Điều này sé góp phân hạn ché tối đa những tranh chap không đáng có trong quá trình thực thi pháp luật, từ đó bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp cho moi công dân Hơn thê nữa, còn giúp nâng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYEN THU HANG
450448
CUA CA NHÂN THEO QUY ĐỊNH CUA
PHAP LUAT DAN SU VIET NAM
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2023
Trang 3Tôi xin cam đoan day là công trừnh nghién cứu do tôi tực hiện Các nội dung duoc trinh bày trong khóa luận là trung thực, dam báo đồ tin cây Cam ket không xuất hién tinh trạng sao chép hay sử dung trái phép ket quả nghiên cứu của công trinh nào khác da doc công bê trước Gay Những tài liêu tham khảo duoc trích dẫn môt cách day đi, rõ ràng về ngudn gốc theo guy dinh của nhà trường /
Xác nhận của Tác giả khóa iuận tốt nghiệp
giảng viên hướng dẫn (Ky va ghi rõ họ tên)
Trang 4BLDS : Bộ luật dân sự
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dan sự
HN&GD : Hôn nhân va gia định
NLHVDS Năng luc hành vi dan sự
NLPLDS : Nang lực pháp luật dan sự
Trang 5Chương 1: MOT SÓ VAN ĐỀ LÝ LUẬN VE CÁC MỨC ĐỘ NĂNG LỰC HANH
VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
1.1 Một số khái niém về các mức đô năng lực hành vi dân sự của cá nhân 7
1.1.2 Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân 9
1.2 Đặc điểm các mức đô năng lực hành vị dân sự của cá nhân 10
1.3 Căn cứ xác định các mức độ năng lực hành vĩ dân sự của cá nhân 13
131 Dé tudi 13
1.4 Ý ngiĩa việc xác định các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân 15
Clrong 2: QUY ĐỊNH PHAP LUAT DÂN SỰ HIỆN HANH LIEN QUAN DENCÁC MỨC DO NĂNG LUC HANH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN
2.1 Các mức đô nang lực hành vi dan sự của cá nhân theo quy định của pháp luật
dân sự hiện hành 18
24.1 Năng lực hành vi dan su day đủ 18
212 Năng lực hành vi dân sự không đây đủ 19
2.2 Nang lực hành vi dân sự của cá nhên trong một số quan hệ pháp luật cụ thể 26
Trang 62.2.2 Đại điện theo pháp luật của cá nhân 322.2.3 Quanhệ dân sulién quan đến quyền nhân thân 34
22.4 Hop dong 3622.5 BGéi thong thiét hai 42
2.2.6 Lập di chúc và làm chứng cho việc lập di chúc 45
Chương 3: THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VECÁC MỨC DO NĂNG LỰC HANH VI DÂN SỰ CUA CÁ NHÂN VA MOT SỐKIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUAT
3.1 Thực trang quy định pháp luật Việt Nam về các mức độ năng lực hành vi dân sự
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về các mức độ năng lực hành
wi dân su của cá nhân 56
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các mức độ năng lực
KET LUẬN 60
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 61
Trang 7Xã hôi ngày càng phát triển, kéo theo những sự thay đôi nhanh chóng và phat sinhnhiều van dé phức tạp Hòa minh trong nhịp sống mới mé và hiện đại nay, con ngườicũng nhận thức được can thiết phải cùng cô các mới quan hệ cá rihân, bằng việc tham
gia vào các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật, dao đức Cảng nhiều
tương tác giữa người với người được tao ra, cảng nhiều quan hệ xã hội phức tạp được
hình thành, và trong số do, có thé ké dén quan hệ pháp luật dan sư Đây 1a một loại quan
hệ được điêu chỉnh bởi các quy đính pháp luật dân sự, phát sinh trong lĩnh vực dân sự
liên quan dén yêu tó nhiên thân và tài sẵn - những thứ biện hữu trong đời sống hàng ngày
va dong gop một phân quan trọng trong cuộc sông của mỗi người Thực tê, quan hệ pháp luật dân sự là một trong những quan hệ vô cùng phô biên mã chúng ta thường xuyên gắn
bó, tiép xúc và tham gia vào chúng,
Mặc da vậy, không phải moi cả nhén đều có quyền tham gia vào các quan hệ phápluật din sự Dé đảm bảo lợi ich cho moi công dân, phép luật chỉ trao quyên lợi nảy chonhiing cá nhân có nắng lực chủ thé Năng lực chủ thé nói chung là kha năng pháp ly của
các bên kiu tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ do, bao
gồm năng lực pháp luật dân sự(NLPLDS) và năng lực hành vi dan sự(NLHV Dã) Trong
do, NLPLDS của ca nhân co từ khi ho sinh ra, hay noi cách khác, bat kì ai cũng có năng
lực pháp luật như nhau Còn NLHV Dã của cá nhân chỉ được hình thành khi ho đáp ung
day đủ điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi Tương ứng với
đó là nhiêu mức độ NLHVDS khác nhau
Thực tiễn giải quyết những tranh chấp liên quan dén van dé các mức độ NLHVDS
của cá nhân đôi khi van gắp những trở ngại Pháp luật quy đính, cá nhân muôn đượchưởng day đủ các quyền và ng†ữa vụ dé tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nhat
thiết cân phải đạt đến một trình độ phát triển nhật định về thé chất và trí lực Tuy nhiên
trong thực tê, không it giao dich dân sự được xác lâp, thực hiên khi chủ thé tham giakhông đáp tng đủ điều kiện, dan dén những tranh chap, mâu thuần phát sinh Bên canh
đó, hệ thông các van bản pháp luật có liên quan van chông chéo, thiệu thông nhật khi
1
Trang 8gây nham lần giữa các nhóm đối tượng này, dẫn dén việc xác định sai độ tuôi va mức độ
NLHVDS của cá nhân khi ho tham gia vào các quan hệ pháp luật dan sự cu thể Chính
sự thiêu dong bộ trên đã gây không it khỏ khăn cho các nha làm luật trong việc giải thích,
áp dung pháp luật, dẫn đền tinh trang thực thi pháp luật kém liệu quả, khiển quyên lợi
hợp pháp của công dân chưa thực sự được đảm bảo.
Qua đó, nhận thây việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về NLHV D§ nói chung và
các mức đô NLHV Dã của cá nhân nói riêng trong quan hé pháp luật dân sự là việc lam
cần thiệt, có ý ngiữa quan trọng nhằm xác định tư cách chủ thé cũng như trách nhiệmcủa cá nhân khi xác lập, thực luận các giao dịch dân sự cụ thé, để xác đính liệu lực pháp
lý của giao dich đó Điều này sé góp phân hạn ché tối đa những tranh chap không đáng
có trong quá trình thực thi pháp luật, từ đó bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp cho moi
công dân Hơn thê nữa, còn giúp nâng cao tinh thân trách nhiém của các bên chủ thé kh:
tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nới riêng và moi quan hệ x4 hội nói chung,
Vi những lí do trên, em xin lựa chon đề tài “Các mức độ năng lực hàmh vi đấm sự.của cá nhân theo guy định của pháp luật đân sự Viét Nam lam đề tài khóa luận tốt
nghiệp của minh, dé đi sâu nghiên cứu các van dé pháp ly và thực tiễn, qua đó đề xuất
một số kiên nghi với hi vong gớp phân hoàn thiên quy định pháp luật dân sự Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu và sưu tầm tai liệu cho thây, van đề NLHVDS nói chung đã được
đề cập và nghiên cứu khá nhiêu trong một số luận văn và bài việt đăng trên các tạp chí
Cụ thể, có thé kể dén một sô công trình nghién cứu tiêu biéu sau: “Năng lực hành vi dan
sự của cá nhân theo pháp luật Iiệt Nam”, Luận văn thạc Luật học, Khoa Luật, Dai
hoc Quốc gia Hà Nội của tác giả Đố Thị Hậu, “Năng lực hành vi dân sự cha cả nhân
theo guy dinh của Bộ luật dan sự liệt Nam năm 2005”, Luận văn thạc si Luật học,
Trường Đại học Luật thành phô Hồ Chi Minh của tác giả Đỗ Hữu Cường, “Năng lực
hành vi dan sư của cá nhân theo Bồ ludt Dân sự năm 2015”, Luận văn thạc si Luật hoc,
Trường Dei học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Thị Tú Anh
Ngoài ra, van đề quan hệ pháp luật dân sự liên quan dén các mức độ NLHV D§
Trang 9Dai học Luật Hà Nội của tác gã Nguyễn Thị Hiện, “Giám hồ theo quy định của pháp
luật Hệt Nam và thực tiễn thực hiển trên dia bản thành phổ Hà Nổi”, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội của tác giả Võ Thị Hồng Trang, “Giao dich dan
sự về hiểu va hau qua pháp Ij của giao dich dân sự vô hiệu”, Luận văn thạc si Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Trịnh Thị Hòa; “Han chế quyển dan sự của cá
nhân — Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Dai học
Luật Hà Nội của tác gã Chu Bá Dinh; “Năng lực chiu trách nhiềm bai thường thiệt hai
ngoài hợp đồng của cá nhân — Mét số vẫn đề I luận và thực tiễn”, Luận văn thạc si Luật
hoc, Trường Đại học Luật Hà Nội của tác gid Nguyễn Minh Thư, “Trách nhiệm bồithường thiệt hai ngoài hợp đồng do người chua thành niên gây ra theo pháp luật Iiệt
Nam”, Luận văn thac si luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội của tác giả Ninh Thúy
Ngọc, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hop đồng do người mắt năng lực hành
vi đân sự gân ra theo guy dinh của pháp luật Viét Nam”, Luận văn thạc sĩ luật hoc,
Trường Dai hoc Luật Hà Nội của tác giã Lê Thị Hải Yên
Bên canh luận van, còn có rat nhiều bài việt được đăng trên tap chí đề cập dén
các khía canh cụ thê liên quan dén van đề NLHV D§: Bài việt “Năng lực hành vi dan sự
trong Bê luật Dân sự 2015 nhìn từ góc dé so sảnh với Bộ luật Dân sự Nhật Bản” được
đăng trên tạp chi Tòa én nhân dân sô 21/2016 của tác giả Nguyễn Thị Phương Châm;
Bài việt “Thực tiễn áp đụng quy định của pháp luật về cir người giám hỗ cho người mắtnăng lực hành vi dan sự không có người giảm hỗ đương nhiền ” được đăng trên Tap chiTòa án nhân dân số 2/2013 của tác giả Nguyễn Thi Hạnh, Bài viết “Ban về hợp đồng võ
hiệu do được giao kết bởi người bi mắt năng lực hành vi đân sự qua mét vụ én” được
đăng trên Tap chí Khoa học pháp lý sô 4/2007 của tác gả Đỗ V ấn Đại; Bài việt “Tướng
mắc trong thực tiễn xét xữ vụ, việc dan sự có đương sự bị mắt, hạn chế năng lực hành viđâm sự hoặc có khó khan trong nhân thức, làm chủ hành vĩ” được đăng trân Tap chi
Nghệ Luật sô 7/2020 của tác giả Tran Thi Hoa, Bài việt “Bàn về chế định trách nhiệmbồi thường thiệt hai ngoài hop đồng q đình tại Bộ luất dân sự năm 2015” đăng trên
Trang 10lực hành vì dan sự đẩy đã” được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 5/2013 của
tác gia Nguyễn Thi Thuy Hang, Bai việt “Van dé bảo hd người mắt năng lực hành vidéin sự” được đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 5/2011 của tác giả Đỗ V ăn Đại, Baiviệt “Bao vệ quyén của người mắt năng lực hành vi dan sự theo quy đình của pháp luật
dan sự và tễ tung dan sự” được đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12/2010 của
tác giả Dang Thanh Hoa.
