1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn học phần triết học mác lênin Đề tài quy luật thống nhất và Đấu tranh giữa các mặt Đối lập và vận dụng quy luật trong hoạt Động thực tiễn

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và vận dụng quy luật trong hoạt động thực tiễn
Tác giả Lê Đức Mạnh, Trần Kỳ Sơn, Võ Thành Long, Ibrahim Mai Hạo Thiên
Người hướng dẫn Đỗ Thị Thùy Trang
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Đề tài về "Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và việc vận dụng quyluật này trong hoạt động thực tiễn" đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

••••••

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦNTRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:

QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VÀVẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN

LỚP: L01− Nhóm 10 − HK232Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thùy Trang

Thành phố Hồ Chí Minh - 2024

Trang 2

BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM

(%)

Tổng hợp nội dungPhần mở đầuPhần kết luận

100%

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Đối tượng của đề tài 4

3 Phạm vi của đề tài 5

4 Mục tiêu của đề tài 5

5 Phương pháp của đề tài 5

6 Kết cấu của đề tài 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Một số khái niệm cơ bản của quy luật 7

1.2 Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến 8

1.3 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 9

1.3.1 Sự thống nhất của các mặt đối lập 9

1.3.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN 14

2.1 Ý nghĩa của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 14

2.2 Vận dụng thực tế quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong việc học tập của bản thân 14

2.3 Vận dụng thực tế quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 17

2.3.1 Sự thống nhất 17

2.3.2 Sự đấu tranh 17

2.3.3 Sự chuyển hóa 18

2.4 Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật để đảm bảo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường 19

2.5 Kết luận 20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 21

KẾT LUẬN CHUNG 22

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài về "Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập và việc vận dụng quyluật này trong hoạt động thực tiễn" đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnhhiện nay Hiểu biết sâu sắc về cơ chế hoạt động của các mặt đối lập và cách thức ápdụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa chúng không chỉ là một yếu tố quan trọngtrong lý thuyết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách, quản lýxung đột, tạo ra giải pháp sáng tạo, phát triển cá nhân và tổ chức, cũng như giảm thiểurủi ro và tăng cường ổn định

Trong một thế giới đầy biến động và đa dạng như hiện nay, việc hiểu và quản lý cácmặt đối lập là không thể phủ nhận Từ các quyết định chính trị quan trọng đến quản lýxung đột hàng ngày trong doanh nghiệp, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các chiến lược và quyết định

Ví dụ, trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh, sự đối lập giữa các bộ phận nhưsản xuất và tiếp thị có thể tạo ra áp lực nhưng cũng đồng thời tạo ra cơ hội cho sự sángtạo và phát triển Trong lĩnh vực chính trị, sự đối lập giữa các chính sách và quan điểm

có thể dẫn đến các cuộc tranh luận và đàm phán, tạo ra cơ hội cho sự thấu hiểu và đồngthuận

Với những lợi ích mà việc hiểu và áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh giữa cácmặt đối lập mang lại, việc nghiên cứu và thảo luận về đề tài này không chỉ là mộtnhiệm vụ học thuật mà còn là một nhiệm vụ thiết thực, đóng góp vào sự phát triển và

ổn định của xã hội

2 Đối tượng của đề tài

Trang 5

có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của cuộc sống.

4 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chính của đề tài này là phân tích và giải thích quy luật thống nhất và đấutranh giữa các mặt đối lập, và cung cấp những gợi ý và phương pháp cụ thể để áp dụngquy luật này trong các hoạt động thực tiễn Bằng cách hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt độngcủa các mặt đối lập và nhận biết cách chúng có thể tương tác với nhau, mục tiêu là tạo

ra một bộ công cụ hữu ích giúp cá nhân và tổ chức đạt được mục tiêu của họ một cáchhiệu quả và bền vững

5 Phương pháp của đề tài

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu đa dạng sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu của đề tài.Nghiên cứu lý thuyết sẽ tập trung vào việc tìm hiểu các quan điểm và lý thuyết liênquan đến quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Phân tích các ví dụ cụthể về các mặt đối lập trong thực tế và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực cũng

sẽ được thực hiện Cuối cùng, các cuộc thảo luận và thảo luận nhóm sẽ cung cấp mộtdiễn đàn để trao đổi ý kiến và học hỏi từ những người quan tâm đến đề tài

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá quy luật thống nhất vàđấu tranh giữa các mặt đối lập, đồng thời khám phá cách mà quy luật này được vậndụng trong hoạt động thực tiễn Bằng cách tập trung vào các ví dụ cụ thể và phân tíchsâu sắc về các tình huống thực tế, đề tài sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về cơ chế hoạtđộng của quy luật này và những ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực khác nhau nhưchính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Đồng thời, mục tiêu của đề tài là đề xuất cácphương pháp và chiến lược cụ thể để áp dụng quy luật này một cách hiệu quả trongthực tiễn, từ việc quản lý xung đột đến tạo ra sự đồng thuận và phát triển bền vững chocộng đồng và tổ chức

Trang 7

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số khái niệm cơ bản của quy luật

Ngay từ những trang sách đầu tiên của lịch sử, con người đã có những phán đoán đạitài về sự tác động qua lại của các mặt đối lập và xem xét sự tác động đó là cơ sở vậnđộng của thế giới Những triết gia đại tài của phương Đông đã cho rằng vận động là do

sự hình thành của các mặt đối lập và các mặt đối lập ấy luôn luôn vận động Nhà triếthọc Hy Lạp Heraclit - người được Lenin coi là ông tổ của phép biện chứng cho rằngtrong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có xu hướng chuyểnsang các mặt đối lập

Trong thời đại những bước chân đầu tiên cho sự phát triển của Triết học, Hegel - nhàTriết học tài ba của Hy Lạp cổ đại đã sớm nhận ra vai trò mạnh mẽ của mâu thuẫntrong quá trình vận động và phát triển:” Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vậnđộng và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong trừng mực một vật chứa đựng trong bản thân

nó một mâu thuẫn thì nó mới vận động, mới có xung lực và hoạt động.” và do đó tất cảmọi vật đều có tính chất mâu thuẫn bên trong nó

Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được cấu thành bởicác mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau, Giữa sự tồn tại giữa các mặt đối lập luôn có sự xuất hiện của sự thống nhất và đấutranh giữa chúng Chúng đứng bên cạnh nhau, hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sự phù hợp, cânbằng và tạo ra sự ràng buộc lẫn nhau Hoặc hai mặt đối lập luôn tác động qua lại theohướng bài trừ và phủ định lẫn nhau

Quy luật Thống nhất và Đấu tranh giữa các Mặt đối lập là một khía cạnh quan trọngcủa triết học Mác - Lênin Theo quan điểm này, mọi hiện tượng và quá trình tồn tại đềuphản ánh một sự mâu thuẫn giữa các yếu tố đối lập, đồng thời cũng có sự thống nhất và

Trang 8

tương tác giữa chúng Quy luật này làm nền tảng cho việc hiểu và phân tích các quátrình phát triển trong xã hội, kinh tế và chính trị.

Tuy nhiên, không phải mọi cái đối lập đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướngđối lập nào là tiền đề tồn tại của nhau mới tạo thành mâu thuẫn Để xác định một mâuthuẫn biện chứng thì phải đáp ứng hai điều kiện là các xu hướng đối lập nhau và các xuhướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau

1.2 Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến

Trong mọi sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng luôn luôn tồn tại các mặt, khuynhhướng, thuộc tính đối lập nhau, chúng là những yếu tố hoặc khía cạnh trong hệthống của sự tồn tại thế nhưng lại mang thuộc tính trái ngược nhau và được gọi là cácmặt đối lập Theo triết học duy vật biện chứng của Egnels thì tất cả sự vật hiện tượngtrên thế giới đều có những mặt trái ngược nhau

Tuy nhiên, cũng nhờ vào sự tác động qua lại của các mặt đối lập đã tao nên mâu thuẫnbiện chứng, là mâu thuẫn tồn tại giữa hai mặt đối lập, nhưng đồng thời cũng là nguyênnhân thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của hệ thống Mâu thuẫn biện chứng không phải

là mâu thuẫn đơn thuần, mà là một sự đấu tranh tích cực và tương tác giữa hai mặt đốilập để tạo ra sự tiến bộ Theo triết học duy vật biện chứng của Engels thì mâu thuẫnbiện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồngốc phát triển của nhận thức Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủquan, cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức Mâu thuẫn trong lôgic hìnhthức là sai lầm trong tư duy

Trang 9

Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, chúng mang tính khách quan vì

là cái vốn có trong các sự vật, hiện tượng và tồn tại trong tất cả các lĩnh vực Chính vì

lẽ đó, mâu thuẫn rất đa dạng và phúc tạp Trong bản thaan mỗi sự vật hiện tượng lạibao hàm nhiều mâu thuẫn Chúng lại có những đặc điểm, vai trò tác động lẫn nhau đốivới sự vận động và phát triển của sự vật

1.3 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trong triết học Mác - Lênin, quy luật Thống nhất và Đấu tranh giữa các Mặt đối lậpđược coi là một nguyên tắc cơ bản của lịch sử và xã hội Nó là một công cụ quan trọnggiúp hiểu và giải thích sự phát triển của xã hội, từ quá trình vận động của giai cấp đến

sự tiến bộ của con người

Quy luật này cũng là cơ sở cho việc phân tích các vấn đề phức tạp trong chính trị, kinh

tế và văn hóa Nó giúp xác định và giải thích các mâu thuẫn và xung đột trong xã hội,đồng thời khuyến khích sự đấu tranh và tương tác tích cực giữa các lực lượng mâuthuẫn để tạo ra sự tiến bộ và phát triển

Lý thuyết về quy luật Thống nhất và Đấu tranh giữa các Mặt đối lập trong triết họcMác - Lênin không chỉ là một khía cạnh lý thuyết mà còn là một hệ thống giá trị vàphương pháp hành động Nó cung cấp một cách nhìn sâu sắc và toàn diện về mối quan

hệ phức tạp giữa các yếu tố đối lập trong một hệ thống, từ đó giúp chúng ta hiểu rõ hơn

về sự phát triển của xã hội và con người

1.3.1 Sự thống nhất của các mặt đối lập

Sự thống nhất tồn tại giữa các mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa là chúng hỗ trợ lẫnnhau, tạo ra sự phù hợp và cân bằng như liên hệ phụ thuộc và nhìn chung chúng có mối

Trang 10

quan hệ ràng buộc lẫn nhau Mặt đối lập này sẽ là tiền đề cho sự tồn tại và phát triểncủa mặt đối lập kia và ngược lại, chúng dựa vào nhau mà phát triển trong hệ thống của

sự tồn tại và phát triển Tuy nhiên, nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành

sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật đó Bởi vậy sự thống nhất của cácmặt đối lập là điều kiện không thể thiếu cho bất kỳ sự vật hiện tượng nào

Trong mỗi mâu thuẫn thường có hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhay tạo tiền đề chonhau cùng tồn tại, triết học gọi đó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập

Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng sẽ phát triển theonhững chiều hướng trái ngược nhau Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sảnphẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Còn tiêu dùng là mục đíchcuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có ngườitiêu dùng

Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng Nếunhư không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêudùng

Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng tiêu dùng, đây không phải làđối tượng nói chung mà là đối với những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làmmôi giới cho người tiêu dùng

Do đó, sản xuất không chỉ là đối tượng tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thứctiêu dùng Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho ngườitiêu dùng Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó thì mới tạo ranhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó

Trang 11

Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự thống nhất của hai mặtđối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ

đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, phát triển.1

1.3.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Mâu thuẫn không chỉ là mối quan hệ giữa các mặt, các thuộc tính, khuynh hướng giữacác mặt đối lập mà còn là giữa đối tượng và chính nó Do đó, giữa các mặt đối lậpkhông chỉ có xu hướng thống nhất với nhau mà chúng còn có tính chất đấu tranh lẫnnhau Dựa trên cái yếu tố thống nhất và đấu tranh giữa chúng mà các mặt đối lập đãcấu thành nên sự vận động và tồn tại của một chủ thể

Trong hệ thống tồn tại của một chủ thể, hai mặt đối lập luôn tác động qua lại lẫn nhautheo khuynh hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đối lập Bởi vì các mặtđối lập luôn tồn tại dưới sự thống nhất như một chủ thể trọn vẹn Tuy nhiên, khi sự đốilập chưa tồn tại tới một mức độ cao thì giữa các mặt đối lập tác động ngang bằng songsong nhau và tạo ra thế cân bằng trong hệ thống của sự tồn tại trên một chủ thể Thếnhưng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ mang tính chất tương đối, thể hiện tính

vô hạn của quá trình vận động và phát triển Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừlẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối Điều này phảnánh một thực tế là, trong thế giới này, chẳng có sự ổn định hay đứng im nào là vĩnhviễn tồn tại

Tuy nhiên, chúng không tồn tại với một ý nghĩa là sự thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặtđối lập mà chúng còn có tác dụng như kìm hãm và kiểm soát mặt còn lại khi chúngphát triển đi theo hướng quá nhanh và gây ra sự ảnh hưởng cho chủ thể và đó là lúc

1Tô Thị Phương Dung, Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập? Cho Ví dụ,https://luatminhkhue.vn/quy-luat-thong-nhat-va-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap.aspx

Trang 12

mặt còn lại phải kiềm hãm chúng lại để chúng có thể cân bằng trong sự ổn định tránhviệc ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân chủ thể.

Bên cạnh đó, sự thống nhất và đấu tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Sự thốngnhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im, sự ổn định tạm thời của sự vật Còn sự đấutranh có quan hệ gắn bó tuyệt đối với sự vận động và phát triển Điều đó cũng nói lênrằng sự thống nhất giữa các mặt đối lập mang tính tương đối trong khi đó sự đấu tranhgiữa chúng lại mang tính tuyệt đối

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thểhiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa Họ đối lập vớinhau về quyền lợi, ý chí 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi củamình, luôn luôn tác động đến nhau

Ví dụ khác như người kinh doanh và người tiêu dùng Người kinh doanh thì mong muốnbán được giá cao để thu được nhiều lợi nhuận còn người tiêu dùng thì mong muốn có giáthành rẻ và hợp lý Hai lợi ích của hai đối tượng này đối lập với nhau giúp điều chỉnh thịtrường và quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá

Ví dụ nữa là sự đối lập về lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động Ngườilao động thì mong muốn mức lương cao hơn cho công sức của mình làm việc Cònngười lao động lại muốn trả tiền lương thấp cho người lao động Hai lợi ích đối lập này

đã có sự tác động, đấu tranh lẫn nhau2

2 Nguyễn Huyền Trang(22/11/2022), Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,https://hoatieu.vn/hoc-tap/vi-du-ve-su-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap-211410

Trang 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1Trong sự thống nhất đã ẩn chứa sự đối lập, trong mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặtđối lập không tách rời với sự đấu tranh giữa chúng Bởi vì trong quy định ràng buộc lẫnnhau, hai mặt đối lập vẫn có xu hướng phát triển trái ngược nhau, đấu tranh lẫn nhau.Sựđấu tranh giữa các mặt đối lập thường được chia làm nhiều giai đoạn Thông thường, khimới xuất hiện, hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ những xung khắc, đối chọi lẫn nhau.Nhưng khi các mặt đối lập này phát triển theo hướng ngược chiều nhau đến một mứcnào đó sẽ hình thành mâu thuẫn Khi đó, các mặt đối lập có xu hướng xung đột, bài trừ,phủ định lẫn nhau3.Các quy luật thống nhất và đấu tranh cho chúng ta thấy rằng các sựvật sự việc và hiện tượng trong thế giới đều khác biệt nhau, nhưng tất cả sự vật, sự việc

và hiện tượng đó luôn bổ trợ cho nhau, liên kết với nhau và không thể tách rời Nó cóvai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế và xã hội bằng việc thúcđẩy bản thân của từng cá thể

3 TôThịPhươngDung, Quy luậtthống nhấtvàđấu tranhgiữacácmặtđốilập? ChoVí dụ,

https://luatminhkhue.vn/quy-luat-thong-nhat-va-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap.aspx

Ngày đăng: 13/11/2024, 12:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w