1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học ' bí quyết xây dựng đạo đức kinh doanh ở một số tập đoàn doanh nghiệp tại đông á trong quá trình hội nhập quốc tế '

9 604 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 186,83 KB

Nội dung

quyết xây dựng đạo đức kinh doanh Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 51 Nguyễn du san Viện Nghiên cứu Trung Quốc ho dù là một khái niệm không dễ dàng xác định vì phạm vi của nó khá rộng, song trên nhiều phơng diện, đạo đức kinh doanh vẫn đợc coi là hệ thống các quy tắc và chuẩn mực nh tính nhân văn, tính trung thực, tính cộng đồng có tác dụng hớng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh. Chúng đợc những ngời hữu quan (ngời đầu t, khách hàng, quản lý, ngời lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng dân c, đối tác, đối thủ ) sử dụng để phán xét một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức (1) . Trên cơ sở những nguyên tắc và chuẩn mực đó, mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều từng bớc xây dựng nên hệ thống giá trị đạo đức mang tính đặc thù riêng. Tại Đông á, trong cuộc chiến giữa một bên là là lợi nhuận nhanh chóng có thể đạt đợc với một bên là sự phấn đấu bền bỉ của giá trị thơng hiệu với chữ Tâm, chữ Tín, chữ Thành đã không ít doanh nghiệp bị rơi vào hố sâu khủng hoảng, nhng cũng có rất nhiều doanh nghiệp nhờ xây dựng thành công hệ thống giá trị đạo đức kinh doanh đã vơn lên đỉnh cao trên thơng trờng góp phần vào sự tăng trởng của nhiều con rồng, con hổ của khu vực. Do đó, thông qua tìm hiểu quyết xây dựng đạo đức kinh doanh tại một số tập đoàn thơng mại lớn tại khu vực Đông á, chúng tôi hy vọng bài viết sẽ ít nhiều đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam một số gợi mở cần thiết trong việc tìm kiếm và xây dựng hệ thống giá trị đạo đức kinh doanh cho riêng mình nhằm đứng vững và vợt qua những thách thức to lớn đang đặt ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 1. Làm mới các giá trị đạo đức á Đông truyền thống Từ góc độ nghiên cứu các giá trị đạo đức kinh doanh, chúng tôi cho rằng, một trong những quyết tạo nên thành công C CC C nguyễn du san Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 52 của hệ thống doanh nghiệp t nhân các nớc Đông á chính là sự hoàn thiện và tuân thủ hệ thống chuẩn mực đạo đức dựa trên việc làm mới các giá trị cộng đồngđạo đức chữ Tín của văn hóa Khổng giáo. Nhìn lại lịch sử phát triển của các nớc Đông á, có thể thấy, trong khoảng hai thiên niên kỷ, những ngời đứng đầu các vơng triều phong kiến, các mức độ khác nhau đã đề cao vai trò của Đức trị - hạt nhân t tởng Nho gia trong quản lý xã hội. Mặc dù không chú trọng tới sự phát triển của thơng nghiệp, song khía cạnh tích cực, chữ Tín, tinh thần vì cộng đồng, vị nhân sinh sẵn có trong hệ thống Đức trị đã hé mở cho nhiều nhà quản lý kinh doanh xa những quyết thành công riêng. Ngày nay, trong khi không ít ngời cho rằng, quy luật cạnh tranh của thơng trờng loại trừ quy phạm đạo đức, thì chữ Tín và các tiêu chuẩn đạo đức của Nho gia vẫn đợc nhiều nhà quản lý Đông á làm mới trong hoạt động kinh doanh. Nhiều tập đoàn kinh doanh lớn nh Toyota, Canon, Nintendo (Nhật Bản), Samsung, Hyundai, LG (Hàn Quốc), PetroChina, China Mobile, China National Offshore Oil Corporation, Haier (Trung Quốc), Singapore Airlines và Singapore Telecom (Singapore) đã đặt tiêu chuẩn xây dựng đạo đức kinh doanh lên hàng đầu nhằm xây dựng lòng tin với khách hàng, khẳng định thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh. Dựa vào nền tảng đạo đức Nho gia với sự hiện hữu của năm giá trị cơ bản Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín các doanh nghiệp Đông á đã dần dần làm mới và phát triển chúng thành năm giá trị định hớng đạo đức xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh: (1) Định hớng giá trị lấy giá trị cộng đồng làm bản vị; (2) Đề cao ý thức tự cờng, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của dân tộc; (3) Trung thành với công ty nh với chính gia đình mình; (4) Quan tâm đến cả nghĩa "và lợi" trong hoạt động kinh doanh; (5) Đề cao cần cù, tiết kiệm. Khi đi vào thực tế kinh doanh, các định hớng giá trị sẽ tiếp tục đợc mới hóa bằng những triết lý và nguyên tắc cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tiêu chí phát triển của từng doanh nghiệp. Samsung (Hàn Quốc) là trờng hợp điển hình cho quá trình làm mới này. Từ một công ty gia đình nhỏ thành lập năm 1938 chuyên về các mặt hàng xuất khẩu, kiên trì triết lý kinh doanh đầy tính nhân văn một lòng với khách hàng, đơng đầu với thử thách, xây dựng một tơng lai tơi sáng, Samsung đã vợt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu á năm 1997 và đang tiếp tục những bớc tiến ngoạn mục ngay trong thời điểm sóng gió nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu để trở thành một tập đoàn thơng mại đứng thứ 82 trong top 500 công ty lớn trên thế giới, đứng thứ hai về sản xuất điện tử với doanh số năm 2008 là 108 tỷ đô la Mỹ, lãi suất 8 tỷ đô la Mỹ. Để thực hiện mục tiêu chiến lợc mở rộng toàn cầu hóa sản phẩm và thực hiện cam kết chúng tôi nguyện quyết xây dựng đạo đức kinh doanh Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 53 cống hiến toàn bộ nhân lực, kỹ thuật để thế giới ngày một tốt đẹp hơn, trong nhiều năm qua, tập đoàn này đã chú trọng phát triển sản phẩm thông qua đầu t lớn cho nghiên cứu phát triển và khai thác triệt để thế mạnh công nghệ. Trong bốn năm liên tục gần đây, Samsung đang nằm trong top 10 công ty có nhiều bằng sáng chế nhất Mỹ, đứng thứ hai thế giới về nắm giữ bằng sáng chế có đăng ký với 2.725 bằng (2) . Trong mối quan hệ với khách hàng, Samsung luôn tuân thủ nguyên tắc: Đảm bảo thời gian, đảm bảo chất lợng và uy tín, niềm nở và lịch sự với khách hàng. Theo thời gian, những lời đảm bảo không hoa mỹ của tập đoàn này ngày càng chứng tỏ giá trị thực tế của nó khi Samsung đang dần dần trở thành thơng hiệu giành đợc nhiều niềm tin và sự u ái của khách hàng trên phạm vi toàn cầu. Tại khu vực Đông á, Nhật Bản là nớc có nhiều doanh nghiệp thành công trong việc làm mới các giá trị truyền thống, đặc biệt là giá trị gắn kết cộng đồng. Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, mọi thành viên trong công ty thờng gắn kết với nhau trên tinh thần chia sẻ nhiều hơn là bị quy định bởi hệ thống quyền lực. Các doanh nghiệp thờng có triết lý kinh doanh riêng nhng có một điểm chung là triết lý kinh doanh đợc hình thành trên cơ sở đề cao tính cộng đồng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hớng tới những giá trị mà hội tôn vinh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản thờng đợc ví nh một ngôi nhà chung của tất cả các thành viên mà đó sự liên kết giữa các doanh nghiệp đợc biết đến nh là sự đồng thuận cùng thực hiện vận mệnh chung cao cả: Doanh nghiệp phục vụ đất nớc Quang minh chính đại Hòa thuận nhất trí Lễ độ khiêm nhờng Phấn đấu vơn lên Đền đáp công ơn dựa trên các nguyên tắc kinh doanh cơ bản: Lợi nhuận thu đợc từ việc phục vụ hội đó là niềm tự hào Cần nuôi dỡng niềm tin: Nhờ có công ty của mình thì nền kinh tếhội mới vận hành bình thờng đợc Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là ngời thân, là ngời thầy của doanh nghiệp. Phải luôn thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nghiệp. Không vì lấy lòng khách hàng mà hạ thấp nhân viên Vấn đề không phải là vốn mà là sự tín nhiệm Phấn đấu làm sản phẩm chất lợng, nhng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tợng mới quan trọng nhất (3) . Sự đồng thuận trong việc thực hiện vận mệnh chung đã từng bớc giúp cho mỗi doanh nghiệp Nhật Bản trở thành một cộng đồng vững chắc nằm trong khối liên kết chung giữa các doanh nguyễn du san Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 54 nghiệp. Trên thực tế, sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là các doanh nghiệp nổi tiếng nh Toyota, Canon, Nintendo (Nhật Bản) trong việc gánh vác toàn bộ trách nhiệm đối với ngời Nhật đã cho thấy tính hiệu quả của những giá trị á Đông truyền thống khi đợc làm mới đúng lúc, đúng chỗ. 2. Nâng tầm thơng hiệu dựa trên nền tảng uy tín, danh dự và trách nhiệm của doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang làm cho quy luật cạnh tranh thị trờng trở nên khốc liệt, hơn bao giờ hết, cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều đánh giá cao giá trị của một thơng hiệu mạnh. Đối với mỗi doanh nghiệp, xây dựng thành công giá trị thơng hiệu luôn đồng nghĩa với xây dựng sự tín nhiệm với khách hàng, giảm bớt chi phí marketing có tính cạnh tranh, tăng lợi nhuận biên và đạt đợc lợi thế trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng về giá. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp tại các nớc Đông á đã tập trung vào chiến lợc xây dựng giá trị thơng hiệu và coi đó nh một chuẩn mực thiết yếu của hoạt động kinh doanh. Có nhiều mô hình và quy trình xây dựng giá trị thơng hiệu đợc áp dụng thành công tại các hãng nổi tiếng nh Toyota, Hyundai, Samsung, Haier Nhìn tầm vĩ mô, quyết đầu tiên khiến thơng hiệu Toyota ngày càng thành công nằm chất lợng. Sự tin tởng về chất lợng thơng hiệu của hãng này trong tâm lý ngời tiêu dùng có thể định lợng qua Camry khi nó là mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ. Bên cạnh đó, thành công của Toyota còn nằm phơng thức quản lý chặt chẽ mang tính đạo đức cao. Trong lịch sử phát triển, Toyota luôn là một cộng đồng đoàn kết trong việc thực hiện cam kết luôn luôn cung cấp những sản phẩm chất lợng cho ngời tiêu dùng, chúng không ảnh hởng tới môi trờng, không ảnh hởng tới thế giới. quyết thứ hai của hãng là việc xây dựng giá trị thơng hiệu dựa trên cách thức kinh doanh và nền tảng dịch vụ vững chắc. Đây là lý do khiến từ năm 2003, Toyota đã qua mặt Ford về sản lợng với 6,8 triệu chiếu ô tô tiêu thụ khắp thế giới; cuối năm 2008, cùng với Honda và Ford nằm trong top đầu các hãng ô tô đợc yêu thích nhất tại Mỹ (4) . Tiếp theo là trờng hợp Hyundai. Cách đây 7 năm, Hyundai vẫn là một hãng sản xuất ô tô mờ nhạt trên thị trờng thế giới, nhng kể từ khi Chung Mong Koo trở thành Chủ tịch tập đoàn sản xuất xuất ô tô lớn nhất Hàn Quốc này thì mọi hoạt động kinh doanh của hãng đã thay đổi nhanh chóng. Hiện Hyundai đã trở thành đối thủ đáng gờm của Toyota. Bằng sự đảm bảo chất lợng tốt nhất, giá thành hạ nhất và chất lợng phục vụ tốt nhất, Hyundai đã và đang làm cả thế giới phải thay đổi lại cách đánh giá thơng hiệu của mình. một quy trình khác, tập đoàn Samsung đã gia tăng giá trị thơng hiệu bằng cách tiến hành nghiêm túc chiến quyết xây dựng đạo đức kinh doanh Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 55 lợc xây dựng thơng hiệu thông qua maketing hiệu quả. Từ năm 2001, bằng việc phân chia lại nguồn ngân sách tiếp thị cũng nh các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới một cách rầm rộ và rộng rãi, Samsung đã thu đợc những kết quả khả quan. Hiện, Samsung có tên trong danh sách 5 nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới. Trong 5 năm đầu thiên niên kỷ, không thơng hiệu nào trên thế giới có sức tăng trởng kỷ lục 186% về giá trị thơng hiệu nh Samsung. Theo Interbrand, hiện Samsung đang giữ vị trí 21 trên thế giới về giá trị thơng hiệu đạt trên 17,689 tỉ đô la Mỹ (5) . Đối với một nền kinh tế trong thời kỳ tăng trởng nóng nh Trung Quốc, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp ngày càng trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi trong đời sống xã hội. Trong khi chính phủ nớc này ra sức quảng bá những hình ảnh về tốc độ ngoạn mục, diện mạo hoành tráng và vị thế siêu cờng của nền kinh tế mới nổi, thì một số doanh nghiệp vẫn bất chấp pháp luật và lợi ích quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng loạt đồ chơi trẻ em kém chất lợng, thực phẩm và sữa nhiễm độc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có không ít tổ chức kinh doanh của Trung Quốc đang tiếp tục kiên trì nâng cao giá trị thơng hiệu nh là sự nỗ lực giành lại danh dự, uy tín cho các sản phẩm made in China. Haier là một trờng hợp tiêu biểu. Ngời công nhân từ đôi bàn tay trắng đã làm nên truyền thuyết về việc đa thơng hiệu Haier bớc vào thị trờng quốc tế chính là Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Haier Trơng Thụy Mẫn. Năm 1984, khi tiếp nhận công ty vào thời điểm khó khăn nhất, ông phát hiện trong số 400 chiếc tủ lạnh tồn kho có 76 sản phẩm bị lỗi. Trong lúc ban lãnh đạo công ty đang lúng túng tìm cách tháo gỡ, Trơng Thụy Mẫn đã đa ra thông báo những sản phẩm bị lỗi là phế phẩm và yêu cầu chính tay ngời làm ra đập nát các phế phẩm đó. Ngay trên bờ vực của sự phá sản, quyết định đập nát tủ lạnh của ông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với lơng tâm và trách nhiệm toàn bộ công nhân của công ty. Đây là quyết định làm nên bớc ngoặt lịch sử của thơng hiệu Haier. 19 năm sau sự kiện đập nát tủ lạnh từ một công ty không trả nổi lơng cho công nhân, Haier đã trở thành công ty sản xuất điện gia dụng lớn nhất Trung Quốc. Sản phẩm của hãng có mặt tại 160 nớc trên thế giới với lợi nhuận tăng gấp 20.000 lần so với năm 1984 (5) . Haier và tên tuổi của Trơng Thụy Mẫn đã trở thành một truyền thuyết của giới kinh doanh Trung Quốc về sự phục hồi nâng tầm giá trị thơng hiệu trên phạm vi toàn cầu. 3. Xây dựng phẩm chất đạo đức, tạo dựng môi trờng để tài năng đợc chuyển hóa thành tinh thần cống hiến hết mình Nếu các doanh nghiệp phơng Tây thờng thành công trong việc chú trọng nguyễn du san Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 56 bồi dỡng công nghệ chuyên ngành và kỹ năng nghiệp vụ cho ngời lao động, thì quyết đạt hiệu cao trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Đông á lại nằm trong ý thức gắn xây dựng phẩm chất đạo đức với tạo dựng môi trờng làm việc thuận lợi để tài năng của mỗi thành viên đợc chuyển hóa thành giá trị cống hiến và sáng tạo vì lợi ích chung. Dựa trên những nguyên tắc tu thân của đạo đức Khổng giáo vốn đã rất quen thuộc với mỗi ngời dân Đông á, các nhà quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp đã từng bớc hoàn thiện hệ giá trị đạo đức cho riêng mình và buộc các thành viên công ty phải tuân thủ. Về cơ bản, những nguyên tắc tu thân thờng đợc áp dụng vào việc xây dựng các phơng châm xử thế (chính trực, lễ nghĩa, uy tín ) mang tính xuyên suốt qúa trình hành động, làm việc và ứng xử của doanh nghiệp. Các phơng châm này tiếp tục đợc cụ thể hóa thành quy chế, chế độ hoạt động của công ty tùy theo chức năng nhiệm vụ và đặc thù văn hóa riêng tại mỗi nớc. Các công ty Nhật Bản là điển hình cho việc giáo dục lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. Bằng cách kết hợp giữa tuyên truyền t tởng truyền thống về lòng trung thành với áp dụng chế độ làm việc suốt đời, cống hiến suốt đời, trung thành suốt đời với một công ty, các doanh nhiệp Nhật Bản đã trở thành hình mẫu cho tinh thần cống hiến trọn đời của ngời lao động đối với công ty mà họ là thành viên. Nếu trung thành là nét đạo đức đặc thù của trong đạo đức kinh doanh, thì trung thực lại là tiêu chuẩn đạo đức quan trọng nhất trong việc lựa chọn nhân viên và đề bạt thăng chức tại các doanh nghiệp Hàn Quốc. Theo quan điểm của các nhà quản lý Hàn Quốc, tính trung thực sẽ là phẩm chất hàng đầu giúp doanh nghiệp đảm bảo về quy trình sản xuất, khả năng phát triển mở rộng thơng hiệu thông qua chất lợng sản phẩm và uy tín đối với khách hàng. Quản trị hiện đại đang xóa dần mô hình gia đình trị để tạo nên giá trị dân chủ trong kinh doanh. Thế nhng, nhiều mô hình quản trị kiểu gia đình tại Đông á vẫn phát huy tác dụng khi mỗi thành viên biết coi sự khiêm nhờng, kiềm chế xung đột và tôn trọng quyết định chung những giá trị cơ bản tạo nên nền tảng gia đình là tiêu chí tiên quyết trong hành vi ứng xử tại nơi làm việc. Dựa vào các quy tắc đạo đức mang tính nền tảng, các nhà quản lý nhân sự đã tiếp tục những bớc tiến ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh khi nỗ lực tạo ra sân chơi chung để tài năng của ngời lao động có cơ hội chuyển hóa thành giá trị của sự cống hiến và sáng tạo hết mình cho lợi ích của chính họ và công ty. Sớm thấy đợc mong muốn của nhân viên không chỉ nằm việc đợc nhận mức lơng cao bao nhiêu mà quan trọng hơn là chỗ họ có thể cống hiến đợc đến mức nào vào trong việc thực hiện lý quyết xây dựng đạo đức kinh doanh Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 57 tởng của mình đối với công ty, nhiều doanh nghiệp Đông á đã tích cực tạo môi trờng làm việc bình đẳng, mang tính cạnh tranh cao để ngời lao động phát huy tài năng và sức sáng tạo. Các doanh nghiệp đã không ngừng xây dựng môi trờng công ty giống nh một mái ấm gia đình mà nơi đó sự cống hiến của mỗi thành viên sẽ góp phần tạo nên sự tỏa sáng của công ty. Với quan điểm Bạn có thể nhào lộn bao nhiêu vòng, chúng tôi sẽ dựng sân khấu lớn nh thế cho bạn công ty Haier đã tích cực mở rộng môi trờng làm việc để các thành viên đợc cống hiến năng lực và sức sáng tạo. Nhằm giúp nhân viên có thể tự tin ngay trên chính sân chơi của mình, Chủ tịch tập đoàn Haier đã đa ra ba khái niệm nhân tài khác nhau.Ba khái niệm này tơng ứng với ba định hớng tiêu chuẩn khác nhau trên chặng đờng chuyển hóa tài năng ngời lao động thành những giá trị đích thực cho bản thân họ và cho công ty. Trong gần hai thập kỷ qua, việc xây dựng môi trờng làm việc nh một sân chơi để tài năng có cơ hội trở thành một giá trị đạo đức tiên quyết của sự bứt phá đã giúp Haier vơn lên trở thành thơng hiệu hàng đầu trên thị trờng quốc tế với các dòng sản phẩm mang tính sáng tạo và độ u việt cao. Nh vậy, quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức, tạo dựng môi trờng làm việc thuận lợi đã cung cấp cho ngời lao động những định hớng cơ bản về đạo đức nghề nghiệp và mang đến những động lực lớn lao để họ có thể sáng tạo và cống hiến hết mình cho sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình chia sẻ những lợi ích chung của cộng đồng. Có thể coi, đây chính là nhân tố quan trọng tạo nên sự tăng trởng thần kỳ của các doanh nghiệp tự do tại khu vực Đông á trong thời gian qua. Kết luận Việc tìm hiểu quyết thành công của các doanh nghiệp lớn tại Đông á giúp chúng tôi xác định rõ hơn một trong nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam chật vật trên chặng đờng khẳng định vị thế kinh tế của mình trong khu vực chính là do cha phát huy hết đợc tiềm lực của hệ thống doanh nghiệp t nhân. Với quá trình hoàn thiện và tuân thủ nghiêm túc hệ thống chuẩn mực đạo đức kinh doanh, các doanh nghiệp t nhân tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã và đang mang đến cho chúng ta nhiều gợi mở cho thấy, sự đồng thuận của xã hội trong việc nhận thức vấn đề xây dựng tốt đạo đức kinh doanh chính là động lực nâng tầm phát triển của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc gia nói chung. Quy trình xây dựng đạo đức kinh doanh tại khối doanh nghiệp tự do nớc ta có thể dựa trên những kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp Đông á. Đó là các doanh nghiệp cần phải xác định đạo đức kinh doanh nguyễn du san Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 58 gắn liền với tơng lai phát triển bền vững của doanh nghiệp; xây dựng đạo đức kinh doanh có nhiều cơ hội thành công nhờ vào: làm mới các giá trị á Đông truyền thống để tạo nên những giá trị định hớng chung mang tính cộng đồng và nhân bản cho mỗi doanh nghiệp; xây dựng giá trị thơng hiệu dựa trên uy tín, danh dự doanh nghiệp; gia tăng giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tạo môi trờng làm việc nh một mái ấm gia đình có khả năng khơi dậy đợc những giá trị nhân cách điển hình và tích cực của ngời Việt nh tinh thần yêu nớc, xả thân vì dân tộc, từ đó phát huy mọi tiềm năng của ngời Việt Nam trong quá trình thực hiện khát vọng thoát khỏi đói nghèo, tụt hậu, từng bớc đa đất nớc trở thành một quốc gia phát triển và có vị thế quan trọng hơn trong khu vực./. Chú thích: 1 Nguyễn Mạnh Quân: Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Kinh tế quốc dân, 2007, tr.18 2 Theo Vân Anh www.vietnam branding.com/thong-tin/phong-su-thuong- hieu/5529/Samsung-Electronics Mot-trong- nhung-thuong-hieu-phat-trien-nhanh-nhat- the-gioi# 3 http://www.vanhoahoc.com/site/index.ph p?option=com_content&task=view&id=1282 &Itemid=47 4 Theo Lê Th, http://nhansuvietnam. vn/tintuc/o_to_xe_may/toyota-honda-ford- duoc-yeu-thich-nhat-nam-2008/30618.html 5 http://www.vietnambranding.com/thong- tin/phong-su-thuong-hieu/3988/SamSung- chan-hung-tap-doan-bang-chien-luoc-tiep-thi 6 http://vietbao.vn/Kinh-te/Truong-Thuy- Man-chiec-may-giat-mang-ten-Trung-Quoc- phan-1/20365815/92/ Tài liệu tham khảo 1. Bùi Kim Phợng, Nguyễn Trọng Nhân biên dịch (2008): 98 thủ thuật thành công trong kinh doanh, Nxb Văn hóa lao động, Hà Nội. 2. Nguyễn Mạnh Quân (2007): Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Theo Vân Anh www.vietnam branding. com/thong-tin/phong-su-thuong- hieu/5529/Samsung-Electronics Mot-trong- nhung-thuong-hieu-phat-trien-nhanh-nhat-the- gioi# 4. http://www.vanhoahoc.com/site/ind ex.php?option=com_content&task=view&i d=1282&Itemid=47 1 5. Theo Lê Th, http://nhansuvietnam. vn/ tintuc/o_to_xe_may/toyota-honda-ford-duoc- yeu-thich-nhat-nam-2008/30618.html 6. http://www.vietnambranding.com/ thong-tin/phong-su-thuong-hieu/3988/ SamSung-chan-hung-tap-doan-bang- chien-luoc-tiep-thi 7. http://vietbao.vn/Kinh-te/Truong- Thuy-Man-chiec-may-giat-mang-ten-Trung- Quoc-phan-1/20365815/92/ 8. http://www.haier.cn/about/culture_ index detail37.shtm 9. http://www.haier.cn/about/culture _index detail03.shtml 11. http://www.haier.cn/about /cultur indexdetail04.shtml BÝ quyÕt x©y dùng ®¹o ®øc kinh doanh… Nghiªn cøu Trung Quèc sè 12(100) - 2009 59 . Quy trình xây dựng đạo đức kinh doanh tại khối doanh nghiệp tự do ở nớc ta có thể dựa trên những kinh nghiệm thành công của các doanh nghiệp Đông á. Đó là các doanh nghiệp cần phải xác định. khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 1. Làm mới các giá trị đạo đức á Đông truyền thống Từ góc độ nghiên cứu các giá trị đạo đức kinh doanh, chúng tôi cho rằng, một trong những bí quyết tạo nên. Bí quyết xây dựng đạo đức kinh doanh Nghiên cứu Trung Quốc số 12(100) - 2009 51 Nguyễn du san Viện Nghiên cứu Trung Quốc ho dù là một khái niệm không dễ dàng xác

Ngày đăng: 29/06/2014, 15:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN