1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf

271 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 271
Dung lượng 16,86 MB

Nội dung

Bộ tài nguyên và môi trường Viện tài nguyên và môi trường biển Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui

Trang 1

Bộ tài nguyên và môi trường Viện tài nguyên và môi trường biển

Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước

thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý

và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh

ven biển hải phòng và quảng ninh

Chủ nhiệm đề tài: ths trần văn điện

6756

12/3/2008 hải phòng - 2003

Trang 2

Đề tài

Thiết lập, sử dụng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh

Hải Phòng - 2003

Trang 3

Đề tài

Thiết lập, sử dụng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh

Chủ nhiệm: ThS Trần Văn Điện

Phó chủ nhiệm: ThS Trần Đình Lân Thư ký: TS Đinh Văn Huy

Trang 4

STT Họ và tên Cơ quan

1 ThS Nguyễn Văn Thảo Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

2 ThS Hoàng Việt Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

3 CN Đỗ Thu Hương Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

4 CN Đàm Xuân Dầu Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

5 TS Trần Đức Thạnh Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

6 TS Nguyễn Hữu Cử Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

7 TS Nguyễn Huy Yết Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

8 TS Đỗ Công Thung Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

9 CN Nguyễn Thị Thu Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

10 CN Nguyễn Thị Minh Huyền Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

11 ThS Lê Thị Thanh Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

12 ThS Phạm Văn Lượng Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

13 CN Đỗ Đình Chiến Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

14 CN Bùi Văn Vượng Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

15 CN Vũ Duy Vĩnh Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

16 TS Trần Văn ý Viện Địa lý

17 ThS Nguyễn Hạnh Quyên Viện Địa lý

18 TS Lại Vĩnh Cẩm Viện Địa lý

19 ThS Lê Thị Thu Hiền Viện Địa lý

20 ThS Nguyễn Đức Hiển Viện Địa lý

21 TS Nguyễn Thị Hằng Viện Địa lý

22 TS Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất

23 KS Hoàng Văn Vinh Viện Địa chất

24 TS Trương Xuân Luận Trường Đại học Mỏ - Địa chất

25 KS Trần Thị Oanh Trung tâm Thông tin - Lưu trữ địa chất

26 PGS.TS Nguyễn Chu Hồi Viện Kinh tế và Qui hoạch thủy sản

Trang 5

2 Phương pháp thiết lập cơ sở dữ liệu GIS cho quản lý tổng hợp đới bờ ở cấp

tỉnh và khu vực trong điều kiện Việt Nam

6

2.2 Tổng quát phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho quản lý tổng

hợp đới bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

7

2.3 Đánh giá các tài liệu hiện có và bổ sung, cập nhật tài liệu 7

2.8 Xây dựng mô hình cho quản lý và qui hoạch môi trường 9

I Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường và các hoạt

động kinh tế khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

Trang 6

4.2 Hệ sinh thái đồng ruộng - dân cư 18

4.3 Hệ sinh thái đất ngập nước 18

II Hiện trạng và định hướng sử dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu và

quy hoạch môi trường ven biển

27

2 Qui hoạch môi trường và nhu cầu sử dụng hệ thông tin địa lý 29

2.1 Khái lược về qui hoạch môi trường 29

2.2 Nhu cầu sử dụng hệ thông tin địa lý trong quy hoạch và quản lý môi

3.1 Tiếp cận sử dụng tư liệu và công nghệ không gian trong quy hoạch

môi trường và QLTH đới bờ biển ở Việt Nam

31

3.2 Đánh giá ban đầu về xây dựng cơ sở dữ liệu GIS vùng bờ biển 34

Chương 2 Lồng ghép dữ liệu GIS của hai phía đối tác Việt - Bỉ và khả năng sử

dụng trong qui hoạch và đánh giá môi trường chiến lược

37

Trang 7

1.2 Khảo sát và phối hợp các CSDL GIS thành phần vào CSDL chung 38

2 Khả năng sử dụng GIS trong qui hoạch và đánh giá môi trường chiến lược

2.2 Khả năng sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch và đánh

giá môi trường chiến lược

3.1 ứng dụng GIS trong phân tích biến động lớp phủ và sử dụng đất,

đóng góp cho ĐMC chung thành phố Hạ Long

46

3.2 CSDL GIS phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ

Long

46

3.3 CSDL GIS phục vụ qui hoạch và quản lý môi trường vùng bờ biển

Hải Phòng - Quảng Ninh

47

Chương 3 Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu GIS phục vụ qui hoạch môi

trường bền vững vùng ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

51

1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho qui hoạch môi trường 65

2.2 Đánh giá biến động sử dụng đất khu vực Hải Phòng - Hạ Long 71

Trang 8

Bảng 1.9 Bình quân thu nhập tháng của lao động trong khu vực nhà nước do địa

phương quản lý trong thời gian 1995 - 1998 của Hải Phòng và Quảng

Phòng - Quảng Ninh năm 2000 và Hải Phòng - Hạ Long năm 1995

Trang 9

Bảng 3.8 Biến động diện tích đầm nuôi theo các xã khu vực Đình Vũ - Cát Hải -

Phù long năm 1994 và 2000

74

Bảng 3.10 Quy hoạch tác động trực tiếp đến vùng duyên hải và đất tự nhiên 83 Bảng 3.11 Diện tích các nhóm đối tượng môi trường bị tác động theo các kịch

Trang 10

Hình 2 Sơ đồ tổng quát phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho qui hoạch

môi trường đới bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

Hình 3.14 Giao diện Layout với chú giải cho việc in ấn bản đồ, atlas 70 Hình 3.15 Bản đồ biến động rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng - Hạ Long 73

Trang 11

Hình 3.23 Sơ đồ các nguồn ô nhiễm khu vực vịnh Hạ Long 91

Trang 12

BOD5 Nhu cÇu «xy sinh häc

PCA Principal Component Analysis (Ph©n tÝch thành phÇn c¬ b¶n)

Trang 13

Mở đầu

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu và quản lý, đặc biệt có hiệu quả khi kết hợp với các tư liệu viễn thám và sự trợ giúp của công nghệ thông tin ở các nước phát triển, GIS đã được sử dụng để xây dựng các cơ sở dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên, môi trường cũng như dân cư, kinh tế - xã hội, v.v Với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, GIS đang dần được phát triển và ứng dụng rộng rãi Đặc biệt một số bộ ngành như Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và hợp tác song phương đã đưa GIS, kết hợp viễn thám vào ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt

động của mình, chủ yếu khai thác chức năng quản lý cơ sở dữ liệu

Sự phát triển khá nhanh trong việc ứng dụng GIS và viễn thám ở nước ta lại tập trung chủ yếu vào các đối tượng trên lục địa như nghiên cứu quy hoạch, quản lý rừng,

đô thị, sử dụng đất, nghiên cứu địa chất, v.v Trong khi đó trong lĩnh vực nghiên cứu sử dụng các chức năng của GIS phục vụ nghiên cứu, quản lý, giám sát, cảnh báo ở vùng biển và ven biển thì mới chỉ ở bước khởi đầu Do vậy việc xây dựng năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực thông qua thực tiễn cũng như hợp tác quốc tế

để tiếp thu nhanh các công nghệ hiện đại là một nhu cầu hết sức cấp bách

Vùng bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh là khu vực nằm ở hai đỉnh trong tam giác phát triển kinh tế phía bắc, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, nhạy cảm về môi trường sinh thái, đồng thời cũng đa dạng các loại hình hoạt động phát triển của con người Để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững trong khu vực thì việc thiết lập hệ thống thông tin địa lý cho vùng này là rất cần thiết Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

đã thực hiện hàng loạt các đề tài tại khu vực như Môi trường địa chất Hải Phòng 1993), Chất lượng nước vịnh Hạ Long (1994-1995), Quản lý tổng hợp đới bờ (1996-2000) Các tài liệu thực hiện bởi các đề tài này hiện còn đang được lưu trữ dưới dạng bản đồ và bản in Việc chuyển các tài liệu này vào CSDL GIS để khai thác là cần thiết

(1990-Tháng 4 năm 1999 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Việt Nam và Bộ Chính sách Khoa học Vương quốc Bỉ đã ký bản ghi nhớ về hợp tác phát triển trong

khoa học và công nghệ trong đó có dự án mang tên " Hình thành hệ thống thông tin địa

lý phục vụ phát triển bền vững các tỉnh ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh" Tiếp theo

tinh thần đó Thoả thuận hợp tác đã được ký kết ngày 1 tháng 3 năm 2000 giữa Khoa Sinh thái Nhân văn, Đại học Tự do Bruxel, Bỉ và các đối tác Việt Nam thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia gồm Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng - cơ quan điều phối dự án, Viện Địa lý và Viện Địa chất Theo thoả thuận này

phía Việt Nam sẽ thực hiện đề tài có tên “Thiết lập, sử dụng cơ sở dữ liệu hệ thông tin

địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển Hải Phòng và Quảng Ninh” Các cơ quan phía việt Nam đã trình đề cương đề

tài hợp tác lên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để xin vốn đối ứng và được phê duyệt vào quí 3 năm 2001

Mục tiêu lâu dài của đề tài là tăng cường năng lực về thiết bị và con người cho Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng trong ứng dụng GIS cho thiết lập và quản lý cơ

Trang 14

• Có được hệ phương pháp thiết lập cơ sở dữ liệu GIS cho quản lý tổng hợp đới bờ

ở cấp tỉnh và khu vực trong điều kiện Việt Nam

• Thiết lập và thực hành quản lý cơ sở dữ liệu GIS từ các dữ liệu tích luỹ được từ các nghiên cứu về biển và đới bờ thu thập được trong nhiều năm của Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và các viện nghiên cứu khác đã từng được quản lý trên bản in

• Xây dựng mô hình GIS phục vụ cho mục tiêu qui hoạch môi trường bền vững ở một số khu vực trọng điểm thuộc Hải Phòng và Quảng Ninh

Sau khi có quyết định phê duyệt của nhà nước, đề tài đã được tổ chức thực hiện các nội dụng theo đề cương như xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập ban chủ nhiệm

đề tài, thực hiện các hoạt động đối tác và triển khai các nhiệm vụ của đề tài

Ban chủ nhiệm đề tài gồm 3 thành viên đã được thành lập và điều hành các nhiệm vụ triển khai kế hoạch đề tài có hiệu quả Ban chủ nhiệm đề tài gồm:

Chủ nhiệm: ThS Trần Văn Điện Phó chủ nhiệm: ThS Trần Đình Lân Thư ký: TS Đinh Văn Huy

Đề tài đã thành lập nhóm chuyên gia từ các cơ quan chủ trì Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và các cơ quan phối hợp chính thực hiện đề tài Viện Địa lý và Viện

Địa chất Tiến hành hội thảo triển khai đề tài với các thành viên tham gia đề tài Tiến hành giao nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp chính

Đề tài đã thực hiện các hoạt động đối tác với Bỉ như tiến hành các thủ tục cho các chuyên gia Bỉ vào khảo sát và tổ chức hội thảo ở Việt Nam, cử người cùng tham gia với các chuyên gia Bỉ khảo sát khu vực Hải Phòng - Hạ Long, tổ chức 3 cuộc họp

và 1 hội thảo với dự án đối tác phía Bỉ, tiếp nhận và khai thác tài liệu ảnh vệ tinh và cơ

sở dữ liệu GIS được chuyển giao từ dự án đối tác phía Bỉ

Do kinh phí được duyệt của đề tài (500 triệu đồng) bị cắt giảm nhiều so với đề cương đề ra (chỉ bằng 40% kinh phí dự kiến), nên một số nội dung công việc của đề tài phải thay đổi Do đó khối lượng thực hiện một số nội dung công việc được giảm bớt để phù hợp với kinh phí được phê duyệt như bỏ nội dung tham quan thực tập kèm cặp thực tiễn ở Bỉ, giảm bớt khối lượng công việc của các nội dung khác như tập huấn, thực địa

bổ sung, thu thập và xử lý số liệu đưa vào cơ sở dữ liệu GIS cũng như xây dựng các kết quả đầu ra từ cơ sở dữ liệu GIS

Dự án đã tiến hành xây dựng báo cáo tổng kết các nhiệm vụ và kết quả khoa học thu được trong quá trình thực hiện Nội dung báo cáo tổng kết gồm hai phấn chính: Phần 1 Tổ chức thực hiện và các kết quả của dự án

Phần 2 Kết quả khoa học

Ban chủ nhiệm đề tài xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Bộ Khoa học và Công Nghệ, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự hợp tác quí báu của các đơn vị Viện Địa lý, Viện Địa chất, Viện điều tra và Qui hoạch rừng, Viện Thiết kế

và Qui hoạch nông nghiệp, Phân viện Hải dương học tại Hà Nội đã cùng chúng tôi thực hiện dự án có hiệu quả Chúng tôi xin cám ơn các cơ quan đối tác phía Bỉ như Đại học

Tự do Bruxel, Đại học Gent, Đại học Gembloux, Đại học Liege đã cùng chúng tôi thực hiện các hoạt động hợp tác trao đổi khoa học theo thỏa thuận

Trang 15

Phần 1

Tổ chức thực hiện và các kết quả của đề tài

1 Tổ chức thực hiện

1.1 Phối hợp với các cơ quan đối tác Bỉ

- Tiến hành các thủ tục cho các chuyên gia Bỉ vào khảo sát và tổ chức hội thảo ở Việt Nam Đã làm thủ tục cho 2 đoàn chuyên gia vào tiến hành khảo sát khóa giải đoán

ảnh vệ tinh, 3 lần chuyên gia vào họp và làm việc với các đối tác Việt Nam, 1 lần vào hội thảo khoa học các kết quả của đề tài

- Cử người cùng tham gia với các chuyên gia Bỉ khảo sát khu vực Hải Phòng - Hạ Long

- Tổ chức 3 cuộc họp và 1 hội thảo trong đề tài đối tác của phía Bỉ

- Tiếp nhận và khai thác các tài liệu ảnh vệ tinh và cơ sở dữ liệu GIS được chuyển giao từ đề tài đối tác phía Bỉ

1.2 Thực hiện đề tài phía Việt Nam

1.2.1 Thành lập ban chủ nhiệm đề tài

- Ban chủ nhiệm đề tài gồm 3 thành viên đã được thành lập sau khi có quyết

định phê duyệt đề tài của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ban chủ nhiệm đề tài điều hành các nhiệm vụ triển khai kế hoạch đề tài có hiệu quả

1.2.2 Thành lập nhóm chuyên gia

- Đã thành lập nhóm chuyên gia từ Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và các cơ quan phối hợp chính thực hiện đề tài Viện Địa lý và Viện Địa chất

- Đã tiến hành hội thảo triển khai đề tài với các thành viên tham gia đề tài

- Đã tiến hành giao nhiệm vụ cho các cơ quan phối hợp chính

1.2.3 Khảo sát thực địa

- Đề tài đã tiến hành 2 đợt khảo sát về hiện trạng lớp phủ và quản lý tài nguyên nước khu vực Hải Phòng - Hạ Long cùng các chuyên gia Bỉ

- Đề tài đã tiến hành 1 đợt khảo sát thực địa khu vực Hải Phòng - Hạ Long và 1

đợt khảo sát khu vực Cẩm Phả - Móng Cái phục vụ việc lập khoá giải đoán ảnh vệ tinh thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản

1.2.4 Thu thập tài liệu

- Đề tài đã tiến hành điều tra dữ liệu trong Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và các cơ quan khác

- Đã tiến hành mua bản đồ nền UTM 1:50 000 cho toàn vùng

- Đã tiến hành hợp đồng thu thập dữ liệu hiện có từ các cơ quan khác và trong Phân viện

1.2.5 Phân tích giải đoán ảnh vệ tinh

Trang 16

- Đã tiến hành xử lý ảnh vệ tinh lập bản đồ hiện trạng và biến động sử dụng đất

và nuôi trồng thuỷ sản ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

- Tiến hành xử lý ảnh vệ tinh thành lập bản đồ môi trường địa chất khu vực cửa sông Bạch Đằng

- Xử lý ảnh vệ tinh nghiên cứu phân bố trầm tích lơ lửng vùng cửa sông Bạch

- Bản đồ nền 1:50000 của toàn khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh

1.2.7 Xây dựng báo cáo chuyên đề

Đề tài đã tiến hành thực hiện và hoàn thành 08 báo cáo chuyên đề:

- Báo cáo về ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu địa động lực và biến

động vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh được thực hiện bởi Viện Địa chất Báo cáo

đã trình bày đặc điểm địa động lực ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh và lấy Cát Hải làm

điểm trình diễn để sử dụng tư liệu viễn thám và công nghệ GIS cho nghiên cứu địa

động lực và xói lở bờ biển

- Báo cáo về việc lồng ghép dữ liệu GIS của hai phía đối tác Việt Nam - Bỉ và khả năng sử dụng trong quy hoạch và đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện bởi Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và Viện Địa lý

- Báo cáo về sử dụng GIS trong qui hoạch môi trường và định hướng ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu biển và đới bờ ở vùng bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh được thực hiện bởi Viện Địa lý và Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

- Báo cáo về phân tích, giải đoán dữ liệu vệ tinh thành lập bản đồ hiện trạng và biến động lớp phủ và sử dụng đất khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

- Báo cáo về ứng dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thám và hệ thông tin địa

lý trong nghiên cứu môi trường địa chất hiện đại khu vực cửa sông Bạch Đằng

- Báo cáo về ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu trầm tích lơ lửng vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng

- Báo cáo về xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ qui hoạch môi trường

- Báo cáo về xây dựng mô hình GIS đánh giá nguy cơ ô nhiễm nước biển vịnh Hạ Long

1.2.8 Tổ chức hội thảo

- Tổ chức 01 hội thảo của đề tài đối tác với các chuyên gia Bỉ vào thàng 7 năm

2001

- Tổ chức các hội thảo triển khai với chuyên gia và các thành viên của đề tài

- Tổ chức hội thảo với các nhóm chuyên môn

Trang 17

1.2.9 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ qui hoạch môi trường

- Tiến hành xây dựng cấu trúc dữ liệu cho cơ sở dữ liệu GIS cho qui hoạch môi trường

- Tiến hành tiếp nhận sản phẩm dữ liệu GIS từ phía đề tài đối tác Bỉ Khai thác các lớp thông tin trong cở sở dữ liệu này

- Cập nhật bổ sung các mảng dữ liệu còn trống trong cơ sở dữ liệu của đề tài từ các số liệu mới thu thập được

1.2.10 Xây dựng báo cáo tổng kết

Tổng hợp tài liệu và các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết được xây dựng gồm 2 phần: phần 1 là tổ chức thực hiện và các kết quả của đề tài, phần 2 là kết quả khoa học gồm 3 chương thể hiện những nội dung khoa học chính đã được thực hiện

1.3 Đánh giá kết quả hợp tác Việt Nam - Bỉ

1.3.1 Hiệu quả

- Thông qua đề tài hợp tác, các nhà khoa học của Phân viện đã có điều kiện tiếp xúc, trao đổi khoa học, học hỏi những kinh nghiệm với các chuyên gia Bỉ Cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ của đề tài phía đối tác như thảo luận thống nhất phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, tham gia khảo sát thực địa, triển khai hội thảo, v.v

- Đề tài đối ứng phía Việt Nam đã tiếp nhận và khai thác các dữ liệu ảnh vệ tinh

và cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng từ phía đề tài đối tác Bỉ Tiếp nhận các kết quả khoa học và kinh nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu từ phía bạn Kết hợp cơ sở dữ liệu

được xây dựng phía bạn và phía đề tài đối ứng phía Việt Nam để xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho qui hoạch môi trường khu vực

- Thông qua thực hiện đề tài đối ứng phía Việt Nam, các dữ liệu của khu vực tiếp tục được thu thập và cập nhật vào cơ sở dữ liệu, một số thiết bị và phần mềm được trang bị phục vụ thực hiện đề tài Các nhà khoa học của Phân viện đã phát huy những kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được của phía bạn để thực hiện những nhiệm vụ của

đề tài Năng lực ứng dụng viễn thám và xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu GIS được nâng cao

1.3.2 Hạn chế

- Do kinh phí của đề tài đối ứng bị cắt giảm nhiều so với đề cương, nên các nhà khoa học phía Việt Nam chưa có điều kiện đi Bỉ tham quan khoa học, học tập và trao

đổi kinh nghiệm tại các phòng thí nghiệm của nước bạn

- Do việc xét duyệt kinh phí đối ứng chậm nên đề tài gặp khó khăn khi không có kinh phí thực hiện đồng bộ với đề tài đối tác phía bạn

2 Phương pháp thiết lập cơ sở dữ liệu GIS cho quản lý tổng hợp đới bờ ở cấp tỉnh

và khu vực trong điều kiện Việt Nam

2.1 Nhu cầu dữ liệu cho qui hoạch môi trường đới bờ

Đới bờ về mặt không gian bao gồm: phần lục địa và phần biển với các đặc trưng khá riêng biệt nhưng có sự tương tác với nhau Để phục vụ cho đánh giá môi trường chiến lược và quản lý tổng hợp đới bờ vùng Hải Phòng, Hạ Long, khi xây dựng với công cụ GIS, CSDL hiện tại đáp ứng được những nội dung về tài nguyên (đất, nước,

Trang 18

sinh vật, khoáng sản), đặc trưng môi trường và chất lượng môi trường (đất, nước, không khí), các hoạt động phát triển (theo các ngành, đô thị hoá, dân cư) Các dữ liệu này có thể dùng trong phân tích đa chỉ tiêu, xây dựng hồ sơ môi trường, giám sát và xây dựng các mô hình dự báo

Những vấn đề cần được xem xét trong suốt quá trình qui hoạch:

- Các vấn đề định hướng môi trường nên tập trung vào việc giảm thiểu các đe doạ sinh thái, mà đầu vào là hỗn hợp các chất ô nhiễm được thải ra

- Các vấn đề định hướng công nghệ nên tập trung vào việc tiếp cận với tất cả các nước có nền công nghệ tiên tiến nhất

- Các vấn đề định hướng kinh tế nên tập trung vào các hậu quả tài chính có thể

có trước khi ra các quyết định, đồng thời cả hai chương trình trợ giúp về tài chính và các hình thái chuyển giao công nghệ cũng cần được quyết định

- Các vấn đề định hướng về người sử dụng nên tập trung vào các chiến dịch thông tin để báo động cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi quyết định

Xây dựng CSDL cho qui hoạch môi trường tức là thu thập, quản lý và khai thác các dữ liệu đáp ứng cho việc xem xét các vấn đề trên Cụ thể là phục vụ cho các nội dung của quá trình đánh giá môi trường chiến lược, cũng như quản lý tổng hợp đới bờ 2.2 Tổng quát phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho quản lý tổng hợp đới bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu như đánh giá nhu cầu dữ liệu và các tài liệu hiện có, thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, thu thập tài liệu và nhập vào cơ sở dữ liệu, bổ sung và cập nhật tài liệu bằng khảo sát thực tế và xử lý ảnh vệ tinh, xây dựng giao diện cho người sử dụng và các ứng dụng dầu ra của cơ sở dữ liệu được thực hiện như trên hình 2

2.3 Đánh giá các tài liệu hiện có và bổ sung, cập nhật tài liệu

Các tài liệu đã được thực hiện bởi các đề tài, đề tài trong khu vực được đánh giá Những đặc điểm của tài liệu như thời gian, phân bố, mức độ chi tiết, các thông số liên quan được xác định để đánh giá mức độ phù hợp với yêu cầu dữ liệu cho qui hoạch môi trường cấp tỉnh và khu vực Xác định những tài liệu còn thiếu để có kế hoạch thu thập

bổ sung

Những dữ liệu còn trống được bổ sung bằng khảo sát thực tế và xử lý ảnh vệ tinh Những tài liệu cần được cập nhật thường xuyên như lớp phủ, sử dụng đất, đất ngập triều, động lực bờ biển được xử lý và cập nhật từ ảnh vệ tinh Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kinh phí, chỉ một phần dữ liệu còn thiếu đuợc bổ sung và cập nhật 2.4 Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS

Cấu trúc cơ sở dữ liệu được thiết kế phù hợp với nhu cầu dữ liệu cho qui hoạch môi trường Các dữ liệu được lưu trữ dưới dạng cây thư mục theo từng nhóm chuyên

đề gồm bản đồ nền, bản đồ chuyên đề, sơ đồ thu mẫu, bảng dữ liệu, ảnh khảo sát thực

tế, ảnh vệ tinh Các bản đồ chuyên đề được lưu trữ theo từng thư mục theo cấu trúc thư mục toàn vùng Hải Phòng - Quảng Ninh và khu vực trọng điểm Hải Phòng - Hạ Long

và theo các nhóm chuyên đề Hình 3 mô tả sơ đồ cấu trúc cơ sở dữ liệu cho qui hoạch môi trường vùng ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

Trang 19

Các bảng dữ liệu được liên kết với các bản đồ phân bố không gian theo mô hình cấu trúc dữ liệu dạng quan hệ thông qua ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL Các thông tin thuộc tính được tìm kiếm và hiển thị trên giao diện theo phân bố không gian của nó

Hình 2 Sơ đồ tổng quát phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho qui hoạch môi

trường đới bờ Hải Phòng - Quảng Ninh

Tài liệu bản đồ ảnh vệ tinh Tài liệu khảo sát

Cơ sở dữ liệu GIS

Xây dựng giao diện

Mô hình hóa

Mô hình GIS cho qui hoạch môi trường

Giao diện tiện ích cho

người sử dụng Xác định nhu cầu dữ liệu và những tài liệu hiện có

Thu thập tài liệu Bổ sung tài liệu

Trang 20

2.5 Thu thập dữ liệu

Các dữ liệu được thu thập theo nhu cầu dữ liệu cho qui hoạch môi trường Các dữ liệu được thu thập gồm ba nhóm dữ liệu chính là nhóm các dữ liệu tài nguyên, môi trường và phát triển

- Nhóm dữ liệu tài nguyên gồm các dữ liệu về tài nguyên đất, rừng, sinh thái, nguồn lợi thủy sản và khoáng sản

- Nhóm các dữ liệu về các hoạt động phát triển gồm khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp, du lịch, giao thông, đô thị và qui hoạch phát triển

- Nhóm các dữ liệu môi trường gồm môi trường đất, nước và không khí

2.6 Xử lý ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ chuyên đề

Các ảnh vệ tinh được xử lý bằng phương pháp số và giải đoán bằng mắt để xây dựng các bản đồ chuyên đề như hiện trạng lớp phủ sử dụng đất, phân bố trầm tích lơ lửng, môi trường địa chất, đường bờ biển, v.v Các bước xử lý ảnh vệ tinh như hiệu chỉnh phổ và hình học, các phép toán trên kênh phổ, tổ hợp màu và giải đoán đối tượng, phân loại có giám sát và xử lý sau phân loại được sử dụng để tách thông tin chuyên đề từ ảnh vệ tinh

2.7 Xây dựng giao diện và tiện ích cho người sử dụng

Giao diện người dùng cơ bản theo giao diện chính của phần mềm quản trị dữ liệu ARCVIEW GIS Một số chức năng mở rộng được xây dựng và lập trình trong ngôn ngữ AVENUE và bổ sung vào giao diện như: xem trực tiếp các metadata của mỗi lớp (theme) khi lớp này được kích hoạt Trong thanh menu, có menu liệt kê các bản đồ (dạng View) đã được xây dựng từ các lớp dữ liệu trong CSDL

2.8 Xây dựng mô hình cho quản lý và qui hoạch môi trường

Mô hình GIS cho qui hoạch và quản lý môi trường được xây dựng là mô hình

đánh giá nguy cơ ô nhiễm vịnh Hạ Long Mô hình được xây dựng dựa trên tổ hợp các phân tích không gian các lớp thông tin chuyên đề và kiến thức chuyên gia để đánh giá

xu hướng và dự báo cũng như phân vùng dựa theo các thông tin đầu vào của mô hình

Trang 21

D©n c− vµ ph¸t triÓn

Tµi nguyªn thiªn nhiªn

M«i tr−êng tù nhiªn

Trang 22

3 Các kết quả chính của đề tài

3.1 Kết quả tăng cường năng lực

3.1.1 Mua sắp thiết bị, phần mềm , ảnh vệ tinh

Đề tài đã tiến hành mua sắm các thiết bị theo kế hoạch đã đề ra:

- Mua 01 máy tính Pentium IV tốc độ 1.5 GHz

- Mua 01 máy ảnh số

- Mua phần mềm xử lý ảnh vệ tinh PCI Geomatics 8.1

- Cài đặt, vận hành thiết bị và phần mềm phục vụ công việc phân tích giải đoán

ảnh vệ tinh của đề tài

- Đặt mua 2 ảnh vệ tinh Landsat năm 2001 khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh

- Tiếp nhận và khai thác các ảnh vệ tinh SPOT, IKONOS, Landsat được phía đối tác Bỉ đặt mua

3.1.2 Tổ chức tập huấn về Viễn thám và GIS

- Đề tài đã tiến hành tập huấn 2 tuần về ứng dụng viễn thám và GIS cho 8 cán

bộ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng và 6 cán bộ của một số cơ quan khác như Đại học Sư phạm Hải Phòng, Đại học Sư phạm Hà Nội I, 2 sinh viên của Đại học Dân lập Hải Phòng, 1 sinh viên của Đại học

Mỏ địa chất Các cán bộ được tập huấn hiện đã tham gia vào các hoạt động của đề tài như xử lý ảnh vệ tinh, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

- Đề tài đã biên tập bộ tài liệu tập huấn về GIS cung cấp cho các học viên như là một tài liệu cơ sở để học viên nắm được các khái niệm cơ bản và các kỹ thuật xử lý, xây dựng cơ sở dữ liệu GIS

3.2 Sản phẩm khoa học

3.2.1 Kết quả thu thập tài liệu

Các tài liệu được thu thập dựa trên mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ qui hoạch môi trường Nội dung và cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS đã được xác định và các tài liệu được thu thập để nhập vào

• Tài liệu môi trường gồm các tài liệu về địa học, thủy hoá, khí tượng, thuỷ văn khu vực được thu thập để đưa vào cơ sở dữ liệu GIS

- Tài liệu địa học gồm các bản đồ địa chất (1:200000), trầm tích đệ tứ (1:50000),

địa hoá trầm tích, màu sắc trầm tích khu vực ven bờ Hải Phòng (1:50000), bản đồ địa chất và khoáng sản biển 1:1200000 của khu vực được thu thập và số hoá

- Tài liệu thuỷ hoá hải dương gồm các tài liệu đo đạc, phân tích tại các trạm thu mẫu trong vùng biển khu vực Các tài liệu thủy hóa đo đạc từ năm 1971 đến 1998 được thu thập và đưa vào cơ sở dữ liệu

- Tài liệu về nguồn ô nhiễm vị trí các nguồn ô nhiễm và tải lượng chất ô nhiễm

- Tài liệu khảo sát về khí tượng tỷ lệ 1:500000 như bản đồ trung bình lượng mưa, nhiệt độ, khía áp, độ ẩm

- Tài liệu khảo sát về thuỷ văn khu vực như dòng chảy, sóng, thuỷ triều, gió

Trang 23

• Các tài liệu về tài nguyên:

- Tài liệu khảo sát về tài nguyên sinh vật như động, thực vật phù du, rừng ngập mặn, động vật đáy, san hô, cỏ biển, rong biển đã được thu thập

- Tài liệu về nguồn lợi thuỷ sản gồm các bản đồ phân bố bãi cá và bãi đặc sản tỷ

lệ 1:1000000

- Tài liệu về tài nguyên rừng gồm các bản đồ phân bố rừng khu vực tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1:25000

- Các bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản

• Các tài liệu về hoạt động phát triển gồm:

- Bản đồ phát triển công nghiệp như vị trí các nhà máy, khu công nghiệp

- Bản đồ phát triển đô thị như phân bố các khu tập trung dân cư, bệnh viện, trường học, khách sạn

- Bản đồ các khu vực khai thác khoáng sản

- Bản đồ phát triển du lịch

- Bản đồ giao thông

- Bản đồ qui hoạch phát triển

3.2.2 Kết quả phân tích giải đoán ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ chuyên đề

- Đề tài đã tiến hành phân tích giải đoán ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở tỷ lệ 1:50000 cho toàn khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh Hiện trạng đầm nuôi thuỷ sản tỷ lệ 1:50000 và biến động diện tích đầm nuôi cũng như những ảnh hưởng môi trường như mất rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng - Hạ Long cũng được tính toán

- Nghiên cứu địa động lực và biến động khu vực Cát Hải

- Phân bố trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông Bạch Đằng được tính toán, đánh giá từ phân tích tài liệu ảnh vệ tinh Landsat và tài liệu đo đạc thực tế

- Môi trường địa chất hiện đại, biến động môi trường địa chất và động lực địa chất khu vực cửa sông Bạch Đằng đã được nghiên cứu sử dụng tài liệu viễn thám và công nghệ GIS

3.2.3 Cơ sở dữ liệu GIS

Các dữ liệu thu thập được được đưa vào các thư mục của cơ sở dữ liệu phù hợp Các bản đồ được tổ chức trên giao diện theo những chuyên đề và kết nối với các bảng dữ liệu thuộc tính cho người sử dụng khai thác và quản lý dữ liệu

3.2.4 Phân tích cơ sở dữ liệu xây dựng mô hình không gian

- Phân tích không gian, chồng lớp dữ liệu đánh giá biến động diện tích đầm nuôi, rừng ngập mặn khu vực Hải Phòng - Hạ Long, địa động lực và biến động bờ biển khu vực Cát Hải

- Xây dựng mô hình GIS đánh giá nguy cơ ô nhiễm vịnh Hạ Long

Trang 24

PhÇn II

KÕt qu¶ khoa häc

Trang 25

Chương 1

Tổng quan

I Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường và các hoạt động kinh tế khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh

1 Vị trí địa lý

Dải ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh (VBHP-QN) được tính từ Tiên Lãng đến Móng Cái, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam và thuộc dải ven bờ tây vịnh Bắc Bộ Về phía biển, phạm vi nghiên cứu tới khoảng độ sâu 20m và về phía lục địa, phạm vi nghiên cứu bao quát hầu hết lãnh thổ các huyện thị ven biển, bao gồm: thị xã Đồ Sơn, huyện Kiến Thụỵ, huyện Tiên Lãng, các quận nội thành Hải Phòng, huyện Thuỷ Nguyên và huyện Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng; thị xã Uông Bí, huyện Yên Hưng, huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn, huyện Tiên Yên, huyện Quảng Hà và thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh

2 Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

2.1 Khí hậu

Là đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, dải VBHP-QN đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Bắc Việt Nam và khí hậu Biển Đông Khí hậu thể hiện 2 mùa rõ rệt và có sự khác biệt giữa các vùng

Nhiệt độ không khí có xu hướng tăng dần từ Móng Cái đến Đồ Sơn, trung bình hàng năm ở Móng Cái - Hòn Gai là 22 - 23oC, Hải Phòng - Đồ Sơn là 23 - 24oC Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình các tháng không quá 30oC; mùa lạnh

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trung bình tháng lạnh nhất không dưới 10oC Biên độ dao động giữa các mùa đạt từ 11 - 12oC Hàng năm dải ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh có 50 - 60 ngày rét, 1400 - 1900 giờ nắng, tổng lượng bức xạ khoảng 110 - 120 Kcal/cm2

Lượng mưa có xu thế giảm dần từ Móng Cái đến Đồ Sơn, trung bình năm ở Móng Cái: 2768 mm, Hải Phòng: 1731 mm Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm

85 - 90% lượng mưa cả năm, mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), chỉ chiếm 10

- 15% tổng lượng mưa

Chế độ gió toàn dải ven bờ cũng thể hiện rõ 2 mùa Gió mùa đông bắc từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau, có hướng thịnh hành là đông bắc, bắc và đông (Bảng 1.1).Tính trung bình mỗi tháng mùa đông có từ 3 - 4 đợt front lạnh tràn về với tốc độ 3 - 4 m/s (P = 80 - 90%), 8 m/s (P = 30 - 40%) và thậm chí khi giật tốc độ gió lên tới trên 10 m/s Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 ( P = 70 - 80%) Gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10, có hướng thịnh hành là nam, đông nam và

đông (bảng 1.1) Tốc độ gió trung bình là 4 - 5 m/s, gió mạnh có thể đạt tới 20 - 25 m/s

và gió hoạt động mạnh nhất vào tháng 6, 7 và 8

Bão được xem là trường hợp đặc biệt của gió và có kèm theo mưa và gây ra sức

Trang 26

tháng 6 (sớm là tháng 5) tới tháng 10 (muộn là tháng 11), hoạt động mạnh là tháng 7, 8

và 9 Hàng năm toàn dải ven bờ phải hứng chịu tới 3 - 5 cơn bão đổ vào Theo số liệu thống kê 94 năm (1884 - 1977), cả nước có tới 403 cơn bão đổ bộ vào, riêng dải ven bờ

đã hướng chịu tới 126 cơn (chiếm 31%) Phần lớn các cơn bão đổ bộ vào các kì nước kém Tuy nhiên bão vào kì nước cường gây nước dâng và phá hủy mạnh mẽ Chẳng hạn cơn bão Kate đổ bộ vào Hải Phòng ngày 26/9/1955 đã đẩy lùi đảo Cát Hải tới hơn 100m, đã phá huỷ nhiều đoạn đê thuộc huyện An Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng)

Sông Ka Long có tổng lượng nước là 1,7 109 m3/năm bằng 1/80 lưu lượng nước sông Hồng Lưu lượng trung bình 55,6 m3/s , lớn nhất vào mùa mưa đạt 4.090 m3/s, nhỏ nhất vào mùa khô là 3,82 m3/s

Sông Đầm Hà dài 27 km, Sông Hà Cối dài 33km, độ dốc 7 - 12 m/km Lưu lượng trung bình 21,7 m3/s, cực đại 1500 m3/s, cực tiểu 1,5 m3/s, modun 60 - 80 l/s

Sông Tiên Yên có lưu lượng thay đổi 1,43 - 1500 m3/s, dòng rắn thay đổi 4 -

596 g/m3 (trung bình là 54,5 g/m3) với tổng thủy lượng là 0,66x109 m3/năm, và tổng lượng phù sa 0,0 347x166 tấn/năm

Sông Diên Vọng, có tổng thủy lượng 0,087x109 m3/năm, dòng rắn thay đổi 0,4 -

966 g/m3 trung bình 47,6 g/m3, tổng lượng phù sa là 0,0125x106 tấn/năm

Sông Yên Lập có tổng thuỷ lượng 0,088x109 m3/năm, tổng lượng phù sa 0,008x106 tấn/năm

Trang 27

Hệ thống sông Thái Bình đổ vào bờ biển Hải Phòng gồm có sông Bạch Đằng, Sông Cấm và Lạch Tray, Văn úc, Thái Bình Trong đó đáng kể nhất là sông Cấm có tổng thuỷ lượng 10 - 11x109 m3/năm và tổng lượng phù sa 4x106 tấn /năm

2.3 Hải văn

2.3.1 Thuỷ triều

Thủy triều là yếu tố động lực ngoại sinh ưu thế nhất tác động vào quá trình phát triển bờ biển Hải Phòng - Quảng Ninh với tính chất triều toàn nhật điển hình nhất và biên độ triều lớn nhất ở bờ biển Việt Nam Tính thuần nhất của thuỷ triều giảm dần từ

Đồ Sơn tới Móng Cái nhưng độ lớn triều giảm từ Móng Cái về Đồ Sơn Tại Cửa Ông triều cực đại đạt 4,4m, trung bình là 2,09m, tương ứng tại Hòn Gai cao nhất 4,35m trung bình 2,06m và tại Hòn Dấu cao nhất 4,35m và trung bình 1,86m

