Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động xây dựng trường học an t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ MINH HẰNG
HÀ NỘI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, tháng năm 2024
Tác giả
Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên học viên xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến
cô PGS.TS TRẦN THỊ MINH HẰNG, người thầy đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học và luôn động viên, khích lệ hoàn thành luận văn
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, tập thể các thầy, cô giáo Khoa Quản lý giáo dục; Phòng Đào tạo tại trường Đại học Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng, Ban Giám hiệu, cán bộ quản lý, giáo viên trường Mầm non Vinschool Imperia Hải Phòng đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi nhiều tư liệu, thông tin cũng như đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ii
Danh mục các từ viết tắt iii
Danh mục các bảng, sơ đồ ix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 7
1.1.2 Các nghiên cứu về Quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 12
1.2.1 Quản lý 12
1.2.2 Xây dựng trường học an toàn 12
1.2.3 Tai nạn thương tích 13
1.2.4 Phòng chống tai nạn thương tích 15
1.2.5 Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích 15
1.2.6 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 16
1.2.7 Quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 17
1.3 Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 18
1.3.1 Mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 18
1.3.2 Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 19
Trang 71.3.3 Phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở các trường mầm non 21
1.3.4 Hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 22
1.3.5 Lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 24
1.4 Nội dung quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non 25
1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non 26
1.4.2 Tổ chức triển khai xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non 27
1.4.3 Chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non 29
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non 30
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non 32
1.5.1 Yếu tố chủ quan 32
1.5.2 Yếu tố khách quan 33
Tiểu kết Chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON VINSCHOOL IMPERIA, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 38
2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể điều tra 38
2.2 Tổ chức nghiên cứu 43
2.2.1 Mục đích khảo sát 43
2.2.2 Nội dung khảo sát 43
2.2.3 Khách thể khảo sát 43
Trang 82.3 Thực trạng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 44
2.3.1 Thực trạng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 44 2.3.2 Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 47 2.3.3 Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 56 2.3.4 Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 57 2.3.5 Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 59
2.4 Thực trạng quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 60
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia 60 2.4.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia 63 2.4.3 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia 66 2.4.4 Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia 68
Trang 92.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố về quản lý xây dựng
trường học an toàn, phòng chống TNTT ở trường mầm non 70
2.5.1 Các yếu tố chủ quan 70
2.5.2 Các yếu tố khách quan 72
2.6 Đánh giá chung 73
2.6.1 Kết quả đạt được 73
2.6.2 Hạn chế 74
2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 76
Tiểu kết Chương 2 77
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON VINSCHOOL IMPERIA, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 78
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 78
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 78
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 78
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 79
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 79
3.2 Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia 79
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 79
3.2.2 Chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV 82
3.2.3 Chỉ đạo xây dựng và quản lý môi trường giáo dục đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 86
3.2.4 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa Gia đình - Nhà trường và Xã hội trong hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 91
3.2.5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhằm xây dựng trường học an toàn 95
Trang 103.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm 99
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 101
3.4.1 Cách tiến hành khảo nghiệm 101
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 101
Kết luận Chương 3 106
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Số liệu cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tại trường
mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 42 Bảng 2.2 Số liệu cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên, phụ huynh,
cư dân xung quanh tham gia khảo sát 44 Bảng 2.3 Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT
cho trẻ mầm non 45 Bảng 2.4 Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 47 Bảng 2.5 Thực trạng tổ chức nhà trường xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 50 Bảng 2.6 Thực trạng cơ sở vật chất xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 52 Bảng 2.7 Thực trạng giáo viên/người trông trẻ xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 54 Bảng 2.8 Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 56 Bảng 2.9 Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 57 Bảng 2.10 Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 59 Bảng 2.11 Kết quả hoạt động xây dựng kế hoạch xây dựng trường học
an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non 61
Trang 12Bảng 2.12 Kết quả công tác tổ chức hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non 63 Bảng 2.13 Kết quả công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non 66 Bảng 2.14 Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá GV, NV trong hoạt
động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non 68 Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động xây
dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 70 Bảng 2.16 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng hoạt động xây
dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng 72 Bảng 3.1 Kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất 102 Bảng 3.2 Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã
đề xuất 104
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mối quan hệ của các nhóm biện pháp quản lý hoạt động
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 100
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội
và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời Chính vì vậy, GDMN giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng”
để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai Bản chất việc học ở trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ, đồng thời trẻ học cách biểu đạt những hiểu biết đó thông qua sự chia sẻ, trao đổi với bạn
bè Có thể thấy, giai đoạn từ 0-6 tuổi là “Giai đoạn vàng” để trẻ em phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc Giáo dục mầm non là một cấp học
vô cùng quan trọng trong nền giáo dục quốc dân hiện nay Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT ngày 28/4/2023 có yêu cầu rõ về việc cần xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: nội dung xây dựng, kiểm tra, đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan Chính vì vậy đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường Mầm non là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà bất cứ đơn vị mầm non nào cũng phải thực hiện Đây không chỉ là công tác bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho các bé mà còn là trách nhiệm, thể hiện mức độ uy tín của nhà trường đối với các học sinh, với các bậc cha mẹ cũng như toàn thể cộng đồng [5]
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong môi trường trường học Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong và tàn tật ở trẻ em Trẻ em có tâm lý hiếu động, ham khám phá, chưa
có đầy đủ kinh nghiệm sống và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích Trong khi đó, môi trường trường học có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn
Trang 14thương tích cho trẻ, như: cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng học tập, hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng ngày Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm
có khoảng 300.000 trẻ em bị thương tích, có hơn 6.000 trường hợp tử vong Trong đó, tai nạn thương tích xảy ra trong trường học chiếm tỷ lệ đáng kể
Việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em trong quá trình học tập, vui chơi, sinh hoạt tại trường Việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cần được thực hiện một cách khoa học, hiệu quả, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm: nhà trường, gia đình và cộng đồng Hệ thống giáo dục Vinschool hướng tới trở thành trường học an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của hội đồng các trường Quốc tế CIS về đảm bảo an toàn cho học sinh Chính vì vậy việc xây dựng trường học
an toàn là điều vô cùng cấp thiết hiện nay Tuy nhiên xét trên tình hình thực
tế, nguy cơ mất an toàn cho trẻ vẫn luôn thường trực và các cơ sở Mầm non chưa thể lường trước được tất cả các mối nguy Với thực trạng đội ngũ giáo viên luôn biến động, giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ để giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm để lường trước các mối nguy cơ gây mất an toàn
Trường mầm non Vinschool Imperia có đặc thù là một cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, là một mô hình giáo dục độc lập, có nhiều đặc thù riêng biệt so với trường công lập Những đặc thù này vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn Thuận lợi là: Trường tư thục có quyền tự quyết cao trong việc xây dựng chương trình học, tuyển dụng giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất Điều này giúp họ linh hoạt trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, phù hợp với đặc điểm riêng của trường Trường có cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị đầy đủ, giúp đảm bảo môi trường học tập an toàn Nguồn tài chính ổn định cho phép các trường đầu tư vào các hệ thống an ninh, phòng cháy chữa cháy, và các hoạt động
Trang 15nâng cao ý thức về an toàn Với số lượng học sinh thường ít hơn so với trường công lập, trường tư thục có thể quản lý và theo dõi học sinh sát sao hơn, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và kịp thời can thiệp Bên cạnh
đó cũng sẽ đi kèm các thách thức như: Tính tự chủ cao cũng đồng nghĩa với trách nhiệm lớn hơn trong việc đảm bảo an toàn Nếu không có sự giám sát chặt chẽ, trường tư thục có thể dễ dàng bỏ qua các quy định về an toàn Số lượng học sinh ít cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu sự tương tác xã hội, việc xây dựng trường học an toàn thường chỉ mang tính chất một chiều mà chưa có sự phối hợp hỗ trợ từ các bộ phận, ban ngành liên quan để giúp nhà trường có góc nhìn đa chiều
Để khắc phục những bất cập đó cần có những nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý bồi dưỡng việc xây dựng trường học an toàn tại trường Mầm non Vinschool Imperia Nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, Thành phố Hải Phòng
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng” nhằm phân
tích những thực trạng và tìm ra những biện pháp
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường Mầm non, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại trường Mầm non
Trang 163.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
4.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
4.3 Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
5 Câu hỏi nghiên cứu
Những cơ sở lý luận về quản lý trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường Mầm non hiện nay là gì? Những nội dung quản lý trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường Mầm non như thế nào? Thực trạng thực hiện quản lý trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia ra sao? Những biện pháp nào giúp quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
6 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng, góp phần nâng cao chất lượng giáo chăm sóc giáo dục trẻ
Trang 177 Phạm vi nghiên cứu
7.1 Giới hạn về khách thể điều tra và địa bàn nghiên cứu
Về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường, phụ huynh học sinh, các cư dân xung quanh khu đô thị Vinhomes Imperia
7.2 Về thời gian
Hai năm học gần đây: Năm học 2021-2022; Năm học 2022-2023
8 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiȇn cứu, trong đó
tập trung các phương pháp dưới đây:
8.1 Nhóm phương pháp nghiȇn cứu lý luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết và phương pháp hệ thống Thông qua các tài liệu khoa học có liȇn quan; các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về quản lý hoạt động xây dựng trường học
an toàn, phòng chống TNTT nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiȇn cứu, sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa
học và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
8.2 Nhóm phương pháp nghiȇn cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT trong các trường
mầm non để bổ sung tư liệu, thông tin cho vấn đề nghiȇn cứu
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GVMN và CBQL trường MN về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các
trường Mầm non Vinschool Imperia Hải Phòng
Phương pháp điều tra: Khảo sát thực trạng về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT trong trường mầm non và quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT học đường ở
trường Mầm non Vinschool Imperia Hải Phòng thông qua phiếu điều tra
Trang 18Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này được sử dụng nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở trường trường Mầm non
Vinschool Imperia Hải Phòng
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 03 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường Mầm non Vinschool Imperia, Thành phố Hải Phòng
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2022) về "Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng" Nghiên cứu được thực hiện với 100 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và 100 phụ huynh học sinh của 5 trường tiểu học trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các trường tiểu học huyện Thủy Nguyên đã được quan tâm và triển khai thực hiện tương đối hiệu quả Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể; nhận thức của một số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ còn chưa đầy đủ [11]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh (2023) về "Giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" Nghiên cứu được thực hiện với
50 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và 50 phụ huynh học sinh của 5 trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số quốc gia trên thế giới đã được triển khai thực hiện một cách bài bản, khoa học, hiệu quả Các quốc gia này đã xây dựng được hệ thống chương trình, tài liệu giáo
Trang 20dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non phù hợp với từng
độ tuổi, phát triển tâm sinh lý của trẻ Đồng thời, các quốc gia này cũng đã chú trọng tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non về kiến thức, kĩ năng giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ [14]
Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hương (2022) về hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ tại các trường Mầm non Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng Nghiên cứu được thực hiện trên 120 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Thủy Nguyên Kết quả nghiên cứu cho thấy: Từ thực tế phát triển giáo dục mầm non của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng trong thời gian qua, có thế thấy rõ vai trò và thực trạng của hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là mục tiêu giáo dục chung của trẻ và thành tựu giáo dục mầm non Hải Phòng là một trong những thành phố có chất lượng giáo dục mầm non cao nhất cả nước, đê thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển giáo dục mầm non, Thành phố Hải Phòng đã triển khai đồng thời nhiều giải pháp quan trọng Tuy nhiên trong thực tế, việc quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ ở các trường mầm non công lập Thủy Nguyên còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa thỏa mãn sự kỳ vọng của xã hội Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần phát huy nội lực của bản thân mỗi cán bộ, giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo an toàn, muốn vậy các trường mầm non công lập Thủy Nguyên cần thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và hoàn thành tốt các mục tiêu giáo dục mà các trường mầm non đề ra [25]
Nghiên cứu của Nguyễn Thụy Vũ – Học viện chính trị – Bộ quốc phòng (2016) về “Thực trạng hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường Mầm non ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trên 150 CBQL, GV của các trường Mầm non ngoài công lập trên địa
Trang 21bàn Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu cho thấy Trong quá trình phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non, CBQL, GV, nhân viên đã chú ý thực hiện đầy đủ và thường xuyên các nội dung về giáo dục kĩ năng, kĩ xảo và thói quen đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong đó việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích khi tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, học, vui chơi được chú ý và có sự quan tâm Quá trình tổ chức các chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở trường như tổ chức cho trẻ ăn, tổ chức cho trẻ ngủ,
tổ chức cho trẻ hoạt động học luôn đảm bảo đúng kế hoạch, tính khoa học đảm bảo an toàn tuyệt đối và phù hợp với yêu cầu phát triển của trẻ giúp trẻ Tuy nhiên, cũng còn một bộ phận không nhỏ chưa đảm bảo được các nội dung trên Đây là vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm và có những biện pháp tác động phù hợp để đảm bảo an toàn cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ đáp ứng yêu cầu của xã hội [22]
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở Việt Nam, như:
Nghiên cứu "Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học tại ở Đà Nẵng" (2009) của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, Lê Vũ Anh, Phạm Việt Cường
Nghiên cứu "Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Nam Định" (2021) của nhóm tác giả Nguyễn Thị Minh Hương, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị
Lệ Thủy
Nghiên cứu "Tình trạng tai nạn thương tích ở trẻ em học sinh và giải pháp phòng chống" của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
Các nghiên cứu này đã góp phần cung cấp những thông tin, số liệu thực
tế về thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này [26]
Trang 221.1.2 Các nghiên cứu về Quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Dưới đây là một số nghiên cứu về quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở Việt Nam:
- Nghiên cứu về mô hình quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở tỉnh Hải Dương
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng Nghiên cứu được thực hiện trên 100 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở tỉnh Hải Dương đã được thực hiện tương đối hiệu quả Cụ thể, mô hình này đã góp phần:
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của
mô hình này, như:
Thường xuyên cập nhật, bổ sung các quy định về xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Trang 23Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
- Nghiên cứu về vai trò của cán bộ quản lý trong xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Phương Thảo thuộc Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng Nghiên cứu được thực hiện trên 100 cán bộ quản lý ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non Cụ thể, cán bộ quản lý cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch, ban hành các quy định, hướng dẫn về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Tổ chức thực hiện các quy định, hướng dẫn về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, hướng dẫn về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cán bộ quản lý trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, như:
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản
lý về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Tăng cường sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên
và cha mẹ học sinh trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
- Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác về quản lí hoạt động xây
dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở Việt Nam, như:
Trang 24Nghiên cứu về mô hình quản lí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tiểu học ở tỉnh Bắc Ninh (2021)
Nghiên cứu về vai trò của giáo viên trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tiểu học (2022)
Nghiên cứu về vai trò của cha mẹ học sinh trong xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tiểu học (2023)
Nghiên cứu "Quản lí giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh ở các trường tiểu học: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương" (2023) của nhóm tác giả Dư Thống Nhất, Lê Thị Thu Liễu
Các nghiên cứu này đã góp phần làm rõ vai trò của các chủ thể trong quản lí hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [15, tr.34]
Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, “Quản lý là sự tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được mục tiêu đã đề ra” [18]
Trong luận văn chúng tôi sử dụng khái niệm: Quản lý là hoạt động có ý
thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và điều kiện, phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả trong bối cảnh và các điều kiện nhất định.
1.2.2 Xây dựng trường học an toàn
Xây dựng trường học an toàn hay làm cho trường học an toàn hơn là
Trang 25một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường trước bất kỳ những yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ
Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau:
“Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần
có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học”
Trong Điều 5 quy định hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện yêu cầu các trường bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai” [7]
Vậy, xây dựng trường học an toàn là đảm bảo về môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh với các điều kiện về vật chất, tinh thần, bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống thảm họa, thiên tai, chống cháy, nổ
Xây dựng trường học an toàn là xây dựng môi trường mà ở đó người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần Trường học an toàn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực Xây dựng trường học an toàn để phòng, chống bạo lực học đường với các hành vi hành
hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho người học
1.2.3 Tai nạn thương tích
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì “tai nạn thương tích” được định nghĩa như sau:
Trang 26Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn (ngẫu nhiên, không chủ ý) do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể
về vật chất hay tinh thần
Thương tích: là tổn thương thực thể trên cơ thể con người do tác động của những năng lượng (bao gồm: cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau làm quá sức chịu đựng của cơ thể Ngoài ra, tại nạn thương tích còn là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút)
“Thương tích” hay còn gọi là “chấn thương” không phải là “tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho người nào đó
Hiện nay, thuật ngữ “thương tích” thường được dùng nhiều hơn vì “tai nạn” có ngữ nghĩa chưa rõ, người ta thường nghĩ đến tai nạn như là một điều
gì đó xui xẻo, vận hạn, ngẫu nhiên, không thể tiên đoàn được và phòng tránh được Hai khái niệm này đôi lúc rất kho phân biệt nên thường gọi chung là
“tai nạn thương tích”
Vậy, tai nại thương tích là tổn thương không có chủ định hoặc có chủ định liên quan đến ngã, bỏng, va chạm giao thông, điện giật gây ra tổn thương sây sát, chảy máu, phù nề, cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ làm, nghỉ học hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất là 1 ngày
Dựa vào kết quả của một hành động có chủ ý hoặc không chủ ý gây ra thì tai nạn thương tích bao gồm tai nạn thương tích không chủ định và tai nạn thương tích có chủ định cụ thể:
Tai nạn thương tích không chủ định (thường hiểu là “tai nạn”) xảy ra
một cách vô tình, không suy nghĩ, không tính toán trước, là hậu quả của tai nạn giao thông, bị đuối nước, bỏng, ngộ độc, tai nạn lao động và ngã
Tai nạn thương tích có chủ định, có chủ định xảy ra do bạo lực có chủ
ý của người khác hoặc tự mình gây ra do bản thân mình gây nên do sự chủ
Trang 27định của con người như: Bị sát thương do chiến tranh, tự sát thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi
1.2.4 Phòng chống tai nạn thương tích
Phòng chống tai nạn thương tích là việc sử dụng các biện pháp tốt nhất
để phòng ngừa, giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các TNTT xảy ra đối với con người thông qua các cách tiếp cận chủ động mang tính hành vi và cách tiếp cận bị động mang tính môi trường [21]
Các can thiệp thuộc về môi trường mang tính bị động có thể có hiệu quả cao, nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có để áp dụng cho tất cả mọi rủi
ro và thường không thể loại bỏ được mối nguy cơ
Vậy, phòng chống tai nạn thương tích là chủ thể có những can thiệp về hành vi mang tính chủ động và sử dụng các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các TNTT xảy ra đối với con người
Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em mang tính chủ động vì nó chú trọng tới sự nỗ lực, cố gắng của con người về thay đổi hành vi như việc đội
mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chấp hành nghiêm luật lệ khi tham gia giao thông Những can thiệp thuộc về hành vi mang tính chủ động thường đòi hỏi các hành động thường xuyên, lặp lại nhiều lần, cần có sự hiểu biết về mối nguy cơ và có động cơ hành động cao
1.2.5 Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn
Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em
độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ
Trang 281.2.6 Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Ngày 26/10/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
Theo Điều 4 Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT quy định về nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích như sau:
[1] Bảo đảm an toàn về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, tài liệu, học liệu dạy học phục vụ hoạt động giáo dục của nhà trường
[2] Bảo đảm an ninh, trật tự trường học; phòng, chống bạo lực học đường tội phạm, tệ nạn xã hội; hướng dẫn người học tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh, đúng quy định của pháp luật
[3] Giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước; an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy; ứng phó với thảm họa, thiên tai; phòng, chống ngã, va đập, điện giật và một số loại hình tai nạn thương tích thường gặp khác
[4] Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người học: phòng, chống dịch, bệnh học đường; bảo đảm an toàn thực phẩm; phòng, chống tác hại của thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá mới, rượu, bia và các chất gây nghiện khác
[5] Thực hiện quy tắc ứng xử, quy chế dân chủ trong nhà trường; giáo dục sức khỏe tâm thần; thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho người học và công tác xã hội trong nhà trường [31]
Xây dựng trường học an toàn và tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện mặt nhân cách của trẻ Bởi, khi trường học an toàn sẽ phòng chống được tai nạn thương tích tạo môi trường tốt giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, trẻ không bị tổn thương về
da thịt, giúp cho việc thực hiện các vận động được chính xác, nhanh nhẹn Sự khoẻ mạnh về cơ thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt
Trang 29hơn, trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống
Mặt khác, trường học an toàn, phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, phát triển về mặt tình cảm xã hội Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác Bên cạnh đó, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người
Vậy, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
cho trẻ ở trường mầm non là hệ thống biện pháp của nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ phối hợp với nhau để bảo vệ bản thân trẻ và hoạt động chăm sóc trẻ, không bị tổn hại về tinh thần và thể chất cho trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động học tập và vui chơi
1.2.7 Quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Từ những quan niệm trên về quản lý, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non, chúng tôi đưa
ra khái niệm về quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non làm cơ sở cho việc triển khai
nghiên cứu đề tài như sau: Quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non là tổng thể các biện pháp có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Phòng Giáo dục Đào tạo và Hiệu trưởng các trường mầm non) đến đối tượng quản lý được tiến hành một cách hợp quy luật đối với hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
Trang 30nạn thương tích ở trẻ cho giáo viên nhằm nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn các tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ
1.3 Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
1.3.1 Mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần khi trẻ được chăm sóc, giáo dục ở các trường mầm non
Giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường
Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ
Trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ Tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ Trang bị cho trẻ em một số kiến thức ban đầu để nhận biết những yếu tố nguy cơ gây TNTT cũng như một số kiến thức cơ bản về phòng chống TNTT, điều này sẽ rất có ích cho việc nâng cao kỹ năng sống cho trẻ trong hiện tại và trong suốt cuộc đời trẻ sau này Quá trình nhận thức và hành vi của trẻ mầm non chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và nhà trường Quá trình giáo dục môi trường an toàn và phòng chống TNTT cho trẻ cần diễn ra thường xuyên liên tục qua các hoạt động ăn, ngủ, học, vui chơi ở trường mầm non, qua đó cần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, nhạy bén và thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường
Huy động được các lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, đặc biệt là gia đình trẻ và cộng đồng tại địa phương Gia đình của trẻ và cộng đồng tại địa phương có vai trò là những người tham gia vào xây dựng và giám sát môi trường giáo dục trong nhà trường, các lực lượng này cần nhận thức
Trang 31được về quyền và trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và có sự tham gia phù hợp, hiệu quả
1.3.2 Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Thông tư, Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, Số: 45/2021/TT-BGDĐT quy định nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích gồm:
Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non; Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích
Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích
Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học [3]
Tổ chức nhà trường: Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán
bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học; Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu
tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích; Có kế hoạch xây dựng trường học an toàn; Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích; Có lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích; Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu; Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy
cơ thương tích; Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống,
Trang 32xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra; Số trẻ/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non; Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người
có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc [3]
Cơ sở vật chất:
Vị trí: Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch
chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp; Đảm bảo các quy định về an toàn
và vệ sinh môi trường; Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài; Cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định; Ở vùng sông nước, trường, lớp có thuyền, phao cứu sinh; Không có hàng quà, bánh bán trong trường; Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đón và trả trẻ; Cơ sở có số điện thoại của cơ quan y tế nơi gần nhất (hoặc bác sỹ nhi khoa; Khối các phòng (phòng học, phòng ngủ, phòng chơi; Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố; Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật thuận tiện khi sử dụng; Cửa sổ có chấn song chắc chắn
và an toàn; Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trượt; Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang; Lan can có chấn song chắc chắn, đảm bảo kích thước quy định, trẻ không chui, trèo qua được; Các vật sắc nhọn (dao, kéo ) phải để ở nơi quy định và trẻ không với tới; Phích nước nóng được đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ; Đồ dùng chăm sóc, dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho; Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ở nơi trẻ không với tới;
Nhà bếp (phòng bếp): Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp
riêng, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Bếp đun bằng than tổ ong không được gần phòng học, ngủ, chơi của trẻ; Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ; Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều; Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, còn
Trang 33thời hạn sử dụng; Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Có đủ nước sạch sử dụng; Đảm bảo việc xử lý các chất thải đúng quy định; Nhân viên nấu ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định; …
Giáo viên/Người trông trẻ: Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi,
dạy trẻ; Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được
bỏ lớp; Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra
1.3.3 Phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Phương pháp trực quan, minh họa: GV sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật, … làm mẫu kèm với lời nói và
cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước, ngã… GV minh họa bằng tranh ảnh nhằm giúp trẻ hiểu biết về bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ
Phương pháp thực hành: GV sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục trẻ chơi trong môi trường an toàn, có kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước, ngã, … Trẻ
sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác tránh các tai nạn thương tích, giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn Qua phương pháp thực hành, GV giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm đích rèn luyện kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
Trang 341.3.4 Hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Tổ chức bữa ăn cho trẻ khoa học và đảm bảo an toàn: Các tai nạn thương tích thường xảy ra trong giờ ăn như: Bỏng, nguy cơ xảy ra bỏng có thể
