1.2 Tổng quan lò hơi đốt than Lò hơi đốt than hay còn được gọi là nồi hơi đốt than là loại lò hơi sử dụng nhiênliệu than để đung sôi và chuyển hóa thành hơi nước, thường phục vụ trong cá
TỔNG QUAN
Tổng quan về lò hơi đốt than
Lò hơi đốt than sử dụng nhiên liệu như than cám và than đá để sản xuất hơi nước hoặc nước nóng Đây là một trong những loại lò hơi phổ biến nhất trên thị trường, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, gia dụng và năng lượng Vì lò hơi đốt than hoạt động ở áp suất và nhiệt độ cao, nên vật liệu chế tạo thường là thép chuyên dụng, có khả năng chịu nhiệt và áp suất tốt.
Hình 2 1 Lò hơi đốt than thực tế
2.1.1 Đặc điểm nguồn gốc của lò hơi đốt than Đặc điểm của lò hơi đốt than: là thiết bị sử dụng nhiệt năng từ quá trình đốt cháy than tạo ra hơi nước có áp suất cao, phục vụ cho các mục đích công nghiệp như sản xuất điện, sưởi ấm và các công việc khác Đặc biệt ở nước ta hiện nay việc sản xuất điện năng vẫn đến từ phần lớn lò hơi đốt than
Nguồn gốc của lò hơi đốt than:
Công nghệ lò hơi đốt than ra đời vào thế kỷ 18 trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp, khi nhu cầu về năng lượng tăng cao và các nhà máy cần nguồn năng lượng ổn định với hiệu suất tốt Với trữ lượng than đá lớn và dễ khai thác, than nhanh chóng trở thành nguồn nhiên liệu lý tưởng, cung cấp nhiệt năng và hơi nước phục vụ cho các mục đích công nghiệp.
Vào thế kỷ 18, lò hơi đốt than đầu tiên ra đời với thiết kế đơn giản, chủ yếu nhằm mục đích đốt cháy than để tạo ra hơi nước Các bộ phận chính của lò hơi thời kỳ này bao gồm buồng đốt, ống khói, ống dẫn hơi, nồi hơi và van an toàn.
Trong thế kỷ 21, công nghệ tiên tiến đã cải tiến lò hơi đốt than với các bộ phận hiện đại như buồng đốt tầng sôi, giúp tăng hiệu quả cháy và giảm khói độc hại Bộ hâm nước sử dụng nhiệt từ khí thải để làm nóng nước trước khi vào lò hơi, trong khi bộ lọc bụi tĩnh điện loại bỏ cặn và vật chất dư thừa trong khí thải Hệ thống giám sát và cảnh báo cho phép theo dõi từ xa, phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến nhiệt độ, áp suất và quá trình cháy.
2.1.2 Tiêu chuẩn của lò hơi đốt than
Tiêu chuẩn hiện nay cho lò hơi đốt than được thiết lập dựa trên các yêu cầu về hiệu suất, an toàn, tác động môi trường và độ bền, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp hiện đại Dưới đây là những tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến lò hơi đốt than.
Tiêu chuẩn ASME Boiler and Pressure Vessel Code (BPVC) là một trong những quy định quan trọng nhất cho lò hơi, được phát hành bởi Hiệp hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (ASME).
EN 12952 và EN 12953 (Châu Âu): Tiêu chuẩn Châu Âu quy định về thiết kế cà và kiểm tra lò hơi công nghiệp
ISO 16528 – Boilers and Pressure Vessels: Là tiêu chuẩn chung của quốc tế xác định các yêu cầu cơ bản cho nồi hơi và bình chịu áp lực
EPA của Mỹ: Quy định về các loại khí thải có ảnh hưởng đến môi trường Ví dụ như SO2, NOx, CO và bụi
2.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
Trước đây, sản xuất lò hơi đốt than diễn ra khá thoải mái do các quốc gia chưa nhận thức rõ về tác động của khí nhà kính đối với biến đổi khí hậu Tuy nhiên, hiện nay, với sự gia tăng nhận thức toàn cầu về ô nhiễm môi trường, lò hơi đốt than đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong sản xuất và tiêu thụ.
Tình hình sản xuất lò hơi đốt than:
Hiện nay, sản xuất lò hơi đốt than đang phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia công nghiệp lớn và Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia Nhu cầu về hơi công nghiệp và điện năng tại các quốc gia này vẫn phụ thuộc vào công nghệ lò hơi đốt than, dẫn đến sự hoạt động mạnh mẽ của các nhà máy sản xuất lò hơi Tại Việt Nam, công ty MARTECH BOILER nổi bật là một trong những nhà sản xuất lò hơi đốt than hàng đầu với công nghệ hiện đại.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, các công nghệ đốt sạch, công nghệ đốt tầng sôi tuần hoàn và hệ thống xử lý khí thải tiên tiến đang được áp dụng cho các lò hơi đốt than thế hệ mới.
Xu hướng tiêu thụ lò hơi đốt than đang giảm dần tại các nước phát triển như
Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu đang thực hiện các chính sách mạnh mẽ nhằm cắt giảm khí thải carbon và chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm gió, mặt trời và thủy điện.
Các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Đông Nam Á, vẫn duy trì mức tiêu thụ ổn định lò hơi đốt than Mặc dù đã có sự chuyển mình sang nguồn năng lượng tái tạo, lò hơi đốt than vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng tổng thể của khu vực.
2.1.4 Tính chất vật lý và hóa học của lò hơi đốt than
Theo tính chất vật lý: Dựa trên sản lượng hơi, nhiệt độ và áp suất của lò hơi đốt than
Lò hơi đốt than được phân loại theo nhiệt độ hoạt động, bao gồm: lò hơi có nhiệt độ dưới 350 °C, lò hơi có nhiệt độ từ 350 °C đến 450 °C, và lò hơi có nhiệt độ từ 450 °C đến 540 °C.
Lò hơi đốt than được phân loại theo áp suất: lò hơi hạ áp có áp suất dưới 15 bar, lò hơi trung áp có áp suất từ 15 đến 60 bar, và lò hơi cao áp có áp suất trên 60 bar.
Theo sản lượng hơi: Lò hơi đốt than công suất nhỏ có D < 20T/h Lò hơi đốt than công suất trung bình có 20 ≤ D < 75 T/h Lò hơi đốt than công suất lớn có
Theo tính chất hóa học: Các phản ứng cháy, các thành phần cháy được và không cháy được, thành phần hóa học của nhiên liệu
Phản ứng cháy tạo ra nước và CO2 Ví dụ: CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O
Các thành phần cháy trong nhiên liệu bao gồm Carbon (C), Hydro (H) và Lưu huỳnh (S) Carbon là thành phần chính, chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong khi Hydro và Lưu huỳnh có tỷ lệ thấp hơn Lưu huỳnh, mặc dù có mặt với tỷ lệ ít, nhưng sản phẩm cháy của nó như SO2 và SO3 có khả năng làm tăng sự ăn mòn trên bề mặt truyền nhiệt, do đó được xem là nguyên tố có hại cho quá trình cháy.
Xác định sơ bộ các thông số lò hơi
Sản lượng hơi: Là lượng hơi sinh ra trong một đơn vị thời gian
D=Q q hay Q=D q ,kg/s hay kg/h hay Tấn/h Trong đó:
Q: phụ tải nhiệt của lò hơi, kJ/s q: lượng nhiệt riêng, kJ/kg q = r = i’’– i’ r: nhiệt ẩn, kJ/kg i": Entalpy ở trạng thái hơi bão hòa khô, kJ/kg i': Entalpy ở trạng thái lỏng chưa sôi (Entalpy nước cấp), kJ/kg
D: sản lượng hơi theo thiết kế.
Dđm - Sản lượng hơi định mức:lượng hơi mà nồi hơi có thế làm việc được lâu dài.
Dmax, hay sản lượng hơi cực đại, là lượng hơi tối đa có thể được tạo ra trong thời gian ngắn mà không gây nguy hiểm Công thức tính Dmax là Dmax = (1,1 ÷ 1,2) Dđm, tương ứng với khả năng vận hành của lò hơi trên tải định mức từ 10 đến 20%.
Dkt – Sản lượng hơi kinh tế là sản lượng hơi đảm bảo hiệu suất nhiệt cao nhất
Áp suất và nhiệt độ hơi
Áp suất và nhiệt độ làm việc của hơi là hai thông số quan trọng của lò hơi Đối với lò hơi sản sinh hơi quá nhiệt, áp suất (p) và nhiệt độ (t) là độc lập, do đó cần biết cả hai thông số để xác định trạng thái hơi Ngược lại, đối với lò hơi sản sinh hơi bão hòa, áp suất và nhiệt độ phụ thuộc lẫn nhau, vì vậy chỉ cần biết một trong hai thông số để xác định trạng thái hơi.
