1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các yếu tố của kịch bản doc

5 587 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 102,2 KB

Nội dung

Các yếu tố của kịch bản Có những yếu tố độc nhất về cách căn lề, để cỡ chữ và vị trí của các dòng tạo nên một mô hình chung và tính thống nhất của kịch bản. Một khi bạn đã quen với những điều này, bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà những người trong cuộc thường làm. Các yếu tố của kịch bản gồm có: Scene Heading : Mở cảnh Action :Hành động Character Name : Tên nhân vật Dialogue: Lời thoại Parenthetical: Nội dung trong ngoặc đơn Extensions: Mở rộng Transition: Từ nối Shot: Cảnh quay Mở cảnh Mẹo viết: Phần Mở cảnh thường đặt cách lề trái 1,5’’ và ít khi dài đến gần lề phải. Phần này được viết HOA. Sau những từ NỘI hoặc NGOẠI ta dùng một dấu chấm (.) và dùng dấu gạch ngang (-) để phân biệt các yếu tố khác. Mở cảnh cho người đọc thấy cảnh đó diễn ra ở đâu. Chúng ta đang ở bên trong (NỘI.) hay bên ngoài (NGOẠI.). Sau đó là nêu tên địa điểm: PHÒNG NGỦ, PHÒNG KHÁCH, tại SÂN BÓNG, bên trong XE. Và cuối cùng, nó có thể bao gồm cả thời điểm trong ngày – ĐÊM, NGÀY, HOÀNG HÔN, BÌNH MINH để “đặt bối cảnh” trong tâm trí người đọc. Phần mở cảnh cũng có thể bao gồm thông tin về quá trình sản xuất ví như TIẾP TỤC, hoặc CẢNH CHÍNH hay CẢNH CÓ SẴN. Dưới đây là một vài ví dụ về phần mở cảnh. NỘI. PHÒNG NGỦ - SÁNG NGOẠI. CÂU LẠC BỘ KHOẢ THÂN LAS VEGAS – HOÀNG HÔN NỘI. VĂN PHÒNG – ĐÊM – TIẾP TỤC NGOẠI – BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH NGOẠI – PASADENA - DIỄU HÀNH HOA HỒNG – CẢNH CÓ SẴN Mẹo: Phần mềm viết kịch bản sẽ tự động lưu lại mỗi câu mở cảnh bạn dùng, khiến bạn không phải viết lại đoạn đó một lần nữa và nó cũng giúp kịch bản thống nhất. Không có gì phiền hơn là khi người đọc nhìn thấy một đoạn mở cảnh thế này: NGOẠI. - RỪNG NHIỆT ĐỚI NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Và hai trang sau: NGOẠI. - RỪNG NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Việc giữ cho phần mở cảnh thống nhất cho phép người đọc hình dung ra địa điểm cụ thể và không phải xác định xem đây có phải là một cảnh mới hay không. Rõ ràng, bạn không muốn người đọc không tập trung vào câu chuyện của bạn. Dưới đây là một ví dụ về phần mở cảnh chuẩn trong kịch bản: MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH Chúng ta đã “xác định” rằng chúng ta đang ở bến tàu vào lúc bình minh. Hành động Quy tắc: Phần mô tả hành động được viết từ trái sang phải, dùng cả chữ hoa lẫn chữ thường. Khi giới thiệu một nhân vật lần đầu tiên, tên nhân vật đó phải viết hoa. Mẹo: Phần mềm viết kịch bản đã được lập trình sẵn để trình bày phần này theo đúng quy tắc. Tất cả những gì bạn cần quan tâm là sáng tác truyện. HÀNH ĐỘNG hay còn gọi là phần mô tả bối cảnh vẽ ra hiện trường của cảnh quay và cho phép bạn giới thiệu các nhân vật. Phần này được viết ở THÌ HIỆN TẠI. Mẹo viết: Tất cả mọi hành động trong kịch bản đều diễn ra BÂY GIỜ. Bạn luôn dùng thể chủ động (cửa đóng) chứ không phải thể bị động (một cánh cửa bị đóng lại). Bạn luôn viết ở THÌ HIỆN TẠI, không phải quá khứ. (Tất nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như trong phim The Wind and the Lion của John Milius, hoạt động được mô tả ở thì quá khứ như một cuốn tiếu thuyết nhưng sau đó, chính John đạo diễn bộ phim của ông ta). Các khổ trong phần này phải ngắn gọn, không nên viết nhiều quá 4-5 dòng. Người đọc có thể lướt qua mà không hề đọc chúng. MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngắt. NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie. Người đọc bắt đầu hình thành một ý tưởng về bối cảnh và hành động đang diễn ra. Chúng ta biết rằng ta đang ở trên một con tàu, hai nhân vật được giới thiệu, chúng ta có đôi chút cảm nhận về sự xuất hiện về thể chất của họ. Và ta có bằng chứng về quan hệ của họ. Hãy tránh việc viết về góc quay và máy quay. Nếu bạn phải nhấn mạnh một vài cảnh, hãy viết nó ở trên một dòng đơn. Góc và máy quay là thẩm quyền của đạo diễn, thường được đưa vào kịch bản sản xuất. Những tấm vải đắt tiền che cơ thể bất động, trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Anh ta kéo tấm chăn xuống và cười gằn trên cơ thể loã lồ của Julie. Frankie chùn lại. . Các yếu tố của kịch bản Có những yếu tố độc nhất về cách căn lề, để cỡ chữ và vị trí của các dòng tạo nên một mô hình chung và tính thống nhất của kịch bản. Một khi bạn đã. bạn đã quen với những điều này, bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà những người trong cuộc thường làm. Các yếu tố của kịch bản gồm có: Scene Heading : Mở cảnh Action :Hành động. thường đặt cách lề trái 1,5’’ và ít khi dài đến gần lề phải. Phần này được viết HOA. Sau những từ NỘI hoặc NGOẠI ta dùng một dấu chấm (.) và dùng dấu gạch ngang (-) để phân biệt các yếu tố khác.

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN