1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ môn giải phẫu chuyên Đề cấu trúc giải phẫu Đáy chậu

29 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cấu trúc giải phẫu đáy chậu
Tác giả Lê Thanh Cảnh, Đoàn Dương Chí Thiện
Người hướng dẫn Ths.Bs
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Giải phẫu
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT Perineum, Đáy chậu  Regio urogenitalis, Vùng niệu dục  Regio analis, Vùng hậu môn  Ischiorectal fossa, Hố ngồi - trực tràng  Bulbospongiosus mu

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Học viên: LÊ THANH CẢNH Lớp: CKI Phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ

Mã sinh viên: 610623001

Trang 2

Trà Vinh, ngày 28 tháng 10 năm 2024

Trang 3

Mục Lục

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I.CẤU TRÚC ĐÁY CHẬU Ở NAM GIỚI 3

1 Đáy chậu trước 3

2 Đáy chậu sau 8

2.1 Hố ngồi - Trực tràng (fossa ischiorectalis) (H.5) 8

2.2 Cơ thắt ngoài hậu môn (m sphincter ani externus) (H.6) 9

3 HOÀNH CHẬU HÔNG (diaphragma pelvis) (H7;8) 10

3.1 Cơ nâng hậu môn 11

3.2 Cơ cụt (m coccygeus) 12

3.3 Mạc chậu (fascia pelvis): 13

CHƯƠNG II.CẤU TRÚC ĐÁY CHẬU Ở NỮ GIỚI 14

1 Khoang đáy chậu nông: 15

2 Khoang đáy chậu sâu (H.10) 15

CHƯƠNG III.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÁY CHẬU NAM VÀ NỮ 17

1 Phân chia vùng đáy chậu 17

2 Sự khác biệt về cơ quan sinh dục ngoài 17

3 Khác biệt về cấu trúc cơ 17

4 Khác biệt về niệu đạo 18

5 Khác biệt về các tuyến phụ 19

6 Khác biệt về cấu trúc nâng đỡ và dây chằng 19

7 Khác biệt về kích thước và tính linh hoạt 19

8 Khác biệt về chức năng và bệnh lý 19

KẾT LUẬN CHUNG 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 5

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT

 Perineum, Đáy chậu

 Regio urogenitalis, Vùng niệu dục

 Regio analis, Vùng hậu môn

 Ischiorectal fossa, Hố ngồi - trực tràng

 Bulbospongiosus muscle, Cơ hành xốp

 Ischiocavernosus muscle, Cơ ngồi hang

 Transverse perineal muscle (superficial), Cơ ngang đáy chậu nông

 Transverse perineal muscle (deep), Cơ ngang đáy chậu sâu

 Levator ani muscle, Cơ nâng hậu môn

 Coccygeus muscle, Cơ cụt

 External anal sphincter, Cơ thắt ngoài hậu môn

 Pudendal nerve, Thần kinh thẹn

 Dorsal nerve of clitoris, Thần kinh lưng âm vật

 Dorsal nerve of penis, Thần kinh lưng dương vật

 Bulbourethral glands, Tuyến hành niệu đạo

 Sacrotuberous ligament, Dây chằng cùng - ngồi

 Perineal body, Trung tâm gân đáy chậu

 Inferior fascia of urogenital diaphragm, Mạc hoành niệu dục dưới

 Superior fascia of urogenital diaphragm, Mạc hoành niệu dục trên

 Anococcygeal ligament, Dây chằng hậu môn - cụt

Trang 6

 Iliococcygeus muscle, Cơ chậu - cụt

 Pubococcygeus muscle, Cơ mu - cụt

 Puborectalis muscle, Cơ mu - trực tràng

 Sphincter urethrae, Cơ thắt niệu đạo

 Diaphragma pelvis, Hoành chậu hông

 Diaphragma urogenitale, Hoành niệu dục

 Ligamentum transversum perinei, Dây chằng ngang đáy chậu

 Centrum tendineum perinei, Gân đáy chậu trung tâm

 Arteria pudenda interna-,Động mạch thẹn trong

 Fossa ischiorectalis, Hố ngồi - trực tràng

 Spatium perinei superficiale, Khoang đáy chậu nông

 Spatium perinei profundum, Khoang đáy chậu sâu

 Levator prostatae, Cơ nâng tuyến tiền liệt

 Pubovaginalis muscle, Cơ mu - âm đạo

 Diaphragma pelvis superior, Mạc hoành chậu trên

 Diaphragma pelvis inferior, Mạc hoành chậu dưới

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Phân vùng đáy chậu 2

Hình 2 Thiết đồ đứng ngang qua hoành niệu-dục của nam 3

Hình 3 Hoành niệu-dục, khoang đáy chậu nông ở nam 5

Hình 4 Hoành niệu dục - Khoang đáy chậu sâu ở nam 6

Hình 5 Hố ngồi - Trực tràng 9

Hình 6 Cơ thắt ngoài hậu môn 10

Hình 7 Hoành chậu hông nhìn trên 10

Hình 8 Hoành chậu hông nhìn trong 11

Hình 9 Thiết đồ đứng ngang qua hành niệu dục ở nữ 14

Hình 10 Hoành niệu-dục, khoang đáy chậu nông ở nữ 15

Hình 11 Hoành niệu-dục, khoang đáy chậu sâu ở nữ 16

Trang 8

MỞ ĐẦU

Đáy chậu (perineum) là một khu vực giải phẫu đặc biệt quan trọng nằm ở vùng thấp nhấtcủa khung chậu, được giới hạn bởi các mốc giải phẫu như xương mu ở phía trước, xươngcụt ở phía sau và hai củ ngồi hai bên Vùng đáy chậu đóng vai trò hỗ trợ các chức năngsinh lý cơ bản như bài tiết, sinh sản và đảm bảo sự toàn vẹn của các cơ quan vùng chậu.Cấu trúc của đáy chậu có sự khác biệt giữa nam và nữ, tương ứng với các chức năng sinh

lý và sinh sản khác nhau giữa hai giới Ở nam giới, đáy chậu chủ yếu chứa đựng và bảo

vệ các cơ quan sinh dục ngoài như dương vật và bìu, đồng thời tham gia vào việc kiểmsoát tiểu tiện và sinh sản Trong khi đó, đáy chậu ở nữ giới không chỉ chứa các cấu trúcsinh dục ngoài như âm đạo và âm vật, mà còn có vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ vàbảo vệ tử cung, bàng quang, và các cơ quan nội tạng khác trong quá trình sinh sản

Mục tiêu của chuyên đề này là phân tích một cách chi tiết cấu trúc giải phẫu của đáy chậu

ở nam và nữ, qua đó làm rõ những điểm khác biệt và ý nghĩa lâm sàng của các cấu trúcnày Việc hiểu rõ về đáy chậu không chỉ giúp các chuyên gia y học nắm vững kiến thứcgiải phẫu mà còn có thể áp dụng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quanđến vùng chậu ở cả hai giới

Trang 9

ĐÁY CHẬU (PERINEUM)

Đáy chậu là một cấu trúc giải phẫu nằm ở phía dưới vùng bụng và đóng vai trò làm nềntảng cho nhiều cấu trúc quan trọng khác

Đáy chậu được giới hạn bởi các mốc giải phẫu chính: phía trên là hoành chậu hông gồm

cơ nâng hậu môn và cơ cụt; phía trước là xương mu; phía sau là xương cụt; và hai bên là

ụ ngồi Các dây chằng căng từ xương cùng đến ụ ngồi (ligamentum sacrotuberale) cũnggóp phần tạo giới hạn cho đáy chậu

Hình 1 Phân vùng đáy chậuPhân chia đáy chậu: Đáy chậu được chia thành hai phần dựa trên một đường ngang tưởngtượng đi qua phía trước của hai ụ ngồi:

Phần trước của đáy chậu (đáy chậu trước): Có hoành niệu-dục, phần này chứa các cấutrúc liên quan đến niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài

Phần sau của đáy chậu (đáy chậu sau): Có hoành chậu, phần này chứa ống hậu môn vàcác cơ quan liên quan đến việc kiểm soát hậu môn

2

Trang 10

Các cấu trúc của vùng đáy chậu ở nam và nữ khác nhau chủ yếu ở đáy chậu trước

CHƯƠNG I CẤU TRÚC ĐÁY CHẬU Ở NAM GIỚI

Đáy chậu nam giới là một khu vực phức tạp nằm ở phần thấp nhất của khung chậu, đóngvai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan sinh dục ngoài, kiểm soát bài tiết, và bảo

vệ các cấu trúc quan trọng khác Được phân chia thành hai tam giác chính, đáy chậu chứanhiều cơ, mạch máu và các cơ quan thiết yếu

1 Đáy chậu trước

Đáy chậu trước nam còn gọi là vùng niệu dục (regio urogenitalis), ở nam có niệu đạoxuyên qua

Từ nông vào sâu ,gồm các lớp:

Da, mạc đáy chậu nông, khoang đáy chậu nông, mạc hoành niệu dục dưới, khoang đáychậu sâu, mạc hoành niệu-dục trên, hoành chậu hông

Hình 2 Thiết đồ đứng ngang qua hoành niệu-dục của nam

Trang 11

a) Mạc đáy chậu nông

Là một lớp mô dưới da ở vùng đáy chậu Mạc này gồm hai lớp :lớp mỡ nông và lớp mạc

ở sâu

Lớp mỡ nông : trong lớp mỡ có một số sợi cơ trơn Ở phía sau, các sợi cơ này tiếp nối vớimột lớp cơ tương tự ở đáy chậu sau Ở phía trước lớp mỡ mất dần khi tới bìu và được thaythế bởi lớp cơ trơn bám da bìu

Lớp mạc : phía sau lớp mạc đi vòng lên trên sau các tạng cương của dương vật để đếnbám vào bờ sau của hoành niệu dục và trung tâm gân đáy chậu Ở hai bên, lớp mạc bámvào ngành ngồi mu của xương chậu, ở phía trước liên tục với cơ bám da bìu

b) Khoang đáy chậu nông (spatium perinei suferficiale):

Được giới hạn:

+ Dưới là lớp mạc của mạc đáy chậu nông

+ Trên là mạc hoành niệu- dục dưới (fascia diaphragmatis urogenitalis inferior)

Trong khoang đáy chậu nông có gốc của các tạng cương dương vật ,các cơ ngang đáychậu nông, cơ ngồi hang, cơ hành xốp ,cùng các mạch máu và thần kinh đến các cơ này

Cơ ngang đáy chậu nông (m.Transversus perinei ): Thường ít phát triển, có khi không có(H.3)

Nguyên ủy; phần dưới mặt trong ngành xương ngồi

Bám tận: trung tâm gân đáy chậu

Thần kinh: nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn

Chức năng: không đáng kể

4

Trang 12

Hình 3 Hoành niệu-dục, khoang đáy chậu nông ở nam

Cơ hành xốp (m Bulbospongiosus):

Nguyên ủy: Trung tâm gân đáy chậu và đường giữa

Bám tận: các thớ cơ chạy lên trên, ra trước bao bọc xung quanh hành vật xốp 1 số sợibám tận vào mạc hoành niệu dục dưới, 1 số sợi bám vào vật xốp, 1 số sợi tách ra thành bóriêng vòng lên trên dương vật hòa lẫn vào với các sợi của cơ bên đối diện và mạc sâu củadương vật

Thần kinh: nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn

Chức năng: 2 cơ ở 2 bên cùng co gây ra các động tác: Làm cương dương vật, tống nhữnggiọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo

Cơ ngồi hang (m Ischiocavernosus):

Nguyên ủy: mặt trong ngành xương ngồi, bao bọc xung quanh vật hang

Bám tận: mặt trong và mặt dưới vật hang

Thần kinh: Nhánh dây thần kinh thẹn

Chức năng: làm cương dương vật do tác dụng đè ép lên vật hang làm lượng máu trở về từdương vật chậm lại

Trang 13

Bao quanh gốc của thể hang, có chức năng nén các tĩnh mạch và giúp duy trì sự cươngcứng của dương vật.

Tóm lại , các cơ trong ngăn đáy chậu nông có nhiệm vụ chủ yếu là làm cương dương vật

và duy trì sự cương dương vật Thần kinh vận động các cơ trong khoang này là nhánh đáychậu của thần kinh thẹn Mạch máu nuôi dưỡng là động mạch đáy chậu , nhánh của độngmạch thẹn trong động mạch thẹn trong(a pudenda interna)

C) Khoang đáy chậu sâu (spatium perinei profundum) (H.2)

Khoang đáy chậu sâu được giới hạn bởi:

+ Ở trên: là mạc hoành niệu dục trên

+ Ở dưới: là mạc hoành niệu dục dưới

Chiếm trọn ngăn này là hoành niệu dục gồm 2 cơ: cơ ngang đáy chậu sâu và cơ thắt niệuđạo (H.4)

Hình 4 Hoành niệu dục - Khoang đáy chậu sâu ở nam

Cơ ngang đáy chậu sâu (m transversus perinei profundus)

6

Trang 14

Nguyên ủy: mặt trong ngành xương ngồi

Bám tận: trung tâm gân đáy chậu Trong cơ có tuyến hành niệu đạo

Thần kinh: thần kinh lưng dương vật, 1 nhánh của thần kinh thẹn

Chức năng: Cố đinh trung tân gân đáy chậu, co thắt niệu đạo màng, co bóp tuyến hànhniệu đạo

Cơ thắt niệu đạo (m sphincter urethrae)

Nguyên ủy: Bắt nguồn từ ngành đi xuống của xương mu Từ đây, các cơ thể chạy ra trước

và sau niệu đạo Cơ thắt niệu đạo không giống như các cơ khác vì nó không phải là một

cơ vòng

Bám tận: Cơ bám vào các sợi bên để ổn định

Thần kinh: thần kinh mu dương vật

Chức năng: Tống các giọt nước tiểu hay tinh dịch cuối cùng ra khỏi niệu đạo màng

Hai lớp cơ này được bao phủ ở trên bởi một lớp màng mỏng gọi là mạc hoành niệu-dụctrên và ở dưới bởi một lớp mạc khác dày hơn gọi là mạc hoành niệu-dục dưới Hai lớpmạc này ở hai bên bám vào ngành ngồi - mu của xương chậu ngay phía trên thể hang Ởphía sau, hai mạc gắn chặt với nhau và bám vào lớp mạc của mạc đáy chậu nâng và trungtâm gần đáy chậu Ở phía trước, hai lớp mạc hợp lại tạo thành dây chằng ngang đáy chậu(lig transversum perinei)

Mạch máu nuôi dưỡng cho các cơ của hoành niệu dục là động mạch đáy chậu

D) Trung tâm đáy chậu (centrum tendineum perinei)

Là một nút cơ và sợi nằm giữa ống hậu môn và hoành niệu dục Tất cả các cơ ngang đáychậu nông, cơ ngang đáy chậu sâu, cơ hành xốp, cơ nâng hậu môn, cơ thắt ngoài hậu mônđều bám vào đó Ngoài ra, mạc đáy chậu nông và hai mạc hoành niệu dục cũng đều bám

Trang 15

vào trung tâm gân đáy chậu Trung tâm gân đáy chậu đặc biệt quan trọng vì nó có thể bị

xé rách trong lúc sinh Để tránh tổn thương này, trong lúc sinh, người ta thường thực hiệnthủ thuật cắt tầng sinh môn

Trung tâm gân đáy chậu cũng quan trọng trong các phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinhdục trong hay hậu môn - trực tràng đi vào bằng ngã đáy chậu Để tiếp cận các cơ quannày, phải cắt qua trung tâm gân đáy chậu, vì vậy nó được coi là chìa khóa của toàn vùngđáy chậu

2 Đáy chậu sau

Đáy chậu sau hay vùng hậu môn (regio analis) bao gồm phần cuối của trực tràng, ống hậumôn, cơ thắt ngoài hậu môn (m sphincter ani externus), cơ nâng hậu môn (m levatorani), cơ cụt (m coccygeus) và khối mỡ nằm trong hố ngồi-trực tràng (fossaischiorectalis) Trong bài này, không đề cập đến trực tràng mà chỉ nói đến ống hậu môn

2.1 Hố ngồi - Trực tràng (fossa ischiorectalis) (H.5)

Là vùng được giới hạn bởi da vùng hậu môn ở dưới và hoành chậu hông ở trên Trong hốchủ yếu là mô mỡ Trên một thiết đồ cắt ngang qua hố ngồi-trực tràng, hố có hình tamgiác với:

Thành ngoài: Là cơ bịt trong và mạc cơ bịt trong Ở thành này có ống thẹn (canalispudendalis), được tạo nên bởi sự tách đôi của mạc cơ bịt trong Trong ống thẹn có thầnkinh thẹn và bó mạch thẹn trong

Thành trên - trong: Là hoành chậu hông và cơ thắt ngoài hậu môn

Thành dưới: Là da vùng hậu môn

Hố ngồi-trực tràng được giới hạn phía trước bởi bờ sau của hoành niệu-dục, tuy nhiên hốcòn có một ngách nhỏ phía trước nằm giữa hoành chậu và hoành niệu-dục, khi ra tậnkhoang sau xương mu (spatium retropubicum) Ở phía sau, hố được giới hạn bởi dây

8

Trang 16

chằng cùng - ngồi, hai hố ở hai bên thông nhau ở phía sau ống hậu môn, vì vậy áp xe ởmột bên hố ngồi - trực tràng có thể lan sang hố bên kia.

Hình 5 Hố ngồi - Trực tràng

2.2 Cơ thắt ngoài hậu môn (m sphincter ani externus) (H.6)

- Phần dưới da (pars subcutanea): Bao quanh phần thấp nhất của ống hậu môn Các sợicủa phần này đan xen vào nhau ở phía trước và sau ống hậu môn

- Phần nông (pars superficialis): Ở sau phần dưới da Phía sau bám vào đỉnh xương cụt vàdây chằng hậu môn - cụt (ligamentum anococcygeum), phía trước bám vào trung tâm gânđáy chậu

- Phần sâu (pars profunda): Bao quanh phần trên ống hậu môn Phía sau, các sợi đan xenvào cơ mu - trực tràng (m puborectalis), phía trước có một số sợi bám vào trung tâm gânđáy chậu

Thần kinh vận động là nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn

Chức năng: Co thắt ống hậu môn

Trang 17

Hình 6 Cơ thắt ngoài hậu môn

3 HOÀNH CHẬU HÔNG (diaphragma pelvis) (H7;8)

Hình 7 Hoành chậu hông nhìn trên

10

Trang 18

Hình 8 Hoành chậu hông nhìn trong

Cơ nâng hậu môn (m levator ani) và cHoành chậu hông nhìn trongơ cụt (m coccygeus)được bao phủ bởi hai lớp mạc ở mặt trên và dưới Hoành chậu hông là giới hạn trên củavùng đáy chậu (bao gồm cả đáy chậu trước và đáy chậu sau)

3.1 Cơ nâng hậu môn

Thường được chia làm ba phần: cơ mu - cụt (m pubococcygeus), cơ mu - trực tràng (m.puborectalis) và cơ chậu - cụt (m iliococcygeus) tùy theo hướng đi và chỗ bám của cácphần cơ

Tuyến tiền liệt (nam) tạo nên cơ nâng tuyến tiền liệt (m levator prostatae)

Niệu đạo và âm đạo (nữ) tạo nên cơ mu - âm đạo (m pubovaginalis)

Một số sợi khác bám vào trung tâm gân đáy chậu và thành ống hậu môn

Trang 19

Các sợi ngoài bám vào dây chằng hậu môn - cụt.

Cơ mu - trực tràng (m puborectalis)

Nguyên ủy: Mặt sau thân xương mu

Bám tận: Từ xương mu, các thớ cơ chạy dọc ra sau và nối với cơ bên đối diện, tạo nênmột vòng cơ ở phía sau, chỗ nối ống hậu môn - trực tràng Một số sợi khác hòa vào cơthắt ngoài hậu môn và lớp cơ dọc của thành trực tràng

Cơ chậu - cụt (m iliococcygeus)

Kém phát triển, đôi khi phần lớn chỉ là một màng cân

Nguyên ủy: Gai ngồi và cung gân của cơ nâng hậu môn

Bám tận: Xương cụt và dây chằng hậu môn - cụt

3.2 Cơ cụt (m coccygeus)

 Nằm sau cơ nâng hậu môn Một phần hoặc toàn bộ cơ có thể là một tấm cân

 Nguyên ủy: Gai ngồi

 Bám tận: Bờ ngoài phần dưới xương cùng và xương cụt

Thần kinh

Vận động cho cả hai cơ trên là nhánh trước của các dây thần kinh thẹn 3, thẹn 4 (S3, S4).Phần trước cơ nâng hậu môn được chi phối bởi nhánh đáy chậu của thần kinh thẹn

Chức năng của cơ nâng hậu môn và hoành chậu hông:

 Nâng đỡ các tầng trong ổ bụng và vùng chậu, giữ áp lực bên trong bụng

 Căng vào các cơ thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng

 Kiểm soát sự đi tiểu (phần cơ nâng tuyến tiền liệt hoặc cơ mu - âm đạo)

12

Trang 20

 Phần cơ mu - trực tràng có vai trò làm gập chỗ nối ống hậu môn - trực tràng Khiđại tiện, áp lực này giảm làm cho chỗ gập này thẳng ra, giúp phân dễ thoát rangoài Ở nữ, cơ này còn có vai trò hướng dẫn đầu thai nhi đi thẳng ra ngoài trongquá trình sinh nở.

3.3 Mạc chậu (fascia pelvis):

Bao gồm nhiều phần phức tạp Đối với hoành chậu, có hai lớp mạc chậu bao phủ ở mặttrên và mặt dưới của hoành chậu (fascia diaphragmatis pelvis superior và fasciadiaphragmatis pelvis inferior)

Ngày đăng: 24/11/2024, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w