Khả năng bốc hơi của một đơn vị diện tích bề mặt trong một đơn vị thời gian (kg/m² h) là một đặc tính quan trọng, thường được áp dụng trong các nồi hơi công nghiệp.
Phụ tải nhiệt: Phụ tải nhiệt Q là nhiệt lượng mà lò hơi có thể cung cấp cho tiêu thụ: (kJ/h, kCal/h, kW)
Hiệu suất của lò hơi
Hiệu suất nhiệt của lò hơi được định nghĩa là tỷ lệ giữa lượng nhiệt sử dụng có ích và tổng nhiệt lượng cung cấp vào buồng lửa Công thức tính hiệu suất nhiệt là η = Q1, trong đó Q1 đại diện cho nhiệt lượng sử dụng có ích.
Qdv là lượng nhiệt cung cấp cho lò hơi khi đốt cháy 1 kg nhiên liệu rắn hoặc lỏng, hoặc 1 m³ nhiên liệu khí Hiệu suất của lò hơi thường dao động từ 80% đến 94%.
2.2.1 Chọn phương pháp đốt và cấu trúc buồng lửa
Với một lò hơi có năng suất 10 tấn/giờ, phương pháp đốt than dạng hạt (pulverized coal) là lựa chọn tốt nhất vì:
+Hiệu suất cao: Than nghiền mịn có thể được đốt một cách hiệu quả, giúp nhiệt độ buồng lửa đạt cao và đồng đều, tăng hiệu suất sinh hơi.
Kiểm soát hiệu quả quá trình đốt trong lò hơi đốt than nghiền mịn cho phép điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ không khí và nhiên liệu, từ đó tối ưu hóa quá trình đốt và giảm thiểu khí thải.
+Tiết kiệm nhiên liệu: Quá trình đốt hoàn toàn và hiệu quả sẽ giúp giảm tiêu thụ than và tiết kiệm năng lượng.
+Cần thiết bị nghiền than, chi phí đầu tư ban đầu cao.
+ Cần kiểm soát độ ẩm của than để tránh ảnh hưởng đến quá trình đốt.
Với việc sử dụng phương pháp đốt than dạng hạt, buồng lửa có thể được thiết kế theo các đặc điểm sau:
Buồng lửa dạng đứng là lựa chọn phổ biến cho lò hơi công nghiệp lớn, nhờ vào khả năng tạo ra sự phân bố nhiệt đồng đều và kiểm soát quá trình đốt hiệu quả Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho việc đốt than dạng hạt, vì nó cho phép phân phối than mịn đều trong buồng lửa và kết hợp với dòng không khí đốt mạnh mẽ, từ đó giúp quá trình đốt diễn ra hoàn toàn và hiệu quả hơn.
-Hệ thống vòi phun (burner nozzles):
Vòi phun than (fuel nozzle) được lắp đặt trong buồng lửa để phun than nghiền mịn vào không gian lò, cần thiết kế chính xác để phân phối đều nhiên liệu và đảm bảo quá trình đốt hiệu quả Các vòi phun than thường có thiết kế phun xoáy nhằm tối ưu hóa quá trình hòa trộn than với không khí.
-Cấu trúc dàn ống sinh hơi (steam generation tubes):
Dàn ống sinh hơi là bộ phận thiết yếu trong lò hơi, có nhiệm vụ thu nhiệt từ buồng lửa Các ống này hấp thụ nhiệt từ khí thải và chuyển đổi thành hơi nước Để tối ưu hóa hiệu quả trao đổi nhiệt và tiết kiệm nhiên liệu, cấu trúc của dàn ống sinh hơi cần được thiết kế hợp lý.
-Bộ quá nhiệt cấp I và cấp II:
Sau khi hơi nước được tạo ra từ dàn ống sinh hơi, bộ quá nhiệt cấp I và cấp II sẽ nâng cao nhiệt độ của hơi, tối ưu hóa quá trình sử dụng nhiệt trong hệ thống Cấu trúc này giúp giảm thiểu mất mát nhiệt và nâng cao hiệu suất hoạt động của lò hơi.
2.2.2 Chọn dạng cấu trúc và các bộ phận khác của lò hơi
Chọn lò hơi bố trí theo kiểu chữ π vì đây là loại phổ biến nhất hiện nay Trong kiểu bố trí này, các thiết bị nặng như quạt khói, quạt gió, bộ khử bụi và ống khói được đặt ở vị trí thấp nhất Các bộ phận khác của lò hơi có cấu trúc theo dạng dãy Pheston.
Kích thước và hình dáng của dãy Pheston sẽ được xác định sau khi thực hiện các phép tính cho buồng lửa và cụm ống xung quanh Đồng thời, cấu trúc của bộ quá nhiệt cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu suất tối ưu.
Sử dụng bộ quá nhiệt trung gian là giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tình trạng ăn mòn kim loại khi hơi nước đạt nhiệt độ cao Ngoài ra, việc áp dụng bộ hâm nước và bộ sấy không khí cũng góp phần nâng cao hiệu suất và bảo vệ thiết bị.
Bố trí hai bộ hâm nước và hai bộ sấy không khí theo thứ tự xen kẽ: bộ hâm nước cấp 2 – bộ sấy không khí cấp 2, bộ hâm nước cấp 1 – bộ sấy không khí cấp 1 giúp tối ưu hóa quá trình làm nóng không khí và nước Cách bố trí này không chỉ tăng cường hiệu quả làm nóng mà còn tiết kiệm nhiên liệu khi đưa vào lò.
Dùng buồng thải xỉ khô nên bố trí nên đáy buồng lửa được thiết kế theo dạng hình phễu giúp lấy lượng tro ra ngoài thuận tiện hơn
2.2.3 Nhiệt độ khói và không khí
Nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt than
Nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt than gồm các bước sau: a) Cung cấp và đốt than:
Nhiên liệu (than) được đưa vào buồng đốt thông qua các hệ thống cấp than tự động hoặc thủ công
Than được đốt trong buồng đốt bằng cách cung cấp oxy, giúp duy trì quá trình cháy hiệu quả Không khí cần thiết cho quá trình này thường được cung cấp bởi quạt gió cấp, đảm bảo đủ lượng oxy cho việc đốt than.
Khi than cháy, nhiệt lượng sinh ra từ phản ứng cháy (chủ yếu là carbon) sẽ làm nóng không khí xung quanh và tạo ra khí nóng
Hình 2 6 Than trong lò hơi b) Trao đổi nhiệt:
Khí nóng từ quá trình đốt than sẽ đi qua các bộ phận trao đổi nhiệt của lò hơi bao gồm các ống nước hoặc ống lửa
Trong các lò hơi đốt than, quá trình tạo hơi nước diễn ra qua hai hệ thống chính: hệ thống ống nước, nơi nước được đun nóng trong các ống, và hệ thống ống lửa, trong đó khí nóng lưu thông qua các ống bao quanh chứa nước.
Nhiệt từ khí nóng được truyền qua thành ống, làm nóng nước và biến nó thành hơi Quá trình này diễn ra trong các chùm ống, là hệ thống ống dẫn nước và hơi, bao quanh buồng đốt.
Nước cấp vào lò hơi, thường là nước đã được xử lý, sẽ được dẫn qua hệ thống ống nước Khi khí nóng tác động lên các ống này, nhiệt độ nước trong ống tăng lên, và khi đạt đến nhiệt độ sôi, nước sẽ chuyển thành hơi nước.
Hơi nước sẽ được tách ra và dẫn lên phía trên lò hơi để vào hệ thống sử dụng d) Tạo áp suất và sử dụng hơi:
Hơi nước trong lò hơi được duy trì dưới áp suất ổn định nhờ van điều áp và các thiết bị kiểm soát Khi đạt được áp suất an toàn và yêu cầu sử dụng, hơi nước sẽ được dẫn ra ngoài qua hệ thống ống dẫn.
Hơi nước đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, bao gồm quay turbine để phát điện, hệ thống sưởi ấm, dệt may và chế biến thực phẩm Ngoài ra, việc sử dụng hơi nước cũng góp phần vào xử lý khí thải và nâng cao hiệu suất trong các quy trình sản xuất.
Sau khi khí nóng đi qua các bộ phận trao đổi nhiệt, nó sẽ thoát ra ngoài qua ống khói, nhưng lượng nhiệt trong khí thải vẫn có thể được tái sử dụng Nhiệt này có thể làm nóng không khí cấp cho quá trình đốt than trong lò hơi thông qua hệ thống hồi nhiệt như preheater Quá trình này không chỉ tiết kiệm năng lượng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.
