1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế môn học mạch Đếm sản phẩm hiển thị trên led 7 Đoạn

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế mạch đếm sản phẩm hiển thị trên LED 7 đoạn
Tác giả Hoàng Văn Thanh, Hoàng Xuân Thắng, Lê Hồng Quân, Lê Minh Quang, Đặng Đức Bính
Người hướng dẫn Phạm Xuân Hiển
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Cơ khí
Thể loại Báo cáo tổng kết thiết kế môn học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 4,55 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (6)
  • CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CHẾ TẠO (7)
    • 2.1. Vi điều khiển PIC 16F877A (7)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về PIC và PIC877A (7)
      • 2.1.2. Sơ đồ chân PIC 16F877A (9)
      • 2.1.3. Sơ đồ khối vi điều khiển PIC 16F877A (12)
    • 2.2. Thạch anh (12)
    • 2.3. Tụ gốm 22pi (14)
    • 2.4. LED 7 đoạn 0,56 X4 Anode (15)
    • 2.5. LED thu phát hồng ngoại (15)
      • 2.5.1. Tổng quan về LED thu phát hồng ngoại (15)
      • 2.5.2. Nguyên lí hoạt động (16)
    • 2.6. Điện trở (16)
    • 2.7. Transistor A1015 (17)
    • 2.8. Rào đơn 6 chân (19)
    • 2.9. Nút ấn reset 2 chân nhỏ (19)
    • 2.10. Cầu đấu 2 chân (20)
    • 2.11. Diode 1N4007 (21)
    • 2.12. Tụ gốm 104 (22)
    • 2.13. Tụ điện 100àf (23)
  • CHƯƠNG 3. CẤU TRÚC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ MẠCH (24)
    • 3.1. Sơ đồ khối chức năng (24)
    • 3.2. Lưu đồ thuật toán (26)
    • 3.3. Nguyên lý hoạt động (27)
      • 3.3.1. Sơ đồ mô phỏng mạch (27)
      • 3.3.2. Nguyên lý hoạt động (27)
      • 3.3.3. Mô phỏng trên phần mềm CCS (29)
    • 3.4. Thiết kế mạch thực tế (33)
    • 3.5. Sơ đồ mạch in (35)
    • 3.6 KẾT LUẬN (36)
      • 3.6.1 Ưu điểm, nhược điểm (36)
      • 3.6.2 Hướng phát triển của đề tài (36)
      • 3.6.3 Kết luận (36)

Nội dung

Vì thế, chúng em xin giới thiệu một mạch đơn giản được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, các xí nghiệp đó là mạch đếm và phân loại sản phẩm.. Nó được tích hợp bộ chuyển đổi analog san

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

 Lý do chọn đề tài: Đối với mỗi dây chuyền sản xuất trong nhà máy thì tiến độ là việc rất quan trọng Doanh nghiệp sẽ có kế hoạch đề ra để đạt được mục đích ban đầu nhưng nếu tiến độ không được quản lý, giám sát chặt chẽ có thể xảy ra tình trạng chậm tiến độ Ứng dụng thiết bị công nghệ hiện đại vào quản lý máy móc, chất lượng sản phẩm ngày nay được được chú trọng Trong đó, bộ đếm sản phẩm là thiết bị điện tử thông minh, thiết thực nhất.

 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là thiết kệ mạch đếm sản phẩm sử dụng trong các nhà máy, công ty.

Hình 1.1 Bảng LED đếm sản phẩm trong nhà máy công nghiệp

Mạch đếm sản phẩm giúp ích rất nhiều cho con người trong việc rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm được sức khỏe con người, sử dụng ít nhân công từ đó làm giảm đi hao phí về tài chính cho các công ty.

 Chức năng của mạch đếm sản phẩm:

- Bộ đếm sản phẩm sẽ nhận tín hiệu từ cảm biến để tăng số đếm lên và gửi tín hiệu lên bảng led hiển thị.

- Mỗi lần sản phẩm đi qua con mắt cảm biến sẽ đếm lên 1.

- Đếm và hiển thị số đếm một cách trực quang và rỏ ràng nhất.

THIẾT KẾ CHẾ TẠO

Vi điều khiển PIC 16F877A

2.1.1.Giới thiệu chung về PIC và PIC877A

 PIC là một họ vi điều khiển RISC được sản xuất bởi công ty Microchip

Technology Dòng PIC đầu tiên là PIC1650 được phát triển bởi Microelectronics Division thuộc General - Instrument PIC là viết tắt của

“Programmable Intelligent Computer” (Máy tính khả trình thông minh) là một sản phẩm của hãng General Instruments đặt cho dòng sản phẩm đầu tiên của họ là PIC1650 Tại thời điểm đó PIC1650 dùng để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi cho máy chủ 16 bit CP1600, vì vậy người ta cũng gọi PIC với cái tên

“Peripheral Interface Controller” (bộ điều hiển giao tiếp ngoại vi)

PIC16F877A là một trong những vi điều khiển phổ biến trong ngành công nghiệp điện tử và vi mạch Có tổng số 40 chân và có 33 pins I/O(In/Out – Ngõ vào/ Ngõ ra) PIC16F877A được ứng dụng trong phần lớn các thiết bị điện tử Nó được sử dụng trong các cảm biến từ xa, thiết bị an ninh và an tồn, tự động hóa thiết bị nhà ở và công nghiệp Nó cũng được đặc trưng bởi một EEPROM lưu trữ một số thông tin vĩnh viễn như mã máy phát, tần số nhận và một số dữ liệu liên quan khác.

Lí do lựa chọn PIC16F877A để thực hiện đề tài:

1 Giá thành của PIC16F877A phải chăng và phổ biến trên thị trường, điều này làm cho việc tích hợp nó vào dự án trở nên kinh tế hơn.

2 Tiêu thụ năng lượng thấp: PIC16F877A tiêu thụ ít năng lượng, điều này làm cho nó phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu tiết kiệm năng lượng hoặc hoạt động từ nguồn pin.

3 Dễ dàng sử dụng: PIC16F877A là một trong những dòng vi điều khiển phổ biến của Microchip với nhiều tài liệu hướng dẫn, ví dụ và mã nguồn mẫu trực tuyến Điều này giúp cho việc học và sử dụng nó trở nên dễ dàng hơn đối với những người mới bắt đầu.

Hình 2.1 Vi điều khiển PIC 16F877A

Hình 2.2 Sơ đồ chân của PIC 16F877A

 Chức năng của các chân vi điều khiển:

Chân 1: MCLR là chân clear của mạch này Nó sẽ khởi động lại vi điều khiển và được kích hoạt bởi mức logic thấp, có nghĩa là chân này phải được cấp liên tục một điện áp 5V và nếu cấp điện áp 0V thì PIC16F877A sẽ bị đặt lại

MCLR được sử dụng trong quá trình lập trình, chủ yếu được kết nối với programer như Pic Kit

Chân 2 : RA0/AN0 Chân số 2 là chân đầu tiên của PORT A Chân này có thể được sử dụng như một chân tương tự (analog) chân AN0 Nó được tích hợp bộ chuyển đổi analog sang digital.

Chân 3 : RA1/AN1: Đầu vào tín hiệu analog 1

Chân 4 : RA2/AN2/Vref-: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 2 hoặc chân điện áp tham chiếu âm.

Chân 5 RA3/AN3/Vref+: Có thể hoạt động như đầu vào analog thứ 3 hoặc chân điện áp tham chiếu dương.

Chân 6 RA0/T0CKI: Với timer 0, chân này hoạt động được như một đầu vào xung clock và đầu ra open drain.

Chân 7 RA5/SS/AN4: Có thể hoạt động như một đầu vào analog thứ 4 Có cổng nối tiếp đồng bộ và là chân SS cho cổng này.

Chân 8 RE0/RD/AN5: PORT E bắt đầu từ chân số 8 đến chân số 10 và là cổng I/O hai chiều Nó còn là cổng analog thứ 5 hoặc là chân RD (tích cực mức logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song.

Chân 9 RE1/WR/AN6: Là đầu vào analog thứ 6 và là chân WR (tích cực mức logic thấp) cho cổng slave giao tiếp song song.

Chân 10 RE2/CS/A7: Là đầu vào analog 7 và là chân CS cho cổng slave song song.

Chân 11 và 32 VDD: Đây là hai chân cấp nguồn 5V.

Chân 12 và 31 VSS: Các chân tham chiếu nối đất cho I/O và các chân logic.Chúng nên được nối với 0V hoặc mắc GND.

Chân 13 OSC1/CLKIN: Là đầu vào bộ dao động hoặc chân đầu vào xung nhịp bên ngoài.

Chân 14 OSC2/CLKOUT: Đây là chân đầu ra của bộ dao động.Một bộ dao động thạch anh được nối vào giữa hai chân 13 và 14 để cấp xung nhịp bên ngoài cho bộ vi điều khiển.ẳ tần số của OSC1 được OSC2 xuất ra trong chế độ RC.Điều này xác định tốc độ chu kỳ xử lý lệnh.

Chân 15 RC0/T1OCO/T1CKI: PORT C có 8 chân Là cổng I/O hai chiều Trong số đó, chân 15 là chân đầu tiên.Nó có thể là đầu vào xung nhịp của bộ định thời 1 hoặc đầu ra bộ dao động của bộ định thời 2.

Chân 16 RC11/T1OSI/CCP2: Là đầu vào dao động của bộ định thời 1 hoặc đầu vào capture 2 / đầu ra so sánh 2 / đầu ra PWM 2.

Chân 17 RC2/CCP1: Đầu vào capture 1/ đầu ra so sánh 1/ đầu ra PWM1

Chân 18 RC3/SCK/SCL: Đầu ra của chế độ SPI hoặc I2C và có thể là I/O cho bộ dao động nối tiếp đồng bộ.

Chân 23 RC4/SDI/SDA: Chân dữ liệu trong chế độ SPI hoặc là chân xuất nhập dữ liệu chế độ I2C.

Chân 24 RC5/SDO: Là chân xuất dữ liệu chế độ SPI.

Chân 25 RC6/TX/CK: Có thể là chân xung clock đồng bộ hoặc chân truyền không đồng bộ UART.

Chân 26 RC7/RX/DT: Là chân dữ liệu đồng bộ hoặc chân nhận tín hiệu

Các chân 19, 20, 21, 22, 27, 28, 29, 30: Tất cả các chân này đều thuộc PORT

D, đây là một cổng I/O hai chiều.Khi bus vi xử lý được kết nối, nó có thể hoạt động ncho cổng slave giao tiếp dữ liệu song song.

Chân 33-40 PORT B: Hai chân này đều thuộc PORTB.Trong đó RB0 có thể được sử dụng làm chân ngắt ngoài và RB6 và RB7 có thể được sử dụng làm chân debugger.

2.1.3 Sơ đồ khối vi điều khiển PIC 16F877A

Hình 2.3 Sơ đồ khối vi điều khiển 16F877A

Thạch anh

Thạch anh được hiểu là một trong những linh kiện điện tử được làm từ tinh thể thạch anh ( hoặc đá thạch anh) Thạch anh được dùng để dùng trong mạch điện tử của các thiết bị như thiết bị đeo tay, các trạm phát sóng hay hệ thống xử lý tín hiệu…

Bên cạnh đó, thạch anh còn được biết đến có khả năng làm nên những dao động dùng trong mạch tạo xung Đặc biệt, dùng phổ biến trong những mạch của đồng hồ điện tử

Hình 2.4.Thạch anh được dùng nhiều trong mạch điện tử

Thạch anh điện tử hoạt động bằng hiệu ứng áp điện Khi bạn cho một điện áp nhất định vào 2 mặt của thạch anh Khi đó, thạch anh sẽ biến dạng nhưng khi tạo sức ép lên 2 bề mặt của thạch anh thì sẽ phát ra điện

Ngoài việc tìm hiểu chip thạch anh là gì, bạn cũng cần nắm được ký hiệu thạch anh trên sơ đồ hay bo mạch điện tử Thạch anh sẽ được ký hiệu là XT, X hoặc OSC, linh kiện này có nhiều hình dáng khác nhau với 2 tiêu chuẩn đóng gói đó là vỏ sắt và vỏ gốm Tùy loại mà số chân của thạch anh sẽ gồm 2 chân hoặc 4 chân.

Tụ gốm 22pi

Tụ gốm 22pi (hay còn gọi là tụ gốm 22pF) là một loại tụ điện có giá trị điện dung nhỏ (22 picoFarad) được làm từ vật liệu gốm sứ Loại tụ này được sử dụng phổ biến trong các mạch điện tử, đặc biệt là các mạch cao tần và mạch lọc nhiễu

Kích thước nhỏ gọn: Tụ gốm 22pi có kích thước rất nhỏ, thường được sản xuất dưới dạng đĩa tròn hoặc hình trụ với đường kính chỉ vài mm.

Giá trị điện dung cố định: Giá trị điện dung của tụ gốm 22pi là 22 picoFarad (pF) và không thể thay đổi.

Dung sai: Dung sai của tụ gốm 22pi thường là ±5%, ±10% hoặc ±20%. Điện áp làm việc: Điện áp làm việc của tụ gốm 22pi thường dao động từ 50V đến 500V.

Nhiệt độ hoạt động: Tụ gốm 22pi có thể hoạt động trong môi trường có nhiệt độ từ -55°C đến +125°C.

-Giá thành rẻ Kích thước nhỏ gọn

-Hoạt động ổn định trong môi trường có nhiệt độ cao

LED 7 đoạn 0,56 X4 Anode

Led 7 0.56inch (4 số, anot chung) là các diode có khả năng phát ra ánh sang hay tia hồng ngoại, tử ngoại Led được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một số bán dẫn loại n Nó dùng để làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, ứng dụng trong công nghiệp, hiển thị các tỷ giá, lãi xuất Góc nhìn rộng, tương thích với IC và tiêu thụ điện năng thấp.

 Phân loại: led 7 thanh loại anot chung

Hình 2.6.LED 7 đoạn 0,56 inch 4 số

LED thu phát hồng ngoại

2.5.1.Tổng quan về LED thu phát hồng ngoại

LED thu phát hồng ngoại về bản chất cũng giống một diode phát quang thông thường Tuy nhiên chúng có sự khác biệt đó là bước sóng nó phát ra không nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy Chính vì lý do đó mà mắt thường khó có thể quan sát được LED phát hồng ngoại phát ra ánh sáng nào Dựa vào tính chất nằm ngoài dải ánh sáng nhìn thấy nên chúng ít bị nhiễu bởi ánh sáng thông thường Điều đặc biệt là chúng không phát ra ánh sáng lên được ứng dụng rất nhiều trong các máy móc cần hoạt động vào ban đêm.

Giống như tất cả các loại đèn LED đang có trên thị trường, nguyên lý LED thu phát hồng ngoại sử dụng điốt và nhiều chất bán dẫn đơn giản Điốt luôn có thiết kế sao cho dòng điện chỉ có thể chạy theo một hướng

Khi các dòng điện chạy, electron rơi từ một phần của diode vào lỗ trên một phần khác Để rơi vào các lỗ này, các electron phải làm năng lượng dưới dạng photon tạo ra ánh sáng.

Bước sóng và màu sắc của ánh sáng được tạo ra phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng trong diode. Đèn LED phát hồng ngoại sử dụng vật liệu tạo ra ánh sáng trong phần hồng ngoại của quang phổ, tức là, ngay dưới những gì mắt người có thể nhìn thấy. Đèn LED hồng ngoại khác nhau có thể tạo ra ánh sáng hồng ngoại của các bước sóng khác nhau, giống như các đèn LED khác nhau tạo ra ánh sáng có màu sắc khác nhau.

Hình 2.7.LED thu phát hồng ngoại

Điện trở

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động trong mạch điện có biểu tượng R

Nó là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu. Đây là linh kiện điện tử có 2 tiếp điểm kết nối Chức năng của điện trở là điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch Bên cạnh đó, điện trở còn có thể chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như tiếp điểm cuối trong đường truyền điện, transistor và một số ứng dụng khác

Hình 2.8 Điện trở Để đọc được giá trị điện trở, bên cạnh trị số trên linh kiện, người ta còn dùng một quy ước chung Giá trị được tính ra thành đơn vị Ohm.

Transistor A1015

Transistor A1015 là một loại transistor PNP (Positive-Negative-Positive) được sử dụng trong các mạch khuếch đại và chuyển đổi tín hiệu điện Nó có thể hoạt động ở tần số cao, tốt cho các ứng dụng radio và audio.

Một số ứng dụng phổ biến của Transistor A1015 gồm:

- Khuếch đại tín hiệu: Transistor A1015 có thể được sử dụng để tăng độ lớn của tín hiệu điện, từ các nguồn như micro hoặc đầu đọc âm thanh, trước khi chuyển tiếp đến loa.

- Chuyển đổi tín hiệu: Transistor A1015 có thể được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu điện từ mức thấp sang mức cao hoặc ngược lại Ví dụ, nó có thể được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu điện từ một cảm biến sang một mạch điều khiển.

- Mạch ổn áp: Transistor A1015 cũng có thể được sử dụng trong các mạch ổn áp để giữ cho điện áp đầu ra ổn định.

Tóm lại, Transistor A1015 là một linh kiện quan trọng trong các mạch điện tử và có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau để khuếch đại, chuyển đổi và ổn định tín hiệu điện.

- Transistor A1015 là transistor thuộc loại transistor PNP.

- A1015 có Uc cực đại = -50V dòng Ic cực đại = -150mA

- Hệ số khuếch đại hFE của transistor A1015 trong khoảng 70 đến 400.

Rào đơn 6 chân

Rào đơn 6 chân được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm nhựa, kim loại và gốm Chúng có thể được tìm thấy trong nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào ứng dụng.

Một số ứng dụng phổ biến của rào đơn 6 chân bao gồm:

-Kết nối nguồn điện cho bảng mạch điện tử

-Kết nối tín hiệu giữa các thiết bị điện tử Kết nối pin cho các thiết bị di động -Kết nối cáp dữ liệu cho máy tính và thiết bị ngoại vi

Nút ấn reset 2 chân nhỏ

Nút nhấn 2 chân là một thiết bị được dùng để bật/tắt các thiết bị khác, làm nút nhấn reset với chức năng nhấn nhả hay nói cách khác thiết lập chuyển trạng thái của các thiết bị từ bật sang tắt đi được tác động Nút nhấn 2 chân được dùng trong các mạch điện tử thông dụng, dùng để làm nút nhấn reset

 Màu sắc của nút nhấn: đen trắng

Hình 2.10 Nút ấn reset 2 chân nhỏ

Cầu đấu 2 chân

Thông số kĩ thuật của cầu đấu:

- Khoảng cách chân: 5.08mm, Vít: M.25

- Điện áp hoạt động lớn nhất: 300V

- Kích cỡ dây lồng: 22-14 AWG

- Giá trị điện trở cách li 2 chân: 500MΩ/500V

Diode 1N4007

1N4007 là một diode đa năng được sử dụng rộng rãi Nó thường được dùng làm bộ chỉnh lưu trong phần nguồn điện của các thiết bị điện tử để chuyển đổi điện áp AC thành DC với các tụ lọc khác Nó là một diode của dòng 1N400x, trong đó cũng có những diode tương tự khác từ 1N4001 đến 1N4007 và sự khác biệt duy nhất giữa chúng là điện áp ngược lặp lại tối đa.

Nó cũng có thể được sử dụng trong bất kỳ ứng dụng chung nào cần diode Diode 1N4007 được chế tạo để làm việc với điện áp cao và nó có thể dễ dàng xử lý điện áp dưới 1000V Với dòng điện trung bình 1000mA hay 1A, công suất tiêu thụ 3W,kích thước nhỏ và giá rẻ diode này rất lý tưởng cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Tính năng / thông số kỹ thuật

Loại diode: diode ứng dụng chung chỉnh lưu silicon Điện áp ngược lặp lại tối đa là: 1000 V

Dòng Fwd trung bình: 1000mA

Dòng Fwd tối đa không lặp lại: 30A

Công suất tiêu thụ tối đa là: 3W

Nhiệt độ lưu trữ và hoạt động phải là: -55 đến +175 độ C.

Tụ gốm 104

Tụ 104 100nF 50V (10c) là linh kiện điện tử được sử dụng rất phổ biến trong các mạch điện Là lọại tụ điện có điện môi được chế tạo theo công nghệ gốm, 2 chân cắm của linh kiện được mạ thiếc Tụ gốm 104 là tụ không phân cực có giá trị nhỏ thường được dùng trong các mạch cao tần hoặc mạch lọc nhiễu.

Thông số kỹ thuật Tụ 104 100nF 50V (10c)

- Nhiệt độ làm việc: -25oC - 85Oc

Tụ điện 100àf

Tụ hóa 100uF 16V là tụ phân cực, có dung môi là một lớp hóa chất Tụ hóa100uF 16V là tụ có hình trụ, trị số được ghi trực tiếp trên thân tụ Sau trị số điện dung bao giờ cũng có giá trị điện áp, điện áp ghi trên tụ chính là điện áp cực đại mà tụ có thể chịu được, vượt qua giá trị này thì lớp cách điện sẽ bị

KHỐI HIỂN THỊ LED KHỐI VI XỬ LÝ

LED THU PHÁT HÔNG NGOẠI đánh thủng , trong thực tế ta phải lắp tụ có trị số điện áp cao gấp khoảng 1,5 lần điện áp của mạch điện.

CẤU TRÚC, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ MẠCH

Sơ đồ khối chức năng

Khối nguồn Sử dụng nguồn cấp AC từ 6V đến 12V lấy từ biến áp hạ áp từ 220V xuống

Khối vi xử lý vi điều khiển PIC16F877A và mạch dao động của nó

Khối nút nhấn Gồm các nút tăng, giảm số trên LED thủ công hoặc reset bộ đếm

LED Dùng để hiển thị số lượng sản phẩm đã đi qua

LED thu phát hồng ngoại dùng timer0 để phát xung 38khz ở một chân của 16F887A

Lưu đồ thuật toán

Hình 3.2 Lưu đồ thuật toán

Nguyên lý hoạt động

3.3.1.Sơ đồ mô phỏng mạch

Hình 3.3 Hình mô phỏng trên phần mềm Proteus

Mạch sử dụng vi điều khiển PIC16F877A làm xử lý trung tâm Xuất hiển thị LED

7 đoạn giá trị đếm được, với 3 nút nhấn để thay đổi chủ động giá trị đếm và reset về 0 Mạch có chức năng lưu nhớ giá trị đếm ngay cả khi mất điện Sử dụng

EEPROM nội để lưu nhớ giá trị, dùng bộ đọc tín hiệu ADC để đọc giá trị từ mắt thu hồng ngoại xử lý để nhận dạng có vật cản hay không có vật cản từ đó tăng số đếm khi có vật đi qua tia hồng ngoại từ LED phát đến LED thu.

 Mô phỏng trong phần mềm Proteus

- Khi chưa phát hiện sản phẩm

Hình 3.3 Mô phỏng khi chưa phát hiện sản phẩm

Hình 3.4 Mô phỏng khi phát hiện sản phẩm

3.3.3.Mô phỏng trên phần mềm CCS

#include void main() // chuong trinh chinh

{ so_dem=0;//read_eeprom(0); // doc so dem cu duoc luu trong eeprom tai dia chi 0 setup_adc_ports(AN0_AN1_AN3); // thiêt lap kenh ADC AN0 lam ngo vao ADC dung de doc tin hieu tu mat thu hong ngoai setup_adc(ADC_CLOCK_INTERNAL); // thiet lap xung cap cho ADC là xung noi set_adc_channel(0); // dat kenh cho ADC là kenh 0 (AN0) while(TRUE) // vong lap vo han

// - if(input(pin_e0)==0) // khi nút reset so dem duoc nhan

{ while(input(pin_e0)==0)quet_led(); // tao vong lap chowf nut duoc nha so_dem=0; // dat so dem ve 0;

//write_eeprom(0, so_dem); // ghi so dem vao EEPROM tai dia chi 0 } if(input(pin_e1)==0) // khi nut giam duoc nhan

{ while(input(pin_e1)==0)quet_led(); // tao vong lap chowf nut duoc nha so_dem ; // giam gia tri so dem if(so_dem>9999) // neu so dem > 99

{ so_dem99; // nap lai so dem = 99

//write_eeprom(0, so_dem); // ghi so dem vao EEPROM tai dia chi 0 } if(input(pin_e2)==0)

{ while(input(pin_e2)==0)quet_led(); // tao vong lap chowf nut duoc nha so_dem++; // tang gia tri so dem if(so_dem>9999) // neu so dem > 99

{ so_dem=0; // nap lai so dem = 0

//write_eeprom(0, so_dem); // ghi so dem vao EEPROM tai dia chi 0 }

{ tg_quet++; if(tg_quet>2)

{ tg_quet=0; lan_quet++; if(lan_quet>7)

{ output_high(l1); output_high(l2); output_high(l3); output_high(l4);

{ mag7[0]=ma7doan[so_dem/1000%10]; mag7[1]=ma7doan[so_dem/100%10]; mag7[2]=ma7doan[so_dem/10%10]; mag7[3]=ma7doan[so_dem/1%10]&cham; output_d(mag7[lan_quet/2]); switch (lan_quet/2)

{ case 0: output_low(l1);break; case 1: output_low(l2); break; case 2: output_low(l3);break; case 3: output_low(l4);break;

} delay_us(25); ty_le_cb1=read_adc()*0.39; // doc ty lê % tín hieu tu mat thu hông ngoai (0- 100); gia tri adc max%5; 0,390/255; if(ty_le_cb1>70) // khi ty le dan cua mat thu lon hon nguong (70) thi do là muc

1, tuc khong co vat can

{ muc1=1; // xac dinh muc 1; cham=0xff; // tat LED bao co vat can

} if(ty_le_cb19999) // gioi han so dem den 99

{ so_dem=0; // dat lai so dem = 0 khi so dem > 99

//write_eeprom(0, so_dem); // ghi so dem vao EEPROM tai dia chi 0 }

Thiết kế mạch thực tế

 Khi mạch ở trạng thái bình thường

- Khi chưa có vật đi qua cảm biến, chỉ có LED hiển thị số 0 ban đầu.

Hình 3.5 Mạch thực tế ở trạng thái bình thường

 Khi mạch ở trạng thái phát hiện vật

- Khi vật đi qua cảm biến, màn LED sẽ tăng dần số lên theo số lượng vật.

Hình 3.6 Mạch thực tế ở trạng thái hoạt động

 Sau khi thiết kế mạch sản phẩm, em rút ra kết luận sau:

- Hệ thống cảm biến hoạt động tốt, phát hiện nhanh

- Mạch hoạt động ổn định khi cấp đủ nguồn.

Sơ đồ mạch in

Hình 3.7 sơ đồ mạch in

KẾT LUẬN

Sau khi thực hiện báo cáo với đề tài:“Mạch đếm sản phẩm” chúng em đã đạt được một số kết quả sau:

- Số đếm chính xác, hiển thị rõ ràng.

- Mạch điện không quá phức tạp, bảo đảm sự an toàn, dễ sử dụng.

- Giá thành không quá đắt.

Tuy nhiên đồ án còn gặp phải một số nhược điểm sau:

- Bố trí mạch chưa khoa học, chưa mang tính công nghiệp.

- Mạch vẫn còn bị nhiễu tín hiệu.

3.6.2 Hướng phát triển của đề tài

- Sau quá trình nhận và làm đề tài “Mạch đếm sản phẩm ” chúng em thấy đây là một đề tài rất hay và được ứng dụng rất nhiều trong đời sống cũng như trong công nghiệp.

- Trong thực tế có rất nhiều dây chuyền phân loại sản phẩm sử dụng những đặc tính khác nhau của sản phẩm như: phân loại sản phẩm dựa trên kích thước, phân loại sản phẩm dựa trên chất liệu, phân loại sản phẩm theo trọng lượng.….Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến như cảm biến vật liệu, cảm biến quang, cảm biến điện dung, cảm biến từ tiệm cận, cảm biến sóng siêu âm,…được dùng rất nhiều trong các nhà máy, xí nghiệp Từ mô hình và mạch nguyên lý mà chúng em đã làm, chúng ta có thể phát triển đề tài lên nhiều cấp độ và hướng khác nhau để đề tài có tính tối ưu và thực tế hơn.Trong thực tế khi đếm sản phẩm ta có thể áp dụng đồng thời nhiều cảm biến để quá trình phân loại tối ưu và phù hợp hơn với yêu cầu của công nghệ

Trong thời gian thực hiện đề tài với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, đến nay đề tài :“Mạch đếm sản phẩm” đã được hoàn thành.Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học ở trường để giải quyết những yêu cầu.Tuy nhiên do thời gian và trình độ chuyên môn có hạn nên đồ án còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế.Chúng em rất mong nhận được ý kiến và góp ý của các thầy cô trong khoa về ý tưởng thiết kế cũng như mô hình sản phẩm của chúng em

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w