Trong bức tranh lịch sử Việt Nam, tên tuổi Hồ Chí Minh không chỉ được gắn liền với vai trò là một nhà lãnh đạo xuất sắc, mà còn với một phong cách ứng xử đặc trưng, tạo nên bản chất riên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ————
BÀI THẢO LUẬN MÔN: NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
TÌM HIỂU PHONG CÁCH ỨNG XỬ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Lan Phương
Hà Nội, 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh với người dân: 4
1 Cư xử giản dị, gần gũi: 4
2 Lắng nghe, thấu hiểu: 4
3 Tôn trọng và yêu thương: 4
4 Khiêm tốn, lịch thiệp: 6
5 Vui vẻ, hoà nhã: 7
II Phong cách ứng xử với cán bộ 7
III Phong cách ứng xử với kẻ thù 10
IV Bài học cho bản thân 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Phong cách ứng xử của một nhà lãnh đạo không chỉ là biểu hiện của cá nhân họ mà còn là yếu tố quyết định sức mạnh và ảnh hưởng của họ đối với cộng đồng Trong bức tranh lịch sử Việt Nam, tên tuổi Hồ Chí Minh không chỉ được gắn liền với vai trò là một nhà lãnh đạo xuất sắc, mà còn với một phong cách ứng xử đặc trưng, tạo nên bản chất riêng biệt của ông trong lòng người dân Tìm hiểu phong cách ứng xử của người là một hành trình sâu sắc vào tâm hồn và triết lý sống của Người Chủ tịch, giúp chúng ta khám phá những giá trị văn hóa, đạo đức và tinh thần đã tạo nên con người huyền thoại này Trong bối cảnh thời kỳ lịch sử đầy biến động, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh không chỉ là nguồn động viên cho những người theo đuổi lý tưởng, mà còn là bài học quý báu về cách mà một nhà lãnh đạo có thể tạo dựng và duy trì lòng tin, sự đoàn kết trong cộng đồng
Trang 4I Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh với người dân:
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, không chỉ được biết đến với tài thao lược, tầm nhìn chiến lược mà còn được yêu mến bởi phong cách ứng
xử giản dị, chân thành, gần gũi với người dân Phong cách ấy xuất phát từ tình yêu thương bao la, sự trân trọng và đề cao con người, là biểu hiện của đạo đức cách mạng cao đẹp
1 Cư xử giản dị, gần gũi:
- Bác Hồ luôn sống giản dị, mộc mạc, hòa mình vào cuộc sống của nhân dân Bác làm việc trong căn nhà sàn đơn sơ, bữa cơm của Bác chỉ có vài món dân dã , bộ quần áo ka ki, đôi dép cao su và những vật dụng sinh hoạt như bao người dân khác Bác thường đi lại bằng xe đạp, trò chuyện với người dân, thăm hỏi đời sống của bà con Bác thường xuyên sử dụng phương ngữ địa phương khi trò chuyện với người dân để tạo sự gần gũi, thân mật Bác thích tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cùng với người dân Song, mọi thứ xung quanh Bác tưởng chừng bình thường nhưng lại rất đổi phi thường làm nên phong cách đáng quý của Bác
2 Lắng nghe, thấu hiểu:
- Bác dành nhiều thời gian để trò chuyện, gặp gỡ trực tiếp với người dân từ mọi tầng lớp, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến đóng góp của họ Bác thường xuyên đi thị sát, thăm hỏi đời sống nhân dân, tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm để lắng nghe ý kiến của các tầng lớp xã hội Bác luôn coi trọng ý kiến của người dân, xem đây là nguồn thông tin quý báu để hoạch định đường lối, chính sách Bác thường nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"
3 Tôn trọng và yêu thương:
- Sinh thời, trong mọi ứng xử của Bác đều xuất phát từ lòng yêu thương con người
mà ra Tình yêu thương, sự tôn trọng mọi người của Bác không giới hạn bất kỳ
Trang 5một tầng lớp, thành phần nào trong xã hội Từ các cụ già, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, phụ nữ, các chiến sĩ ngoài mặt trận, các đoàn dân công…kể cả những người cùng khổ, những người bị áp bức bốc lột trên toàn thế giới Bác luôn quan tâm đến đời sống tinh thần của người dân, thường xuyên thăm hỏi, động viên những người gặp khó khăn
- Là một tấm gương mẫu mực phục vụ Nhân dân, Hồ Chí Minh ý thức rõ rằng, cán