Bụi than và cặn cấu từ quá trình đốt được thu gom qua thiết bị như cyclone hoặc máy lọc bụi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Hệ thống điều khiển tự động giám sát các thông số quan trọng như nhiệt độ đầu vào và đầu ra, cùng với áp suất trước và sau của lò hơi đốt than, nhằm đảm bảo lò hơi hoạt động hiệu quả và an toàn.
Hình 2 7 Cyclone lọc bụi trong lò hơi đốt than 2.3.1 Ưu và nhược điểm của lò hơi đốt than Ưu điểm của lò hơi:
Sử dụng than cốc làm nhiên liệu cho lò hơi đốt than thường giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng dầu hoặc khí đốt, từ đó giảm thiểu chi phí vận hành và sản xuất.
Lò hơi đốt than được thiết kế với cấu trúc đơn giản, giúp người dùng dễ dàng vận hành và bảo trì Việc sử dụng lò hơi này không yêu cầu kỹ thuật phức tạp, cho phép người vận hành thực hiện các quy trình vận hành và bảo dưỡng hàng ngày một cách thuận lợi.
Lò hơi đốt than có hiệu suất chuyển đổi nhiệt từ nhiên liệu sang hơi nước rất cao, tối ưu hóa việc sử dụng nhiên liệu và nâng cao năng suất sản xuất.
Nhược điểm của lò hơi:
Quá trình đốt lò hơi than gây ô nhiễm môi trường thông qua việc phát thải khí nhà kính và các chất độc hại, bao gồm CO2, SO2 và NOx.
Việc đốt lò hơi than tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bao gồm nổ và cháy, cùng với các tai nạn lao động khác Điều này đặc biệt nguy hiểm khi không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn lao động.
Người lao động làm việc trực tiếp với lò hơi đốt than có nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do tiếp xúc với khí thải độc hại và nhiệt độ cao.
2.3.2 Phân loại lò hơi đốt than
Có 3 loại lò hơi đốt than chính:
Lò hơi đốt than ghi xích: Được cải tiến từ lò hơi ghi tĩnh giúp nhiên liệu được cháy kiệt và hoàn toàn tự động
Hình 2 8 Lò hơi đốt than ghi xích
Lò hơi ghi tĩnh: Được sử dụng trong các nhà máy thủ công vừa và nhỏ, nhiên liệu than được đốt trên mặt ghi cố định của buồng đốt
Hình 2 9 Lò hơi đốt than ghi tĩnh
Lò hơi tầng sôi là công nghệ tiên tiến, được cải tiến từ lò hơi ghi tĩnh, nhằm nâng cao hiệu suất trao đổi nhiệt trong buồng đốt.
Hình 2 10 Lò hơi tầng sôi
Cấu tạo lò hơi tầng sôi
Hình 2 11 Cấu tạo lò hơi tầng sôi
Hệ thống cấp nhiên liệu
Hệ thống gió và khói
hệ thống thải xỉ và lọc bụi
Nguyên lý hoạt động của lò hơi đốt than tầng sôi:
Hình 2 12 Nguyên lý hoạt động của lò hơi tầng sôi đốt than
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian và địa điểm
- Thời gian thực hiện đồ án: từ ngày 17/10/2024 đến 26/12/2024.
- Địa điểm: Trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt Lạnh Trường Đại học Nông LâmThành Phố Hồ Chí Minh.
Nội dung phương pháp nghiên cứu
Trong đồ án lò hơi đốt than này, nhóm chúng tôi nghiên cứu các loại lò hơi, nhiên liệu và cấu trúc của lò hơi đốt than thông qua nhiều phương pháp khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các công thức, định luật vật lý hóa học, giáo trình nền tảng liên quan đến lò hơi đốt than
Phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua việc thu thập thông tin từ các nguồn uy tín như các công ty chuyên về lò hơi đốt than, tài liệu nghiên cứu, báo cáo kỹ thuật và tài liệu công nghiệp Qua đó, nhóm chúng tôi đã xác định được hiệu suất hoạt động, tuổi thọ trung bình, cũng như ưu nhược điểm của các loại lò hơi đốt than hiện có trên thị trường.
