1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn sinh thái cảnh quan

19 3,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 361,53 KB

Nội dung

BÀI TI U LU N: MÔN SINH THÁI C NH QUAN ỂU LUẬN: MÔN SINH THÁI CẢNH QUAN ẬN: MÔN SINH THÁI CẢNH QUAN ẢNH QUANĐỀ BÀI: Hãy chọn một cảnh quan bất kỳ ở nước ta như các danh lam thắng cảnh,di

Trang 1

Bài tiểu luận môn sinh thái

cảnh quan

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

BÀI TIỂU LUẬN: MÔN SINH THÁI CẢNH QUAN 3

I.Đặt vấn đề 3

II.Giới thiệu chung về khu vực 5

1.Vị trí dịa lí,điều kiện tự nhiên 5

2.Kinh tế xã hội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử 5

III.Tác động của con người tới cảnh quan khu vực 11

A Tác động tích cực 11

B Tác động tiêu cực 14

IV Đề xuất phương hướng cải tạo 18

V.Kết luận 19

VI Tài liệu tham khảo 19

Trang 3

BÀI TI U LU N: MÔN SINH THÁI C NH QUAN ỂU LUẬN: MÔN SINH THÁI CẢNH QUAN ẬN: MÔN SINH THÁI CẢNH QUAN ẢNH QUAN

ĐỀ BÀI: Hãy chọn một cảnh quan bất kỳ ở nước ta như các danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử,khu du lịch, hãy phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của con người tới cảnh quan đó,hãy đề ra biện pháp bảo vệ và phát triển bền vững

BÀI LÀM:

I.Đ t v n đ ặt vấn đề ấn đề ề.

Trong nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử,để chọn một đề tài để làm bài tiểu luận này thì phải lựa chọn khu di tích hay thắng cảnh mình đã từng một lần tham quan nơi đó

Khu di tích hay thắng cảnh đó phải có những vấn đề do con người tác động,có những điều kiện tạo nên một cảnh quan đẹp

và được mọi người chú ý đến

Và hiện nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển từ nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp Vì vậy sự de dọa của các ngành công nghiệp tới các khu du lịch ,di tích là rất lớn Cho nên chúng ta cần bảo vệ và phát triển bền vững cho tất cả các cảnh quan trong nước ta

Trong rất nhiều cảnh quan nổi tiếng trong nước như Vịnh Hạ Long,vườn quốc gia Cát Bà,Cúc Phương,….nhưng em chọn khu di tích lịch sử “ Côn Sơn “ là một khu di tích nổi tiếng ở tỉnh Hải Dương Em đã từng tới đây 2 lần và chứng kiến

những tác động của con người tới khu di tích Côn Sơn.Đặc

Trang 4

biệt là ở đây có rất nhiều tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới hình ảnh của khu di tích quốc gia

Hiện nay khu di tích Côn Sơn đã có sự thay đổi ,tu sửa để hoan thiện cảnh quan của một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần trong lịch sử,nơi này cung gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử như Nguyễn Trãi

Vì vậy em chọn di tích Côn Sơn làm đề tài cho bài tiểu luận này

Trang 5

II.Gi i thi u chung v khu v c ới thiệu chung về khu vực ệu chung về khu vực ề ực.

1.V trí d a lí,đi u ki n t nhiên ị trí dịa lí,điều kiện tự nhiên ị trí dịa lí,điều kiện tự nhiên ề ệu chung về khu vực ực.

Khu di tích thắng cảnh côn sơn thuộc xã Cộng hòa huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương,cách Hà Nội khoảng 70 km.Khu di tích

có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt

Huyện Chí Linh nằm cách xa chung tâm thành phố Hải

Dương 40km,phía đông giáp Đông Triều(tỉnh Quảng

Linh),phía tây giáp tỉnh Bắc Ninh,phía nam giáp Nam

sách,còn phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang.Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nôi-Hải Phòng-Quảng Ninh, Nó có đường giao thông thuận lợi Đường bộ có Quốc lộ 18 chạy dọc theo hướng đông-tây qua trung tâm thị xã nối liền Hà Nội

- Quảng Ninh, đường Quốc lộ 37 nối Quốc lộ 5 và đường 18, đường 37 là đường vành đai chiến lược quốc gia từ trung tâm thị xã đi tỉnh Bắc Giang Đường thủy có chiều dài 40 km đường sông bao bọc phía đông, tây, nam của thị xã thông thương với Hải Phòng, Bắc Giang, Đáp Cầu (Bắc Ninh)

2.Kinh t xã h i,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa l ch s ế xã hội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử ội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử ị trí dịa lí,điều kiện tự nhiên ử

Tài nguyên thiên nhiên:

Rừng : chủ yếu là rừng trồng có diện tích khoảng 1028

ha,gồm có các loài thực vật chính như thông,bạch đàn và keo.Ngoài ra còn co nhiều loài động thực vật khác tạo nên một sinh thái cảnh quan hấp dẫn

Trang 6

Khoáng sản: khoáng sản Chí Linh tuy không nhiều về chủng loại, nhưng có loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế như: đất Cao lanh , sét chịu lửa, đá, cát vàng xâydựng, mỏ than nâu

Di tích lịch sử :

Khu di tích danh thắng Côn Sơn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt Ở đây, văn hóa Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hóa Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc, qua các bia đá, tượng thờ, hoành phi, câu đối; qua văn hóa Lý-Trần, Lê-Nguyễn

và ở các tầng văn hóa dưới lòng đất khi khai quật khảo cổ học

Di sản văn hóa phi vật thể quý giá ở Côn Sơn chứa đựng trong sách vở, trong các truyền thuyết còn lưu, trong các nghi thức cúng tế, trong các hoạt động lễ hội vô cùng phong phú

Cũng hiếm ở đâu như ở Côn Sơn lại có nhiều trí thức, văn nhân, những nhà văn hóa đến thăm, cảm hứng và sáng tạo như ở Côn Sơn Đây thực sự đã là nơi vân du, ẩn dật và tu tâm dưỡng tính của các bậc danh nhân, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa văn hóa Việt Nam ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, cũng như của bao tao nhân mặc khách

Trần Nguyên Đán - quan Đại tư đồ phụ chính, nhà thơ, nhà lịch pháp lớn thời Hậu Trần đã về Côn Sơn dựng Thanh Hư Động để lui nghỉ những năm tháng cuối đời Thời Lê sơ, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi đã nhiều lần, nhiều năm sống, gắn bó chan hòa cùng thiên nhiên, tạo vật ở Côn Sơn

- "núi nhà," tìm thấy nơi đây bạn tri âm tri kỷ và nguồn thi hứng dạt dào Lê Thánh Tông, vị minh quân và là Tao Đàn nguyên súy (thời Lê sơ), Thánh thơ Cao Bá Quát (thời Nguyễn) đều đã đến đây tìm lại dấu vết Ức Trai, vãng cảnh, làm thơ, để lại

Trang 7

những thi phẩm giá trị.

Tháng 2/1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân

Ngày nay, Khu di tích Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hóa thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp

Chùa Côn Sơn

Chùa có tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, tọa lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ

Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3m Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang),

tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ

Trang 8

Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh

Hư động" có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm

di tích này(15/2/1965)

Giếng Ngọc

Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng

lễ của chùa

Bàn Cờ Tiên

Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m) Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng

cổ các tám mái Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn

Thạch Bàn

Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi

có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm

"chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc

nước

Một năm Côn Sơn có hai mùa hội Hội mùa xuân bắt nguồn từ

kỷ niệm ngày mất của Trúc Lâm đệ tam tổ Huyền Quang

Trang 9

(22/1) Hội mùa thu bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Nguyễn Trãi (16/8) Hội mùa xuân có từ sau khi Huyền Quang qua đời (1334) Hội mùa thu hình thành từ năm 1962, thực sự trở thành hội lớn từ năm 1980, khi Nguyễn Trãi được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới

Kinh tế xã hội:

Trang 10

Đây là một nơi phát triển kinh tế ngành du lịch Tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng và quốc gia

Đây là khu di tích nên có nhiều du khách đến thăm mỗi

ngày,đặc biệt là vào ngày lễ hội Côn Sơn –Kiếp Bạc hàng năm Vì vậy có nhiều công ăn việc làm được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Tuy nhiên càng nhiều khách du lịch thì vấn đề xã hội nẩy sinh nhiều,tạo điều kiện cho các tệ nạn xã hội phát triển tràn

nan,làm cho xà hội không ổn định

III.Tác đ ng c a con ng ội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử ủa con người tới cảnh quan khu vực ười tới cảnh quan khu vực ới thiệu chung về khu vực ảnh quan khu vực i t i c nh quan khu v c ực.

A Tác đ ng tích c c ội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử ực.

Côn Sơn là một khu di tích lịch sử nổi tiếng nên mọi người đều có ý thức bảo vệ và giữ gin di sản này Hiện nay di tích đang được tu sửa và xây thêm những công trình như nhà

tròi,xây lại các bậc cầu thang đi lên Bàn Cờ Tiên.Những năm gần đây, nhân dân Hải Dương, được sự đồng lòng của đồng bảo cả nước, đã tu bổ hàng loạt di tích, đồng thời xây dựng mới nhiều công trình văn hóa lớn như đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, đường lên Ngũ Nhạc v.v làm cho Côn Sơn càng giàu thêm giá trị văn hóa, cảnh sắc càng thêm tráng lệ, tôn nghiêm và ngoạn mục, hấp dẫn nhiều du khách bốn phương

Ở đây có núi Kỳ Lân và Nhạc Ngũ,với rừng thong bát

ngát,suối chảy rì rầm,nước hồ trong mát,có Bàn Cờ

Trang 11

Tiên,Giếng Ngọc,chùa Côn Sơn,đền thờ Nguyễn Trãi,…

Cũng vì Côn Sơn cảnh vật tốt tươi, “sắc ngàn ráng đỏ, rừng gấm cuốn, cỏ lụa giăng”, chùa chiền cổ bích, am pháp thâm nghiêm, u tịch và tao nhã, nước biếc, non xanh, hữu tình và hoà hợp, thành miền thắng cảnh làm say đắm hồn người, là nơi con người có thể gửi gắm ước nguyện tâm linh, thoả chí hướng và rung động tâm hồn

Là một di tích quốc gia nên Côn Sơn là nơi tập trung nhiều khách tham quan,là những người đi dâng nhan ,đi chùa,đi lễ

và đi tham quan những danh nhân văn hóa thời lịch sử

Ngày 18/6/2010 Thủ Tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc gắn với việc phát triển du lịch ở huyện Chí Linh,tỉnh Hải Dương

Mục tiêu:

1.Bảo vệ,quản lý quần thể khu di tích lịch sử

2 Thực hiện các công trình trùng tu tôn tạo di tích, nghiên cứu khảo cổ học, nghiên cứu hệ thống văn hoá phi vật thể, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Phát huy, khai thác các giá trị văn hoá một cách hợp lý, đảm bảo sự phát triển đồng bộ, phục

vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững

3.Bảo tồn, nghiên cứu làm phong phú thêm các giá trị văn hoá của quần thể di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho các thế

hệ người Việt Nam Tạo tiền đề đề nghị công nhận quần thể

Trang 12

di tích lịch sử - văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản văn hoá thế giới

4 Làm cơ sở cho việc lập các dự án, chương trình đầu tư và định hướng phát triển kinh tế xã hội, quản lý đô thị và các khu dân cư trên địa bàn phía Bắc thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương Nội dung quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị di tích:

1.Công tác trùng tu, tôn tạo và khôi phục hệ thống di tích phải tuân thủ tính nguyên gốc, bảo vệ cảnh quan môi trường Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp, cải tạo không gian bảo vệ di tích theo quy định của Luật Di sản văn hoá

2 Các di tích có tiềm năng khảo cổ cần được nghiên cứu, xác định ranh giới khu vực bảo vệ, lập hồ sơ bảo vệ di tích, lập

dự án nghiên cứu khai quật và phương án trưng bày các di vật khảo cổ

3 Di sản văn hoá phi vật thể cần được tổng điều tra nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá làm rõ và làm phong phú thêm; trên cơ

sở đó lập hồ sơ khoa học, phân loại văn hoá phi vật thể để bảo

vệ và phát huy

4 Các di tích phục hồi và công trình xây mới cần được nghiên cứu phù hợp với hệ thống di tích hiện có và cảnh quan chung của toàn khu di tích

Các nhóm dự án, gồm:

1 Nhóm dự án bảo tồn, tôn tạo di tích trong vùng nghiên cứu quy hoạch ở 3 khu vực trọng tâm là: Côn Sơn, Kiếp Bạc và Phượng Hoàng

Trang 13

2 Nhóm xây dựng một số các di tích mới như: Biểu tượng Thiền phái Trúc Lâm trên đỉnh núi Côn Sơn, tháp chuông trên đỉnh Ngũ Nhạc, tượng đài chiến thắng trên đỉnh núi Trán Rồng

và Nhà truyền thống giáo dục tại núi Phượng Hoàng

3 Nhóm dự án xây dựng các công trình có liên quan đến việc bảo vệ khu di tích, phục vụ lễ hội và phát triển du lịch, dịch

vụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Quyết định này

4 Nhóm xây dựng hạ tầng kĩ thuật, bao gồm: cải tạo, nâng cấp, xây mới các tuyến đường giao thông, bãi xe, bến tàu thuyền, nạo vét sông, hồ; xây dựng hệ thống điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong khu di tích

B Tác đ ng tiêu c c ội,tài nguyên thiên nhiên và văn hóa lịch sử ực.

Là khu di tích lịch sử ,nơi tôn thờ những anh hùng dân tộc,là nơi thiêng liêng nhưng lại xuất hiện nhiều tệ nạn

Cổng tam quan trở thành xới bạc:Cách trung tâm huyện Chí Linh chưa đầy 4km, đường vào Côn Sơn được rải nhựa vào tận cửa bán vé vào khu di tích, khách đến tham quan phải mua

10 ngàn đồng 1 vé vào chùa Ngay trong khuôn viên chùa, phía tay phải lối đi vào cổng tam quan là bãi đỗ xe, phía tay trái là vườn cây được xén thành nhiều ô đất nhỏ để cho thuê bán hàng phục vụ khách tham quan Trước đường vào chùa,

Trang 14

hàng chục thợ chụp ảnh, bán hàng đứng ngồi la liệt, níu kéo, mời chào khách tham quan…

Bất ngờ hơn, ngay tại cửa tam quan lối đi dành cho du khách vào chùa Hun tham quan lễ bái đã có sẵn 2 chiếc chiếu và có

2 hội người tụ tập chơi bài ăn tiền, tự nhiên như ở nhà, cười đùa, say sưa sát phạt, thậm chí cãi nhau om tỏi Nhiều du

khách khi đến đây lần đầu đều tỏ vẻ ngạc nhiên, còn với

những người đã đến đây vài lần đều không coi đó là chuyện

lạ Nhiều du khách trông thấy cảnh này mà chán ngán lắc đầu Người dân địa phương còn phản ảnh, chính các nhân viên của Ban quản lý di tích đôi lần cũng tham gia đánh bài trong giờ

mở cửa di tích, ngay trong chính điện chùa Hun Một người thợ chụp ảnh ở đây, lý giải: “Họ đánh bài cho vui ấy mà, chơi bài ăn tiền cho khuây khỏa trong lúc chờ khách”

Trang 15

Thầy bói xem tay giải hạn:Vào khu di tích Côn Sơn, đập vào mắt chúng tôi là la liệt bàn ghế của những cụ ông, cụ bà ngồi viết sớ, bán hương, đồ lễ, đổi tiền,… mời chào khách rất nhiệt thành, như: “Mời cô cậu ghé vào xem vận hạn, duyên may…” hay “Xem tướng số, công danh đi các cô, các cậu ơi…”

Đây cũng có thể coi là một công việc kiếm sống của những người dân xung quanh di tích,mỗi một lần dâng sớ giải hạn thì khác tham quan phải mất tới hang trăm nghìn mà không biết

đó là cái gì,những vấn đề như vậy cần phải được giải quyết ngay

Trang 16

Họp chợ trong khu di tích :Toàn cảnh khu vực xung quanh chùa Hun giống như một cái chợ sôi động với hơn 100 gian hàng trưng bày đủ loại hàng hóa, san sát nhau từ sau cổng tam quan chùa Hun vào đến tận phía trong, ngay gần các điện thờ trong chùa

Khu di tích Côn Sơn được Bộ VH-TT&DL công nhận là di tích lịch sử quốc gia từ năm 1962 Theo luật di sản thì đây là nơi được đặc biệt gìn giữ để đảm bảo cảnh quan Thế mà, ngay trong khuôn viên di tích, nhiều khu đất thuộc di tích đã

bị xâm lấn và sử dụng sai nguyên tắc Đơn cử như Ban quản

lý tự ý phá cây để lấy đất cho một xưởng mộc thuê; xây 3-4 ngôi nhà lớn phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt và làm việc của hơn

60 cán bộ công nhân viên của ban quản lý

Ngoài ra là vô vàn rác thải của khách tham quan di tích xả bừa bãi trong di tích đặc biệt là trên đường đi lên Bàn Cờ Tiên, mặc dù trên đường đi đã có rất nhiều thùng đựng rác Việc người dân mang chiếu lên Bàn Cờ Tiên trải ra một cách

tự do để khách du lịch tham quan ngồi xuống nghỉ ngơi xong rùi ra thu tiền ngồi chiếu Đây là hành vi vi phạm tới nội quy của di tích mà vẫn được thực hiện làm cho khách tham quan

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w