1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Jean Philippe Charbonnier: đi xa để rồi chụp gần potx

5 324 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 526,43 KB

Nội dung

Jean Philippe Charbonnier: đi xa để rồi chụp gần SOI dịch Chủ nhân gallery Agathe Gaillard hồi trẻ và Jean Philippe Charbonnier Jean-Philippe Charbonnier (1921 – 2004) lớn lên trong một môi trường nghệ sĩ – cha ông là một họa sĩ, mẹ ông là nhà văn. Ông bắt đầu yêu thích môn nhiếp ảnh vào năm 18 tuổi khi đến chơi studio của Sam Lesvin. Trải qua nhiều công việc ở các tờ báo lớn, cuối cùng trụ lại thành phóng viên phóng sự. Ròng rã 20 năm, ông đi khắp thế giới, từ châu Á đến châu Phi, nhưng vẫn không quên nước Pháp mà bao giờ ông cũng ưu ái nhất khi làm những bài phóng sự. Những cái nhăn mặt ở Kotzebue, Alaska 1955. Jean-Philippe Charbonnier từng bảo, "Tất cả trẻ con trên thế giới cười nhăn một kiểu như nhau.” Jean-Philippe Charbonnier rời tạp chí Réalités vào năm 1974, cái thời mà thế giới bắt đầu trở nên đồng nhất và báo chí nở rộ những phụ trang du lịch. Buồn bã thừa nhận rằng những bài phóng sự mang tính hương xa đã bị tụt hạng đi vé xép, Jean-Philippe Charbonnier bắt đầu chuyên tâm chụp ảnh vào năm 1975, trong bán kính gần hơn, chỉ 1km quanh quẩn. Những khu phố nhỏ của Paris, những cử chỉ thường nhật của cư dân khu phố trở thành điểm đến mới của ông. Ông nói về những bức ảnh này như sau: “Tôi chụp hết những con người này, không phải không có lúc ác cảm, chắc chắn rồi, nhưng thường là với một niềm yêu thích say mê, với một sự sáng suốt dịu dàng, bởi tôi là một trong số họ, sống đời họ sống, nhưng theo cách của tôi. Đầu đảng “Bên cạnh những sa mạc là thứ mà tôi luôn luôn tiếc, thứ mà tôi còn thích thú ở những xứ sở được coi là hương xa hay gọi là ‘đang phát triển’, đây chính là thứ mà du lịch và những brochure của nó không màng tới, chính là nơi tôi đang sống, như một người bản địa, một người thành thị, đương đại, chứ không phải một du khách có kẻ dẫn đường, tức được là một cá nhân thực sự, không quan tâm tới gì ngoài bản thân mình. Đó chính là điều tôi đang làm, tại đây, trong ba năm gần đây, ở thành phố nơi tôi sinh ra, đã từ lâu bị tôi chểnh mảng; thành phố ấy cũng ‘hương xa’, lạ lùng khủng khiếp, nhưng với những kẻ chỉ có thể dạo chơi thì thật khắc nghiệt, và thế là với họ nó chẳng có gì đáng giá.” Nhà Christie trong đợt đấu giá ảnh vừa qua đã bán được một bức của Charbonnier – (Vũ công) Casino de Paris – với giá 3.413USD, gấp đôi giá mà họ ước lượng. Bức ảnh nằm trong bộ sưu tập của Norman Hall, vốn là một biên tập viên ảnh. (SOI sẽ có dịp giới thiệu về nhân vật này). Casino de Paris toát lên không khí rất tây đầm. Yêu cái đẹp của thân thể nhưng tỉnh bơ và thanh thản trước khỏa thân, có lẽ chỉ Pháp, mà “zoom lại” là Paris, mới có. Casino de Paris (Về các cô vũ công vệ nữ này, SOI sẽ có bài sau ) . Jean Philippe Charbonnier: đi xa để rồi chụp gần SOI dịch Chủ nhân gallery Agathe Gaillard hồi trẻ và Jean Philippe Charbonnier Jean- Philippe Charbonnier (1921. rằng những bài phóng sự mang tính hương xa đã bị tụt hạng đi vé xép, Jean- Philippe Charbonnier bắt đầu chuyên tâm chụp ảnh vào năm 1975, trong bán kính gần hơn, chỉ 1km quanh quẩn. Những khu. ông đi khắp thế giới, từ châu Á đến châu Phi, nhưng vẫn không quên nước Pháp mà bao giờ ông cũng ưu ái nhất khi làm những bài phóng sự. Những cái nhăn mặt ở Kotzebue, Alaska 1955. Jean- Philippe

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20