ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN Môn học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Đề 2: Phân tích quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN Môn học: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Đề 2: Phân tích quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Nhận xét, rút ra ý nghĩa
Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Mã lớp học phần: 24C1POL51002540
Họ Tên- MSSV:
Nguyễn Đức Minh Thuận_31231021853 Nguyễn Thị Mỹ Uyên_31231025392 Nguyễn Thị Thanh Thảo_31231021850 Nguyễn Quang Duy_31231025925 Phạm Võ Phương Uyên_31231026323 Hoàng Gia Thuận_31231022439
Trang 2MỤC LỤC
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân 3
1.1 Về địa vị kinh tế 3
1.2 Về vị trí trong quan hệ sản xuất 3
1.3 Về tinh thần đấu tranh giai cấp 3
2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 4
2.1 Lật đổ chế độ tư bản 4
2.1.1. Lý do lật đổ chế độ tư bản 4
2.1.2 Vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 4
2.1.3 Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân 4
2.2 Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa 5
2.2.1 Mục tiêu của giai cấp công nhân trong việc xây dựng xã hội mới 5
2.1.2 Vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 5
2.2.2 Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng 5
2.2.3 Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng xã hội mới 5
2.3 Lãnh đạo cách mạng vô sản thế giới 5
2.3.1 Khái niệm cách mạng vô sản thế giới và vai trò của quốc tế vô sản 6
2.3.2 Tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế 6
2.3.3 Tương đồng và khác biệt trong cách mạng vô sản ở các nước 6
3 Ý nghĩa và tầm quan trọng trong thực tiễn hiện nay 6
3.1 Nhận xét và đánh giá 6
3.1.1 Tính khoa học 6
3.1.2 Tính tiên phong 7
3.1.3 Tính cách mạng 7
3.1.4 Tính thời đại 7
3.2 Ý Nghĩa Đối Với Thực Tiễn 8
3.2.2 Cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội 8
3.2.3 Góp phần vào sự phát triển của xã hội 8
3.3 KẾT LUẬN 8
Nguồn tham khảo: 9
Trang 31 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giai cấp công nhân
1.1 Về địa vị kinh tế
Mác và Ăng-ghen nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân là những người không sở hữu tư liệu sản xuất – tức là những tài sản, công cụ cần thiết để tạo ra của cải vật chất Không có tài sản riêng, họ buộc phải bán sức lao động cho giai cấp tư sản, những người sở hữu tư liệu sản xuất Sức lao động của công nhân trở thành hàng hóa và bị bóc lột khi lợi nhuận từ sản phẩm do họ tạo ra được tư bản nắm giữ, trong khi họ chỉ nhận được một phần nhỏ dưới dạng tiền lương Điều này tạo nên sự bất công và chênh lệch giữa hai giai cấp: tư sản và công nhân Theo Mác, chính sự phân hóa này khiến giai cấp công nhân ở vị thế yếu thế trong xã hội tư bản và thúc đẩy họ đấu tranh để cải thiện điều kiện sống, dẫn tới nhu cầu về một hình thái xã hội mới
1.2 Về vị trí trong quan hệ sản xuất
Với vị trí sản xuất trực tiếp trong các nhà máy và công xưởng, giai cấp công nhân không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn góp phần vào sự phát triển của lực lượng sản xuất với những công nghệ và kỹ thuật hiện đại Vị trí trong quan hệ sản xuất là một trong những điểm quan trọng để hiểu vai trò của họ trong tiến trình phát triển xã hội Đây là tầng lớp làm việc trong
Trang 4những ngành công nghiệp tiên tiến nhất và có kỹ năng cao Mác cho rằng chính vị trí này giúp giai cấp công nhân trở thành một yếu tố quan trọng trong quá trình thúc đẩy xã hội tiến tới một mô hình sản xuất mới – mô hình mà ở đó, lao động không bị bóc lột và lợi ích chung của toàn xã hội được đặt lên hàng đầu Việc giai cấp công nhân nắm giữ các ngành công nghiệp chủ chốt khiến họ có sức mạnh và tiềm năng to lớn để trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp cách mạng
1.3 Về tinh thần đấu tranh giai cấp
Tinh thần đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân là một yếu tố cốt lõi trong tư tưởng của Mác và Lênin Theo các nhà lý luận, chính sự áp bức và bóc lột của chế độ tư bản đã làm tăng động lực để giai cấp công nhân đấu tranh cho quyền lợi của mình Lênin đặc biệt nhấn mạnh tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp công nhân, được hình thành từ môi trường làm việc tại các nhà máy công nghiệp lớn, nơi yêu cầu sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ Chính sự đoàn kết này đã giúp họ dễ dàng tổ chức thành các phong trào, công đoàn và đảng phái chính trị để đấu tranh cho quyền lợi của mình Hơn thế nữa, họ không chỉ đấu tranh cho lợi ích riêng mà còn hướng đến việc giải phóng toàn bộ xã hội khỏi chế độ tư bản Do đó, giai
Trang 5cấp công nhân không chỉ đại diện cho lợi ích của mình mà còn là lực lượng đại diện cho giai cấp lao động nói chung trong cuộc đấu tranh xóa bỏ bất công và xây dựng xã hội mới
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong, đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển đổi xã hội Với địa vị kinh tế đặc biệt, vị trí chiến lược trong sản xuất và tinh thần đấu tranh kiên cường, họ có khả năng lãnh đạo cách mạng, tạo ra những biến đổi sâu sắc trong cấu trúc xã hội để hướng tới một xã hội công bằng, không còn áp bức và bóc lột
2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng giai cấp công nhân mang trong mình sứ mệnh lịch sử quan trọng trong quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Sứ mệnh này bao gồm:
2.1 Lật đổ chế độ tư bản.
Trang 62.1.1. Lý do lật đổ chế độ tư bản.
Chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ chế bóc lột lao động và tích lũy tài sản cho thiểu số tư bản Các -Mác, trong "Tư bản" (Das Kapital), giải thích rằng giá trị thặng dư mà người công nhân tạo ra
bị giai cấp tư sản chiếm đoạt, tạo nên sự bất công và phân hóa giàu nghèo Do đó, theo Mác và Engels trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" (1848), giai cấp công nhân cần lật đổ chế độ tư bản để xóa bỏ sự bất bình đẳng này và giải phóng bản thân khỏi sự áp bức
2.1.2 Vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mác và Engels khẳng định giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có thể lật đổ chế độ tư bản,
vì đây là tầng lớp chịu sự bóc lột nặng nề nhất và có động lực mạnh mẽ để tiến hành cách mạng
xã hội V.I Lênin phát triển thêm lý thuyết này trong "Nhà nước và Cách mạng," nhấn mạnh rằng giai cấp công nhân cần phá hủy bộ máy nhà nước tư sản và thay thế nó bằng một nhà nước
vô sản, tức là "chuyên chính vô sản."
2.1.3 Các hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân.
Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là minh chứng tiêu biểu cho cuộc cách mạng vô sản và đấu tranh giai cấp thành công Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik, công nhân và binh
sĩ Nga đã đánh bại chế độ tư sản, lập nên nhà nước Xô viết đầu tiên
Trang 7Trong thực tiễn, cách mạng vô sản bao gồm các cuộc đình công, biểu tình, đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị của công nhân, từ đó dẫn đến phong trào quốc tế của giai cấp công nhân, tiêu biểu là Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) do Lênin lãnh đạo
2.2 Xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
2.2.1 Mục tiêu của giai cấp công nhân trong việc xây dựng xã hội mới.
Xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở không còn sự phân biệt giai cấp và không có sự bóc lột Trong "Phê phán Cương lĩnh Gôta" (1875), Mác đặt ra nguyên tắc phân phối: “Từ mỗi người theo năng lực, cho mỗi người theo nhu cầu” – đây là mục tiêu cuối cùng của xã hội cộng sản
2.1.2 Vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Mác và Engels khẳng định giai cấp công nhân là lực lượng duy nhất có thể lật đổ chế độ tư bản,
vì đây là tầng lớp chịu sự bóc lột nặng nề nhất và có động lực mạnh mẽ để tiến hành cách mạng
xã hội V.I Lênin phát triển thêm lý thuyết này trong "Nhà nước và Cách mạng," nhấn mạnh
Trang 8rằng giai cấp công nhân cần phá hủy bộ máy nhà nước tư sản và thay thế nó bằng một nhà nước
vô sản, tức là "chuyên chính vô sản."
2.2.2 Vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong quá trình xây dựng.
Sau khi lật đổ chế độ tư bản, giai cấp công nhân tiếp tục lãnh đạo quá trình xây dựng xã hội mới Liên bang Xô viết (thành lập năm 1922) là minh chứng tiêu biểu cho sự lãnh đạo của công nhân trong việc xây dựng nhà nước công - nông đầu tiên Đảng Bolshevik thực hiện các chính sách cải cách đất đai, công nghiệp hóa, và tập thể hóa nông nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu xã hội chủ nghĩa
2.2.3 Nguyên tắc cơ bản trong xây dựng xã hội mới.
Những nguyên tắc như bình đẳng, công bằng, phát triển, và tiến bộ là cốt lõi trong xã hội xã hội chủ nghĩa Lenin trong "Bàn về Chiến lược và Sách lược trong Cách mạng" nhấn mạnh rằng cần xây dựng một nền kinh tế sở hữu công, trong đó các phương tiện sản xuất thuộc về toàn dân, và tài sản được phân phối công bằng, không còn sự chiếm đoạt của thiểu số tư sản
2.3 Lãnh đạo cách mạng vô sản thế giới.
2.3.1 Khái niệm cách mạng vô sản thế giới và vai trò của quốc tế vô sản.
Trang 9Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định cách mạng vô sản là phong trào mang tính toàn cầu nhằm giải phóng giai cấp công nhân trên toàn thế giới Quốc tế Cộng sản (thành lập năm 1919) do Lenin lãnh đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp các đảng cộng sản và công nhân để đoàn kết trong đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản toàn cầu
2.3.2 Tầm quan trọng của đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết quốc tế là yếu tố quyết định thành công của cách mạng vô sản toàn cầu, bởi lẽ chủ nghĩa tư bản là hệ thống bóc lột xuyên quốc gia Mác trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
đã kêu gọi “vô sản toàn thế giới đoàn kết lại.” Lenin tiếp tục phát triển ý tưởng này, giúp phong trào công nhân ở các quốc gia thuộc địa như Việt Nam tìm thấy sức mạnh qua liên kết với phong trào cách mạng quốc tế
2.3.3 Tương đồng và khác biệt trong cách mạng vô sản ở các nước.
Cách mạng vô sản ở các nước phát triển công nghiệp như Nga và Trung Quốc có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều chung mục tiêu lật đổ tư bản và xây dựng xã hội mới Ở các nước thuộc địa, cách mạng vô sản kết hợp với phong trào giải phóng dân tộc, ví dụ như cách mạng tháng Tám tại Việt Nam năm 1945
Trang 103 Ý nghĩa và tầm quan trọng trong thực tiễn hiện nay.
Như vậy, một trong những nền tảng cốt lõi, trọng yếu của học thuyết Mác-lenin chính là quan điểm của chủ nghĩa Mác-lenin về giai cấp công nhân Đây là quan điểm đặt giai cấp công nhân vào vị trí trung tâm trong cuộc đấu tranh Vì vậy, đây được coi là là lực lượng lao động chính và những quan điểm này không chỉ nhấn mạnh vai trò lịch sử, sứ mệnh và sức mạnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng xã hội khỏi áp bức bóc lột vào những năm của thế kỉ 19 – 20 mà còn đóng vai trò quan trọng trong thực tiễn Nhất
là đối với Việt Nam của chúng ta trong bối cảnh hiện nay
3.1 Nhận xét và đánh giá.
3.1.1 Tính khoa học.
Dựa trên sự phân tích khoa học về cấu trúc xã hội và mối quan hệ kinh tế trong chế độ tư bản, quan điểm của Mác - Lênin về giai cấp công nhân được hình thành Mác cũng đưa ra quan điểm của mình rằng, giai cấp công nhân trong chế độ tư bản đã bị bóc lột bởi giai cấp
tư sản do không sở hữu tư liệu sản xuất bằng cách chiếm đoạt giá trị thặng dư
Tính khoa học của quan điểm này đã được chứng minh thông qua các tư liệu về các cuộc cách mang trong lịch sử Ta có thể lấy một cột mốc lịch sử điển hình chính là Cuộc Cách
Trang 11mạng Tháng Mười Nga năm 1917 để minh chứng rằng, thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân vẫn có thể giành được quyền lực Như vậy, từ Phong trào công nhân quốc tế và sự thành lập của các nước xã hội chủ nghĩa, ta khẳng định được rằng quan điểm của Mác - Lênin không chỉ có giá trị lý luận mà còn áp dụng được trong thực tiễn
3.1.2 Tính tiên phong.
Mác và Lênin không chỉ vạch trần sự bóc lột giai cấp công nhân của chế độ tư bản mà còn tiên đoán trước được về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân Những quan điểm của Mác
và Lênin cũng chỉ rõ rằng, chỉ có giai cấp công nhân mới có thể giải phóng được xã hội, hướng xã hội tới sự công bằng và không còn sự bóc lột
Những dự đoán của Mác và Lênin đã giúp định hướng và hình thành các phong trào công nhân mạnh mẽ trên toàn thế giới Tại nhiều quốc gia, công nhân không chỉ đứng lên đòi quyền lợi kinh tế mà còn tham gia vào quá trình thay đổi hệ thống chính trị, hướng tới chủ nghĩa xã hội
3.1.3 Tính cách mạng.
Trang 12Không chỉ là sự phản đối đối với hệ thống tư bản mà quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin
về giai cấp công nhân còn là lời kêu gọi cho một cuộc đấu tranh thay đổi toàn bộ tư tưởng của xã hội Mác – Lênin đã đứng lên cổ vũ cho tinh thần đoàn kết, đấu tranh vì một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính cách mạng cực kì sâu sắc
Từ quan điểm này, các phong trào công nhân thế giới đã lan rộng, nhiều thế hệ công nhân đã dám đứng lên chống lại sự bất công và quyết tâm xây dựng xã hội tốt đẹp hơn, từ đó hình thành các tổ chức công đoàn và đảng phái chính trị nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và bảo
vệ quyền lợi công nhân Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về giai cấp công nhân mang tính cách mạng sâu sắc, đã cổ vũ tinh thần đấu tranh vì một xã hội công bằng, dân chủ
3.1.4 Tính thời đại.
Dù được hình thành trong bối cảnh thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, những nguyên lý cơ bản của Mác – Lênin về giai cấp công nhân vẫn có ý nghĩa thời đại Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, ta vẫn thấy mâu thuẫn giai cấp, đặc biệt giữa người lao động và chủ tư bản vẫn còn diễn ra thường xuyên Đây là minh chứng tiêu biểu cho tính thời đâị của quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 13Ở Việt Nam nói riêng, giai cấp công nhân vẫn được coi là lực lượng tiên phong, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Còn đối với các nước đang phát triển nói chung, giai cấp công nhân được coi là lực lượng nòng cốt trong công cuộc phát triển kinh tế và xã hội
3.2 Ý Nghĩa Đối Với Thực Tiễn.
· 3.2.1 Hướng dẫn cho phong trào công nhân.
Quan điểm của Mác – Lênin là kim chỉ nam cho phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của mình Dựa trên tư tưởng này, các tổ chức công đoàn và đảng chính trị của giai cấp công nhân ở nhiều quốc gia đã đấu tranh và đòi hỏi những quyền lợi kinh tế và chính trị cho người lao động của họ
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày nay, để xây dựng một môi trường lao động lành mạnh, đồng thời tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, các tổ chức công đoàn cũng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động
3.2.2 Cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã hội.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân là cơ sở để các nước xã hội
Trang 14trị về công bằng, bình đẳng của Việt Nam Nhờ vào nền quan điểm này, Việt Nam đã có thể đặt trọng tâm vào việc phát triển giai cấp công nhân, xây dựng chiến lược phát triển và tạo điều kiện để họ phát huy vai trò tiên phong Vì vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về giai cấp công nhân là nền tảng lý luận vô cùng quan trọng cho chủ nghĩa xã hội và chỉ ra con đường đi lên cho nhân loại
3.2.3 Góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Quan điểm của Mác – Lênin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy
sự phát triển của xã hội loài người, xóa bỏ nhiều bất công xã hội và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Việc hình thành các phong trào công nhân không chỉ thúc đẩy quyền lợi riêng của giai cấp công nhân mà còn góp phần thúc đẩy, cải thiện các điều kiện xã hội trở nên tốt hơn
Chẳng hạn như nhờ vào các phong trào đòi quyền lợi lao động, việc cải cách các chế độ phúc lợi xã hội, các chế độ bảo vệ người lao động và các chuẩn mực làm việc an toàn đã được hình thành và phát triển