành Điều này phản ánh tâm thức giữ gìn ý thức tộc người, bảo vệ bản sắc văn hóa tộc người Hải Nam với cấu trúc vòng trong có trách nhiệm doi nội dé thắt chặt, lưu giữ

thật chắc chắn vòng thdnh tri văn hóa sắc thái Hải Nam (qua tín ngưỡng Thủy Vỹ, 108

vị Chiêu Ứng Anh Liệt) Song, khi sống cộng cư với các cộng đồng khác, đối mặt với áp lực bị đồng hóa văn hóa hay hòa nhập với họ, vòng ngoài, NHHN buộc phải linh hoạt

mở rộng giao lưu, kết nối, chia sẻ và lan tỏa sự đồng cảm văn hóa (qua tín ngưỡng Thiên Hậu, Quan Dé) với các cộng đồng khác dé đối ngoại: cạnh tranh bản sắc với các nhóm phương ngữ Hoa khác, đối trọng với văn hóa người Việt và giao lưu xuyên văn hóa Dĩ nhiên, ranh giới văn hóa luôn luôn không quá tạch bạch, rõ ràng nên trách nhiệm đối nội

- đối ngoại của tín ngưỡng cộng đồng của NHHN chỉ mang tính tương đối và có thể đanxen lân nhau.

O miên Nam, người Hoa Hai Nam sông tập trung ở một sô vùng nhât định va

có số lượng đông hơn người Hoa khác ở địa phương đó; có thể do yếu tố đa văn hóa

Trang 22

nên tộc người nào cũng có nhu cầu giữ bản sắc của mình trong sự đa dạng ấy, có tâm

lý phòng bị văn hóa nên họ không bị đồng hóa văn hóa thụ động Vì vậy, dấu ân Hoa Hải Nam của họ vẫn còn đậm đặc Khi sống én định tại Việt Nam qua nhiều thế hệ, người Hoa Hai Nam đã chuyền dan từ địa vị là khách trú sang địa vị công dân, đây là

cả một quá trình chuyên đổi của chính sách nhà nước sở tại nhưng quan trọng hon

trong ý thức hệ, thé hiện qua nhiều khía cạnh mà tiêu biểu là trong tín ngưỡng dân gian

của họ Trải qua bao gian truân dé đến vùng đất mới, rồi sự vất vả cực nhọc trong cuộc sống mưu sinh nơi xứ lạ quê người, những người tha hương ấy cần chỗ dựa tinh thần

để duy trì ý chí, nâng cao sức mạnh và nuôi đưỡng hy vọng, vì vậy họ tin vào những vị thần mà họ thờ tự, kính ngưỡng, tin vào thế giới tâm linh Thế nên tín ngưỡng dân gian

là những sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của họ Trải qua hàng trăm năm thì truyền thống phai nhạt dé tạo truyền thống mới phù hợp với vùng dat họ đang ở, dù họ tiếp nhận, giao lưu hay chống đối trong từng giai đoạn thì người Hoa Hải Nam vẫn chọn song hành hai hướng: bên trong thắt chặt để gìn giữ bản sắc riêng và bên ngoài

thì cởi mở dé kết nối, giao lưu với các cộng đồng Họ chọn tín ngưỡng cộng đồng làm

phương tiện lưu giữ bản sắc văn hóa cho mình bởi tín ngưỡng có thê chi phối cả cơ

câu xã hội.

5 Sự biến đổi trong tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Hải Nam ở Việt Nam

đa dạng và rất phức tạp bởi nó trải qua quá trình lâu dài (có thé tính từ thời nhà Nguyễn đến hiện nay), và do số lượng người Hoa Hải Nam ít (so với người Hoa ngũ bang) lại sống trải dài từ miền Trung vào tận cực Nam đất nước Việt Nam, tại mỗi địa

phương thì họ lại tụ cư khác nhau, mỗi gia đình - dòng tộc có quan niệm và cách thức

thờ tự khác nhau Day là điều không dé dé nghiên cứu một cách thật tỉ mi, vì vậy

chúng tôi đánh giá, phân tích dựa vào những gì thực tế nhất, đại diện nhất, tổng quát nhất có thê: biến đổi trong quan niệm (niềm tin) và biến đổi trong hình thức Dựa vào đặc trưng tín ngưỡng truyền thống với các biểu trưng thần thánh, nghi lễ riêng mang sắc thái nhóm tộc người người Hoa Hải Nam; đồng thời lựa chọn các tục thờ linh hoạt

dé thích nghỉ với sinh thái vùng văn hóa họ đang cư ngụ Cho nên, khi chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài và cả những áp lực bên trong, văn hóa của họ đã ít nhiều thay đôi dé phù hợp với hoàn cảnh sống của Nam bộ, đặc biệt là trong tín ngưỡng cộng đồng Song họ vẫn kiên định giữ được sắc thái văn hóa Hoa Hải Nam thông qua các

Trang 23

biểu tượng và nghỉ lễ cộng đồng, còn những thay đổi trong tín ngưỡng cộng đồng chỉ

là lớp áo phủ che bên ngoài.

6 Tín ngưỡng cộng đồng của người Hoa Hải Nam đã thê hiện những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp: giá trị tâm linh, giá trị giáo dục, linh hoạt ứng biến với thời cuộc và giao lưu đa văn hóa Những giá tri này kiến tạo nên một tâm thức kiên định, một thanh tri văn hóa vững chắc, dé người Hoa Hai Nam lưu giữ bản sắc văn hóa

nhưng vẫn có thể mở lòng giao lưu văn hóa.

7 Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian của nhóm tộc người Hoa Hải Nam là van dé

có ý nghĩa sâu sắc và quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa người Hoa ở Việt Nam

trong bối cảnh hiện nay Với tầm quan trọng của người Hoa Hải Nam không nhỏ như

hiện nay, việc nghiên cứu về cộng đồng người Hoa Hải Nam tại Việt Nam cũng như

sự ảnh hưởng của họ đối với các cộng đồng người Hoa nhóm phương ngữ khác, hay với người Hoa Hải Nam nước ngoài là cần thiết Với sự định cư dọc dài vùng biển Việt Nam, cùng với sự gắn kết của người Hoa Hải Nam với cố quốc và hải ngoại, vai

trò của cộng đồng Hoa phương ngữ này ngày càng khang định trong cộng đồng người

Hoa nói chung ở Việt Nam cũng như tại đất nước Việt Nam này Hơn nữa, họ cũng là một cộng đồng dân cư của các dân tộc Việt Nam, họ đã góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm (Thực dân Pháp), xây dựng và phát triển đất nước Ban thân là vốn một cộng đồng “khdch irú”, đến nay, trải qua hang trăm năm, họ đã

sinh sống, định cư, trở thành cộng đồng dân tộc Việt Nam và phát triển như ngày hôm

nay, chắc chăn có nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu và học tập Đồng thời, nghiên cứu

họ sẽ gợi mở nhiều vẫn đề quan trọng trong việc nghiên cứu vấn đề giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt - Hoa, dé đưa ra những chính sách phù hợp, các loại hình tín ngưỡng dân gian khác để bảo tồn và phát huy, làm rõ thêm bức tranh đa màu sắc văn hóa

Việt Nam.

Trang 24

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

Bonhomme, A (1914), Le Temple de Chiêu Ung BAVH, số 2, (191- 209) (Bản dịch

(2018), B.A.V.H, Những người bạn có đô Huế, tập 1, 1914, tr 202 -222), NXBThuận Hóa.

Ban Bí thu Trung ương Đảng (khóa VII), 08/11/1995 Chỉ thị số 62-CT/TW về tang

cường công tác người Hoa trong tình hình mới.

Ban Bí thư Trung ương Đảng, 17/11/1982 Chỉ thị số 10-CT/TW về Chính sách người

Hoa trong giai đoạn mới.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Quốc (2000) Phú Quốc những chặng đường dau

tranh Cách mạng (1930-1975) Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.

Ban Tôn giáo Chính phủ (2000), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín ngưỡng tôn

giáo, NXB Tôn giáo.

Ban trị sự Thất Phủ Cổ Miếu (2010) That Phủ Cổ Miếu Đồng Nai: Chùa Ong Cù

Lao Phố Biên Hòa.

Borri, Cristophoro (2014) Xứ Dang Trong năm 1621, (Hồng Nhuệ & Nguyễn Khắc

Xuyên & Nguyễn Nghị dịch) TpHCM: NXB Tổng hợp TpHCM.

Bùi Quang Thắng (2008) 30 thudt ngữ nghiên cứu Văn hóa Hà Nội: NXB Khoa học

Xã hội.

Bửu Kế (1960) Thảm cảnh ngoài bể khơi hay cái chết bi dat của 108 người Trung

Hoa thờ tại đền Chiêu Ứng ở Huế Tap chí Bách Khoa, 92, 22-28 và 94,16-21.

Châu Hải (1992) Các nhóm cộng đông người Hoa ở Việt Nam: NXB Khoa học Xã

hội.

Châu Thanh Tùng (2020) Tin ngưỡng cua người Hoa Triều Châu ở tinh Vinh Long:

truyền thống và biến đổi Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Vănhóa TpHCM.

Châu Thị Hải (2018) Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á, hình ảnh hôm qua và Vị

thế hôm nay Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia sự thật Hà Nội.

Trang 25

Chen Ching Ho (1960) May diéu nhan xét vé Minh Huong x4 va cac cô tích tại Hội

An Việt Nam khảo cổ tập san, số 1,1-30.

Chen Ching Ho (1961a) Làng Minh Hương và Phố Thanh Hà thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Tạp chí Nghiên cứu Viện Đại Học Huế, số 3, 1961, 96-121.

Chen Ching Ho (1961b,c) Thanh trì chí của Trịnh Hoài Đức, Hoa kiều và Nam Kỳ

dau thế kỷ 19 Tap chí Nghiên cứu Viện Đại Học Huế, số 5,1961, 64 -74 và số 6,

1961, 36-62.

Chen Ching Ho (1962a) Mây điều nhận xét về Minh Hương xã và các cô tích tại Hội

An Việt Nam khảo cổ tập sa, số 3,7- 43.

Chen Ching Ho (1962b) Thành trì chí của Trịnh Hoài Đức, Hoa kiều và Nam Kỳ đầu

thé kỷ 19 Tạp chí Nghiên cứu Viện Đại Học Huế, sô 1,1962, 134 -164.

Chris Barker (2011) Nghiên cứu văn hóa: Lý thuyết và thực hành (Nguyễn Chí Bền

biên soạn) Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin Hà Nội.

Chu Xuân Diên (1999) Cơ sở Văn hóa Việt Nam: NXB Văn hóa Nghệ thuật.

Dương Hoàng Lộc (2016) Tìm hiểu khái niệm tín ngưỡng từ góc nhìn văn hóa Việt

Nam Tap chí Khoa học Dai học Sài Gon, số 2/2016.

Dương Ngọc Dũng & Lê Anh Minh (2003) Triết giáo Phương Đông TpHCM: NXB

Đại học Quốc gia TpHCM.

Dao Duy Anh (1996) Ti điền Hán - Việt Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

Đào Duy Anh (2000) Việt Nam Văn hóa sử cương: Nxb Hội Nhà Văn.

Dao Hùng (1987) Người Trung Hoa lưu lạc và những bàn tay bí mật NXB Sở Văn

hóa - Thông tin Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đào Trinh Nhất (1924/2016) Thé lực Khách trú và vấn dé di dân vào Nam kỳ Hà

Nội: NXB Hội Nhà Văn.

Đặng Hoàng Lan (2014) Quá trình chuyển hóa thờ cúng Ông Bồn của người Hoa ở

Nam Bộ Tap chí Nghiên cứu Tôn giáo (số 12), tr.90-97.

Trang 26

Đặng Hoang Lan (2019) Miếu Nhị Phủ - di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

TpHCM: NXB Khoa học Xã hội.

Đặng Nghiêm Vạn (2005/2012) Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam.

Cần Thơ: NXB Chính trị Quốc gia.

Đặng Nghiêm Vạn (2009) Cộng đông quốc gia dân tộc Việt Nam đa tộc người.

TpHCM: NXB Dai học Quốc gia TpHCM.

Đặng Van Hường (cb) (2013) Tim hiểu một số phong tục tập quán, tin ngưỡng, tôn

giáo các dân tộc vùng Đông Nam Bộ và Đông bằng sông Cửu Long: NXBQuân đội Nhân dân.

Dinh Hồng Hải (2010) “Nghiên cứu văn hóa bằng phương pháp luận nhân học biểu

tượng” Hội thảo quốc tế Nghiên cứu va đào tạo nhân học ở Việt Nam trong

quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc té, Khoa Nhân học - Đại hoc quốc gia

TpHCM.

Dinh Hồng Hải (2011) Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn nhân học biểu tượng Tạp

chí Dân tộc học, sô 5/201 1

Dinh Hồng Hải (2012) Cau trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: từ ký hiệu học

đến nhân học biểu tượng vanchuongviet.org.

Dinh Hồng Hải (2014) Nghiên cứu biểu tượng - một số hướng tiếp cận lý thuyết.

NXB Thế Giới.

Đinh Hồng Hải (2015) Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt

Nam (tập 2) - Các vị thân Hà Nội: NXB Thê Giới.

Đoàn Thanh Nô (2020) Người Hoa ở Kiên Giang Hà Nội: NXB Hội Nhà văn.

Frazer, James George (1890 -1907) Cành Vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên

thúy (Ñgô Bình Lâm dịch, 2007) NXB Văn hóa Thông tin & Tap chí Văn hóa

-Nghệ thuật.

Hà Văn Tăng & Trương Thìn (1998) Tín ngưỡng mê tín: NXB Thanh Niên.

Trang 27

Hà Văn Tấn (1996) Giao lưu văn hóa ở người Việt cổ, trong “Văn hóa học đại cương

và cơ sở văn hóa Việt Nam” do Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nxb Khoa học

Xã hội, Hà Nội, tr.165 — 166.

Han, Xiaorong (2013) Những vị khách được nuông chiều hay những người yêu nước

tận tụy? Người Hoa ở Bắc Việt Nam thời kỳ 1954 - 1978.

Hội đồng Khoa học Xã hội Thành phó Hồ Chí Minh (2018) Dia chi Văn hóa Thanh

phố Hồ Chí Minh Tập IV: Tư tưởng và Tín ngưỡng NXB Tông hợp TpHCM.

Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh (2016) Van

hoá người Hoa Nam bộ Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Văn nghệ.

Huỳnh Lứa (1978) Vài nét về cuộc di chuyên dân cư và khai thác những vùng đất

mới ở Đồng Nai - Gia Định trong các thế kỷ 17, 18 Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,

3, (180), 33-45.

Huỳnh Ngọc Dang (2011) Người Hoa ở Bình Dương Hà Nội: NXB Chính trị Quốc

gia Sự thật.

Huỳnh Ngọc Đáng (2018) Chính sách của các vương triểu Việt Nam đổi với người

Hoa Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phó Hồ Chí Minh.

Huỳnh Ngọc Thu (2011) Giao lưu tiếp biến văn hóa ở cộng đồng đa dân tộc (Việt,

Khmer, Hoa) tại xã Bình An, huyện Kiên Luong, tỉnh Kiên Giang Tap chi pháttriển KH&CN, tập 14, số XI.

Huỳnh Ngọc Trảng & Trương Ngọc Tường (1999) Đình Nam Bộ xưa và nay Đồng

Nai: NXB Đồng Nai.

Huynh Ngọc Trang (cb) (2012) Đặc khảo văn hóa người Hoa ở Nam Bộ, NXB Van

hóa Dân tộc.

Khoa Nhân học, Trường KHXH&NV-DHQG TTpHCM (2008, 2013) Nhân Học Đại

Cương Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TpHCM Lotman, Iu.M., La Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch (2016) Ký hiệu học

van hóa Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Trang 28

Lai Văn Toàn (1997) Tóc người ở các nước Châu A Hà Nội: Trung tâm Khoa học

Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Thông tin Khoa học Xã hội.

Lâm Hoàng Viên (2012) Tín ngưỡng dân gian của người Hoa Triều Châu thị xã

Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng Luận văn Thạc sĩ Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

-Lâm Tâm (1994) Người Hoa An Giang An Giang: Chi hội Văn nghệ dân gian An

Giang, Hội Văn nghệ Châu Đốc.

Lê Hồng Lý (2008), Sự tac động của kinh rễ thị trường vào lễ hội tin ngưỡng, Hà Nội:

NXB Văn hóa thông tin & Viện văn hoa.

Lê Ngọc Hùng (2015) Lich sử và lý thuyết Xã hội học NXB Đại học Quốc gia.

Lê Như Hoa (cb) (2001) Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam Hà Nội: NXB Văn hóa

Lê Quý Đôn (1773) Vân Đài loại ngữ Trần Văn Giáp biên dịch, Cao Xuân Huy hiệu

đính (2006) Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin

Lê Thanh Tùng (2019) Lý thuyết lựa chọn hợp lý và áp dung trong nghiên cứu di cư

quốc tế tại Việt Nam hiện nay Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy

Tân, 02 (33), 63-71.

Lê Thu Hà (2012) Vận dụng lý thuyết vốn xã hội của Pieere Bourdieu vào phân tích

vai trò của xã hội dân sự Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 3(119),2012, 100

-104.

Lê Trung Vũ & Lê Hồng Lý & Nguyễn Thị Phương Châm (2014) Lễ hội dân gian.

Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

LI Qingxin (Lý Khánh Tân) (2009) Người Hoa, Hội quán người Hoa và phong hóa

Trung Hoa ở Hội An thế kỷ 17-19 Tap chí The International Journal of Diasporic Chinese Studies, số 1(1).

Trang 29

Li Tana (1999) Xứ Dang Trong - Lịch sử kinh tế- xã hội Việt Nam thé kỷ 17 và 18.

(Nguyễn Nghị dịch): NXB Trẻ.

Li Tana & Nguyễn Cẩm Thúy (1999) Bia chữ Hán trong hội quán người Hoa tại

Thành phá Hồ Chí Minh Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

Lục Duc Dương (1997) Lịch sử lưu dan (Cao Tự Thanh dịch) TpHCM: NXB Trẻ.

Lưu Trường Khương (1968) Vấn dé Hoa kiêu tại Việt Nam NXB Học viện Quốc gia

Hành chánh.

Mcgee, R Jon & Richard L Warms (2009) Lý thuyét nhân loại học - Giới thiệu lịch

sử (Lê Sơn Phương Ngọc & Đinh Hồng Phúc dịch): NXB Từ điển Bách khoa.

Mạc Đường (1991) Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long Hà Nội: NXB Khoa

học Xã hội.

Mac Đường (1994) Xã hội người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975

( tiém năng va phát triển) Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

Mạc Đường (2015) Sơ khảo lịch sử chống xâm lăng của đông bào các dân tộc thiểu

số ở Nam Bộ 1858-1975: NXB Khoa học Xã hội.

Malinowski, Bronislaw (1925), Ma thuật khoa học và tôn giáo Hội Khoa học Lịch sử

Việt Nam (2006)

Nội các triều Nguyễn (1843) Khâm Định Dai Nam hội điển sự lệ Nhóm tác giả của

Viện Sử học dịch, 8 tập, 262 quyền (2005) Hà Nội NXB Thuận Hóa.

Nghị Doan (1999) Người Hoa ở Việt Nam - Thành phố Hồ Chi Minh Thành phố Hồ

Chí Minh: NXB TpHCM.

Ngô Đức Thịnh (cb) (2013) Văn hóa thờ Nữ thần - Mẫu ở Việt Nam và Châu A bản

sắc và giá tri: NXB Thé Giới.

Ngô Duc Thịnh (2001) Tin ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam: NXB Khoa

học Xã hội.

Ngô Đức Thịnh (2004) Văn hóa vùng & phân vùng văn hóa ở Việt Nam: NXB Trẻ.

Trang 30

Ngô Đức Thịnh (2012a) Tin ngưỡng trong sinh hoạt văn hóa dân gian: NXB Thời

Đại.

Ngô Đức Thịnh (2012b) Tin ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam: NXB Trẻ.

Ngô Đức Thịnh (2014) Lý thuyết “trung tâm và ngoại vi’ trong nghiên cứu không

gian văn hóa Thông tin Khoa học xã hội, 3.2014, 13- 19.

Ngô Hữu Thảo (2006) Tín ngưỡng thánh nhân và tín ngưỡng thân linh trong cộng

đồng người Hoa ở Việt nam (Qua nghiên cứu tại Tp HCM).Ha Noi:NXB Hà Nội.

Ngô Thanh Hoa (cb) (2015) Hai Nam Quynh Phu Hội Quán TpHCM - Việt Nam.

NXB Thế Giới.

Ngô Thị Phương Lan (2007) Giao lưu văn hóa trong sinh hoạt kinh tế (trường hợp

cộng đồng người Việt, Hoa, Khmer tại xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang hiện nay Nam Bộ dat và người, tập V, 287-296.

Ngô Thị Phương Lan (2016a) Thuyết sinh thái văn hóa và nghiên cứu văn hóa ở Việt

Nam Tap chí Khoa hoc xã hội, 6 (214), 2016, 57-73.

Ngô Thi Phương Lan (2016b) Thuyết sinh thai văn hóa và ứng dung nghiên cứu văn

hóa ở Việt Nam 7hông tin Khoa học, số 13/2016, 83 - 95 và số 14/2016, 55-59.

Ngô Văn Lệ & Nguyễn Duy Bính (2005) Người Hoa ở Nam Bộ Thành phô Hồ Chí

Minh: NXB Dai học quốc gia Thành phô Hồ Chí Minh.

Ngô Văn Lệ (2003) Một số vấn dé về Văn hóa tộc người ở Nam Bộ và Đông Nam A.

Thành phó Hồ Chí Minh: NXB Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngô Văn Lệ (2004) Téc người và Văn hóa tộc người TpHCM: NXB Đại học Quốc

gia TpHCM.

Ngô Văn Lệ (2017) Nghiên cứu tộc người và văn hóa tộc người, tiếp cận nhân học

phát triển TpHCM: NXB Đại học Quốc gia TpHCM.

Nguy Cam Vién (2016) Tin ngưỡng Quan Công trong văn hóa vàng Hoa Nam Trung

Hoa và Nam Bộ Việt Nam Luận văn thạc sĩ ngành Việt Nam học Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 31

Nguyễn Bình Phương Thảo & Nguyễn Thanh Lợi (2016) Tin ngưỡng dân gian Phú

Quốc Thành phô Hồ Chi Minh: NXB Tổng hợp Thanh phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Cẩm Thúy (2000) Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ Hà Nội: NXB

Khoa học Xã hội.

Nguyễn Công Bình (2008) Doi sống xã hội ở vùng Nam Bộ TpHCM: NXB Dai học

Quốc gia TpHCM.

Nguyễn Công Hoan (2016) Nghỉ lễ chuyển đổi của người Hoa Triều Châu ở Nam Bộ.

NXB Thông tin và Truyền thông.

Nguyễn Duy Bính (2005) Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam bộ Thành

phó Hồ Chí Minh: NXB Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Dé (2008), Tổ chức xã hội của người Hoa ở Nam Bộ, Luận án Tiên sĩ Lịch

sử, Trường Đại hoc KHXH&NV Thành phó Hỗ Chí Minh.

Nguyễn Đình Đầu (1994) Nghiên cứu địa bạ Triéu Nguyễn - Hà Tiên TpHCM:

NXB TpHCM.

Nguyễn Đức Hiệp (2016) Sài Gon Chợ Lớn - ký ức đô thị và con người Thành phố

Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Văn nghê.

Nguyễn Hoa Mai.( 2019) Tiếp biến, một phương thức sáng tạo văn hóa Social

Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2, pp 76-83.

Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Minh Ngoc (2002) Người Hoa ở Kiên Giang đôi

điều từ tín ngưỡng dân gian Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 2(2002), 51-57.

Nguyễn Ngọc Thơ & Cao Thanh Tâm & Huỳnh Hoàng Ba (2021) Giáo dục gia đình

và cộng đồng người Hoa vùng Tây Nam Bộ Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực,3(27), 3-20.

Nguyễn Ngọc Tho & Huỳnh Hoàng Ba (2019b) Truyền bá và biến đôi văn hóa người

Hoa ở Nam Bộ: nghiên cứu trường hợp Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm Nghiên cứu

văn hóa Việt Nam, 6(186), 3-12.

Trang 32

Nguyễn Ngoc Tho & Nguyễn Thị Nguyệt (2018b) “Xac bướm hồn sâu” - chuyền đổi

hình thức tín ngưỡng ở cộng đồng người Hẹ ở Đồng Nai Tạp chí Văn hóa dângian, 1(175), 16-28.

Nguyễn Ngọc Thơ (2015) Thực trạng và đặc trưng tín ngưỡng dân gian ở Thoại Sơn

- An Giang Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, 18, số X4-2015.

Nguyễn Ngọc Thơ (2017a) Giáo trình Văn hóa Trung Hoa Thành phô Hồ Chí Minh:

NXB Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Thơ (2017b) Tín ngưỡng Thiên Hậu vùng Tây Nam Bộ, Cần Thơ:

NXB Chính trị Quốc gia sự thật.

Nguyễn Ngọc Thơ (2017c) Biến đổi và tăng quyền trong tín ngưỡng Quan Công ở

Nam Bộ Tạp chí Khoa học Truong Đại hoc Trà Vinh, 27, 56-69.

Nguyễn Ngọc Thơ (2018a) Hiện tượng phối thờ nghi lễ Thiên Hậu với phong tục gia

đình trước và trong Tết Nguyên đán ở Cà Mau Văn hóa dan gian, 4(178),14-26 Nguyễn Ngọc Thơ (2018) Yếu tố Phật giáo trong tín ngưỡng Thiên Hậu ở Nam Bộ.

Tạp chi Khoa hoc Trường Đại học Trà Vinh, 29, 38-52.

Nguyễn Ngọc Thơ (2018d) Người Hoa người Minh Hương với văn hóa Hội An.

Thành phó Hồ Chi Minh: NXB Văn hóa Văn nghệ Thành phó Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ngọc Thơ (2019) “Nhân vũ luan’ Nho giáo mới và thực tiễn ở Việt Nam.

Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thé gidi ngay

nay: NXB Dai hoc Quốc gia Thanh phó Hồ Chí Minh, 868-891.

Nguyễn Ngoc Thơ (2020a) Khái luận Văn hóa học đường Tap chí Khoa học Trường

Đại học Trà Vinh, 37, 46-67.

Nguyễn Ngọc Thơ (2020b) Cơ chế “chính thống hóa' trong văn hóa truyền thống

Đông A dưới nhãn quan Nho giáo Tap chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, 4(190), 3-18.

Nguyễn Ngọc Thơ (2020c) Nghi lễ và Biểu tượng trong Nghỉ lễ Thành phô Hồ Chí

Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phó Hồ Chí Minh.

Trang 33

Nguyễn Quốc Lộc (2006) Người Việt ở Thái Lan - Campuchia - Lào TP Hồ Chí

Minh: NXB Văn nghệ.

Nguyễn Từ Chi (2003) Góp phan nghiên cứu văn hóa và tộc người, Tạp chí Văn hóa

- Nghệ thuật: NXB Văn hóa Dân tộc.

Nguyễn Thanh Phong (2014) Thờ cúng Quan Công trong các tôn giáo nội sinh ở

Nam Bộ Tap chí Nghiên cứu Tôn giáo Số 11(137),2014, 120-134.

Nguyễn Thanh Tuấn (2006) Biến đổi văn hóa đô thị Việt Nam hiện nay: NXB Văn

hóa - Thông tin & Viện Văn Hóa.

Nguyễn Thị Anh Trâm (2019) Tuc thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu của người Hoa ở Da

Nẵng: NXB Hội Nhà Văn.

Nguyễn Thị Nguyệt (2013) Tín ngưỡng thờ nữ thần ở Đồng Nai Văn hóa thờ nữ

thân - mẫu ở Việt Nam và Châu A, tr 242-256.

Nguyễn Thị Nguyệt (2015) Tin ngưỡng dân gian của người Hoa ở Đồng Nai, Luận

án tiễn sĩ Văn hóa dân gian Học viện KHXH, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Nguyễn Thị Nguyệt (2016) Văn hóa tín ngưỡng dân gian người Hoa Đồng Nai Hà

Nội: NXB Mỹ Thuật.

Nguyễn Thị Nguyệt (2017) LỄ hội cầu an, cầu siêu của người Hoa ở Đồng Nai Hà

Nội: NXB Mỹ Thuật.

Nguyễn Thị Nguyệt (2018) Cơ sở tín ngưỡng và lễ vía Ông Bồn của người Hoa tỉnh

Sóc Trăng Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam Bộ những vấn đề đặt ra trong phát triển bên vững Phú Van Han - Sơn Minh Thắng (cb), NXB Khoahọc xã hội.

Nguyễn Thị Phương Châm (2009) Biến đổi Văn hóa ở các làng quê hiện nay,

(trường hop làng Dong Ky, Trang Liệt và Dinh Bảng thuộc huyện Từ Sơn, tinh Bắc Ninh ) Hà Nội: NXB Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa.

Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2016) Ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á đến văn hóa

tộc người Hỏi và tộc người Lê ở đảo Hai Nam, Trung Quốc Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số, 2 (174)-2016.

Trang 34

Nguyễn Tri Nguyên (2004) Ban chat và đặc trưng tin ngưỡng dân gian trong lễ hội

cổ truyền Việt Nam Tạp chí Di sản Số 7 năm 2004.

Nguyễn Văn Huy (1993) Người Hoa tại Việt Nam Costa Mesa, California: NXB

NBC.

Nguyễn Văn Quyết (2013) Nghiên cứu sự biến đổi Văn hóa của các cộng đông nông

nghiệp - nông thôn trong quá trình phát triển các khu công nghiệp (Thông qua nghiên cứu trường hợp Đông Nai), Luận án Tiễn sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa

Nghệ thuật Việt Nam.

Nguyễn Văn Sanh (cn) (2006) Văn hóa & nghệ thuật người Hoa Thành pho Ho Chí

Minh Trung tâm Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Xuân Nghĩa (2008) Lý thuyết chọn lựa hợp lý và việc giải thích hiện tượng

tôn giáo Tạp chí Khoa học Xã hội, 02 (114) 2008, 69-79.

Paul Doumer (1905) Xứ Đông Dương (Luu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Dinh Chi,

Hoàng Long, Vũ Thúy dịch, 2017) NXB Thế Giới.

Phạm Quỳnh Phương & Hoàng Cam (cn) (2013) Mot số khuynh hướng lý thuyết

nghiên cứu văn hóa và các hướng tiếp cận nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Đề

tài cấp bộ), Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Phạm Thanh Hang (2017) Một số hình thức thờ cúng tiêu biểu của người Hoa ở Việt

Nam hiện nay Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 11(167), 2017, 116-127.

Phạm Văn Tú (2011) Tin ngưỡng tho Bà Thiên Hậu ở Ca Mau NXB Khoa học Xã

hội.

Phan An (1990) Chùa Hoa Thanh phó Hồ Chí Minh: NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

Phan An (2005) Người Hoa ở Nam Bộ: NXB Khoa học Xã hội.

Phan An (2006) Góp phan tìm hiểu Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ: NXB Văn hóa

Thông tin.

Phan Anh Tú (2021) Biến đổi tín ngưỡng Neak Tà của người Khmer Nam Bộ: Sự trở

lại của hình tượng Rishi và thần Shiva trong đạo Bà La Môn Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 10 (107), tháng 10-2021.

Trang 35

Phan Chánh Dưỡng (2017) Hội quán Hai Nam Cà Mau (lưu hành nội bộ).

Phan Hữu Dật (cb) (2001) Máy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến

mối quan hệ dân tộc hiện nay: NXB Chính trị Quốc gia.

Phan Ngọc (1998) Bản sắc văn hóa Việt Nam: NXB Văn hóa Thông tin.

Phan Thị Hoa Lý (2018) Tin ngưỡng thờ Thiên Hậu ở Việt Nam Hà Nội: NXB Hội

Nhà Văn.

Phan Thị Yến Tuyết & Cao Tự Thanh (2013) 100 câu hỏi đáp về người Hoa ở Thành

phố Hồ Chí Minh TP Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Văn nghệ TpHCM

Phan Thị Yến Tuyết (1993) Nhà ở trang phục ăn uống của các dân tộc vùng Đồng

bằng sông Cứu Long: NXB Khoa học Xã hội.

Phan Thị Yến Tuyết (2009) Người Hoa Hải Nam ở vùng đất Hà Tiên xưa Kỷ yếu

Hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa Hà Tiên, 157-170,

Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam kết hợp tỉnh Hà Tiên.

Phan Thị Yến Tuyết (2011) Tiếp cận lý thuyết và một số phương pháp can được

giảng dạy trong ngành Việt Nam học Việt Nam học và Tiếng Việt - Các hướng tiếp cận: NXB Khoa học Xã hội, 465- tr 477.

Phan Thị Yến Tuyết (2014) Đời sống xã hội - kinh tế văn hóa của ngư dân và cư dân

vùng biển Nam Bộ TpHCM: NXB Đại học quốc gia TpHCM

Phan Xuân Biên (cn) (1995) Luận cứ khoa học cho việc xác định chính sách đối với

cộng dong người Khome và người Hoa ở Việt Nam, Báo cáo tông hợp đề tài

Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước NXB Tổng hợp Thành phó Hồ Chí Minh.

Quốc hội Luật tín ngưỡng, tôn giáo, 18.11.2016.

Quốc sử quán triều Nguyễn.(1889) Dai Nam liệt truyện Đỗ Mộng Khương dich, Hoa

Bằng hiệu đính, file Pdf 4 bộ NXB Thuận Hóa.

Quốc sử quán Triều Nguyễn Dai Nam nhất thong chí, Tập 1, (Phạm Trọng Điềm dịch,

2006) NXB Thuận Hóa.

Quốc sử quán triều Nguyễn Dai Nam thực lục, Tap 1 (Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch, Đào

Duy Anh hiệu đính 2002) NXB Giáo Dục.

Trang 36

Quốc sử quán triều Nguyễn Dai Nam thực lục, Tập 2 (Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh

Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn

Chính, Đỗ Mộng Khương dịch, Đào Duy Anh hiệu đính 2007) NXB Giáo Dục.

Quốc sử quán triều Nguyễn Đại Nam thực lục chính (tập 7), (Nguyễn Ngọc Tinh,

Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Nguyễn Thế Đạt, Đỗ Mộng Khương, Trương

Văn Chính, Nguyễn Danh Chiên, Cao Huy Giu dịch; Cao Huy Giu, Nguyễn

Trọng Hân hiệu đính, 2007): NXB Giáo Dục.

Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ 02/3/1979 Danh mục các dân tộc Việt Nam.

Sơn Nam (1959) Tìm hiểu đất Hậu Giang: ÑXB Phù Sa.

Ramses, Amer (1998) Nghién cứu về người “Hoa” ở Việt Nam: các khuynh hướng,

van dé và các thách thức, in trong Việt Nam học - Kỷ yếu Hội thảo quốc tế lần

thứ [, tr 143-157.

Riichiro, Fujiwara (1974) Chính sách đối với dân Trung Hoa di cư của các triều đại

Việt Nam Khảo cổ tập san, 8, 140-175

Ta Chí Dai Trường (2006) Than, Người và dat Việt: NXB Văn hóa Thông tin.

Toan Ánh (1969) Nép cit: Tín ngưỡng Việt Nam (Quyên thượng): Hoa Đăng, Lê Lợi

Thư quán phát hành.

Toan Ánh (1992) Tín ngưỡng Việt Nam (Quyên thượng) TpHCM: NXB TpHCM.

Tổng cục Thống kê Việt Nam (2019) Kết qua Tổng điêu tra Dân số và Nhà ở Hà Nội:

NXB Thống kê.

Thuận Lê (2021) Tìm hiểu tục thờ Chiêu Ung, Tap chí Đồng Tháp xưa & nay, tập

71(4/2021), 65-67.

Tran Đăng Kim Trang (2008) Tin ngưỡng của người Hoa ở quận 5 TpHCM Luận

văn Thạc sĩ Văn hóa học; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

-DHQGHCM.

Trần Đức Ngôn (2017) Khái niệm và cấu trúc đời sống văn hóa Tap chí Nghiên cứu

Văn hóa, số 21- tháng 9 - 2017, 5 -12.

Trang 37

Trần Hạnh Minh Phương (2017) Nghỉ lễ chuyển đổi của người Hoa Quảng Đông ở

Thành pho Ho Chí Minh hiện nay Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Hồng Liên (2002) Vấn đề nghiên cứu người Hoa ở Nam Bộ sau năm 1975 Tạp

chí khoa học xã hội, 5 (57), 93- 96.

Trần Hồng Liên (2005) Văn hóa người Hoa ở Nam Bộ - Tín ngưỡng và tôn giáo:

NXB Khoa học Xã hội.

Trần Hong Liên (2007a) Văn hoá người Hoa ở TpHCM: NXB Khoa học Xã hội.

Tran Hồng Liên (2007b) Góp phần tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Thanh pho Hô Chí

Minh Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.

Trần Khánh (1992) Vai tro người Hoa trong nên kinh tế các nước Đông Nam A Hà

Nội: NXB Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Đông Nam Á.

Tran Khánh (2002a) Tìm hiểu các tổ chức xã hội và nghiệp đoàn truyền thống của

người Hoa ở Việt Nam trong lịch sử Tạp chí Dân tộc học số 2-2002.

Tran Khánh (2002b) Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế

độ Sài Gòn) NXB Khoa học Xã hội.

Trần Khánh (2018) Cộng đồng người Hoa, Hoa kiêu ở châu A Hà Nội: NXB Dai

học Quốc gia Hà Nội.

Tran Ngọc Thêm (1997, 2006) Tim về bản sắc Văn hóa Việt Nam NXB Tổng hợp

TpHCM.

Tran Ngọc Thêm (2014a) Những van dé Văn hóa học - Lý luận và ứng dung Thành

phó Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phó Hồ Chí Minh.

Trần Ngọc Thêm (2014b) Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ Thành phố Hồ Chí

Minh: NXB Văn hóa - Văn nghệ.

Tran Phỏng Diéu (2008) Chùa Hoa ở Can Thơ NXB Văn nghệ.

Trần Phỏng Diéu (2016) Văn hóa dan gian người Hoa ở Can Thơ: NXB Mỹ Thuật.

Tran Phỏng Diéu (2020) Chùa của người Hoa ở Can Thơ Hà Nội: NXB Văn hóa

Dân tộc.

Trang 38

Trần Thị Anh Vũ (2017) Đời sống kinh tế người Hoa ở TpHCM TpHCM: NXB Văn

hóa Văn nghệ.

Trần Thi Bich Thủy (2016) Tuc thờ 108 vi CUAL của cộng đồng NHHN ở Nam Bộ.

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TpHCM.

-Tran Thị Bích Thủy (2017a) Tuc thờ 108 vị Chiêu Ung Anh Liệt: Một lễ tục độc đáo

của cong dong NHHN ở Trung va Nam Bộ Việt Nam Nghiên cứu Văn hóa

Nghệ Thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, 29-50 NXB Tổng hợp TpHCM.

Trần Thị Bích Thủy (2017b) Giao lưu tiếp biến văn hóa Việt - Hoa qua tục thờ 108

vị CUAL của NHHN ở Việt Nam Văn hóa dân gian và giao lưu xuyên văn hóa

ở Đông Á., 516-535.

