1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW

341 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án “Nhà Máy Điện Khí Lng Quảng Ninh” Công Suất: 1500Mw
Tác giả Liên Danh Pvpower – Colavi - Tokyo Gas - Marubeni
Thể loại Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 341
Dung lượng 6,68 MB

Nội dung

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng c

Trang 1

CƠ KHÍ VÀ LẮP MÁY VIỆT NAM - CÔNG TY TNHH TOKYO GAS -

TẬP ĐOÀN MARUBENI - O 0 O -

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của dự án “NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH”

CÔNG SUẤT: 1500MW

Tại: Phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, và xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn,

tỉnh Quảng Ninh

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2022

Trang 2

TAP ĐOÀN MARUBENI

ùOo—

-BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Của dự án “NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH”

CÔNG SUẤT: 1500MWTại: Phường cấm Thịnh, thành phố Cấm Phả và xã Thắng Lọi,

huyện Vân Đôn, tỉnh Quảng Ninh

Cơ KHÍ VÀ LẤP MÁY VIỆT NAM

GIÁM ĐỐC

ĐẠI DIỆN LIÊN DANH NHÀ ĐÀU TƯ

CÔNG TY CÔ PHAN

Trang 3

MỤC LỤC COLAVI - PV POWER - TOKYO GAS – MARUBENIError! Bookmark not defined.

MỤC LỤC i

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH ix

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT x

MỞ ĐẦU 11

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 11

1.1 Thông tin chung về dự án 11

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi/Dự án đầu tư 13

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh quy hoạch của pháp luật về BVMT Mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 13

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 18

2.1 Các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và hướng dẫn kỹ thuật quốc gia, quốc tế áp dụng trong quá trình ĐTM 18

2.2 Các văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án 20 2.3 Các tài liệu, dữ liệu do CDA tự tạo lập và thuê đơn vị tư vấn tạo lập được sử dụng làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 20

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 21

3.1 Tóm tắt về Tổ chức thực hiện ĐTM 21

3.2 Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM 21

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 22

4.1 Các phương pháp ĐTM 22

4.2 Các phương pháp khác 23

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO DTM 24

5.1 Thông tin về dự án 24

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 25

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 25

5.4 Các công trình và biện pháp BVMT của dự án 27

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 32

CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN I-1 I.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN I-1

I.1.1 Tên dự án I-1 I.1.2 Chủ dự án I-1

Trang 4

I.1.3 Vị trí dự án I-2I.1.4 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình của dự án I-11

I.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN I-12

I.2.1 Các hạng mục công trình chính của dự án I-12I.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án I-16I.2.3 Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường I-29I.2.4 Các hoạt động của Dự án và các hạng mục công trình có khả năng tác động xấu tới môi trường I-33

I.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN I-35

I.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án I-35I.3.2 Cấp điện, cấp nước phục vụ dự án I-43I.3.3 Sản phẩm đầu ra của dự án I-48

I.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VẬN HÀNH I-48

I.4.1 Lựa chọn công nghệ I-48I.4.2 Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án có khả năng gây tác động xấu đến môi trường I-49

I.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG I-51

I.5.1 Vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng I-51I.5.2 Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng I-53I.5.3 Mặt bằng tổ chức thi công I-53I.5.4 Biện pháp thi công san nền I-54I.5.5 Biện pháp thi công phun vữa xi măng gia cố nền (CDM) I-56I.5.6 Công tác chế tạo, thi công và nghiệm thu cọc I-57I.5.7 Biện pháp thi công móng I-60I.5.8 Thi công kết cấu gạch đá I-63I.5.9 Công tác thi công kết cấu thép I-64I.5.10 Công tác thi công kết cấu bê tông cốt thép I-64I.5.11 Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình I-67I.5.12 Công tác hoàn thiện I-68I.5.13 Công tác lắp đặt thiết bị I-69

I.6 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN I-69

I.6.1 Tiến độ thực hiện dư án I-69I.6.2 Tổng mức đầu tư dự án I-71I.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án I-71

CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN II-1 II.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI II-1

II.1.1 Điều kiện tự nhiên II-1II.1.2 Nguồn tiếp nhận nước thải II-12

Trang 5

II.1.3 Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội II-12

II.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐANG DẠNG SINH HỌC II-24

II.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường II-24II.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học II-52

II.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN II-94

II.3.1 Các đối tượng tự nhiên II-94II.3.2 Đối tượng kinh tế xã hội II-95

II.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN II-95 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG III-1 III.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN III-1

III.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động III-1III.1.2 Các biện pháp công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện III-25

III.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BVMT TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM VÀ THƯƠNG MẠI DỰ ÁN III-41

III.2.1 Đánh giá các tác động III-41III.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện III-74

III.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG III-90

III.3.1 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường III-90III.3.2 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường III-91

III.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO III-93

III.4.1 Nhận xét về mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng trong báo cáo ĐTM III-93III.4.2 Độ tin cậy của các đánh giá III-95

CHƯƠNG IV CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG IV-1 IV.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG IV-1

IV.1.1 Cơ cấu tỗ chức thực hiện IV-1IV.1.2 Chương trình quản lý môi trường IV-13

IV.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG IV-29

IV.2.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng IV-29IV.2.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm IV-30IV.2.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành IV-31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1

Trang 6

1 KẾT LUẬN 1

2 KIẾN NGHỊ 3

3 CAM KẾT CỦA CDA 3

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1 Bảng các thông số chính của dự án 13Bảng I.1 Bảng thống kê nhu cầu sử dụng đất của dự án I-4Bảng I.2 Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án I-5Bảng I.3 Bảng tọa độ các điểm giới hạn của dự án I-5Bảng I.4 Tổng hợp khoảng cách đến các đối tượng tự nhiên – xã hội xung quanh khu vực dự án I-11Bảng I.5 Thông số chính của lò thu hồi nhiệt I-14Bảng I.6 Thông số kỹ thuật tuabin hơi I-15Bảng I.7 Thông số kỹ thuật cơ bản của máy phát cấu hình 1-1-1 đơn trục I-16Bảng I.8 Bảng tính toán sơ bộ nhu cầu sử dụng nước của nhà máy I-22Bảng I.9 Bảng tính toán sơ bộ nhu cầu nước khử khoáng của nhà máy I-23Bảng I.19 Các hoạt động phát sinh chất thải trong giai đoạn xây dựng I-33Bảng I.20 Các hoạt động phát sinh chất thải trong giai đoạn vận hành I-34Bảng I.21 Khối lượng vật liệu xây dựng I-37Bảng I.22 Số lượng, chủng loại thiết bị phục vụ thi công I-37Bảng I.23 Dự kiến nhân lực cho công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy I-38

Bảng I.24 Nhu cầu LNG của nhà máy I-39

Bảng I.25 Nhu cầu nhiên liệu khí sau tái hóa của dự án I-40Bảng I.26 Đặc tính nhiên liệu khí LNG I-40Bảng I.27 Danh mục các hóa chất sử dụng trong giai đoạn thử nghiệm I-41Bảng I.28 Danh mục các hóa chất sử dụng trong giai đoạn vận hành I-41Bảng I.29 Danh mục thiết bị máy móc của dự án trong giai đoạn vận hành I-42Bảng I.30 Bảng tính toán sơ bộ nhu cầu sử dụng nước của nhà máy I-45Bảng I.31 Lưu lượng lượng thải nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh I-46Bảng I.32 Bảng so sánh đặc tính kỹ thuật các công nghệ sản xuất điện I-48Bảng I.33 Dự kiến diện tích các công trình tạm thời phục vụ thi công I-53Bảng I.34 Tiến độ thực hiện dự án (dự kiến) I-69Bảng I.35 Dự kiến nhân lực cho công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy I-73Bảng II.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng trạm Cửa Ông II-3Bảng II.2 Đặc trưng độ ẩm không khí trạm Cửa Ông II-4Bảng II.3 Đặc trưng lượng bốc hơi piche tháng trạm Cửa Ông II-4Bảng II.4 Tần suất xuất hiện các hướng gió từng tháng trong năm trạm Cửa Ông II-5Bảng II.5 Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng và vô hướng ứng với tần suất thiết kế trạm Cửa Ông II-5Bảng II.6 Lượng mưa tháng và năm tại một số trạm khí tượng đại biểu vùng ven biển Cẩm Phả Quảng Ninh II-6Bảng II.7 Số ngày có lượng mưa >0,1mm từng tháng trong năm trạm Cửa Ông II-6Bảng II.8 Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất tính toán tại trạm khí

Trang 8

tượng Cửa Ông II-6Bảng II.9 Tần số trung bình tháng và năm bão đổ bộ vào vùng biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa II-7Bảng II.10 Số ngày có dông trung bình tháng tại các trạm khí tượng ven biển Quảng Ninh gần khu vực dự án II-7Bảng II.11 Phân bố các lần tố lốc một số năm (1971-2017) tại các trạm khí tượng ven biển Quảng Ninh gần khu vực dự án II-7Bảng II.12 Mực nước đỉnh triều cao nhất theo tần suất trạm Cửa Ông II-10Bảng II.13 Mực nước biển dâng theo các kịch bản biến đổi khí hậu Khu vực Móng Cái-Hòn Dáu II-11Bảng II.14 Mực nước chân triều thấp nhất theo tần suất trạm Cửa Ông II-11Bảng II.15 Đặc trưng nhiệt độ nước biển các tháng và năm trạm Cửa Ông II-12Bảng II.16 Danh mục phương pháp lấy mẫu và phân tích II-43Bảng II.17 Vị trí quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực dự án II-45Bảng II.18 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án II-45Bảng II.19 Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án II-46Bảng II.20 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án II-46Bảng II.21 Vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước dưới đất khu vực dự án II-48Bảng II.22 Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất khu vực dự án II-48Bảng II.23 Vị trí quan trắc chất lượng môi trường đất khu vực dự án II-49Bảng II.24 Kết quả phân tích chất lượng đất khu vực dự án II-49Bảng II.25 Vị trí quan trắc chất lượng trầm tích khu vực dự án II-50Bảng II.26 Kết quả phân tích chất lượng môi trường trầm tích khu vực dự án II-50Bảng II.27 Vị trí quan trắc chất lượng trầm tích khu vực dự án II-51Bảng II.28 Kết quả phân tích chất lượng môi trường trầm tích khu vực dự án II-52Bảng II.29 Hiện trạng phân bố rừng tỉnh Quảng Ninh tới năm 2016 II-62Bảng II.30 Sự phân bố các taxon của của các ngành của hệ thực vật II-68Bảng II.31 Các chỉ số đa dạng của các taxon thực vật của hệ thực vật II-69Bảng II.32 Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh II-70Bảng II.33 Các chi đa dạng nhất của hệ thực vật II-70Bảng II.34 Phổ dạng sống của hệ thực vật tỉnh Quảng Ninh II-71Bảng II.35 So sánh phổ dạng sống của hệ thực vật ở tỉnh Quảng Ninh với phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkier và phổ dạng sống rừng mưa nhiệt đới của Richard II-72Bảng II.36 Chỉ số đa dạng về loài tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng II-73Bảng II.37 Giá trị sử dụng của các loài thực vật tại Quảng Ninh II-74Bảng II.38 Tình trạng bảo tồn loài thực vật quý hiếm theo mức độ phân hạng II-75Bảng II.39 Thành phần loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tỉnh Quảng Ninh II-77Bảng II.40 Danh sách thực vật đặc hữu II-82Bảng II.41 Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn II-84Bảng II.42 Danh sách các loài chim có giá trị bảo tồn II-86

Trang 9

Bảng II.43 Danh sách các loài lưỡng cư - bò sát có giá trị bảo tồn II-87Bảng II.44 Cấu trúc thành phần Côn trùng tại tỉnh Quảng Ninh II-88Bảng II.45 Các loài côn trùng có giá trị bảo tồn II-89Bảng II.46 Thành phần loài sinh vật vùng biển Quảng Ninh II-92Bảng II.47 Danh sách các loài sinh vật biển quý hiếm II-92Bảng II.48 Thống kê các giá trị môi trường và đa dạng sinh học hệ sinh thái biển và ven biển II-94Bảng III.1 Các hoạt động phát sinh chất thải trong giai đoạn xây dựng III-2Bảng III.2 Tải lượng ô nhiễm bụi khuyếch tán từ quá trình đào đắp III-4Bảng III.3 Tải lượng bụi phát sinh do bóc đất, san gạt và đào đắp III-4Bảng III.4 Nồng độ bụi phát sinh do bóc đất, san gạt và đào đắp III-5Bảng III.5 Số lượng thiết bị sử dụng nhiên liệu và nhiên liệu tiêu hao trong một

ca thi công III-5Bảng III.6 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm III-6Bảng III.7 Tác động của chỉ số chất lượng không khí (SO2) đến sức khoẻ con người III-7Bảng III.8 Tải lượng phát thải của sà lan đi nhận chìm III-8Bảng III.9 Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn III-9Bảng III.10 Tải lượng các chất ô nhiễm chính trong NTSH giai đoạn thi công III-10Bảng III.11 So sánh các thông số ô nhiễm với QCVN 14:2008/BTNMT III-11Bảng III.12.Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa tại công trường thi công nhà máy trong giai đoạn xây dựng III-12Bảng III.13 Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải thi công khu vực nhà máy giai đoạn xây dựng III-13Bảng III.14 Khối lượng vật liệu xây dựng III-15Bảng III.15 Khối lượng chất thải rắn liên quan tới dầu mỡ III-17Bảng III.16 CTNH có thể phát sinh trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt thiết bị III-17Bảng III.17 Diện tích các loại đất bị ảnh hưởng III-19Bảng III.18 Mức ồn của các thiết bị thi công điển hình trong giai đoạn xây dựng III-20Bảng III.19 Tiếng ồn phát sinh tại công trường III-21Bảng III.20 Tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép đối với môi trường lao động theo QCVN 24:2016/BYT và mức tiếng ồn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT III-21Bảng III.21 Mức rung của một số thiết bị thi công của Dự án III-22Bảng III.22 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành III-41Bảng III.23 So sánh nồng độ phát thải khí thông thường của các Nhà máy điện TBKHH với QCVN III-45Bảng III.24 Nồng độ môi trường nền khu vực dự án III-46Bảng III.25 Thông số kỹ thuật nhà máy III-46Bảng III.26 Vị trí đạt nồng độ NOx cao nhất tại mặt đất III-50Bảng III.27 Chất ô nhiễm trong thiết bị, phương tiện đốt dầu nhiên liệu III-51

Trang 10

Bảng III.28 Thông số kỹ thuật công trình III-52Bảng III.29 Phân bố nhiệt độ theo diện tích kịch bản 1 III-53Bảng III.30 Phân bố nhiệt độ theo diện tích kịch bản 2 III-54Bảng III.31 Tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành III-55Bảng III.32 So sánh các thông số ô nhiễm với QCVN 14:2008/BTNMT III-56Bảng III.33 Thống kê nguồn phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn vận hành III-58Bảng III.34 Khối lượng các loại chất thải nguy hại trong giai đoạn vận hành III-59Bảng III.35 Mức công suất âm tiếng ồn cộng hưởng của thiết bị/máy móc III-62Bảng III.36 Các đối tượng tiếp nhận tiếng ồn đại diện (ĐT) III-63Bảng III.37 Mực nước biển dâng toàn khu vực biển Đông III-68Bảng III.38 Nguy cơ ngập đối với TP Cẩm Phả III-68Bảng III.39 Các sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải III-69Bảng III.40 Các hóa chất sử dụng cho Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh III-70Bảng III.41 Các sự cố hóa chất có thể phát sinh từ Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh III-71Bảng III.42.Mức độ tác hại sinh thái do xăng dầu III-74Bảng III.43 Nồng độ gây chết một số loài sinh vật của dầu thô LC50 và các hydrocacbons hoà tan ở 96h III-74Bảng III.44 Lưu lượng lượng thải nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh III-76Bảng III.45 Chi phí cho các hạng mục bảo vệ môi trường III-91Bảng III.46 Các phương pháp ĐTM được áp dụng trong báo cáo III-93Bảng III.47 Tóm tắt các tác động của dự án và nhận xét về đánh giá các tác động III-95Bảng IV.1 Tổ chức thực hiện IV-1Bảng IV.2 Vai trò, trách nhiệm của các đơn vị của CDA IV-2Bảng IV.3 Vai trò, trách nhiệm của các đơn vị của tổng thầu EPC IV-6Bảng IV.4 Hệ thống báo cáo môi trường giai đoạn xây dựng IV-10Bảng IV.5 Hệ thống báo cáo môi trường giai đoạn vận hành IV-12Bảng IV.6 Chương trình quản lý môi trường IV-14

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình I.1 Vị trí Dự án I-3Hình I.2 Ranh giới Dự án I-8Hình I.3 Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh I-10Hình I.4 Sơ đồ công nghệ tái hóa khí I-18Hình I-5 Mặt bằng bố trí các hạng mục công trình cho bến LNG I-29Hình I.5 Sơ đồ cân bằng nước I-47Hình I.6 Sơ đồ nguyên lý thiết bị tuabin khí chu trình hỗn hợp I-50Hình I.7 Mặt bằng tổ chức thi công san lấp I-55Hình I.8 Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án giai đoạn thi công I-72Hình I.9 Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn vận hành thử nghiệm và thương mại I-73Hình II.1 Trích bản đồ địa chất 1:200.000 tờ Hạ Long (Hòn Gai) II-2Hình II.2 Dao động mực nước biển tại vị trí dự án Nhà máy Điện khí Quảng Ninh từ ngày 28/10/2021 đến 15/11/2021 II-9Hình II.3 Dao động mực nước biển tại trạm hải văn Cửa Ông từ ngày 28/10/2021 đến 15/11/2021 II-9Hình II.4 Mực nước triều dự báo 19 năm tại trạm Cửa Ông II-10Hình II.5 Tỉ lệ các giá trị sử dụng trong hệ thực vật II-74Hình III.1 Các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng III-3Hình III.2 Hướng gió và tốc độ gió năm 2019 tại khu vực dự án III-45Hình III.3 Bản đồ nồng độ ô nhiễm NOx trung bình 1h III-47Hình III.4 Bản đồ nồng độ ô nhiễm NOx trung bình 24h III-48Hình III.5 Bản đồ nồng độ ô nhiễm NOx trung bình năm III-49Hình III.6 Kết quả mô phỏng lan truyền nhiệt trong nước biển kịch bản 1 III-53Hình III.7 Kết quả mô phỏng lan truyền nhiệt trong nước biển kịch bản 2 III-54Hình III.8 Mức ồn bị suy giảm sau vật cản (mô tả) III-61Hình III.9 Sự cộng hưởng của các thiết bị gây ồn làm gia tăng mức ồn (mô tả) III-62Hình III.10 Hiệu ứng khoảng cách (mô tả) III-63Hình III.11 Bản đồ dự báo lan truyền tiếng ồn gây ra bởi hoạt động của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh III-64Hình III.12 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm, tỉnh Quảng Ninh III-68Hình IV.1 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường - xã hội của CDA giai đoạn thi công IV-2Hình IV.2 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường - xã hội của tổng thầu giai đoạn thi công IV-5Hình IV.3 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường - xã hội của CDA giai đoạn vận hành IV-10

Trang 12

GTVT : Giao thông vận tải

KTXH : Kinh tế xã hội

NMNĐ : Nhà máy nhiệt điện

Nhà máy điện : Nhà máy điện

LNG : Khí tự nhiên hóa lỏng (Liquefied natural gas)

