Tập Bài giảng môn Tư pháp quốc tế của Khoa Luật Quốc tế - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do giảng viên hướng dẫn biên soạn
Trang 1BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ:
1 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 663 BLDS 2015
“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài”
Thứ nhất, dấu hiệu về chủ thể: ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ dân sự
là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
Lưu ý: Việc xác định yếu tố nước ngoài đối với chủ thể là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cụ thể:
+ Nếu là người Việt Nam (công dân Việt Nam) thì căn cứ theo điểm b và điểm c khoản
2 Điều 663 BLDS 2015 Không được xem là chủ thể có yếu tố nước ngoài;
+ Nếu là người gốc Việt Nam (không có quốc tịch Việt Nam) thì căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 Xem như là người nước ngoài
Thứ hai, dấu hiệu về sự kiện pháp lý: việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự đó xảy ra tại nước ngoài
Thứ ba, dấu hiệu về đối tượng: đối tượng của quan hệ dân sự giữa các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nằm ở nước ngoài
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khoản 2 Điều
464 BLTTDS 2015
Câu hỏi: Tại sao quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không thuộc đối tượng điều
chỉnh của các ngành luật tương ứng như Luật dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân
& Gia đình… mà thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?
Một mặt, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi phát sinh thường liên quan đến
pháp luật của ít nhất hai quốc gia có chủ quyền; trong khi đó, chủ quyền của mỗi quốc gia không chỉ thể hiện ở yếu tố dân cư và lãnh thổ, mà còn thể hiện ở các quyền tối cao của quốc gia trong lập pháp, hành pháp và tư pháp nên xuất phát từ chủ quyền của quốc gia, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có sự tham gia của công dân, tổ chức của một quốc gia hoặc quan hệ dân sự giữa các chủ thể nước ngoài, nhưng xảy ra trên lãnh thổ quốc gia cần được điều chỉnh bởi pháp luật của chính quốc gia sở tại
Mặt khác, xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và tôn trọng quyền
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia cùng với mục đích phát triển quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia mà các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cũng cần được
Trang 2điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật quốc tế, bao gồm điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Bên cạnh đó, các quốc gia cũng thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài
nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trên cơ sở đó, đòi hỏi phải có một ngành luật đặc thù là Tư pháp quốc tế điều chỉnh
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dưới cả góc độ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế thông qua một hệ thống quy phạm pháp luật riêng nhằm xác định pháp luật áp dụng trong điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
2 Quan hệ tố tụng dân sự quốc tế:
Các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm:
(i) Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
(ii) Xác định pháp luật áp dụng nhằm xác định NLPL TTDS và NLHV TTDS của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài;
(iii) Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
(iv) Thực hiện tương trợ tư pháp trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Ủy thác
tư pháp quốc tế
Câu hỏi: Tại sao quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế?
Về nguyên tắc, khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ làm phát sinh
tình trạng tòa án của các quốc gia có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết theo pháp luật nước mình, mà một vụ việc dân sự không thể giải quyết đồng thời tại hai quốc gia Do đó, quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài làm xuất hiện nhu cầu tương trợ tư pháp giữa tòa án các quốc gia có liên quan
Trên cơ sở đó, để giải quyết hiệu quả các vấn đề trên đòi hỏi các quốc gia không chỉ
ban hành các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của mình, mà còn đòi hỏi sự hợp tác trong việc ký kết các điều ước quốc tế Điều này đòi hỏi phải có một ngành luật đặc thù là Tư pháp quốc tế để điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế
Ý nghĩa của việc xác định đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế:
+ Phân biệt đối tượng điều chỉnh của các ngành luật;
+ Khả năng áp dụng nhiều hơn một hệ thống pháp luật
Trang 3II PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ:
Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm các vấn đề sau:
- Xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài
III PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ:
Tư pháp quốc tế gồm 02 nhóm quan hệ xã hội khác nhau về bản chất:
Nhóm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mang bản chất “luật tư” – quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài có phương pháp điều chỉnh là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất
Nhóm quan hệ tố tụng dân sự quốc tế mang bản chất “luật công” – quan hệ tố tụng dân
sự có yếu tố nước ngoài có phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng định đoạt
1 Phương pháp xung đột – Phương pháp điều chỉnh gián tiếp*:
Khái niệm:
Phương pháp xung đột là phương pháp áp dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn
hệ thống pháp luật thích hợp để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật không trực tiếp giải quyết các quy phạm
pháp luật cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc chọn luật của nước này hay nước kia để giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Cách thức xây dựng quy phạm xung đột:
- Do các quốc gia thỏa thuận xây dựng Quy phạm xung đột thống nhất;
- Do các quốc gia đơn phương ban hành trong hệ thống pháp luật quốc gia Quy phạm xung đột thông thường
Câu hỏi: Tại sao phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế?
Về mặt lý luận, nếu một quan hệ xã hội liên quan đến bao nhiêu quốc gia thì pháp luật
của bấy nhiêu quốc gia đều có thể được áp dụng để giải quyết Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền quốc gia, bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quốc gia đó
Về mặt lợi ích, pháp luật các quốc gia đều cố gắng, trong khả năng có thể, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức của nước mình nên các quốc gia đều cố gắng để
áp dụng pháp luật của nước mình trong các mối quan hệ có sự tham gia của cá nhân, pháp nhân nước mình
Trang 4Về mặt thực tiễn, khi xuất hiện các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thường đồng
thời làm xuất hiện tình trạng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể được áp dụng Các hệ thống pháp luật này thường quy định khác nhau khi điều chỉnh một quan hệ dân
sự cụ thể nên việc áp dụng hệ thống pháp luật này có thể đưa đến một hệ quả pháp lý khác hẳn, có khi là trái ngược với hệ thống pháp luật kia
Từ các lẽ trên, để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể cần phải
xác định hệ thống pháp luật nào trong hệ thống pháp luật liên quan sẽ được áp dụng, mà việc xác định pháp luật áp dụng được tiến hành dựa vào các quy tắc chọn luật được quy định trong quy phạm xung đột Chính vì vậy, phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Câu hỏi: Tại sao phương pháp xung đột là “phương pháp điều chỉnh gián tiếp” của Tư
pháp quốc tế?
Vì đối với phương pháp xung đột, việc tác động lên các quan hệ của Tư pháp quốc tế được thực hiện thông qua các quy phạm xung đột, mà chính các quy phạm xung đột này dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật cụ thể để điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế Nói cách khác, phương pháp xung đột điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài với
sự trợ giúp của các quy phạm thực chất trong hệ thống pháp luật mà nó dẫn chiếu đến nên được gọi là phương pháp điều chỉnh gián tiếp
2 Phương pháp thực chất – Phương pháp điều chỉnh trực tiếp:
Khái niệm:
Phương pháp thực chất là phương pháp áp dụng các quy phạm thực chất nhằm điều
chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của
Tư pháp quốc tế, mà không phải thông qua một hệ thống pháp luật trung gian
Quy phạm thực chất là quy phạm pháp luật mà nội dung trực tiếp giải quyết vấn đề
hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên hoặc về biện pháp chế tài mà không cần thông qua hệ thống pháp luật trung gian
Trang 5Phương pháp xung đột Phương pháp thực chất
Ưu
điểm
- Linh hoạt, mềm dẻo hơn vì quy phạm
xung đột không quy định quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài mà chỉ quy
định các quy tắc xác định pháp luật áp
dụng nhằm điều chỉnh quan hệ đó;
- Mang tính khách quan cao vì không
trực tiếp áp dụng pháp luật của một
quốc gia cụ thể;
- Việc xây dựng các quy phạm xung đột
dễ tiến hành hơn so với việc xây dựng
các quy phạm thực chất thống nhất
Điều chỉnh hiệu quả các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài vì các quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh các quan hệ này mà không thông qua
hệ thống pháp luật trung gian
- Quy tắc giải quyết xung đột ở các quốc
gia khác nhau là không giống nhau,
cùng một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài nhưng quy tắc chọn luật áp
dụng ở các nước là khác nhau;
- Việc áp dụng quy phạm xung đột đòi
hỏi người áp dụng pháp luật phải có
kiến thức và kỹ năng cơ bản về Tư pháp
quốc tế
- Việc xây dựng quy phạm thực chất trong các điều ước quốc tế là không
dễ dàng do sự khác nhau về truyền thống văn hóa, quan điểm của mỗi quốc gia dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài;
- Số lượng quy phạm thực chất thống nhất không nhiều và không bao phủ được tất cả các lĩnh vực của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Bảng so sánh ưu, nhược điểm của phương pháp xung đột và phương pháp thực chất
Câu hỏi: Tại sao trong thực tiễn Tư pháp quốc tế hiện nay, các quốc gia đều sử dụng cả
hai phương pháp thực chất và phương pháp xung đột?
Bản thân mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng nên việc các quốc gia đều phối hợp sử dụng cả hai phương pháp thực chất và phương xung đột nhằm để điều chỉnh một cách linh hoạt, mềm dẻo, trọn vẹn, đầy đủ nhất các quan hệ Tư pháp quốc tế
IV NGUỒN CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ:
Câu hỏi: Các thực tiễn xét xử của tòa án (án lệ) và trọng tài, án lệ quốc tế, giải thích của
các học giả có được xem là nguồn của Tư pháp quốc tế hay không? Tại sao?
Thứ nhất, đối với thực tiễn xét xử của tòa án, các quốc gia thừa nhận thực tiễn xét xử
của tòa án là nguồn của pháp luật chỉ xem đây là nguồn cơ bản của pháp luật quốc gia, chứ không xem như đây là một nguồn độc lập
Trang 6Thứ hai, đối với quyết định của trọng tài, bản thân các quyết định này không thể trở
thành án lệ, không mang tính bắt buộc đối với các quốc gia
Thứ ba, đối với án lệ quốc tế, cho đến thời điểm hiện nay, không tồn tại các tòa án quốc
tế có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nên không tồn tại khái niệm “án lệ quốc tế”
Thứ tư, đối với giải thích của các học giả, nhà nghiên cứu, các công trình nghiên cứu
này chỉ xuất phát từ quan điểm chủ quan của bản thân người nghiên cứu, chỉ có tính chất tham khảo, định hướng, chứ không mang tính bắt buộc áp dụng
Từ các lẽ trên, các thực tiễn xét xử của tòa án (án lệ), trọng tài, án lệ quốc tế, giải thích
của các học giả không được xem là nguồn của Tư pháp quốc tế
1 Điều ước quốc tế:
Cơ sở pháp lý:
- Khoản 1 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016;
- Điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước Vienna 1969 về luật điều ước quốc tế
Khái niệm:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi của hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
có tên gọi khác
Trong đó, chỉ có các điều ước quốc tế chứa đựng các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài mới được xem là nguồn của Tư pháp quốc tế
Trường hợp áp dụng: khoản 1 và khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
+ Trường hợp 01: Áp dụng trực tiếp khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
“1 Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.”
Theo đó, đối với các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế mà Nhà nước Việt Nam là thành viên thì là nguồn đương nhiên của Tư pháp quốc tế Việt Nam và
là nguồn có hiệu lực pháp lý cao nhất
+ Trường hợp 02: Áp dụng điều ước quốc tế khi có sự lựa chọn của các bên
2 Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
Theo đó, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Việt Nam chưa phải là thành viên cũng có thể được áp dụng để điều chỉnh khi được các bên tham gia quan hệ lựa chọn làm nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa họ; trong đó, phải đáp ứng các điều kiện của việc chọn luật
Trang 7và hiệu lực của điều ước quốc tế chỉ như hiệu lực của tập quán quốc tế, chứ không được
ưu tiên áp dụng so với pháp luật Việt Nam
Câu hỏi: Điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 665 BLDS 2015 thì trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Phần thứ V BLDS 2015 và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng
Như vậy, điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế
có chứa đựng các quy phạm xung đột nhằm hướng dẫn xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay quan hệ Tư pháp quốc tế nói chung
o Ví dụ:
+ Nếu Phần thứ V BLDS 2015 (Điều 663 – Điều 667) quy định về quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài có quy định khác với Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga thì áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga;
+ Nếu quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khác với Hiệp định tương trợ
tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga thì áp dụng Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
Tuy nhiên, điều ước quốc tế được áp dụng không được trái với Hiến pháp 2013 theo
quy định tại Điều 12 Hiến pháp 2013
2 Pháp luật quốc gia:
Khái niệm:
Hệ thống pháp luật quốc gia là một hệ thống các nguồn luật được thừa nhận ở quốc
gia đó, bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật (Dân luật) hoặc bao gồm các văn bản pháp luật, kể cả luật không thành văn (án lệ, tập quán pháp…) (Thông luật)
Câu hỏi: Tại sao pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản và chủ yếu của Tư pháp quốc tế? Thứ nhất, pháp luật quốc gia bao gồm những ngành luật do cơ quan quyền lực nhà
nước ban hành, điều chỉnh các mối quan hệ mang bản chất dân sự phát sinh giữa các chủ thể chủ yếu là công dân và pháp nhân của các nước, chứ không phải giữa các quốc gia
Thứ hai, mặc dù theo xu hướng chung, các quốc gia muốn ký kết nhiều hơn các điều
ước quốc tế điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế, nhưng số lượng các điều ước quốc tế hiện nay điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế không nhiều do quá trình xây dựng các quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế là không dễ dàng do sự khác nhau về truyền thống văn hóa, quan điểm của mỗi quốc gia dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Trên cơ sở đó, các điều ước quốc tế không thể dự liệu đầy đủ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh
Từ các lẽ trên, pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản và chủ yếu của Tư pháp quốc tế
Trang 8 Các trường hợp áp dụng: khoản 1 và khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
+ Trường hợp 01: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong điều ước quốc
tế
o Ví dụ: Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
+ Trường hợp 02: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia 1 dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia 2
o Ví dụ: Điều 680 BLDS 2015 chỉ dẫn chiếu đến pháp luật của các quốc gia mà Việt Nam
chưa từng là thành viên của điều ước quốc tế có liên quan
+ Trường hợp 03: Khi các bên thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một quốc gia với điều kiện sự thỏa thuận thỏa mãn điều kiện chọn luật
o Ví dụ: Điều 683 BLDS 2015, khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
Trong cả 03 trường hợp trên, đều áp dụng quy phạm thực chất thông thường
Câu hỏi: Quan điểm về ý kiến “Pháp luật Việt Nam nên hay không nên ban hành văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế”
Thứ nhất, về quan điểm ban hành Luật Tư pháp quốc tế, hiện nay, các quốc gia như Đức,
Thụy Sỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã ban hành Luật Quốc tế tư Trong đó, các quốc gia ban hành Luật Tư pháp quốc tế lại chia theo hai mô hình cơ bản:
Mô hình thứ nhất, với điển hình là Thụy Sĩ và Bỉ, phạm vi điều chỉnh của Luật Tư pháp
quốc tế rất rộng, trong đó tập trung giải quyết 04 nhóm vấn đề pháp lý cơ bản: (i) xung đột pháp luật; (ii) vấn đề pháp lý liên quan đến áp dụng pháp luật nước ngoài; (iii) xung đột thẩm quyền; và (iv) vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Mô hình thứ hai, với điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản, Luật Tư pháp quốc tế chỉ
tập trung vào việc xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh nội dung quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài, còn các vấn đề khác như xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được điều chỉnh bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác
Thứ hai, về quan điểm không ban hành một đạo luật/bộ luật riêng về Tư pháp quốc tế,
theo đó, các quy phạm của Tư pháp quốc tế được quy định là một phần hoặc chỉ là một số điều luật trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, từ BLDS, BLTTDS đến các luật chuyên ngành Đây là cách thức mà pháp luật Liên bang Nga, Việt Nam đang
áp dụng
Để phù hợp với dòng chảy xu hướng phát triển của Tư pháp quốc tế hiện đại, pháp luật Việt Nam nên xây dựng một đạo luật riêng về Luật quốc tế tư để có thể điều chỉnh một cách toàn diện, thống nhất các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thay vì nằm rải rác trong các văn bản pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, tố tụng dân sự… như hiện nay để tránh sự chồng chéo lẫn nhau giữa các luật chuyên ngành
1 Pháp luật của quốc gia xây dựng nên quy phạm xung đột
Trang 9“Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
664 của Bộ luật này Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”
- Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung 2017
“Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
- Khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư 2020
“Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc
tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.”
Điều kiện áp dụng:
Một là, tập quán quốc tế được các bên thỏa thuận lựa chọn
Hai là, giới hạn trong các trường hợp được pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng Vì vậy, nếu điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia không có quy định các bên
được quyền áp dụng tập quán quốc tế thì tập quán quốc tế không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Ba là, hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam
Nếu các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lựa chọn tập quán quốc tế thì tập quán đó không đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh quan hệ của các bên
Câu hỏi: Tại sao Tư pháp quốc tế phải sử dụng đồng thời cả 03 loại nguồn là điều ước
quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế?
Vì đặc điểm của Tư pháp quốc tế là ngành luật vừa mang tính quốc tế, vừa mang tính quốc nội, mà bản thân một loại nguồn không thể thay thế cho những loại nguồn còn lại nên cần phải sử dụng kết hợp các loại nguồn để bổ sung cho nhau Trong đó:
+ Điều ước quốc tế: là sự thống nhất ý chí giữa các quốc gia tham gia ký kết nên đạt được
sự đồng thuận cao, nhưng do số lượng ít nên không đáp ứng đủ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trang 10+ Tập quán quốc tế: hình thành từ thực tiễn nên sâu sát với quan hệ của các bên áp dụng, nhưng số lượng còn ít hơn cả điều ước quốc tế và cũng chỉ tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, hàng hải nên không thể đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài
+ Pháp luật quốc gia: là loại nguồn cơ bản và chủ yếu với số lượng nhiều, đáp ứng đủ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nhưng do sự khác nhau trong các hệ thống pháp luật nên dẫn đến hiện tượng xung đột
Từ các lẽ trên, Tư pháp quốc tế phải sử dụng đồng thời cả 03 loại nguồn là điều ước
quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế
V CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ:
1 Người nước ngoài:
Câu hỏi: Vì sao cá nhân, pháp nhân nước ngoài là chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế?
Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế trong quá trình tòa án của một quốc gia giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, mà quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 nên cá nhân, pháp
nhân nước ngoài là chủ thể cơ bản của Tư pháp quốc tế
- Khoản 1 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi, bổ sung 2014
“Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam.”
Phân nhóm người nước ngoài: nhằm xác định địa vị pháp lý, xây dựng và xác định
quy chế pháp lý cho người nước ngoài; từ đó, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho họ
cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nhóm đối tượng này
- Căn cứ vào nơi cư trú, bao gồm:
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
+ Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
- Căn cứ vào thời hạn cư trú, bao gồm:
+ Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
+ Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam
- Căn cứ vào quy chế pháp lý, bao gồm:
+ Nhóm 1: Người được hưởng quy chế ngoại chế ngoại giao và quy chế tương tự;
Trang 11+ Nhóm 2: Người được hưởng quy chế người nước ngoài theo các điều ước quốc tế, nhưng không thuộc quy chế ngoại giao (ví dụ: chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài…);
+ Nhóm 3: Người nước ngoài không thuộc 02 nhóm trên
1.1 Quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài:
a Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài:
Thứ nhất, quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài khi cư trú tại quốc gia sở tại
chịu sự điều chỉnh đồng thời của hai hệ thống pháp luật: pháp luật sở tại và pháp luật của nước mà họ là công dân
Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước mà họ mang quốc tịch hoặc pháp luật của nước mà họ cư trú, phụ thuộc vào quy định của từng hệ thống pháp luật
cư trú tại Việt Nam thì NLPLDS được xác định theo pháp luật Việt Nam
Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch hoặc pháp luật của nước nơi người đó cư trú, phụ thuộc vào quan điểm của mỗi hệ thống pháp luật
- Khoản 1 và khoản 2 Điều 674 BLDS 2015:
“1 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
2 Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
Theo đó, NLHVDS của cá nhân, bao gồm cá nhân người Việt Nam trong quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài và cá nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước
mà cá nhân đó mang quốc tịch
Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì NLHVDS của họ được xác định theo pháp luật Việt Nam
Vấn đề mất, hạn chế năng lực hành vi của cá nhân do pháp luật Việt Nam điều chỉnh
đối với các trường hợp cá nhân (bao gồm cả người nước ngoài không có quốc tịch, người mang hai hoặc nhiều quốc tịch) bị mất NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế NLHVDS tại Việt Nam
Trang 12- Khoản 3 Điều 674 BLDS 2015:
“Việc xác định cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.”
Đối với người nước ngoài là người không quốc tịch, xác định theo khoản 1 Điều
672 BLDS 2015, cụ thể:
“Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người
Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.”
Thứ hai, quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài luôn được nhà nước mà họ
mang quốc tịch bảo hộ về mặt ngoại giao khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
b Căn cứ xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho người nước ngoài:
Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment): cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà quốc gia dành cho công dân nước mình
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN (Most Favoured Nation Treatment): cho phép người nước ngoài được hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà một quốc gia dành cho công dân nước thứ ba
Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt: cho phép những người nước ngoài nhất định được hưởng các quyền ưu đãi đặc biệt mà những người nước ngoài khác, ngay cả công dân nước sở tại, cũng không được hưởng
Nguyên tắc có đi có lại: quy định một quốc gia dành cho người nước ngoài chế độ
pháp lý tương ứng như chế độ pháp lý mà nhà nước đó dành công dân nước mình
Trang 13Khoản 3 Điều 465 BLTTDS 2015
“Nhà nước Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc có đi có lại để hạn chế quyền tố tụng dân
sự tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà Tòa án của nước đó đã hạn chế quyền tố tụng dân sự đối với công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài của cơ quan, tổ chức Việt Nam.”
1.2 Quy chế pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam:
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài
Ý nghĩa của việc xác định quốc tịch của pháp nhân:
Thứ nhất, việc xác định quốc tịch của pháp nhân là cơ sở để áp dụng quy chế pháp lý
phù hợp Quốc tịch của pháp nhân được sử dụng trước hết nhằm phân biệt một tổ chức kinh tế là pháp nhân trong nước hay pháp nhân nước ngoài, pháp nhân nước này hay nước kia để từ đó áp dụng chế độ pháp lý cho pháp nhân một cách hợp lý
Thứ hai, việc xác định quốc tịch của pháp nhân giúp pháp nhân được hưởng việc bảo
hộ về mặt ngoại giao của cơ quan đại diện hoặc lãnh sự trên lãnh thổ nước sở tại
Thứ ba, việc xác định quốc tịch của pháp nhân giúp xác định pháp luật áp dụng cho
những vấn đề thiết yếu và gắn kết chặt chẽ đến sự tồn tại, phát triển, thoái triển và chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân
Nguyên tắc cơ bản xác định quốc tịch của pháp nhân:
- Xác định quốc tịch của pháp nhân dựa vào nơi có trung tâm quản lý của pháp nhân
- Xác định quốc tịch của pháp nhân theo nơi thành lập hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập
- Xác định quốc tịch của pháp nhân dựa vào nơi pháp nhân tiến hành các hoạt động chủ yếu
2.1 Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài:
a Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài:
Thứ nhất, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một nước nào đó, pháp
nhân sẽ chịu sự điều chỉnh đồng thời của pháp luật nước sở tại và pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch
Thứ hai, nếu các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ
nước sở tại bị xâm phạm thì pháp nhân đó được nhà nước mà pháp nhân đó mang quốc tịch bảo hộ về mặt ngoại giao
Trang 14b Căn cứ pháp lý xây dựng quy chế pháp lý dân sự cho pháp nhân nước ngoài:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment)
- Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment)
- Nguyên tắc đãi ngộ đặc biệt
- Nguyên tắc có đi có lại
2.2 Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài:
3 Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
Về nguyên tắc, khi pháp nhân mang quốc tịch nào thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước pháp nhân mang quốc tịch Tuy nhiên, nếu như trọn gói giao dịch dân sự hoặc hợp đồng dân sự được xác lập, thực hiện tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân đó xác định theo pháp luật Việt Nam
2.3 Quy chế pháp lý của pháp nhân Việt Nam hoạt động ở nước ngoài:
Về nguyên tắc, khi pháp nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài thì các quyền và nghĩa
vụ cụ thể của pháp nhân đó trên lãnh thổ nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân tiến hành hoạt động và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước hữu quan đó
3 Quốc gia – Chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế:
Câu hỏi: Tại sao quốc gia là chủ thể đặc biệt trong Tư pháp quốc tế?
Thứ nhất, quốc gia là chủ thể xuất hiện rất ít trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự
có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
Thứ hai, quốc gia là chủ thể duy nhất trong Tư pháp quốc tế được hưởng quyền miễn trừ Dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ
quyền giữa các quốc gia, quốc gia luôn có chủ quyền – thuộc tính chính trị và pháp lý không thể tách rời và chính yếu tố chủ quyền này đã làm cho tư cách pháp lý của quốc gia khác với các chủ thể khác của Tư pháp quốc tế Vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ Tư pháp quốc tế, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ Trong đó, quyền miễn trừ của quốc gia được ghi nhận bao gồm quyền miễn trừ tài phán, quyền miễn trừ áp dụng biện pháp cưỡng chế và quyền miễn trừ về tài sản
Trang 153.1 Cơ sở xác định quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia:
Học thuyết về quyền miễn trừ tuyệt đối
Quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong tất cả các quan hệ mà quốc gia tham gia, không phân biệt tính chất của quan hệ đó Bởi lẽ quốc gia với tư cách là chủ thể có chủ quyền, chủ quyền của quốc gia luôn được các nước tôn trọng khi quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế Từ đó, các quốc gia thường dành cho quốc gia nước ngoài sự tôn trọng tuyệt đối và quốc gia nước ngoài thường được hưởng quyền miễn trừ không hạn chế
Học thuyết về quyền miễn trừ tương đối
Khi quốc gia tham gia vào quan hệ tài sản, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ về tài sản, nhưng quốc gia không được hưởng các quyền miễn trừ này trong tất cả các quan hệ tài sản mà quốc gia tham gia Phân biệt các hành vi của nhà nước thành các hành vi mang bản chất công (bản chất quyền lực nhà nước) với các hành vi mang bản chất tư (bản chất thương mại) Theo đó, chỉ những hoạt động của nhà nước mang tính chất công, quốc gia mới được hưởng quyền miễn trừ, còn những hoạt động mang tính chất tư, quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ
3.2 Nội dung quy chế pháp lý đặc biệt của quốc gia:
a Quyền miễn trừ về tài phán:
Cơ sở pháp lý: Điều 5 và Điều 6 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ
Nội dung:
Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn dân sự Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền này
Ngoại lệ:
Thứ nhất, quốc gia đã từ bỏ quyền này một cách minh thị hay mặc thị (Điều 7 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ)
Thứ hai, đối với các giao dịch thương mại gồm hợp đồng cho vay hoặc giao dịch tài
chính, hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ hoặc những hợp đồng, giao dịch có tính chất thương mại, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ (Điều 10 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ)
Thứ ba, đối với hợp đồng lao động, trừ trường hợp các quốc gia có thỏa thuận khác,
một quốc gia không thể viện dẫn quyền miễn trừ tài phán trước một tòa án quốc gia nước ngoài trong một vụ kiện liên quan đến hợp đồng lao động giữa quốc gia với một thể nhân khi thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc trên lãnh thổ quốc gia đó (Điều 11 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ)
…
Trang 16b Quyền miễn trừ đối với các biện pháp bảo đảm cho vụ kiện:
Cơ sở pháp lý: Điều 18 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ
Nội dung:
Nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử, mà tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép
Ngoại lệ:
Thứ nhất, quốc gia đã thể hiện sự tự nguyện từ bỏ quyền này một cách minh thị hay
mặc thị (Điều 7 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ)
Thứ hai, khi quốc gia đã có sự phân biệt, dành riêng một hay nhiều loại tài sản của
mình là đối tượng của vụ kiện để phục vụ cho vụ kiện
c Quyền miễn trừ các biện pháp cưỡng chế thi hành án:
Cơ sở pháp lý: Điều 9 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ
Nội dung:
Nếu quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia
là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì điều đó không có nghĩa là tòa án được quyền áp dụng các biện pháp nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó
Ngoại lệ:
Thứ nhất, quốc gia thể hiện sự đồng ý một cách minh thị trong việc áp dụng biện pháp
được viện dẫn bằng một điều ước quốc tế hay bằng một thỏa thuận trọng tài hoặc bằng một tuyên bố trước tòa án hoặc bằng một thông báo viết sau khi tranh chấp giữa các bên phát sinh
Thứ hai, quốc gia có tài sản được dành riêng làm đối tượng của vụ kiện để phục vụ cho
vụ kiện
…
d Quyền miễn trừ tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia:
Cơ sở pháp lý: Điều 5 và Điều 6 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ
Nội dung:
Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài sản như một nội dung không tách rời của quyền miễn trừ quốc gia Trong đó, các tài sản mà quốc gia được hưởng quyền miễn trừ được liệt kê tại Điều 21 Công ước Liên hiệp quốc về quyền miễn trừ
Trang 17BÀI 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI
I XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT:
1 Xung đột pháp luật:
a Khái niệm hiện tượng xung đột pháp luật:
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có nội dung khác
nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Đối với các nhà nước đơn nhất (ví dụ như Việt Nam…), không xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật trong cùng quốc gia
b Phạm vi của hiện tượng xung đột pháp luật:
Trong hai nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế, xung đột pháp luật chỉ xuất hiện trong nhóm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, còn đối với nhóm quan hệ TTDS có yếu tố nước ngoài, không xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật bởi vì đây là nhóm quan hệ thuộc nhóm luật “công” và chỉ áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất là hệ thống pháp luật của nước nơi tòa án thụ lý giải quyết
Trong mối tương quan giữa các ngành luật, xung đột pháp luật chỉ xuất hiện trong ngành luật Tư pháp quốc tế, mà không xuất hiện trong các ngành luật hình sự, hành chính bởi vì đây là các ngành luật “công”, điều chỉnh các quan hệ mang tính chất chính trị, liên quan đến chủ quyền quốc gia nên chỉ chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật duy nhất, không áp dụng pháp luật nước ngoài và không xuất hiện khả năng áp dụng hai hay nhiều hệ thống pháp luật
Câu hỏi: Tại sao xung đột pháp luật chỉ được thừa nhận trong điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài?
Thứ nhất, đối với các quan hệ dân sự, đây là các quan hệ bình đẳng về mọi mặt, trong
đó, nguyên tắc thỏa thuận, tự định đoạt của các bên luôn được đề cao
Thứ hai, đối với các quan hệ hình sự, hành chính…, đây là các quan hệ mang tính lãnh
thổ tuyệt đối, chịu sự điều chỉnh của luật “công” nên các quốc gia không thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài, mà chỉ áp dụng duy nhất một hệ thống pháp luật là
hệ thống pháp luật của quốc gia sở tại theo nguyên tắc quyền uy – phục tùng và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi cá nhân có mặt trên lãnh thổ quốc gia ban hành mà không phụ thuộc vào quốc tịch hay nơi cư trú của người đó (trừ những người được hưởng quy chế ngoại giao) Từ đó, không thừa nhận hiện tượng xung đột pháp luật
Từ các lẽ trên, xung đột pháp luật chỉ được thừa nhận trong điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài
Trang 18c Nguyên nhân phát sinh xung đột pháp luật:
Thứ nhất, khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn
đề pháp lý phát sinh liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Xuất phát từ
tính chất đặc thù của các quan hệ xã hội do Tư pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài, mà trong nhiều trường hợp khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước phát sinh, đã làm phát sinh tình trạng pháp luật của các nước liên quan đều có thể được áp dụng và làm nảy sinh vấn đề chọn pháp luật của một nước cụ thể để áp dụng; từ
đó, làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
Điều này được giải thích bởi ít nhất ba lý do sau đây:
(i) Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến các quốc gia đó;
(ii) Xuất phát từ chủ quyền quốc gia và nghĩa vụ pháp lý của quốc gia trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức nước mình, các quốc gia đều cố gắng
để áp dụng pháp luật nước mình trong các mối quan hệ có công dân, tổ chức nước mình tham gia;
(iii) Các quốc gia thường chỉ thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên từ đó thừa nhận hiện tượng xung đột pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ này
Thứ hai, có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể Các quy phạm trong hệ thống pháp luật tư của các quốc gia khác
nhau về nội dung và sự khác nhau này xuất phát từ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội,
từ quan điểm chính trị, từ phong tục tập quán, từ đặc điểm của các hệ thống pháp luật nên pháp luật các nước, kể cả các nước có cùng một hình thái kinh tế xã hội cũng không thể giống nhau hoàn toàn về “tư duy lập pháp”
Các nguyên nhân trên gắn bó chặt chẽ với nhau vì nếu một quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh cần được điều chỉnh nhưng quan hệ đó không phải là quan hệ dân sự thì không phát sinh xung đột pháp luật; ngược lại, nếu cần điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng nội dung pháp luật các nước quy định giống nhau thì cũng không làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
d Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật:
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất thống nhất:
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm thực chất thống nhất là phương pháp áp
dụng các quy phạm thực chất trực triếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà không cần thông qua bất kỳ một khâu trung gian nào
Câu hỏi: Việc áp dụng quy phạm thực chất thống nhất có làm triệt tiêu hiện tượng xung
đột pháp luật hay không? Tại sao?
Một mặt, xuất phát từ thực tế là không phải các quốc gia ký kết hoặc tham gia ĐƯQT
là giải quyết được xung đột pháp luật, mà ĐƯQT ở đây chỉ giải quyết vấn đề xung đột pháp
Trang 19luật trong một số quan hệ cụ thể (được ghi nhận trong ĐƯQT) bởi các chủ thể là thành viên của ĐƯQT đó
Mặt khác, trong các ĐƯQT do các quốc gia ký kết với nhau, có khi cùng một vấn đề
như nhau, nhưng mỗi điều trong đó lại khác nhau với từng thành viên khác nhau, với cách thức giải quyết khác nhau
Do đó, ĐƯQT chỉ giải quyết được xung đột pháp luật về cùng một vấn đề giữa các thành
viên của điều ước đó mà thôi, chứ không phải cứ có ĐƯQT là giải quyết được mọi vấn đề trong Tư pháp quốc tế một cách thống nhất, mà không có xung đột pháp luật
Vì vậy, việc áp dụng quy phạm thực chất thống nhất không làm triệt tiêu hiện tượng
xung đột pháp luật
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột:
Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột là phương pháp áp dụng các
quy phạm xung đột để tìm kiếm hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có hiện tượng xung đột pháp luật
Việc áp dụng quy phạm xung đột có “tính trung lập”
Phương pháp xung đột Phương pháp xây dựng và
áp dụng quy phạm xung đột Tính chất Phương pháp điều chỉnh gián tiếp
của Tư pháp quốc tế Phương pháp điều chỉnh để giải quyết xung đột pháp luật trực tiếp
Mục đích Tác động lên quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều
chỉnh của Tư pháp quốc tế
Giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật Xác định rõ áp dụng hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh
Câu hỏi: Tại sao quy phạm xung đột không tồn tại trong các tập quán quốc tế?
Về nguyên tắc, pháp luật ra đời bằng một trong hai con đường là do nhà nước ban hành
hoặc được nhà nước thừa nhận
Về bản chất, tập quán quốc tế hình thành do nhà nước thừa nhận thói quen, cách hành
xử của các bên và được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, mà cách hành xử ở đây chỉ ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ, chứ không ghi nhận nguyên tắc chọn luật này hay luật kia để điều chỉnh quan hệ như nội dung của một quy phạm xung đột
Vì vậy, quy phạm xung đột không tồn tại trong các tập quán quốc tế
Trang 20o Ví dụ:
Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp
Việt Nam – Liên bang Nga
Điều 683 Bộ luật dân sự 2015
Áp dụng quy phạm xung đột thống nhất trong
ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên để giải
quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Hiện tượng xung đột pháp luật
Áp dụng quy phạm xung đột thông thường trong pháp luật quốc gia để xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà một bên chủ thể đến từ quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết ĐƯQT
2 Quy phạm xung đột:
a Khái niệm quy phạm xung đột:
Quy phạm xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luật cần được áp
dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể
Lưu ý: Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ
hệ thống pháp luật và việc chọn luật ở đây là chọn giữa các hệ thống pháp luật có liên quan khác nhau để giải quyết cho quan hệ Tư pháp quốc tế đó, chứ không dẫn chiếu đến một quy phạm thực chất cụ thể
b Đặc điểm của quy phạm xung đột:
Thứ nhất, quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế, nhằm phân
biệt ngành luật Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác
Thứ hai, quy phạm xung đột có tính dẫn chiếu
c Cấu trúc của quy phạm xung đột:
Phần phạm vi: chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ mà quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh nêu ra một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể
Trang 21Phần hệ thuộc: quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật, tức xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ được nêu trong phần phạm vi
o Ví dụ: khoản 1 Điều 676 BLDS 2015
“Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.”
+ Phần phạm vi: Quốc tịch của pháp nhân;
+ Phần hệ thuộc: được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập
Lưu ý:
- Không nhất thiết chỉ có một quy phạm xung đột trong một điều luật
- Trong một quy phạm xung đột, có thể có nhiều vấn đề pháp lý được ghi nhận trong một phạm vi, được giải quyết bởi một kiểu hệ thuộc ghi nhận trong một phần hệ thuộc
o Ví dụ: khoản 1 Điều 678 BLDS 2015
“Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”
- Trong một quy phạm xung đột, có thể có một phạm vi (một quan hệ cụ thể), nhưng lại được áp dụng bởi các kiểu hệ thuộc (nguyên tắc chọn luật) khác nhau trong một phần
hệ thuộc
o Ví dụ: khoản 2 Điều 678 BLDS 2015
“Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
o Ví dụ: khoản 2 Điều 681 BLDS 2015
“Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập
di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
d Phân loại quy phạm pháp luật xung đột:
- Căn cứ vào hình thức nguồn của pháp luật:
+ Quy phạm xung đột của pháp luật quốc gia Quy phạm xung đột thông thường + Quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế Quy phạm xung đột thống nhất
Trang 22- Căn cứ vào tính chất của quy phạm pháp luật xung đột:
+ Quy phạm xung đột mệnh lệnh: có tính chất bắt buộc các bên có liên quan phải tuân thủ theo nội dung mà quy phạm quy định, không được quyền lựa chọn khác
o Ví dụ: khoản 4 Điều 683 BLDS 2015
“Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.”
+ Quy phạm xung đột tùy nghi: cho phép các bên tham gia quan hệ có quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng điều chỉnh cho quan hệ đó, xác định nguyên tắc áp dụng pháp luật tùy vào từng trường hợp cụ thể
bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”
- Căn cứ vào hình thức dẫn chiếu của quy phạm pháp luật xung đột:
+ Quy phạm xung đột một chiều (một bên): chỉ ra trong trường hợp cụ thể đó, pháp luật của nước nào cần được áp dụng Quy phạm xung đột một bên không dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài
Lưu ý: Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột mệnh lệnh, nhưng quy
phạm xung đột mệnh lệnh chưa chắc là quy phạm xung đột một bên
+ Quy phạm xung đột đa chiều (nhiều bên): không chỉ rõ pháp luật nước nào được
áp dụng, tùy theo từng trường hợp cụ thể để chọn pháp luật của nước cụ thể
o Ví dụ: khoản 1 Điều 673 BLDS 2015
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.”
Trang 233 Các kiểu hệ thuộc giải quyết xung đột cơ bản:
Việc các quốc gia xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột để hướng dẫn chọn luật
áp dụng hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế các quy tắc chung trong việc xác định
luật áp dụng gọi là các kiểu hệ thuộc luật
Phân biệt:
Kiểu hệ thuộc là các nguyên tắc xác định
pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ ra các
quy tắc chọn luật được nhiều quốc gia trên
thế giới thừa nhận, tạo nên các khuôn mẫu
cho việc giải quyết xung đột pháp luật
Phần hệ thuộc là một bộ phận cấu thành
của quy phạm xung đột, là phần quy định nguyên tắc xác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng nhằm điều chỉnh quan
hệ xã hội được nêu trong phần phạm vi
a Hệ thuộc luật nhân thân* (Lex personalis):
Hệ thuộc luật nhân thân là nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với các vấn đề
về nhân thân của cá nhân, căn cứ theo luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú
Nội dung: Luật nhân thân gồm 02 dạng:
+ Luật quốc tịch (Lex patriae): luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch;
+ Luật nơi cư trú (Lex domicilii): luật của nước mà cá nhân có nơi cư trú
Pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc pháp luật của nước nơi cá nhân
cư trú sẽ được áp dụng
Luật nhân thân được áp dụng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ sau:
+ NLPLDS của cá nhân: Điều 673 BLDS 2015;
+ NLHVDS của cá nhân, bao gồm việc tuyên bố một cá nhân bị mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS: Điều 674 BLDS 2015;
+ Xác định một người mất tích hoặc chết: Điều 675 BLDS 2015;
+ Các mối quan hệ về hôn nhân & gia đình (điều kiện kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng…): Điều 126 và Điều 127 Luật Hôn nhân & Gia
đình 2014;
+ Thừa kế tài sản là động sản: Điều 680 BLDS 2015;
+ Giám hộ: Điều 682 BLDS 2015…
Trang 24 Lưu ý: Việc xác định pháp luật áp dụng khi áp dụng Luật quốc tịch cho quy chế nhân
thân đối với người không quốc tịch hoặc người có từ hai quốc tịch tại Điều 672 BLDS
2015 Pháp luật Việt Nam áp dụng đồng thời cả luật quốc tịch và luật nơi cư trú
b Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân* (Lex Societatus):
Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước mà
pháp nhân có quốc tịch để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến pháp nhân đó (tư cách chủ thể, điều kiện hoạt động…)
Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:
Thứ nhất, xác định căn cứ vào nơi pháp nhân đăng ký thành lập: áp dụng bởi các quốc
gia theo hệ thống thông luật (Common law);
Thứ hai, xác định vào nơi pháp nhân đăng ký trụ sở hoạt động kinh doanh chính: áp
dụng bởi các quốc gia theo hệ thống dân luật (Civil law);
Thứ ba, xác định căn cứ vào nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh chính: áp
dụng bởi các quốc gia ở khu vực Trung Đông
Pháp luật Việt Nam căn cứ vào nơi pháp nhân thành lập hoặc nơi pháp nhân đăng ký trụ sở hoạt động kinh doanh chính
Giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề xác định quốc tịch của pháp luật:
Thứ nhất, theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
o Ví dụ: Áp dụng phương pháp xây dựng quy phạm thực chất thống nhất
+ Điều 1.4 Hiệp định BIT Việt Nam – Đức;
+ Điều 1.1.b Hiệp định đối tác song phương Việt Nam – Rumani 1994
Thứ hai, theo quy định của pháp luật Việt Nam
o Ví dụ: Áp dụng quy phạm xung đột tại khoản 1 Điều 676 BLDS 2015
“Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.”
Giải quyết xung đột pháp luật về tư cách chủ thể, năng lực pháp luật của pháp
nhân:
Cơ sở pháp lý: khoản 2 và khoản 3 Điều 676 BLDS 2015
“2 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này
3 Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam.”
Trang 25c Hệ thuộc luật Toà án (Lex Fori):
Hệ thuộc luật Toà án là nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước có Toà án đang thụ lý
giải quyết VVDS có yếu tố nước ngoài Khi Toà án có thẩm quyền xét xử thì trước hết Toà án áp dụng pháp luật của nước mình
Đối với luật hình thức (luật tố tụng) , Toà án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng
của nước mình mà không thể áp dụng luật tố tụng của nước ngoài vì luật tố tụng là ngành luật “công” nên pháp luật các nước đều có quy định không áp dụng pháp luật nước ngoài Theo đó, khi giải quyết VVDS dù có hay không có yếu tố nước ngoài, Toà án cũng chỉ áp dụng pháp luật tố tụng của nước mình để điều chỉnh
Lex Fori luôn được áp dụng đối với pháp luật tố tụng, trừ một số trường hợp ngoại lệ
- Ngoại lệ thứ nhất: khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015
“Bộ luật Tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”
- Ngoại lệ thứ hai: Điều 466 và Điều 467 BLTTDS 2015
+ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài;
+ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế,
cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài
Đối với luật nội dung , Toà án có thể áp dụng pháp luật nước mình hoặc pháp luật
nước ngoài hoặc điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột hoặc sự thỏa thuận của các bên
Lex Fori không đương nhiên được áp dụng đối với pháp luật nội dung
o Ví dụ: khoản 2 Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
“Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có cơ quan đang giải quyết việc
ly hôn”
d Hệ thuộc luật nơi có vật hoặc nơi có tài sản (Lex rei sitae):
Hệ thuộc luật nơi có vật dựa vào dấu hiệu nơi tài sản là nguyên tắc áp dụng pháp luật
căn cứ vào pháp luật của nước nơi có tài sản Luật nơi có vật quy định vật ở đâu thì áp dụng luật ở đó để giải quyết
Trang 26Luật nơi có vật được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sau:
+ Quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản: khoản 1 Điều 678 BLDS 2015;
+ Quyền thừa kế đối với bất động sản: khoản 2 Điều 680 BLDS 2015;
+ Hợp đồng có đối tượng là bất động sản: khoản 4 Điều 683 BLDS 2015;
+ Định danh tài sản: Điều 677 BLDS 2015
Ngoại lệ: Những trường hợp không áp dụng Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia: áp dụng pháp luật của quốc gia là chủ sở hữu và tuân thủ các nguyên tắc của luật quốc tế;
- Tài sản của pháp nhân nước ngoài đã bị đình chỉ hoạt động, đang trong quá trình giải thể và phá sản: áp dụng pháp luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết (khoản 2 Điều 676 BLDS 2015);
- Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: áp dụng pháp luật nơi quyền sở hữu trí tuệ được xác lập hoặc được đăng ký bảo hộ để giải quyết (Điều 679 BLDS 2015);
- Tranh chấp tài sản trong các hợp đồng mua đồng mua bán và tài sản đó đang trên đường vận chuyển: ưu tiên thỏa thuận của các bên (khoản 2 Điều 678 BLDS 2015);
- Tài sản là máy bay, tàu thủy: áp dụng pháp luật của nước mà phương tiện mang quốc tịch (khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hàng hải 2015 và Điều 4 Luật Hàng không dân dụng
2006, sửa đổi, bổ sung 2014);
- Tài sản bị phân chia nhỏ thành nhiều phần làm mất giá trị thật của nó: áp dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất;
e Hệ thuộc luật của người ký kết hợp đồng tự chọn* (Lex voluntaris):
Hệ thuộc luật do các bên lựa chọn là nguyên tắc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài căn cứ vào sự lựa chọn của các bên
Việc lựa chọn pháp luật áp dụng của các bên phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, về hình thức , có sự thỏa thuận về việc chọn luật và sự thỏa thuận này phải
xuất phát từ sự tự do, tự nguyện, bình đẳng và độc lập về mặt ý chí của các bên
Thứ hai, về quyền chọn luật , các bên chỉ được quyền chọn luật để điều chỉnh các quan
hệ mà pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định (khoản 2 Điều 664 và Điều 666 BLDS 2015, khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005, sửa đổi, bổ sung 2017, khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư 2020, Điều 5 Bộ luật Hàng hải
2015 và Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Thứ ba, về nội dung , các bên chỉ được quyền chọn các quy phạm thực chất trong một
hệ thống pháp luật cụ thể hoặc trong các tập quán quốc tế cụ thể để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên (khoản 4 Điều 668 BLDS 2015)
Theo đó, nếu các bên thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật mà khi cơ quan có thẩm quyền tìm đến hệ thống pháp luật đó mà không chứa đựng các quy phạm để điều chỉnh nội dung quan hệ của các bên thì pháp luật do các bên lựa chọn không được áp dụng Nói cách khác, luật do các bên lựa chọn phải có tính khả thi – luật thực chất
Trang 27Thứ tư, về hậu quả pháp lý , hậu quả của việc áp dụng pháp luật được các bên lựa chọn
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 666 và điểm a
Phạm vi luật được chọn bao gồm toàn bộ các quy phạm thực chất có liên quan trong
hệ thống pháp luật, chứ không bao gồm các quy phạm xung đột bởi nếu cho phép các bên chọn quy phạm xung đột thì xuất phát từ chức năng dẫn chiếu của quy phạm xung đột, có thể dẫn đến việc dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật nằm ngoài mong muốn ban đầu của các bên Từ đó, mục đích của các bên khi chọn luật áp dụng sẽ không được bảo đảm Nói cách khác, việc chấp nhận dẫn chiếu sẽ không thực hiện “đúng bản chất” của quyền được “tự chọn” do pháp luật quy định, làm sai lệch những dự tính ban đầu của ý chí tự chọn luật áp dụng cho hợp đồng của các bên
Phạm vi luật được chỉ bao gồm quy phạm thực chất nhằm bảo đảm quyền chọn luật của các bên
Câu hỏi: Phạm vi luật được chọn chỉ bao gồm luật nội dung hay bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức?
Luật của người ký kết hợp đồng tự chọn chỉ là luật nội dung điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng, chứ không bao gồm cả luật hình thức áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp, tức không bao gồm các quy phạm tố tụng
Lưu ý: Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận quyền chọn luật áp dụng của các bên trong
quan hệ hôn nhân & gia đình và quan hệ thừa kế
f Hệ thuộc luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus):
Luật nơi ký kết hợp đồng áp dụng để giải quyết các vấn đề hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác
Trang 28II ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI:
1 Khái niệm pháp luật nước ngoài, nguyên nhân và cơ sở của việc áp dụng pháp luật nước ngoài:
a Khái niệm:
Pháp luật nước ngoài chỉ một hệ thống pháp luật riêng biệt trong một vùng lãnh thổ
khác vùng lãnh thổ đang có Toà án giải quyết vụ việc
Lưu ý: Vùng lãnh thổ có thể không có đầy đủ các yếu tố để được xem là một quốc gia,
nhưng đáp ứng được điều kiện tiên quyết là vùng lãnh thổ đó có hệ thống pháp luật riêng (ví dụ như Hồng Kông, Đài Loan…) thì vẫn là pháp luật nước ngoài đối với Toà
án giải quyết vụ việc tọa lạc tại vùng lãnh thổ khác
Câu hỏi: Tại sao áp dụng pháp luật nước ngoài là quyền và nghĩa vụ của quốc gia? Thứ nhất, áp dụng pháp luật nước ngoài là quyền vì không ai bắt buộc quốc gia phải
áp dụng pháp luật nước ngoài Việc thừa nhận hay không thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài là quyền của một quốc gia Nếu thừa nhận thì điều kiện áp dụng như thế nào
do bản thân quốc gia đó quyết định
Thứ hai, áp dụng pháp luật nước ngoài là nghĩa vụ của quốc gia Khi quốc gia thừa
nhận áp dụng pháp luật nước ngoài và quy định trong trường hợp nào sẽ áp dụng pháp luật nước ngoài thì khi xử lý một vụ việc đáp ứng đủ các điều kiện đó, quốc gia phải áp dụng pháp luật nước ngoài
b Nguyên nhân của việc áp dụng pháp luật nước ngoài:
Nguyên nhân của việc áp dụng pháp luật nước ngoài xuất phát từ việc giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật bằng phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột Trong đó, xung đột pháp luật phải có 02 điều kiện đi kèm:
Một là, phải có sự tồn tại của quan hệ mang tính chất dân sự và có yếu tố nước ngoài Hai là, các nội dung pháp luật của nước có liên quan là khác nhau khi điều chỉnh cùng
một vấn đề cụ thể
c Cơ sở của việc áp dụng pháp luật nước ngoài:
Thứ nhất, áp dụng qua phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột
ứng các yêu cầu chọn luật
Trang 292 Cách thức áp dụng pháp luật nước ngoài:
a Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài theo pháp luật Việt Nam*:
Trường hợp 1: Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột thống nhất trong ĐƯQT
mà Việt Nam là thành viên
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 664 BLDS 2015
“Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên …”
Trường hợp 2: Theo sự chỉ dẫn của quy phạm xung đột thông thường trong pháp luật Việt Nam
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 664 BLDS 2015
“Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo … hoặc luật Việt Nam”
Trường hợp 3: Theo sự lựa chọn pháp luật nước ngoài của các bên (nếu đáp ứng các điều kiện chọn luật)
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
“Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.”
Các bên có thể chọn pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam cho phép các bên có quyền chọn luật
Trường hợp 4: Pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 664 BLDS 2015
“… pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài đó”
Nếu pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến theo quy định của ĐƯQT Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo sự lựa chọn thỏa thuận của các bên (đáp ứng điều kiện chọn luật), nhưng cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện mọi cách thức theo quy định của pháp luật vẫn không xác định được nội dung pháp luật nước ngoài đó, thì pháp luật của nước có “mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó” được áp dụng
b Điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài:
Áp dụng và giải thích pháp luật nước ngoài: Áp dụng pháp luật nước ngoài theo
đúng cách thức mà nó được giải thích và áp dụng tại quốc gia có hệ thống pháp luật đó Cách hiểu pháp luật nước ngoài không thể dựa trên ý chí chủ quan của Toà án nước sở tại,
mà phải áp dụng theo đúng sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó
Trang 30 Cơ sở pháp lý: Điều 667 BLDS 2015
“Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc
áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.”
Phạm vi dẫn chiếu: Khi áp dụng pháp luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến Áp dụng cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật quốc gia, áp dụng tất cả các nguồn luật đang tồn tại trong hệ thống pháp luật nước ngoài đó
Lưu ý: Ngoại lệ tại khoản 4 Điều 668 BLDS 2015
“Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật mà các bên lựa chọn
là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng.”
Theo đó, trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan
hệ dân sự thì quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật được chọn đó sẽ không được
áp dụng, nhằm mục đích tôn trọng ý chí ban đầu của các chủ thể đã lựa chọn hệ thống pháp luật mà mình mong muốn, tránh trường hợp quy phạm xung đột lại dẫn chiếu đến pháp nước khác hoặc dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật của nước ban đầu Nói cách khác, pháp luật Việt Nam không thừa nhận hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba trong trường hợp các bên có thỏa thuận chọn luật áp dụng
Lưu ý: Trường hợp áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật tại Điều
669 BLDS 2015
“Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.”
Trách nhiệm xác định nội dung pháp luật nước ngoài: Nhiệm vụ tìm kiếm nội dung
và cung cấp pháp luật nước ngoài không chỉ là nhiệm vụ của Tòa án, mà còn là nhiệm vụ của các bên đương sự, của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài
Cơ sở pháp lý: Điều 481 BLTTDS 2015
III MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ PHÁT SINH KHI ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI:
1 Dẫn chiếu ngược trở lại (Renvoi I) và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba (Renvoi II):
a Khái niệm:
Dẫn chiếu là hiện tượng quy phạm xung đột của pháp luật nước này dẫn chiếu đến
pháp luật nước kia và pháp luật nước đó lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu ngược trở lại nước có quy phạm xung đột dẫn chiếu ban đầu hoặc dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba
Trang 31b Phân loại dẫn chiếu:
Dẫn chiếu ngược trở lại
(Renvoi I)
Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
(Renvoi II)
Dẫn chiếu ngược trở lại là hiện tượng,
theo quy phạm xung đột mà cơ quan có
thẩm quyền áp dụng thì pháp luật nước
ngoài cần được áp dụng, nhưng trong
pháp luật nước ngoài đó có quy phạm xung
đột quy định, đối với mối quan hệ xã hội cụ
thể này, pháp luật của nước có cơ quan có
thẩm quyền đó cần được áp dụng
Dẫn chiếu đến luật của nước thứ ba là hiện tượng, theo quy phạm xung đột của nước có cơ quan có thẩm quyền thì pháp luật của nước ngoài cần được áp dụng, nhưng trong pháp luật nước ngoài đó có quy phạm xung đột quy định, cần áp dụng pháp luật của một nước thứ ba
c Nguyên nhân của hiện tượng dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba:
Thứ nhất, có sự khác biệt trong quy tắc giải quyết xung đột pháp luật tại các nước
trong việc điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể Xung đột về quy tắc giải quyết xung đột giữa các nước đối với cùng một phạm vi
Thứ hai, sự giải thích khác nhau về phạm vi dẫn chiếu của quy phạm xung đột (sự thừa
nhận hiện tượng dẫn chiếu trong pháp luật quốc gia – pháp luật nước có tòa án)
Nếu giải thích quy phạm xung đột khi dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là chỉ dẫn chiếu đến các quy phạm thực chất trong pháp luật nước ngoài thì các quy phạm thực chất
đó sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài tương ứng Không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu
Nếu giải thích quy phạm xung đột khi dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật, bao gồm cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột
Xảy ra hiện tượng dẫn chiếu
d Vấn đề dẫn chiếu theo pháp luật Việt Nam:
Dẫn chiếu ngược trở lại : khoản 2 Điều 668 BLDS 2015
“Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về
quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.”
Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba : khoản 3 Điều 668 BLDS 2015
“Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.”
Câu hỏi: Theo pháp luật Việt Nam, khi các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp
dụng thì liệu có thể dẫn đến hiện tượng “dẫn chiếu ngược” hay không? Tại sao?
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 668 BLDS 2015
“… pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng”
Trang 32Theo đó, khi chọn pháp luật áp dụng để chi phối quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự, phạm vi pháp luật được chọn chỉ bao gồm các quy phạm thực chất, chứ không bao gồm các quy phạm xung đột
Trong khi đó, việc giải thích quy phạm xung đột khi dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài là dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật, bao gồm cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột mới là nguyên nhân xảy ra hiện tượng dẫn chiếu
Vì vậy, theo pháp luật Việt Nam, khi các bên lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng thì không xuất hiện hiện tượng “dẫn chiếu ngược”
2 Bảo lưu trật tự công cộng:
a Khái niệm:
Bảo lưu trật tự công cộng là hiện tượng các cơ quan tư pháp và cơ quan nhà nước có
thẩm quyền không áp dụng pháp luật nước ngoài, mà áp dụng pháp luật của chính quốc gia có toà án nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình
b Quy định về bảo lưu trật tự công cộng theo pháp luật Việt Nam:
- Điều 666 BLDS 2015
“Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.”
- Điểm a khoản 1 Điều 670 BLDS 2015
“Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”
Lưu ý: Bản chất của bảo lưu trật tự công cộng
Bảo lưu trật tự công cộng chỉ “từ chối”, chứ không “gạt bỏ” hay “phủ nhận” vì “gạt bỏ” hay “phủ nhận” là hoàn toàn không thừa nhận hệ thống pháp luật đó, không thừa nhận chủ quyền của quốc gia đó, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia, còn “từ chối” thì vẫn thừa nhận hệ thống pháp luật nước ngoài, nhưng trong một số tình huống cụ thể, nếu việc áp dụng trái với trật tự công cộng của quốc gia thì quốc gia từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài trong vụ việc cần giải quyết
3 Lẩn tránh pháp luật (Fraus legi facta):
Lẫn tránh pháp luật là hiện tượng các bên dùng thủ đoạn lẩn tránh khỏi sự chi phối
của một hệ thống pháp luật đáng lẽ ra được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa các bên bằng cách hướng sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột đến một hệ thống pháp luật có lợi cho mình
Pháp luật một số quốc gia quy định hành vi lẩn tránh pháp luật là hành vi trái pháp luật, còn pháp luật Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này
Trang 33BÀI 3: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN QUỐC GIA ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1 Khái quát chung về thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
1.1 Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Khái niệm:
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là các việc dân sự, tranh chấp dân sự (dân sự, kinh
doanh, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động…) có yếu tố nước ngoài
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có một trong các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, dấu hiệu về chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ
quan, tổ chức nước ngoài Trong đó:
+ Cá nhân nước ngoài bao gồm người không có quốc tịch Việt Nam lẫn người không quốc tịch;
+ Tổ chức nước ngoài bao gồm cả pháp nhân nước ngoài và tổ chức không có tư cách pháp nhân Phạm vi của vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài “rộng hơn” quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, dấu hiệu về sự kiện pháp lý: các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ
chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
Thứ ba, dấu hiệu về đối tượng: các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức
Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài Trong đó, “đối tượng” có thể là tài sản hoặc việc thực hiện một công việc, hoạt động dịch vụ nào đấy trong giao dịch mang tính chất dân sự của các bên
Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia trong vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài:
Thứ nhất, là điều kiện tiên quyết để thực hiện những hành vi tố tụng tiếp theo
Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý để xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài
Thứ ba, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân, quốc gia có liên quan trong
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Thứ tư, tạo tiền đề và cơ sở thúc đẩy sự phát triển về hợp tác quốc tế giữa các quốc gia
trên thế giới
Lưu ý: Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài luôn thuộc về Toà
án quốc gia có liên quan, chứ không thuộc về Toà án quốc tế vì Toà án quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế liên quan đến các chủ thể của luật quốc tế
Trang 34 Câu hỏi: Tại sao một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không thể được giải quyết
đồng thời bởi toà án của hai hay nhiều quốc gia khác nhau?
Một mặt, các quy tắc chọn luật áp dụng trong các quy phạm xung đột tại các nước là
khác nhau nên có thể dẫn đến việc áp dụng các hệ thống pháp luật khác nhau, mà bản thân pháp luật các nước thường quy định khác nhau khi điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể
Mặt khác, về nguyên tắc, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể không thể được xét xử đồng thời bởi toà án của các nước khác nhau, bởi lẽ nếu giải quyết đồng thời tại toà án của các nước khác nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng đa phán quyết và hậu quả là bản án, quyết định của toà án không thể thi hành trên thực tế
Từ các lẽ trên, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không thể được giải quyết đồng
thời bởi toà án của hai hay nhiều quốc gia
1.2 Khái niệm thẩm quyền của Toà án quốc gia:
Khái niệm:
Thẩm quyền của Toà án quốc gia là khả năng của tòa án quốc gia thụ lý và giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Phân loại thẩm quyền của Toà án quốc gia:
- Thẩm quyền chung:
Thẩm quyền chung là loại thẩm quyền không mang tính độc quyền của Toà án nước sở
tại khi thụ lý một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Đương sự có quyền nộp đơn tại bất
kỳ toà án quốc gia nào có liên quan
Trường hợp vụ việc được giải quyết bởi toà án nước ngoài thì có thể được công nhận
và cho thi hành trên lãnh thổ quốc gia sở tại
- Thẩm quyền riêng biệt:
Thẩm quyền riêng biệt là loại thẩm quyền độc quyền mà trong quy định của pháp luật
quốc gia hoặc ĐƯQT xác định chỉ thuộc thẩm quyền của Toà án quốc gia mình và không cho phép các bên lựa chọn Toà án theo ý chí của mình
Trường hợp vụ việc được giải quyết bởi toà án nước ngoài thì bản án, quyết định đó không được công nhận và cho thi hành trên phạm vi lãnh thổ quốc gia sở tại (nơi vụ việc được xác định thuộc thẩm quyền riêng)
Hệ quả pháp lý:
Thẩm quyền chung Thẩm quyền riêng biệt
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc
thẩm quyền chung của Toà án nước sở tại,
nhưng Toà án nước ngoài giải quyết thì
bản án đó vẫn có thể được xét công nhận
và cho thi hành tại nước sở tại
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án nước sở tại, nhưng Toà án nước ngoài giải quyết thì
bản án đó không được xét công nhận và
cho thi hành tại nước sở tại
Xung đột thẩm quyền:
Xung đột thẩm quyền là hiện tượng có hơn một toà án quốc gia cùng có khả năng thụ
lý giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Trang 35 Câu hỏi: Phân biệt hiện tượng xung đột pháp luật và hiện tượng xung đột thẩm quyền
Xung đột pháp luật Xung đột thẩm quyền
Bản chất
Xung đột pháp luật là hiện tượng có
hai hay nhiều hệ thống pháp luật có nội dung khác nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Xung đột thẩm quyền là hiện tượng
có hơn một toà án quốc gia cùng có khả năng thụ lý giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài
Điều kiện
phát sinh
Điều kiện cần: phát sinh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài cần điều chỉnh;
Điều kiện đủ: có sự khác nhau trong
pháp luật các quốc gia về cùng một vấn đề cụ thể
Xung đột thẩm quyền luôn phát sinh khi có vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài phát sinh
Nhiệm vụ Xác định pháp luật của quốc gia nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể
Xác định toà án của quốc gia nào
có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Nguồn
luật
- Điều ước quốc tế;
- Pháp luật quốc gia;
- Tập quán quốc tế
- Điều ước quốc tế;
- Pháp luật quốc gia
- Xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột – Phương pháp trực tiếp
- Xây dựng các căn cứ xác định thẩm quyền của toà án đối với các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các ĐƯQT và pháp luật quốc gia;
- Xây dựng nguyên tắc giải quyết xung đột thẩm quyền nếu chúng phát sinh trên thực tế trong các ĐƯQT và pháp luật quốc gia
Kết quả
Xác định luật nội dung để giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bằng cách xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng, loại trừ việc
áp dụng hệ thống pháp luật khác
Xung đột thẩm quyền xác định Toà
án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nhưng việc xác định này không loại trừ khả năng các
Toà án quốc gia khác có thẩm quyền giải quyết vụ việc
Trang 36 Câu hỏi: Trong một trường hợp cụ thể, xung đột thẩm quyền sẽ được giải quyết trước
hay xung đột pháp luật sẽ được giải quyết trước? Giải thích
Về nguyên tắc chung, nếu trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mà xuất hiện
đồng thời cả hiện tượng xung đột thẩm quyền và hiện tượng xung đột pháp luật thì hiện tượng xung đột thẩm quyền phải được giải quyết trước hiện tượng xung đột pháp luật bởi lẽ phải xác định được toà án có thẩm quyền trước thì mới có cơ sở cho việc áp dụng pháp luật Cụ thể, toà án xác định pháp luật áp dụng dựa vào các quy tắc chọn luật được quy định trong pháp luật của quốc gia mình hoặc trong các ĐƯQT mà quốc gia mình là thành viên
Về ngoại lệ, trong một số trường hợp đặc thù, hiện tượng xung đột pháp luật cần được
giải quyết trước hiện tượng xung đột thẩm quyền
o Ví dụ: Thẩm quyền giải quyết thừa kế đối với động sản và bất động sản
Cơ sở pháp lý: Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
“1 Thẩm quyền giải quyết thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người để lại của thừa kế là công dân khi chết
2 Thẩm quyền giải quyết thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản.”
Giả sử anh A là người Việt Nam sống ở Nga qua đời và để lại tài sản gồm 01 sổ tiết kiệm tại ngân hàng ở Nga và căn nhà ở Nga
Trước hết, cần phải tiến hành “định danh tài sản”, tức giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật thông qua quy định tại khoản 3 Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt
Nam – Liên bang Nga: “Việc phân biệt một tài sản thừa kế là động sản hay bất động sản được giải quyết theo pháp luật của nước ký kết nơi có tài sản đó” Trên cơ sở đó, ta cần tiến
hành “định danh tài sản” theo quy định của pháp luật Nga Cụ thể, sổ tiết kiệm ở ngân hàng được xem động sản và căn nhà được xem bất động sản
Sau đó, ta mới có thể giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền như sau:
+ Đối với số tiết kiệm ngân hàng ở Nga thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết; + Đối với căn nhà ở Nga thì Toà án Nga có thẩm quyền giải quyết
1.3 Nguồn luật điều chỉnh việc xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Thứ tự ưu tiên 1: Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Yêu cầu để một ĐƯQT là nguồn luật điều chỉnh về vấn đề thẩm quyền của Toà án quốc gia Việt Nam là Việt Nam phải là thành viên của ĐƯQT đó và ĐƯQT đó có chứa đựng quy định về thẩm quyền của Toà án các nước thành viên đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015
“Bộ luật Tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”
Trang 37 Thứ tư ưu tiên 2: Pháp luật quốc gia
Căn cứ xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nằm rải rác ở các VBQPPL khác nhau như:
- Chương XXXVIII BLTTDS 2015;
- Điều 339 Bộ luật Hàng hải 2015;
- Điều 123 và Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;
- Khoản 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020…
Câu hỏi: Tại sao tập quán quốc tế không được xem là nguồn luật điều chỉnh việc xác
định thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Thứ nhất, xuất phát từ quan điểm khác nhau của các quốc gia, tập quán quốc tế với
nguồn gốc hình thành trên cơ sở thói quen, cách cư xử sẽ có sự khác nhau về thói quen giữa các quốc gia nên nếu áp dụng tập quán quốc tế trong việc giải quyết xung đột về thẩm quyền sẽ không phù hợp quan điểm của các quốc gia khác
Thứ hai, xuất phát từ bản chất của tập quán quốc tế, tập quán quốc tế với tư cách là
nguồn luật hình thành từ cách cư xử, thói quen được thừa nhận một cách rộng rãi giữa các bên trong một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nên chỉ có thể điều chỉnh các vấn
đề về quyền, nghĩa vụ giữa các bên, chứ không thể bao gồm luôn cả việc quyết định thẩm quyền giải quyết của một quốc gia đối với quan hệ đó giữa các bên bởi vì đây là vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia Nói cách khác, phạm vi điều chỉnh của tập quán quốc
tế chỉ giới hạn ở quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chứ không bao gồm quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài
Thứ ba, xuất phát từ tính chất của quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài, đây là
nhóm quan hệ có một bên chủ thể là cơ quan tư pháp – toà án nên việc lựa chọn toà án có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể phải căn vào các quy định trong ĐƯQT hay quy phạm trong pháp luật quốc gia và sự lựa chọn này phải nằm trong giới hạn phạm vi, lĩnh vực được chọn, chứ không thể được tự do lựa chọn hay hình thành trên cơ sở thói quen của tập quán quốc tế
Từ các lẽ trên, tập quán quốc tế không được xem là nguồn luật điều chỉnh việc xác định
thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
1.4 Nhiệm vụ của Toà án khi tiếp nhận vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Toà án quốc gia khi tiếp nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài hay đơn yêu cầu về việc dân sự có yếu tố nước ngoài phải thực hiện hai chức năng sau đây:
Thứ nhất, Toà án phải xác định thẩm quyền của Toà án quốc gia mình đối với vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên quy định của ĐƯQT mà quốc gia mình là thành viên hoặc quy định của pháp luật quốc gia
Thứ hai, trên cơ sở quy định của pháp luật, Toà án có thẩm quyền phải xác định Toà
án cụ thể trong hệ thống Toà án quốc gia có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài đó
Trang 38 Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 469 BLTTDS 2015
“Sau khi xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam theo quy định của Chương XXXVIII, Toà án áp dụng các quy định tại Chương III để xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”
2 Xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam:
2.1 Thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam:
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, dấu hiệu về bị đơn: bao gồm dấu hiệu về cư trú và dấu hiệu về tài sản Một là, bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam Trong đó,
cá nhân có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch
Hai là, bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam Trong đó, cơ quan, tổ chức
có trụ sở tại Việt Nam bao gồm cơ quan, tổ chức nước ngoài và cơ quan, tổ chức Việt Nam
Ba là, bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam. Trong đó, cơ quan, tổ chức Việt Nam có chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam vẫn thuộc nhóm đối tượng này
Bốn là, bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu hỏi: Tại sao việc xác định thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam lại dựa vào dấu
hiệu về bị đơn, mà không dựa vào dấu hiệu về nguyên đơn?
Thứ nhất, trong vụ án dân sự nói chung (không phân biệt có yếu tố nước ngoài hay không), bị đơn là bên “bị động”, thường né tránh việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ
án nên việc sử dụng “dấu hiệu bị đơn” nhằm tăng cường sự chủ động của bị đơn trong việc tham gia tố tụng
Thứ hai, việc sử dụng “dấu hiệu bị đơn” để xác định thẩm quyền chung của Toà án Việt
Nam nhằm giúp cho quá trình tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan diễn ra dễ dàng; đồng thời, dễ dàng ràng buộc bị đơn trong quá trình thi hành án dân sự
Từ các lẽ trên, trong việc xác định thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam, sử dụng dấu hiệu về bị đơn, chứ không sử dụng dấu hiệu về nguyên đơn
Thứ hai, dấu hiệu về tính chất vụ việc:
+ Vụ việc chuyên trách – vụ việc ly hôn: bao gồm dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu cư trú
Một là, vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam
Hai là, vụ việc ly hôn mà các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam
+ Vụ việc mang tính chất dân sự (trừ vụ việc ly hôn ):
Trang 39Một là, vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
Theo đó, có ba trường hợp để Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc về quan hệ dân sự như sau:
o Trường hợp 1: Vụ việc về quan hệ dân sự có sự kiện pháp lý xảy ra tại Việt Nam;
o Trường hợp 2: Vụ việc về quan hệ dân sự có đối tượng là tài sản ở Việt Nam;
o Trường hợp 3: Vụ việc về quan hệ dân sự có đối tượng là công việc thực hiện tại Việt
Nam
Hai là, vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam
o Điều kiện cần: Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam;
o Điều kiện đủ: Vụ việc phải liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc liên quan đến cơ quan, tổ chức, có trụ sở tại Việt Nam hoặc cá nhân có nơi cư trú tại Việt Nam
Đặc điểm của thẩm quyền chung:
Thứ nhất, Toà án Việt Nam có thẩm quyền chung, tức không độc quyền giải quyết vụ
việc nên Toà án nước ngoài có liên quan cũng có thể có thẩm quyền giải quyết
Thứ hai, trong trường hợp Toà án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì bản
án, quyết định của Toà án nước ngoài đó có thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
2.2 Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam:
Câu hỏi: Việc quy định thẩm quyền riêng biệt của Toà án quốc gia có loại trừ thẩm
quyền giải quyết vụ việc của Toà án quốc gia khác có liên quan không? Tại sao?
Thứ nhất, xuất phát từ tính bình đẳng về chủ quyền quốc gia, mà toà án của các quốc
gia cũng bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý Theo đó, một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thể thuộc thẩm quyền riêng biệt của toà án quốc gia này, nhưng vẫn có thể thuộc thẩm quyền chung của toà án quốc gia khác hoặc ngược lại
Thứ hai, mỗi hệ thống pháp luật chỉ có hiệu lực áp dụng bắt buộc trên lãnh thổ quốc
gia đã ban hành hệ thống pháp luật đó nên việc xác định những vụ việc nào thuộc thẩm quyền chung hay thẩm quyền riêng biệt của toà án quốc gia sẽ do chính quốc gia đó tự quyết định Mặc dù trong xu thế hài hòa hóa pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế, các quốc gia khi xác định các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của toà án quốc gia mình đều
cố gắng để các quy định đó không quá trái ngược với các quốc gia khác, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những điểm khác biệt
Từ các lẽ trên, việc xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của
Toà án quốc gia không đồng nghĩa với việc phủ nhận thẩm quyền giải quyết vụ việc dân
sự đó của Toà án các quốc gia có liên quan
Trang 40 Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam*:
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015
Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
Thứ nhất, vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản
có trên lãnh thổ Việt Nam Cụ thể, đây là những tranh chấp dân sự có liên quan đến quyền
sử dụng đất, hoặc liên quan đến quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt đối với bất động sản… hoặc liên quan đến các quyền khác đối với bất động sản bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt
Thứ hai, vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam
Lưu ý: Toà án Việt Nam không có thẩm quyền riêng đối với vụ việc ly hôn giữa cặp vợ
chồng người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, mà chỉ có thẩm quyền chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 Vì vậy, các đương sự vẫn có
thể khởi kiện trước Toà án nước ngoài và bản án, quyết định về ly hôn đó vẫn có thể được xét công nhận tại Việt Nam
Thứ ba, vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Toà án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Toà án Việt Nam
+ Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Ukraina;
+ Điều 36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên bang Nga
Bất cập: BLTTDS 2015 chưa có quy định về hình thức chọn Toà án, phạm vi thỏa thuận,
thời điểm chọn Toà án hay quy định cụ thể các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nào mà các bên được quyền chọn Toà án hay không được quyền chọn Toà án
Phân biệt:
Thẩm quyền chung tại điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
Thẩm quyền riêng biệt tại điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015
Nội dung
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam thuộc thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam
Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng
cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam
Đối tượng
áp dụng Áp dụng đối với vụ việc dân sự Áp dụng đối với vụ án dân sự