HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN ĐỀ TÀI 2 BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: Phân tích quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Trang 1H
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN ĐỀ TÀI 2
BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đề tài: Phân tích quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai
cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Nhóm : 2
Trang 2Danh sách nhóm 2
Nguyễn Thị Anh Thơ
31231026478
Trần Đức Mạnh
31231027607
Trần Nguyên Phúc
31231027018
Hồ Thị An Na
31231026836
Lê Trần Anh Vinh
31231027626
Hứa Khánh Vy
31231021016
Trang 3Mục lục
Phần 1: Mở đầu 2
1.1 Lời mở đầu ………
1.2 Lý do chọn đề tài ……….
1.3 Mục đích, nhiệm vụ đề tài ………
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ……… 1.5 Ý nghĩa, lý luận và thực tiễn của đề tài
Phần 2: Nội dung 4
2.1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân
2.2 Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
2.3 Tổng quan chung về giai cấp công nhân Việt Nam
2.4 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Phần 3: Kết luận chung & kiến nghị 10
3.1 Kết luận
3.2 Kiến nghị
Trang 4Phần 1: Mở đầu
1.1 Lời mở đầu
Dù bất kì thời đại nào thì lực lượng lao động vẫn luôn là lực lượng nòng cốt và nắm vai trò quyết định đối với công cụ sản xuất, giá trị thặng dư và chính trị xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học tập trung nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản, hình thức phát triển và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân, Từ đó, tóm tắt được quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội
Ngày nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, bên cạnh những đổi mới tích cực mà quá trình ấy mang lại thì vẫn còn tồn tại nhiều biến động tiêu cực và những khó khăn đáng kể Vì vậy, việc làm sáng tỏ vai trò cũng như sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cần thiết hơn bao giờ hết Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng đến quá trình biến đổi lịch sử của thế giới mà tác động đến sâu sắc đến tình hình kinh tế chính trị và quá trình sản xuất trên nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là sứ mệnh cao cả hơn bao giờ hết, nó quyết định đến sự phát triển toàn diện và nhanh chóng của toàn nhân loại
Ngoài chủ nghĩa duy vật lịch sử trong Triết học và học thuyết giá trị thặng dự trong Kinh tế chính trị thì sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong Chủ nghĩa xã hội khoa học
là một trong ba phát kiến quan trọng và đáng lưu ý của chủ nghĩa Mác - lênin
1.2 Lý do chọn đề tài
Giai cấp công nhân kết quả của sự ra đời và phát triển nền công nghiệp đại tư bản chủ nghĩa Đây là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến và phương thức sản xuất hiện đại, thể hiện cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, là người làm thuê, bán sức lao động để đổi lấy những đồng tiền, của cải ít ỏi, bị giai cấp thống trị đàn áp, cưỡng bức, bóc lột
Do đó, ta có thể thấy lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập hoàn toàn với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản Chính sự phân biệt về địa vị, giai cấp trong nền kinh tế - xã hội đương thời đã quy định sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân là đánh đổ chế độ tư
Trang 5bản chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ tư hữu bóc lộc tàn độc, xây dựng xã hội mới - chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới
Thế nhưng, trước tình hình sụp đổ của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã tạo nên một làn sóng tranh cãi gay gắt về sứ mệnh lịch sự của giai cấp công nhân Nhân cơ hội này, một số thành phần phản động đã nhanh chóng thực hiện kế hoạch phê phán, đả kích chủ nghĩa xã hội Mác - Lênin nhằm phụ nhận toàn bộ sứ mệnh lịch
sự của gia cấp công nhân và vai trò của Đảng cộng sản Do đó, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân luôn là vấn đề cần được phân tích cụ thể và rõ ràng
Giai cấp công nhân ra đời vào đầu thế kỉ XX, hình thành trước giai cấp tư sản, khi thực dân Pháp thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa tàn bạo ở Việt Nam và các nước Đông Dương Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp trong xã hội, xuất thân chủ yếu từ những người nông dân bị thực dân Pháp và địa chủ phong kiến cướp bóc ruộng đất, nhà cửa, mất hết tư liệu sản xuất Giai cấp ngày càng tăng nhanh về số lượng và chất lượng, tập hợp những công nhân trí thức, họ có tình yêu nước nồng nàn, ý thức giác ngộ cách mạng và tinh thần đấu tranh giai cấp Giai cấp công nhân Việt Nam sớm nhận thức được trách nhiệm và sứ mệnh lịch sự của mình là lãnh đạo cách mạng đánh đổ ách thống trị của thực dân, phá bỏ chế độ phong kiến tàn bạo Vì vậy, hiện nay việc nghiên cứu về quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử về giai cấp công nhân