Tran Thị Bich Thủy (2018a) Vài nét về tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa Hai

Nam ở Khánh Hòa Một số kết quả nghiên cứu khoa học năm 2017 của Viện

VHNT Quốc gia Việt Nam, 404-423 NXB Thế Giới.

Trần Thị Bích Thủy (2018b) Triết lý nhân sinh trong Thanh mình của NHHN ở Nam

Bộ Việt Nam (trường hợp TpHCM) in trong Hội thảo Quốc tế Triết lý Nhân sinh của người dân Nam Bộ, Việt Nam, tập 2, 153-160 NXB Dai hoc Cần Thơ.

Trần Thị Bích Thủy (2019) Tín ngưỡng NHHN ở Phú Quốc Nghiên cứu Văn hóa

Nghệ thuật Nam Bộ va Nam Tây Nguyên 2018, 151-165: NXB Đại học quốcgia TpHCM.

Trần Thị Bích Thủy (2020b) Tín ngưỡng Thủy Vỹ Thánh Nương của cộng đồng

người Hoa Hải Nam ở vùng ven biển Nam bộ Việt Nam Một số kết qua nghiên cứu khoa học 2019, 369-382 Hà Nội: NXB Thé Giới.

Trần Thị Bích Thủy & Nguyễn Bình Phương Thảo (2021a) Tín ngưỡng Huê Quang

Dai Dé trong đời sống của người Hoa Hải Nam ở đảo Phú Quốc Tap chíNghiên cứu Văn hóa Việt Nam, 4(196) 2021, 36-42.

Trần Thị Bích Thủy (2021b) Việc giáo dục phương ngữ của người Hoa ở Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay Tap chí Văn hóa học, 4(56) 2021, 88-94.

Trang 39

Trần Thị Bích Thủy (2021c), Vai trò thương cảng đối với tục thờ 108 vị CUAL của

cộng đồng NHHN ở Việt Nam với khu vực Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên 326-338 TpHCM: NXB Đại học quốc gia

TpHCM.

Trần Thị Bích Thủy (2022) Lên đồng và câu chuyện cuộc đời của những người Lên

đồng trong cộng đồng người Hoa Hải Nam ở Kiên Giang Tap chí Văn hóa va Nguồn lực, 1 (29) 2022, 85-95.

Tran Thuận (2014) Nam Bộ vài nét lịch sử - văn hóa TpHCM: NXB Văn hóa - Văn

nghệ.

Trần Trọng Kim (1968) Việt Nam sử lược Nxb Tân Việt.

Trần Văn Chánh (2000) Tu điển Hán Việt - Hán ngữ cổ đại và Hiện đại: NXB Hồng

Duc.

Trịnh Hoài Đức (1820-1822) Gia Dinh thành thông chí, (Lý Việt Dũng & Huynh

Văn Tới dịch, chú giải và hiệu đính, 2006) Đồng Nai: NXB Tổng hợp Đồng

Nai.

Trịnh Thị Mai Linh (2014) Chính sách của chính quyên Sài Gon đối với người Hoa

ở miễn Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975, Luan án Tiến sĩ, Trương Đại học

Sư phạm TpHCM File Pdf.

Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (2012) Lich sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ Hà Nội:

NXB Chính trị Quốc Gia Sự thật.

Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc (2017) Văn hóa dân gian và giao lưu xuyên văn

hóa ở Đông A, Tập 1), Văn hóa dân gian: Cho hat nảy mam, tr 256-227 NXB Đại học quốc gia TpHCM.)

Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng (2017) Tín ngưỡng dân gian người Hoa ở Sóc

Trăng, Tài liệu lưu hành nội bộ do Lâm Hoàng Viên làm chủ nhiệm đề tài.

Trương Ngọc Tường (2009) Người Hoa ở Hà Tiên Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Bảo

ton và phát triển Di sản văn hóa Hà Tiên, 171-176, Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam kết hợp tỉnh Hà Tiên.

Trang 40

Trương Sỹ Hùng (2010) Tôn giáo trong đời sống văn hóa Đông Nam Á Hà Nội:

NXB Văn hóa Thông tin.

Trương Thuận Lợi (2017) Phong tục tang ma của người Triều Châu ở Sóc Trăng.

Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Văn hóa dân gian và giao lưu xuyên văn

hóa ở Đông Á, Văn hóa dân gian: Cho hạt nảy mam, Tap 1, 256-227.

Tsai Maw Kuey (1968) Les Chinois ausud Viet Nam (Người Hoa ở miễn Nam Việt

Nam): Paris: ban dich cua Thu vién Quốc gia.

Tylor, Edward B (1871) Van hóa nguyên thủy (Huyền Giang dich, 2000) Hà Nội:

NXB Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.

Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang (2013), Địa chí tỉnh An Giang, An Giang

Ủy ban Nhân dân TpHCM (2019) Văn kiện Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số

Võ Thanh Bang (2005) Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ Luận án

Tiến sĩ Lịch sử: Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.

Võ Thanh Bang (2008) Tín ngưỡng dân gian ở TpHCM TpHCM: NXB Dai học

Quốc gia TpHCM.

Võ Thị Ánh Tuyết (2015) Kiến trúc cổ các hội quán của người Hoa ở Hội An, Tạp

chi Phát triển KH &CN Tập 18, Số X5-2015.

Võ Văn Sen & Ngô Duc Thịnh & Nguyễn Văn Lên (2014) Tin ngưỡng thờ Mẫu ở

Nam Bộ bản sắc và giá trị TpHCM: NXB Đại học Quốc gia TpHCM.

Vũ Thế Dinh (1785) Mac thi gia pha (Nguyễn Khắc Thuần dịch, 2006): NXB Giáo

dục.

Vương Xuân Tình và Vũ Đình Mười (2016) Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt

Nam: nghiên cứu tại vàng Nam Bộ: NXB Khoa học Xã hội.

Ngày đăng: 30/11/2024, 02:23

w