1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Những vị trí nghề nghiệp của kĩ sư xây dựng có thể làm việc khi ra trường và yêu cầu cụ thể về kiến thức – kỹ năng – thái Độ cho các vị trí việc làm Đó và lập kế hoạch rèn luyện những kĩ năng mềm

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 119,04 KB

Nội dung

Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D diepdn@bibabo.vn1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DỰNG TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: NHỮNG VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP CỦA KĨ SƯ XÂY DỰNG CÓ THỂ LÀM V

Trang 1

Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA XÂY DỰNG

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

NHỮNG VỊ TRÍ NGHỀ NGHIỆP CỦA KĨ SƯ XÂY DỰNG CÓ THỂ LÀM VIỆC KHI RA TRƯỜNG VÀ YÊU CẦU CỤ THỂ

VỀ KIẾN THỨC – KỸ NĂNG – THÁI ĐỘ CHO CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM ĐÓ VÀ LẬP KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN NHỮNG

KĨ NĂNG MỀM.

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2024

HỌC PHẦN : XÂY DỰNG NHẬP MÔN & KỸ NĂNG BẢN THÂN

GVBM : PHẠM THANH THỦY

NHÓM : 12

THÀNH VIÊN : NGUYỄN HOÀNG PHI HIỆP

TRẦN NGUYỄN ĐĂNG KHOA

LÊ PHAN DUY KHANG

LÊ HOÀNG PHÚC

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: Những vị trí nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng có thể làm việc khi

ra trường và yêu cầu cụ thể về kiến thức – kỹ năng – thái độ cho các vị

1 Kỹ sư thiết kế kết cấu của tư vấn thiết kế 5

2 Kỹ sư thì công trực tiếp ở công trường 6

PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN NHỮNG KĨ NĂNG MỀM 9

2 Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm 9

Dưới đây là một số nguồn tài liệu tham khảo: 11

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hiện đại, ngành Xây dựng đóng một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Để thúc đẩy sự phát triển của ngành thì không thể bỏ qua yếu tố quang trọng nhất đó là yếu tố con người

Trong ngành Xây dựng, có rất nhiều vị trí việc làm cần con người đảm nhận Vì thế, mục tiêu đề tài này nhắm đến các nội dung cụ thể của từng vị trí công việc mà người kĩ sư xây dựng có thể đảm nhận đồng thời tổng hợp những yêu cầu về thái

độ, kiến thức cũng như kĩ năng cần được đáp ứng Qua đó giúp các bạn sinh viên

có cái nhìn tổng quan về lộ trình nghề nghiệp Từ đó xác định mục tiêu, lên kế hoạch cho bản thân để tích lũy cho mình những kiến thức, kĩ năng để đáp ứng nhu cầu của thị trường sau này Thông qua đó, khi mỗi cá nhân có định hướng rõ ràng cho tương lai sẽ là tiền đề cho sự phát triển của bản thân nói riêng, cũng như sự phát triển toàn ngành nói chung, góp phần cho sự phát triển xã hội

Mục tiêu của đề tài là trình bày vị trí việc làm mà kĩ sư xây dựng đảm nhận và các yêu cầu cụ thể của từng vị trí cần được đáp ứng Qua đó liên hệ với thực tế của từng vị trí công việc cụ thể Tạo cái nhìn tổng quan về lộ trình nghề nghiệp và định hướng kế hoạch

Cung cấp thông tin thực tế và giải đáp các thắc mắc chung về ngành cụ thể như sau:

Trang 4

- Các vị trí công việc mà kĩ sư xây dựng có thể đảm nhận và nội dung thực tế của công việc đó

- Các đòi hỏi về kĩ năng, kiến thức và thái độ để đảm nhận công việc

- Câu trả lời thực tế của những kĩ sư xây dựng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài xoay quanh các nội dung công việc cụ thể mà kĩ

sư xây dựng có thể đảm nhận Cũng như các yêu cầu về kĩ năng, kiến thức và thái

độ để đảm nhận công việc

Phạm vi nghiêm cứu là các vị trí công việc mà kĩ sư xây dựng có thể đảm nhận

và các yêu cầu công việc trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến nay

Tra cứu tổng hợp thông tin các vị trí việc làm thông qua các kênh thông tin như:

Bộ xây dựng, Công ty CP Xây dựng Cotec-Coteccons, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình,…

Kết hợp phỏng vấn thực tế các kĩ sư xây dựng đang làm việc trong ngành xây dựng

Đề tài nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quan về ngành nghề, về những vấn đề

cụ thể để từ đó phần nào giúp sinh viên có lượng thông tin cần thiết để xây dựng mục tiêu và lộ trình trong tương lai

Phần 1: Những vị trí nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng có thể làm việc khi ra trường và yêu cầu cụ thể về kiến thức – kỹ năng – thái độ cho các vị trí việc làm đó

Trang 5

1 Kỹ sư thiết kế kết cấu của tư vấn thiết kế

- Công việc:

+ Phân tích và thiết kế kết cấu: tính toán và thiết kế các cấu kiện như dầm, cột, tường, nền móng, v.v

+ Lập bản vẽ kỹ thuật: Sử dụng phần mềm CAD để tạo ra bản vẽ chi tiết cho các cấu trúc

+ Kiểm tra và giám sát: Đảm bảo rằng các công trình được xây dựng theo đúng quy thiết kế và tiêu chuẩn an toàn

+ Tư vấn và hợp tác: Làm việc với các kỹ sư khác, kiến trúc sư, nhà thầu để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án

+ Nghiên cứu và phát triển: Cập nhật các công nghệ và phương pháp mới trong thiết kế kết cấu

- Môn học cần thiết:

+ Cơ học vật rắn: Hiểu về lực tác động và phản ứng của vật liệu

+ Cơ học kết cấu: Nghiên cứu các loại cấu trúc và phương pháp phân tích

+ Vật liệu xây dựng: Tìm hiểu về tính chất của các vật liệu như bê tông, thép, gỗ + Thiết kế bằng máy tính: Sử dụng các phần mềm thiết kết như AutoCAD, SAD2000, ETABS

+ Quản lí dự án: Các nguyên tắc quản lí để điều phối các giai đoạn của dự án xây dựng

- Kỹ năng nghề:

Trang 6

+ Kỹ năng phân tích: Đánh giá và phân tích các yếu tố kỹ thuật trong thiết kế + Kỹ năng lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn của dự án + Kỹ năng sử dụng phần mềm: Thành thạo trong việv sử dụng những phần mềm kỹ thuật liên quan đến thiết kế kết cấu

+ Kỹ năng kiểm tra chất lượng: Đảm bảo rằng các thiết kế và vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng

- Kỹ năng mềm:

+ Giao tiếp: Có khả năng giao tiếp rõ ràng với các đồng nghiệp, khách hàng và nhà thầu

+ Làm việc nhóm: Hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm và các bên liên quan

+ Giải quyết vấn đề: Khả năng đưa ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phát sinh trong thiết kế và thi công

+ Quản lí thời gian: Lên kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả để đảm bảo tiến

độ dự án

- Thái độ:

+ Chăm chỉ và tỉ mỉ: Cần có sự chú ý đến các chi tiết để đảm bảo độ chính xác

trong thiết kế

+ Đam mê học hỏi: Luôn cập nhật kiến thức mới và cải tiến kỹ năng nghề nghiệp + Chịu trách nhiệm: Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định thiết kế và ảnh

hưởng của chúng đến an toàn và chất lượng công trình

Trang 7

+ Sáng tạo: Luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo và hiệu quả cho các vấn đề

thiết kế

2 Kỹ sư thi công trực tiếp ở công trường

- Công việc:

+ Lập kế hoạch và tổ chức thi công: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho

từng giai đoạn của dự án

+ Giám sát và kiểm tra: Đảm bảo công trình được thi công theo đúng bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật

+ Quản lý nhân lực: Điều phối công việc của đội ngũ công nhân, phân công nhiệm vụ cụ thể

+ Kiểm soát chất lượng: Thực hiện kiểm tra vật liệu và công việc để đảm bảo chất lượng

+ Báo cáo tiến độ: Cập nhật thường xuyên về tình hình thi công cho các bên liên quan

- Môn học cần thiết:

+ Công trình dân dụng: Kiến thức cơ bản về xây dựng và quản lý công trình

+ Cơ sở vật lý: Hiểu biết về ứng suất, tải trọng và các yếu tố tác động đến công trình

+ Kỹ thuật an toàn lao động: Biện pháp bảo vệ an toàn cho công nhân trong quá trình thi công

Trang 8

+ Quản lý xây dựng: Phương pháp quản lý dự án hiệu quả và phân bổ nguồn lực

- Kỹ năng nghề:

+ Kỹ năng sử dụng thiết bị: Thành thạo trong việc sử dụng các công cụ

và máy móc xây dựng

+ Kiến thức về vật liệu xây dựng: Nắm rõ tính chất và ứng dụng của các loại vật liệu

+ Phân tích bản vẽ: Đọc hiểu và triển khai các bản vẽ thiết kế

- Kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng giao tiếp: Trao đổi thông tin hiệu quả với đồng nghiệp và các bên liên quan

+ Kỹ năng lãnh đạo: Khả năng dẫn dắt nhóm và tạo động lực cho nhân viên.

+ Giải quyết xung đột: Thương lượng và xử lý các vấn đề phát sinh giữa các bên liên quan.

+ Quản lý thời gian: Sắp xếp công việc hợp lý để hoàn thành đúng hạn.

- Thái độ:

+ Tinh thần trách nhiệm: Chủ động trong công việc và cam kết với kết quả

+ Chuyên môn cao: Luôn cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng

+ Tôn trọng: Đối xử công bằng và tôn trọng đồng nghiệp và công nhân

Trang 9

+ Chấp nhận thách thức: Sẵn sàng đối mặt với khó khăn và tìm giải pháp thích hợp

3 Kỹ sư trưởng công trình

-Công việc: Công việc chính của kỹ sư trưởng công trình bao gồm quản lý dự án, giám sát thi công, làm việc với các bên liên quan và

dự toán ngân sách Cụ thể, họ phải lập kế hoạch tổng thể cho dự án, theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết, đồng thời kiểm tra chất lượng công việc tại hiện trường và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh Việc giao tiếp hiệu quả với nhà thầu, kiến trúc sư và các

cơ quan chức năng là rất quan trọng để đảm bảo sự đồng thuận và thống nhất trong từng giai đoạn của dự án

- Môn học cần thiết: một kỹ sư trưởng công trình cần có kiến thức vững về các môn như công trình dân dụng, kỹ thuật xây dựng, quản

lý dự án và kinh tế xây dựng Những môn học này giúp họ hiểu rõ quy trình thi công, thiết kế và tính toán chi phí, từ đó có thể lập kế hoạch và quản lý ngân sách một cách hiệu quả Cơ học vật liệu và cấu trúc cũng là những lĩnh vực quan trọng, giúp họ nắm vững cách thức các loại vật liệu và cấu trúc phản ứng dưới tải trọng

- Kỹ năng nghề nghiệp: Năng lực đánh giá tình huống và đưa ra giải pháp nhanh chóng, hiệu quả Hiểu biết vững về các quy định, tiêu

Trang 10

chuẩn và công nghệ xây dựng Khả năng lên kế hoạch chi tiết và tổ chức công việc theo thứ tự ưu tiên

- Kỹ năng mềm: kỹ sư trưởng công trình còn cần phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và lãnh đạo Khả năng truyền đạt thông tin rõ ràng, phối hợp hiệu quả với đồng nghiệp và dẫn dắt đội ngũ là những yếu tố quan trọng giúp họ thành công trong công việc

Kỹ năng thuyết trình cũng rất cần thiết để trình bày ý tưởng và báo cáo tiến độ dự án một cách thuyết phục

- Thái độ: thái độ làm việc của một kỹ sư trưởng công trình cũng rất quan trọng Họ cần có sự chuyên nghiệp, luôn chủ động trong việc tìm kiếm giải pháp mới và sẵn sàng học hỏi để cải thiện kỹ năng của mình Tinh thần làm việc nhóm và sự tôn trọng đối với các quy định

và quy trình sẽ giúp họ tạo dựng được uy tín và hiệu quả trong công việc Kỹ sư trưởng công trình không chỉ là người quản lý mà còn là người dẫn dắt, định hướng cho toàn bộ dự án, vì vậy việc phát triển toàn diện các kỹ năng và thái độ nêu trên là rất cần thiết

4 Kỹ sư giám sát, tư vấn giám sát

- Công việc: Công việc chính của kỹ sư giám sát bao gồm giám sát quá trình thi công, đảm bảo công trình được thực hiện đúng thiết kế, tiêu chuẩn và quy định pháp luật Họ phải theo dõi tiến độ, kiểm tra chất lượng vật liệu, và thực hiện các biện pháp an toàn lao động nghiêm

Trang 11

ngặt Ngoài ra, kỹ sư giám sát cũng có trách nhiệm lập báo cáo định

kỳ về tình hình thi công và giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các bên liên quan

- Môn học cần thiết: một kỹ sư giám sát cần nắm vững các môn học liên quan như công trình dân dụng, quản lý dự án, kỹ thuật xây dựng

và an toàn lao động Những môn học này cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để hiểu rõ quy trình thi công và các tiêu chuẩn kỹ thuật, từ

đó có thể giám sát và đảm bảo chất lượng công trình một cách hiệu quả Kiến thức về an toàn lao động cũng rất quan trọng, giúp họ áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho công nhân và công trình

- Kỹ năng nghề nghiệp: kỹ sư giám sát cần phát triển các kỹ năng nghề nghiệp như khả năng phân tích và giải quyết vấn đề Họ phải

có khả năng đánh giá các tình huống phát sinh và đưa ra giải pháp kịp thời, đồng thời quản lý thời gian, nhân lực và vật tư một cách hiệu quả Kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng, vì kỹ sư giám sát phải truyền đạt thông tin một cách rõ ràng giữa các bên liên quan,

từ công nhân đến nhà thầu và quản lý cấp trên

- Kỹ năng mềm: các kỹ năng mềm như làm việc nhóm và lãnh đạo cũng cần được trau dồi Kỹ sư giám sát cần biết cách phối hợp với đồng nghiệp, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự hợp tác

- Thái độ: Thái độ làm việc của họ cũng rất quan trọng; sự chuyên nghiệp, chủ động trong công việc và tinh thần cầu tiến sẽ giúp họ

Trang 12

phát triển trong sự nghiệp Kỹ sư giám sát không chỉ là người đảm bảo chất lượng công trình mà còn là cầu nối quan trọng giữa các bên liên quan, do đó việc phát triển toàn diện về kỹ năng và thái độ là rất cần thiết để đạt được thành công trong ngành

5 Chuyên viên quản lí nhà nước về xây dựng

- Công việc: Chuyên viên quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm thực hiện các chính sách và quy định liên quan đến lĩnh vực này Họ tham gia vào việc lập quy hoạch xây dựng, kiểm tra và giám sát các

dự án để đảm bảo rằng các công trình tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường và chất lượng Ngoài ra, họ còn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, cung cấp tư vấn và hướng dẫn về các quy định pháp luật trong ngành xây dựng

- Môn học cần thiết: Để thành công trong lĩnh vực này, chuyên viên cần nắm vững kiến thức từ nhiều môn học Các môn như luật xây dựng giúp họ hiểu rõ các quy định pháp lý, trong khi quản lý dự án cung cấp kiến thức về lập kế hoạch và theo dõi tiến độ Kinh tế xây dựng cũng rất quan trọng, giúp chuyên viên nắm bắt các vấn đề tài chính và kinh

tế liên quan đến các dự án Thêm vào đó, kiến thức về kỹ thuật xây dựng là cần thiết để hiểu các quy trình và công nghệ thi công

- Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng phân tích giúp họ đánh giá các dự án

và tình hình xây dựng, xác định vấn đề và đề xuất giải pháp Khả năng lập báo cáo chi tiết về tình hình thực hiện dự án cũng rất cần thiết Họ

Trang 13

cần nắm vững các kỹ thuật và phương pháp quản lý để điều phối công việc một cách hiệu quả

- Kỹ năng mềm: Kỹ sư cần có khả năng giao tiếp tốt để truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thuyết phục giữa các bên liên quan Họ cũng cần tinh thần làm việc nhóm và khả năng hợp tác với đồng

nghiệp, đối tác Kỹ năng giải quyết xung đột là cần thiết để xử lý mâu thuẫn và tìm kiếm giải pháp hòa bình giữa các bên liên quan

- Thái độ: Họ cần có sự chuyên nghiệp, đề cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm trong công việc Tinh thần cầu tiến, luôn tìm kiếm cơ hội học hỏi và cập nhật kiến thức mới sẽ giúp họ phát triển Tính chủ động trong việc đưa ra sáng kiến và đề xuất cải tiến quy trình làm việc cũng

là một yếu tố quan trọng giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ trong lĩnh vực xây dựng

Trang 14

PHẦN 2 : LẬP KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN NHỮNG KĨ NĂNG MỀM

Kỹ sư xây dựng cần phát triển các kỹ năng mềm sau để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc:

1 Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tốt giúp kỹ sư truyền đạt ý tưởng rõ ràng, phối hợp hiệu quả với các bên liên quan và giải quyết các vấn đề trong công việc

Kế hoạch rèn luyện:

- Tham gia các khóa học kỹ năng giao tiếp

- Tự rèn luyện qua việc tham gia vào các nhóm thảo luận và dự án thực tế

2 Kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm

Trang 15

Kỹ sư xây dựng phải thường xuyên làm việc nhóm và điều phối các thành viên trong dự án Do đó, kỹ năng lãnh đạo và phối hợp nhóm là rất cần thiết

Kế hoạch rèn luyện:

- Đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các dự án nhóm nhỏ

- Học hỏi qua các tình huống thực tế từ việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện hoặc hoạt động xã hội

3 Kỹ năng quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian giúp kỹ sư xây dựng làm việc hiệu quả và đảm bảo hoàn thành các dự án đúng hạn

Kế hoạch rèn luyện:

- Sử dụng các công cụ như to-do list và lập lịch hàng ngày

- Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và theo dõi tiến độ

4 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng quan trọng khi đối diện với những thách thức không lường trước trong quá trình thi công

Trang 16

Kế hoạch rèn luyện:

- Tham gia các khóa học hoặc hoạt động thực hành tư duy logic và phản biện

- Thường xuyên đặt mình vào các tình huống giả định để tìm ra các giải pháp khác nhau

KẾT LUẬN:

Kỹ sư xây dựng là một nghề nghiệp đầy thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội Kỹ sư xây dựng có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong ngành xây dựng, mỗi vị trí đòi hỏi các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng và thái độ Việc hiểu rõ các yêu cầu này và không ngừng rèn luyện sẽ giúp kỹ sư phát triển sự nghiệp vững chắc Đồng thời, kỹ sư cũng cần trang bị và phát triển các kỹ năng mềm quan trọng để làm việc hiệu quả hơn trong môi trường năng động và đầy thách thức của ngành xây dựng.

Ngày đăng: 17/11/2024, 08:11

w