bộ phải có trách nhiệm với dân, làm cán bộ chứ không phải quan cách mạng, cho nên từ việc nhỏ đến lớn đều phải vì Nhân dân; ở bất kỳ cương vị nào cũng phải vì Nhân dân mà phục vụ “Làm Chủ tịch nước mệt lắm Trăm việc đều phải lo Trời mưa, trời nắng, gió bão, v.v., chưa ai lo, mình đã phải lo Các cháu choẹt mắt, chưa
ai lo, mình đã phải lo” Hồ Chí Minh định nghĩa cái gì có lợi cho Nhân dân, cho dân tộc là chân lý, và Người xem phục vụ Nhân dân là phục tùng chân lý; làm công bộc cho dân là một việc làm cao thượng
- Hồ Chí Minh dặn dò: “Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta” Người thấu hiểu dân tình, chăm lo dân sinh, nâng cao dân trí để không ngừng thực hành dân chủ cho dân Ngày đêm Người đau đáu một điều là “giành được độc lập rồi, thì phải làm cho dân được ăn no mặc ấm” Nếu không, nền độc lập đó chẳng có giá trị gì; để dân đói, dân rét thì Đảng và Chính phủ có lỗi với dân
- Trong bài viết: “1h với đồng chí Hồ Chí Minh”, nhà sử học Pháp – Charles Fourniau đã viết: “Con người mà có sự mặt phi thường…có thể làm xóa nhòa sự có mặt của những người khác; nhưng sự chăm sóc, thái độ ân cần hết sức lịch thiệp và hòa nhã của Người đối với khách, làm cho người ta trong những giây phút đầu thấy đôi chút lúng túng, nhưng sau đó lại tạo ra một bầu không khí thân mật, thoải mái ngay”
- Khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, giây phút Người dừng lại giữa chừng để hỏi:
“Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”, nó đã xóa đi khoảng cách giữa Người với triệu quốc dân đang đứng dưới Quảng trường Chỉ một câu nói đã khiến biết bao người xúc động Nó có giá trị hơn biết bao nhiêu bản tuyên bố hay những lời hứa hẹn, bởi
Trang 6vì nó còn lại mãi trong lòng dân tộc về một kiểu giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh
tụ với quần chúng nhân dân
- Bác dành nhiều thời gian chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân: đi thăm hỏi, động viên, chia sẻ khó khăn với người dân, đặc biệt là những người già, neo đơn, trẻ em mồ côi Bác thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp đỡ người dân như: cứu trợ thiên tai, phát động phong trào "Phòng chống dịch bệnh", "Phòng chống đói rét", Bác quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân, thường xuyên
tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ người dân
4 Khiêm tốn, lịch thiệp:
- Bác Hồ là một tấm gương về tinh thần khiêm tốn,trong buổi tiếp thân mật Chủ tịch nước Ba Lan Ða-vát-xki vào sáng 23/7/1957 Khi Chủ tịch nước Ba Lan hỏi Bác: “Thưa Chủ tịch, đồng chí là một người rất nổi tiếng về khiêm tốn Vậy theo đồng chí, khiêm tốn phải thế nào?” Bác trả lời rằng: “Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam Ðối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình Ðối với đồng chí, bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập Ðối với kẻ thù, cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta” Quan điểm về sự khiêm tốn thật là bao trùm, khoa học, thấu lý đạt tình của Người không chỉ thể hiện trong lời nói mà còn hiện hữu trong mọi hành động thực tiễn
- Đúng vậy, Bác luôn luôn khiêm tốn, nhã nhặn lịch thiệp, không bao giờ đặt mình cao hơn người khác, sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người Bác thường xuyên tự phê bình, sửa chữa những thiếu sót của bản thân , luôn quan tâm chu đáo đến những người chung quanh Trong quá trình chỉ đạo kháng chiến Bác sống hòa mình với nhân dân, chiến sĩ; cùng ăn, cùng ở, cùng hoạt động cách mạng với bộ đội Khi tiếp xúc với quần chúng thì gần gũi, chân tình như người bác, người cha, người ông, không hề có sự phân cách giữa lãnh tụ và nhân dân
Trang 75 Vui vẻ, hoà nhã:
- Trong khi giao tiếp, ứng xử với mọi người, Hồ Chí Minh luôn xuất hiện với thái
độ tươi cười, tươi cười một cách tự nhiên trong ánh mắt hoặc trên đôi môi Sự vui
vẻ cùng với sự hóm hĩnh, năng khiếu hài hước được thể hiện đa dạng, phong phú, Bác thường sử dụng những câu chuyện vui, những bài thơ, bài ca để xóa đi cái cách bức, những nghi thức trịnh trọng không cần thiết, tạo ra không khí chan hòa, gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng Nhiều lúc Người diễn đạt một cách hài hước, ví von nhưng vẫn rất sâu sắc, tinh tế
- Ngày 26-7-1957, trong cuộc hội đàm giữa Chính phủ ta và đại diện Cộng hòa Dân chủ Đức, mọi người ai cũng mệt mỏi vì cuộc hội đàm diễn ra cả ngày Khi phía bạn báo cáo về năng suất của việc nuôi một loại cá chép lai giống, Bác hỏi: Các đồng chí có loại cá không xương không? Phía bạn rất ngạc nghiên, nhưng khi nghe Người kể chuyện “con cá gỗ” của đồng bào xứ Nghệ thì các đại biểu được trận cười thoải mái
II Phong cách ứng xử với cán bộ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác
cán bộ, Người coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Người về công tác cán bộ là sự kết hợp tinh tế giữa lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ cách mạng trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay
Với tư duy biện chứng, cách nhìn toàn diện, Hồ Chí Minh đã xác định “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc”.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra năm phương thức cơ
bản trong sử dụng cán bộ:
Một là, chỉ đạo – Thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng
không sợ Nhưng phải luôn luôn tuỳ theo hoàn cảnh mà bày vẽ cho họ về phương
Trang 8hướng công tác, cách thức công tác, để cho họ phát triển năng lực và sáng kiến của
họ đúng với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Hai là, nâng cao – Luôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm
việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ
Ba là, kiểm tra – Không phải ngày nào cũng kiểm tra Nhưng thường thường
kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm
Bốn là, cải tạo – Khi họ sai lầm thì dùng cách “thuyết phục” giúp cho họ sửa
chữa Không phải một sai lầm to lớn, mà đã vội cho họ là “cơ hội chủ nghĩa đã cảnh cáo”, đã “tạm khai trừ” Những cách quá đáng như thế đều không đúng
Năm là, giúp đỡ – Phải cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc Khi họ
đau ốm, phải có thuốc thang Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình Những điều đó rất quan hệ với tinh thần cán bộ và sự thân ái đoàn kết, tính đạo đức, tính nhân văn trong Đảng
Xuất phát từ luận đề “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Hồ Chí Minh đã xác định “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” Vấn đề cán bộ là vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp, Đảng phải làm như thế nào?
Người đã nêu lên 5 việc phải làm: Phải biết rõ cán bộ; phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng; phải khéo dùng cán bộ; phải phân phối cán bộ cho đúng; phải giúp cán bộ cho đúng; phải giữ gìn cán bộ.
Thứ nhất, phải biết rõ cán bộ: Cần biết những chứng bệnh người ta hay sai
phạm để hiểu cán bộ: Tự cao, tự đại; ưa người ta nịnh mình; Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lấp vào tất
cả mọi người khác nhau Hồ Chí Minh đã nêu phương pháp:
“Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng
Trang 9Xem xét cán bộ không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của
họ Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ”
Thứ hai, phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng “Cất nhắc cán bộ, phải vì
công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái Như thế, công việc nhất định chạy… Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không
ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng Như thế là có tội với Đảng, với nhân dân… Biết rõ ràng cán bộ, mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực”
Thứ ba, phải khéo dùng cán bộ Không có ai cái gì cũng tốt, cái gì cũng hay.
Nên phải biết tùy tài mà dùng người cho đúng Trong đó cần tránh những chứng bệnh:
“Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài
“Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực
“Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình”
“Cách dùng cán bộ đúng là phải có lòng độ lượng vĩ đại, chí công vô tư, không
có thành kiến mới không bỏ rơi cán bộ Phải có tinh thần rộng rãi, gần gũi người mình không ưa Phải chịu khó dạy bảo, nâng đỡ người kém Phải sáng suốt, tránh bị bọn “vu vơ” bao vây, xa cách cán bộ tốt Phải có thái độ vui vẻ, thân mật để gần gũi đồng chí
Phải thực hành những công việc cụ thể: Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề
ra ý kiến, khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc; không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới”
Thứ tư, phải giúp cán bộ cho đúng để họ có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả
năng, điều kiện thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao Phải luôn luôn kiểm tra, giám sát, kiểm soát cán bộ Giúp họ sửa chữa những chỗ sai lầm Khen ngợi họ
Trang 10lúc họ làm được việc Chăm sóc, động viên họ khi họ hoặc người thân trong gia đình họ ốm đau, gặp khó khăn, hoạn nạn
Đối với những cán bộ sai lầm – Hồ Chí Minh đã cắt nghĩa rất biện chứng và thấu tình “Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm, sai lầm là
vì không hiểu, không biết Vì vậy, đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà công kích họ Trái lại, ta phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm như thế, sẽ có hại đến công việc như thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại, phải phê bình cho đúng” Người đã nêu lên rất thẳng thắn “Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ
sợ không cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm Và càng sợ những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm”
Thứ năm, phải thương yêu, giữ gìn, bảo vệ cán bộ Trong lúc tranh đấu, rất dễ
mất một người cán bộ Vì vậy, Đảng phải yêu thương cán bộ Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm”
Trong tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, thì nghệ thuật dùng cán bộ rất quan trọng, Người chỉ rõ: "Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hóa ra tài to Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ” Và Người khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
III Phong cách ứng xử với kẻ thù
Không ai có thể bao dung giống như chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có một
tình yêu thương đồng bào mãnh liệt mà đối với kẻ thù,bên cạnh sự kiên quyết nhưng mềm dẻo, Người cũng mang theo một tấm lòng nhân ái, bao dung mà không
ai có thể so bì được
- Sau chiến thắng Biên giới 1950 ta đã tiêu diệt gần 10 tiểu đoàn địch, loại khỏi vòng chiến đấu 8.296 tên (bắt sống 3.576 tên) trong đó có tới 3.000 tên là lính Âu Phi, số còn lại là lính Ngụy, lính Lê Dương và giam giữ chúng tại xóm Nà Lạn, xã
Trang 11Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Mặc dù là tù binh bại trận nhưng chúng được Ban chỉ huy rất quan tâm, đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho các thương binh địch, không được để tù binh thiếu
ăn Quan ba Vô-le là chỉ huy phó Đồn Đông Khê được chăm sóc kỹ lưỡng, cảm
động trước tình cảm của quân dân Việt Nam, sau này ông đã viết trong hồi ký: “Sự giam giữ này không phải là sự trừng phạt mà là cơ hội cho những tù binh biến cải trở thành những chiến sỹ hòa bình” Trên đường dẫn tù binh về trạm Thất Khê đi qua Nà Lạn, gần Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới ở xã Đức Long, đoàn gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh Khi nhìn các tù binh đi chân đất Bác đã phê bình bộ đội của ta
đã không chú ý mà để tù binh đi chân trần Bác nói, người Phương Tây không có thói quen đi chân đất, nếu không được mang giày dép, họ sẽ đi lại rất khổ sở Nếu
sợ tù binh bỏ chốn, thì cho họ đi tất cũng được Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “ Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn” Người cũng luôn quan tâm viết thư thăm hỏi, tiễn đưa những người lính đối phương được trở về quê hương: "Trên đường về, hãy giữ gìn kỷ luật một cách gương mẫu để cho mọi người đều giữ được những kỷ niệm tốt đẹp mãi về các bạn Về đến nhà, hãy chuyển tới gia đình các bạn lời chào của nhân dân Việt Nam Trong số các bạn, những ai còn cha mẹ già và con nhỏ hãy nói với các cụ, các cháu
là Bác Hồ gửi nhiều cái hôn tốt lành Xin từ biệt các bạn thân mến, từ biệt các con của Bác" Thế mới biết cách đối nhân xử thế của Bác thật đáng khâm phục và hợp lòng người Sự quan tâm chăm sóc chu đáo đã cảm hóa các thương binh Pháp, khiến cho họ biết được mục đích xấu xa của cuộc chiến tranh phi nghĩa mà chính họ đang tiến hành ở Việt Nam Từ đó phong trào phản đối, kêu gọi, chấm dứt chiến tranh ngày một lan rộng ngay tại chính nước Pháp, góp phần thúc đẩy cho cuộc đấu tranh của nhân ta đi đến thắng lợi cuối cùng Sự chăm sóc ân cần cứu chữa của quân dân ta đã giác ngộ cho họ về tình cảm con người, tình yêu hòa bình quốc tế