Cac bài nghiên cứu trên cho yêu phân tích một số khia canh liên quan đến quydinh về NLHVDS của cá nhân Tuy nhiên, chưa có công trình nao nghiên cứu toàn điện
vệ từng mức độ NLHVDS trong các quan hệ pháp luật dân sự Do đó, trong quá trình:
nghiên cứu đề tài, bài viết tiếp cận mat cách bao quát, toàn bô các mức độ NLHVDS, di
sâu nghiên cửu và phân tích 16 về từng mức độ qua những van dé pháp lý cụ thê Kếtquả nghiên cứu của khóa luận sẽ gop phân tao sự đông bộ về mat pháp ly cũng như thôngnhat trong việc áp dung các quy định pháp luật dân sự Việt Nam về các mức độ năng lực
hành vi đân sự của cá nhân.
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu dé tai nhằm mục đích tiệp cận toán điện về van đề các mức độ
NLHVDS của cá nhân, giúp người nghiên cứu hiểu 16 và phân biệt được từng mức đô
NLHVDS của cá nhân, cũng như hiệu lực pháp lý của các quan hệ pháp luật dân sự mà
cá nhân tham gia Từ do đưa ra được những phân tích, lập luận về mat pháp lý và thựctiễn áp dung, dé đánh giá những điểm tiên bộ song song với những bat cập còn tôn tại,cùng với đó kién nghị được mét số giải pháp nhằm góp phân hoản thiện hệ thông phép
luật dân sự Việt Nam Đặc biệt, những kiên thức trên sẽ phục vụ liệu quả cho quá trình
hoc tập, nghiên cứu sau nay.
Dé đạt được mục đích đó, cân xác định các nhiệm vu sauThứ nhất, làm 16 một sô nội dung ly luận chung về các mức độ NLHVDS của cánhân như khái tiệm, đặc điểm, căn cứ, ÿ nghiia của việc xác dinh các mức đô NLHV Dã,
Thứ hai, phân tích nội dung các mức độ NLHVDS của cá nhân theo quy dinh
Trang 11dan sự Việt Nam về các mức độ NLHVDS của cá nhân, từ đó đề xuất những kiên nghĩhoàn thiện pháp luật, giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi trên thực tê.
4 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
ve mặt khoa học: góp phan cung cap cho khoa học pháp lý những nên tảng lý
luận về các mức đô NLHVDS của ca nhân; đồng thời có giải pháp khắc phục những han
chê, bat cập về mắt pháp ly con tên tai gây khỏ khăn trong quá trình thực hiện pháp luật
vệ các mức độ NLHVDS của cá nhân trên thực tê
Về mặt thực tiễn: cung cap nguồn tài liêu khoa học hỗ trợ cho việc giảng day,hoc tập, nghiên cứu pháp luật đân sự liên quan đến van dé các mức đô NLHVDS của cánhân, bên canh đó, kết quả nghiên cứu đề tai có thê được các nhà lập pháp cân nhac sửdung trong quá trình sửa đôi, bd sung, hoàn thiện pháp luật din sự về các mức độNLHVDS của cá nhân một cách thông nhất
5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
$1 Đối trợng nghiêu cứm
Đổi tượng nghiên cứu của dé tài là các mức độ NLHV D§ của cá nhân theo pháp
luật dân sự Việt Nam Trong đó, tập trung phân tích các mức độ NLHV Dã của cá nhân theo quy định của BLDS năm 2015, sự ảnh hưởng của cá nhân với từng mức đô
NLHVDS khi tham gia các quan hệ pháp luật cụ thể từ góc độ phép lý đền thực tiễn Qua
đó phân tích những điểm hen chế của pháp luật và kiến nghị những giải pháp hoàn thiên
$2 Phạm vỉ nghiêu cứu
Dé tải nghiên cứu tập trung phân tích các khía canh của từng mức độ NLHVDS
của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Nam, trong đó tập trung chủ yêu vào các quy định
của Bộ luật dan sự năm 2015 Bài việt không nghiên cứu quy định pháp luật nước ngoài
về van đề nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận tổng quan chung của đề tài nghiên cứu đựa trên nên tảng
Trang 12khóa luận bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng ở Chương 1 và Chương 2 của
dé tai, dé phân tích và tông hợp các cơ sở lý luân về các mức độ NLHVDS của cá nhân
cùng với việc áp dụng chúng trên thực tiễn,
- Phương pháp so sánh: được sử đụng ở Chương 3 dé làm nổi bật sự tiên bộ của
các quy đính trong BLDS năm 2015 về các mức đô NLHVDS so với quy dinh của các
văn bản được ban hành trước đó, văn bản pháp luật khác của Việt Nam,
- Phương pháp liệt ké: được sử dung chủ yêu ở Chương 1 và Chương 2 đề phêntiệt và làm rõ tùng mức độ NLHVDS của cá nhân,
- Phương pháp suy luận logic: được sử dụng ở Chương 3 để đưa ra các đánh giá
dua trên những phân tích tại Chương 1 và Chương 2, từ đó đề xuất những kiên nghị, giảipháp liên quan đền những đánh giá trên,
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: được sử dụng ở Chương 3 dé đưa ra những
vi du minh họa cụ thể nhờ việc quan sát, thu thập, tông hợp một số vu án trên thực tê
7 Kếtcâu
Kết câu của đề tài khỏa luận “Các mức độ năng lực hành vi dan sự của cá nhiên
theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” được chia làm 03 phan, bao gồm Phân
mở đầu, Phân nội dụng, Phan két luận với bố cục cụ thể như sau:
- Phân mở đầu
- Phan nội dung gém 03 chương
+ Chương: Một số van đề ly luận về các mức đô năng lực hành vi dân sự của cá
nhân.
+ Chương2: Quy đính pháp luật dan sự hiện hành liên quan đến các mức độ năng
lực hành vi dan sự của cá nhân
+ Chương3: Thực trạng quy đính pháp luật dân sự Việt Nam về các mức đô năng,
lực hành vi dan sự của cá nhân và một số kiên nghi hoàn thiện pháp luật
- Phân kếtluận
Trang 13SỰ CỦA CÁ NHÂN
11 Matso khái niệm về các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
1.1.1 Năng hee hành vi đầu sự cña cá nhầm Cùng với nang lực pháp luật dan sự, năng lực hành vi dân sự là một bộ phận hợp
thành năng lực chủ thể pháp luật dân sự của cá nhân Thông qua năng lực hành vi dân sự
của minh, cá nhân có thé cụ thê hóa các quyền, nglfña vụ dân sự Nếu năng lực pháp luật
là tiền dé, là quyền dân sự khách quan của chủ thé thì năng lực hành wi là kha năng hành.đông của chủ thể đó trong việc xác lập và thực luận các quan hệ phép luậtÌ Điều 19BLDS nam 2015 có định nghiia như sau: “Năng lực hành vi dan sự của cá nhân là kha
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghiia vu dan sự”.
Theo đó, có thé lí giải “kha nang” chính là khả năng nhận thức va điều khiến hành
vi của mai cá nhân Hay nói cách khác, đó là tô chất riêng biệt của một người, quyết dinhgiới han hưởng quyên và mức độ gánh vác các ngiĩa vu khi họ tham gia các quan hệpháp luật nhật định N goài ra, khả năng ở đây còn được hiểu là năng lực chịu trách nhiệmtrước pháp luật của cá nhân khi cá nhân đó vi pham nghia vụ đổi với chủ thé mang quyên
Việc cá nhân “bằng hành vi của mình”, có nghĩa 1a từ những nhân thức phải trái,
đúng sai về cách thức điều khiển hành vi, cả nhén sé biểu hién ra bên ngoài bằng việc xử
sự đưới đạng hành động hoặc không hành động trong những trường hợp cụ thể Trênthực tê, hành đông hay không hành động được biểu hiện ra chỉ có ý ng†ĩa khi nó chứa
đưng ý chí và lý trí Trong đó, ý chí 1à mơng muôn, muc dich của cá nhân khi thực hiện
hanh vi và luôn mang yêu tô tình cam; còn lý trí là khả năng nhận thức sự vật, hiện tượng
bằng suy luận, được thé hién rõ nhất thông qua khả năng lam chủ của mai người Chikhi hành vi được thực hiện mang day đủ cả yêu tô ý chi và lý trí thi cá nhân mới có khảnang kiểm soát hành vị của minh và có thé tự chiu trách nhiệm về hành vi đó?
Bằng hành vi của minh, cá nhân có thé “xác lập, thực hiện các quyên hay ngiía
' trường Đaihọc Lait Hi Nội (20131 Giáo wink Thật Din sr Mệtm - Tap 1, Neb Tự Biến, Za Nội e109.
> Nguyen Tht Tả Anh (2010), “Ning kee ldeïtvi din sự của chrhintheo Bộ hat Din semim 2015", Lud vấn thac sĩ luật hóc, Trường Daihoc Luật Ha Nội tr 13.
Trang 14cách nhật định của chủ thé trong quan hệ dân sự để thực hiện, bao vệ lợi ích của mình 3.Chẳng han, trong giao kết hop đông mua bán tai sản, bên mua có quyên được cung cậphang hóa đúng thỏa thuận về chất lượng, sô lượng, thời gian, dia điểm giao hàng, conbên bán sẽ nhận được tiên thanh toán Còn ngiấa vụ dân sự, có thé hiểu một cách chung
nhật là việc một hoặc nhiều chủ thé phải thực hiện hoặc không được thực hiện công việcnhất dinh vì loi ích của một hoặc nhiéu chủ thể khác! Van trong hợp đồng mua bán tài
sản, bên mua có nghiia vụ nhận hàng và thanh toán tiền hang cho bên bán; ngược lại, bên
ban có nghia vụ giao hang hóa, chứng từ có liên quan cho bên mua theo đúng thỏa thuận.
Như vậy, hiểu theo một cách chung nhất, “năng lực hành vi dan sự cha cá nhân
là kha năng của cá nhân trong việc nhận thức, điều khiến hành vì của minh, dé có thé
bằng hành động hoặc không hành đồng thực hiển các quyền và nghĩa vụ lửn tham gia
các quan hệ dẫn sự trong những trường hợp nhất đình”
Bên canh đó, cân xét đến khái niêm năng lực hành vi dân sự của người nướcngoài Do nhu câu của nên kinh tê hội nhập, Dang và Nhà nước ta luôn quan tâm, chútrọng dén các cá nhân nước ngoài sinh sông và làm việc trên lãnh thô Viét Nam, thôngqua việc ban hành các chính sách đảm bảo quyên lợi cho ho Pháp luật đã dự liệu và đưa
ra các quy đình áp dung đối với quan hệ có yêu tô nước ngoài Một trong nhũng yêu tô
tước ngoài đó chính là chủ thể - người nước ngoài Theo Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch
Việt Nam năm 2008: “Người nước ngoài cư trú ở Hệt Nam là công dan nước ngoài và
người không quốc tịch thường trú hoặc tam trú ở Tiệt Nam“ Như vậy, thuật ngữ “người
nước ngoài” trong cụm “năng lực hanh vi din su của người nước ngoài” cũng được hiểuchung là “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” theo Luật quốc tịch, đó là công dan mang
quốc tịch quốc gia khác, hoặc là người không mang quốc tịch bat ky quốc gia nào
Dé xác định NLHVDS của một người nước ngoài, can căn cứ vào pháp luật củaquốc gia mà người đó mang quốc tịch Riêng đối với trường hợp là người có hei haynhiều quốc tich, NLHVDS được xác đính sé can cứ vào nguyên tắc quốc tịch mà người
> Viên Khoa học phip Hí(3006) Bộ Tưpbíp, 7W điển Zuất hoc, Neb Từ điện Bíchkhoa, Neb Trphip, Hi Nội tr 650.
3 Điều 274 BLDS năm 2015
Trang 15đụng luật nơi người đó cư trú, nêu không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật nước Công
hoa xã hôi chủ nghĩa Việt Nam Ngoài ra, người khi người ước ngoài xác lap, thực luận
các giao dich dan sự tại Việt Nam sẽ luôn phải chịu sự điều chỉnh theo quy đính của pháp
luật nước ta, đù họ mang một hay nhiều quốc tịch hoặc không có quốc tịch Thêm vào
đó, việc xác định cá nhân nước ngoài mat NLHVDS, có khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi hoặc han chê NLHVDS tei Việt Nam cũng cân tuân theo pháp luật Việt Nam.
Từ đó, co thể đưa ra khái niệm như sau “Năng lực hành vi dén sự của ngườinước ngoài là khả năng cá nhân đó bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và
ngtita vụ dân sự trên lãnh thé quốc gia Viét Nam“
1.1.2 Các nức độ nang lire hành vi dan sự cha cá nhân
Mức độ, hiểu theo nghĩa chung nhất 1a tiêu chuẩn để đánh gia một su vật, hiệntượng đang ở trang thái nào - nhiêu hay it, nặng hay nhẹ, có day đủ hay không day đủ,van còn thiêu hay đã tiêu biến, đã biên mat một phan hay mat hoàn toàn Tương ty nhưvây, mức độ NLHVDS cũng là “thước do” đề xác định tình trang của một cá nhân khi
ho đang ở trang thái có NLHVDS day đủ hay chưa day đủ, con NLHVDS một phân hay
đã mat han NLHV D§
Cá nhân khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự trước hệt cân đáp ứng điều
kiện chủ quan về năng lực chủ thé, ma khả năng của mỗi người là khác nhau, phụ thuộcvào nhiêu yêu tô như độ tuổi, sức khöe thé chat, trí tuệ, trình đô nhận thức của từng cánhân Khi thöa mãn cả hai thuộc tính ý chí (quyết tâm dat được muc đích) và lý trí (khảnăng kiểm soát tâm tri) ở mức độ tuyệt đối, cá nhân mới có đủ khả năng thực hiện các
quyên và nghiia vụ dân sự của minh Ngược lei, một người du có ý chi, khát vong riêngnhung thiêu khả năng nhân thức, hay có lý trí dé nhân biết đúng sai ma thực hiện hành
vi không vì mục dich, nguyên vọng cá nhân thi đều không được coi là đang thực hiệnquyên lợi hợp pháp với tư cách của người có NLHVDS đây đủ
Bên cạnh đó, trong cuộc sông hang ngày, ta không tránh khỏi những tác đôngkhách quan, su thay doi tử môi trường sống, lỗi sinh hoạt, con người xung quanh, những
Trang 16sự kiện bat khả kháng đến dén sự biên chuyên trong tư duy và hành động Các yêu tôtrên đều ít nhiêu ảnh hưởng dén kha năng nhân thức, lam chủ hành vi của cá nhân Chínhđiều nay đã gop phân hình thành nên các mức độ NLHVDS khác nhau của mỗi người.
Từ đó, có thể đưa ra định nghia như sau: “Các mize độ năng lực hành vi dân sựcủa cá nhãn là tiên chuẩn phân chia trạng thải của cá nhân địa trên các yêu tô chủ quan
và yấu tô khách quan nhất định nhằm xác định cả nhân đó có thé bằng hành vi của minh
xác lập, thực hiện những quyển nghĩa vu dan sự nào”
Theo do, có thé chia các mức dé NLHVDS của cá nhân thành ba nhóm:
- Mức dé thứ nhất: Năng lực bảnh vi dân sự đây đủ
- Mức dé thứ hai: Năng lực hành vi dân sự không day đủ, bao gồm:
+ Năng lực hành vi dân sự một phân+ Hạn ché năng lực hành vi dân sự
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Mite dé thứ ba: Mat năng lực hành vi dân sự
12 Đặc điểm các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Thứt nhất, mỗi mite độ ning hực hành vỉ dau sự cha cá thâm mang uhững đặctrưng riêng biệt về fink trạng thé chất và sức khỏe tỉnh than cna chit thể
Một là năng lực hành vi dân sự đây đãi
Cá nhân có NLHVDS đây đủ là những người thành nién từ đủ mười tám tuổi trởlên, có tình trạng sức khöe ôn định, trang thái tinh thân hoàn toàn tinh táo, sáng suốt, có
khả nắng nhân thức và làm chủ hành vi trong mọi tình huồng
Hai la, năng lực hành vi déin sự không day dit
Cá nhân có NLHVDS không đây đủ là người chi có khả năng nhận thức va làm
chủ hành vi của minh trong những trường hop nhất dinh Ho có thé là người chưa đạtđến một độ tuổi nhất định dé có NLHVDS day da, hoặc rơi vào trường hợp để cóNLHVDS đây đủ nlumg do nguyên nhân nhật định mà trở thành người có NLHVDSkhông đây đủ”, hay bam sinh đã thiêu NLHVDS Nhóm đổi tương này bao gồm:
* Trưởng Daihoc Luật Ha Nội (2022) Giáo trinh wat Dim sư Mệt Nem - Tap 1, Neo Tư Phip, Ha Nội tr.113.
Trang 17- Người chưa thành miên:
+ Người chưa đủ sáu tuổi: cá nhân vào thời điểm nay van còn yêu ớt về sức khỏe thé
chat và hạn chê vé đời sông tinh thân, nên cần rét nhiều thời gian hoàn thiện, bôiđưỡng dé có nhận thức chin chan và khả năng hành động một cách tự lập,
+ Người từ đủ sáu tudi đền chưa đủ mười lãm tuôi: hau hết trẻ em đầu dậy thi trong
khoảng độ tuổi này nên ngoại hình phát triển rat nhanh chóng ngoài ra, vì được trải
qua quá trình học tập, tiệp xúc với các quan hệ xã hội và tiếp thu được lượng kiên
thức nhất định, nên cá nhân cũng dân hình thành khả năng nhận thức một cách đúngđán, đồng thời ngày càng phát triển khả năng điều khiển hành vi một cách phủ hop;+ Người từ đủ mười lim tudi đến chưa đủ mười tám tuổi: nhóm này đã dân tiép can
đến dé tuôi của người trưởng thành, phát triển tương đối hoàn thiện cả về ngoai hìnhlẫn kỹ năng giao tiép xã hội Kinh nghiém ứng biến, xử lý tình huồng thực tê trau
đổi cho ho khả năng nhận thức và điều khiển hành vi ngày càng phong phú
- Người hạn chế nắng lực hanh vi dân sự
Đây là những người thành nién hoặc chưa thành niên, do nghiên chất kích thích
ma thái thiêu tinh táo dẫn dén phá tán tài sản của gia đính Họ có thể hoàn thiện về sức
khỏe thé chất nhưng hạn chế về sức khöe tinh thân, hoặc thiểu di ca hai yêu tô trên
- Người co khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Khác với người han chê NLHVDS, người có kho khăn trong nhận thức, làm chủ
hanh vi là những thành niên (từ đủ mười tám tuổi trở lên) Tuy nhiên, do tinh trang théchất hoặc tinh thân không én định ma gặp trở ngại trong nhận thức, 1am chủ hành vĩ
Bala mdt năng lực hành vi dén sư:
Tương tự như cá nhân bị hạn chê NLHVDS, mét người dù trong độ tuổi nào, đù
mang tình trang thé chất của người thành miên hay người chưa thành miên cũng đều cóthé bi nhận định la mat NLHV D8 Do bam sinh hoặc do các yêu tô khách quan tác đôngdẫn đến sức khỏe tinh thân rơi vào tinh trạng rat nghiêm trọng, họ luôn trong trang tháithiêu minh mẫn, khiên bản thân hoàn toàn không thể nhận thức, lâm chủ được hành vị
Thứ hai, trong uhitug hoàn canh khác than, tức độ trăng hee hành vi dan sw
của cá hâm có thé thay đối
Trang 18NLHVDS của cá nhân không phát sinh từ khi họ sinh ra, mà thay đôi tự nhiên
theo độ tuổi của cá nhân Dén một đô tuổi trưởng thành nhật đính, cá nhân sé có sư biên
chuyển vé tam tu; tình cam, từ đó, khả nắng nhận thức, làm chủ hành vi cũng khônggiống như trước Mức đô NLHVDS của ho cũng thay đổi theo hưởng hoàn thiện hon
Tuy nhiên, không phải người thành niên nao cũng được xác định là người có day
đủ NLHVDS NLHV Dã của cá nhân không mang tinh én đính mà có khả năng thay đôi
về mức độ trong những trường hợp đắc biệt Khi có đủ căn cử chứng minh và theo yêu
cầu của người có quyên, lợi ích liên quan, mét người có thé bi Toa ánza quyết định tuyên
bồ là hạn chê NLHVDS, hoặc có khó khăn trong nhận thức và lam chủ hành vi, hay tham
chi bị mat hin NLHVDS
Ngược lại, khi không còn căn cứ tuyên bồ một người hạn ché NLHVDS, có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mat NLHVDS (chang hen như họ đã quay về
trang thai tinh táo, khôi phục được khả năng nhân thức và làm chủ hành vi, hoặc đã khởi
bệnh), thi theo yêu cầu hợp pháp của chính người đó hoặc của người khác, Tòa án raquyết định hủy bỏ quyết định tuyên bô ban đầu Khi đó, mức đô NLHVDS của một người
sẽ được thay đổi từ không đây đủ sang đây đủ
Thứ ba, mite độ uăng hee hanh vì dan sự cña cá uhan được xác dink trêu co
sở độ tôi và khả tăng nhậu thức, làm chit hành vỉ cha cá hâm đó
Việc biết được độ tuổi của một người có thé giúp ta phán đoán được tình trangsức khöe thé chat và năng lực tư duy của người do N goài ra, kha năng nhận thức và làm
chủ hành vi của một cá nhân cho phép ho đưa ra những quyết định sáng suốt và hành
đông một cách đúng đán, có suy ngiấ, đông thời dé cá nhân có ý thức chiu trách nhiệmvới hành động của bản thân Dua trên sự phát triển về mặt thé chất và tinh thân của cá
nhfn cùng với su tác đông của các yêu tô khách quan, NLHVDS của một người có théngày cảng hoàn thiện hơn hoặc sẽ kém dan di Vi vậy, tùy từng trường hợp, có thé căn
cứ vào một trong hai hoặc cả hai yêu tô trên để xác đính mức độ NLHV D§ của cá nhân:
Một là NLHVDS day đủ: cân căn cứ vào cả độ tudi và khả năng nhận thức, làmchủ hành vi mới đánh giá được một cá nhân có đủ thé lực và trí lực dé thực hiện cácquyên và ng†ĩa vụ của minh hay không
Trang 19Hai là NLHVDS không day đủ:
Đổi với NLHV D§ một phân chi căn cứ vào đô tuôi, moi cá nhân chưa thành niên
đều được xác đính là có NLHVDS một phan, khi không xét đến các yêu tô khác (chatkích thích, bệnh tật ) tác động đân khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
Đôi với hạn chê NLHV D§: chỉ can căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành
vi, cá nhân du đã thành miên hay chưa thánh niên ma có dâu hiệu của người hen ché
NLHVDS thi đều có thé được xác định là bị hạn chế NLHV DS
Đôi với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vị: trường hợp này lại
phải căn cử vào cả hai yêu tổ, nhằm thay 16 được sự hạn chế năng lực của người thành
tiên so với sư hạn chế do chưa phát triển toàn điện của người chưa thành tiên
Ba là mat NLHVDS: chi căn cứ vào kha nang nhận thức và làm chủ hành vi ma
không cân xét đến đô tuổi của chủ thể đã có thé xác định một cá nhân bị mật NLHVDS
13 Căn cứ xác định các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
1.3.1 Độ môiKhông giống như NLPLDS của cá nhân, phát sinh từ khi một người sinh ra vàchâm đứt khi người đó chết di, NLHVDS không tự nhiên có từ khi cá nhân chao đời màchỉ xuất hiện khi ho đạt đến độ tuổi nhật định: Bởi không có ai ngay từ khi chao đời đã
có hiểu biết về thé giới xưng quanh, biết vị trí của bản thân trong các mới quan hệ công
đông biết cách đổi nhân xử thé và ung xử phù hợp trong các tình huéng thực tê Phải
trai qua quá trình sinh sóng, được học tập dé tiép thu kiên thức, đươc hướng dẫn, chỉ bảo
đề hình thành nhan cách, tu đưỡng dao đức, cá nhân mới có kỹ năng sống và biết cachhoàn thiên bản thân Thông thường, khi đã dat đền mét độ tuổi trưởng thành nhật định,
cá nhân sẽ có đủ nhận thức và phản đoán, để có thể thực luận những hành động đúng
dan, phù hop, kiểm soát được bản thân trong những trưởng hợp cụ thé và có ý thức chịutrách nhiệm do hành vi minh gây ra Khi này, hành vi của cá nhân có thé phản ánh bộmat của cả mét cộng đồng xã hội, do đó, cân phải đặt dưới su điều chỉnh của pháp luật
Co thé thay, việc han chế đô tuôi dé xác dinh NLHVDS là điều vô cùng cên thiệt.Tuy nhiên, pháp luật quy đính cá nhân phải dat đền một độ tudi nhật định mới cóNLHVDS đây đủ, không có nghĩa là trước khi đạt độ tuổi đó thì họ không được tham
Trang 20gia vào bat ky quan hệ pháp luật nào Thông qua người đại điện hợp pháp, cá nhén khi
đó vẫn có dé có thê xác lập các quyên, nghiia vụ dân sự trong phạm vi pháp luật cho phép
Căn cứ vào đô tuôi, có thé xác định mức độ NLHVDS của cá nhân là đây đủ (đốtvới người thành nién) và không day đủ (đối với người chưa thành niên, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) Tuy nhién, đây không phải là tiêu chí duy nhật
để làm điều kiên công nhận NLHVDS của một cá nhân Cùng với độ tuổi, khả năng nhậnthức và điều khiển hành vi cũng là cơ sở cần thiết để xác định các mức độ NLHVDS
khác nhau của mai cá nhân Nêu như độ tuổi cho thây sự phát triển về thê chất, thi khả
nang nhén thức và điều khiển hành vĩ của cá nhân thé luận sự phát triển vệ tinh thân
1.3.2 Khả uăng whan thtc và điều khiêu hành vi
Dé được sinh ra và tôn tại, mỗi ngudi đều cân phải có cơ quan não bộ V ci mộtngười phát trién bình thường, bô não sẽ điêu hành, quên lý các hoạt động của cơ théĐây cũng là cơ sở dé phát triển y thức cá nhân, hình thành khả năng nhận thức của môingười Khả năng nhận thức này không phải bam sinh đã có, mala kết quả con người tiệpthu được sau quá trình sinh sóng, hoạt đông trong xã hội trong một thời gian nhật dinh
Quá trình đó, con người được giáo duc, được giải trí, được giao lưu, tham gia vào các
mối quan hệ, từ đó mới tích lũy được những tri thức cùng kinh nghiêm sống Dân dan,
khả năng nhận thức của con người sẽ được hình thành và phát triển ngay mt phong phú.
Cũng giống như kha năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của cá nhênkhông tự nhiên xuất hiện Khi con người đã có đủ ý thức về thê giới quan, nhận biết đượcđầu là quyền lợi minh được hưởng và đâu là ngiữa vụ minh cân thực hiên, ho mới có théhién thực hóa những nhụ câu, doi héi của mình thông qua những hành đông cu thé Hanhđộng đó có thé đúng có thé sai, điều quan trong la cá nhân có thể thúc day bản thân di
đến những việc lam đứng dan, có ý nghĩa, và kiềm chế trước những thói hur tật xâu, hành
vi sai trái, nguy hiểm, tệ nan Việc lựa chon thực hiện hay không thực hiện mét hành.đông của cá nhân cũng thé hiện khả năng kiểm soát, điệu khién hành vì của cá nhân đó
Mỗi cá nhân được sinh ra và lớn lên trong những môi trường khác nhau, việc hochiu ảnh hưởng từ những yêu tô khách quan hay chủ quan trong suốt quá trình sinh sông
sẽ tạo cho mỗi người khả năng không giống nhau trong việc nhận thức và kiểm soát hành:
Trang 21vị Do đó, mỗi người lai mang những mức độ NLHVDS khác nhau Căn cứ vào khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi, có thể xác đính mét cá nhân có NLHVDS đây đủ, han
chê NLHVDS; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; mat NLHVDS
14 Ý nghĩa việc xác định các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Thit nhất, làm cơ sở pháp lý dé giải quyết trauh chấp về các van đề có liênquan, bảo vệ quyên và lợi ích của chit thé khi tham gia quan hệ đâu ste
Việc nhận biết các đặc trung của từng mức đô NLHV D§ và có cắn cứ xác định
chúng sẽ gúp đánh gia chính xác mức độ NLHVDS của một cả nhân trong những trườnghop cụ thé Đây cũng là cơ sở dé các nhà làm luật lựa chon áp dung quy đính phép luật
mt cách phủ hợp với ting chủ thé trong việc giải quyết các tranh châp có liên quan,
giúp bảo dam lợi ích cho cá nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật khác nhau.
Bên cạnh đó, quy đính về các mức độ NLHVDS cũng là căn cứ pháp lý đã cánhân bảo vệ quyên lợi hợp pháp của mình khi bị xâm pham, bằng việc thực hiện quyền
tô cáo Chang hạn niu việc một ekip sản xuất video mời bé gái 14 tuổi tham gia vào cácsản phẩm do nhóm này thực hiện và hứa sé trả công ma chưa lây ý kiên từ người đại điệncủa bé gái đó Lay danh nghiia hỗ tro bé gái trở nên nói tiéng, ekip này chuyên đăng tai
các video biểu diễn ca nhac của bé gái trên các nên tăng mang xã hôi và bat chế độ kiếm
tiên online Tuy nhiên, sau khi co được lợi ích, ekip này lại lật long không trả tiên côngnhư đã lứa mà chỉ mời bé di an uống Khi đó, người đại diện của bé gái hoàn toàn có
căn cứ dé yêu cầu Tòa án giải quyết tranh châp và đời bôi thường, trả tiên lương Qua đó
ngăn chặn việc tiên hành các giao dich sai trái, gây thiệt hại cho các bên chủ thé.
Thí hai, góp phan nang cao trách tiệm cia các bên khỉ tham gia vào các
giao địch dan sự.
Những quy định về NLHV D8 của cá nhân do Nhà nước đặt ra không chỉ là công
cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thê khi tham gia và cácquan hệ dân sự, ma còn là biên pháp giáo duc, ran đe giúp các cá nhân tự ý thức vé việctuân thủ pháp luật Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thê sé trang
bi cho mình những kiên thức pháp lý cơ bản, đảm bão cho việc thực hiện các quyền,
ng]ĩa vụ dién ra thuận lợi, tránh xảy ra giao dich dan sự vô hiệu
Trang 22Khi một cá nhân tu xác định được khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của
minh, người do sẽ đánh giá được mức độ NLHV Dã của bản thân, và nhận biệt đượcnhững giao dich nào ho co thé tự tham gia giao kết, thực hiện, những giao dich nao yêucầu sự dong y của người đại diện theo pháp luật Bởi chỉ những người có NLHV D§ đây
đủ mới có thé tự minh tham gia được moi giao dich dan sự với tư cách là chủ thé của
quan hệ pháp luật đó ma không cân sư đồng ý hay hỗ trợ từ người đại điện hoặc ngườigiám hô Nêu không có đây đủ NLHVDS mà vẫn tham gia vào các giao dich dân sự mộtcách trái pháp luật, giao dich có thé sẽ không có giá tri pháp lý và bị tuyên vô hiệu
Vi vay, khi muốn xác lâp giao dich dân sự, trước hết cá nhân cần tim hiểu xembản thân và đối tượng đang thực hiện giao dịch cùng minh có NLHVDS day đủ haykhông, trong trường hợp không có NLHVDS day đủ thì họ có NLHVDS ở mức độ nào,giao dich đó cân sự h trợ từ người giám hộ hay người đại điện hay không Khi đã nắm
16 các van đề trên, cá nhân mới xác đính được các quyên nghĩa vu và khả năng chịutrách nhiệm của bản thân cũng như đối phương khi các bên tham gia giao dịch dân sự
Thit ba, góp phầm ugăn ugta, ran đe các hành vỉ vỉ phạm pháp luật
Cá nhân có NLHVDS không day đủ hoặc mat NLHVDS chỉ có thể tham gia các
giao dich phục vụ nhu câu sinh hoạt hàng ngày Ngoài ra, giao dich phức tap khác phải
có sự đồng y hoặc thực hiện của người đại điện hay người giám hô Điều nay góp phanngắn ngửa tinh trạng người có ý đô, mục đích không tốt lợi dung cá nhân gặp trở ngại
trong nhân thức, lam chủ hành vi dé tiên hành giao dich vi pham phép luật hong trục lợi
Giao dich dan sự là hành vi có ý thức của chủ thé nhằm đạt được mục đích nhậtđính Những người không có đây đủ NLHV DS khi tham gia giao dich dân sự không thénhận thức được việc giao kết đó là đúng hay sai, phù hợp với phép luật hay không thậm
chi có thé họ không mong muốn tiên hành giao kết đó niumg lại bi nÏhững người có mụcđích xâu lừa dối, cưỡng ép, lợi đụng Khi đó, việc xác đính mức độ NLHVDS của cánihân tương ứng với tùng trường hợp cu thé về mức đô can thiệp của người đại điện hợp
pháp cho cá nhân sẽ giúp ngăn chặn, vô hiêu hóa các giao dich dân su không phù hợp
đó Đây chính là hôi chuông cảnh tinh cho những đối tượng có mưu đồ xâu xa muôn lợi
đụng người khác, là biện pháp dé hạn chế tối đa các hành vi vi phạm pháp luật
Trang 23KÉT LUẬN CHƯƠNG 1Với việc nghiên cứu một số van dé ly luận vệ các mức độ năng lực hành vi dân
sự của cá nhân theo phương pháp phân tích, tông hợp, liệt kê, Chương | đã luận giải vềcác mức độ NLHVDS của cá nhân qua việc tiép cân một số khái niệm, đặc điểm, căn cứ
và y nghĩa việc xác định các mức độ NLHVDS Qua đó, nhân thay ý ngiía và tâm quan
trọng của các mức đô NLHVDS trong việc gop phần giúp các nhà làm luật nấm bắt đượctình hình kinh tê, xã hội, nhu câu thực tê hiện nay và dy liêu sư phát triển trong tươnglai Do đó, cân thiết phải ngày cảng hoàn thiện các quy đính phép luật về các mức đôNLHVDS để phù hợp với thực tiễn cuộc sống Kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận tạiChương 1 cũng chính là cơ sở, nên tăng dé tim hiểu nội dung của các mức độ NLHVDScủa cá nhân khi đặt trong các quan hệ pháp luật dân sự cụ thể tại Chương 2
Trang 24CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUAT DÂN SỰ HIEN HANH LIÊN QUAN DEN CÁC MỨC
ĐÓ NĂNG LỰC HANH VI DÂN SỰ CUA CÁ NHÂN
2.1 Cac mức độ năng lực hành vi dan sự của cá nhân theo quy định của pháp
luật dân sự hiện hành
2.1.1 Năng hee hành vi đâu sự day dit
Đổi tượng có NLHVDS day đủ 1a người thành niên, có khả năng nhận thức vàlàm chủ hành vi, được quy định tại Điêu 20 BLDS nam 2015 Theo đó, điều kiện đầu
tiên dé suy đoán mét người có NLHVDS đây đủ là độ tuổi - từ đủ mười tám trở lên Cóthé nói, khoảng thời gian mười tám năm sinh sóng của một người đã đủ dé đánh giá vềcách ho được nuôi đưỡng ra sao, nhân cách được hình thành đến dau, nhận thức pháttriển ở mức độ nào, kỹ năng sông đã hoàn thiện chưa Thông thường, người Việt Nam
được coi là đạt đền ngưỡng trưởng thành khi đã hoàn thành chương trình be cap giáo ducphô thông, cũng là lúc họ bước sang tuổi mười tám Ké từ độ tuổi nay, cá nhân đã pháttriển toàn điện vé thé chất và tinh than Ho đủ khả năng nhìn nhận, đánh gid van dé, dua
ra quyết định một cách độc lập, có thể nhận thức hậu qua và tự chiu trách nhiệm đôi vớihành vi của bản thân Do đó, pháp luật nước ta quy đính người thành tiên là người từ đủ.
mudi tám tuổi trở lên có NLHVDS day đủ là có cơ sở, plas hợp với sự phát triển của xã
hội và con người Việt Nam.
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định đô tuổi tối thiêu mà không quy định đô tuổi tôi
da của cá nhân có NLHVDS đây đủ Bởi mai người ở những đô tuổi khác nhau sẽ có khả
nang nhận thức, điều khiển hanh vi không giống nhau Có những người tuôi càng cao,càng dé mac các bệnh dan đên suy giảm chức năng các cơ quan cơ thể, từ đó gap khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Trong khí đó, có người dù da lớn tuôi nhưng sứckhỏe van được dam bảo, tinh thân minh mẫn, sáng suốt, nên van có thé thực hiện tốt cácquyên, ngiía vu dan sự của minh Vì vậy, không thé dựa vào yêu tổ “tuổi cao” dé đánh
gia một người có đủ NLHVDS hay không,
Ngoài ra, mét người được đánh giá là có NLHVDS day đủ khi tại thời điểm đó,không có quyết định có liệu lực của Tòa án về việc tuyên bô họ mat NLHV D hoặc có
Trang 25khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay han chê NLHVDS theo Điều 22, Điều
23, Điều 24 BLDS Hay nói cách khác, điều kiện thứ hai dé xác dinh người thành miên
có NLHVD§ đây đủ là kha năng nhận thức, làm chủ hành vi Việc đánh giá về khả ning
cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, thực hiện giao dich dan sự với tư
cách là chủ thé độc lập và tự chịu trách nhiém về hành vi của bản thân sẽ giúp xác địnhđược người đó có đây đủ NLHV D§ hay không
2.1.2 Năng hee hanh vi đâu sw không day dit
212.1 Năng lực hành vi dén sự một phan
Ngược lại với người thành miên, người chưa thành miên là cá nhân chưa đủ mười
tam tuôi “N gười chưa thanh miên” là thuật ngữ pháp lý thường được các nhà lập pháp
và quân lý xã hội sử đụng khi xác định giới han vé ngliia vụ và trách nhiệm pháp ly của
cá nhân trong những quan hệ pháp luật Thông qua đó sẽ có phương thức đặc thủ dé quản
lý nhóm đôi tượng nay’
Cá nhân clue đủ mười tám tuôi được xác định là có NLHVDS một phan Họ thiêukhả năng nhận thức, làm chủ hành vi hay tự chịu trách nhiệm đối với hành vi mà minhthực hiện Ở độ tuôi đưới mười tám, cũng tùy ting trưởng hợp mà pháp luật quy địnhnăng lực trách nhiém dan sự mà cá nhân phải chịu khi tham gia một số quan hé phápluật Dong thời, việc phân nhom đối tượng này cũng chỉ mang ý nghiia tương đối, vì trên
thực tế không thé có sự đẳng nhất hoàn toàn giữa các hia tuổi Xuất phát từ những đặcđiểm khác nhau về sự phát triển của mỗi cá nhân, những người chưa thành niên còn được
pháp luật phân chia thành ba nhóm chính sau:
= Người chưa đãi sản buổi
Trước đây, BLDS năm 2005 quy định đây là nhóm người “không có năng lực
hành vi dân sự”, tuy nhiên, BLDS nam 2015 đã bác bỏ quy định này và xếp người chưa
đủ sáu tuổi vào chung nhom với người chưa thành miên có NLHVDS một phân, cụ thétại Khoản 2 Điêu 21 Bởi người chưa đủ sáu tuổi tuy có khả năng nhận thức và làm chủhành vi ở mic thấp so với người lớn, nhưng ho sé còn tiếp tục phát triển và hoàn thiện
° Đỗ Thị Bim (2014) “Ning hhc hình vĩ đần sự của cá nhân theo pháp bật, Trấn vim thac si Tuất học, Khoa Luật, Đại học (Quốc ga Ha Nội tr 37, 38.
Trang 26về thé chất, tâm sinh ly Thời điểm nay chưa thé xác định họ “không có" NLHVDS, trừtrường hợp người chưa đủ sáu tuôi bị bệnh tâm thân hoặc mac bệnh: khác ma không thénhận thức, làm chủ được hành vi Cân trải qua thời gian phát triển và trưởng thành,NLHVDS của một người mới dân được thé hiện 16 nét, từ đó mới có thé đánh giá mức
đô NLHVDS của họ Như vậy, cân xác định người chưa đủ sáu tuổi “chưa co” thay vi
“không có” năng lực hành vi dân sự, và xếp vào nhóm mức độ “năng lực hành vi dân sựkhông đây đủ” với người chưa thành niên khác
-_ Người từ dit sảu mỗi đến chưa đi mười lăm tuổi
Nhóm đối tượng này chi có thé xác lập, thực hiện quyền, ngiĩa vụ và trách nhiémtrong một giới hạn nhật định do pháp luật quy định theo Khoản 3 Điều 21 BLDS năm
2015 như sau: “Người từ đã sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khử xác lập, thực hiếngiao dich dan sự phải diroc người đại điện theo pháp luật đồng ý trừ giao dich dân sự
phục vụ nh: cẩu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi °
Cá nhân tử khi bước sang tuôi thử sáu là đã được tới trường dé học tập, giao lưucùng thây cô, bạn bẻ Ngoài ra, họ còn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa phù hợpvới lửa tuổi dé nâng cao kỹ năng xã hôi Vì vay, cá nhân khi nay có thé tự thực hiện một
số quyền, nghĩa vu dan sự nhất định Theo hệ thông giáo duc Việt Nam, khoảng thời gian
mười lãm tuổi là khi cá nhân đang ở dau mộc chuyên giao giữa cấp trung học cơ sở và
trung hoc phổ thông Do phân lớn thời gian trước đó được tiếp xúc với môi trường hoc
đường lành mạnh, nên họ chưa co đủ nhận biết về những thói hư tật x4u ngoài xã hội,
nên cũng dễ bị lôi kéo, lợi dụng Vi vậy, các giao dich dân sự mà nhóm đối tương nàyxác lap, thực hiện vẫn cần có sự giám sát và cho phép từ người dai điện Chẳng han, việcchuyên trường khi được thực hiện bởi người chưa đủ mười lễm tuổi thì cần có sự đông
ý bằng văn bản của người đại điện, cụ thé là phu huynh học sinh Điều nay vừa tạo cơ
hội cho các em được tự mình lựa chọn, quyết đình mét số van đề của bản thân, được tiếp
xúc, va chạm với đa dạng các quan hệ pháp luật, vừa thê hiện vai trò của người đại điệntrong việc giáo dục, nuôi dưỡng, bao vệ quyên lợi tốt nhat cho trẻ,
-_ Người từ đi mười lăm tuôi đến chua dit mười tám trôi
Pháp luật ghi nhân về nhóm đôi tượng nay tại Khoản 4 Điêu 21 BLDS năm 2015
Trang 27như sau: “Ngưởi từ đủ mười lăm tuổi đến chưa dit mười tám tuổi tự mình xác lập thựchiện giao dich dân sự: trừ giao dich dân sự liên quan đến bắt đồng sản động san phải
đăng ký và giao dich đân sự khác theo quy đình của luật phải ẩướœc người dai điện theo
pháp luật đồng ý Quy dinh xuất phát từ thực tế là người từ đủ mười lam tuổi đã trởthành học sinh trưng học pho thông, họ đã tích lũy tương đôi đây đủ vốn kiên thức, kỹ
nang sống phục vụ đời sông cá nhân, ngoài ra sức khỏe, thé chất cũng đã phát triển đủthé them gia nhiêu hoạt đông xã hồi đa dạng Bên canh đó, pháp luật trao cho họ quyền.tham gia giao kết hợp đông lao động dé tích lũy thu nhập riêng hợp pháp, vi vây trong
mot phạm vi nhat đính, ho cũng được tạo điều kiện để thực hiện quyền của mình đối với
tài sản Ví đụ như, một học sinh lớp mười mét bằng tiễn tiết kiệm có thể tự mua một
chiếc điện thoại di động, bởi đây không phải tài sản phải đăng ký theo quy định của phápluật Tuy nhiên, với những giao dich phức tạp hơn, liên quan đến bat đông sản, động sản
phải đăng ký thì dù có đủ khả năng tài chính hay không, cá nhân vấn không được toànquyên tham gia vào các giao dich đó ma cân đến sự cho phép của người đại diện
31.22 Han chế năng lực hành vi đân sự
Cá nhân hạn ché nang lực hành vi dân sự được quy định tại Khoản 1 Điều 24
BLDS năm 2015 như sau: “Người nghiền ma tạ; nghiện các chất lách thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình thi theo yêu cẩu của người có quyển, loi ich liền quan
hoặc của co quan, tô chức hitu quan, Tòa đn có thể ra quyét định huyền bê người này là
người bi hạn ché năng lực hành vi dan si’
Theo quy dinh trên, điệu kiện dé xác định một cá nhân hạn chê NLHVDS là: ()
Cá nhân bị yêu câu tuyên bồ hạn che NLHV DS phải là người nghiên ma tủy hoặc cácchất kích thích khác; () Hậu quả của việc nghiện các chất kích thích phải là việc phá tán
tài sản của gia đính, (iii) Có quyết định của Tòa án tuyên bố một người bị hạn chếNLHVDS trên co sở xem xét tình trạng thực tế va theo yêu câu của những người cóquyên, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tô chức hữu quan
Cũng theo Khoản 1, người đại điện theo pháp luật của người han ch NLHVDS
và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định Tòa án là cơ quan quyên lực nha nước, mangtrách nhiệm bảo vệ công lý, bảo vệ nhân dân, nên trong quá trình thực hành quyền tư
Trang 28pháp của minh sẽ phán đoán và đánh giá được ai là người phù hợp nhật dé lựa chọn lamngười đại diện cho cá nhân han chế NLHVDS.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều này quy định: “Tiée xác lập, thực hiện giao dich dan sựliền quan đến tài sản của người bi Tòa án huyễn bó hạn ché năng lực hành vi dan sự phải
có sự đồng ý của người đại điện theo pháp luật, trừ giao địch nhằm phụ vụ nhu câu
sinh hoạt hàng ngàn: hoặc luật liền quan có quy đình khác ” Trong trường hop này, người
đại diện của người hạn chê NLHVDS không thể thay họ xác lập giao dịch dân sự mà chỉ
có quyền “đông ý" hoặc “không đông ý' đốt với giao dich mà người hen che NLHVDSxác lập và thực hiện Những giao dich nhằm phục vu nhu cầu sinh hoạt hằng ngày mangười han chế NLHVDS có thể tự minh thực hiện hoặc luật liên quan có quy đính khácthi không cân có sự đông ý của người đại điện Co thé thay, quy đính này có sự tươngđồng với quy định về người từ đủ sáu tuổi đến clưa đủ mười lắm tuổi
“Khi không con căn cứ tuyên bd một người bi hạn chế năng lực hành vi dân sựthi theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyên, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quem, tô chức hint quan, Tòa én ra quyét đình hiy bỏ quyét đình huyền bố han chếnăng lực hành vi dan sự” Lúc này, cá nhân có thé coi như đã “cai nghiện” thành công,
không còn chịu ảnh lưởng của các chất kích thích dẫn dén nhận thức lệnh lạc, hành vi
bột phat nữa NLHVDS của ho sẽ được khôi phục về trang thái ban dau, ở mức độ day
đủ (với người thành miên) hoặc một phân {với người chưa thành nién).
2123 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chit hành vi
Đây cũng là một trang thái của mức độ NLHVDS không đây đủ Đối tương khiroi vào tinh trạng nay có khả năng nhận thức, lam cho hành vi kém hơn cá nhân han chếNLHVDS Nguoi có khó khén trong nhận thức, lam chủ hành vi được glu nhận tại Khoản
1 Điều 23 BLDS năm 2015: “Người thành miên do tình trạng thé chất hoặc tinh than màkhông dit khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mat năng lực hành
vi dan sự thì theo yêu cẩu của người này, người có quyền, lợi ích liên quem hoặc của cơquan, tổ chức hữnm quan, trên cơ sở kết luận giám đình pháp y tâm thin Tòa ánra quyếtđịnh tuyên bỗ người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chi
? Khoin 3 Điều 34 BLDS nim 2015
Trang 29dinh người giảm hộ xác định quyền, nghita vụ của người giám hộ”.
Theo đó, điều kiện dé Toa án tuyên bô một cá nhân có khó khăn trong nhân thức,lam chủ hành vi la: @) V ê độ tuổi phải từ đủ mười tám tuôi trở lên (là người thành nién);Gi) Tình trang thé chất hoặc yêu té tinh thân bị ảnh hưởng khiến cá nhân đó đủ khả năngnhfn tlưức, làm chủ hành vi nhưng chưa đên mức mat NLHVDS, (iii) Có yêu cầu của
chính người này, người có quyên, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Gv) Co kết luận giám đính pháp ý tâm thân Trên cơ sở của các điều kiện trên, Tòa án sẽ
ra quyết định tuyên bô người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vị, đồng thời chỉ định người giám hộ va xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
Day là lan đầu tiên nhóm đối tượng nay được quy định trong Bộ luật dân sự, nêncác nha làm luật đã đưa ra những đặc trưng riêng dé dé dang nhận điện và đánh giá một
cá nhân có roi vào trạng thái, mức độ NLHV DS này hay không Trước hết, không giêng
nhy cá nhân hạn chê NLHVDS có thé mang bat kì độ tuôi nào, người có khó khăn trongnhận thức, lam chủ hành vi được quy định bat buộc phải là người thành miên từ đủ mườitám tudi Điều nay dé phan biệt sự hen chế về khả năng nhận thức, làm chủ hành vi dochưa phát triển toàn điện của người chưa thành nién và sự hạn chế đo mắc các bệnh liên
quan đến thân kinh của người thành miên
Bên cạnh do, người có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vĩ là người có sức
khỏe thé chat không tốt (do khuyết tật về mét số bộ phân cơ thé, hoặc bi tai nạn dẫn đền
liệt người ) hoặc sức khée tinh thân không đảm bảo (do những sang chân hoặc mac các
chứng bệnh gây ảnh hưởng đền tâm lý, hoặc các nguyên nhân khác làm ảnh hưởng đếnnhan thức) Tình trạng do khién cho khả năng nhận thức, lam chủ hành vi của cá nhân bisuy giấm đéng kể, tuy nhién, lại chưa đến mức mat NLHVDS Điều này có ngiữa là, chủ
thể không mat hoàn toàn ý thức và mat không chê bản thân Ho chi gặp “khó khăn” hơnngười bình thường do thé chất và tink thân không hoàn thiện, nlumg van có thé hiểu,
nhận thức được phân nao, hoặc trong mét khoảng thời gian tình táo nhật định nào đó
Ngoài người có quyền, lợi ích liên quan và các cơ quan, tô chức hữu quan, chính:ban thân người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng có thé tự đưa ra yêucau bằng văn bản dé Tòa án ra quyết đính tuyên bo về trang thái sức khỏe của minh Do
Trang 30ho vẫn có khả năng nhận thức, làm chủ hanh vi ở mức thấp, nên van có thể ý thức vềtình trang của mình và biết cách bảo vệ quyên lợi bản thân.
Thêm vào đó, khác với người hen chế NLHVDS có thể dé dàng nhận biệt qua
hành vi sử dụng chất kích thích và pha tán tài sản của gia đính, thi việc xác định mộtngười người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải can cứ vào kết luận gam
đính pháp y tâm thân chứ không thê đánh giá một cách chủ quan, phiên điện, qua loaKét luận này cũng phải được thực biên bởi một tổ chức có uy tín được pháp luật thừanhận và thé hién đưới dang văn bản
Trong trường hợp “khổng còn căn cứ huyền bê một người có khó khăm trong nhận
thức, làm chủ hành vi thì theo yêu câu của chính người đó hoặc cha người có quyền loi
ích liên quan hoặc của cơ quem, tổ chức hữm quan, Tòa án ra quyết định hi bỏ quyết
inh tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chit hành vi°® Điều này cũng cóngiấa là NLHVDS của cá nhên sẽ được khôi phuc ở mức độ đây đủ, họ có quyên tham
ga, xác lập, thực hiện moi giao dịch dân sự.
2.1.3 Mắt uăng lực hành vỉ đâm sie
Đây là mức độ nghiêm trọng nhật, khi cá nhân hoàn toàn không có khả năng nhậnthức, làm chủ hành vi trong moi trường hop, được quy đính tạ Khoản 1 Điều 22 BLDS
năm 2015: “Khi một người do bị bénh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thé nhậnthức, làm chit được hành vi thi theo yêu cẩu của người có quyển, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tô chức hữn quan, Tòa ánra quyết đình hyén bé người nay là người mắt năng lực hàmh vi dâm sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thân”
Khai niệm “mat” được hiểu là một sư vật, sự việc, tiện tương dang tên tại nhưngsau đó biên mat, không còn xuất biện nữa Một người chỉ bị coi là mat NLHVDS khi có
quyết dinh của Tòa án Toa án ra quyết dink tuyên bố một cá nhân mất NLHVDS khithỏa man các điều kiện: (i) Cá nhân mac bệnh tâm than hoặc do các nguyên nhân khác
ma không thé nhận thức, làm chủ hành vi; (id) Có yêu câu của người có quyên, lợi íchliên quan hoặc cơ quan, tô chức hữu quan; (iii) Có két luận giám định pháp y tâm thân
Thứt nhất, người mat NUHV DS thường là người mắc bệnh tâm than Đây là tinh
* Khoin 2 Điều 23 BLDS năm 2015
Trang 31trạng bệnh lý tram trọng liên quan dén tinh than của con người Người bệnh bị rối loanhoạt động não bộ gây nên nhũng biên đôi bat thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tácphong tình cảm Ngoài ra, bệnh tâm thần thường gây ra tình trạng đau khô hoặc suygam chức nắng cá nhân đáng kể, tác động tiêu cực đến giáo duc, sư hai lòng và năngsuất trong công việc, những rắc rối về luật pháp, các tô chức chăm sóc sức khỏe? Theo
Wikipedia®, bệnh tâm thân bao gầm rối loạn lo âu, rồi loạn &nuống, rối loạn khí sắc, rối
loạn nhân cách, rối loạn tâm thân, rối loạn sử đụng chất kích thích Những bệnh naykhiên cá nhiên mật kha năng nhận thức và điệu khiển hành wi , từ đó không thé chịu tráchtiệm được về hậu quả hành vi của minh
That hai, chỉ người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quanmdi có thé yêu câu Tòa án ra quyết định tuyên bồ về tinh trang bệnh lý của người matNLHVDS Đối tượng này luôn trong trang thái không én định, thiêu tinh táo, mat hoàn
toàn khả năng kiểm soát suy nghĩ, không chế hành đông của bản thân, nên họ không thénhận thức được trạng thái của bản thân, do đỏ không có khả năng tư yêu câu Tòa ánzaquyết định tuyên bó bản thân là người mat NLHVDS
That ba, cần có két luận giám định pháp y tâm thân lam căn cứ dé xác định mộtngười có thực sự mat NLHVDS hay không Vi đây là mức đô NLHVDS phức tạp và
nghiêm trọng nhất, nên cân có cơ sở xác đáng dé nhân dinh và đánh giá chính xác, tránh
để xây ra sai lâm khiến quyền lợi của cá nhân bị ảnh hưởng,
Khi không còn căn cứ tuyên bồ mét người han chê NLHVDS thì theo yêu câu của
chính người đó hoặc của người có quyên, lợi ích liên quan hay của cơ quan, tổ chức hữu
quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bồ hạn chê NLHVDSÌ! Khi này,
trạng thái tinh táo, minh man của người bệnh đã hoàn toàn được khôi phục, nên can duavào độ tudi để xác định xem người đó có NLHVDS đây đủ (người thành miên) hay
NLHVDS một phân (người chưa thành niên)
* Bokon D (2008), Whar is Mental Disonder?: An Essay in Philosophy; Science, and Values, OUP Oxford, ISBN
Trang 322.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong một so quan hệ pháp luật cu the
2.2.1 Giám hộ
Theo Khoén 1 Điều 46 BLDS năm 201 5, giám hô là việc cá nhân, pháp nhân được
luật quy định, được Ủy ban nhân dân cập xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy
đính tai khoản 2 Điều 48 BLDS năm 2015 để thực hiện việc cham sóc, bảo vệ quyên, lợiích hợp pháp của người chưa thành tiên, người mat năng lực hành vi dân sự, người có
khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vị.
22.11 Người có năng lực hành vi dân sự day đủ
Người có năng lực hành vi dân sự day đủ có thé trở thành người giám hộ cho cá
nihân khác khi ho đáp ứng các điều kiện sau tại Điều 49 BLDS năm 2015:
Thứt nhất, người giám hộ phải là người “có năng lực hành vi đân sự đẩy đủ”,ng†ĩa là phải có khả năng nhận thức và lam chủ hành vi ở mức hoản thiện dé ý thức vềphạm vi quyền và ngliia vụ của bản thân đối với người được giám hộ
That hai, người giám hộ phải “có tư cách đạo đức tốt và các điều liên cẩn thiết
để thực hiện quyên, nghiia vụ của người giám hd Dé bão về quyền lợi cho người khác,
trước hệt bản thân phải là một tâm gương tốt dé người được giám hô có thé noi theo
Ngoài ra, việc bảo dam môi trường lành manh, day đủ điều kiện sẽ hỗ trợ tốt nhất chongười được giám hộ đề ho có thé phát triển bản thân theo hưởng hoàn thiện hon
Thứ ba, người gam hô “không phải la người dang bị tri’ cứu trách nhiềm hình
sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về mét trong các tôi cố xâm phạm
tinh mang sức khỏe, danh dự: nhân phẩm, tài sản của người khác ” Quy dink này détránh việc người có nhân thân xâu lợi dụng cá nhân không có NLHVDS đây đủ hòngtrục lợi cho ban thân Việc giữ gin mét nhân thân tốt, đời tư trong sach giúp cá nhân có
đủ tư cách làm người giám hô cho người khác, đại điện cho ho, bảo vệ ho clu toàn, đề
ho có thể yên tâm rang bản thân sẽ không bi gây ton hại về tinh mạng, sức khỏe, danh
du, nhân phêm, tai sản bởi người giám hô của minh
Thú: te, người giám hộ “không phải là người bị Tòa dn trên bỗ hạn chế quyênđổi với con chưa thành miễn” Những người cha, người me bị tuyên bô hạn chế quyềnđôi với con cái chưa thánh tiên của minh trong các trường hợp sau đây: “a) Bi kết án về
Trang 33một trong các tội xâm phạm tinh mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dur của con với lỗi
cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trong ngÌãa vụ trồng nom, chăm sóc, nuôi dưỡnggiáo duc con; b) Phá tán tài sản của con; e) Có lỗi sông đổi truy; đ) Xi giue, ép budecơn làm những việc trái pháp luật trái dao đức xã hội "2 Rõ ràng, đó đều là những hành
vi mang khuynh hướng bạo lực, vô nhân tinh, trái đạo đức và pháp luật của nhimg người
không có đủ tư cách lâm cha, 1am me, sé gây ảnh hưởng sâu sắc đền tinh mang, sức khỏe,
tinh thân của người chưa thanh niên không chỉ tại một thời điểm ma sẽ còn dé lại di
chứng lâu dài cho trẻ Vi vậy, việc hạn chê quyên của người giám hộ trong trường hợp
nay là rất hợp lý, thé hiện sự quan tam của Nhà nước đôi với thé hệ trẻ Việt Nam
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, người có NLHVDS day đủ có thể thựchién các quyền của người giám hô, theo Khoản 1 Điêu 58 BLDS năm 2015: Sử dụng taisản của người được giém hộ dé chăm sóc, chi dùng cho nhiing nhu câu thiết yêu của
người được giám hộ; Được thanh toán các chi phí hợp ly cho việc quản ly tài sản của người được giám hô; Dai diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao
dich dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy đính của pháp luật nhằm bao vệ quyên,
lợi ich hợp pháp của người được giám hộ.
Ngoài ra, người có NLHVDS đây đủ không thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật với tư cách người được giám hô Khoản 2 Điều 48 BLDS nam 2015 quy dint
“Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đồ dit lựa chọn người giám hộ cho mình
thi kh họ ở tinh trang cẩn được giám hồ ca nhân, pháp nhấn được lựa chon là người
giảm hỗ nếu người này đồng ý” Như vay, cá nhân có NLHVDS day đủ chỉ có thê luachọn người giám hộ cho mình ny một biện pháp “du phòng”, néu cá nhân không may
rơi vào tinh trạng có khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi hoặc mat NLHVDS.Quan hệ giám hộ chi phát sinh từ thời điểm cá nhân không con NLHVDS đây đủ nữa
Khi này, néu người được lựa chon đông ý với Việc giám hộ, các bên can thực hiện việclập thành văn bản sự thöa thuận đó, có công chứng hoặc chúng thực từ các cơ quan có
thâm quyên V ăn bản thỏa thuận này được coi như một biện pháp bảo đảm va là minhchứng hữu hiệu dé rang buộc quyên lợi giữa người có NLHVDS đây đủ với người giám
'° Khoản 1 Điều $$ Lait HN& GD xăm 2014
Trang 34hô mà họ lựa chon trong tinh luồng ma họ dự liệu có thé xảy ra trong tương lai.
1212 Người có năng lực hành vi dân sự một phan
Cá nhân có NLHVDS một phan, hay người chưa thành miên thuộc đối tượng người
được giám hộ theo Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điêu 47 BLDS năm 2015, cụ thể:
Thứ nhất người chưa thành niên không còn cha, me hoặc không xác đình được
cha mẹ Đây là trường hợp cha, mẹ đều đã chất hoặc mất tích, bị thất lạc, bi cha, me bd
roi nên người chưa thành nién không thé xác định được cha, me của minh.
Thứt hai người chưa thành miền có cha mẹ nhưng cha me đều mắt năng lựchành vi dan sự; cha mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chit hành vi; cha me đều
han chế năng lực hành vi dan sự
Thứt ba, cha me đều bị Tòa án hyên bỗ hạn chỗ quyển đổi với cơn (theo quy định.
tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia dinh 2014)
Tint tr cha, me đều không có điều liện chăm sóc, giáo duc con và có yêu: cẩungười giảm hồ, chẳng hạn trong trường hợp cha, me bị tai nan dan dén bị liệt, hay kiệtqué tai sản, khả năng tai chính không đủ dé chăm sóc con cái, hoặc cha, me đang phảichap hành hình phạt ta tại cơ sé giam giữ
Người giám hộ của nhóm này có thể là người giám hộ đương nhiên (Điều 52
BLDS) hoặc người giám hộ được chỉ định (Điều 54 BLDS) Trước hệt, giám hộ đươngnhién của người có NLHVDS một phân là cơ chê gám hô được xác lập trên cơ sở huyệt
thống Việc giém hô do những người thân thích, gan gũi với người được giám hô thực
hiện ma không phụ thuộc vào bat ky thủ tục hành chính nao Mặc đủ pháp luật quy định
giám hô cần phải đăng ký, nhưng nêu người giám hộ không đăng ký việc giám hô thivan thực hién được các quyên và nghĩa vu của người giám hộ Trong trường hợp nảy,
người giám hô chi có thé 1a cá nhân, va phải có quan hệ thân thích với người được giám
hô Hay noi cách khác, quan hệ giữa người giám hộ và người được giám hộ là người chưa thành nién phải là quan hệ mudi đưỡng, có cùng dong mau, cùng họ trong pham vi
ba đời 3, Cụ thể, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành miên là các đôi tương
!” Vỹ Thị Hồng Trg (2022) ˆ'Gi6n hộ theo quy định của phip hit Việt Num và thu tin thx hồn trên dia bin thành phố Fa
Nội: Luận win thạc sĩ [uất hoc, Trường Đạihoc Luit Ha Nội tr 15, 16.
Trang 35được quy định tại Điều 52 BLDS năm 2015:
Môtlà, “anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chi cả; néu anh cd hoặc chi cá khôngdit điều liên làm người giám hộ thì anh ruốt hoặc chi ruốt tiếp theo là người giám hộ,
trừ tường hop có théa thuận anh ruốt hoặc chị ruột khác làm người giảm hộ” Quy
đính này giúp giải quyét được van dé, không phải lúc nào anh chị ruột là con cả cũng sẵn
lòng tự nguyên lam người giám hộ cho em chưa thành nién của minh, bởi họ cũng có
gia đính và những moi quan tâm riêng Khi đỏ họ có thể thöa thuận với người anh hoặcchi ruột tiệp theo phù hợp hơn để làm người giam hô cho em chưa thành miên
Hai là, “ổngnôi, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giảm hộ hoặc nhữmg người
này théa thuận cử một hoặc một số người trong sé họ làm người giảm hộ ” Trường hợp
không có người giám hộ là anh, chị ruột thi pháp luật quy định dén thé hệ ông, bà lamngười giém hô cho cháu Bên cạnh bồ me và anh chị, ông ba là người có quan hệ máu
mủ gan git nhật với muối người Là những thành viên trong cùng mét gia đính, pháp luậtquy định cho ông, bà cũng có quyền và nghĩa vụ đối với các chau của minh Ông nội, bànéi, ông ngoại, ba ngoại đều có quyên và ng†ấa vụ tương đương nhau Nêu một hoặc một
số người ông, người bà do tuổi cao sức yêu hoặc không đủ điều kiên để thực hiên trách
nhiém với cháu thì có thé cử người khác làm người giám hộ cho cháu chưa thành miên
Bala, “bác ruột chút ruột cẩu ruột, cô ruột hoặc đề ruột” Khi những người thân
cận nhật với người chưa thánh miên déu không có khả năng lam người giám hộ, cân xétđến những mối quan hệ họ hàng khác Những người anh, chi, em ruột của bô hoặc me sé
được xét đến dé làm người giám hô cho người chưa thành miên
Bên canh giám hộ đương nhiên, pháp luật con quy định đến trường hợp cử, chỉ
đính người giám hô Theo Điều 54 BLDS năm 2015, cử người giám hộ là trách nhiệm
của UBND cap x4 nơi cư trú của người được giám hộ khi không xác định được người
gam hộ đương nhiên cho người chưa thành riên Còn chỉ định người giám hô lá trách
nhiệm của Toa án trong trường hợp có tranh chap giữa những người giám hộ đươngnhién hoặc tranh chap về việc cử người giám hộ N goài ra, trường hợp cử, chỉ định ngườigiám hộ cho người chưa thành nién từ đủ sáu tuôi trở lên thì phải xem xét nguyện vong
của người nay Quy đính thể hiên sự tôn trong ý kiên của người chưa thành miên ở độ
Trang 36tuổi mà nhận thức của các em đã phát triển đến một mức độ nhật định, nên họ đượcquyên bay té nguyện vong đổi với người sẽ đại diện và bảo vệ quyên lợi cho mình.
Người gám hộ đương nhiên hoặc người giám hộ cử cân thực hiện đây đủ nghia
vụ chung theo Điều 59 về quản lý tai sản của người được giám hô, Điều 55 (với ngườigiám hộ của người chưa đủ mười lắm tudi) và Điều 56 (với người giám hộ của người từ
đủ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi) Sở di có sự khác nhau về ng†Ýa vụ củangười giám hộ của hai nhom đối tương trên là do sự khác nhau về sức khỏe thé chất vànhận thức của hai lớp lứa tuổi trên Kế từ khi bước sang tuổi mười lãm, cá nhân đá được
trang bị lượng kiên thức va kỹ năng sông tương đôi đây đủ, nên nghia vu của người giám
hô đôi với ho cũng phan nào được giảm bớt so với người chưa đồ mười lắm tuổi
2213 Người han chế năng lực hành vi đân sự
Hiện nay, pháp luật không có quy định về người giám hộ cho đối tượng này.Người được giám hộ thưởng là những cá nhân thuộc nhóm “yêu thé” trong xã hội, canđược quan tâm sát sao, chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng Còn người hạn chế NLHVDS đượcpháp luật quy đính là những người “nghiên ma túy, nghiện các chất kích thích khác danđến phá tần tải sản của gia dinh”, tức là họ không bi thiêu thôn về sức khỏe thé chat, ma
chỉ bị ảnh hưởng bởi chất kích thích dan tới trang thái tinh thân thiểu tinh táo mà hànhđộng bột phát, tiêu sài hoang phi tài sản của bản thân và gia định đề phục vụ nh cầu cánhân Do dé, di không có người giám hộ ở bên chăm sóc, bảo vệ, ho van có thể tự locho cuộc sông của riêng mình Trong trường hợp cần thực hiện, xác lập các giao dichdân sự thi mới cân sự trợ giúp từ người dai điện theo pháp luật Vi vậy, pháp luật khôngquy định người giám hô cho người hạn chê NLHVDS là có cơ sở
3214 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chit hành vi
Cá nhân có khó khăn trong nhfn thức, làm chủ hành vị thuộc đối tương ngườiđược giám hộ theo Điểm d Khoản 1 Điều 47 BLDS nam 2015 Theo Khoản 4 Điêu 54
BLDS, người có khó khăn trong nhận thúc, làm chủ hành vi không có giám hộ đương
nhiên, ma chỉ do Tòa án chỉ dinh trong số những người giám hộ quy định tại Điêu 53
BLDS Trường hop không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người
giám hô hoặc đề nghị môt pháp nhan thực hiện việc giám hộ
Trang 37Bén cạnh đó, việc giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi phải có sự đông ý của người đó, nêu họ có năng lực thê hiện ý chí của minh tại thời
điểm yêu câu! Ngoài ra, việc giám hộ phải được đăng ky tại cơ quan nhà nước có thêm
quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch”
Khi dam bảo đáp ứng đủ các điều kiện trên, người giám hộ cho người có khó khăn
trong nhận thức, lam chủ hành vi có thể thực hiên các quyền được quy đính tại Điều 58
BLDS năm 2015 và các ngiữa vụ theo Điêu 57, Khoản 2 Điệu 59 BLDS năm 2015
2215 Người mất năng lực hành vi dan sur
Cá nhân mất NLHVDS thuộc đối tương được giám hộ theo Điểm c Khoản 1 Điều
47 BLDS Tương tự như người có NLHVDS một phân, người mat NLHV D8 có thé được
giám hộ bởi người giám hộ đương nhién hoặc người giám hộ được cử, chỉ định Trước
hết, Điêu 53 BLDS quy định về người giém hộ đương nhiên niu sau:
Thứ what “Trường hợp vo là người mắt năng lực hành vi dân sự thi chẳng làngười giám hệ; nêu chẳng là người mắt năng lực hành vi dén sur thì vợ là người giámhỗ” Có thé nói, vo, chông là những người có mối quan hệ gân gũi nhất trong gia dinh
Kế từ khi kết hôn, họ chung sông, gắn bó với nhau, cùng trải qua bao thăng tram củacuộc sông, nên khi mét trong hai người không may bị mat NLHVDS, vợ hoặc chéng của
ho sẽ đương nhiên trở thánh là người giám hô.
Thứ hai, “trường hợp chava me đền mắt năng lực hành vi dân sự hoặc một người
mắt năng lực hành vì dan su: còn người kia không có đủ điều lsện làm người giám hộ
thi người con cd là người giảm hồ; néu người con cả không có ait điều liện làm người
giám hộ thì người con tiếp theo có đ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ”
Không chi cha, me có nghĩa vụ với con cái ma ngược lại, con cái cũng phải báo hiệu vớicha me Trong trường hợp cha, me bị mat NLHVDS mà không thé giúp đỡ nhau thi con
đã thành miên có đủ điều kiện lam người giám hộ đương nhién cho cha, mẹ hoặc cả cha
và me Việc giam hộ này được xác định theo thứ tự con cả, néu con cả khong thé lamngười giám hô thi mới xét dén người cơn tiếp theo có đủ điêu kiện làm người giám hô
!* Ehoằn2 Điều 46 BLDS nim 2015
!* Khoin 3 Điều 46 BLDS nim 2015
Trang 38Thứ ba, “Trường hợp người thành niên mắt năng lực hành vi déin sự chưa có vợ,chồng con hoặc có mà vợ, chẳng con đều không có đã điều liện làm người giám hộ thicha me là người giảm hộ” Người thành nién đã có đủ khả năng dé tự chăm sóc bảnthân và trang trải cuộc sóng Tuy nhiên, khi rơi vào hoàn cảnh mat NLHVDS ma chưalập gia định, thi cha, mẹ của họ sẽ tiếp tục phải thực luận nghấa vụ chăm sóc, nuôi đưỡng.
Khi không thé xác định được người giám hô đương nhiên, cần xét dén trường hợp
cử hoặc chỉ đính người giám hộ cho người mat NLHVDS Theo Điều 54 BLDS, UBNDcap xã nơi cư trú của người mat NLHVDS có trách nhiệm cử người giám hộ, còn Tòa én
có trách nhiệm chỉ dinh người giám hô trong trường hợp xảy ra tranh: chấp Bên cạnh
người chưa thanh tiên, giám hộ cử được đất ra với người mat NLHV D§ khi họ không
có người giám hộ đương nhiên Người giám hộ được cử hoặc được chi định không được
là người có méi quan hệ huyết thông với người được giám hộ Do đó, yêu câu phải có
sự đồng ý của người được cử làm người giám hô, vi ho không đương nhiên có ng]ĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ cho người được giám hộ Ngoài ra, việc cử người giám hô
phải được lập thành văn bản, ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyên, nghia vụ cụ thé củangười giám hộ, tinh trang tai sản của người được giám hộ Điêu này nhằm dam bảo ngườigiám hộ sẽ thực hiện đây di trách nhiém của mình trên tinh thân tự nguyện
Người giám hộ của người mat NLHVDS thực hiện các quyên theo Điều 58 vàthực hiện nghĩa vụ đôi với người được giảm hộ theo Điêu 57 BLDS
2.2.2 Dai điệu theo pháp nat cha cá thâm
Theo Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015, đại điện được biểu là việc cá nhân hoặcpháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện
ao dich dan sự Trong do, căn cứ để xác lập quyền đại điện theo pháp luật của cả nhân
là quyết đính của cơ quan nha nước có thâm quyên hoặc theo quy định của pháp luật
2221 Người có năng lực hành vi dân sự đẩy đã
Người có NLHVDS day đủ có khả năng nhận thức và làm chủ hành vị, nên họ cóthé tự minh thực hién, xác lập các giao dich dan sự mà không cân thông qua người daiđiện Thêm vào đó, cá nhân cũng không được dé người khác đại điện cho minh nêu pháp