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QLDA : Quản lý dự án

QLNN : Quản lý nhà nước

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCMT : Tổng cục Môi trường

TNMT : Tài nguyên và môi trường

TTĐL : Trung tâm điện lực

UBND : Ủy ban nhân dân

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung về dự án

Những năm gần đây, vấn đề về phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng đang được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh nhận thức và những đánh giá về môi trường, về khí hậu toàn cầu ngày được nâng cao Các yêu cầu về phát triển bền vững và cuộc chiến bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng khắt khe và quyết liệt Trong khi đó, nhu cầu điện năng để phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới chưa bao giờ ngừng tăng, trong đó có Việt Nam Căn cứ vào dự báo về nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới, theo “Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong các giai đoạn tới, nhu cầu phụ tải điện của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao

Cụ thể, nhu cầu về điện năng của Việt Nam dự kiến năm 2025 đạt khoảng 378,3-391,4

tỷ kWh; năm 2030 khoảng 551,3-595,4 tỷ kWh; năm 2035 khoảng 727,0-822,5 tỷ kWh; năm 2040 khoảng 864,9-1.040,8 tỷ kWh và năm 2045 khoảng 977,0-1.213,1 tỷ kWh

Cơ cấu nguồn điện trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia cũng được điều chỉnh theo hướng xanh và sạch hơn Theo đó, Việt Nam sẽ phát triển đồng bộ, hợp lý

và đa đạng hóa các loại hình nguồn điện Tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới và điện khí trong nước nhằm tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia Đẩy mạnh phát triển các trung tâm nguồn điện sử dụng LNG với quy mô đủ lớn để đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án, ưu tiên phát triển tại các khu vực có nhu cầu điện lớn, thuận lợi đầu tư cơ sở hạ tầng kho cảng, có khả năng mở rộng trong tương lai Có lộ trình giảm tỉ trọng các nguồn điện than một cách hợp lý Dự kiến đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện trên cả nước đạt khoảng 130.371-143.839

MW, trong đó: thủy điện và thủy điện tích năng đạt 26.684-27.898 MW chiếm tỷ lệ 19,4-20,5%; nhiệt điện than 40.899 MW chiếm tỷ lệ 28,4-31,4%; nhiệt điện khí (tính

cả LNG) 27.471-32.271 MW chiếm tỷ lệ 21,1-22,4%; nguồn năng lượng tái tạo ngoài thủy điện (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, ) 31.380-37.030 MW chiếm tỷ lệ 24,3-25,7%; nhập khẩu điện 3.936-5.742 MW chiếm tỷ lệ 3-4%

Trước sự dịch chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu các ngành năng lượng nói chung và nhu cầu ngày càng tăng về các nguồn năng lượng sạch để thay thế dần các nguồn năng lượng từ nhiệt điện than, Thủ tướng Chính phủ UBND đã đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh bổ sung dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tại văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020 Ngày 22/10/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quyết định số 3690/QĐ-UBND về việc chấp thuận nhà đầu tư của dự án Theo đó Liên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần, Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, Công ty Tokyo Gas Co., LTD và Tập đoàn Marubeni đã được công nhận là nhà đầu tư của dự án Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 cũng đã được lựa chọn là đơn vị tư vấn thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Như vậy, việc thực hiện dự án “Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh” tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả và xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn phù hợp với các quy định của tỉnh Quảng Ninh cũng như của Chính phủ về phát triển điện lực

Trang 14

Dự án nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh được đầu tư xây mới gồm 02 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất lắp đặt khoảng 750MW, sử dụng tua bin khí chu trình hỗn hợp với cấu hình 1-1-1 đơn trục Nhà máy sử dụng nhiên liệu khí thiên nhiên hóa lỏng nhập khẩu (LNG) với kho chứa khí LNG và hệ thống tái hóa khí trên cạn với quy mô công suất khoảng 1,5 triệu tấn LNG/năm Dự kiến tổ máy số 1 được vận hành thương mại vào quý IV/2026 và vận hành thương mại Tổ máy số 2 vào Quý II/2027

Căn cứ điểm e, khoản 1, điều 28 của nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng

11 năm 2013 của chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước Theo đó, các dự án “Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên” thuộc thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép khai thác

sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh khai thác, sử dụng tài nguyên nước biển với tổng lưu lượng khoảng 2.637.512,183 m3/ngày (nhu cầu nước làm mát khoảng 2.635.200 m3/ngày và nhu cầu nước dịch vụ khoảng 2,312.18 m3/ngày) do đó, Dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ điểm c, khoản 2, điều 8 của nghị định 11/2021/NĐ-CP ngày 10/02/2021 của Chính phủ về việc quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định giao khu vực biển đối với các Dự án do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giao để thực hiện các dự án đầu tư khai thác, sử dụng tài nguyên biển Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh có hoạt động lấn biển và

sử dụng khu vực biển (thuộc vịnh Bái Tử Long) Ngoài ra, Dự án do nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đề nghị giao để thực hiện Dự án (Chủ đầu tư Dự án bao gồm iên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, Công ty Tokyo Gas Co., LTD - Nhật Bản và Tập đoàn Marubeni - Nhật Bản) Như vậy, Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ điểm c và điểm d, khoản 3, điều 28 và điểm a, khoản 1, điều 30 của Luật bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 và Phụ lục III của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh” thuộc mục số 9 và thứ 10, Phụ lục III - Dự án sử dụng khu vực biển và khai thác sử dụng tài nguyên nước thuộc thẩm quyền bàn giao khu vực biển và cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nên dự án phải thực hiện lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 35 của Luật bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14, Báo cáo Đánh giá tác động Môi trường của Dự án trình Bộ Tài nguyên

- Quy mô công suất tổ máy : 750 MW (điều kiện địa điểm);

- Thông số nhiệt độ không khí thiết kế : 29,1oC;

Trang 15

- Độ ẩm tương đối : 84%;

- Nhiệt độ nước làm mát đầu vào : 31,7oC

Dựa trên phương án cấu hình 1-1-1 được lựa chọn, các thông số chính của dự án được trình bày ở bảng sau:

Bảng 0.1 Bảng các thông số chính của dự án

STT Thông số Đơn vị Cho 1 tổ máy Cho 2 tổ máy Ghi chú

1 Quy mô công suất

CTHH

Tuabin khí CTHH

3 Hiệu suất thô tổ

Nhiệt trị thấp

Tiêu thụ nhiên liệu Sm3/năm tỷ 0,754 - 0,884 1,507 - 1,769 Tmax=6.000 giờ

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi/Dự án đầu tư

Dự án “Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh” đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận nhà đầu tư của dự án tại quyết định số 3690/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 Báo cáo đầu tư dự án “Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh” sẽ do Liên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần, Công ty Cổ phần Cơ khí

và Lắp máy Việt Nam, Công ty Tokyo Gas Co., LTD và Tập đoàn Marubeni phê duyệt trên cơ sở báo cáo đã được chỉnh sửa bổ sung theo thông báo kết quả thẩm tra hồ sơ NCKT và thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh quy hoạch của pháp luật về BVMT Mối quan hệ của Dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

1.3.1 Phù hợp với chiến lược và quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và quyết định số 116/QĐ-TTg ngày 21/1/2014 của thủ tướng chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng về công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam, nội dung chiến lược về bảo vệ môi trường đối với ngành năng lượng (đặc biệt là các dự án nhà máy nhiệt điện) như sau:

Trang 16

- Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho các ngành kinh tế thân thiện với môi trường, hạn chế phát triển các nhóm ngành có nguy cơ cao gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; từng bước xây dựng hạ tầng, môi trường pháp lý thuận lợi cho nền kinh tế xanh, nghiên cứu, xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí xác định ngành, các khu vực kinh tế xanh, có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ khu vực kinh tế xanh phát triển

- Nâng cao hiệu quả của đánh giá tác động môi trường trong việc sàng lọc, ngăn ngừa công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trong các dự án đầu tư phát triển

- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống quản lý môi trường ISO

14000

- Xây dựng năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, sự cố phóng xạ, hạt nhân trong các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, lưu giữ, kho chứa hóa chất, chất phóng xạ

Trên cơ sở các tiêu chi nói trên, ngày từ bước đầu triển khai nghiên cứu dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, CDA đã hướng tới các mục tiêu bảo vệ môi trường như:

- Dự án sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới, với nguyên liệu phục vụ sản xuất điện năng là khí hóa lỏng (LNG), thay thế hoàn toàn cho nhiên liệu than gây

ô nhiễm lớn đến môi trường Nhiên liệu khí chỉ phát sinh khí SO2 nên hạn chế tối

đa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình làm việc

- Dự án được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn, có uy tin trong lĩnh vực năng lượng nên dự án sẽ xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 để quản

lý vận hành theo định hướng bảo vệ môi trường

- Dự án sẽ phải sử dụng hóa chất trong quá trình vận hành (Clo, NaOH ) vì vậy việc xây dựng năng lực để ứng phó với các sự cố hóa chất là yêu cầu bắt buộc Với kinh nghiệm đầu tư các dự án nhiệt điện từ trước tới nay chủ đầu tư hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ năng lực ứng phó sự cố hóa chất cho dự án

Từ những luận điểm nêu trên cho thấy, việc chủ dự án triển khai xây dựng dự án hoàn toàn phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

Quy hoạch cảng biển

Theo quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc (Nhóm 1) giai đoạn đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt theo Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 07 năm 2020 Với yêu cầu cảng biển nước sâu (>11 m) để tiếp nhận tàu LNG có trọng tải đến 71.500 DWT, thuận lợi trong bố trí và kết nối giữa hệ thống kho chứa, tái hóa khí với đường ống kết nối với nhà máy điện, việc lựa chọn vị trí cảng LNG cho dự án là phù hợp với chức năng của Khu bến cảng Cẩm Phả với vai trò là khu bến cảng chuyên dùng, có bến làm hàng tổng hợp, công-ten-nơ

và bến chuyên dùng hàng lỏng

1.3.2 Phù hợp với chiến lược và quy hoạch của địa phương

Quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Ninh

Căn cứ quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050:

- Mục tiêu tầm nhìn quy hoạch năm 2030: “tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh

Trang 17

dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,

hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững”

- “Đến năm 2050, Quảng Ninh trở thành vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế; là vùng động lực phát triển kinh tế quốc gia với định hướng phát triến du lịch - công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; là vùng di sản vãn hóa, lịch sử quốc tế, Di sản và kỳ quan thiên nhiên thế giới”

- Định hướng phát triển không gian vùng tỉnh đến năm 2030: “Điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, khai khoáng (công nghiệp nhiệt điện, khai thác than, xi măng .) theo định hướng xanh, sử dụng các biện pháp công nghệ đảm bảo hạn chê tôi đa ảnh hưởng đên môi trường; hướng tới phát triển dịch vụ du lịch theo định hướng bên vững”

- Về định hướng phát triển không gian các tiểu vùng: “Cấm Phả là đô thị phát triển công nghiệp (than, nhiệt điện, công nghiệp phụ trợ ), dịch vụ theo hướng hiện đại bền vững với môi trường; là đô thi điên hình trong việc thực hiện cụ thể hóa chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững”

- Về định hướng phát triển giao thông đường thủy đối với các cảng biển: “Nâng cấp, cải tạo và mở rộng cảng Hòn Gai (cảng Cái Lân), cảng Vạn Gia, cảng Vạn Hoa, Mũi Chùa, cảng cẩm Phả, cảng Hải Hà theo quy hoạch hệ thống cảng biển”

- Về đinh hướng phát triển đối với các nhà máy nhiệt điện: Khai thác ổn định và có các giải pháp môi trường hiệu quả các Nhà máy nhiệt điện hiện có và tiếp tục thực hiện QH điện VII

- Về định hướng phát triển ngành du lịch: Xây dựng, phát triển các khu du lịch, dịch vụ trong đô thị; Phát triển xây dựng các khu du lịch sinh thái, văn hóa; Phát triển sản phẩm du lịch và Phát triển du lịch biển đảo

Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh

Căn cứ quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030:

1 Lượng nước có thể phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng dựa trên hiện trạng nguồn nước và năng lực của các công trình phát triển tài nguyên nước, công trình khai thác, sử dụng nước hiện có cụ thể:

- Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh là 9,98 tỷ m3 trong đó, nước mặt 8,35

tỷ m3, nước dưới đất 1,63 tỷ m3;

- Lượng nước có thể khai thác, sử dụng là 8,52 tỷ m3;

- Lượng nước có thể phân bổ là 7,56 tỷ m3

2 Quy định chức năng nguồn nước cho 14 sông, suối có vai trò quan trọng trong phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh, bảo tồn thủy sinh và bảo vệ môi trường;

3 Dự báo nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế - xã hội

- Giai đoạn đến năm 2020 tổng nhu cầu dùng nước là 1,01 tỷ m3/năm;

- Giai đoạn đến năm 2025 là tổng nhu cầu dùng nước là 1,27 tỷ m3/năm;

- Giai đoạn đến năm 2030 là tổng nhu cầu dùng nước 1,58 tỷ m3/năm

4 Các nội dung chính của phân bổ nguồn nước

Trang 18

a) Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước

Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: (1) cấp nước cho sinh hoạt; (2) cấp nước cho công nghiệp; (3) cấp nước cho du lịch, dịch vụ; (4) cấp nước cho nông nghiệp; (5) cấp nước cho thủy sản

b) Các chỉ tiêu phân bổ nguồn nước trong kỳ quy hoạch

+ Đến năm 2020: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 100,57 triệu m3/năm, công nghiệp là 135,85 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 105,28 triệu m3/năm, nông nghiệp là 350,75 triệu m3/năm;

+ Đến năm 2025: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 111,78 triệu m3/năm, công nghiệp là 269,41 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 159,57 triệu m3/năm, nông nghiệp là 338,28 triệu m3/năm;

+ Đến năm 2030: Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt là 139,68 triệu m3/năm, công nghiệp là 433,00 triệu m3/năm, du lịch, dịch vụ là 234,06 triệu m3/năm, nông nghiệp là 324,96 triệu m3/năm

c) Xác định lượng nước phân bổ nguồn nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng trong kỳ quy hoạch

- Trong trường hợp bình thường phân bổ bảo đảm 100% nhu cầu cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước;

- Trong trường hợp hạn hán, thiếu nước (lượng nước đến tương ứng với tần suất 75%) lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước được xác định theo thứ tự ưu tiên và lượng nước thiếu cụ thể:

+ Nước phục vụ cho sinh hoạt bảo đảm cấp đủ 100% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho công nghiệp bảo đảm 90% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho du lịch, dịch vụ bảo đảm 85% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho nông nghiệp bảo đảm 80% nhu cầu;

+ Nước phục vụ cho thủy sản bảo đảm 75% nhu cầu

Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả

Căn cứ vào quết định số 816/QĐ-UBND ngày 27 thảng 3 năm 2015 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và ngoài 2050:

Về phân khu chức năng đối với Khu 5: Gồm các phường Cẩm Phú, Cẩm Thịnh:

- Tính chất: Là khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mới; Khu công nghiệp tập trung: khai thác than, nhiệt điện, công nghiệp sạch, cảng biển, hậu cần cảng; Khu công viên chuyên ngành than

- Quy mô dân số: 33.430 người; Diện tích: 1.635 ha

- Định hướng chính:

+ Bố trí Cụm công nghiệp sạch, cảng và khu hậu cần cảng

+ Bố trí khu đô thị mới tiếp giáp cụm công nghiệp sạch và ngăn cách bở dải cây xanh đê đảm bảo môi trường

+ Chỉnh trang các không gian kiến trúc công trình và nhà ở riêng lẻ

+ Tại khu vực mỏ đang được hoàn nguyên, xây dựng công viên chuyên để ngành than

Trang 19

Quy hoạch sử dụng đất thành phố Cẩm Phả

Căn cứ vào quyết định số 837/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 -

2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả:

- Diện tích, cơ cấu các loại đất:

+ Đất nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 có 24.317,26 ha; đến năm 2030

có diện tích 21.544,61 ha; giảm 2.772,64 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020 + Đất phi nông nghiệp hiện trạng sử dụng năm 2020 13.429,92 ha, đến năm 2030

là 18.542,41 ha, tăng 5.112,49 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020

+ Đất chưa sử dụng hiện trạng sử dụng năm 2020 có 1.046,41 ha; đến năm 2030

là 704,29 ha giảm 342,12 ha so với hiện trạng sử dụng đất năm 2020 (tại phường Cẩm Thịnh diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 86,59 ha)

- Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

+ Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 2.919,91 ha (tại phường Cẩm Thịnh diện tích đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 74,19 ha)

+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp đến năm 2030 là 641,14 ha

+ Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đến năm 2030 là 52,48 ha

Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả cho thấy diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng năm 2030 có xu hướng giảm so với năm 2020, trong khi diện tích đất phi nông nghiệp có chiều hướng tăng, cụ thể:

- Diện tích đất nông nghiệp giảm 2.772,64ha

- Diện tích đất phi nông nghiệp tăng 5.112,49 ha, trong đó đất khu công nghiệp tăng 400ha và đất cụm công nghiệp tăng 45ha

- Diện tích đất chưa sử dụng giảm 342,12ha

Đánh giá sự phù hợp với chiến lược và quy hoạch của địa phương:

Việc xây dựng nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh sẽ yêu cầu cần phải chuyển đổi một phần đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng tại phường Cẩm Thịnh sang đất phi nông nghiệp, phù hợp quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của thành phố Cẩm Phả

Tiềm năng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn Tỉnh nói chung và nhu cầu sử dựng nước của Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh nói riêng

Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh khi đi vào vận hành sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu an ninh năng lượng cho hệ thống điện miền Bắc Ngoài ra nhà máy áp dụng công nghệ tua-bin khí chu trình hỗn hợp, sử dụng nhiên liệu LNG là nhiên liệu thân thiện với môi trường (nhiên liệu sạch) để sản xuất điện năng, giảm phát thải khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường

Như vậy, việc xây dựng Nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền Bắc đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, phù hợp với định hướng tầm nhìn phát triển

Trang 20

kinh tế của tỉnh, quy hoạch chung xây dựng thành phố Cẩm Phả Ngoài ra, việc xây dựng dự án sẽ bổ sung thêm một nguồn điện có thể coi là tương đối sạch, phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch của tỉnh

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và hướng dẫn kỹ thuật quốc gia, quốc tế áp dụng trong quá trình ĐTM

2.1.1 Văn bản pháp luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày ngày 29/11/2014

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012

- Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012

- Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2014;

- Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ TNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TNMT về BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

- Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TNMT ngày 14/10/2016 về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Thông tư 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động

2.1.2 Quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia

a Quy chuẩn Bộ TNMT ban hành

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải

Trang 21

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 22:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 43-MT:2017/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích;

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

b Quy chuẩn liên quan khác

- QCVN 01:2015/KHCN - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diezel, nhiên liệu sinh học

- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc (Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016)

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc (Thông tư số 26/2016/TT-BYT ngày 30/6/2016)

- QCVN 27:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc

- QCVN 05:2020/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- QCVN 11:2012/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện

- TCVN IEC/ISO 31010:2013 - Quản lý rủi ro - kỹ thuật đánh giá rủi ro

- TCVN 5684:2003 - An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu chung

Trang 22

2.1.3 Hướng dẫn kỹ thuật quốc gia và quốc tế

- Hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn cho các dự án khí tự nhiên hóa lỏng của IFC và nhóm Ngân hàng Thế giới, 2016

- Hướng dẫn chung về Môi trường, An toàn và Sức khỏe của IFC và Nhóm Ngân hàng Thế giới, 2015

- Các tiêu chuẩn hoạt động về môi trường xã hội của IFC và Nhóm ngân hàng thế giới, 1/2012

- Các hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án nhà máy nhiệt điện do Bộ EIA ban hành theo Bộ TN & MT trong tháng 10/2009

- Hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn cho các nhà máy nhiệt điện của IFC và nhóm Ngân hàng Thế giới, tháng 12/2008

2.2 Các văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến dự án

- Văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh vào Quy hoạch phát triển điện lực quóc gia

- Quyết định số 3690/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quyết định chấp thuận nhà đầu tư: Chấp thuận Liên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, Tokyogas Co.Ltd và Marubeni Corporation là nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh đã được phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư tại quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh

- Văn bản số 1622/UBND-QH2 ngày 19/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chấp thuận địa điểm lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Nhà máy điện khí Quảng Ninh sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên hóa lỏng tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả

- Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UNND thành phố Cẩm Phả

về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả

- Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc quyết định phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu

tư thực hiện dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh

- Văn bản số 1672/CTN-KT ngày 11/11/2019 của Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh về việc cung cấp thông tin cấp nước tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do CDA tự tạo lập và thuê đơn vị tư vấn tạo lập được sử dụng làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Trong nghiên cứu ĐTM cho Dự án này, các tài liệu sau đây đã được Chủ dự án thực hiện và sử dụng trong báo cáo:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, 03/2022

- Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực dự án do Viện Hóa Công nghiệp Việt Nam thực hiện, tháng 7/2022

- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh, tháng 9/2021

- Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội phường Cẩm Thịnh, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, tháng 9/2021

Trang 23

- Báo cáo khí tượng, thủy văn do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 thực hiện, tháng 1/2022

Báo cáo khảo sát địa hình, địa chất do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 thực hiện, tháng 01/2022

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Tóm tắt về Tổ chức thực hiện ĐTM

Chủ dự án: Liên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần, Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, Công ty Tokyo Gas Co., LTD

và Tập đoàn Marubeni đã được công nhận là nhà đầu tư của dự án

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1

- Người đại diện: Ông Nguyễn Hữu Chỉnh

Chủ dự án và đơn vị tư vấn đã cùng phân tích, đánh giá các tác động trong quá trình thi công cũng như vận hành dự án, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu phù hợp và tối ưu nhất nhằm hạn chế các tác động nhất thời cũng như lâu dài của dự án đến môi trường

Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn của mẫu số 4 phụ lục II thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

3.2 Các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM

II Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1

1 Lưu Quốc Việt Ths môi trường Quản lý chung

2 Vũ Thị Đoan Trang Ths môi trường Chịu trách nhiệm lập báo cáo ĐTM

Đánh giá tác động đến môi

Trang 24

TT Họ tên Chức vụ/học hàm, học vị/

chuyên nghành

Nội dung phụ trách Chữ ký

trường tự nhiên Lập các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

3 Tạ Ngọc Diệp Ths môi trường

Đánh giá tác động đến môi trường xã hội

Khảo sát hiện trạng, làm việc với các tổ chức liên quan

4 Vũ Viết Long KS thủy văn môi trường

Lập các mô hình tính toán Lập chương trình quan trắc, giám sát môi trường

Tổ chức tham vấn cộng đồng

Tiến trình thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo ĐTM:

- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;

- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án

- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án

- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh

- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện

- Xây dựng chương trình giám sát môi trường

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp ĐTM

4.1.1 Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập năm 1993 trên cơ sở các kết quả thống kê từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới nên có sai số lớn, tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể ứng dụng hiệu quả Khi đánh giá những nguồn ô nhiễm đơn lẻ, cố định Độ tin cậy của phương pháp trong trường hợp này thường ở mức trung bình Tuy nhiên, trong trường hợp thực tế khi chưa có các hệ số ô nhiễm tin cậy do các tổ chức uy tín khác xây dựng và công bố thì hệ số này vẫn được dùng phổ biến để đánh giá nhanh và dự báo các tác động môi trường của các dự án đầu tư mới

Trang 25

Áp dụng chủ yếu tại chương 3 trong báo cáo

4.1.2 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo tri thức, kinh nghiệm và kỹ năng của các chuyên gia chuyên ngành trong đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư tương tự nhằm sàng lọc, nhận dạng chính xác các tác động chính, phương pháp đánh giá tác động phù hợp, cũng như

đề xuất các biện pháp quản lý và kỹ thuật/ công nghệ môi trường khả thi nhằm kiểm soát và giảm thiểu hiệu quả các tác động môi trường quan trọng của dự án Phương pháp này có độ tin cậy cao, được sử dụng trong tất cả các nội dung và các bước nghiên cứu xây dựng báo cáo ĐTM, đặc biệt là chương 3

4.1.3 Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuấn môi trường và Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về môi trường

4.1.3 Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa được áp dụng để mô phỏng các quá trình phát tán ô nhiễm từ nguồn ra xung quanh Mô hình được áp dụng trong các nội dung sau:

Dự báo lan truyền khí thải, sử dụng mô hình AERMOD

Mô hình AERMOD được phát triển bởi cơ quan khí tượng và cục bảo vệ môi trường Hoa Kì nhằm mô hình hóa sự phát tán hóa chất trong không khí, đánh giá nồng độ

ô nhiễm và lắng đọng từ nhiều nguồn AERMOD thường được sử dụng cho một vùng có phạm vi rộng lớn

Trong dự án này, mô hình AERMOD được ứng dụng để dự báo, mô phỏng quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải khí thải từ ống khói của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh ra môi trường xung quanh

Dự báo lan truyền nhiệt xả nước làm mát, sử dụng mô hình MIKE 21/3

Mô hình MIKE 21/3, là một mô hình thủy lực, nằm trong bộ mô hình MIKE được xây dựng bởi viện khoa học thủy lợi Đan Mạch Mô hình MIKE 21/3 là công cụ được ứng dụng rộng rãi và đã được kiểm chứng bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới Đây là một công

cụ hữu ích đặc biệt trong việc mô phỏng các quá trình vật lý, hóa học hoặc sinh học tại các khu vực ven biển

Trong dự án này, mô hình MIKE 21/3 được ứng dụng để dự báo, mô phỏng quá trình lan truyền nhiệt độ trong nước làm mát của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh ra vịnh Bái Tử Long

4.2 Các phương pháp khác

4.2.1 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Tiến hành đo đạc và phân tích môi trường như chất lượng không khí, mức ồn, chất lượng môi trường đất, môi trường nước theo QCVN hiện hành, các số liệu đo đạc làm cơ sở đánh giá tác động trước và Khi dự án triển khai

Nội dung lấy mẫu và phân tích mẫu bao gồm: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ, thời gian thực hiện lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích…;

Cùng với phương pháp thu thập số liệu quan trắc tại khu vực dự án trong các thời

kỳ, lấy mẫu và phân tích mẫu được áp dụng tại chương 2 của báo cáo để tăng tính chính xác của đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nền của dự án

Trang 26

4.2.2 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê: có độ tin cậy cao do các số liệu thu thập và sử dụng vào việc thống kê phục vụ cho công tác đánh giá tác động môi trường được trích dẫn từ nguồn số liệu nêu ra trong Niên giám thống kê của địa phương và các báo cáo tình hình kinh tế xã hội tại nơi thực hiện dự án Phương pháp này được áp dụng tại chương

2 của báo cáo

4.2.3 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được dùng để đánh giá các tác động, tổng hợp các số liệu thu thập được so với các Tiêu chuẩn (Quy chuẩn) Việt Nam về Môi trường cho phép đối với Dự án Từ đó rút ra những kết luận về ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường

4.2.4 Phương pháp kế thừa

Báo cáo ĐTM hiện tại được lập do dự án mở rộng diện tích nên việc kế thừa tài liệu, kết quả nghiên cứu sẵn có một cách chọn lọc sẽ góp phần rút ngắn thời gian, tăng tính chính xác và tính hiệu quả của quá trình lập báo cáo ĐTM cho dự án

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO DTM

5.1 Thông tin về dự án

Tên dự án: NHÀ MÁY ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH

Địa điểm thực hiện: Phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả, T Quảng Ninh

Chủ dự án: Liên danh Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ

phần, Công ty Cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam, Công ty Tokyo Gas Co., LTD

và Tập đoàn Marubeni đã được công nhận là nhà đầu tư của dự án

Công nghệ sản xuất: Nhà máy sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp

(cấu hình 1-1-1) là công nghệ được xây dựng trên cơ sở tuabin khí kết hợp với tuabin hơi nhằm tận dụng tối đa hiệu quả phát điện

Trang 27

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu khí

- Hệ thống nước làm mát

- Hệ thống cung cấp và xử lý nước công nghệ

- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Việc trực tiếp xả nước làm mát từ nhà máy Điện khí LNG Quảng Ninh ra vịnh Bái Tử Long, sẽ gây ra các tác động tiêu cực tới hệ sinh thái thủy sinh và môi trường nước biển khu vực Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp quan trắc, xử lý nước thải thích hợp, đảm bảo QCVN 40:2011/BTNMT, trước khi thải ra môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Trong quá trình hoạt động, Dự án phát thải ra môi trường một lượng lớn chất thải bao gồm khí thải với lưu lượng ước tính khoảng 2.666,1 m3/s, lưu lượng nước thải công nghiệp là 1860,49 m3/ngày.đêm và lưu lượng nước làm mát là 2.422.094

m3/ngày.đêm (28,03 m3/s) Ngoài ra, quá trình vệ sinh bảo dưỡng định kỳ cũng sẽ phát sinh một lượng nước thải, bùn thải và lắng cặn

Các hạng mục công trình chính của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường bao gồm:

- Buồng đốt sau quá trình đốt nhiên liệu phát thải khí thải ra môi trường thông qua ống khói cao 60m;

- Hệ thống xử lý nước thải;

- Đường ống hút nước làm mát;

- Đường ống xả nước làm mát;

- Kho chứa chất thải nguy hại

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Bụi, khí thải

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung phát sinh từ các quá trình đào đắp, xây dựng và vận chuyển thiết bị máy móc, nguyên vật liệu thi công

Trang 28

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của nhà máy với nhiên hiệu LNG: hàm lượng bụi khoảng 25 mg/Nm3 (ở điều kiện chuẩn 25oC, 1 atm, 15% O2, khí khô); nồng độ NOx (tính theo NO2) khoảng 51 mg/Nm3 và nồng độ SO2 khoảng 8,62 mg/Nm3 (ở điều kiện chuẩn 25oC, 1 atm, 15% O2, khí khô) tại ống thoái khí trước khi thoát ra môi trường

5.3.2 Nước thải

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn xây dựng ước tính khoảng 400 m3/ngày (24 giờ) tại công trường thi công với thành phần ô nhiễm chính như chất rắn 1ơ lửng (SS), BOD5, Coliform,

Nước thải xây dựng phát sinh từ hoạt động rửa nguyên vật liệu, nước dưỡng bê tông, vệ sinh máy móc, làm mát thiết bị thi công với lưu lượng lớn nhất ước tính khoảng 200 m3/ngày (24 giờ) với thành phần ô nhiễm chính 1iên quan đến chất rắn 1ơ lửng và dầu mỡ,

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Nước làm mát: Lưu lượng khoảng 28,03 m3/s, nhiệt độ < 40oC, thông số Clo dư

< 1,6 mg/l Ngoài ra theo hướng dẫn của IFC, nước thải làm mát không được làm nhiệt

độ môi trường tăng quá 3oC (so với nhiệt độ môi trường nền) Tuân thủ theo QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Nước thải sinh hoạt: Phát sinh khoảng 46,2 m3/ngày (24 giờ) Thành phần chính bao gồm: Chất rắn lơ lửng, BOD5, Coliform,

Nước thải nhiễm hóa chất: Nước thải thường xuyên khoảng 1.557,64 m3/ngày (24 giờ), nước thải không thường xuyên (chủ yếu bao gồm nước rửa lò hơi) ước tính 16,67 m3/ngày (24 giờ) Tổng lượng nước thải nhiễm hóa chất lớn nhất khoảng 1.574,31 m3/ngày Nước thải thải nhiễm hóa chất này chứa axit hoặc bazơ, muối trung hòa và vài hợp chất kim loại,

Nước thải nhiễm dầu: Nước thải vệ sinh ở khu vực gian máy chính, lò thu hồi nhiệt, nước thải từ hệ thống làm mát mạch kín và nước mưa có lẫn dầu ở khu vực máy biến áp, phát sinh khoảng lớn nhất 239,99 m3/ngày (24 giờ) Trong đó lưu lưu nước thải nhiễm dầu không thường xuyên phát sinh trong quá trình rửa và vệ sinh chung các thiết bị kỹ thuật tại kho cảng LNG khoảng 160 m3/ngày và lưu lượng nước tahir nhiễm dầu thường xuyên là 79,99 m3/ngày Thành phần chính bao gồm dầu mỡ, chất rắn lơ lửng, ;

Nước thải phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, duy tu định kỳ (không thường xuyên): Phát sinh với lưu lượng khoảng 159,6 m3/ngày; nước thải này có tính axit hoặc bazơ, chất rắn lơ lửng, COD, Fe, ;

Toàn bộ nước thải sinh hoạt, nước thải nhiễm hóa chất (thường xuyên và không thường xuyên) và nước thải nhiễm dầu, ước tính khoảng 2.046,54 m3/ngày, sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập chung với công suất khoảng 2050 m3/ngày Nước thải sau hệ thống xử lý, trước khi xả ra môi trường, đáp ứng quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Trang 29

5.3.3 Chất thải rắn, chất thải nguy hại

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng khoảng 2.000 kg/ngày tại khu vực công trường, chủ yếu phát sinh từ hoạt động của cán bộ, công nhân và người lao động với thành phần chủ yếu là thực vật, thực phẩm dư, nhựa, giấy, thủy tinh,

Chất thải rắn xây dựng: Tổng khối lượng được ước tính khoảng 132,6 kg/ngày phát sinh từ khu vực công trường thi công, thành phần chủ yếu là bê tông, gạch vụn, vật liệu xây dựng hư hỏng, thải bỏ

Vật liệu nạo vét các hạng mục cảng: ước tính khoảng 4.000.000 m3

Chất thải rắn nguy hại:

Khối lượng CTRNH liên quan tới dầu mỡ bao gồm khoảng 6.132 lít/36 tháng (6 lít/ngày) với dạng lỏng như dầu, nhớt thải và dạng rắn 8.940 kg/36 tháng (9,6 kg/ngày) với giẻ lau dính dầu, mỡ thải

Khối lượng CTRNH không liên quan tới dầu mỡ ước tính khoảng 302,9kg/ tháng tương đương 4,2 kg/ngày

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Chất thải rắn sinh hoạt: Khối lượng khoảng 231 kg/ngày (24 giờ) tại khu vực Nhà máy với thành phần chủ yếu là thực vật, thực phẩm dư thừa, nhựa, thủy tinh Chất thải rắn thông thường:

- Cặn rắn từ quá trình (định kỳ tối thiểu 01 năm/01 1ần) súc rửa lò thu hồi nhiệt 0,5 tấn/lần với thành phần chủ yếu chất thải có chứa kim loại, muối cặn rắn từ hệ thống xử 1ý nước thải: 1 đến 2 m3/ngày hình thành do xác của vi sinh vật chết, cặn rắn 1ơ 1ửng và có thể có một số kim loại nặng, Bùn từ bể chứa nước biển đầu vào: 1-2

m3/năm, Thành phần chất thải có chứa kim loại, muối, vi khuẩn Bùn từ hệ thống xử

lý nước thải khoảng 1 – 2 m3/ngày (bùn khô), chủ yếu là bùn vô cơ, ít chất hữu cơ và

vi khuẩn

- Chất thải phát sinh từ quá trình nạo định kỳ luồng tàu, vũng quay tàu ước tính

sơ bộ khoảng m3/ lần/năm

Chất thải rắn nguy hại: Các loại chất thải nguy hại như que hàn, cặn sơn, sơn, vecni thải có dung môi hữu cơ, hộp mực in, bóng đèn huỳnh quang thải, dầu động cơ, bao bì và giẻ lau nhiễm dầu phát sinh khoảng 60,8 tấn/năm; Khối 1ượng dầu thải sau quá trình phân ly dầu từ nước thải nhiễm dầu khoảng 4,5 tấn đến 9 tấn/năm

5.4 Các công trình và biện pháp BVMT của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Nước thải sinh hoạt

Lắp đặt khoảng 30 nhà vệ sinh di động để thu gom toàn bộ nước thải sinh hoạt phát sinh; phối hợp với đơn vị có chức năng để vận chuyển về xử ý theo quy định

Nước thải vệ sinh máy móc, phương tiện

Nước thải vệ sinh

máy móc, phương

tiện

Hệ thống mương dẫn Hố lắng Vịnh Bái Tử Long

Trang 30

Dẫn thu vào hệ thống mương dẫn → hố 1ắng có trang bị bẫy dầu → nước trong sau 1ắng và tách dầu được thoát ra Vịnh Bái Tử Long

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa

Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên Dự án → mương thoát nước mưa tạm thời dọc theo đường tạm thi công →lắng sơ bộ tại hố ga → Vịnh Bái Tử Long

Nước thải phát sinh từ hoạt động sục rửa đường ống của lò thu hồi nhiệt

- Nước thải chứa hóa chất sẽ được nhà thầu EPC thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý bên ngoài Nhà máy;

- Nước thải không chứa hóa chất sẽ được bơm sang các bể chứa nước thải của Nhà máy để xử 1ý trước khi thải vào môi trường tiếp nhân

Nước thải xây dựng

Thu gom và thải nước thải xây dựng bằng hệ thống rãnh thoát nước trên khu vực công trường đưa về bể chứa nước thải xây dựng để lắng cặn và xử lý đạt QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh trước khi thải ra ngoài

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sản xuất của Nhà máy đáp ứng QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh., trước khi thoát ra khu vực vịnh Bái Tử Long Lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc tự động, liên tục có camera theo dõi và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh

để kiểm tra, giám sát chất lượng nước thải sau xử lý bao gồm các thông số: lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, COD, amonia

Chất lượng nước sau làm mát đối với thông số nhiệt độ và c1o dư đảm bảo đạt QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh và hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của IFC

Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh được thiết kế

để xử lý nước thải từ các nguồn khác nhau trong quá trình vận hành của nhà máy, đảm bảo đáp ứng được các quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành trước khi thải ra môi trường bên ngoài Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế có độ tin cậy cao và khả

Trang 31

năng làm việc của thiết bị ổn định trong suốt các năm vận hành của nhà máy

Trước khi thải ra môi trường, toàn bộ nước thải của nhà máy phải được xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn về nước thải công nghiệp và sinh hoạt cho phép (QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, QCĐP 3:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, QCVN 14:2015/BTNMT – Quy chuẩn chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt,…)

Nước thải phát sinh trong nhà máy được chia thành 3 loại chính dựa theo thành phần chất ô nhiễm có trong nước thải sau:

- Nước thải nhiễm hóa chất;

- Nước thải nhiễm dầu;

- Nước thải sinh hoat

Hệ thống xử lý nước thải được tính toán thiết kế để đáp ứng công suất xử lý với lượng nước thải trung bình 1860,49 m3/ngày

Nước thải sinh hoạt sẽ được chứa trong bể tự hoại để vi sinh hoá trước khi được bơm sang các bể xử lý Nước thải sinh hoạt sau bơm được bơm lần lượt tới các bể lắng, bể sục cacbonic, bể keo tụ, bể thu bùn, bể chứa nước thải sinh hoạt đã xử lý Cuối cùng được bơm đến bể nước thải sau lắng trong của quá trình xử lý nước thải nhiễm hóa chất

Lưu trình của hệ thống xử lý nước thải nhiễm hóa chất như sau: Nước thải nhiễm hóa chất và nước thải không thường xuyên → Bể cân bằng → Bơm nước thải → Bể điều chỉnh pH → Bể keo tụ → bể tạo bông → Bể lắng → Bể trung Bể chứa nước thải sau lắng trong → Bể trung hòa → Bể chứa nước thải đã xử lý → kênh xả của nhà máy Nước thải nhiễm dầu sinh ra từ các khu vực tuabin và lò hơi, khu vực bơm… sẽ được thu về bể chứa nước thải nhiễm dầu và sau đó được chuyển đến thiết bị tách dầu Nước thải nhiễm dầu đã xử lý tách dầu sẽ chảy đến bể cân bằng trong quá trình xử lý nước thải nhiễm hóa chất Dầu đã tách được đưa đến bể chứa dầu thải và sẽ được thải bằng xe bồn

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa nhiễm dầu tại các khu vực chứa dầu như khu vực chứa nhiên liệu, trạm biến áp, gian máy chính có lưu lượng khoảng 0,91m3/h tương đương 21,82

m3/ngày Loại nước này sẽ được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải tập chung

Nước mưa chảy tràn khu vực khác (mái nhà, mặt đường…) được quy ước là nước sạch và sẽ được thu gom về các hố ga, các rãnh và thoát ra ngoài nhà máy bằng

hệ thống ống, mương, cống tùy thuộc vào lưu lượng nước mưa

5.4.2 Các công trình và biện pháp xử lý bụi, khí thải

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Bố trí khu vực rửa xe tại công trường để vệ sinh các phương tiện vận chuyển trước khi ra công trường;

Các phương tiện vận tải được đăng kiểm và được cấp giấy chứng nhận về chất lượng khí thải trước khi được đưa vào sử dụng;

Che phủ các bãi tập kết nguyên vật liệu, che phủ thùng xe khi vận chuyển vật liệu xây dựng dạng rời;

Phun nước thường xuyên khu vực công trường và dọc tuyến đường vận chuyển

Trang 32

vật liệu vào khu vực Dự án

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom toàn bộ bụi và khí thải phát sinh

từ lò thu hồi nhiệt Áp dụng công nghệ xử lý trong buồng đốt để đảm bảo nồng độ các chất trong khói thải đáp ứng quy chuẩn môi trường, khí thải được khuếch tán ra môi trường xung quanh thông qua ống thoát khí cao 60 m, đường kính trong khoảng 8 m Toàn bộ bụi, khí thải phát sinh từ hệ thống lò thu hồi nhiệt được thu gom bảo đảm đạt QCVN 22:2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8) – Quy chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện, QCVN 19: 2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8) - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCĐP 5:2020/QN (Kp=0,8; Kv=0,8) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ tỉnh Quảng Ninh, trước khi thoát ra môi trường xung quanh

Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục đối với khí thải trước khi thoát ra môi trường tiếp nhận theo quy định; truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Quảng Ninh theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và Nghị định 08/2022/NĐ-CP

5.4.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường

Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong quá trình vận hành những hạng mục công trình của Dự án, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT và Nghị định 08/2022/NĐ-CP

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Chất thải xây dựng: được thu gom, phân loại và phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; các chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được sử dụng cho mục đích phù hợp theo quy định

Chất thải từ hoạt động nạo vét: sử dụng phao đánh dấu các khu vực nạo vét và lập kế hoạch thực hiện đảm bảo thi công nhanh và thuận tiện

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Chất thải rắn thông thường sẽ được lưu chứa tạm thời tại nhà kho có diện tích khoảng 121,5 m2, có kết cấu thép chịu lực

5.4.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại

Chủ dự án sẽ thực hiện đầy đủ việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại phát sinh theo hướng dẫn được quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường và thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Trong quá trình thi công tại khu vực công trường, dự kiến bố trí 15 thùng chứa CTNH với dung tích mỗi thùng 240l, có dán nhãn đối với từng thùng để công nhân dễ nhận biết và phân loại cho đúng

Toàn bộ chất thải nguy hại được phân loại và lưu giữ trong các thùng có nắp đậy

và dán nhãn theo quy định, phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và

xử lý theo quy định

Trang 33

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại tạm thời và thu gom về kho lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích khoảng 121,5 m2 (có chia các ngăn lưu giữ riêng biệt cho từng loại chất thải)

- Tuần suất thu gom: 2 lần/tuần

- Tần suất vận chuyển xử lý: 3 tháng/lần

- Nhà máy ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định

5.4.5 Công trình, biện pháp lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

CDA sẽ thu gom, phân loại, lưu giữ, vân chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn sinh hoạt, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (bố trí 30 thùng chứa rác tạm thời, 120 lít/thùng) và phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Các khu vực làm việc trong nhà máy sẽ được trang bị các thùng rác dung tích 95 lít đến 660 lít để thu gom chất thải rắn sinh hoạt Hàng ngày, chất thải rắn sinh hoạt từ các khu vực trong Nhà máy được thu gom, phân loại và chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định;

5.4.6 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Các biện pháp được áp dụng bảo đảm đạt QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia v ề tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuât quốc gia

về độ rung và các quy chuẩn hiện hành khác

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Thực hiện bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi công thường xuyên trong suốt thời gian thi công; không thực hiện các công việc gây rung động và tiếng ồn lớn vào thời gian theo quy định

Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động đối với không khí và nước đã đề xuất của các nhà thầu

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung: Trang bị vật liệu cách âm và giảm thanh cho ống dẫn khí của tuabin, các van an toàn; thiết kế các bộ phân giảm âm, lắp đệm chống ồn trong quá trình vân hành Dự án

Trồng cây xanh (diện tích tối thiểu 10%) khu vực Dự án tuân thủ theo quy định hiện hành

5.4.7 Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cổ môi trường

a Giai đoạn chuẩn bị, xây dựng

Thực hiện khảo sát đặc điểm địa chất khu vực Dự án để có thiết kế chống lún phù hợp; các biện pháp gia cố và xử lý nền đất trước khi xây dựng công trình theo quy định hiện hành

Xây dựng, phổ biến và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về an toàn lao động,

Trang 34

phòng cháy và chữa cháy theo quy định

b Giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành thương mại

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải: Một số thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải sẽ được thiết kế với cấu hình 2x100% hoặc 3 x 50% như máy bơm, máy thổi khí, bộ châm chlorine, các bồn bể lưu chứa nước thải được thiết kế với thể tích lưu chứa lớn hơn lưu lượng nước thải phát sinh Ngoài ra, khi gặp sự cố, thiết bị dự phòng sẽ được đưa vào ho ạt động thay thế Nước thải sau khi xử lý nếu không đạt chuẩn sẽ được đưa ngược trở lại để tiếp tục xử lý chất lượng nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài

Các bồn chứa dầu sẽ được đặt trong khu vực đê bao với thể tích khoảng 110% thể tích toàn bộ lượng dầu trong các bồn chứa Khi có sự cố vỡ bồn chứa dầu, toàn bộ lượng dầu tràn được chứa trong khu vực đê bao Lượng dầu tràn thu được sẽ được xem xét tái sử dụng (tùy theo mức độ tinh khiết của dầu) hoặc thải bỏ theo quy định đối với chất thải nguy hại Nước thải nhiễm dầu sẽ được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu để xử lý sơ bộ sau đó chuyển sang hệ thống xử ý nước thải tập trung để xử

lý cùng với các loại nước thải khác đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra môi trường;

Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước sau làm mát: thiết kế liên động các bơm định lượng châm Clo đầu vào và bộ quan trắc tự động liên tục Clo dư đầu ra; thiết lập giá trị đặt của nồng độ Clo dư tại bộ quan trắc luôn < 1,6mg/l, bảo đảm xử lý kịp thời trường hợp sự cố môi trường; tại điểm thoát nước sau làm mát, thực hiện cam kết nhiệt độ < 40 oC và Clo dư < 1,6 mg/l

- Dừng khẩn cấp tự động các bơm châm Clo ngay từ khi Clo dư quan trắc vượt 1,6 mg/l (Clo dư < 1,6 mg/l áp dụng cho Dự án theo QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1) - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.);

- Theo dõi hàm lượng Clo dư trong nước làm mát đầu ra;

- Trong trường hợp hàm lượng Clo dư tại đầu ra nước làm mát tuần hoàn tiếp tục tăng và tiệm cận giá trị ngưỡng 1,6 mg/l, sẽ tiến hành giảm tải theo quy trình vận hành

và dừng vận hành máy để tiến hành kiểm tra toàn diện hệ thống châm Clo

Lập và thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất; phương án phòng chống cháy, nổ và sự cố liên quan khác trình các cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường

5.5.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng

a Giám sát chất lượng không khí

Vị trí giám sát (03 vị trí): 01 vị trí trong khu vực công trường, 01 vị trí ven đường vào Dự án, 01 vị trí tại khu dân cư phía Bắc dự án

Thông số giám sát: Bụi tổng, NOx, SO2, CO, tiếng ồn, độ rung;

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;

Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT; QCĐP 4:2020/QN

b Giám sát nước thải

Vị trí giám sát (02 vị trí): 01 vị trí tại điểm xả nước thải ra nguồn tiếp nhận tại