có rất nhiều ý nghĩa và vô cùng cần thiết Do đó, chúng em đã lựa chọn đề tài “ Phân tích quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.”cho bài tiểu luận của mình
1.3 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Bài tiểu luận nhằm tập trung chứng minh, phân tích cụ thể và làm rõ được sứ mệnh lịch
sử, vai trò của giai cấp công nhân Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa của sứ mệnh đó trong bối cảnh kinh tế, xã hội như hiện nay Từ đó, vận dụng sâu sắc những kiến thức để nâng cao trình
độ, kinh nghiệm, tri thức của giai cấp công nhân Việt Nam vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứ cụ thể là giai cấp công nhân, một giai cấp đóng vai trò tiên phong
và quan trọng trong công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân và sự bóc lột, cưỡng bức dã man của những kẻ thống trị phong kiến
Trang 6Phương pháp lí luận chủ yếu là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin Ngoài ra, còn vận dụng phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, diễn dịch - quy nạp, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu, văn bản để tìm hiểu sâu sắc và phân tích cụ thể quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sự, vai trò của giai cấp công nhân
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả của việc nghiên cứu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ ràng và cụ thể về vị trí và vai trò của giai cấp công nhân, đồng thời có những hiểu biết về sứ mệnh lịch sử cao cả của giai cấp công nhân trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Đề tài này không chỉ có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội đương thời mà còn mang tính thực tiễn, vận dụng được những quan niệm của chủ nghĩa xã hội Mác - Lênin về giai cấp công nhân vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam Từ đó có thể xây dựng một nền kinh tế - xã hội vững mạnh và lâu dài
Phần 2: Nội dung
2.1 Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân
Khái niệm giai cấp công nhân: Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp công nhân (hay còn
gọi là giai cấp vô sản) là những người lao động làm thuê trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, không sở hữu tư liệu sản xuất và phải bán sức lao động để tồn tại Họ là lực lượng sản xuất chính, trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất nhưng bị bóc lột giá trị thặng dư
Giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản
Phương diện kinh tế - xã hội: Giai cấp công nhân là sản phẩm của xã hội tư bản
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân bị chi phối bởi quan hệ sản xuất tư bản, nơi tư bản kiểm soát tư liệu sản xuất Công nhân bị bóc lột thông qua giá trị thặng dư, tức là phần giá trị mà họ tạo ra nhưng không được hưởng
Phương diện chính trị - xã hội: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, giai cấp công nhân là
lực lượng cách mạng nhất, do không sở hữu tư liệu sản xuất nên họ không có lợi ích
Trang 7trong việc duy trì chế độ tư bản Giai cấp công nhân có tiềm năng liên kết và đoàn kết
để chống lại giai cấp tư sản, trở thành nhân tố chủ chốt trong cuộc đấu tranh giai cấp 2.1.2 Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân được xem là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, không có bóc lột Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm các khía cạnh:
Nội dung kinh tế: Giai cấp công nhân cần giành quyền kiểm soát tư liệu sản xuất,
qua đó xóa bỏ chế độ tư hữu và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nơi của cải được phân phối công bằng Đây là bước đi căn bản để thiết lập nền kinh tế tập trung vào lợi ích chung của toàn xã hội
Nội dung chính trị - xã hội: Sứ mệnh chính trị của giai cấp công nhân là đấu tranh để
lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản, đại diện cho lợi ích của số đông lao động Nhà nước này sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, giúp loại bỏ bất công xã hội
Nội dung văn hóa tư tưởng: Giai cấp công nhân không chỉ đấu tranh trên phương
diện kinh tế và chính trị, mà còn cần phát triển ý thức cách mạng và tư tưởng xã hội chủ nghĩa Điều này bao gồm việc xóa bỏ các giá trị và tư tưởng lạc hậu của chế độ tư bản, đồng thời xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, nhân văn, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của con người
2.1.3 Điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được quy định bởi các điều kiện khách quan và chủ quan Trong đó:
Điều kiện khách quan bao gồm sự phát triển của lực lượng sản xuất và mâu thuẫn
gay gắt giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, khiến đấu tranh giai cấp trở nên tất yếu
Điều kiện chủ quan là sự trưởng thành về nhận thức và tổ chức của giai cấp công
nhân, sự hình thành và lãnh đạo của các đảng cộng sản Đảng cộng sản là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân, dẫn dắt cuộc đấu tranh chống áp bức và tiến tới xây dựng xã hội mới
Trang 82.2 Giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay
Những điểm tương đồng và khác biệt giữa giai cấp công nhân thế giới hiện nay và quan điểm của Mác
Những điểm tương đối ổn định so với thế kỷ XIX
Tính chất làm thuê: Giai cấp công nhân vẫn là lực lượng lao động chính trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ, bị bóc lột giá trị thặng dư Điều này tạo ra mâu thuẫn lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động
Khả năng đoàn kết và tổ chức: Giai cấp công nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong các phong trào lao động và đòi quyền lợi trên toàn cầu, chứng minh cho sức mạnh tập thể của giai cấp này
Những biến đổi và khác biệt của giai cấp công nhân hiện đại
Giai cấp công nhân hiện nay: Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra nhiều
tầng lớp lao động mới, không chỉ giới hạn trong các ngành công nghiệp nặng mà còn
mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ thông tin và tri thức Bên cạnh đó, toàn cầu hóa và tự động hóa cũng làm thay đổi cấu trúc của giai cấp công nhân, tạo ra lực lượng lao động tự do, linh hoạt, nhưng dễ bị tổn thương
Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên thế giới hiện nay: Thay vì
lật đổ hệ thống tư bản như Mác đã dự đoán, giai cấp công nhân ngày nay chủ yếu đấu tranh để cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ quyền lợi thông qua các tổ chức công đoàn, các phong trào xã hội và các chính sách xã hội Tuy nhiên, trong bối cảnh các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng gia tăng, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân có thể là lực đẩy mạnh mẽ cho những thay đổi tích cực
2.3 Tổng quan chung về giai cấp công nhân Việt Nam.
2.3.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội
Trang 9Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào sản xuất tiểu nông là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển Sau khi cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước Các nhà máy rượu bia, vải sợi, điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê lần lượt ra đời và cùng với đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành Họ là những người nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tổng
số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn - Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ Quảng Ninh
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước Chúng tăng cường đầu tư vào các ngành khai khoáng, giao thông vận tải, đồn điền, công nghiệp chế biến, dệt may nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa Thời kỳ này, số lượng công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu năm 1929
2.3.2 Quá trình phát triển
Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20:
Giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu hình thành dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa trong thời kỳ Pháp thuộc Những người công nhân chủ yếu là nông dân phải rời bỏ ruộng đồng để làm việc trong các nhà máy, hầm mỏ và công trường
Trước Cách mạng Tháng Tám 1945:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, giai cấp công nhân tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Nhiều cuộc đình công, biểu tình đã diễn ra, tạo tiền
đề quan trọng cho cuộc cách mạng giành độc lập
Kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954):
Trang 10Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai cấp công nhân không chỉ tham gia chiến đấu mà còn đảm nhận việc sản xuất vũ khí và trang thiết bị cho quân đội, đóng góp quan trọng vào chiến thắng lịch sử tại Điện Biên Phủ
Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975):
Công nhân miền Bắc tập trung phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm hỗ trợ cho cuộc kháng chiến ở miền Nam Họ sản xuất vũ khí, đạn dược và cung cấp hậu cần cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi cuối cùng
Sau khi thống nhất đất nước (1975 - nay):
Giai cấp công nhân tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước Từ khi thực hiện đổi mới (1986), họ đã đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam
2.3.3 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
a Đặc điểm:
Ra đời trước cả giai cấp tư sản Việt Nam, là giai cấp đối kháng trực tiếp với tư bản thực dân Pháp
Được tiếp thu và kế thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế
Phần lớn, giai cấp công nhân có xuất thuân từ nông dân và các tầng lớp lao động khác nên có quan hệ gắn bó mật thiết, tự nhiên với nông dân và đông đảo nhân dân lao động
Giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành sớm về ý thức chính trị của giai cấp, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách mạng
b So sánh với giai cấp công nhân ở các nước khác
Đặc điểm Việt Nam Nước ngoài
Sự ra đời Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX
Khoảng thế kỷ XVIII - XIX
Nguồn gốc xã
hội
Xuất phát chủ yếu từ nông dân và các tầng lớp xã hội khác
Nguồn gốc đa dạng