Phương pháp so sánh và đánh giá là một công cụ quan trọng trong việc phân tích các giải pháp, thiết kế hoặc thông số kỹ thuật của các lò hơi đốt than cùng loại Qua việc so sánh này, chúng ta có thể xác định được phương án tối ưu cho việc tính toán thiết kế, giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Phần mềm sử dụng để nghiên cứu và tính toán
Word là công cụ thiết yếu trong nghiên cứu đồ án thiết bị sấy, nhờ giao diện trực quan và dễ sử dụng Nó hỗ trợ tạo cấu trúc rõ ràng với tiêu đề, phụ đề và mục lục, giúp trình bày kết quả một cách khoa học và chuyên nghiệp Các tính năng như tạo bảng, chèn hình ảnh và vẽ đồ thị giúp trực quan hóa dữ liệu và kết quả nghiên cứu Nhờ đó, chúng tôi đã hoàn thành báo cáo đồ án đáp ứng các tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học.
Excel là công cụ quan trọng cho việc lập hàm công thức tính toán và thống kê số liệu Nó giúp phân tích lỗi trong việc trình bày công thức, từ đó cung cấp giải pháp khắc phục Nhờ vậy, người dùng tiết kiệm thời gian và công sức, đạt được kết quả cuối cùng một cách hiệu quả và tổng quan.
PowerPoint là một công cụ mạnh mẽ để tạo ra các slide trực quan và sinh động, giúp người dùng trình bày ý kiến một cách hiệu quả và hấp dẫn hơn Phần mềm này không chỉ hỗ trợ giảng viên mà còn mang lại trải nghiệm học tập tốt hơn cho cả lớp học.
Autocad là phần mềm kỹ thuật mạnh mẽ, hỗ trợ tạo ra các bản vẽ 2D và 3D hoàn chỉnh Trong đồ án thiết bị lò hơi, Autocad đã giúp nhóm chúng tôi xây dựng các bản vẽ chi tiết về thiết bị, bao gồm bản vẽ lắp, kích thước buồng sấy, tổng quan lò hơi, diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, cũng như bộ hâm nước cấp 1 và cấp 2.
Phân công nhiệm vụ đồ án
Họ và tên Nhiệm vụ
Nguyễn Minh Huy Tính toán thông số lò hơi đốt than
(Chương 4) Tổng hợp nội dung tất cả 5 chương
Huỳnh Trọng Tấn Tổng quan và nội dung, phương pháp nghiên cứu (Chương 2, Chương 3).
Nguyễn Thanh Tuấn Thiết kế buồng lửa (Chương 4).
Nguyễn Hữu Tính Tổng quan (Chương 2), thiết kế buồng lửa
Nguyễn Quốc Trí Thiết kế lò hơi đốt than, kết luận – kiến nghị (Chương 4), (Chương 5).
Nguyễn Trần Anh Tuấn Powerpoint, tính toán thiết kế (Chương 4).
Phan Tiến Sỹ Powerpoint, tính toán thiết kế (Chương 4).
Nguyễn Niên Thạnh Tính toán thiết kế (Chương 4).
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ LÒ HƠI ĐỐT THAN
Tính toán lò hơi đốt than
4.1.1 Tính thể tích không khí lý thuyết, thể tích sản phẩm cháy
4.1.1.1 Tính hệ số không khí thừa
4.1.1.2 Tính enthanpy của không khí và khói
4.1.2 Tính cân bằng nhiệt cho lò hơi đốt than
4.1.2.1 Tính lượng nhiệt đưa vào lò hơi
4.1.2.2 Tính lượng nhiệt sử dụng có ích
4.1.3 Tính lượng nhiệt tổn thất trong lò hơi
4.1.3.1 Tính tổn thất do khói mang ra, cháy không hết về mặt hóa học
4.1.3.2 Tính tổn thất do tỏa nhiệt ra môi trường, do xỉ mang ra bên ngoài 4.1.4 Tính diện tích, thể tích buồng lửa
4.1.5 Tính thông số vòi phun
4.1.6 Tính phân phối nhiệt cho các bề mặt đốt
Thiết kế buồng lửa
4.2.1 Thiết kế bộ quá nhiệt nửa bức xạ
4.2.3 Thiết kế bộ quá nhiệt trung gian
4.2.4 Thiết kế bộ quá nhiệt cấp 2
4.2.5 Thiết kế bộ hâm nước cấp 1 và cấp 2