là do thức ăn mang từ bếp lên còn đang nóng hoặc các phích nước sôi để gần trẻ chơi đùa, nếu không chú ý trẻ có thể va phải gây bỏng cho trẻ; Sặc thức
ăn, nguy cơ sặc thức ăn có thể xảy ra do trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép cho ăn, uốn; Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương
do chế biến không kỹ
Một số yêu cầu khi tổ chức giờ ăn:
Khu vực ăn: Khu vực ăn phải thoáng đẵng, sạch sẽ Tránh tổ chức ăn tại
khu vực nhà vệ sinh, cống thoát nước, khu vực ô nhiễm Có đủ bàn ghế cho trẻ (4-6 trẻ ngồi 1 bàn) Tuyệt đối không đẻ trẻ đứng hoặc ngồi ăn dưới đất Đối với trẻ nhỏ, ghế phải có tay vịn và tựa vững chắc Bàn ghế phải được vệ sinh sạch sẽ
và sắp xếp ở vị trí hợp lý đẻ giáo viên dễ quan sát trẻ trong khi ăn
Đồ dùng phục vụ bữa ăn: Có đủ bát, thìa, cốc uống nước riêng cho trẻ Đồ
dùng ăn, uống của trẻ đảm bảo vệ sinh Nên tiệt trùng bát, thìa của trẻ trước khi
ăn Có dụng cụ chia thức ăn riêng cho trẻ và có khăn riêng cho mỗi trẻ
Vệ sinh đảm bảo an toàn: Trước khi chia thức ăn, giáo viên cần rửa tay
bằng xà phòng theo đúng quy trình các bước rửa tay Trẻ được lau mặt, rửa tay trước khi ăn Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong khi ăn và có các biện pháp phòng tránh hóc, sặc cho trẻ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc Vì vậy trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ, giáo viên cần lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi
Tổ chức cho trẻ ngủ:
Việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ tại trường mầm non là đáp ứng một
Trang 35nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng của trẻ Các tai nạn thương tích thường xảy ra trong giờ ngủ như: ngạt thở, nguy cơ xảy ra có thể để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở (đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi); Hóc dị vật có thể xảy ra khi trẻ ngủ ngậm các loại hạt, kẹo cứng, ngậm đồ chơi và rơi vào đường thở gây ngạt….Vì vậy, để thực hiện tốt và đảm bảo an toàn khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ GV cần chuẩn bị tốt các yêu cầu sau: Phòng ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấn áp về mùa đông Tuy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường mà phòng ngủ được sắp xếp riêng hoặc sử dụng chung với phòng sinh hoạt chung Khi trẻ ngủ nên giảm ánh sáng của phòng bằng cách đóng bớt của sổ, kéo rèm, tắt bớt điện; không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà; … Mùa đông có thể cởi bớt áo khoác, khăn quàng, mũ cho trẻ Trong thời gian trẻ ngủ, cần có người trực phòng để quan sát, phát hiện và xử trí kịp thời các tình huống có thể xảy ra
Tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định - hoạt động học:
Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh, với đồ dùng đồ chơi Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực Trẻ phải được hoạt động trong môi trường an toàn, thân thiện tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành Một số tai nạn thương tích thường xẩy ra trong quá trình tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định - hoạt động học: Trẻ có thể chơi đùa nghịch chọc bút, đồ chơi vào mặt nhau (chọc vào mắt); Trong nhóm trẻ có nhiều độ tuổi dễ gây tranh giành đồ chơi hoặc trẻ xung đột căn nhau, xô nhau ngã…; Ngoài ra khi kê bàn ghế và ánh sáng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
Do vậy, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu về trường học an toàn, phòng chống TNTT
Hoạt động tham quan, dã ngoại: Đối với trẻ mẫu giáo, tham quan, dã
ngoại ngoài việc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giải trí còn có vai trò rất quan trọng đối với việc học tập và phát triển, đáp ứng nhu cầu tự nhiên như: vận
Trang 36động, tình cảm, giáo tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo…Việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham quan, dã ngoại nhằm mục đích tạo cơ hội cho trẻ có nhiều lựa chọn, trẻ được khám phá trải nghiệm cái mới nhưng cần phải đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ
Hoạt động ngoài trời:
Vậy khi tổ chức hoạt chơi ngoài trời CBQL và giáo viên cần chú ý tạo môi trường vật chất bên ngoài lớp học tốt được phân theo khu vực như: Khu vực sân để chới các trò chơi vận đọng tập thể, chơi một số trò chơi nhóm, chơi đồ choi có bánh xe, chơi bóng, chơi xây dựng với khối lớn…; Các góc, khu vực chơi như của hàng rau quả, vườn cổ tích, chơi cát, nước, góc thiện nhiên…Khu vực vườn hoa, vườn cây, vườn rau, thảm cỏ…phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non (cây không có gai nhọn, không có nhựa độc…) Giáo viên cần giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự đảm bảo an toàn trong các hoạt động vui chơi và học tập
1.3.5 Lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
Gia đình trẻ: Gia đình trẻ giữ vai trò quan trọng trong hướng dẫn trẻ
phòng chống tai nạn thương tích, gia đình trẻ cần được trang bị kiến thức trong việc phòng và chống những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ, thúc đẩy xây dựng cho trẻ một môi trường sống an toàn và lành mạnh Cha mẹ/người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ; Thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ
Phòng Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường phối hợp với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương về: Tăng cường cơ sở vật chất cho trường MN (quy hoạch, xây dựng trường lớp, hàng rào, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,…); Phối hợp thực hiện chương trình GD trẻ, tham gia xây dựng kế hoạch GD của nhà trường; Phối
Trang 37hợp kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT; Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về xây dựng trường học an toàn và phương pháp, hình thức xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ
Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội trao đổi, cung
cấp những thông tin về thực trạng tai nạn, thương tích ở trẻ em hiện nay; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống các loại tai nạn, thương tích thường gặp ở trẻ em
