1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Andre Lutzen: Lợi thế của người ngoài cuộc? pot

18 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 778,13 KB

Nội dung

Andre Lutzen: Lợi thế của người ngoài cuộc? * PHẦN 3 DỰ ÁN “HÀ NỘI – MỘT THÀNH PHỐ TRONG NGHỆ THUẬT” – HÀ NỘI RIÊNG CHUNG Khai mạc: 18 giờ Thứ Năm, ngày 16.12 Triển lãm: 16. 12 đến 30. 12. 2010 Viện Goethe, Hà Nội * Trong khi phần nhiều các nhiếp ảnh gia Việt Nam đi về miền núi, hải đảo xa xôi để tìm cảm hứng sáng tác thì lại đang có không ít nhiếp ảnh gia nước ngoài tới Việt Nam để chụp đời sống của những người dân bình thường tại các thành phố lớn. Andre Lutzen là một trong những người như vậy. Với khoảng bốn tuần làm việc liên tục, ông đã hoàn thành bộ ảnh Public private Hanoi trong khuôn khổ dự án Hà Nội – một thành phố trong nghệ thuật do Viện Goethe tổ chức. Bộ ảnh được chụp ở ba khu vực chính: làng Phúc Xá ven đê sông Hồng, khu tập thể cũ Văn Chương, và khu phố cổ Hà Nội; trưng bày ở phòng hội thảo Viện Goethe từ ngày 16. 12 – 30. 12. 2010. Khác với các triển lãm ảnh truyền thống khi ảnh được in ra giấy, đóng khung treo tường, các tác phẩm được định dạng vuông, khổ lớn với ba màn hình chiếu trên tường chạy slideshow cùng một lúc. Cách trình bày khá đặc biệt này giúp cho người xem có thể theo dõi được nhiều ảnh hơn, với thứ tự và điểm nhấn được định hướng bởi tác giả. Một đặc điểm nữa là các ảnh được phóng khá to, và thời gian tạm dừng đủ lâu (trước khi chuyển sang ảnh tiếp theo), khiến cho người xem có thể quan sát kỹ hơn những bức ảnh vốn luôn có rất nhiều chi tiết. Lạc đề một chút. Trong buổi chuyện phiếm với bạn bè, chúng tôi có nói, nếu bây giờ được tài trợ để hoặc là trở lại châu Âu chụp ảnh hoặc là chụp ở những nước như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc thì chúng tôi sẽ chọn option thứ hai. Đơn giản là một nơi tuy cổ kính, giàu truyền thống như châu Âu lại “nuột nà”, lại trật tự quá – rất ít chất liệu để sáng tạo, đặc biệt là trong nhiếp ảnh báo chí / đời thường. Trong khi ở những nước đang phát triển, sự vận động là không ngừng nghỉ, ở tốc độ và qui mô lớn nhất. Bên trong mỗi nước đó, thì các thành phố lớn đóng vai trò là các “melting pot”, với thật nhiều người liên tục đổ về, tìm kiếm cơ hội hay xoay xở vật lộn với cuộc sống, có thật nhiều thứ đang diễn ra, xảy ra từng ngày từng giờ. Do vậy chất liệu gần như là vô tận, không lo thiếu, chỉ lo chúng ta không biết có đủ trình độ, cảm hứng và công hiến để có được những tác phẩm, những dự án ảnh để đời không? Người nước ngoài chụp Việt Nam, phần nhiều dễ rơi vào tình trạng giống như người Việt Nam đi ra nước ngoài chụp, nhìn cái gì cũng lạ cũng thích và cũng chụp. Do đó ảnh dễ dãi, đôi khi tầm thường. Nhưng với Andre Lutzen trong dự án này tôi không thấy điều đó xảy ra. Ông đã đi từ những nơi công cộng (public) như đầu ngõ, khoảnh sân, cho đến những chốn riêng tư (private) nhất như bữa cơm gia đình, như một góc giường, góc bếp, v.v. Dù ở đâu, tôi luôn thấy trong những bức ảnh đó một Hà Nội bề bộn, với thật nhiều chi tiết, nhiều mảng màu trộn vào nhau, tưởng chừng như hỗn loạn, nhưng nếu nhìn đủ lâu, đủ kỹ thì lại thấy những bức tranh đó thật là lôi cuốn, giàu sức sống và tình cảm. Mỗi lần xem lại là một lần phát hiện thêm một chi tiết mới, một cảm xúc mới. Dưới đây là một số tác phẩm của Andre Lutzen được chụp lại (góc chụp từ dưới lên, lại qua máy chiếu nên chất lượng ảnh không tốt, và bị méo, mong quí vị thông cảm ^^) cùng với lời nhận xét của tôi. Quán bi-a. Một bức ảnh có màu sắc và bố cục hoàn hảo. Đầu của nhân vật chính bị khuất đi (có lẽ là do chụp từ cửa vào), nhưng lại khiến cho người xem để ý hơn tới bức poster ở giữa, tới màu sắc và những chi tiết toát lên sự mạnh mẽ của bức ảnh. Người đàn bà và con mèo – một cặp khá quen thuộc nếu chúng ta đã từng xem nhiều tranh / ảnh kinh điển thế giới. Nhưng ở đây không có chất sang trọng, cao quí hay vẻ đẹp thuần khiết, mà là một cái gì đó đời hơn, bề bộn hơn, nhưng theo tôi, cũng đẹp không kém. Một góc dưới gầm cầu mà bình thường ít ai để ý, nhưng dưới ánh nắng và góc nhìn của tác giả lại có đường nét, hình khối, màu sắc đẹp tới siêu thực. Không phải phòng họp quốc hội mà là một cửa hàng quần áo (?) Quán đêm với những bóng người đan xen cùng với những vệt mờ của chuyển động. [...]... hở ngực hay là những ánh mắt? Trên đây là một số bức hình của Andre Lutzen trưng bày ở Viện Goethe Một bộ ảnh tôi nghĩ là thành công, và xứng đáng Một câu hỏi đặt ra là liệu người Việt Nam chúng ta có thể chụp được hay hơn như vậy không? Người nước ngoài có lợi thế là sự lạ mắt, là cảm hứng Chúng ta có lợi thếngười trong cuộc, là những người đáng ra phải hiểu mình hơn Nhưng liệu chúng ta có thể... nhau? Một bức ảnh mà gợi cho người xem nhiều câu hỏi, nhiều suy nghĩ (có thể không rõ ràng, chắc chắn), theo tôi, bức ảnh đó sẽ là bức tuyệt vời nhất Một góc phố bề bộn Nền trời xanh thẫm lúc chập choạng tối, mặt tường vàng và một bóng người đỏ rực ở giữa Một bà lão mà tuổi tác và vất vả in lên mặt, xoay xở trong góc nhà chật hẹp Trên tường treo một bức ảnh, của bà hay của ai khác? Liệu có nhiều nếp . Andre Lutzen: Lợi thế của người ngoài cuộc? * PHẦN 3 DỰ ÁN “HÀ NỘI – MỘT THÀNH PHỐ TRONG NGHỆ THUẬT” – HÀ NỘI. thể chụp được hay hơn như vậy không? Người nước ngoài có lợi thế là sự lạ mắt, là cảm hứng. Chúng ta có lợi thế là người trong cuộc, là những người đáng ra phải hiểu mình hơn. Nhưng liệu chúng. đang có không ít nhiếp ảnh gia nước ngoài tới Việt Nam để chụp đời sống của những người dân bình thường tại các thành phố lớn. Andre Lutzen là một trong những người như vậy. Với khoảng bốn tuần

Ngày đăng: 29/06/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w