Trang 35

khu vực mặt bằng xây dựng nhà máy, 01 vị trí tại điểm xả ra nguồn tiếp nhận tại khu vực lán trại

Thông số giám sát: pH, độ đục, COD, BOD5, TSS, NH4+, NO3-, PO43-, dầu mỡ, tổng Coliform;

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;

Quy chuẩn so sánh: QCVN40:2011/BTNMT Cột B; QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1); QCVN 14:2008/BTNMT (cột B)

02/2022/TT-d Giám sát hệ sinh thái

Vị trí giám sát (01 vị trí): Điểm xả nước làm mát của nhà máy

Tần suất giám sát: 1 lần trước khi thi công xây dựng (để đối chứng với kết quả quan trắc ở giai đoạn vận hành

Chỉ tiêu giám sát: Thực vật phù du và động vật phù du, sinh vật đáy, các loài trong sách đỏ

Tiêu chuẩn so sánh: Sách đỏ Việt Nam

5.5.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm

a Giám sát khí thải

Vị trí giám sát (01 vị trí): Đầu ống khói của Nhà máy

Thông số giám sát: Bụi tổng, SO2, NOx (tính theo NO2), CO

Tần suất quan trắc và số mẫu: Theo quy định tại khoản 5, Điều 21, Thông tư 02/2022/TT- BTNMT

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 22:2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8); QCVN 19: 2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8; QCĐP 5:2020/QN (Kp=0,8; Kv=0,8)

b Giám sát nước thải

(i) Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt

Vị trí lấy mẫu (02 vị trí): 01 vị trí tại đầu ra sau Hệ thống xử lý nước thải sản xuất; 01 vị trí tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT; QCVN40:2011/BTNMT Cột B

Trang 36

(Kq=1; Kf=1) và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1)

(ii) Giám sát chất lượng nước làm mát

Vị trí lấy mẫu: 01 vị trí tại kênh xả nước làm mát

Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, clo dư;

Tần suất quan trắc: Tự động liên tục

Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT

5.5.3 Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành

a Giám sát khí thải

Vị trí giám sát: Tại đầu ống khói của Nhà máy

Thông số giám sát: Lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO2, NOx (tính theo NO2), CO

Tần suất giám sát: 3 tháng/lần;

Quy chuẩn so sánh: QCVN 22:2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8; QCVN 19: 2009/BTNMT (Kp=0,7; Kv=0,8) và QCĐP 5:2020/QN (Kp=0,8; Kv=0,8)

b Giám sát tiếng ồn độ rung

Vị trí giám sát: Khu vực gian lò hơi, gian tuabin, máy phát, khu vực trạm bơm nước làm mát, khu vực máy nén khí và trong sân nhà máy;

Thông số giám sát: Tiếng ồn, độ rung;

Tần suất giám sát: tối thiểu 03 tháng/01 tháng;

Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT

c Giám sát nước thải

(i) Đối với nước thải sản xuất

Vị trí giám sát: tại bể chứa nước thải sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung

Thông số và tần suất giám sát:

- Giám sát tự động, liên tục các thông số: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt

độ, pH, TSS, COD, amonia

- Giám sát 3 tháng/1 lần các thông số: lưu lượng, pH, độ đục, BOD5, TSS,

NH4+, NO3-, PO43-, dầu mỡ, tổng Coliform.

Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B); QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1)

(ii) Đối với nước xả làm mát

Vị trí giám sát: Vị trí xả nước làm mát ra môi trường

Thông số giám sát: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra), nhiệt độ và chlorine dư

Tần suất giám sát: Tự động, liên tục

Quy chuẩn so sánh: QCVN40:2011/BTNMT Cột B (Kq=1; Kf=1) và QCĐP 3:2020/QN Cột B (Kq=1; Kf=1; KQN = 1)

d Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại

(i) Chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp

Vị trí giám sát (03 vị trí): 01 vị trí tại bãi tập kết chất thải rắn sản xuất, 1 vị trí tại kho chứa CTNH, 1 vị trí tại bãi tập kết chất thải sinh hoạt

Tần suất: Hàng tháng

Trang 37

Thông số giám sát: Khối lượng chất thải phát sinh; công tác phân loại, cách thức quản lý

Quy định tuân theo: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 02/2022/ BTNMT và các yêu cầu, quy định liên quan khác

e Giám sát hệ sinh thái

Vị trí giám sát (01 vị trí): Điểm xả nước làm mát của nhà máy

Tần suất giám sát: 1 lần trước khi dự án vận hành thương mại

Chỉ tiêu giám sát: Thực vật phù du và động vật phù du, sinh vật đáy, các loài trong sách đỏ

Tiêu chuẩn so sánh: Sách đỏ Việt Nam

Trang 38

CHƯƠNG I MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

I.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

và Tập đoàn Marubeni đã được công nhận là nhà đầu tư của dự án

Nhà đầu tư thứ nhất: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - Công ty cổ phần

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0102276173 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 31/05/2007, đăng ký thay đổi lần thứ

15 ngày 01/02/2021

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167, đường Trung Kính, phường Yên Hòa, quận cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0102276173

Điện thoại: (024) 22210288 Fax: (024) 22210388

Email: vanthu@pvpower.vn Website: www.pvpower.vn

Nhà đầu tư thứ hai: Công ty cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5700479789 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư tỉnh Quảng Ninh cấp đăng ký lần đầu ngày 25/11/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 21 ngày 12/05/2021

Địa chỉ trụ sở: Khu Hoàng Sơn, phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam

Mã số thuế: 5700479789

Điện thoại: 02033676688 Fax: 02033676686

Email: bgd@colavi.vn Website: http://www.colavi.vn

Nhà đầu tư thứ ba: Tokyo Gas Co., Ltd

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104-01-020516, thành lập ngày 01/10/1885 (Nhật Bản)

Địa chỉ trụ sở: 1-5-20 Kaigan, Minato-ku, Tokyo 105-8527, Nhật Bản

Điện thoại: +81-3-5400-7563 Fax: +81-3-5472-5385

Email: team-vietnam@tokyo-gas.co.jp Website: http://www.tokyo-gas.co.jp

Nhà đầu tư thứ tư: Marubeni Corporation

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100-01-008776, thành lập ngày 01/12/1949 (Nhật Bản)

Địa chỉ trụ sở: 4-2, Ohtemachi 1-chome, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8088, Nhật Bản

Điện thoại: +81-3-3282-2111 Fax: +81-3-3282-2111

Email: tokb7w0@jpn.marubeni.com Website: http://www.marubeni.com

Trang 39

I.1.3 Vị trí dự án

I.1.3.1 Vị trí địa lý

Căn cứ theo quyết định 1976/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 23/6/2021 về việc phê duyệt danh mục Dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, theo đó vị trí nhà máy tại khu đất thuộc phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Phạm vi ranh giới nhà máy:

- Phía Đông Bắc giáp bãi đổ xỉ thải;

- Phía Tây Nam giám cụm công nghiệp Cẩm Thịnh;

- Phía Đông Nam, Nam giáp biển (vịnh Bái Tử Long);

- Phía Bắc giáp đất cây xanh theo quy hoạch phân khu

Cảng nhập LNG nằm trên vùng biển thuộc xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố Cẩm Phả phê duyệt tại quyết định số 1379/QĐ-UBND 31/3/2021

Trang 40

Hình I.1 Vị trí Dự án

Ngày đăng: 17/11/2024, 16:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.1. Vị trí Dự án - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.1. Vị trí Dự án (Trang 40)
Bảng I.2. Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.2. Bảng nhu cầu sử dụng đất của dự án (Trang 42)
Bảng I.3. Bảng tọa độ các điểm giới hạn của dự án  STT  Tên điểm - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.3. Bảng tọa độ các điểm giới hạn của dự án STT Tên điểm (Trang 42)
Hình I.2. Ranh giới Dự án - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.2. Ranh giới Dự án (Trang 45)
Hình I.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.3. Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh (Trang 47)
Bảng I.6. Thông số kỹ thuật tuabin hơi - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.6. Thông số kỹ thuật tuabin hơi (Trang 52)
Hình I-5. Mặt bằng bố trí các hạng mục công trình cho bến LNG - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I-5. Mặt bằng bố trí các hạng mục công trình cho bến LNG (Trang 66)
Bảng I.12. Khối lượng vật liệu xây dựng - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.12. Khối lượng vật liệu xây dựng (Trang 74)
Bảng I.14. Dự kiến nhân lực cho công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.14. Dự kiến nhân lực cho công tác vận hành và bảo dưỡng nhà máy (Trang 75)
Bảng I.21. Bảng tính toán sơ bộ nhu cầu sử dụng nước của nhà máy - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
ng I.21. Bảng tính toán sơ bộ nhu cầu sử dụng nước của nhà máy (Trang 82)
Hình I.6. Sơ đồ cân bằng nước - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.6. Sơ đồ cân bằng nước (Trang 84)
Hình I.7. Sơ đồ nguyên lý thiết bị tuabin khí chu trình hỗn hợp - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.7. Sơ đồ nguyên lý thiết bị tuabin khí chu trình hỗn hợp (Trang 87)
Hình I.8. Mặt bằng tổ chức thi công san lấp - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.8. Mặt bằng tổ chức thi công san lấp (Trang 92)
Hình I.9. Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án giai đoạn thi công - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.9. Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án giai đoạn thi công (Trang 109)
Hình I.10. Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn vận hành thử nghiệm và thương mại - BÁO CÁO ĐÁ NH GIÁ TÁ C ĐỘ NG MÔI TRƯỜ NG Của dự án “NHÀ MÁ Y ĐIỆN KHÍ LNG QUẢNG NINH” CÔNG SUẤ T: 1500MW
nh I.10. Sơ đồ tổ chức quản lý giai đoạn vận hành thử nghiệm và thương mại (Trang 110)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN