1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp avatar với quy mô 3200 cư dân

180 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp Avatar với quy mô 3200 cư dân
Tác giả Võ Hồng Nho
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Kim Anh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 8,36 MB

Nội dung

HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đồ á

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

S K L 0 1 3 3 3 4

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU PHỨC HỢP CĂN

HỘ CAO CẤP AVATAR VỚI QUY MÔ 3200 CƯ DÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

CƯ DÂN

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh viên được nhận xét: Võ Hồng Nho MSSV: 20150087

1 Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao

cấp Avatar với quy mô 3200 cư dân

Lĩnh vực:

Nghiên cứu: ☐ Thiết kế: ☑ Quản lý: ☐

2 Nội dung và nhiệm vụ

3 Thời gian thực hiện: 29/01/2024 – 25/07/2024

4 Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Kim Anh

Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Tp Hồ Chí Minh, ngày……., tháng……., năm 2024

Trưởng bộ môn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐÁNH GIÁ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đồ án: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp

Avatar với quy mô 3200 cư dân

Sinh viên thực hiện: Võ Hồng Nho MSSV: 20150087

Thời gian thực hiện:

Ngày Nội dung thực hiện Nội dung điều chỉnh Chữ ký GVHD

19/02-25/02/2024 Được giao đề tài

26/02-03/03/2024

Tìm hiểu thành phần, tính chất, nước thải

25/03-31-03/2024 Tính toán các công nghệ

sau bể điều hòa

Trang 5

Ngày Nội dung thực hiện Nội dung điều chỉnh Chữ ký GVHD

Vẽ Revit

Trang 6

Ngày Nội dung thực hiện Nội dung điều chỉnh Chữ ký GVHD

10/06-16/06/2024 Vẽ Revit

17/06-23/06/2024 Vẽ Revit

24/06-30/06/2024

Tổng hợp toàn bộ bản word, bản vẽ AutoCad, bản vẽ Revit

Ngày………., tháng………, năm 2024

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

(Mẫu dùng cho cán bộ hướng dẫn đồ án tốt nghiệp)

Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS Trần Thị Kim Anh

Cơ quan công tác: Khoa CNHH&TP

Sinh viên được nhận xét: Võ Hồng Nho MSSV: 20150087

Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp Avatar

với quy mô 3200 cư dân

Ý kiến nhận xét:

1 Hình thức: (Trình bày rõ ràng, đúng quy định; Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp lý;

Bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ rõ, đẹp, đúng quy định; chính tả)

Trình bày rõ ràng và đúng quy định, có trích dẫn tài liệu trong đồ án

2 Mục tiêu và nội dung: (Làm rõ tính cấp thiết của đề tài; Mục tiêu, nội dung nghiên

cứu phù hợp)

Đã làm rõ được tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu phù hợp, đề xuất được các phương án xử lý phù

hợp với thành phần tính chất nước đầu vào và qui chuẩn xả thải

3 Các ưu điểm chính của đồ án: (Tổng quan tài liệu, cơ sở nghiên cứu; Phương

pháp nghiên cứu, kết quả thảo luận; Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục,…)

-Hoàn thành tổng quan, nêu được các phương án và tính toán thiết kế Thiết kế hệ

thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao caaos Avatar với quy mô 3200

cư dân

- Đề xuất được 2 qui trình công nghệ có sự khác biệt, tính toán kỹ thuật và kinh tế

đầy đủ

- Vẽ bản vẽ Revit rõ ràng

4 Các nhược điểm chính của đồ án: (Tổng quan tài liệu, cơ sở nghiên cứu; Phương

pháp nghiên cứu, kết quả thảo luận; Kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ

lục,…)

Cần thêm mặt cắt để có thể nhìn thấy hệ thống rõ ràng hơn

5 Thái độ, tác phong làm việc

Trang 8

Có thái độ cầu tiến, ham học hỏi, siêng năng

Trang 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

(Mẫu dùng cho cán bộ đọc phản biện đồ án thuộc lĩnh vực thiết kế)

Người nhận xét (học hàm, học vị, họ tên): TS Nguyễn Duy Đạt

Cơ quan công tác: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

Sinh viên thực hiện: Võ Hồng Nho MSSV: 20150087

Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp

Avatar với quy mô 3200 cư dân

Nhận xét và đề nghị chỉnh sửa:

1) Hình thức (Trình bày rõ ràng, đúng quy định; Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, hợp

lý; Bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ rõ, đẹp, đúng quy định; Chính tả)

Nhận xét:

Mẫu bìa chưa đúng theo hướng dẫn trình bày luận văn

Các đặt tên Hình, Bảng 0.1, 0.2 chưa phù hợp Mỗi chương có Bảng 0.1, Hình 0.1?

Nhiều thông tin trong phần tổng quan, các hình ảnh lấy lại không có tài liệu tham

khảo

Các trích tài liệu tham khảo chưa thống nhất, vừa số vừa để tên tài liệu tham khảo

Nhiều chổ in đậm không hợp lý

Công thức hóa học nhiều chổ chưa định dạng đúng, còn lỗi đánh máy

Cần kiểm tra lại xem đã liệt kê tất cả tài liệu tham khảo hay chưa?

Trang 115, bị nhảy trang

Trang 10

3) Tổng quan (Tổng quan đầy đủ các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài (chú ý

tổng quan các phương pháp xử lý đang được ứng dụng hiện nay, ưu nhược điểm; công ty và thành phần tính chất chất thải, vấn đề môi trường cần được giải quyết)

4) Đề xuất quy trình công nghệ xử lý (Nêu rõ các cơ sở để đề xuất các quy trình

công nghệ, Đề xuất các công nghệ xử lý phù hợp)

5) Tính toán, thiết kế công trình (Cách tính toán và thiết kế phù hợp, Lựa chọn

máy móc, thiết bị, hóa chất sử dụng cho việc thiết kế, vận hành công trình xử lý phù hợp.)

Nhận xét:

Thiết kế bể lắng cát tách dầu nhưng không nhắc đến phần vớt dầu, chú ý là sơ đồ

CN bản vẽ có phần này

Trang 57: tại sao chọn bơm bùn rồi mới tính toán công suất bơm bùn?

Trong sơ đồ công nghệ, công trình anaerobic trước AO, nhưng tính toán lại tính sau? Xem lại sự phù hợp của các thông số tính toán cho bể kỵ khí trong A2O Trang 76: Cthuc tính C, Nox = 40 ppm, vì sao sau đó tính Nox = 33.82 ppm, chưa

rõ cơ sở của số 40 ppm

Tính bơm trang 84 dùng Qmax không hợp lý, tại sao đang tính cho AO lại có bể

Trang 11

điều hòa ở đây?

Lọc áp lực 2 lớp lọc nhưng rửa lọc bằng nước khí kết hợp?

Trang 123: đơn vị mẻ/giờ không đúng

Chưa thấy cơ sở của sự phù hợp của việc chọn thời gian điền nước, sực khí, … của

bể SBR để đảmbảo quá trình khử BOD5, N, P

Đề nghị chỉnh sửa:

Xem nhận xét

6) Bản vẽ kỹ thuật (Vẽ đủ tất cả các công trình đơn vị, Các bản vẽ kỹ thuật thể

hiện đầy đủ các chi tiết thiết kế, đảm bảo có thể thi công thực tế, đường nét rõ ràng, đúng kỹ thuật)

Xem lại việc bố trí cao trình, việc xây nổi công trình xử lý nước thải trong khu dân

cư phức hợp có hợp lý hay không?

Bản vẽ mặt bằng tổng quát không có chú thích ký hiệu bể theo vị trí của nó trong mặt bằng

Các bản vẽ mặt cắt đường cắt nét đứt thể hiện cao trình gây rối

Việc bố trí mỗi bể có 1 độ sâu khác nhau gây khí thi công

Trang 12

Ngày 08 tháng 07 năm 2024

Người nhận xét

(Ký & ghi rõ họ tên)

Trang 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO NỘI DUNG ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH

Sinh viên thực hiện: Võ Hồng Nho MSSV: 20150087

Tên đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu phức hợp căn hộ cao cấp

Avatar với quy mô 3200 cư dân

NỘI DUNG CHI TIẾT

Báo cáo điều chỉnh

Có Không

Nội dung – trang

(dựa trên báo cáo chính thức)

1 Mẫu bìa chưa đúng theo hướng dẫn trình

bày luận văn ☒ ☐ Đã làm đúng form

3 Nhiều thông tin trong phần tổng quan,

các hình ảnh lấy lại không có tài liệu

tham khảo

4 ☒ ☐ Đã thêm tài liệu tham

khảo

4 Các trích tài liệu tham khảo chưa thống

nhất, vừa số vừa để tên tài liệu tham

khảo

Đã trích tài liệu tham khảo thống nhất

5 Nhiều chổ in đậm không hợp lý 57,61 ☒ ☐ Đã sửa chỗ in đậm

6 Công thức hóa học nhiều chổ chưa định

dạng đúng, còn lỗi đánh máy 44,50,90 ☒ ☐

Đã định dạng công thức hóa học lại

7 Cần kiểm tra lại xem đã liệt kê tất cả tài

liệu tham khảo hay chưa? ☒ ☐

Đã liệt kê hết tất cả tài liệu tham khảo

Trang 14

10 Phù hợp, tuy nhiên phần thuyết minh còn

nêu rõ các công trình chọn thiết kế là gì,

ví dụ lắng sinh học là loại gì?

41,42,45 ☒ ☐ Đã nêu rõ loại lắng

đứng

11

Bảng tính chất nước thải phần cơ sở lựa

chọn công nghệ nên để thêm 1 cột thông

số chọn để tính toán, vì giá trị đầu vào

đang để nằm trong 1 khoảng

38 ☒ ☐ Đã thêm cột thống số để

tính toán

12

Cần xem xét lại việc nước từ bể tiếp

nhận được bơm qua bể lắng cát tách

dầu rồi tự chảy vào bể điều hòa?

Nhưng giữa bể lắng cát tách dầu và

điều hòa lại có lược rác tinh Đề nghị

xem lại phần thuyết minh

41,45 ☒ ☐

Đã thêm bơm ở bể lắng cát tách dầu

13 Thiết kế bể lắng cát tách dầu nhưng

không nhắc đến phần vớt dầu, chú ý

là sơ đồ CN bản vẽ có phần này

Đã bổ sung phần vớt dầu cho bể lắng cát tách dầu

14 Trang 57: tại sao chọn bơm bùn rồi

mới tính toán công suất bơm bùn? 57 ☒ ☐ Đã chỉnh lại

15

Trong sơ đồ công nghệ, công trình

anaerobic trước AO, nhưng tính toán

lại tính sau? Xem lại sự phù hợp của

các thông số tính toán cho bể kỵ khí

trong A2O

72 ☒ ☐ Đã chỉnh lại

16 Trang 76: Cthuc tính C, Nox = 40

ppm, vì sao sau đó tính Nox = 33.82

ppm, chưa rõ cơ sở của số 40 ppm

17 Tính bơm trang 84 dùng Qmax không

hợp lý, tại sao đang tính cho AO lại có bể

điều hòa ở đây?

Chưa thấy cơ sở của sự phù hợp của việc

chọn thời gian điền nước, sực khí, … của

bể SBR để đảm bảo quá trình khử BOD5,

Đề nghị kiểm tra lại sự phù hợp của sơ

đồ công nghệ trong bản vẽ, trong sơ đồ

khối, thuyết minh và tính toán của file

word

☒ ☐ Đã chỉnh sửa cho phù

hợp

23 Xem lại việc bố trí cao trình, việc xây nổi

công trình xử lý nước thải trong khu dân

cư phức hợp có hợp lý hay không? ☐ ☒

Trang 15

26 Việc bố trí mỗi bể có 1 độ sâu khác nhau

Ngày tháng năm 2024

Giảng viên hướng dẫn Người viết

( Ký & ghi rõ họ tên) ( Ký & ghi rõ họ tên)

Trang 16

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề tài đồ án tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi lời cảm

ơn chân thành nhất đến các thầy cô trong trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô khoa Công Nghệ Hóa Học & Thực Phẩm nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp em có được một nền tảng kiến thức vững chắc và luôn tạo điều kiện, hỗ

trợ em trong suốt quá trình học tập để em có được ngày hôm nay

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS Trần Thị Kim Anh, người

đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp vừa qua Trong thời gian được cô hướng dẫn, em không những được tiếp thu những kiến thức bổ ích

mà còn được học tính chủ động, tự giác hoàn thành nhiệm vụ khi được cô giao Đây

là điều cần thiết đối với em khi đang ngồi trên ghế nhà trường và cả sau khi rời ghế

nhà trường bước vào một môi trường làm việc mới

Do thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp Em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong quý thầy cô chỉ bảo để

Em có thể sửa chữa và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Võ Hồng Nho

Trang 17

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Võ Hồng Nho, là sinh viên khóa K20 chuyên ngành Công Nghệ Môi Trường, mã số sinh viên: 20150087 Tôi xin cam đoan: đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học thực sự của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô TS Trần Thị Kim Anh

Các thông tin tham khảo trong đề tài này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã được kiểm chứng, được công bố rộng rãi và được tôi trích dẫn nguồn gốc

rõ ràng ở phần Danh mục tài liệu tham khảo Các kết quả nghiên cứu trong đồ án này

là do chính tôi thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các

Trang 18

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu đề tài 1

3 Nội dung thực hiện 1

4 Phương pháp thực hiện 2

5 Ý nghĩa đề tài 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU PHỨC HỢP CĂN HỘ CAO CẤP AVATAR – ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở CHUNG CƯ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 4

1.1 Vị trí địa lý 4

1.2 Quy mô dự án 4

1.3 Tổng quan về đặc trưng trong xử lý nước thải 4

1.3.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 4

1.3.2 Tính chất của nước thải 5

1.3.2.1 Tính chất vật lý 5

1.3.2.2 Tính chất hóa học 6

1.3.2.3 Tính chất sinh học 8

1.3.3 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến con người và môi trường 9

1.4 Các phương pháp xử lý nước thải 10

1.4.1 Phương pháp xử lý cơ học 10

1.4.1.1 Song chắn rác – Lược rác tinh 10

1.4.1.2 Bể tách dầu mỡ 12

1.4.1.3 Bể điều hòa 12

1.4.1.4 Bể tuyển nổi 13

1.4.1.5 Bể lắng cát 14

1.4.1.6 Bể lắng 15

1.4.1.7 Bồn lọc áp lực 18

1.4.1.8 Màng lọc RO 19

Trang 19

1.4.2 Phương pháp xử lý hóa học 20

1.4.2.1 Phương pháp trung hòa 20

1.4.2.2 Oxy hóa – khử 20

1.4.2.3 Khử trùng 21

1.4.2.4 Keo tụ – t ạo bông 21

1.4.3 Phương pháp xử lý bằng sinh học 22

1.4.3.1 Hồ sinh học 22

1.4.3.2 Bể lọc sinh học nhỏ giọt 22

1.4.3.3 Bể SBR 23

1.4.3.4 Bể sinh học kị khí Anaerobic (xáo trộn) 24

1.4.3.5 Bể sinh học hiếu khí Aerotank 25

1.4.3.6 Bể sinh học kị khí UASB 27

1.4.3.7 Bể sinh học thiếu khí Anoxic 28

1.4.3.8 Bể MBR 29

1.4.3.9 Bể MBBR 30

1.4.3.10 Xử lý bùn thải 31

1.4.3.11 Bể nén bùn 31

1.4.3.12 Sân phơi bùn 31

1.4.3.13 Máy ép bùn khung bản 32

1.5 Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của chung cư, tòa nhà đã được áp dụng 33

1.5.1 Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt của tòa nhà WASECO công suất 100m3/ ngày đêm 33

1.5.2 Công nghệ xử lý nước thải tòa nhà Công ty TNHH Việt Thủy Sinh công suất 250m3/ ngày đêm 35

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 37

2.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý nước thải 37

2.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chung cư 37

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH 48

3.1 Tính toán thiết kế phương án 1 49

3.1.1 Song chắn rác 49

Trang 20

3.1.2 Bể tiếp nhận 53

3.1.3 Bể lắng cát tách dầu 56

3.1.4 Lược rác tinh 60

3.1.5 Bể điều hòa 61

3.1.6 Bể lắng sơ bộ 66

3.1.7 Bể kị khí 73

3.1.8 Bể thiếu khí (Anoxic) 75

3.1.9 Bể hiếu khí (Oxic) 88

3.1.10 Bể lắng sinh học 91

3.1.11 Bể trung gian 98

3.1.12 Bồn lọc áp lực 100

3.1.13 Bể khử trùng 107

3.1.14 Bể nén bùn 110

3.2 Tính toán thiết kế phương án 2 114

3.2.1 Bể trung gian 114

3.2.2 Bể SBR 116

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI PHÍ 133

4.1 Phương án 1 133

4.1.1 Chi phí xây dựng 133

4.1.2 Chi phí thiết bị đường ống 133

4.1.3 Chi phí thiết bị từng bể 134

4.1.4 Chi phí vận hành 140

4.2 Phương án 2 141

4.2.1 Chi phí xây dựng 141

4.2.2 Chi phí thiết bị đường ống 141

4.2.3 Chi phí thiết bị từng bể 142

4.2.4 Chi phí vận hành 147

4.3 Nhận xét 148

CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 149

5.1 Vận hành hệ thống xử lý 149

5.2 Kiểm tra các bơm chìm 149

Trang 21

5.3 Kiểm tra tình trạng của máy thổi khí 149

5.4 Kiểm tra bơm định lượng 149

5.5 Kiểm tra motor khuấy hóa chất 149

5.6 Đồng hồ đo lưu lượng xả thải 150

5.7 Vi sinh trong hệ thống 150

5.8 Kiểm tra mẫu nước thải, gửi kết quả phân tích, báo cáo hàng tháng 150

5.9 Sự cố về kỹ thuật 150

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152

1 Kết luận 152

2 Kiến nghị 152

PHỤ LỤC 153

Phụ lục 1 [ Ống nhựa uPVC Tiền Phong] 153

Phụ lục 2 [Máy thổi khí Tsurumi] 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

Trang 22

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí căn hộ cao cấp Avatar trên bản đồ 4 Hình 1.2 Song chắn rác thô 11 Hình 1.3 Thiết bị lược rác tinh 11 Hình 1.4 Bể tách dầu mỡ 12 Hình 1.5 Bể điều hòa 13 Hình 1.6 Bể tuyển nổi 14 Hình 1.7 Bể lắng đứng 16 Hình 1.8 Bể lắng ngang 17 Hình 1.9 Bể lắng ly tâm 18 Hình 1.10 Bồn lọc áp lực 19 Hình 1.11 Màng lọc RO 20 Hình 1.12 Cụm keo tụ - tạo bông 22 Hình 1.13 Bể lọc sinh học nhỏ giọt 23 Hình 1.14 Bể SBR 24 Hình 1.15 Bể kị khí 25 Hình 1.16 Bể hiếu khí 27 Hình 1.17 Bể UASB 28 Hình 1.18 Bể MBR 29 Hình 1.19 Bể MBBR 30 Hình 1.20 Sân phơi bùn 32 Hình 1.21 Máy ép bùn khung bản 32 Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 38 Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 43 Hình 3.1 Tiết diện ngang các loại thanh của song chắn rác 52

Trang 23

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt đặc trưng [1] 8Bảng 1.2 Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Anoxic – Oxic 34Bảng 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ Anoxic – MBBR 36Bảng 2.1 Thông số đầu vào 37Bảng 2.2 Bảng hiệu suất phương án 1 39Bảng 2.3 Bảng hiệu suất phương án 2 44Bảng 2.3 So sánh ưu và nhược điểm của 2 phương án 47Bảng 3.1 Bảng hệ số không điều hòa chung 48Bảng 3.2 Các loại song chắn rác 49Bảng 3.3 Bảng hệ số 𝜷 để tính sức cản cục bộ của song chắn rác 52Bảng 3.4 Thông số thiết kế song chắn rác 53Bảng 3.5 Thông số thiết kế bể tiếp nhận 55Bảng 3.6 Thông số thiết kế bể lắng cát tách dầu 60Bảng 3.7 Thông số thiết kế bể điều hòa 66Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể lắng sơ bộ 72

Bảng 3.9 Thông số đầu vào bể Oxic Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.10 Bảng các hệ số động học bùn hoạt tính đối với vi khuẩn dị dưỡng ở 20oC

Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.11 Các hệ số động học nitrat hóa bùn hoạt tính ở 20oC ([9] trang 705)

Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.12 Tốc độ khí đặc trung trong ống dẫn ([3] trang 419)Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.13 Thông số thiết kế bể Oxic Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.14 Thông số thiết kế bể thiếu khí 91

Bảng 3.15 Thông số thiết kế bể kỵ khí Error! Bookmark not defined.

Bảng 3.16 Thông số thiết kế bể lắng sinh học 97Bảng 3.17 Thông số thiết kế bể trung gian 99Bảng 3.18 Bảng các thông số về vật liệu lọc 100Bảng 3.19 Bảng liều lượng Clo dùng cho quá trình khử trùng nước thải 108Bảng 3.20 Thông số thiết kế bể khử trùng 109Bảng 3.21 Thông số các loại bùn cặn ([3] trang 393) 111Bảng 3.22 Thông số thiết kế bể nén bùn 114

Trang 24

Bảng 3.23 Thông số đầu vào 116Bảng 3.24 Thông số thiết kế 117Bảng 3.25 Thông số thiết kế bể SBR 132

Trang 25

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển kinh tế, xu thế nhà cao tầng – căn hộ chung cư đang ngày càng nở rộ với quy mô ngày càng lớn tại các thành phố lớn của Việt Nam đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh Các tòa nhà chung cư cao tầng mang đến sự đa dạng về kiến trúc và thiết kế Từ các tòa nhà mang phong cách cổ điển đến những tòa nhà hiện đại, sang trọng, chính vì sự đa dạng về các phong cách thiết kế này nên đáp ứng được nhu cầu và sở thích của các người trẻ hiện nay

Song song với sự phát triển mạnh mẽ của các tòa nhà trong những năm gần đây thì vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Điều này tạo ra một sức ép khá lớn trong việc quản lý và xử lý nước thải cho các cơ quan ban ngành có liên quan và các chủ sỡ hữu tòa nhà chung cư

Khu phức hợp căn hộ cao cấp Avatar là dự án căn hộ cao cấp của Tập đoàn Hưng Thịnh Nó mang lối thiết kế hiện đại, độc đáo, tạo nên một phong cách sống trang trọng, tinh tế dành cho các cư dân ở đó Chính vì những tiện nghi mà chung cư này mang lại đã thu hút rất nhiều cư dân đến sinh sống dẫn đến tải nước tăng lên đáng

kể Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt như nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh… mang theo nhiều chất ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người đòi hỏi một hệ thống xử lý hợp lí để giải quyết vấn đề này Nếu nước thải từ chung cư không được

xử lý đúng cách, nó có thể gây ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh

Nhận thấy được tầm quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường nên em đã chọn

đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu phức hợp căn hộ cao cấp Avatar với quy mô 3200 cư dân”

2 Mục tiêu đề tài

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu phức hợp căn hộ cao cấp Avatar với quy

mô 3200 cư dân đạt QCVN 14:2008 /BTNMT (cột A) trước khi xả thải ra môi trường

3 Nội dung thực hiện

- Thu thập số liệu tổng quan về nguồn nước thải

Trang 26

- Tìm hiểu về đặc điểm, thành phần và tính chất của nước thải

- Nêu ra được các phương pháp xử lý nước thải và công nghệ xử lý

- Đề xuất phương án công nghệ, tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý đó

- Hoàn thành các bản vẽ kỹ thuật: sơ đồ công nghệ, sơ đồ mặt bằng, chi tiết các mặt cắt

- Tính toán các chi phí xây dựng, vận hành, thiết bị, hóa chất

- Đưa ra các biện pháp khắc phục khi có sự cố hệ thống

4 Phương pháp thực hiện

Trong quá trình thực hiện đồ án sẽ phải sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu về khu phức hợp căn hộ cao cấp

Avatar và một số hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tìm hiểu thông tin của khu phức hợp căn hộ

cao cấp Avatar, tính chất nước thải và các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt qua tài liệu chuyên ngành, sách báo, internet… Tổng hợp các tài liệu đã tìm hiểu để có cơ

sở đề xuất và tính toán các công trình xử lý

Phương pháp so sánh: So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ, thiết bị hiện

nay và các công nghệ đã đề xuất để đưa ra giải pháp xử lý nước thải hiệu quả hơn

Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý

kiến của giáo viên hướng dẫn về các vấn đề liên quan

Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức để tính toán các công trình đơn

vị của hệ thống xử lý nước thải, tính toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống

Phương pháp đồ họa: Sử dụng phần mềm Revit, Autocad để thực hiện bản vẽ

các công trình đơn vị trong trạm xử lý

Trang 27

5 Ý nghĩa đề tài

Ý nghĩa khoa học

Tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã học về chuyên ngành môi trường để thiết kế

hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt vừa đảm bảo yếu tố môi trường vừa đảm bảo tính

kinh tế

Ý nghĩa thực tiễn:

- Trạm xử lý nước thải góp phần xử lý và loại bỏ những thành phần độc hại trong nước thải xuống dưới mức giới hạn cho phép đạt chuẩn QCVN

14:2008/BTNMT, cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

- Hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần bảo vệ môi trường

- Từ quá trình thiết kế, bản thân người làm sẽ học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm

Trang 28

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU PHỨC HỢP CĂN HỘ CAO CẤP AVATAR – ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI SINH

HOẠT Ở CHUNG CƯ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

1.3 Tổng quan về đặc trưng trong xử lý nước thải

1.3.1 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của chung cư là loại nước thải được tạo ra từ các hoạt động

Trang 29

sinh hoạt hằng ngày của cư dân trong chung cư bao gồm nước từ nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp, máy giặt và các hoạt động khác Nước thải sinh hoạt chứa các chất thải hữu cơ, chất rắn, chất béo, chất bẩn và các chất hóa học từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày Hơp chất ni tơ trong nước thải là các hợp chất amoniac, proterin, peptid, axit amin, amin cungg như các thành phần các thành phần khác trong chất thải rắn và

lỏng [1]

1.3.2 Tính chất của nước thải

1.3.2.1 Tính chất vật lý

❖ Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước thải thay đổi rất lớn, phụ thuộc vào các mùa trong năm Nhiệt

độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng bởi vì phần lớn các sơ đồ công nghệ xử lý nước thải đều ứng dụng các quá trình xử lý sinh học mà các quá trình

đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật

Nhiệt độ còn là một trong những thông số quan trọng liên quan đến quá trình lắng các hạt cặn, do nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ nhớt của chất lỏng và do đó có liên quan đến lực cản của quá trình lắng các hạt cặn trong nước thải

❖ Độ màu

Màu của nước thải do các chất sinh hoạt hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ Đơn vị đo độ màu thông dụng là Pt – Co Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải

Nước thải chứa oxy hòa tan (DO) thường có màu xám Nước thải có màu đen thường có mùi hôi thối chứa lượng oxy hòa tan rất ít hoặc không có

Trang 30

❖ Chất rắn

Chất rắn bao gồm các chất lơ lửng hoặc các chất hòa tan trong nước và nước thải Chất rắn được chia thành các thành phần khác nhau, nồng độ của chúng cho biết chất lượng của nước thải và là tham số quan trọng để kiểm soát các quá trình xử lý Thành phần chất thải rắn trong nước thải bao gồm: tổng chất rắn (TS) bao gồm tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và tổng chất rắn hòa tan (TDS), mỗi một phần của chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan có thể chia thành phần bay hơi hoặc phần cố định; chất rắn bay hơi (chất rắn cố định-cặn từ TS, TSS hoặc TDS); chất rắn có khả năng lắng

1.3.2.2 Tính chất hóa học

❖ pH

pH là chỉ tiêu đặc trưng cho tính axit hoặc tính bazo của nước và được tính bằng nồng độ của ion hidro pH là chỉ tiêu quan trọng chất trong quá trình sinh hóa bởi tốc

độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH

❖ Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)

Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước Đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu

cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân

hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp

❖ Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)

Thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu

cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện chuẩn: 200C, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày Thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy

sinh học (Carbonhydrat, Protein, Lipid…)

BOD là một thông số quan trọng:

- Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải;

Trang 31

- Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thủy vực thiên nhiên

❖ Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen-DO)

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước là hàm lượng oxy hòa tan,

vì oxy không thể thiếu đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như dưới nước Oxy duy trình quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản

và tái sản xuất

- Oxy là chất khí hoạt động hóa học mạnh, tham gia mạnh mẽ vào các quá trình

hóa sinh học trong nước:

- Oxy hóa các chất khử vô cơ: Fe2+; Mn2+; S2-; NH3

Oxy hóa các chất hữu cơ trong nước và kết quả của quá trình này là nước nhiễm bẩn trở nên sạch hơn Qúa trình này được gọi là quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên, được thực hiện nhờ vai trò quan trọng của một số vi sinh vật hiếu khí trong

nước

❖ Nitơ và các hợp chất chứa nitơ

Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên trái đất Nitơ là thành phần cấu tạo nên protein có trong tế bào chất cũng như các axit amin trong nhân

tế bào Xác sinh vật và bã thải trong quá trình sống của chúng ta là các chất hữu cơ được thải ra môi trường với lượng lớn Các hợp chất hữu cơ này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất vô cơ như NH4+; NO2-;

NO3- để có thể trả lại N2 cho không khí Các hợp chất chứa nitơ ở dạng hòa tan bao gồm cả nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ (NH4+; NO2-; NO3-) Nitơ tổng là tổng Nito tồn tại

ở tất cả các dạng trên Nitơ là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết với sự phát

triển của sinh vật

❖ Photpho và các hợp chất chứa photpho

Trong các loại nước thải, photpho hiện diện chủ yếu dưới các dạng photphate

Các hợp chất photphate được chia thành photphate vô cơ và photphate hữu cơ

Photpho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh vật Việc xác định photpho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo

Trang 32

quá trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải

bằng phương pháp sinh học (tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1).[4]

Photpho và các hợp chất chứa photpho có liên quan đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh

của tảo và vi khuẩn lam

có lợi trong xử lý nước thải Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn gây bệnh, nấm, protozoa

và virus tìm thấy trong nước thải cũng được quan tâm đặc biệt do tính độc hại của

chúng

Vi khuẩn chỉ thị: Các vi sinh vật gây bệnh được đào thải bởi con người từ hệ thống tiêu hóa Nguồn bệnh lan truyền trong nước thường là bệnh tiêu chảy, thương hàn, lỵ…Nói chung, nồng độ vi khuẩn gây bệnh trong nước thải có nồng độ rất thấp

và khó nhận biết Hiện nay, một số loại vi khuẩn như tổng Coliforms, Coliforms của phân và vi khuẩn nhiễm trùng phân được sử dụng làm vi sinh vật cho nguồn nước và

nước thải bị ô nhiễm nguồn bệnh

Bảng 0.1 Thành phần tính chất nước thải sinh hoạt đặc trưng [1]

STT Thành phần Đơn vị

Nồng độ Khoảng Đặc trưng

1 Chất rắn tan - 350 – 1200 700

2 Cặn không tan mg/l 100 – 350 210

Trang 33

STT Thành phần Đơn vị

Nồng độ Khoảng Đặc trưng

1.3.3 Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến con người và môi trường

Nước thải sinh hoạt, nói chung, có nồng độ ô nhiễm cao và khi không trải qua quá trình xử lý trước khi thải ra môi trường, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

Đối với môi trường, nước thải sinh hoạt chứa các thành phần ô nhiễm với nồng

độ khá cao Theo thời gian, tính chất và thành phần của nước thải có thể bị biến đổi, khiến nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn cho phép

Khi nước thải thấm xuống đất, nó đi qua các lớp hữu cơ và dễ bị oxy hóa, gây

sự giảm oxy hòa tan trong nước Trong quá trình này, trong lớp cặn phía dưới xảy ra quá trình lên men sinh ra các khí như CH4, H2S, chúng thoát ra xâm nhập vào nước

và không khí, gây mùi hôi và tạo ra bọt và váng trên mặt nước

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật có thể gây hại cho con người và động vật Ví dụ như vi khuẩn E coli, Salmonella và Vibrio cholerae có thể gây ra các bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường ruột Khi nước thải này không được xử lý và thải trực tiếp vào môi trường, vi khuẩn và vi sinh vật này có thể lây lan

Trang 34

qua nguồn nước uống và thức ăn, gây ra dịch bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các hệ sinh thái động vật

Ngoài ra, nước thải sinh hoạt cũng chứa các chất ô nhiễm hóa học như thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và các hợp chất kim loại nặng Những chất này có thể gây hại cho

hệ thống hô hấp, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của con người và động vật khi tiếp xúc hoặc tiêu thụ nước và thức ăn bị ô nhiễm

1.4 Các phương pháp xử lý nước thải

1.4.1 Phương pháp xử lý cơ học

1.4.1.1 Song chắn rác – Lược rác tinh

Song chắn rác thô đặt trước công trình làm sạch nước thải để loại bỏ tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định

Song chắn rác là các thanh dàn xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 20 – 50mm

[2], các thanh có thể bằng thép inox, nhựa hoặc gỗ Tiết diện hình chữ nhật hình tròn

hoặc elip Các song chắn rác đặt song song nhau, nghiêng về phía dòng chảy một góc

50o đến 90o [2] để giữ rác lại Tùy theo kích thước khe hở, SCR được phân làm loại

Trang 35

Hình 0.2 Song chắn rác thô

(Nguồn: Internet)

Thiết bị lược rác tinh dạng tĩnh có khả năng lọc tất cả các loại rác khi đi qua thiết bị, giúp giảm tải cho hệ thống xử lý nước thải, giảm bùn cho hệ thống hoặc thu hồi sản phẩm Vật liệu thường inox 304 Khe lọc từ 0,15 – 2mm dùng tách rác trong nước thải Hiệu suất tách 85 – 95% Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, hỗn hợp nước

chứa rác được đưa vào máy theo đường ống thiết kế

Hình 0.3 Thiết bị lược rác tinh

(Nguồn: Internet)

Trang 36

1.4.1.2 Bể tách dầu mỡ

Nước thải chứa dầu mỡ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước Đó là những chất

nổi, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các công trình thoát nước (mạng lưới và các

công trình xử lý) Vì vậy, phải thu hồi những chất này trước khi xả vào hệ thống xử

lý nước sinh hoạt và sản xuất Các chất mỡ sẽ bít kín lỗ hổng giữa các vật liệu lọc

trong bể lọc sinh học… và chúng sẽ phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể aerotank,

gây khó khăn trong quá trình lên enzim cặn…

Hình 0.4 Bể tách dầu mỡ

(Nguồn: Internet)

Theo tiêu chuẩn dòng thải, không cho phép xả nước thải chứa dầu mỡ vào nguồn

tiếp nhận nước vì chúng sẽ tạo thành một lớp váng mỏng phủ lên diện tích mặt nước

khá lớn, gây khó khăn cho quá trình hấp thụ oxy của không khí vào nước, làm cho

quá trình tự làm sạch của nguồn nước bị cản trở Mặt khác, dầu mỡ trong nước thảilà

một nguyên liệu có thể chế biến lại trong sản xuất và công nghệ

Vì vậy, nước thải có hàm lượng dầu mỡ cao (như nước thải từ các nhà ăn, xưởng

chế biến thức ăn, xí nghiệp, chung cư tòa nhà…) trước khi xử lý phải cho qua bể tách

dầu mỡ

1.4.1.3 Bể điều hòa

Bể điều hòa có vai trò điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải trước khi đưa

vào các công trình xử lý phía sau Bể điều hòa có lắp đặt hệ thống thổi khí thô nhằm

xáo trộn đều nước thải, đồng thời phân hủy được một phần chất hữu cơ trong nước

thải Thông thường tốc độ thổi khí thường dao động từ 10 – 15 lít khí/phút.m3

Trang 37

Hiệu quả xử lý của phương pháp cơ học: Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không tan trong nước thải và giảm BOD đến 30% Để tăng hiệu suất làm việc của các công trình xử lý cơ học có thể dùng biện pháp là thoáng sơ bộ, hiệu quả xử lý có thể

đạt 75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40 – 50% theo BOD

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là không khí) vào pha lỏng Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp

các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban

Trang 38

đầu [3]

Tùy theo phương thức cấp không khí vào nước, quá trình tuyển nổi được thực hiện theo các phương thức sau:

Tuyển nổi bằng khí phân tán (Dispersed Air Floation) Thổi trực tiếp khí nén

vào bể tuyển nổi để tạo thành bọt khí có kích thước từ 0,1 – 1 mm, gây xáo trộn hỗn hợp khí nước chứa cặn Cặn tiếp xúc với bọt khí, dính kết và nổi lên bề mặt

Tuyển nổi chân không (Vacuum Flotation) Bão hòa không khí ở áp suất khí

quyển, sau đó, thoát khí ra khỏi nước ở áp suất chân không Hệ thống này thường ít

sử dụng trong thực tế vì khó vận hành và chi phí cao

Tuyển nổi bằng khí hòa tan (Dissolved Air Flotation) Sục không khí vào nước

ở áp suất cao (2 – 4atm), sau đó giảm áp giải phóng khí Không khí thoát ra sẽ tạo thành bọt khí có kích thước 20 – 100μm

Trang 39

Bể lắng sẽ hoạt động theo 4 quy trình khác nhau cho những loại chất thải phù hợp như sau:

Lắng từng hạt riêng lẻ: Với nước thải có ít chất rắn lơ lửng, các hạt sẽ được đưa

xuống một cách riêng lẻ Thông thường quá trình này sẽ được sử dụng nhằm loại trừ

đá, cát trong nước

Tạo bông cặn: Sử dụng để loại bỏ SS ở nước thải, chúng được thực hiện ở nước

thải chưa xử lý và sau khi được xử lý sinh học Chúng sẽ giúp liên kết các hạt nhỏ lại

để làm tăng trọng lượng và lắng xuống một cách triệt để hơn

Lắng tập thể: Thường được sử dụng ở bể lắng thứ cấp (sau bể sinh học) Tại

đây, các hạt sẽ có sự tương tác để ảnh hưởng lẫn nhau và cùng lắng xuống Dần dần, chúng sẽ tạo nên một phần tách biệt giữa chất lỏng và chất rắn ở phần khối lắng

Lắng nén: Diễn ra tại bể lắng thứ cấp và các khu vực nén bùn Đến một thời

điểm nào mà các hạt đủ nhiều và tạo nên một cấu trú thì các hạt còn lại cũng sẽ liên tục sẽ được đưa vào trong cùng với khối cấu trúc này

Trang 40

Hình 0.7 Bể lắng đứng

(Nguồn: Internet)

- Bể lắng ngang

Bể lắng ngang là bể được xây dựng hình chữ nhật với hai hoặc nhiều ngăn

Thông thường độ sâu bể thiết kế với khoảng 2 – 3,5 m Chiều dài của bể gấp 10 lần

độ sâu dao động từ 20 – 35m và chiều rộng ở mức 3 – 6m Ở giữa bể, sẽ đặt các vách

ngăn thông thường vách ngăn cách bể 1 – 2m là hợp lí nhất Bể lắng ngang hoạt động

theo nguyên lý nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể Các hạt

phân tử trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với

vận tốc xác định từ khoảng 0,2 – 0,3m/s

Ngày đăng: 19/11/2024, 12:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w