1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

2. 9: Ngày mất của người ngây thơ Henri Rousseau ppt

12 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

2. 9: Ngày mất của người ngây thơ Henri Rousseau M.Nha tổng hợp và dịch Henri Julien Félix Rousseau (mà chúng ta hay gọi tắt là Henri Rousseau) sinh ngày 21. 5. 1844, mất ngày 2. 9. 1910. Ông là họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, theo trường phái Ngây Thơ. Vì là nhân viên thuế chuyên thu phí cầu đường, người ta còn gọi Rousseau là Ông Thuế Quan (Le Douanier). Khi còn sống, ông bị người đương thời cười nhạo. Nhưng giờ đây, người đời đều phải công nhận ông là một thiên tài – một thiên tài tự học. (Ảnh: “Chân dung tự họa với ngọn đèn,” 1903). Nghề thuế quan giúp Henri Rousseau nuôi sống được gia đình, lại cho ông nhiều thì giờ để theo đuổi ước mơ làm họa sĩ. Được đi lại nhiều quanh những vùng phụ cận Paris, Rousseau quan sát xung quanh và có rất nhiều sổ tay vẽ đầy những phác thảo – những thứ ông thấy được từ thiên nhiên. Năm 49 tuổi, ông nghỉ hưu, về chơi violin trên phố và dành toàn thời gian còn lại để vẽ. (Ảnh: bức “Cảnh đảo Saint-Louis nhìn từ bến Henri IV,” 1909). Mặc dầu hay vẽ những phong cảnh hương xa, lạ lùng, nhưng Rousseau thực ra chưa bao giờ rời khỏi nước Pháp. Ông chỉ đi thăm thú các vườn thực vật, sở thú ở Paris, rồi từ đó vẽ cây, vẽ thú. (Ảnh: bức“Exotic Landscape”). Rousseau cũng hay đi thăm các bảo tàng, xem sách, xem tạp chí về thực vật. Ông thích nghe những người lính đánh thuê nghỉ phép về quê kể chuyện; họ tả lại những phong cảnh đã đi qua cho ông nghe… (Trong ảnh: “Hồng hạc”). Đặc điểm tranh cây cỏ của Rousseau là ông thường cường điệu kích cỡ, màu sắc của lá và hoa, tạo một khung cảnh ma mị, chèn thêm những tạo vật lượn lờ như trong cảnh thần tiên. Những con vật núp trong bụi cây, tàn lá, phải nhìn kỹ mới ra. (Ảnh: bức “The Equatorial Jungle – Rừng rậm xích đạo”, 1909). Thời đó, người ta chê tranh Rousseau phẳng lừ, vẽ gì như con nít, mặt ngây ngô, thật thà quá đỗi. Rồi dần dần, người ta nhận ra sự tinh tế trong tranh ông, ẩn dưới một kỹ thuật đặc sắc, không phô trương. (Ảnh: bức“Những người chơi bóng,” 1908). Và Picasso chính là người có con mắt xanh, một lần tình cờ thấy một bức tranh của Rousseau bán trên đường để làm canvas cho ta vẽ chồng lên, Picasso ngay lập tức nhận ra tài năng của Rousseau và tức tốc đến gặp ông. (Ảnh: bức “Rừng nhiệt đới với khỉ,” 1910). Các nghệ sĩ hiện đại, các họa sĩ siêu thực, dã thú ủng hộ ông, học tập ông. Người ta đặt hàng ông, triển lãm cho ông… (Ảnh: bức “Sư tử đói vồ mồi”). Triển lãm cuối cùng của Rousseau là bức “Giấc mơ” (ảnh), vào năm 1910 tại Salon des Independants, vài tháng trước khi ông mất. [...]...Tại đám tang ông, bảy người bạn đứng bên mộ ông ở nghĩa trang Bagneux, đó là các họa sĩ Paul Signac và Manuel Ortiz de Zárate, cặp vợ chồng nghệ sĩ Robert Delaunay và Sonia Terk, điêu khắc gia Brâncuşi, ông chủ nhà Armand Queval của Rousseau, và nhà thơ Guillaume Apollinaire (ảnh) – người đã viết đoạn thơ mà điêu khắc gia Brâncuşi khắc trên mộ Rousseau: Chúng tôi chào anh, Rousseau hiền lành ơi, anh... qua cửa thiên đàng Chúng tôi sẽ mang cho anh cọ màu và canvas Đặng anh dành thời gian rảnh thiêng liêng cho ánh sáng và chân lý của vẽ vời Như anh từng vẽ chân dung tôi, đối mặt với sao trời, sư tử, và du mục Người du mục ngủ”- tác phẩm thuộc hàng nổi tiếng nhất của Henri Rousseau . 2. 9: Ngày mất của người ngây thơ Henri Rousseau M.Nha tổng hợp và dịch Henri Julien Félix Rousseau (mà chúng ta hay gọi tắt là Henri Rousseau) sinh ngày 21 . 5. 1844, mất ngày 2. 9 chủ nhà Armand Queval của Rousseau, và nhà thơ Guillaume Apollinaire (ảnh) – người đã viết đoạn thơ mà điêu khắc gia Brâncuşi khắc trên mộ Rousseau: Chúng tôi chào anh, Rousseau hiền lành ơi,. phái Ngây Thơ. Vì là nhân viên thuế chuyên thu phí cầu đường, người ta còn gọi Rousseau là Ông Thuế Quan (Le Douanier). Khi còn sống, ông bị người đương thời cười nhạo. Nhưng giờ đây, người

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20