1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học 'đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác của huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế'

8 674 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 143,59 KB

Nội dung

T ẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC Nguy ễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến Tr ường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM T ẮT Nâng cao hi ệu quả

Trang 1

T ẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 54, 2009

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC

Nguy ễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến

Tr ường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

TÓM T ẮT

Nâng cao hi ệu quả sử dụng đất canh tác là một trong những mục tiêu quan trọng của

h ộ gia đình, đặc biệt là các hộ vùng dân tộc miền núi, nơi mà quỹ đất canh tác ít, lại đang đứng

tr ước nguy cơ bị thu hẹp và xói mòn Đề tài đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các nông h ộ tại huyện miền núi A Lưới cũng không ngoài mục tiêu đó

K ết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều kết quả khả quan trong việc sử dụng đất của các

h ộ nông dân Từ tập quán “phát, đốt, cốt, trỉa” trên nương rẫy là chủ yếu thì hiện nay người dân đã biết canh tác lúa nước, trồng màu và làm vườn Tình hình sử dụng đất đai ngày càng

ch ặt chẽ và tiến bộ hơn, như cơ cấu cây trồng đa dạng hơn, hiệu quả sử dụng đất canh tác cao

h ơn đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hoá như rau, sắn Hệ số sử dụng ruộng đất khá cao Tuy nhiên th ực tế cho thấy tại A Lưới hiệu quả sử dụng đất canh tác của các hộ còn rất hạn

ch ế Cơ cấu cây trồng vẫn nặng về sản xuất tự cấp, tự túc, chưa phát triển mạnh sản xuất cây hàng hoá N ăng suất ruộng đất còn thấp Từ kết quả nghiên cứu, các giải pháp chủ yếu được đề

xu ất đó là tăng cường công tác tuyên truyền vận động bà con thay đổi cách làm ăn thông qua

t ập huấn, xây dựng mô hình, củng cố hệ thống khuyến nông; hỗ trợ người dân giống mới, vốn

và k ỹ thuật sản xuất, đồng thời cung cấp thông tin hỗ trợ người dân bán sản phẩm

1 T ổng quan về dân số và lao động của huyện A Lưới

Huyện miền núi A Lưới là địa bàn cư trú lâu đời của 2 dân tộc thiểu số Tà Ôi và

Cơ Tu Thực tế hiện nay, ở đây có rất nhiều các dân tộc chung sống, trong đó: Tà Ôi chiếm 66%, Kinh - 24%, Cơ Tu - 9% Các dân tộc khác như: Tày, Thái, Mường, Nùng,

Ba Na, Hrê, Cơ Ho, Bru - Vân Kiều, Lào… thì chỉ có vài trăm người và thậm chí có dân

tộc chỉ có vài người

Tính đến cuối năm 2007, huyện A Lưới có tổng số 9.115 hộ với 42.072 khẩu, trong đó, số khẩu nông nghiệp là 30.521 người Dân số nông thôn của huyện là 35.605

người, chiếm 84,63% tổng dân số, còn lại 15,37% dân số là dân cư thành thị Theo số

liệu thống kê năm 2007, toàn huyện có 18.928 lao động, trong đó có tới 16.089 lao động nông nghiệp, chiếm 85% tổng số lao động, số còn lại tham gia trong các lĩnh vực sản

xuất khác

Các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện A Lưới có tập tục sinh hoạt, sản xuất

Trang 2

và ăn ở khác nhau nhưng về cơ bản đều lấy kinh tế nương rẫy làm nguồn sống chủ yếu Ngoài ra, đồng bào còn có các hoạt động khác như săn bắt, hái lượm, đánh cá, chăn nuôi và phát triển các nghề thủ công cổ truyền như dệt Dzèng,…

Nhìn chung, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp,

kỹ thuật canh tác chưa cao Hơn nữa, đa số đồng bào nơi đây chỉ quen với phát - đốt -

cốt - trĩa chứ không quen cày bừa, bón phân, do vậy, làm cho đất đai ngày càng bị thoái hoá, chất lượng nông sản giảm Mục đích cuối cùng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất là nhằm nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, chính vì vậy, bên cạnh các

yếu tố khách quan khác, việc nâng cao năng lực của người dân là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động này

2 Ph ương pháp nghiên cứu

Nguồn số liệu của hợp phần bao gồm cả hai nguồn tài liệu, thứ cấp và sơ cấp Bên

cạnh số liệu điều tra nông hộ, chúng tôi còn tham khảo một số sách báo, tạp chí có liên quan; các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết, các bản quy hoạch, các đề án, dự án, các

mô hình,… của UBND huyện và các phòng: Thống kê, NN và PTNT, Tài nguyên và Môi

trường huyện A Lưới; UBND các xã Hồng Trung, xã Nhâm và xã Sơn Thuỷ

Để có được nguồn số liệu sơ cấp, chúng tôi tập trung tiến hành nghiên cứu điểm trên 3 xã của huyện A Lưới: xã Hồng Trung, xã Nhâm và xã Sơn Thuỷ, đại diện tiêu biểu cho huyện về các mặt kinh tế - xã hội Trong đó, chúng tôi quyết định chọn điều tra 90 hộ thuộc 3 xã phân bố ở các thôn khác nhau, trong đó, mỗi xã chúng tôi chọn điều tra 30 hộ

Đặc biệt, trong quá trình tiến hành phỏng vấn, chúng tôi đã chọn phỏng vấn theo nhóm để kiểm tra chéo Đồng thời để đảm bảo cho kết quả phỏng vấn chính xác và có cơ

sở khoa học, chúng tôi tham khảo thêm những bản thống kê về định mức kinh tế - kỹ thuật ở các xã, và các mô hình sản xuất của huyện để bổ sung vào các kết quả nghiên cứu

Trong hợp phần này, chúng tôi chỉ nghiên cứu đối tượng đất canh tác (dựa trên phân loại theo vị trí và địa điểm của đất nông nghiệp); tính toán mức chi phí đầu tư, kết

quả và hiệu quả sản xuất của các cây trồng hàng năm trên các loại đất khác nhau của các

hộ điều tra năm 2007 Từ đó, đánh giá xem hiệu quả kinh tế sử dụng đất của họ như thế nào để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi giúp người dân sử dụng tốt hơn quỹ đất

của mình

3 K ết quả nghiên cứu

3.1 C ơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm của huyện giai đoạn 2005 -

2007

Do đặc trưng của một huyện miền núi nên A Lưới có diện tích đất canh tác rất ít,

chỉ chiếm 2,26% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2005, giảm xuống 2,25% vào năm

2006 và chỉ còn 2,11% năm 2007 Mặc dù, diện tích đất canh tác đã ít nhưng lại có

Trang 3

chiều hướng giảm xuống qua các năm: năm 2005 là 2.782,60 ha, đến năm 2007 chỉ đạt 2.599,37 ha, giảm 183,23 ha (tương ứng giảm 6,43%) so với năm 2005 Nguyên nhân

của vấn đề này là do tình hình thiên tai diễn ra thường xuyên, đặc biệt là năm 2006, lũ

lụt gây xói lỡ đất và hoa màu của bà con khá nhiều

Tuy vậy, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền cùng với sự nỗ lực

của người dân làm cho tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong giai đoạn này lại

có chiều hướng tăng lên: năm 2007 đạt mức 5.069,50 ha, tăng 6,08% so với năm 2005 Điều này làm cho hệ số sử dụng đất tăng 0,23 lần (tương ứng tăng 13,37%) và đạt 1,95

lần vào năm 2007 Tuy vậy, vẫn còn nhiều diện tích bị bỏ trống, chỉ trồng có một vụ, quá trình thâm canh, luân canh, xen canh, tăng vụ chưa được đẩy mạnh làm lãng phí đất

Nhìn chung, diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm của huyện đều có chiều

hướng tăng lên, chỉ có diện tích gieo trồng cây ngô, khoai lang và lạc là có chiều hướng

giảm Trong thời gian tới, để nâng cao năng suất, sản lượng các cây trồng, huyện cần

vận động bà con nông dân đầu tư thâm canh, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồng thời phải thực hiện đúng lịch thời vụ Bên cạnh đó, cần có kế hoạch

hỗ trợ giống cây trồng và phân bón giúp bà con tận dụng tối đa số diện tích hiện có, đảm bảo khai thác có hiệu quả số diện tích này

Bảng 1 Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm

c ủa huyện A Lưới giai đoạn 2005 - 2007

Cây tr ồng

DT (ha)

C ơ cấu (%)

DT (ha)

C ơ cấu (%)

DT (ha)

C ơ cấu (%)

DT (ha)

C ơ cấu (+/-%)

I Đất SXNN 5522,62 100,00 5562,90 100,00 5355,55 100,00 -167,07 -3,03

Đất trồng cây hàng năm 2782,60 50,39 2763,08 49,67 2599,37 48,54 -183,23 -6,58

II T ổng DT gieo trồng 4779,00 100,00 4879,50 100,00 5069,50 100,00 290,50 6,08

1 Lúa 2025,50 42,38 2201,30 45,11 2294,40 45,26 268,90 13,28

- Lúa Đông Xuân 770,30 16,12 805,90 16,52 851,60 16,80 81,30 10,55

- Lúa Hè Thu 1255,20 26,26 1395,40 28,60 1.442,80 28,46 187,60 14,95

3 Khoai lang 136,90 2,86 119,20 2,44 116,90 2,31 -20,00 -14,61

4 Khoai các lo ại 105,00 2,20 112,80 2,31 109,60 2,16 4,60 4,38

5 S ắn 1300,00 27,20 1265,50 25,94 1.363,70 26,90 63,70 4,90

6 Rau các lo ại 138,30 2,89 158,00 3,24 157,80 3,11 19,50 14,10

7 Đậu các loại 51,70 1,08 54,80 1,12 59,00 1,16 7,30 14,12

H ệ số sử dụng đất (lần) 1,72 1,77 1,95 0,23 13,37

Trang 4

3.2 Tình hình nhân kh ẩu và lao động của các hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, tất cả các hộ đều có lao động tham gia sản xuất kinh doanh, bình quân lao động trên hộ là 3,02 lao động Tuy nhiên, đa số lao động đều tham gia sản xuất nông nghiệp nên thu nhập không đáng kể Do đó, với tỷ lệ bình quân 1 lao động nuôi 1,72 khẩu thì nhóm hộ này gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống

A Lưới là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên trình độ dân trí của

người dân còn khá thấp Trong số 90 hộ điều tra, chỉ 15,56% số chủ hộ có trình độ PTTH; 30,00% số chủ hộ có trình độ THCS và số chủ hộ có trình độ tiểu học và dưới

tiểu học chiếm 54,44% (trong đó có 6 chủ hộ mù chữ) Trình độ dân trí, nhất là trình độ

của chủ hộ, là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng

tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, huyện

cần nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, tập huấn cho họ biết trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả nhất nhằm góp phần nâng cao mức sống cho người dân

Bảng 2 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2007

(Ngu ồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008)

3.3 N ăng lực và kết quả sản xuất của các hộ điều tra

Năng lực sản xuất của nông hộ là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo tính chủ động trong sản xuất Tuy nhiên, với đặc thù của một huyện miền núi, mặc dù có tiềm năng về đất đai nhưng trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế

Qua số liệu bảng 3 ta thấy tất cả các hộ được điều tra phỏng vấn đều có đất để

sản xuất Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên hộ là 9.690,00 m2

, trong đó các hộ dân xã Hồng Trung là 9.256,67 m2

/hộ, các hộ dân xã Nhâm là 11.296,67 m2

/hộ và các

hộ dân xã Sơn Thuỷ có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là 8.516,67 m2

/hộ, diện tích đất canh tác bình quân hộ đạt 1.852,43 m2

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên

khẩu và trên lao động cũng tương đối lớn, lần lượt là 1.863,46 m2

/khẩu và 3.206,25

m2/LĐ Con số trên phản ánh đầy đủ tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp của các hộ

Trang 5

Bảng 3 Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các hộ điều tra

tính

H ồng Trung

Xã Nhâm

S ơn Thuỷ BQC

- Di ện tích đất NN bình quân hộ M2 9.256,67 11.296,67 8.516,67 9.690,00

- Di ện tích đất NN bình quân khẩu M2 1.902,05 2.186,45 1.529,94 1.863,46

- Di ện tích đất NN bình quân LĐ M2 3.034,97 3.663,78 2903,41 3.206,25

- Di ện tích đất NTTS bình quân hộ M2 433,33 890,00 597,67 640,33

- Di ện tích đất lâm nghiệp bình quân hộ M2 5.816,00 8.719,32 5.149,56 6.561,63

- Di ện tích đất canh tác bình quân hộ M2 1.788,37 1.146,00 2.622,93 1.852,43

(Ngu ồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008)

A Lưới là một huyện thuần nông nhưng trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn rất thô sơ và lạc hậu Trong 90 hộ điều tra chỉ có 3 hộ là

có máy cày với công suất nhỏ, có 2 máy thổi lúa, có 2 máy xay xát (thuộc xã Sơn Thuỷ) còn lại chủ yếu là trâu bò cày kéo và lợn nái sinh sản Tổng giá trị tư liệu sản xuất (TLSX) của các hộ điều tra là 455,22 triệu đồng, bình quân giá trị TLSX trên hộ đạt 5,06 triệu đồng, trong đó cao nhất là xã Sơn Thuỷ với giá trị 7,02 triệu đồng/hộ

Như vậy, với cơ sơ vật chất và trang thiết bị hiện có các nông hộ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động sản xuất chứ chưa nói đến việc sản xuất theo lối chuyên canh, hàng hoá Kết quả mang lại phần nào phản ánh được năng lực của các hộ điều tra

Bảng 4 Kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra (BQ/ha)

Ch ỉ tiêu GO

(1000 đ)

IC (1000 đ)

VA (1000 đ)

GO/IC (l ần)

VA/IC (l ần)

VA/GO (l ần)

GO/L Đ (1000 đ)

VA/L Đ (1000 đ)

I Đất ruộng

BQC 12.385,12 6.005,25 6.379,87 2,06 1,06 0,52 45,51 23,45

II Đất vườn

BQC 13.162,66 4898,03 8.264,63 2,69 1,69 0,63 44,02 27,64

Trang 6

III Đất ven

sông

BQC 13.359,21 3050,98 10.308,23 4,38 3,38 0,77 47,09 36,33

IV Đất rẫy

BQC 5.814,47 2045,83 3.768,64 2,84 1,84 0,65 22,35 14,48

(Ngu ồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2008)

Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất của đất vườn và đất ven sông đạt khá Đạt kết quả thấp nhất là đất rẫy Do điều kiện đi lại khó khăn nên mức độ đầu tư của các nông hộ cho loại đất này thấp Hơn nữa, người dân chủ yếu sử dụng các loại giống cây địa phương mặc dù rất phù hợp với điều kiện nơi đây nhưng năng suất thấp, giá trị kinh

tế không cao

Xét về mặt hiệu quả, đất ven sông là loại đất đạt hiệu quả cao nhất, vì đây là đất phù sa, trên loại đất này bà con sử dụng một số giống cho năng suất cao như ngô lai và

sắn KM94 để khai thác độ phì nhiêu khá lớn của đất

Nhìn chung, mặc dù việc đầu tư thâm canh đã được đẩy mạnh hơn nhưng kết

quả mang lại còn khá thấp Trong thời gian tới cần phải có sự chỉ đạo sâu sát hơn nữa

của các cấp uỷ Đảng và các ban ngành, nhất là Phòng NN và PTNT, tạo điều kiện cho

người dân được tiếp cận các biện pháp khoa học kỹ thuật, cho người dân vay phân bón

để mở rộng đầu tư thâm canh, tăng năng suất cây trồng Những sự hỗ trợ của các ban ngành địa phương và các dự án, các tổ chức trong và ngoài nước có ý nghĩa to lớn trong

việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

3.4 Các gi ải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác

Với đặc thù của một huyện miền núi, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bên

cạnh sự chủ động của bản thân các nông hộ, rất cần sự giúp đỡ của chính quyền địa

phương

* Đối với chính quyền địa phương

- Phải từng bước nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách; quán triệt tư tưởng cho cán bộ ban ngành, nhất là cán bộ khuyến nông vì đa số họ là người miền xuôi lên làm việc nên còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống và trong công tác

- Vận động người dân tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất như trồng

trọt, chăn nuôi Tổ chức tham quan cho cán bộ xã thôn, các hộ gia đình trực tiếp tham

Trang 7

gia các mô hình làm ăn kinh tế giỏi để học hỏi và truyền lại kinh nghiệm cho người khác

- Tận dụng tối đa sự đầu tư của các chương trình dự án để nâng cao hiệu quả sản

xuất Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần phải có cơ chế rõ ràng nhằm tránh sự

chồng chéo, gây lãng phí tiền của mà không giải quyết được khó khăn cho người dân

- Phát động các phong trào thi đua sản xuất, đầu tư thâm canh mở rộng sản xuất nâng cao năng suất cây trồng

* Đối với các hộ nông dân

- Cần tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất để dần thay đổi tập quán canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất

- Phải thường xuyên tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trên địa bàn; tích cực thay đổi lối sống và nhận thức nhằm thay đổi phương thức canh tác,

tiến tới cơ giới hoá sản xuất; đảm bảo sản xuất theo lịch thời vụ và định mức kinh - tế

kỹ thuật

- Cần thay đổi tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào sự hỗ trợ của các chương trình, dự

án Các hộ cần coi sự hỗ trợ này là phần phụ thêm chứ không phải là phần tất yếu

Người dân cần tranh thủ nguồn đầu tư này nhưng cũng phải chủ động trong sản xuất

Tóm lại, các hộ có cảm thấy mình đang gặp khó khăn, vướng mắc thì họ mới

cần sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ban ngành và chính quyền địa phương cùng

với các tổ chức, dự án Khi đó sự hỗ trợ mới có ý nghĩa và hiệu quả đầu tư mới cao Nếu

giữa chính quyền và người dân có cùng sự quan tâm, cùng chung sức vì một cuộc sống

tốt đẹp hơn, văn minh hơn thì nhất định họ sẽ thành công trong nay mai

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

1 Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay, Phạm Văn Hùng, Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc, 2007

2 Lê Du Phong, Tô Đình Mai, Góp phần nghiên cứu chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam trong th ời kỳ công nghiệp hóa NXB Nông nghiệp; Hà Nội, 2007

3 Niên giám th ống kê huyện A Lưới các năm 2005-2007

4 Báo cáo hàng n ăm của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện A Lưới 2005,

2006, 2007

5 Báo cáo tình hình s ử dụng đất của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện A Lưới 2005-2007

6 Quy ho ạch sử dụng đất đai huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 8

AN EVALUATION OF CULTIVATED LAND -USING IN

A LUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyen Ngoc Chau, Mai Chiem Tuyen College of Economics, Hue University

SUMMARY

Improving cultivative-land use effectiveness is regarded as one of the most important goals of working at households, especially ethnic-minority and mountainous households on the area where such little cultivative-land has been facing to the risk of narrowing and erosion The research on evaluating the agricultural-land use effectiveness of households in A Luoi is also within this purpose

The research shown that the positive and satisfactory result in land-using of households like before the cultivation habit on the milpa mainly used was “cut, burn, hole-make, seed” but now the farmers have known how to cultivate wet rice, crop and horticulture Situation on land-using is more and more progressive, shown in more diversed and plentiful crop-plant structure, more effective cultivative-land use especially wet rice, corn and commodity crops like vegetables and cassava Coefficient of field-land using is quite high However, in reality the effectiveness of cultivation-land using in A Luoi remains some restrictions; Crop-plant structure

is inclined to self-sufficiency, ill-developed in commodity plant production; Field land productivity is still low The research also reveals the main supposed solutions are enhancing the propaganda and mobilizing work to help them change their working habit through training, model setting, reinforcing agricultural extension Support farmers in new seed, capital and productive technique as well as supply information in selling product

Ngày đăng: 29/06/2014, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w