TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘINHÓM 1 - TỔ 1 - C1K1 BÁO CÁO SEMINAR QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Chủ đề:Lập kế hoạch ngắn hạn, dưới 1 năm cho Chương trình Hợp tác Quốc tế trong Nghiên cứu Dược tại T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NHÓM 1 - TỔ 1 - C1K1
BÁO CÁO SEMINAR QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Chủ đề:Lập kế hoạch (ngắn hạn, dưới 1 năm) cho Chương trình Hợp tác Quốc tế trong Nghiên cứu Dược tại Trường Đại học
Dược Hà Nội
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Vũ Hải Duy - 2271017
2 Nguyễn Đức Hồng Hạnh - 2271022
3 Mai Thị Minh Hiền - 2271025
4 Doãn Phúc Khang - 2271035
5 Phạm Đăng Linh - 2271038
6 Khúc Vũ Hằng Nga - 2271042
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BÀI 3: LẬP KẾ HOẠCH TRONG QUẢN LÝ CHỦ ĐỀ: Lập kế hoạch (ngắn hạn, dưới 1 năm) cho Chương trình Hợp tác Quốc tế trong Nghiên cứu Dược tại Trường Đại học Dược Hà Nội
I Đặt vấn đề
1 Thông tin chung
- Với tầm nhìn của Trường Đại học Dược Hà Nội
Đến năm 2030, Trường Đại học Dược Hà Nội là đại học đa ngành, định hướng nghiên cứu kết hợp với thực hành nghề nghiệp, bước đầu là đại học đổi mới sáng tạo; là một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học, nuôi dưỡng và hỗ trợ khởi nghiệp có uy tín, cung cấp cho người học môi trường giáo dục và nghiên cứu khoa học tốt nhất, đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có
đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế toàn cầu
Đến năm 2045, Trường là đại học đổi mới sáng tạo
=> trong nhiều năm qua, Nhà trường đã luôn đẩy mạnh và tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu Dược
2 Giới thiệu chung về chương trình/ dự án
Chương trình: Hợp tác Quốc tế trong Nghiên cứu Dược tại Trường Đại học Dược Hà Nội, thời gian: 1 năm
Chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu dược là một cầu nối quan trọng
để các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi và hợp tác với các đối tác quốc tế, cùng nhau khám phá những chân trời mới trong lĩnh vực dược học
=> tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triệt trong lĩnh vực dược phẩm Chương trình sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và viện nghiên cứu quốc tế để chia sẻ kiến thức, tài nguyên và kinh nghiệm
Thông qua các hoạt động nghiên cứu chung, đào tạo và hội thảo, dự án mong muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong ngành dược, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành dược phẩm tại Việt Nam
- Phương pháp thu thập và nguồn thông tin:
+ Xác định rõ mục tiêu thu thập số liệu:
● Đánh giá hiệu quả: Đánh giá hiệu quả của các hoạt động hợp tác hiện
tại, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp
● Lập kế hoạch: Lập kế hoạch cho các hoạt động hợp tác trong tương lai,
xác định các đối tác tiềm năng và các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên
Trang 3● Xây dựng báo cáo: Cung cấp thông tin chi tiết để xây dựng các báo cáo
về hoạt động hợp tác quốc tế
+ Thông tin được thu thập từ 3 nguồn:
Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo:
● Các báo cáo: Báo cáo kết quả nghiên cứu, báo cáo hoạt động hàng năm
của các dự án hợp tác
● Các bài báo khoa học: Các bài báo được công bố chung với đối tác quốc
tế
Thu thập số liệu từ thực nghiệm:
● Phỏng vấn: Phỏng vấn các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên tham
gia các dự án hợp tác
● Khảo sát: Khảo sát ý kiến của các đối tác, sinh viên, giảng viên về hiệu
quả của các hoạt động hợp tác
Thu thập số liệu từ phi thực nghiệm:
● Phân tích dữ liệu: Phân tích số liệu về số lượng bài báo công bố, số
lượng sinh viên tham gia, số lượng hội thảo, v.v
● So sánh: So sánh kết quả nghiên cứu trước và sau khi hợp tác.
II Nội dung xây dựng kế hoạch
1 Đánh giá thực trạng
● Tình hình hiện tại:
○ Hoạt động hợp tác: Trường Đại học Dược Hà Nội đã triển khai
nhiều dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dược Gần đây, trường
đã thông báo về chương trình tài trợ hợp tác quốc tế về nghiên cứu thuốc quý (International Science Partnership Fund - ISPF), nhằm kết nối các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên trong nước với các tổ chức nghiên cứu quốc tế Chương trình này không chỉ tạo điều kiện cho các nghiên cứu chung mà còn mở rộng cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm giữa các bên
○ Chất lượng và hiệu quả: Tính đến tháng 10 năm 2024, trường đã
công bố hơn 70 công trình nghiên cứu quốc tế, trong đó nhiều bài
viết xuất hiện trên các tạp chí uy tín như Journal of
Trang 4Pharmaceutical Sciences và International Journal of
Pharmaceutics Số lượng công trình nghiên cứu quốc tế này cho
thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nghiên cứu dược của trường
● Điểm mạnh và điểm yếu:
○ Điểm mạnh:
■ Đội ngũ giảng viên với trên 60% có trình độ tiến sĩ, nhiều người đã từng học tập và làm việc tại các cơ sở nghiên cứu quốc tế danh tiếng
■ Cơ sở vật chất khang trang với các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, cho phép triển khai các nghiên cứu thực nghiệm chất lượng cao
■ Mối quan hệ với một số tổ chức như WHO và các trường đại học hàng đầu trên thế giới, tạo ra cơ hội tốt cho việc hợp tác
○ Điểm yếu:
■ Kinh phí dành cho nghiên cứu và hợp tác quốc tế còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các dự án lớn
■ Thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và tổ chức các chương trình hợp tác quy mô lớn, dẫn đến khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ lâu dài với các đối tác
● Cơ hội và thách thức:
○ Cơ hội: Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, đặc biệt trong
bối cảnh các trường đại học đang hướng đến việc quốc tế hóa giáo dục Việc tham gia vào các mạng lưới nghiên cứu toàn cầu sẽ mở ra nhiều cơ hội cho giảng viên và sinh viên
○ Thách thức: Sự cạnh tranh từ các trường đại học khác trong khu
vực và quốc tế, đặc biệt là những trường đã có chương trình hợp tác mạnh mẽ hơn Ngoài ra, biến động về chính trị và kinh tế toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng đến sự hợp tác quốc tế
2 Xác định các mục tiêu
● Mục tiêu tổng quát:
○ Tạo ra một nền tảng vững chắc cho chương trình hợp tác quốc tế trong nghiên cứu dược, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, phục vụ cho mục tiêu trở thành đại học đổi mới sáng tạo vào năm 2045
● Mục tiêu cụ thể:
Trang 5○ Thiết lập ít nhất 3 mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế trong vòng một năm, chẳng hạn như ký kết hợp tác với Viện
Nghiên cứu Dược phẩm Max Planck (Đức) và Đại học Monash (Úc)
○ Tổ chức 2 hội thảo quốc tế trong lĩnh vực dược với sự tham gia của các chuyên gia từ nước ngoài, dự kiến diễn ra vào tháng 6 và tháng
11 năm 2024
○ Cung cấp ít nhất 1 khóa đào tạo cho giảng viên và sinh viên, tập trung vào các phương pháp nghiên cứu hiện đại trong dược phẩm, như nghiên cứu dược động học và dược lý học hiện đại
○ Tăng cường số lượng công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín lên ít nhất 30% so với năm 2023
3 Lựa chọn phương án
● Phân tích các phương án hợp tác:
○ Hợp tác nghiên cứu: Tìm kiếm các đối tác phù hợp để thực hiện
các dự án nghiên cứu chung Ví dụ, thiết lập mối quan hệ nghiên cứu với Viện Nghiên cứu Dược phẩm Quốc gia Mỹ (NIDDK) để phát triển các nghiên cứu về thuốc mới
○ Trao đổi giảng viên và sinh viên: Xây dựng các chương trình trao
đổi nhằm tăng cường sự tiếp cận giữa giảng viên và sinh viên với môi trường nghiên cứu quốc tế Ví dụ, tổ chức các chuyến đi thực
tế cho sinh viên đến các cơ sở nghiên cứu tại châu Âu và Bắc Mỹ
○ Tổ chức hội thảo và khóa học: Phát triển các chương trình hội
thảo và khóa học với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế Đề xuất tổ chức hội thảo về “Xu hướng nghiên cứu dược phẩm trong
kỷ nguyên số” vào tháng 10 năm 2024
● Lựa chọn đối tác:
○ Nghiên cứu và lựa chọn các tổ chức, viện nghiên cứu có uy tín như Đại học Stanford (Mỹ), Đại học Oxford (Anh) và Viện Nghiên cứu Dược phẩm Quốc gia (Nhật Bản) để hợp tác Những đối tác này có danh tiếng và kinh nghiệm phong phú trong nghiên cứu dược
● Xác định ngân sách:
○ Lập kế hoạch ngân sách cho các hoạt động hợp tác, bao gồm chi phí cho tổ chức hội thảo, khóa đào tạo, hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên tham gia, cũng như chi phí đi lại và lưu trú cho các
Trang 6chuyên gia quốc tế Dự kiến ngân sách khoảng 500 triệu đồng cho năm đầu tiên
4 Đánh giá phương án
● Xây dựng tiêu chí đánh giá:
○ Thiết lập các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của từng phương án, bao gồm:
■ Mức độ tham gia của giảng viên và sinh viên, số lượng người tham gia vào các hội thảo và khóa học
■ Số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu được công bố,
cụ thể là tỷ lệ công trình được đăng trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao
■ Đánh giá sự hài lòng của người tham gia thông qua khảo sát sau mỗi hội thảo hoặc khóa đào tạo
● Đánh giá định kỳ:
○ Thiết lập lịch trình đánh giá định kỳ hàng quý để theo dõi tiến độ
và kết quả của các hoạt động hợp tác Tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan để nhận phản hồi và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết Ví dụ, các cuộc họp này có thể được tổ chức vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12
5 Tổng hợp thành một bản kế hoạch
● Soạn thảo bản kế hoạch chi tiết:
○ Tổng hợp tất cả các thông tin, mục tiêu và phương án đã xác định thành một bản kế hoạch hoàn chỉnh, bao gồm lịch trình thực hiện, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận và các bước cụ thể cần thực hiện Bản kế hoạch này sẽ được gửi đến Ban Giám hiệu và các bên liên quan để phê duyệt
● Đề xuất giải pháp thực hiện:
○ Xác định các bước cụ thể cần thực hiện để triển khai chương trình, bao gồm việc thông báo cho các bên liên quan, xây dựng kế hoạch truyền thông và vận động nguồn lực Điều này bao gồm việc tổ chức họp báo, phát động chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội
và website của trường
● Báo cáo và theo dõi:
○ Thiết lập một hệ thống báo cáo và theo dõi để đánh giá hiệu quả của chương trình và đảm bảo các mục tiêu đề ra được thực hiện
Trang 7Các báo cáo này sẽ được gửi định kỳ cho Ban Giám hiệu và các bên liên quan, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết để điều chỉnh kế hoạch và chiến lược nếu cần thiết
Trang 8Mục tiêu
Hoạt động cần thực hiện
Trách nhiệm thực
hiện Thời gian bắt đầu
Nguồn lực cần thiết
Dự kiến kết quả
Cơ chế báo cáo/
giám sát
Rủi ro Cách khắc
phục
Trách nhiệm chính
Trách nhiệm
hỗ trợ
Thời gian bắt đầu
Thời gian kết thúc
Thiết lập ít nhất 3
mối quan hệ hợp
tác
Liên hệ, đàm phán với các tổ chức
Ban lãnh đạo khoa
Bộ phận Hợp tác quốc tế
Các bộ phận chuyên môn liên quan
Tháng 1/2024
Tháng 3/2024
Tài chính: chi phí đi lại, chi phí tổ chức hội nghị, biên phiên dịch, dịch thuật văn bản
Ký kết được 3 hợp tác chiến lược với các tổ chức quốc tế
Báo cáo định kỳ tháng và báo cáo cuối năm
Chậm trễ
do quy trình và thủ tục hợp tác quốc tế
Xây dựng kế hoạch làm việc rõ ràng, giao tiếp thường xuyên
Tổ chức 2
hội thảo
quốc tế
trong lĩnh
vực dược
Tháng
6 Lên kếhoạch tổ
chức, mời các chuyên gia nước ngoài
Bộ phận Hội thảo
-Sự kiện
Bộ phận Hợp tác quốc tế
Tháng 4/2024
Tháng 6/2024 Tài chính: chiphí tổ chức, đi
lại, ăn ở Nhân lực: nhân
sự tổ chức, phiên dịch viên
Hội thảo quốc tế thu hút chuyên gia, thúc đẩy trao đổi học thuật
Báo cáo tiến độ chuẩn bị, báo cáo sau hội thảo
Khó khăn trong khâu mời chuyên gia, vấn
đề visa
Xây dựng lịch trình rõ ràng, dự phòng rủi ro
Tháng
11
Tháng 8/2024
Tháng 11/2024
Trang 9Đào tạo
Lựa chọn nội dung, lên kế hoạch đào tạo và mời giảng viên chuyên gia
Bộ phận Đào tạo và Phát triển
Phòng Khoa học
Tháng 1/2024
Tháng 6/2024
Tài chính: chi phí giảng viên, tài liệu
Nhân lực: giảng viên, trợ giảng, nhân sự tổ chức
Đào tạo giảng viên
và sinh viên về các phương pháp nghiên cứu hiện đại
Báo cáo tiến độ tổ chức và đánh giá sau khóa học
Thiếu nguồn nhân lực phù hợp
Tuyển dụng, mời giảng viên từ bên ngoài
Nghiên cứu
Khuyến khích giảng viên,
nghiên cứu viên tham gia công bố trên tạp chí quốc tế, cung cấp tài trợ nghiên cứu
Phòng Khoa học
Phòng Tài chính
và các đơn vị liên quan
Tháng 6/2024
Tháng 12/2024
Tài chính: tài trợ nghiên cứu,
lệ phí đăng bài;
Nhân lực:
nghiên cứu viên, biên tập viên
Công bố nghiên cứu tăng 30%
so với năm 2023
Báo cáo hàng quý, đánh giá
số lượng công bố
Thiếu kinh phí hoặc bài viết không đạt chuẩn
Tăng hỗ trợ tài chính, tăng chất lượng bài viết
Trang 10Bản kế hoạch hoạt động theo thời gian
Tên hoạt động
Tháng
Ghi chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1
0
1 1
1 2
Xây dựng và hoàn chỉnh văn bản quy định, quy trình hợp tác quốc tế trong
Thực hiện ngay từ đầu
Khảo sát, lựa chọn đối tác và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và XX Theo từng đợt
Trang 11viện nghiên cứu quốc tế
Ký kết hợp tác với Viện Nghiên cứu Dược phẩm Max Planck (Đức) và Đại
Tổ chức hội thảo quốc tế về Nghiên cứu dược và Xu hướng nghiên cứu dược
Đánh giá hiệu quả của các hoạt động hợp tác hiện tại, xác định các điều chỉnh
Phát động chương trình trao đổi giảng viên và sinh viên với các tổ chức
Cung cấp khóa đào tạo cho giảng viên và sinh viên về phương pháp nghiên
Tăng cường số lượng công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí
Thực hiện thường xuyên
Đánh giá định kỳ kết quả hợp tác quốc tế và điều chỉnh kế hoạch cho năm tiếp
Thực hiện thường xuyên