Phối hợp với Đoàn Thanh niên: Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ
dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường nhằm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thông qua các ngày hội, ngày lễ đảm bảo an toàn cho trẻ, xây dựng môi trường thân thiện, tạo điều kiện phát huy năng lực của trẻ
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ: Nhằm nâng cao nhận thức và năng
lực của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng trường học an toàn, hoạt động chăm sóc, GD trẻ; vận động cha mẹ đóng góp xây dựng trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho nhà trường
Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp, trao đổi kiến thức, tài liệu hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non, nhà trường cung cấp cho GV những kỹ năng
để họ có thể có các kiến thức về xây dựng trường học an toàn, ngăn ngừa tốt nhất các tai nạn thương tích như Giúp GV và gia đình trẻ, các lực lượng giáo dục khác nhận thức, nâng cao hiểu biết, hiểu rõ về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích để có thể ngăn ngừa những tai nạn, những rủi ro không đáng có có thể xảy ra
1.4 Nội dung quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Để quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
Trang 38nạn thương tích ở trường mầm non yêu cầu CBQL phải thực hiện lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Cụ thể:
1.4.1 Lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Kế hoạch là một loạt các công việc dự định làm, được sắp xếp một cách
hệ thống, được qui vào một mục đích chung và được thực hiện trong một thời gian đã định trước; là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học, giai đoạn
Lập kế hoạch là một mắt xích quan trọng của chu trình quản lý, là một chức năng quan trọng của người quản lý Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định sự thành công của một tổ chức Có thể nói, lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là hoạt động quyết định chính, đảm bảo sự thành công của hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non Vì vậy khi xây dựng Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non thường cần bám sát các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chông TNTT để xây dựng và lập theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và cho từng hoạt động
Hàng năm, nhà trường cần xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ phù hợp với điều kiện đơn vị, phù hợp với lứa tuổi với trẻ tại mỗi nhà trường Nhà trường lập
kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT tổng thể rồi triển khai tới toàn thể giáo viên các lớp căn cứ vào đó kế hoạch đó để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chi tiết theo từng lớp Trên cơ sở đó mỗi GV tự xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cho nhóm lớp mình quản lý Hoặc theo chiều ngược lại tuy từng đơn vị sao cho đạt mục tiêu đề ra
Trang 39Vì hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ
có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường Nên Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ trong trường thường xuyên, liên tục, giúp cho GV nắm rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp phòng chống TNTT cho trẻ trong từng độ tuổi, từng nhóm lớp cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ và thực hiện có sáng tạo, xây dựng kế hoạch đánh giá cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống TNTT, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp để đạt mục tiêu đề ra Và hàng năm cần điều chỉnh kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT dựa trên đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cuối năm học, tập chung vào những tiêu chí chưa đạt tại bàng kiểm quy định tại Thông tư 13 Bộ GD& ĐT
1.4.2 Tổ chức triển khai xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT Nhờ đó mà các bộ phận liên quan đến tổ chức thực hiện trong kế hoạch được liên kết thống nhất, cùng nhau thực hiện công việc và đạt được hiệu quả nhất định
Quá trình thực hiện có rất nhiều việc phải làm, sao cho các mục tiêu đề
ra trong hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đều phải đạt được Tổ chức và tiến hành thực hiện gắn kết, đảm bảo sự đồng bộ cũng như phân công lao động một cách hợp lý Để hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ được thực hiện có hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:
Trang 40Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT của nhà trường, tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng tiêu chuẩn để chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đánh giá Triển khai đến tất cả CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt trong hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ
Sắp xếp, tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đề ra
Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lý, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung của hoạt động
Bố trí sắp xếp lớp cho GV có khả năng khác nhau trong chuyên môn có kinh nghiệm để hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng thực hiện tốt việc xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của lớp Phát huy vai trò đầu tàu của khối trưởng
Tổ chức các lớp tập huấn về chương trình mầm non, bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, PCTNTT cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và người lao động trong trường Bồi dưỡng, huấn luyện GV, NV về kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ
Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ
Tổ chức các điều kiện về cơ sơ vật chất như lớp học, điều kiện nhà bếp, các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị nấu ăn, thiết bị y tế… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của GV, NV trong trường
Lưu ý đến việc thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm: lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ Nhà trường nên ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với một