2.3.2 Dòng chảy

Dòng triều là dòng thành phần quyết định dòng chảy tổng hợp ven bờ, đạt tốc

độ trung bình 15 - 30 cm/s vào tháng 6 - 8 và 25 - 40 cm/s vào các tháng còn lại Dòng triều rút mạnh hơn dòng triều lên Tại các vùng cửa sông, do ảnh hưởng của dòng chảy sông, dòng chảy lúc triều rút có khả năng đạt tốc độ 100 - 200 cm/s, đặc biệt vào các

kỳ triều cường Hải lưu ven bờ có hướng và tốc độ theo mùa gió nhưng xuất hiện ở ngoài rìa đông của hệ thống đảo và ít tác động tới sự phát triển của bờ biển

- 1,5m

2.3.4 Nước dâng do bão và dâng chân tĩnh

Vùng VBHP-QN hàng năm chịu tác động trực tiếp của 1,5 cơn bão và chịu ảnh hưởng của 3 - 4 cơn bão khác Trong vòng 30 năm qua, nước dâng do bão từng đạt 2m (tần suất 11%), trên 1,5m (30%)và trên 1m (50%) Mực nước biển dâng còn có nguyên nhân chân tĩnh do trái đất ấm lên, đạt 2,24 mm/năm đo tại Hòn Dấu (1955 - 1987)

3 Địa chất và địa mạo

3.1 Địa chất khu vực

Vùng VBHP-QN thuộc về cấu trúc Caleđonit Katazia Trong vùng phổ biến các thành tạo lục nguyên và cacbonat tuổi Paleozoi và Mezozoi Trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực xung quanh vịnh Cửa Lục Trầm tích Đệ tứ có bề dày từ một vài mét ở rìa các khối nâng đến 70 - 100m ở bồn trũng Bạch Đằng nằm ở phía tây nam vùng Trầm tích

Đệ tứ thuộc về 4 hệ tầng có tuổi trẻ dần như sau:

- Hệ tầng Hà Nội (QII-III hn) nguồn gốc sông gồm cuội, cát, sạn, sỏi và thường là

Trang 28

- Hệ tầng Vĩnh Phúc (QIII2 vp) là phức hệ trầm tích, châu thổ, thành phần gồm cát, cát bột, bột sét, nguồn gốc biển, sông - biển, sông dày từ một vài mét đến 50 m Phần trên hệ tầng thường bị phong hoá loang lổ

- Hệ tầng Hải Hưng (QIV1-2 hh) gồm các trầm tích hạt mịn nguồn gốc biển, đầm lầy là chủ yếu

- Hệ tầng Thái Bình (QIV3 tb) gồm các trầm tích hạt mịn đa nguồn gốc, chủ yếu sông biển, biển, đầm lầy - biển

Đáng lưu ý trong vùng phổ biến các thềm nguồn gốc sông, sông biển, biển cao 40

- 60m, 23 - 30m, 10 - 15m tuổi Pleistocen và các thềm biển cao 5 - 6 m và 2,5 - 3m tuổi Holocen

Về cơ bản vùng VBHP-QN có biểu hiện nâng yếu trong giai đoạn tân kiến tạo với biên độ thay đổi từ vài chục mét đến vài trăm mét, cực đại 300m Về chi tiết, bên cạnh những đoạn nâng rõ như đoạn Cửa Ông - Hòn Gai và nam Tiên Yên, biên độ 100 - 300m còn tồn tại các đoạn hạ tương đối và hạ yếu Tại đây phần sâu trong đất liền nâng yếu với biên độ vài chục mét, sát mép nước mang tính bình ổn, điều hoà và cuối cùng

ra biển chuyển sang võng hạ yếu Các khu vực cửa sông Bạch Đằng, Tiên Yên, Đầm

Hà - Móng Cái là những bộ phận biểu hiện chuyển động tân kiến tạo (TKT) và kiến tạo hiện đại (KTHĐ) phức tạp nhất

Khu vực ven bờ Cửa Lục ít chịu ảnh hưởng của sông, biên độ triều lớn Trừ vịnh Cửa Lục nằm trong võng sụt địa hào, còn khu vực nằm trong đới nâng tân kiến tạo khá mạnh, bờ kiểu đanmát, ăn mòn hoá học và thuỷ triều - rừng ngập mặn

Khu vực ven bờ Cửa Lục - Đồ Sơn trùng với vùng cửa sông hình phễu Bạch

Đằng, nằm trong đới chuyển tiếp giữa cấu trúc Caleđonit ở đông bắc với trũng Kainozoi Hà Nội Bờ biển ưu thế kiểu thuỷ triều - rừng ngập mặn với hệ lạch triều dày

đặc được chia thành 2 nhóm, 7 cấp Xu thế xói lở bãi triều cao, mở rộng bãi triều thấp

Khu vực ven bờ các đảo nằm trên các khối nâng tương đối, ảnh hưởng của sông không đáng kể, vai trò của triều và sóng lớn, thường phổ biến kiểu bờ ăn mòn hoá học

ở các đảo đá vôi hoặc đoạn bờ tích tụ - mài mòn do sóng Nhiều nơi còn có các rạn san hô kiểu viền bờ phát triển đến độ sâu 5-10m Các dạng tích tụ cát ở quy mô nhỏ như doi cát triều, doi cát nối đảo hoặc delta triều

4 Các hệ sinh thái cơ bản

4.1 Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới

Trang 29

Hệ sinh thái (HST) rừng mưa nhiệt đới vùng VBHP-QN phân bố chủ yếu từ Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) qua Yên Hưng, Hoành Bồ, Tiên Yên đến Móng Cái (Quảng Ninh) và các đảo quanh vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Đặc trưng cơ bản là có thảm thực vật che phủ với các mức độ và cấu trúc khác nhau, gồm 3 kiểu: rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và các trảng cỏ, đất trống, đồi núi trọc

4.2 Hệ sinh thái đồng ruộng - dân cư

Đồng ruộng dành cho trồng lúa và hoa màu của vùng VBHP-QN phân bố chủ yếu ở huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng, quận Hải An, huyện Thuỷ Nguyên thuộc Hải Phòng, huyện Yên Hưng thuộc Quảng Ninh Các huyện còn lại có diện tích đồng ruộng không đáng kể, chủ yếu là trong các thung lũng hay sườn đồi với mô hình ruộng bậc thang Dựa vào tiềm năng kinh tế và các đặc điểm hoạt động có thể tách HST này

ra 3 tiểu hệ: HST làng xóm - đồng ruộng, HST làng xóm - đồng muối, HST thành phố, thị trấn và khu công nghiệp

4.3 Hệ sinh thái đất ngập nước

Vùng VBHP-QN có diện tích đất ngập nước (ĐNN) rất lớn ĐNN triều ở đây đa dạng về kiểu loại và các kiểu loại này đang biến động mạnh về diện tích do các quá trình tự nhiên và nhân tạo Trong HST vùng ĐNN tồn tại các tiểu hệ đặc trưng cho vùng nước ven bờ nhiệt đới như HST rừng ngập mặn, HST cỏ biển và một số HST khác như HST cửa sông hình phễu, HST vùng triều thấp Trong vùng VBHP-QN, rừng ngập mặn phát triển mạnh và rộng khắp ở vùng cửa sông Bạch Đằng, Yên Lập, Cửa Lục, ven

bờ vịnh Bái Tử Long và cửa sông Ka Long Hơn chục năm trở lại đây, rừng ngập mặn

bị thu hẹp diện tích mạnh do chặt phá đắp đầm nuôi thuỷ sản Sự khai thác rừng ngập mặn không theo qui hoạch đã dẫn đến làm ô nhiễm môi trường, suy kiệt nguồn lợi sinh vật, làm mất nơi ở (habitat), nơi ươm nuôi ấu trùng của nhiều loài sinh vật

4.4 Hệ sinh thái rạn san hô

Trong vùng nghiên cứu rạn san hô phân bố ở phía đông nam Cát Bà, nam vịnh Hạ Long và Bái Tử Long Về độ sâu, sự phân bố của san hô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ mặn, độ trong của nước biển, đáy cứng thích hợp, chế độ thuỷ động lực v.v Trong vùng ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi sâu nhất có san hô phân bố khoảng 7-10m Các kết quả nghiên cứu của Lăng Văn Kẻn (1991), Maliutin và Latypov (1993), Nguyễn Huy Yết và Lăng Văn Kẻn (1996) đã phát hiện được 170 loài san hô cứng, 41 loài san hô mềm và san hô sừng Trong nhóm san hô tạo rạn có 161 loài ở cấp họ,

phong phú hơn cả là Faviidae và Acroporidae với 42 loài, chiếm 24,7%, tiếp đến là

Poritidae và Fungiidae - 16 loài, chiếm 9,4% Các họ khác đều có số loài ít hơn nhiều

4.5 Hệ sinh thái biển nông ven bờ

Vùng nước biển nông ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh là các bãi đẻ của nhiều loài tôm, cua, cá mà từ đó trứng và ấu trùng đã trôi nổi vào cửa sông, trở thành nguồn giống cho các đầm nuôi nước lợ Chính vì vậy, đây là các ngư trường quan trọng cho nghề khai thác hải sản Trong đó đáng chú ý hơn cả là tôm và mực (Phạm Ngọc Đẳng, 1990; Phạm Thược, 1994) Sản lượng khai thác hàng năm của Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 25000 tấn (Phạm Thược, 1997), trong đó chủ yếu là khai thác trong lộng, có nghĩa là ngập nước đáy mềm ven bờ

5 Tài nguyên

Trang 30

5.1 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trong vùng nghiên cứu có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường khu vực Trong các dạng tài nguyên khoáng sản, đáng chú ý là than, đá vôi, đất sét làm gạch và nước khoáng Trong đó quan trọng nhất là than antraxit với trữ lượng địa chất 3,4 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp 1,65 tỷ tấn Cho đến nay mới khai thác được khoảng hơn 220 triệu tấn Than đá phân bố thành dải kéo dài từ Đông Triều đến đảo Cái Bầu, tạo thành ba vùng khai thác than chủ yếu là Hòn Gai, Cẩm Phả, Mạo Khê - Uông Bí

Đá vôi là dạng tài nguyên khoáng sản khác được tập trung khai thác trong vùng cho các nhu cầu sử dụng làm xi măng (Tràng Kênh trữ lượng khoảng 67 triệu tấn, Yên Cư, Hoành Bồ - 1.373 triệu tấn), làm đường giao thông (Cẩm Phả, Yên Cư, Hoành Bồ) Trong tương lai gần, nguồn đá vôi được khai thác và sử dụng cho công nghiệp xi măng tập trung tại các vùng Hoành Bồ, Tràng Kênh, Cẩm Phả gia tăng đáng kể

Đất sét làm gạch chất lượng tốt tập trung nhiều ở vùng Giếng Đáy, Kiến An, Uông Bí Sét làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng có các mỏ ở sông Ruột Lợn (Thuỷ Nguyên) với trữ lượng địa chất 27,8 triệu tấn, ở Thống Nhất (Hoành Bồ) - 84 triệu tấn

Khoáng sản dùng làm xúc tác hay vật liệu phụ gia cho ngành luyện kim có dolomit với điểm mỏ ở xã Minh Đức (Thuỷ Nguyên) với trữ lượng địa chất khoảng 1,7 triệu tấn

Thuộc nhóm khoáng sản làm phân bón có các điểm quặng phốtphorit phân bố rải rác ở Cát Bà, Hoành Bồ, Quang Hanh với trữ lượng nhỏ, tổng trữ lượng địa chất chỉ khoảng 8 - 100 ngàn tấn Ngoài ra còn có một số khoáng sản kim loại như sắt ở xã Mỹ Chính và Xuân Lai, Thuỷ Nguyên Trữ lượng cấp C1 = 31 ngàn tấn, sa khoáng titan-zircon ở Hoàng Châu và Cát Hải, trữ lượng khoảng 9 ngàn tấn

Nước khoáng trong vùng nghiên cứu nổi tiếng với nước khoáng Quang Hanh với trữ lượng khoảng 3800m3/ngày, chất lượng nước tốt Ngoài ra còn có một số điểm có nước khoáng với chất lượng tốt như Cát Bà, Tam Hợp

5.2 Tài nguyên tự nhiên khác

Các dạng tài nguyên chủ yếu khác của vùng nghiên cứu là tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên rừng và tài nguyên nước

Tài nguyên sinh vật biển của vùng bao gồm các loại thuỷ hải sản như cá, tôm, mực, rau câu, san hô, v.v Tài nguyên rừng của khu vực khá phong phú với các dạng chủ yếu: rừng tự nhiên, rừng ngập mặn, rừng trồng cây kinh tế Diện tích đất có phủ rừng của khu vực không suy giảm nhưng chất lượng rừng giảm đáng kể trong giai đoạn 1970-1995 Diện tích rừng tự nhiên năm 1995 của Quảng Ninh chỉ bằng 43% năm

1970, thay thế cho nó là rừng trồng tăng lên 216% so với năm 1970

Tài nguyên nước ngọt khu vực là một dạng tài nguyên rất nhạy cảm với biến đổi môi trường và phát triển kinh tế Phần chủ yếu tài nguyên nước ngọt vùng nghiên cứu tập trung ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh Do hoạt động khai thác than, các khu vực có tiềm năng về nước ngọt về diện tích và suy thoái về chất lượng Sông Uông Bí là nguồn cung cấp nước cho Hải Phòng trước đây và thị xã Uông Bí hiện nay đang bị ô nhiễm bởi nước thải của các mỏ khai thác than khu vực Tài nguyên nước ngầm khu vực vùng than đang bị suy giảm do việc bơm hút nước từ các giếng và moong Tài nguyên nước

Trang 31

ngầm khu vực Hải Phòng đang có nguy cơ bị mặn hoá và ô nhiễm từ nguồn nước thải

6.2 Môi trường nước

Môi trường nước trong các đới ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh chịu ảnh hưởng tương tác của các yếu tố biển và lục địa Giá trị đo đạc các thông số đánh giá môi trường nước (độ muối, pH, độ đục, hàm lượng oxy hoà tan, dinh dưỡng, kim loại nặng, sunfua, v.v.) dao động theo mùa, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như địa chất, địa lý, thuỷ văn và nhân sinh của khu vực

Dầu và các sản phẩm dầu mỏ là một tác nhân gây ô nhiễm điển hình và khá phổ biến trong vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh Nồng độ dầu trong nước vùng biển ven bờ khá cao do các hoạt động cảng Mức độ ô nhiễm tăng từ năm 1995 đến

2001

Nước biển ven bờ khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi nitrit khá cao Các khu vực có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng bởi nitrit là vùng cửa sông Bạch Đằng Theo thời gian, nồng độ nitrit trung bình toàn vùng có xu hướng tăng dần từ 4,86àg/l - 9,41àg/l -

12,40àg/l - 15,86àg/l tương ứng với các năm từ 1996 đến 1999 (Lưu Văn Diệu và nnk, 2001)

Cho đến nay, vùng biển ven bờ khu vực nghiên cứu đã có biểu hiện bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như: đồng, kẽm, cadmi trong nước Mức độ ô nhiễm của các hợp chất clo trong nước so với tiêu chuẩn của Indonexia và Malaysia tương đối cao Hệ số ô nhiễm trung bình của một số hợp chất (Lindan, Aldrin, Endrin, ∑DDT) dao động trong khoảng 1,7 đến 48,3 lần (Lưu Văn Diệu và nnk, 2001)

Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong vùng nghiên cứu khá cao và thường xuyên vượt giới hạn cho phép, nhất là vùng cửa sông Bạch Đằng Khi nghiên cứu tổng hợp các yếu tố DO, BOD5 và COD thì thấy rằng các khu vực Bãi Cháy, Cửa Cấm - Nam Triệu vào mùa mưa có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ ở mức độ nhẹ

Ngoài ra, trong các khu vực mà nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển rầm rộ như vùng cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Ba Chẽ, khu Đồng Rui và khu vực Móng Cái, hoạt

động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây ra sự phá huỷ của các thảm thực vật như rừng ngập

Trang 32

có thể tự gây ô nhiễm do các hoá chất thải từ các hoạt động cho ăn, sự bài tiết và sự chết của các loài sinh vật có thể làm ô nhiễm tới các nguồn nước

6.3 Môi trường trầm tích biển và ven bờ

Cũng như môi trường nước, môi trường trầm tích vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng tương tác của các yếu tố biển và lục địa Giá trị đo đạc các thông số đánh giá môi trường trầm tích (độ muối, pH, dinh dưỡng, kim loại nặng, sunfua v.v ) dao động theo mùa, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa lý, thuỷ văn, hải văn) và nhân sinh của khu vực

Hàm lượng dầu trong trầm tích vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh dao

động trong khoảng từ 20 đến 563 mg/kg, mùa khô hàm lượng dầu trong trầm tích cao hơn mùa mưa Trong đó, về mùa khô dao động từ 20 đến 425 mg/kg, trung bình 256 mg/kg Mùa mưa dao động từ 60 đến 563 mg/kg, trung bình là 179 mg/kg Khu vực có hàm lượng dầu cao là Cửa Lục Hệ số ô nhiễm dầu trong trầm tích vùng biển ven bờ khá cao và có xu thế tăng dần từ năm 1995 đến 2001 Trong năm 1995, chỉ có Cửa Lục

có biểu hiện ô nhiễm dầu, hệ số là 1 Từ năm 1996 mức độ ô nhiễm dầu trong trầm tích tăng cao, hệ số ô nhiễm dao động trong khoảng 1,0 đến 6,1 (Lưu Văn Diệu và nnk, 2002)

Trong trầm tích có sự tích tụ cao các kim loại nặng, hệ số tích luỹ lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn lần so với trong nước Trong trầm tích có biểu hiện ô nhiễm bởi đồng, chì, cadmi, thuỷ ngân Nơi bị ô nhiễm đáng lưu ý là cửa Bạch Đằng, Cửa Lục với hệ số tích luỹ khá cao (Bảng 1.2)

Bảng 1.2 Hệ số tích luỹ (Tt/l) của 6 kim loại nặng trong trầm tích ven bờ Hải Phòng -

Quảng Ninh

Hệ số tích luỹ Khu vực

Vịnh Cửa Lục 2451 4694 4873 211 667 818 2286

Vịnh Hạ Long 1863 5148 3252 246 1581 178 2061

Cửa Bạch Đằng 3146 4471 858 112 293 607 1581

Nguồn: Lưu Văn Diệu và nnk, 2001

Hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) sử dụng ở các lưu vực sông, vùng nội đồng ven biển được dòng chảy sông, các kênh mương đưa ra vùng cửa sông ven biển Tại

đây xảy ra quá trình kết bông, lắng keo, kéo theo một lượng dư lượng HCBVTV sa lắng xuống lớp trầm tích đáy và được tích tụ theo thời gian làm gia tăng hàm lượng của chúng trong trầm tích so với nước Qui luật chung của sự phân bố, biến động hàm lượng dư lượng HCBVTV cơ clo trong trầm tích vùng biển ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh là tập trung cao vào mùa khô, khu vực cửa Bạch Đằng cao hơn các khu vực khác, khu vực Trà Cổ có hàm lượng nhỏ nhất Trong số 8 hợp chất (HCB, Lindan, Aldmin, Dielrin, Endrin, DDE, DDD, DDT) thì các hợp chất DDE, DDD và DDT thường có hàm lượng cao hơn Nhìn chung, hệ số ô nhiễm tăng cao trong mùa khô, giảm thấp trong mùa mưa Hệ số ô nhiễm cao nhất đạt đến 13,1 đối với tổng DDT trong mùa khô, trung bình là 6,4

Trang 33

7 Kinh tế, xã hội

7.1 Dân số và lao động

Tính đến 31/12/1998, tổng dân số của các huyện thị xã và thành phố ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh có tới 2.689.339 người (bảng 1.3), trong đó nữ chiếm 50,43% (1.356.345 người), nông thôn chiếm 62,87% (1.690821 người) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tuy giảm liên tục trong vòng 10 năm qua nhưng vẫn ở mức cao 1,59% ở Quảng Ninh và thấp hơn ở Hải Phòng 1,32%

Nguồn lao động tính theo độ tuổi của các tỉnh rất phong phú, đều đạt 40 - 50% tổng dân số (Bảng 1.4), nhưng trên thực tế vẫn tồn tại số người có khả năng lao động

mà không làm việc và số người có khả năng lao động mà không có việc làm Hải Phòng và Quảng Ninh có số lao động quốc doanh do trung ương quản lý khá nhiều, chủ yếu liên quan tới công nghiệp khai khoáng (Quảng Ninh) và công nghiệp chế biến (Hải Phòng)

Bảng 1.3 Đặc trưng dân số các huyện, thị xã và thành phố ven biển

Hải Phòng - Quảng Ninh năm 1998

Phân bố Giới tính Khu vực

TT Tỉnh

năm

Tổng dân số

Tỷ lệ tăng

tự nhiên (%)

Mật độ (người/

Tổng diện tích đất tự nhiên các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, thống kê năm

1998 đạt tới 23320,13 km2 (bảng 1.5), trong đó tổng diện tích của các huyện thị ven biển trực thuộc đạt 7524,39 km2 (chiếm 32,26%) So với tổng diện tích của mỗi tỉnh, diện tích các huyện thị ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh chiếm 75,58% Hải Phòng 69,20% Do nhiều nguyên nhân khác nhau, đất lãnh thổ các tỉnh có diện tích thay đổi như đã được thống kê trong niên giám Trong thời gian 1995 - 1997, diện tích đất tự nhiên Quảng Ninh không thay đổi (5938,57 km2) nhưng tăng 2,9% vào năm 1998

Trang 34

7.2.2 Cơ cấu sử dụng đất

Có thể phân chia cơ cấu sử dụng đất tự nhiên thành các nhóm và phụ nhóm theo

mục đích sử dụng sau (bảng 1.6, 1.7):

A Nhóm đất đang sử dụng

A1- Phụ nhóm đất nông nghiệp, hiện đang sử dụng trồng cây hàng năm (lúa,

màu, cây công nghiệp ngắn ngày), cây lâu năm, cỏ, mặt nước dùng cho nông nghiệp

A2 - Phụ nhóm đất lâm nghiệp, gồm đất rừng tự nhiên, rừng trồng

A3 - Phụ nhóm đất chuyên dùng, sử dụng cho xây dựng, giao thông và thủy lợi

Trang 35

Trong những năm gần đây (1995 - 1999), diện tích đất chưa sử dụng giảm đi

đáng kể do những nỗ lực phát triển lâm nghiệp (Quảng Ninh), nông nghiệp và thủy sản (Hải Phòng) ở Quảng Ninh trong thời gian 1995 - 1998, diện tích đất lâm nghiệp tăng 24,39% và diện tích đất chưa sử dụng giảm liên tục tới 11,08%

Bảng 1.6 Tình hình sử dụng đất (%) của các huyện, thị Hải Phòng đến tháng 12 /1996

Nhóm Huyện, thị

Kiểu đất

Thuỷ Nguyên

TX Cẩm Phả

TX Uông Bí

H Yên Hưng

7.3 Ngành nghề chủ yếu

Quảng Ninh và Hải Phòng có cơ cấu GDP công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cao

và vượt trội hơn các ngành khác (bảng 1.8) Sự vượt trội này chủ yếu do các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến, sửa chữa, vận tải và thuế xuất - nhập khẩu (Quảng Ninh), công nghiệp chế biến và vận tải (Hải Phòng) ở Quảng Ninh, nguồn thu dịch vụ chủ yếu từ thuế xuất nhập khẩu (22,1%), thương nghiệp - sửa chữa xe máy 7,08%, vận

Trang 36

Khác với Quảng Ninh, nguồn thu dịch vụ của Hải Phòng chủ yếu từ vận tải - kho bãi (14%), thương nghiệp 8,3%, kinh doanh tài sản - dịch vụ tư vấn 6% và các dịch vụ khác 20,9%

Tuy nhiên cơ cấu GDP ở mỗi tỉnh đều có sự dịch chuyển theo hướng gia tăng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ mặc dù tổng giá trị GDP tăng liên tục ở Quảng Ninh, cơ cấu GDP công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,6% (1995) tới 47,5% (1998); GDP công nghiệp - xây dựng của Hải Phòng đạt 26,8% (1995) lên tới 32,1% (1998)

Bảng 1.8 Cơ cấu (%) GDP của Hải Phòng - Quảng Ninh năm 1998

lộ khác Ngoài ra còn có tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy, dài 166 km Hệ thống quốc

lộ này mới được nâng cấp và là cầu nối quan trọng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, và là cơ sở quan trọng phát triển hành lang kinh tế duyên hải đông bắc Việt Nam và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Do đặc điểm địa hình, giao thông đường sông Quảng Ninh không phát triển Ngược lại, hệ thống đường thủy cận duyên rất phát triển, dễ dàng nối liền thành phố Hạ Long với Móng Cái, Tiên Yên, Cô Tô, Vân Đồn, Cửa Ông, Cẩm Phả, Yên Hưng, Uông

Bí, Hải Phòng và các tỉnh phía nam cũng như Trung Quốc Đặc biệt, thành phố Hạ Long là một đầu mối quan trọng của các tuyến hàng hải quốc tế nhờ cụm cảng Quảng Ninh, trong đó có cảng Cái Lân, dự tính tới năm 2010 có đủ 14 cầu tầu, tổng chiều dài 2.900m và thông lượng hàng hóa 14,3 triệu tấn/năm, cảng dầu B12 và cảng than Hòn Gai

Nối liền với thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, Hải Phòng nhờ có 2 sân bay, quốc lộ 5 và quốc lộ 10 với chiều dài khoảng 80 km và nối với các địa phương nội hạt nhờ hệ thống đường ô tô khá dày đặc, trong đó có khoảng 100

km tỉnh lộ

Hải Phòng có 102 km đường sông đang hoạt động, giao lưu với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Không những giao thông thủy nội địa và cận duyên phát triển, Hải Phòng còn là đầu mối hàng hải quốc tế quan trọng và đã từng đứng đầu bắc Việt Nam một thời Tuy nhiên do sa bồi, luồng vào cảng Hải Phòng bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ còn đủ khả năng tiếp nhận tàu dưới 7.000 DWT Theo quy hoạch phát triển tới năm

2010, cụm cảng Quảng Ninh cùng cụm cảng Hải Phòng hợp thành nhóm cảng đông bắc Việt Nam, đưa tổng thông lượng hàng hóa tới 27 - 30 triệu tấn, trong đó cụm cảng Hải Phòng có thông lượng 8 - 8,5 triệu tấn/năm

Trang 37

• Hạ tầng điện năng lượng

Lưới điện năng lượng Quảng Ninh có các tuyến phân phối 110 KV, 35 KV và 6

KV, được cung cấp từ nhà máy điện Uông Bí (154 MW) thông qua 6 trạm biến áp chính Cho tới tháng 12/1998, lưới điện tiêu dùng (220/380V) đã tới 12 trong tổng số

13 huyện, thị, tới 124 trong tổng số 181 xã, phường Nếu tính cả nguồn bổ sung tại chỗ, các huyện thị đều có và vươn tới 147 xã, phường Chủ yếu các xã chưa có điện là

ở vùng cao và hải đảo nhưng cá biệt thị xã Móng Cái, thị xã Cẩm Phả, thành phố Hạ Long và Đông Triều đều có 1 xã không có điện

Trước đây, phần lớn số xã, phường của Hải Phòng có điện cung cấp từ lưới và nguồn bổ sung tại chỗ Cho tới năm 1988, lưới điện đã tới Cát Bà, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và cải thiện một bước quan trọng điện sinh hoạt Năm 2000, lưới điện đã tới hầu hết các xã trên đảo Cát Bà

Các tỉnh đều có lực lượng lớn cán bộ chuyên trách về thể thao, y tế, văn hoá và giáo dục chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần và sức khoẻ cộng đồng

7.6 Mức sống

Thu nhập bình quân của lao động nhà nước do địa phương quản lý (bảng 1.9) và thu nhập GDP tính theo đầu người (bảng 1.10) cũng chỉ đạt từ 50 tới 90% mức trung bình cả nước ở Hải Phòng và Quảng Ninh, mức bình quân lương thực theo đầu người rất thấp, tương đương với 30 - 50% của các tỉnh khác của đồng bằng Bắc Bộ nhưng thu nhập GDP theo đầu người gấp 1,6 - 2,2 lần các tỉnh khác

Bảng 1.9 Bình quân thu nhập tháng của lao động trong khu vực nhà nước do địa

phương quản lý trong thời gian 1995 - 1998 của Hải Phòng và Quảng Ninh

Bình quân thu nhập (x 1.000đ) tháng trong năm

TT Tỉnh

Trang 38

Bảng 1.10 Một số chỉ tiêu đánh giá đời sống nhân dân ven biển tỉnh Quảng Ninh

Móng Cái

Quảng

Tiên Yên

Vân

Đồn

Cẩm Phả

Hạ Long

Hoành

Bồ

Yên Hưng

Đồ Sơn

Kiến Thuỵ

II Hiện trạng và định hướng sử dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu và quy hoạch môi trường ven biển

1 Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển

Quản lý tổng hợp (QLTH) vùng bờ biển là một quá trình động và liên tục ra quyết định đúng việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường bờ Mục đích của quản

lý tổng hợp là quản lý sự phát triển sao cho không gây phương hại tới tài nguyên môi trường QLTH vùng bờ biển là một khái niệm mới ở một nước đang phát triển nhưng ý tưởng định hướng về nó ở Việt Nam có từ rất sớm

1.1 Tiếp cận QLTH vùng bờ biển ở Việt Nam

Trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất (Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển) ở Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 1992, Chính phủ Việt Nam

đã có nỗ lực lớn tiến hành nhiều công việc liên quan đến định hướng phát triển kinh tế

- xã hội trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, ban hành một loạt bộ luật liên quan tới khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển, phê chuẩn các công ước quốc tế, trong đó có công ước Ramsar về

đất ngập nước (1971), Công ước Luân Đôn về đổ thải trên biển (1972), Công ước về Di sản thế giới (1972), Tuyên bố Stockholm về cải thiện môi trường (1972), Công ước MARPOL về Ngăn ngừa ô nhiễm biển (1973/1979), Công ước về Luật biển (1982), phát triển chiến lược quốc gia về Bảo tồn thiên nhiên (1985) và Kế hoạch hành động quốc gia về Môi trường trong giai đoạn 1991 - 2000 (1991)

Hưởng ứng hành động ghi trong Chương 17 của Nghị sự 21 - Tuyên bố Rio về Nguyên tắc (Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, 1992), nhiều khía cạnh đổi mới đã tác

động sâu sắc tới kế hoạch của Việt Nam về Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thúc đẩy nhanh việc thực thi các chương trình và nhiệm vụ quốc gia, bao gồm: thành lập Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tiếp tục phê chuẩn các công ước quốc tế,

kể cả Công ước về bảo tồn đa dạng sinh học (1992), Công ước về Biến đổi khí hậu (1992), ban hành một loạt các bộ luật, trong đó có Luật bảo vệ môi trường (1994), Luật Dầu khí (1993), Luật đất đai (1993/1998), Luật tài nguyên nước, hiện thực hoá chiến

Trang 39

lược quốc gia về Bảo tồn thiên nhiên bằng việc thành lập 10 vườn quốc gia, 52 khu dự trữ thiên nhiên, 18 khu bảo vệ loài và sinh cảnh đặc biệt, 22 khu bảo vệ văn hoá - cảnh quan; và đề xuất thành lập 16 khu bảo tồn biển, lập Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học (BAP, 1995), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường (NEAP, 1995), phát triển Hệ thống trạm quốc gia quan trắc môi trường biển (1995)

Trong số các chương trình và đề tài về tài nguyên và môi trường đới bờ đã được thực hiện có đề tài Nhà nước KHCN 06-07 “Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, góp phần đảm bảo an toàn môi trường và phát triển bền vững” với trọng điểm Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long và Đà Nẵng Lần đầu tiên trong lịch sử của 5 chương trình 5 năm điều tra nghiên cứu biển Việt Nam có một đề tài về QLTH vùng bờ biển ra đời

Sự trợ giúp của quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng thông qua các hoạt động: xác định hiện tượng thuỷ triều đỏ và tảo độc hại ở biển Việt Nam với sự giúp đỡ của WESTPAC, nâng cao năng lực quan trắc và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường với sự giúp

đỡ của chương trình ASEAN - Canada, quản lý tài nguyên và môi trường bờ với sự giúp đỡ của chương trình úc - ASEAN (1997 - 1998), chương trình môi trường Việt Nam - Canada (VCEP, 1995) với điểm trình diễn Đà Nẵng, nghiên cứu quản lý hệ sinh thái và ô nhiễm biển với sự giúp đỡ của tổ chức SIDA (Thụy Điển), ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS vào việc đánh giá biến động đất ngập nước vùng bờ biển với sự giúp

đỡ của NASDA/ ESCAP, đánh giá trữ lượng cá biển và quản lý nghề cá với sự giúp đỡ của Đan Mạch, kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học với sự giúp đỡ của IUCN, chiến lược bảo tồn thiên nhiên với sự giúp đỡ của IUCN, nghiên cứu quản lý môi trường vịnh Hạ Long với sự giúp đỡ của Nhật Bản (JICA, 1998), phục hồi và trồng rừng ngập mặn với sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ Nhật Bản, tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển Việt Nam, với những điểm trình diễn Nam Hà, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu- với sự trợ giúp của Hà Lan, Nâng cao năng lực QLTH đới bờ Quảng Ninh với sự trợ giúp của IUCN và Cục Hải dương, Khí tượng Mỹ (NOAA)

1.2 Thực tế ở Hải Phòng - Quảng Ninh

Tiếp cận QLTH vùng bờ biển trong khu vực này dần dần rõ nét khi đề tài KHCN 06-07 triển khai (1996-2000) Trong phạm vi của đề tài này, Hải Phòng - Hạ Long được lựa chọn là trọng điểm nghiên cứu Các nỗ lực đã mang lại các kết quả chính áp dụng cho khu vực như sau:

- Tổ chức cơ sở dữ liệu QLTH vùng bờ biển từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả thông tin không gian, đáp ứng nhu cầu lập báo cáo tổng quan môi trường vùng bờ biển

Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long với các nội dung như hình 1.1

- Xây dựng phương án QLTH vùng bờ biển Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long sau khi xác định các vấn đề môi trường và vấn đề quản lý ưu tiên Phương án QLTH chỉ rõ khuôn khổ hành động, đặc biệt trong đó có nhu cầu chính sách cả cấp trung ương và

địa phương, mô hình thành lập Ban tư vấn QLTH vùng bờ biển và lịch trình tới năm

2004, v.v

- Biên soạn Atlas QLTH cho khu vực, chứa đựng các bản đồ chuyên đề và tổng hợp, trong đó bản đồ phân vùng chức năng phát triển và bản đồ phân vùng bảo vệ môi trường cho mỗi trọng điểm là rất có ý nghĩa

Trang 40

Hình 1.1 Nội dung cơ bản của tổng quan môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn - Cát Bà -

Hạ Long

2 Qui hoạch môi trường và nhu cầu sử dụng hệ thông tin địa lý

2.1 Khái lược về qui hoạch môi trường

A Faludi (1987) xem qui hoạch môi trường như là "tổng các biện pháp môi

trường chung mà một chính quyền quan tâm môi trường có thể làm" Theo ông thì bản

qui hoạch môi trường - là một tài liệu được sử dụng trong việc hướng dẫn việc hoạch

định chính sách hành động về các biện pháp môi trường chung - đại diện cho kết quả

của việc thận trọng trong quá trình qui hoạch môi trường W Westman (1978) xem

việc qui hoạch môi trường theo nghĩa của việc đo các giá trị tài nguyên trái đất và dự

báo những thay đổi gây ra bởi sự rối loạn Mục tiêu của việc qui hoạch môi trường bao

gồm các biện pháp cần được tiến hành dưới các tình huống khác nhau, một số tình

huống không thể biết trước được Quá trình qui hoạch môi trường cũng bắt buộc các

viên chức nhà nước xác định quyền lực to lớn của chính phủ ở các vùng kinh tế rộng

lớn mà vẫn còn những lợi ích riêng W Rosenbaum (1974) khẳng định rằng các chính

phủ quốc gia phải thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ môi trường, phải tính đến và tạo

ra "sự thỏa hiệp" giữa bảo vệ môi trường và các mục tiêu quốc gia khác, qui hoạch việc

sử dụng và bảo vệ tài nguyên qua nhiều thế hệ Có hai cách tiếp cận việc qui hoạch môi

trường khác nhau: tiếp cận thể chế, được dùng trong quá trình qui hoạch xã hội (bao

gồm các ngành nông nghiệp, rừng, vận tải và đô thị), trong đó các biện pháp sửa chữa

là thường xuyên trong việc hình thành luật pháp, luật lệ, thuế và chi phí Tiếp cận

Tổng quan môi trường

Môi trường tự nhiên Môi trường xã hội nhân văn

Cấu trúc hợp phần

Chất lượng môi trường

Tiềm năng tài nguyên thiên

nhiên

Tai biến tự nhiên

Điều kiện kinh tế - xã hội

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội

Thể chế và chính sách

Tác động của các hoạt động của

con người

Năng lực quản lý và bảo vệ môi trường bờ hiện nay

Xác định các vấn đề môi trường bờ

Ngày đăng: 29/06/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Nội dung cơ bản của tổng quan môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn - Cát Bà - - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 1.1. Nội dung cơ bản của tổng quan môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn - Cát Bà - (Trang 40)
Hình 3.3. Bản đồ phân bố đầm ni thủy sản năm 1994 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.3. Bản đồ phân bố đầm ni thủy sản năm 1994 (Trang 66)
Hình 3.8. Bản đồ môi trường địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng năm 1995 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.8. Bản đồ môi trường địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng năm 1995 (Trang 75)
Hình 3.11. Giao diện sơ đồ khảo sát và liên kết với ảnh thực tế - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.11. Giao diện sơ đồ khảo sát và liên kết với ảnh thực tế (Trang 80)
Hình 3.15. Bản đồ biến động rừng ngập mặn khu vực hải Phòng - Hạ Long   1995-2000 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.15. Bản đồ biến động rừng ngập mặn khu vực hải Phòng - Hạ Long 1995-2000 (Trang 84)
Hình 3.22. Phân mức hiện trạng chất lượng nước vịnh Hạ Long mùa mưa năm 1998 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.22. Phân mức hiện trạng chất lượng nước vịnh Hạ Long mùa mưa năm 1998 (Trang 101)
Hình 3.23. Sơ đồ các nguồn ô nhiễm khu vực vịnh Hạ Long - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.23. Sơ đồ các nguồn ô nhiễm khu vực vịnh Hạ Long (Trang 102)
Hình 3.24. Phân vùng nguy cơ ơ nhiễm vịnh Hạ Long - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.24. Phân vùng nguy cơ ơ nhiễm vịnh Hạ Long (Trang 103)
Hình 1. ảnh vệ tinh SPOT thu ngày 24 tháng 12 năm 1994 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 1. ảnh vệ tinh SPOT thu ngày 24 tháng 12 năm 1994 (Trang 118)
Hình 3.11. ảnh máy bay năm 1952 - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 3.11. ảnh máy bay năm 1952 (Trang 130)
Hình 1.4 cho thấy ví dụ những câu hỏi sẽ đ−ợc trả lời bởi GIS. - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 1.4 cho thấy ví dụ những câu hỏi sẽ đ−ợc trả lời bởi GIS (Trang 151)
Hình 1.5. Các hợp phần của hệ thống phần cứng của GIS - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 1.5. Các hợp phần của hệ thống phần cứng của GIS (Trang 153)
Hình 1.8. GIS hỗ trợ cho việc ra quyết định - Báo cáo: Thiết lập, sử dụng CSDL hệ thông tin địa lý và kết hợp ứng dụng viễn thám phục vụ qui hoạch môi trường bền vững các tỉnh ven biển hải phòng và quảng ninh pdf
Hình 1.8. GIS hỗ trợ cho việc ra quyết định (Trang 159)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w